Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

Lượng tử ánh sáng |

HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN


THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
A. LÝ THUYẾT CƠ BẢN
1. Hiện tượng quang điện ngoài
a. Thí nghiệm của Héc về hiện tượng quang điện
Thí nghiệm này được Héc thực hiện vào năm 1887.
Thoạt tiên, gắn một tấm kẽm tích điện âm vào cần của một tĩnh điện
kế, kim của tĩnh điện kế lệch đi một góc nào đó.
Chiếu ánh sáng hồ quang giàu tia tử ngoại (có bước sóng ngắn từ 10−9 m đến 0,38 μm) vào
tấm kẽm thì góc lệch của kim tĩnh điện kế giảm đi, điều này chứng tỏ tấm kẽm đã mất bớt
điện tích âm.
Chắn tia tử ngoại của hồ quang điện bằng một bản thuỷ tinh G thì hiện tượng trên không xảy
ra (do thuỷ tinh hấp thụ gần như hoàn toàn ánh sáng tử ngoại).
Hiện tượng cũng xảy ra tương tự nếu thay tấm kẽm bằng các tấm kim loại khác như: đồng,
nhôm,…
Nếu tấm kẽm ban đầu tích điện dương thì thí nghiệm cho thấy 2 lá của điện nghiệm không
cụp lại là do các electron vẫn bị bật ra dưới tác dụng của tia tử ngoại nhưng lập tức bị tấm
kẽm tích điện trái dấu (dương) hút ngay trở lại nên điện tích trên tấm kẽm không thay đổi.
b. Kết luận
Khi chiếu một chùm sáng thích hợp (có bước sóng ngắn) vào bề mặt một tấm kim loại thì
các electron trên mặt kim loại đó bị bật ra, hiện tượng đó gọi là hiện tượng quang điện ngoài
(gọi tắt là hiện tượng quang điện).
Các electron bị bật ra khỏi bề mặt kim loại dưới tác dụng của ánh sáng gọi là quang electron
hay electron quang điện.

2. Định luật về giới hạn quang điện


Đối với mỗi kim loại, ánh sáng kích thích phải có bước sóng λ ngắn hơn hay bằng giới hạn
quang điện λ0 của kim loại đó, mới gây ra hiện tượng quang điện.
Biểu thức: λ ≤ λ0

3. Hạn chế của thuyết sóng ánh sáng khi giải thích các định luật quang điện
Theo thuyết sóng ánh sáng
- Khi chiếu ánh sáng vào bề mặt kim loại, điện trường biến thiên trong sóng ánh sáng sẽ làm
cho các electron trong kim loại dao động.
- Cường độ của chùm sáng kích thích càng mạnh, điện trường càng lớn làm cho các electron
thu được năng lượng càng lớn và dao động càng mạnh đến mức có thể bật ra khỏi kim loại và có
thể có một động năng ban đầu nào đó.

TRANG 1
Lượng tử ánh sáng |

Các mâu thuẫn


➢ Hiện tượng quang điện có thể xảy ra với bất cứ ánh sáng có bước sóng nào miễn là có cường
độ đủ mạnh (mâu thuẫn với định luật về giới hạn quang điện).
➢ Theo thuyết sóng ánh sáng, cường độ chùm sáng phải đủ lớn hiện tượng quang điện mới
xảy ra. Nhưng thực tế, cường độ chùm sáng kích thích dù nhỏ hiện tượng quang điện vẫn
xảy ra miễn là chùm sáng kích thích có bước sóng   0 .

4. Thuyết lượng tử năng lượng của Planck (Plăng)


Nhận xét
Thuyết sóng ánh sáng bất lực trong việc giải thích các định luật
quang điện, để giải quyết các mâu thuẫn ấy Planck đã đưa ra thuyết
lượng tử năng lượng (1900).
Thuyết lượng tử năng lượng của Planck (Plăng)
Max Planck (1858-1947) là nhà vật lí
Nguyên tử, phân tử không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một người Đức, giải Nô-ben năm 1918,
cách liên tục mà thành từng phần riêng biệt, đứt quãng. người đặt nền móng cho một trong
Mỗi phần đó mang một năng lượng hoàn toàn xác định gọi là hai thuyết vật lí lớn: Thuyết lượng
tử
một lượng tử năng lượng.
hc
Độ lớn:  = hf = h = 6,625.10−34 J.s là hằng số Plăng

f là tần số của ánh sáng bị hấp thụ hay được phát ra

5. Thuyết lượng tử ánh sáng của Einstein. Phôtôn


Nhận xét
Năm 1905, dựa vào giả thuyết Planck để giải thích hiện
tượng quang điện, Einstein đã phát triển giả thuyết của Planck
lên một bước và đề xuất thuyết lượng tử ánh sáng.
Thuyết lượng tử ánh sáng
✓ Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.
✓ Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều giống nhau, mỗi phôtôn mang năng
lượng bằng hf.
✓ Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ c = 3.108 m/s dọc theo các tia sáng.
✓ Mỗi lần một nguyên tử hay phân tử phát xạ hoặc hấp thụ ánh sáng thì chúng phát ra hay
hấp thụ một phôtôn.
Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Không có phôtôn đứng yên.
Chú ý
Chùm ánh sáng được coi là một chùm hạt, mỗi hạt gọi là một phôtôn. Năng lượng của mỗi
phôtôn rất nhỏ. Một chùm sáng dù yếu cũng chứa rất nhiều phôtôn do rất nhiều nguyên tử, phân
tử phát ra, vì vậy ta nhìn thấy chùm sáng liên tục.

TRANG 2
Lượng tử ánh sáng |

6. Công thức Einstein


Theo Einstein: hiện tượng quang điện xảy ra là do các electron trong kim loại hấp thụ phôtôn
của ánh sáng kích thích, mỗi phôtôn bị hấp thụ sẽ truyền toàn bộ năng lượng của nó cho một
electron. Năng lượng  được dùng để:
✓ Cung cấp cho electron một công A, gọi là công thoát, để electron thắng được lực liên kết
với mạng tinh thể và thoát ra khỏi bề mặt kim loại.
✓ Truyền cho electron đó một động năng ban đầu.
✓ Truyền một phần năng lượng cho mạng tinh thể.
Đối với electron nằm ngay trên bề mặt kim loại thì nó có thể thoát ra ngay mà không
mất năng lượng truyền thêm cho mạng tinh thể. Động năng ban đầu của electron này có giá trị
2
mv0m
cực đại Wđ( max ) = ax
. Theo định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng ta có:
2
2
hc mv 0max
 = hf = =A+
 2
(Công thức Einstein về hiện tượng quang điện)

7. Tế bào quang điện


Cấu tạo: Tế bào quang điện là một bình thạch anh chân không
nhỏ, trong đó có hai điện cực là anốt (A) và catốt (K). Anốt là
một vòng dây kim loại. Catốt có dạng một chỏm cầu làm bằng
kim loại cần nghiên cứu được phủ ở thành trong của bình.
Ánh sáng hồ quang được chiếu qua kính lọc sắc F để tách lấy một
thành phần đơn sắc nhất định chiếu vào catốt K.
Trong mạch có mắc một điện kế G rất nhạy để đo cường độ dòng
điện chạy qua tế bào quang điện
Hiệu điện thế UAK giữa A và K được thiết lập nhờ bộ nguồn có suất điện động E và được đo
bằng vôn kế lý tưởng.

8. Giải thích định luật về giới hạn quang điện bằng thuyết lượng tử ánh sáng
2
mv0max hc hc
Từ công thức Einstein:   A (vì  0)   A   
2  A
hc
Đặt  0 = là giới hạn quang điện của kim loại    0
A

9. Các công thức cần nhớ trong khi làm bài tập
2 2
hc mv0max hc mv0max
a. Hệ thức Einstein:  = hf = =A+ = +
 2 0 2
b. Điều kiện để dòng quang điện triệt tiêu (Iqđ = 0):

TRANG 3
Lượng tử ánh sáng |

Đặt vào giữa A và K một hiệu điện thế hãm Uh sao cho UAK  −Uh . Khi UAK = −Uh thì dòng
2
mv0max
quang điện bắt đầu triệt tiêu, lúc đó: eU h =
2
2
mv 2 mv12
c. Định lý động năng: Wđ 2 − Wđ1 = − = Angoại lực
2 2
d. Lực điện trường: Fd = q.E (độ lớn Fd = q .E )
e. Lực Lorenxơ: f = q .v.B.sin(v,B)
m.v 2
f. Lực hướng tâm: Fht = = m.2 .R = m.a ht
R
g. Công suất chùm bức xạ (năng lượng chùm bức xạ gửi tới Catốt K trong một giây):
hc
P = n p . = n p .hf = n p .

với np là số photon chiếu tới Catốt (K) trong một giây
hc
 = hf = là năng lượng của một photon

h. Cường độ dòng quang điện bão hoà:
I
Ibh = n e .e  n e = bh
e
với ne là số electron bật ra khỏi Catốt (K) trong một giây chính bằng số e bay tới Anot
trong 1 giây.
e = 1,6.10-19 C
k. Hiệu suất lượng tử của tế bào quang điện:
Là tỉ số giữa số electron bật ra khỏi Catốt (K) và số photon chiếu tới Catốt (K) trong một
giây.
n
Biểu thức: H= e
np
B. VẬN DỤNG
Câu 1. (Câu 12, Đề thi minh họa lần 1, Kì thi Tốt nghiệp THPT 2020 )
Gọi h là hằng số Plăng. Với ánh sáng đơn sắc có tần số f thì mỗi phôtôn của ánh sáng đó mang
năng lượng
h f
A. hf . B. . C. . D. hf 2 .
f h
Câu 2. (Câu 17, Đề thi minh họa lần 2, Kì thi Tốt nghiệp THPT 2020 )
Theo thuyết lượng tử ánh sáng, ánh sáng được tạo thành bởi các hạt nào sau đây?
A. Prôtôn. B. Nơtron. C. Phôtôn. D. Êlectron.
Câu 3. (Câu 15, Mã đề 121, Đề thi minh họa lần 1 Tốt nghiệp THPT 2020, Chuyên ĐHSP)
Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Năng lượng của phôtôn giảm dần khi phôtôn ra xa dần nguồn sáng.
TRANG 4
Lượng tử ánh sáng |

B. Phôtôn tồn tại trong cả trạng thái đứng yên và trạng thái chuyển động.
C. Phôtôn ứng với ánh sáng đơn sắc có năng lượng càng lớn nếu ánh sáng đó có tần số càng
lớn.
D. Năng lượng của mọi phôtôn đều bằng nhau.
Câu 4. (Câu 21, Mã đề 121, Đề thi minh họa lần 1 Tốt nghiệp THPT 2020, Chuyên ĐHSP)
Công thoát êlectron của một kim loại là 3,43.10-19 J. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s.
Giới hạn quang điện của kim loại này là
A. 579 nm. B. 430 nm. C. 300 nm. D. 500 nm.
Câu 5. (Câu 23, Mã đề 224, Đề thi minh họa lần 2 Tốt nghiệp THPT 2020, Chuyên ĐHSP)
Giới hạn quang điện của một kim loại là 300 nm. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Công
thoát êlectron của kim loại này là
A. 6,625.10-17 J. B. 6,625.10-19 J. C. 6,625.10-20 J. D. 6,62.10-18 J.
Câu 6. (Câu 21, mã đề 001, Đề thi minh họa THPT Quốc gia 2019)
Công thoát electron khỏi kẽm có giá trị là 3,55 eV. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s và
1eV = 1,6.10-19 J. Giới hạn quang điện của kẽm là
A. 0,35 μm. B. 0,29 μm. C. 0,66 μm. D. 0,89 μm.
Câu 7. (Câu 28, mã đề 201, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Giới hạn quang điện của các kim loại K, Ca, Al, Cu lần lượt là: 0,55 μm; 0,43 μm; 0,36 μm;
0,3 μm. Một nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc với công suất 0,45 W. Trong mỗi phút, nguồn
này phát ra 5,6.1019 phôtôn. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Khi chiếu ánh sáng từ nguồn
này vào bề mặt các kim loại trên thì số kim loại mà hiện tượng quang điện xảy ra là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 8. (Câu 28, mã đề 202, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Giới hạn quang điện của các kim loại Cs, Na, Zn, Cu lần lượt là: 0,58 μm; 0,5 μm; 0,35 μm;
0,3 μm. Một nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc với công suất 0,35 W. Trong mỗi phút, nguồn
này phát ra 4,5.1019 phôtôn. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Khi chiếu ánh sáng từ nguồn
này vào bề mặt các kim loại trên thì số kim loại mà hiện tượng quang điện xảy ra là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 9. (Câu 26, mã đề 203, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Giới hạn quang điện của các kim loại Na, Ca, Zn, Cu lần lượt là: 0,5 μm; 0,43 μm; 0,35 μm;
0,3 μm. Một nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc với công suất 0,3 W. Trong mỗi phút, nguồn
này phát ra 3,6.1019 phôtôn. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Khi chiếu ánh sáng từ nguồn
này vào bề mặt các kim loại trên thì số kim loại mà hiện tượng quang điện xảy ra là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 10. (Câu 29, mã đề 204, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Giới hạn quang điện của các kim loại Cs, K, Ca, Zn lần lượt là: 0,58 μm; 0,55 μm; 0,43 μm;
0,35 μm. Một nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc với công suất 0,4 W. Trong mỗi phút, nguồn
này phát ra 5,5.1019 phôtôn. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Khi chiếu ánh sáng từ nguồn
này vào bề mặt các kim loại trên thì số kim loại mà hiện tượng quang điện xảy ra là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
TRANG 5
Lượng tử ánh sáng |

Câu 11. (Câu 16, mã đề 201, Đề thi THPT Quốc gia 2018)
Giới hạn quang điện của một kim loại là 300 nm. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Công
thoát electron của kim loại này là
A. 6,625.10-19 J. B. 6,625.10-28 J. C. 6,625.10-25 J. D. 6,625.10-22 J.
Câu 12. (Câu 18, mã đề 202, Đề thi THPT Quốc gia 2018)
Một ánh sáng đơn sắc truyền trong chân không có bước sóng 589 nm. Lấy h = 6,625.10-34 J.s;
c = 3.108 m/s. Lượng tử năng lượng của ánh sáng này là
A. 1,30.10-19 J. B. 3,37.10-28 J. C. 3,37.10-19 J. D. 1,30.10-18 J.
Câu 13. (Câu 16, mã đề 203, Đề thi THPT Quốc gia 2018)
Công thoát electron của một kim loại là 7,64.10-19 J. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Giới
hạn quang điện của kim loại này là
A. 0,36 µm. B. 0,43 µm. C. 0,55 µm. D. 0,26 µm.
Câu 14. (Câu 15, mã đề 204, Đề thi THPT Quốc gia 2018)
Một kim loại có giới hạn quang điện là 0,5 µm. Lấy c = 3.108 m/s. Chiếu bức xạ có tần số f
vào kim loại này thì xảy ra hiện tượng quang điện. Giá trị nhỏ nhất của f là
A. 2.1014 Hz. B. 6.1014 Hz. C. 5.1014 Hz. D. 4,5.1014 Hz.
Câu 15. (Câu 1, mã đề 201, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Trong chân không, một ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Gọi h là hằng số Plăng, c là tốc độ
ánh sáng trong chân không. Năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng đơn sắc này là
 c h hc
A. . B. . C. . D. .
hc h c 
Câu 16. (Câu 14, mã đề 202, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Theo thuyết lượng tử ánh sáng, ánh sáng được tạo thành bởi các hạt
A. nơtron. B. phôtôn. C. prôtôn. D. electron.
Câu 17. (Câu 8, mã đề 203, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Giới hạn quang điện của đồng là 0,30 µm. Trong chân không, chiếu một chùm bức xạ đơn sắc
có bước sóng λ vào bề mặt tấm đồng. Hiện tượng quang điện không xảy ra nếu λ có giá trị là
A. 0,40 µm. B. 0,20 µm. C. 0,25 µm. D. 0,10 µm.
Câu 18. (Câu 10, mã đề 204, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Giới hạn quang điện của đồng là 0,30 µm. Trong chân không, chiếu một chùm bức xạ đơn sắc
vào một tấm đồng. Hiện tượng quang điện sẽ xảy ra nếu ánh sáng có bước sóng
A. 0,32 µm. B. 0,36 µm. C. 0,41 µm. D. 0,25 µm.
Câu 19. (Câu 18, mã đề 001, Đề thi minh họa THPT Quốc gia 2017)
Công thoát electron của một kim loại là 6,625.10-19 J. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s.
Giới hạn quang điện của kim loại này là
A. 300 nm. B. 350 nm. C. 360 nm. D. 260 nm.
Câu 20. (Câu 22, mã đề 169, Đề thi THPT Quốc gia 2016)
Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?
A. Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Không có phôtôn đứng yên.
B. Năng lượng của các phôtôn ứng với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là như nhau.
TRANG 6
Lượng tử ánh sáng |

C. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.
D. Trong chân không, các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ 3.108 m/s.
Câu 21. (Câu 24, mã đề 169, Đề thi THPT Quốc gia 2016)
Trong chân không, ánh sáng nhìn thấy có bước sóng nằm trong khoảng từ 0,38μm đến 0,76μm.
Cho biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s và
1eV = 1,6.10-19 J. Các phôtôn của ánh sáng này có năng lượng nằm trong khoảng
A. từ 2,62 eV đến 3,27 eV. B. từ 1,63 eV đến 3,27 eV.
C. từ 2,62 eV đến 3,11 eV. D. từ 1,63 eV đến 3,11 eV.
Câu 22. (Câu 11, mã đề 935, Đề thi THPT Quốc gia 2015)
Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phôtôn tồn tại trong cả trạng thái đứng yên và trạng thái chuyển động.
B. Năng lượng của mọi loại phôtôn đều bằng nhau.
C. Năng lượng của phôtôn giảm dần khi phôtôn ra xa dần nguồn sáng.
D. Phôtôn ứng với ánh sáng đơn sắc có năng lượng càng lớn nếu ánh sáng đó có tần số càng
lớn.
Câu 23. (Câu 30, mã đề 935, Đề thi THPT Quốc gia 2015)
Công thoát electron của một kim loại là 6,625.10-19 J. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s.
Giới hạn quang điện của kim loại này là
A. 260 nm. B. 300 nm. C. 350 nm. D. 360 nm.
Câu 24. (Câu 18, mã đề 259, Đề thi Tuyển sinh đại học 2014)
Công thoát electron của một kim loại là 4,14 eV. Cho biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s;
tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Giới hạn quang điện của kim loại này là
A. 0,2 μm. B. 0,3 μm. C. 0,4 μm. D. 0,6 μm.
Câu 25. (Câu 16, mã đề 426, Đề thi Tuyển sinh đại học 2013)
Khi nói về phôtôn, phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi bước sóng ánh sáng ứng với phôtôn đó càng lớn.
B. Phôtôn có thể tồn tại trong trạng thái đứng yên.
C. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f xác định, các phôtôn đều mang năng lượng như nhau.
D. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ.
Câu 26. (Câu 23, mã đề 426, Đề thi Tuyển sinh đại học 2013)
Giới hạn quang điện của một kim loại là 0,75 μm. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Công
thoát electron ra khỏi kim loại này bằng
A. 2,65.10-19 J. B. 26,5.10-19 J. C. 2,65.10-32 J. D. 26,5.10-32 J.
Câu 27. (Câu 35, mã đề 426, Đề thi Tuyển sinh đại học 2013)
Gọi εĐ là năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ; εL là năng lượng của phôtôn ánh sáng lục; εV là
năng lượng của phôtôn ánh sáng vàng. Sắp xếp nào sau đây đúng?
A. εĐ > εV > εL. B. εL > εĐ > εV. C. εV > εL > εĐ. D. εL > εV > εĐ.
Câu 28. (Câu 46, mã đề 426, Đề thi Tuyển sinh đại học 2013)

TRANG 7
Lượng tử ánh sáng |

Giả sử một nguồn sáng chỉ phát ra ánh sáng đơn sắc có tần số 7,5.1014 Hz. Công suất phát xạ
của nguồn là 10 W. Lấy h = 6,625.10-34 J.s. Số phôtôn mà nguồn sáng phát ra trong một giây xấp
xỉ bằng
A. 0,33.1020. B. 2,01.1019. C. 0,33.1019. D. 2,01.1020.
Câu 29. (Câu 25, mã đề 371, Đề thi Tuyển sinh đại học 2012)
Biết công thoát electron của các kim loại: canxi, kali, bạc và đồng lần lượt là 2,89eV; 2,26eV;
4,78eV và 4,14eV. Chiếu ánh sáng có bước sóng 0,33 μm vào bề mặt các kim loại trên. Cho biết
h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s và 1eV = 1,6.10-19 J. Hiện tượng quang điện không xảy ra với
các kim loại nào sau đây?
A. Bạc và đồng. B. Kali và đồng. C. Canxi và bạc. D. Kali và canxi.
Câu 30. (Câu 31, mã đề 371, Đề thi Tuyển sinh đại học 2012)
Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?
A. Phôtôn tồn tại trong cả trạng thái đứng yên và trạng thái chuyển động.
B. Năng lượng của một phôtôn không đổi khi truyền trong chân không.
C. Phôtôn của ánh sáng đơn sắc khác nhau thì mang năng lượng khác nhau.
D. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ c = 3.108 m/s dọc theo các tia sáng.
Câu 31. (Câu 51, mã đề 371, Đề thi Tuyển sinh đại học 2012)
Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng 0,542 μm và 0,243 μm vào catôt của một tế bào
quang điện. Kim loại làm catôt có giới hạn quang điện là 0,500 μm. Biết khối lượng của electron
là me = 9,1.10-31 kg; hằng số Plăng là h = 6,625.10-34 J.s; tốc độ ánh sáng trong chân không là
c = 3.108 m/s. Vận tốc ban đầu cực đại của các electron quang điện là
A. 9,24.105 m/s. B. 9,61.105 m/s. C. 1,34.106 m/s. D. 2,29.106 m/s.
Câu 32. (Câu 40, mã đề 157, Đề thi Tuyển sinh đại học 2011)
Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng electron bị bứt ra khỏi tấm kim loại khi
A. chiếu vào tấm kim loại này một bức xạ điện từ có bước sóng thích hợp.
B. cho dòng điện chạy qua tấm kim loại này.
C. tấm kim loại này bị nung nóng bởi một nguồn nhiệt.
D. chiếu vào tấm kim loại này một chùm hạt nhân heli.
Câu 33. (Câu 45, mã đề 157, Đề thi Tuyển sinh đại học 2011)
Công thoát electron của một kim loại là A = 1,88 eV. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s và
1eV = 1,6.10-19 J. Giới hạn quang điện của kim loại này có giá trị là
A. 1057 nm. B. 220 nm. C. 661 nm. D. 550 nm.
Câu 34. (Câu 58, mã đề 157, Đề thi Tuyển sinh đại học 2011)
Khi chiếu một bức xạ điện từ có bước sóng λ1 = 0,30 μm vào catôt của một tế bào quang điện
thì xảy ra hiện tượng quang điện và hiệu điện thế hãm lúc đó là 2 V. Nếu đặt vào giữa anôt và
catôt của tế bào quang điện trên một hiệu điện thế UAK = -2 V và chiếu vào catôt một bức xạ điện
từ khác có bước sóng λ2 = 0,15 μm thì động năng cực đại của electron quang điện ngay trước khi
tới anôt bằng
A. 3,425.10-19 J. B. 9,825.10-19 J. C. 1,325.10-18 J. D. 6,625.10-19 J.
Câu 35. (Câu 10, mã đề 485, Đề thi Tuyển sinh đại học 2010)
TRANG 8
Lượng tử ánh sáng |

Một kim loại có công thoát electron là 7,2.10-19 J. Chiếu lần lượt vào kim loại này các bức xạ
có bước sóng λ1 = 0,18 μm; λ2 = 0,21 μm; λ3 = 0,32 μm và λ4 = 0,35 μm. Những bức xạ có thể
gây ra hiện tượng quang điện ở kim loại này có bước sóng là
A. λ1, λ2 và λ3. B. λ1 và λ2. C. λ3 và λ4. D. λ2, λ3 và λ4.

BÀI 31. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN TRONG


A. LÍ THUYẾT CƠ BẢN
1. Chất quang dẫn
Một số chất bán dẫn như Ge, Si, PbS, PbSe, PbTe, CdS, CdSe, CdTe, … có tính chất đặc biệt
sau đây: Chúng là chất dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở thành dẫn điện tốt khi bị
chiếu ánh sáng thích hợp. Các chất này gọi là chất quang dẫn.
2. Hiện tượng quang điện trong
Hiện tượng tạo thành các electron dẫn và lỗ trống trong chất bán dẫn, do tác dụng của ánh
sáng có bước sóng thích hợp, gọi là hiện tượng quang điện trong.
Giới hạn quang điện của nhiều bán dẫn (như Ge, Si,…) nằm trong vùng bức xạ hồng ngoại.
Điều kiện để có hiện tượng quang điện trong: Muốn gây ra hiện tượng quang điện trong
thì ánh sáng kích thích phải có bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng một giá trị λ0, gọi là giới hạn
quang điện của chất bán dẫn (giới hạn quang dẫn).
3. Hiện tượng quang dẫn
Hiện tượng giảm điện trở suất, tức là tăng độ dẫn điện của bán dẫn khi có ánh sáng thích
hợp chiếu vào gọi là hiện tượng quang dẫn.
4. Quang điện trở
Quang điện trở là một điện trở làm bằng chất quang dẫn. Nó có
cấu tạo gồm một sợi dây bằng chất quang dẫn gắn trên một đế
cách điện.
Điện trở của quang điện trở có thể thay đổi từ vài Mêgaôm khi
không được chiếu sáng xuống đến vài chục ôm khi được chiếu
sáng thích hợp.

5. Pin quang điện


Pin quang điện (còn gọi là pin Mặt Trời) là một nguồn điện chạy bằng năng lượng ánh
sáng. Nó biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng.
Hiệu suất của các pin quang điện chỉ vào khoảng trên dưới 10%.
Cấu tạo: Gồm một tấm bán dẫn loại n, bên trên có phủ một lớp
mỏng bán dẫn loại p. Mặt trên cùng là một lớp kim loại mỏng
trong suốt với ánh sáng và dưới cùng là một đế kim loại. Các
lớp kim loại này đóng vai trò các điện cực. Lớp tiếp xúc p-n
được hình thành giữa hai bán dẫn.

TRANG 9
Lượng tử ánh sáng |

Hoạt động: Khi ánh sáng có bước sóng thích hợp (λ ≤ λ0) chiếu vào lớp kim loại mỏng ở
trên cùng thì ánh sáng sẽ đi xuyên qua lớp này vào lớp bán dẫn loại p, gây ra hiện tượng
quang điện trong và giải phóng ra các cặp electron và lỗ trống. Điện trường ở lớp chuyển
tiếp p-n đẩy các lỗ trống về phía bán dẫn loại p và đẩy các electron về phía bán dẫn loại n.
Do đó, lớp kim loại mỏng trên lớp bán dẫn loại p sẽ nhiễm điện dương và trở thành điện
cực dương của pin, còn đến kim loại dưới bán dẫn loại n sẽ nhiễm điện âm và trở thành
điện cực âm. Suất điện động của pin quang điện thường có giá trị từ 0,5V đến 0,8V.

B. VẬN DỤNG
Câu 1. (Câu 29, mã đề 001, Đề thi minh họa THPT Quốc gia 2019)
Một tấm pin Mặt Trời được chiếu sáng bởi chùm sáng đơn sắc có tần số 5.1014 Hz. Biết công
suất chiếu sáng vào tấm pin là 0,1 W. Lấy h = 6,625.10-34 J.s. Số phôtôn đập vào tấm pin trong
mỗi giây là
A. 3,02.1017. B. 7,55.1017. C. 3,77.1017. D. 6,04.1017.
Câu 2. (Câu 24, mã đề 201, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Năng lượng cần thiết để giải phóng một electron liên kết thành electron dẫn (năng lượng kích
hoạt) của các chất PbS, Ge, Si, CdTe lần lượt là: 0,30 eV; 0,66 eV; 1,12 eV; 1,51 eV. Lấy
1eV = 1,6.10-19 J. Khi chiếu bức xạ đơn sắc mà mỗi phôtôn mang năng lượng bằng 9,94.10-20 J
vào các chất trên thì số chất mà hiện tượng quang điện trong xảy ra là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 3. (Câu 24, mã đề 202, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Năng lượng cần thiết để giải phóng một electron liên kết thành electron dẫn (năng lượng kích
hoạt) của các chất PbS, Ge, Si, CdTe lần lượt là: 0,30 eV; 0,66 eV; 1,12 eV; 1,51 eV. Lấy
1eV = 1,6.10-19 J. Khi chiếu bức xạ đơn sắc mà mỗi phôtôn mang năng lượng bằng 2,72.10-19 J
vào các chất trên thì số chất mà hiện tượng quang điện trong xảy ra là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 4. (Câu 24, mã đề 203, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Năng lượng cần thiết để giải phóng một electron liên kết thành electron dẫn (năng lượng kích
hoạt) của các chất PbS, Ge, Si, CdTe lần lượt là: 0,30 eV; 0,66 eV; 1,12 eV; 1,51 eV. Lấy
1eV = 1,6.10-19 J. Khi chiếu bức xạ đơn sắc mà mỗi phôtôn mang năng lượng bằng 1,13.10-19 J
vào các chất trên thì số chất mà hiện tượng quang điện trong không xảy ra là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 5. (Câu 23, mã đề 204, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Năng lượng cần thiết để giải phóng một electron liên kết thành electron dẫn (năng lượng kích
hoạt) của các chất PbS, Ge, Si, CdTe lần lượt là: 0,30 eV; 0,66 eV; 1,12 eV; 1,51 eV. Lấy
TRANG 10
Lượng tử ánh sáng |

1eV = 1,6.10-19 J. Khi chiếu bức xạ đơn sắc mà mỗi phôtôn mang năng lượng bằng 9,94.10-20 J
vào các chất trên thì số chất mà hiện tượng quang điện trong không xảy ra là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

BÀI 32. HIỆN TƯỢNG QUANG – PHÁT QUANG


SƠ LƯỢC VỀ LAZE
A. LÍ THUYẾT CƠ BẢN
1. Hiện tượng quang – phát quang
a. Khái niệm về sự phát quang
Một chất có khả năng hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng
khác. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng quang – phát quang.
Ví dụ: Nếu chiếu một chùm bức xạ tử ngoại vào một ống nghiệm đựng dung dịch
fluorexêin thì dung dịch này sẽ phát ra ánh sáng màu lục. Ở đây bức xạ tử ngoại là ánh
sáng kích thích, còn ánh sáng màu lục do fluorexêin phát ra là ánh sáng phát quang.
Chú ý: Ngoài hiện tượng quang – phát quang, còn có các hiện tượng phát quang khác như:
hóa – phát quang ở con đom đóm, điện – phát quang ở đèn LED, phát quang catôt ở
màn hình vô tuyến điện, …

b. Huỳnh quang và lân quang


Sự phát quang là một dạng phát ánh sáng rất phổ biến. Sự phát quang có các đặc điểm sau:
❖ Mỗi chất phát quang cho một quang phổ riêng đặc trưng cho nó.
❖ Sau khi ngừng kích thích, sự phát quang còn tiếp tục kéo dài một thời gian nào đó. Nếu
thời gian phát quang ngắn dưới 10-8s gọi là huỳnh quang, nếu thời gian dài từ 10-8s trở lên
gọi là lân quang.

TRANG 11
Lượng tử ánh sáng |

❖ Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng  hq lớn hơn bước sóng  kt của ánh sáng kích thích:
 hq   kt (Định luật Stockes về sự phát quang)

2. Sơ lược về laze
a. Định nghĩa
Laze là một nguồn sáng phát ra một chùm sáng có cường độ lớn dựa trên việc ứng dụng
của hiện tượng phát xạ cảm ứng.
Chùm sáng do laze phát ra gọi là tia laze.
b. Đặc điểm
f
Tia laze có tính đơn sắc rất cao. Độ sai lệch tương đối của tần số ánh sáng do laze phát
f
ra có thể chỉ bằng 10-15.
Tia laze là chùm sáng kết hợp (các phôtôn trong chùm sáng có cùng tần số và cùng pha).
Tia laze là chùm sáng song song (có tính định hướng cao).
Tia laze có cường độ lớn.
c. Ứng dụng
Trong thông tin liên lạc vô tuyến (như truyền thông tin bằng cáp quang, vô tuyến định vị,
điều khiển con tàu vũ trụ).
Dùng như dao mổ trong phẫu thuật mắt, chữa một số bệnh ngoài da (nhờ tác dụng nhiệt).
Được dùng trong các đầu đọc đĩa CD, bút trỏ bảng, …
Dùng để khoan, cắt, tôi … chính xác các vật liệu trong công nghiệp.

B. VẬN DỤNG
Câu 1. (Câu 10, mã đề 001, Đề thi minh họa THPT Quốc gia 2019)
Lần lượt chiếu các ánh sáng đơn sắc: đỏ, tím, vàng và cam vào một chất huỳnh quang thì có
một trường hợp chất huỳnh quang này phát quang. Biết ánh sáng phát quang có màu chàm. Ánh
sáng kích thích gây ra hiện tượng phát quang này là ánh sáng
A. vàng. B. đỏ. C. tím. D. cam.
Câu 2. (Câu 12, mã đề 201, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Tia laze được dùng
A. trong chiếu điện, chụp điện.
B. để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay.
C. để tìm khuyết tật bên trong các vật đúc bằng kim loại.
D. trong các đầu đọc đĩa CD.
Câu 3. (Câu 7, mã đề 202, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Tia laze có đặc điểm nào sau đây?
A. Luôn có cường độ nhỏ. B. Không bị khúc xạ khi đi qua lăng kính.
C. Có tính đơn sắc rất cao. D. Luôn là ánh sáng trắng.
Câu 4. (Câu 10, mã đề 203, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
TRANG 12
Lượng tử ánh sáng |

Tia laze được dùng


A. để tìm khuyết tật bên trong các vật đúc bằng kim loại.
B. như một dao mổ trong phẫu thuật mắt.
C. trong chiếu điện, chụp điện.
D. để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay.
Câu 5. (Câu 7, mã đề 204, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Tia laze được dùng
A. để khoan, cắt chính xác trên nhiều vật liệu.
B. trong chiếu điện, chụp điện.
C. để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay.
D. để tìm khuyết tật bên trong các vật đúc bằng kim loại.
Câu 6. (Câu 7, mã đề 201, Đề thi THPT Quốc gia 2018)
Khi nói về tia laze, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tia laze là ánh sáng trắng. B. Tia laze có tính định hướng cao.
C. Tia laze có tính kết hợp cao. D. Tia laze có cường độ lớn.
Câu 7. (Câu 4, mã đề 202, Đề thi THPT Quốc gia 2018)
Khi nói về tia laze, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tia laze luôn truyền thẳng qua lăng kính.
B. Tia laze được sử dụng trong thông tin liên lạc.
C. Tia laze được dùng như một dao mổ trong y học.
D. Tia laze có cùng bản chất với tia tử ngoại.
Câu 8. (Câu 5, mã đề 203, Đề thi THPT Quốc gia 2018)
Khi chiếu ánh sáng có bước sóng 600 nm vào một chất huỳnh quang thì bước sóng của ánh
sáng phát quang do chất này phát ra không thể là
A. 540 nm. B. 650 nm. C. 620 nm. D. 760 nm.
Câu 9. (Câu 2, mã đề 204, Đề thi THPT Quốc gia 2018)
Khi chiếu ánh sáng đơn sắc màu lục vào một chất huỳnh quang, ánh sáng phát quang do chất
này phát ra không thể là ánh sáng màu
A. cam. B. tím. C. đỏ. D. vàng.
Câu 10. (Câu 33, mã đề 201, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Trong y học, người ta dùng một laze phát ra chùm sáng có bước sóng λ để “đốt” các mô mềm.
Biết rằng để đốt được phần mô mềm có thể tích 6mm3 thì phần mô này cần hấp thụ hoàn toàn
năng lượng của 45.1018 photon của chùm laze trên. Coi năng lượng trung bình để đốt hoàn toàn
1mm3 mô là 2,53J. Lấy h = 6,625.10-34J.s; c = 3.108m/s. Giá trị của λ là
A. 589 nm. B. 683 nm. C. 485 nm. D. 489 nm.
Câu 11. (Câu 7, mã đề 201, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Khi chiếu ánh sáng đơn sắc màu lam vào một chất huỳnh quang thì ánh sáng huỳnh quang phát
ra không thể là ánh sáng
A. màu cam. B. màu chàm. C. màu đỏ. D. màu vàng.
Câu 12. (Câu 29, mã đề 202, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
TRANG 13
Lượng tử ánh sáng |

Trong y học, người ta dùng một laze phát ra chùm sáng có bước sóng λ để “đốt” các mô mềm.
Biết rằng để đốt được phần mô mềm có thể tích 4mm3 thì phần mô này cần hấp thụ hoàn toàn
năng lượng của 3.1019 photon của chùm laze trên. Coi năng lượng trung bình để đốt hoàn toàn
1mm3 mô là 2,548J. Lấy h = 6,625.10-34J.s; c = 3.108m/s. Giá trị của λ là
A. 496 nm. B. 675 nm. C. 385 nm. D. 585 nm.
Câu 13. (Câu 5, mã đề 202, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Một chất huỳnh quang khi bị kích thích bởi chùm sáng đơn sắc thì phát ra ánh sáng màu lục.
Chùm sáng kích thích có thể là chùm sáng
A. màu vàng. B. màu đỏ. C. màu cam. D. màu tím.
Câu 14. (Câu 2, mã đề 203, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Đèn LED hiện nay được sử dụng phổ biến nhờ hiệu suất phát sáng cao. Nguyên tắc hoạt động
của đèn LED dựa trên hiện tượng
A. điện – phát quang. B. hóa – phát quang.
C. nhiệt – phát quang. D. quang – phát quang.
Câu 15. (Câu 11, mã đề 203, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Khi chiếu ánh sáng đơn sắc màu chàm vào một chất huỳnh quang thì ánh sáng huỳnh quang
phát ra không thể là ánh sáng
A. màu đỏ. B. màu tím. C. màu vàng. D. màu lục.
Câu 16. (Câu 9, mã đề 204, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Trong không khí, khi chiếu ánh sáng có bước sóng 550nm vào một chất huỳnh quang thì chất
này có thể phát ra ánh sáng huỳnh quang có bước sóng là
A. 480 nm. B. 540 nm. C. 650 nm. D. 450 nm.
Câu 17. (Câu 22, mã đề 204, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Trong y học, laze không được ứng dụng để
A. phẫu thuật mạch máu. B. chữa một số bệnh ngoài da.
C. phẫu thuật mắt. D. chiếu điện, chụp điện.
Câu 18. (Câu 29, mã đề 935, Đề thi THPT Quốc gia 2015)
Sự phát sáng nào sau đây là hiện tượng quang – phát quang?
A. Sự phát sáng của đèn dây tóc. B. Sự phát sáng của con đom đóm.
C. Sự phát sáng của đèn LED. D. Sự phát sáng của đèn ống thông dụng.
Câu 19. (Câu 1, mã đề 259, Đề thi Tuyển sinh đại học 2014)
Chùm ánh sáng laze không được ứng dụng
A. làm dao mổ trong y học. B. trong truyền tin bằng cáp quang.
C. làm nguồn phát siêu âm. D. trong đầu đọc đĩa CD.
Câu 20. (Câu 36, mã đề 371, Đề thi Tuyển sinh đại học 2012)
Laze A phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,45m với công suất 0,8W. Laze B phát ra
chùm bức xạ có bước sóng 0,60m với công suất 0,6W. Tỉ số giữa số photon của laze B và số
photon của laze A phát ra trong mỗi giây là:
3 20
A. . B. . C. 1. D. 2.
4 9
TRANG 14
Lượng tử ánh sáng |

Câu 21. (Câu 18, mã đề 157, Đề thi Tuyển sinh đại học 2011)
Một chất phát quang được kích thích bằng ánh sáng có bước sóng 0,26m thì phát ra ánh
sáng có bước sóng 0,52m . Giả sử công suất của chùm sáng phát quang bằng 20% công suất của
chùm sáng kích thích. Tỉ số giữa số photon ánh sáng phát quang và số photon ánh sáng kích thích
trong cùng một khoảng thời gian là:
2 4 1 1
A. . C. . C. . D. .
5 5 5 10
Câu 22. (Câu 44, mã đề 485, Đề thi Tuyển sinh đại học 2010)
Khi chiếu chùm tia tử ngoại vào một ống nghiệm đựng dung dịch fluorexêin thì thấy dung
dịch này phát ra ánh sáng màu lục. Đó là hiện tượng
A. tán sắc ánh sáng. B. phản xạ ánh sáng.
C. hóa - phát quang. D. quang - phát quang.
Câu 23.
Ánh sáng đơn sắc với bước sóng 0,39.10-6m chiếu vuông góc vào diện tích 4cm2. Cho hằng
số Planck là 6,625.10-34 J.s và tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Nếu cường độ ánh
sáng bằng 0,15 W/m2 thì số photon đập lên diện tích ấy trong một đơn vị thời gian bằng bao
nhiêu?
A. 5,8.1013. B. 1,888.1014. C. 3,118.1014. D. 1,177.1014.
Câu 24.
Một nguồn sáng có công suất 3,58W phát ra ánh sáng tỏa đều theo mọi hướng mà mỗi photon
có năng lượng 3,975.10-19 J. Một người quan sát đứng cách nguồn sáng 300 km. Bỏ qua sự hấp
thụ ánh sáng bởi khí quyển. Tính số photon lọt vào mắt người quan sát trong mỗi giây, coi bán
kính con ngươi là 2 mm.
A. 70. B. 80. C. 90. D. 100.
Câu 25.
Một laze He-Ne phát ánh sáng có bước sóng 632,8nm và có công suất đầu ra là 2,3mW. Số
photon phát ra trong mỗi phút khi laze đó hoạt động là
A. 42.1016. B. 43.1016. C. 44.1016. D. 45.1016.
Câu 26.
Người ta dùng chùm tia laze có công suất P = 10W để nấu chảy khối thép có khối lượng 1kg.
Nhiệt độ ban đầu của khối thép là t0 = 300C, nhiệt dung riêng của thép là c = 448J/kg.độ, nhiệt
nóng chảy của thép là λ = 270kJ/kg, điểm nóng chảy của thép là Tc = 15350C. Coi rằng không bị
mất nhiệt lượng ra ngoài môi trường. Thời gian làm nóng chảy hoàn toàn khối thép là
A. 94424 s. B. 9442 s. C. 944 s. D. 94 s.
Câu 27.
Để làm bốc hơi 1mm3 nước ở 370C trong khoảng thời gian 10s bằng một laze. Biết rằng nhiệt
dung riêng của nước là cn = 4,18J/kg.độ, nhiệt hóa hơi của nước là L = 2260kJ/kg, khối lượng
riêng của nước là D = 1000kg/m3. Công suất của chùm laze đó bằng
A. 4,5 W. B. 3,5 W. C. 2,5 W. D. 1,5 W.
Câu 28.
TRANG 15
Lượng tử ánh sáng |

Người ta dùng một laze có đường kính chùm sáng d = 1 mm và công suất P = 10 W chiếu liên
tục để khoan một tấm thép. Biết tấm thép dày e = 2 mm ở nhiệt độ ban đầu t1 = 300C. Biết thép
có khối lượng riêng là D = 7800 kg/m3, nhiệt dung riêng c = 448 J/kg.độ, nhiệt nóng chảy λ =
270 kJ/kg và điểm nóng chảy Tc = 15350C. Để khoan thủng tấm thép, thời gian chiếu tia laze tối
thiểu là
A. 0,51 s. B. 0,83 s. C. 0,33 s. D. 1,16 s.
Câu 29.
Dùng một tia laze có công suất P = 10 W dùng làm dao mổ. Khi tia laze chiếu vào vị trí cần
mổ sẽ làm cho nước ở phần mô chỗ đó bị bốc hơi và mô bị cắt. Biết chùm laze có bán kính là
r = 0,1mm và di chuyển với vận tốc v = 0,5 cm/s trên bề mặt mô mềm. Biết thể tích nước bốc hơi
trong 1s là 3,5mm3. Chiều sâu cực đại của vết cắt là
A. 1,5 mm. B. 2,5 mm. C. 3,5 mm. D. 4,5 mm.
Câu 30.
Để đo khoảng cách từ Trái Đất lên Mặt Trăng, người ta dùng một tia laze phát ra những xung
ánh sáng có bước sóng 0,52μm, chiếu về phía Mặt Trăng. Cho biết thời gian để kéo dài mỗi xung
là 10-7s và công suất của chùm laze là 100000 MW. Biết tốc độ ánh sáng trong chân không c =
3.108m/s, hằng số Planck h = 6,625.10-34J.s. Số photon chứa trong mỗi xung là
A. 2,62.1022. B. 2,62.1015. C. 2,62.1029. D. 5,2.1020.

BÀI 33. MẪU NGUYÊN TỬ BO


QUANG PHỔ CỦA NGUYÊN TỬ HIĐRÔ
A. LÍ THUYẾT CƠ BẢN
1. Hạn chế của mẫu hành tinh nguyên tử Rơ-dơ-pho
a. Mẫu hành tinh nguyên tử Rơ-dơ-pho: Ở tâm nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích
dương chiếm gần như toàn bộ khối lượng nguyên tử, xung quanh hạt nhân có các electron
mang điện âm chuyển động giống như các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời.
b. Hạn chế của mẫu hành tinh nguyên tử Rơ-dơ-pho:
* Theo mẫu Rơ-dơ-pho: các electron trong nguyên tử chuyển động theo những quỹ đạo tròn
xung quanh hạt nhân, do đó mẫu này đã gặp phải khó khăn là không giải thích được tính bền
vững của các nguyên tử và sự tạo thành các quang phổ vạch của nguyên tử.
* Theo thuyết điện tử khi electron chuyển động tròn quanh hạt nhân thì nó phải bức xạ sóng
điện từ do đó năng lượng của nó phải giảm dần một cách liên tục, electron sẽ chuyển động theo
đường xoắn ốc và cuối cùng rơi vào hạt nhân lúc đó nguyên tử bị phá vỡ. Mặt khác, nếu electron
chuyển động theo đường xoắn ốc thì tần số ánh sáng do nó phát ra bằng tần số vòng của chuyển
động tròn phải tăng một cách liên tục nghĩa là nguyên tử phải phát ra một quang phổ liên tục,
nhưng thực tế hầu hết các nguyên tử đều phát ra quang phổ vạch phát xạ.

TRANG 16
Lượng tử ánh sáng |

* Để khắc phục những khó khăn trên, năm 1913 Bo – nhà vật lí người Đan mạch đã vận dụng
thuyết lượng tử vào việc giải thích các hiện tượng của hệ thống nguyên tử ông đã đưa ra hai giả
thuyết (2 tiên đề) để khắc phục hai hạn chế trên.

2. Hai tiên đề của Bo


a) Tiên đề về trạng thái dừng: “Nguyên tử chỉ tồn tại trong những trạng thái có năng lượng
xác định, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trạng thái dừng nguyên tử không bức xạ năng
lượng”.
- Bình thường, nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất gọi là trạng thái cơ bản.
Khi hấp thụ năng lượng thì nguyên tử chuyển lên các trạng thái dừng có năng lượng cao hơn, gọi
là trạng thái kích thích. Thời gian sống trung bình của nguyên tử trong các trạng thái kích thích
rất ngắn (chỉ vào cỡ 10-8s), sau đó nguyên tử chuyển về các trạng thái dừng có năng lượng thấp
hơn và cuối cùng về trạng thái cơ bản.
- Trạng thái dừng có năng lượng càng thấp thì càng bền vững, trạng thái dừng có năng lượng
càng cao thì càng kém bền vững. Do đó, khi nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng lớn (trạng
thái bị kích thích) bao giờ cũng có xu hướng chuyển sang trạng thái dừng có năng lượng nhỏ.
b) Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử: “Khi nguyên tử từ trạng thái
có năng lượng Em chuyển sang trạng thái dừng có năng lượng En nhỏ hơn (En < Em) thì nguyên
tử phát ra một photon có năng lượng đúng bằng hiệu Em - En”
hc
 = hf mn = = Em − En
 mn
(trong đó fmn và mn là tần số và bước sóng của sóng ánh sáng ứng với photon đó).
hc
Có thể viết:  = hf = = E cao − E thÊp

Ngược lại, nếu nguyên tử đang ở trạng thái dừng có năng lượng En thấp mà hấp thụ được
một photon có năng lượng hfmn đúng bằng hiệu Em - En thì nó chuyển lên trạng thái có năng
lượng Em lớn hơn.

3. Các hệ quả
a. Hệ quả 1: Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, electron chỉ chuyển động xung quanh
hạt nhân theo những quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là quỹ đạo dừng, có bán
kính tỉ lệ với bình phương các số nguyên liên tiếp: rn = n 2 .r0 với r0 = 5,3.10−11 m là bán kính
quỹ đạo K gần hạt nhân nhất ứng với trạng thái cơ bản của nguyên tử và n = 1, 2, 3, ….  .
b. Hệ quả 2: Mỗi quỹ đạo của electron ứng với một mức năng lượng của nguyên tử gọi là năng
E0 13,6
lượng dừng E n = − 2
= − 2 ( eV ) với n = 1, 2, 3, ….  với E 0 = 13,6 ( eV ) là năng lượng
n n
ion hoá (là năng lượng cần thiết để biến nguyên tử hiđrô thành ion H + hay là năng lượng cần

TRANG 17
Lượng tử ánh sáng |

thiết để chuyển electron từ trạng thái cơ bản ứng với n = 1 ra xa vô cùng ứng với n =  tức
là bật ra khỏi nguyên tử)
Các quỹ đạo dừng và trạng thái của electron ứng với n khác nhau được đặt tên như sau:
n 1 2 3 4 5 6 
Bán kính rn r1 = r0 r2 = 4r0 r3 = 9r0 r4 = 16r0 r5 = 25r0 r6 = 36r0 ………
Tên quỹ đạo K L M N O P ………
Trạng thái Cơ bản Kích thích 1 Kích thích 2 Kích thích 3 Kích thích 4 Kích thích 5 ………

4. Giải thích tạo thành quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô dựa vào mẫu nguyên tử Bo
a. Đặc điểm của quang phổ vạch phát xạ của hiđrô:
Gồm các vạch được sắp xếp thành 3 dãy chính:
- Dãy Lyman gồm các vạch nằm trong vùng tử ngoại.
- Dãy Banme gồm các vạch nằm trong miền tử ngoại và một số vạch nằm trong miền ánh
sáng nhìn thấy. Cụ thể:
Vạch đỏ H (   = 0,6563m )
Vạch lam H  (  = 0,4861m )
Vạch chàm H  (   = 0,4340m )
Vạch tím H  (   = 0,4120m )
- Dãy Pasen gồm các vạch nằm trong vùng hồng ngoại.
b. Giải thích
Sự tạo thành các vạch quang phổ: ở trạng thái bình thường nguyên tử có năng lượng thấp
nhất (trạng thái cơ bản), electron chuyển động trên quỹ đạo K. Khi nguyên tử nhận năng
lượng kích thích (như đốt nóng, chiếu sáng, phóng điện,…) thì nguyên tử chuyển từ trạng
thái cơ bản E1 lên các trạng thái kích thích khác nhau, tức là electron chuyển từ quỹ đạo dừng
K (gần hạt nhân nhất) ra các quỹ đạo ở phía ngoài có mức năng lượng cao hơn như: L, M,
N, O, P,…. Nhưng nguyên tử chỉ tồn tại ở trạng thái kích thích trong một thời gian rất ngắn
(cỡ 10-8s) sau đó electron chuyển về các quỹ đạo bên trong gần hạt nhân và nguyên tử hiđrô
sẽ phát ra các photon (các bức xạ) có tần số khác nhau. Mỗi khi electron chuyển từ một quỹ
đạo có mức năng lượng cao xuống mức một quỹ đạo có mức năng lượng thấp thì nguyên tử
phát ra một photon, mỗi photon có tần số f lại ứng với một sóng ánh sáng đơn sắc có bước
c
sóng  = , mỗi sóng ánh sáng đơn sắc này lại cho một vạch phổ có một màu nhất định, vì
f
vậy quang phổ của nguyên tử hiđrô là quang phổ vạch.
Sự tạo thành các dãy:
- Dãy Lyman được tạo thành khi electron chuyển từ các quỹ đạo dừng bên ngoài về quỹ đạo
K ( L → K;M → K; N → K;.....) .

TRANG 18
Lượng tử ánh sáng |

- Dãy Banme được tạo thành khi electron chuyển từ các quỹ đạo dừng bên ngoài về quỹ đạo
( )
L M → L ( H  ) ; N → L ( H ) ;O → L ( H  ) ;P → L ( H  ) ;..... .
- Dãy Pasen được tạo thành khi electron chuyển từ các quỹ đạo dừng bên ngoài về quỹ đạo
M ( N → M;O → M;P → M;.....) .
- Kết quả tính toán bước sóng của 4 vạch nhìn thấy H  ; H  ; H  ; H  của quang phổ vạch
của hiđrô trùng với kết quả thu được từ thực nghiệm.
- Sơ đồ chuyển mức năng lượng của nguyên tử hiđrô khi tạo thành các dãy quang phổ được
biểu diễn trên hình vẽ sau (mỗi mức năng lượng ứng với một quỹ đạo dừng được biểu diễn
bằng một vạch nằm ngang)

Bảng mức năng lượng:


n 1 2 3 4 5 6 
Tên quỹ đạo K L M N O P ………
Năng lượng
-13,6 -3,4 -1,51 -0,85 … … 0
En (eV)

B. VẬN DỤNG
Câu 1. (Câu 22, mã đề 001, Đề thi minh họa THPT Quốc gia 2019)
Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo, khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng
lượng -3,4 eV sang trạng thái dừng có năng lượng -13,6 eV thì nó phát ra một phôtôn có năng
lượng là
A. 10,2 eV. B. 13,6 eV. C. 3,4 eV. D. 17,0 eV.
Câu 2. (Câu 15, mã đề 201, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái có mức năng
lượng -5,44.10-19 J sang trạng thái dừng có mức năng lượng -21,76.10-19 J thì phát ra phôtôn ứng
với ánh sáng có tần số f. Lấy h = 6,625.10-34 J.s. Giá trị của f là
A. 1,64.1015 Hz. B. 4,11.1015 Hz. C. 2,05.1015 Hz. D. 2,46.1015 Hz.

TRANG 19
Lượng tử ánh sáng |

Câu 3. (Câu 14, mã đề 202, Đề thi THPT Quốc gia 2019)


Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái có mức năng
lượng -3,4 eV sang trạng thái dừng có mức năng lượng -13,6 eV thì phát ra phôtôn có năng lượng
ε. Lấy 1eV = 1,6.10-19 J. Giá trị của ε là
A. 2,720.10-18 J. B. 1,632.10-18 J. C. 1,360.10-18 J. D. 1,088.10-18 J.
Câu 4. (Câu 19, mã đề 203, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo, quỹ đạo dừng K của electron có bán kính là
r0 = 5,3.10-11 m. Quỹ đạo dừng N có bán kính là
A. 84,8.10-11 m. B. 132,5.10-11 m. C. 21,2.10-11 m. D. 47,7.10-11 m.
Câu 5. (Câu 22, mã đề 204, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo, quỹ đạo dừng K của electron có bán kính là
r0 = 5,3.10-11 m. Quỹ đạo dừng L có bán kính là
A. 21,2.10-11 m. B. 47,7.10-11 m. C. 84,8.10-11 m. D. 132,5.10-11 m.
Câu 6. (Câu 24, mã đề 001, Đề thi minh họa THPT Quốc gia 2018)
Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Lấy r0 = 5,3.10-11 m; me = 9,1.10-31 kg; k = 9.109
N.m2/C2 và e = 1,6.10-19 C. Khi chuyển động trên quỹ đạo dừng M, quãng đường mà electron đi
được trong thời gian 10-8 s là
A. 12,6 mm. B. 72,9 mm. C. 1,26 mm. D. 7,29 mm.
Câu 7. (Câu 25, mã đề 201, Đề thi THPT Quốc gia 2018)
Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Khi nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng
có mức năng lượng En về trạng thái cơ bản có năng lượng -13,6 eV thì nó phát ra một photon ứng
với bức xạ có bước sóng 0,1218 µm. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s; 1eV = 1,6.10-19 J. Giá
trị của En là
A. -1,51 eV. B. -0,54 eV. C. -3,4 eV. D. -0,85 eV.
Câu 8. (Câu 21, mã đề 202, Đề thi THPT Quốc gia 2018)
Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Khi nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng
có năng lượng -1,51 eV về trạng thái dừng có năng lượng -3,4 eV thì nó phát ra một photon ứng
với bức xạ có bước sóng λ. Lấy h = 6,625.10-34J.s; c = 3.108m/s; 1eV = 1,6.10-19J. Giá trị của λ là
A. 0,103.10-6 m. B. 0,487.10-6 m. C. 0,122.10-6 m. D. 0,657.10-6 m.
Câu 9. (Câu 22, mã đề 203, Đề thi THPT Quốc gia 2018)
Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Khi nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng
có năng lượng -0,85 eV về trạng thái dừng có năng lượng -3,4 eV thì nó phát ra một photon ứng
với bức xạ có bước sóng λ. Lấy h = 6,625.10-34J.s; c = 3.108m/s; 1eV = 1,6.10-19J. Giá trị của λ là
A. 0,4349 µm. B. 0,4871. µm. C. 0,6576 µm. D. 1,284 µm.
Câu 10. (Câu 26, mã đề 204, Đề thi THPT Quốc gia 2018)
Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái dừng có năng
lượng -3,4 eV, hấp thụ một photon ứng với bức xạ có tần số f thì nó chuyển lên trạng thái dừng
có năng lượng -0,85 eV. Lấy h = 6,625.10-34J.s; c = 3.108m/s; 1eV = 1,6.10-19J. Giá trị của f là
A. 6,16.1014 Hz. B. 4,56.1014 Hz. C. 4,56.1034 Hz. D. 6,16.1034 Hz.
Câu 11. (Câu 38, mã đề 001, Đề thi minh họa THPT Quốc gia 2017)
TRANG 20
Lượng tử ánh sáng |

Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Gọi F là độ lớn lực tương tác điện giữa electron
và hạt nhân khi electron chuyển động trên quỹ đạo dừng K. Khi độ lớn lực tương tác điện giữa
F
electron và hạt nhân là thì electron đang chuyển động trên quỹ đạo dừng nào?
16
A. Quỹ đạo dừng L. B. Quỹ đạo dừng M.
C. Quỹ đạo dừng N. D. Quỹ đạo dừng O.
Câu 12. (Câu 22, mã đề 201, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Cho biết bán kính Bo r0 = 5,3.10-11m. Quỹ đạo
dừng M của electron trong nguyên tử có bán kính
A. 47,7.10-10 m. B. 4,77.10-10 m. C. 1,59.10-11 m. D. 15,9.10-11 m.
Câu 13. (Câu 23, mã đề 202, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Gọi r0 là bán kính Bo. Bán kính quỹ đạo dừng L
có giá trị là
A. 3r0. B. 2r0. C. 4r0. D. 9r0.
Câu 14. (Câu 35, mã đề 203, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Electron trong nguyên tử chuyển từ quỹ đạo dừng
m1 về quỹ đạo dừng m2 thì bán kính giảm 27r0 (r0 là bán kính Bo), đồng thời động năng của
electron tăng thêm 300%. Bán kính của quỹ đạo dừng m1 có giá trị gần nhất với giá trị nào sau
đây?
A. 60r0. B. 50r0. C. 40r0. D. 30r0.
Câu 15. (Câu 33, mã đề 204, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo, khi electron trong nguyên tử chuyển động tròn
đều trên quỹ đạo dừng M thì có tốc độ v (m/s). Biết bán kính Bo là r0. Nếu electron chuyển động
144r0
trên một quỹ đạo dừng với thời gian chuyển động hết một vòng là ( s ) thì electron này
v
đang chuyển động trên quỹ đạo
A. P. B. N. C. M. D. O.
Câu 16. (Câu 43, mã đề 169, Đề thi THPT Quốc gia 2016)
Theo mẫu nguyên tử Bo về nguyên tử hiđrô, coi electron chuyển động tròn đều quanh hạt nhân
dưới tác dụng của lực tĩnh điện giữa electron và hạt nhân. Gọi vL và vN lần lượt là tốc độ của
v
electron khi nó chuyển động trên quỹ đạo L và N. Tỉ số L bằng
vN
A. 0,25. B. 2. C. 4. D. 0,5.
Câu 17. (Câu 37, mã đề 935, Đề thi THPT Quốc gia 2015)
Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản. Khi chiếu bức xạ có tần số f1 vào đám
nguyên tử này thì chúng phát ra tối đa 3 bức xạ. Khi chiếu bức xạ có tần số f2 vào đám nguyên
tử này thì chúng phát ra tối đa 10 bức xạ. Biết năng lượng ứng với các trạng thái dừng của nguyên
E f
tử hiđrô được tính theo biểu thức E n = − 20 (E0 là hằng số dương, n = 1, 2, 3, …). Tỉ số 1 là
n f2

TRANG 21
Lượng tử ánh sáng |

10 27 3 25
A. . B. . C. . D. .
3 25 10 27
Câu 18. (Câu 11, mã đề 259, Đề thi Tuyển sinh đại học 2014)
Theo mẫu Bo về nguyên tử hiđrô, nếu lực tương tác tĩnh điện giữa electron và hạt nhân khi
electron chuyển động trên quỹ đạo dừng L là F thì khi electron chuyển động trên quỹ đạo dừng
N, lực này sẽ là
F F F F
A. . B. . C. . D. .
16 25 9 4
Câu 19. (Câu 26, mã đề 426, Đề thi Tuyển sinh đại học 2013)
Các mức năng lượng của các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô được xác định bằng biểu
13,6
thức E n = − 2 ( eV )( n = 1,2,3...) . Nếu nguyên tử hiđrô hấp thụ một phôtôn có năng lượng
n
2,55eV thì bước sóng nhỏ nhất của bức xạ mà nguyên tử hiđrô có thể phát ra là
A. 1,46.10-8 m. B. 1,22.10-8 m. C. 4,87.10-8 m. D. 9,74.10-8 m.
Câu 20. (Câu 31, mã đề 426, Đề thi Tuyển sinh đại học 2013)
Biết bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11 m. Bán kính quỹ đạo dừng M trong nguyên tử Hidro là
A. 132,5.10-11 m. B. 84,8.10-11 m. C. 21,2.10-11 m. D. 47,7.10-11 m.
Câu 21. (Câu 21, mã đề 371, Đề thi Tuyển sinh đại học 2012)
Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử hiđrô, chuyển động của electron quanh hạt nhân là
chuyển động tròn đều. Tỉ số giữa tốc độ của electron trên quỹ đạo K và tốc độ của electron trên
quỹ đạo M bằng
A. 9. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 22. (Câu 50, mã đề 371, Đề thi Tuyển sinh đại học 2012)
Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử hiđrô, khi electron chuyển từ quỹ đạo P về quỹ đạo
K thì nguyên tử phát ra một phôtôn ứng với bức xạ có tần số f1. Khi electron chuyển từ quỹ đạo
P về quỹ đạo L thì nguyên tử phát ra một phôtôn ứng với bức xạ có tần số f2. Nếu electron chuyển
từ quỹ đạo L về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn ứng với bức xạ có tần số
ff
A. f3 = f1 − f 2 . B. f3 = f12 + f 22 . C. f3 = f1 + f 2 . D. f 3 = 1 2 .
f1 + f 2
Câu 23. (Câu 10, mã đề 157, Đề thi Tuyển sinh đại học 2011)
Trong nguyên tử Hidro, bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11 m. Ở một trạng thái kích thích của nguyên
tử Hidro, electron chuyển động trên quỹ đạo dừng có bán kính là r = 2,12.10-10 m. Quỹ đạo đó có
tên gọi là quỹ đạo dừng
A. N. B. M. C. O. D. L.
Câu 24. (Câu 23, mã đề 157, Đề thi Tuyển sinh đại học 2011)
Khi electron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được xác định bởi công
−13,6
thức E n = ( eV )( n = 1,2,3,...) . Khi electron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo dừng
n2
n = 3 về quỹ đạo dừng n = 1 thì nguyên tử phát ra photon có bước sóng 1 . Khi electron chuyển

TRANG 22
Lượng tử ánh sáng |

từ quỹ đạo dừng n = 5 về quỹ đạo dừng n = 2 thì nguyên tử phát ra photon có bước sóng  2 . Mối
liên hệ giữa 1 và  2 là
A. 2 = 41 . B. 27 2 = 1281 . C. 189 2 = 8001 . D.  2 = 51 .
Câu 25. (Câu 7, mã đề 485, Đề thi Tuyển sinh đại học 2010)
Theo tiên đề Bo, khi electron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo L sang quỹ đạo K thì
nguyên tử phát ra photon có bước sóng  21 , khi electron chuyển từ quỹ đạo M sang quỹ đạo L
thì nguyên tử phát ra photon có bước sóng 32 và khi electron chuyển từ quỹ đạo M sang quỹ
đạo K thì nguyên tử phát ra photon có bước sóng  31 . Biểu thức xác định  31 là
 32 21  
A. 31 = 32 −  21. B.  31 = . C. 31 = 32 +  21. D.  31 = 32 21 .
 21 +  32  21 −  32
Câu 26. (Câu 15, mã đề 485, Đề thi Tuyển sinh đại học 2010)
Khi electron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được tính theo công
−13,6
thức E n = ( eV )( n = 1,2,3,...) . Khi electron chuyển từ quỹ đạo dừng n = 3 sang quỹ đạo
n2
dừng n = 2 thì nguyên tử hidro phát ra photon ứng với bức xạ có bước sóng bằng:
A. 0,4861m. B. 0,4102m. C. 0,4350m. D. 0,6576m.
Câu 27. (Câu 16, mã đề 485, Đề thi Tuyển sinh đại học 2010)
Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của electron trong nguyên tử hiđrô là r0. Khi
electron chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo L thì bán kính quỹ đạo giảm bớt
A. 12r0. B. 4r0. C. 9r0. D. 16r0.

Câu 28. (Câu 26, mã đề 135, Đề thi Tuyển sinh đại học 2009)
Nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản có mức năng lượng bằng -13,6eV. Để chuyển lên trạng
thái dừng có mức năng lượng -3,4eV thì nguyên tử hidro phải hấp thụ một photon có năng lượng
A. 10,2 eV. B. -10,2 eV. C. 17 eV. D. 4 eV.
Câu 29. (Câu 34, mã đề 135, Đề thi Tuyển sinh đại học 2009)
Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái kích thích mà electron chuyển động trên quỹ đạo
dừng N. Khi electron chuyển về các quỹ đạo dừng bên trong thì quang phổ vạch phát xạ của đám
nguyên tử đó có bao nhiêu vạch?
A. 3. B. 1. C. 6.. D. 4.
Câu 30. (Câu 50, mã đề 135, Đề thi Tuyển sinh đại học 2009)
Đối với nguyên tử hiđrô, khi electron chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo K thì nguyên tử phát
ra photon có bước sóng 0,1026m . Lấy h = 6,625.10-34J.s; e = 1,6.10-19C và c = 3.108m/s. Năng
lượng của photon này bằng
A. 1,21 eV. B. 11,2 eV. C. 12,1 eV. D. 121 eV.
Câu 31. (Câu 19, mã đề 128, Đề thi Tuyển sinh đại học 2008)
Trong nguyên tử Hidro, bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11 m. Bán kính quỹ đạo dừng N là
A. 47,7.10-11 m. B. 21,2.10-11 m. C. 84,8.10-11 m. D. 132,5.10-11 m.
TRANG 23
Lượng tử ánh sáng |

Câu 32.
Cho 1eV = 1,6.10-19 J; h = 6,625.10-34 J.s và c = 3.108 m/s. Khi electron trong nguyên tử hiđrô
chuyển từ quỹ đạo dừng có mức năng lượng EM = -0,85eV sang quỹ đạo dừng có mức năng lượng
EN = -13,60eV thì nguyên tử phát ra bức xạ điện từ có bước sóng
A. 0,4340m B. 0,4860m C. 0,0974m D. 0,6563m
Câu 33.
Nguyên tử hidro chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En = -1,5eV sang trạng thái dừng có
năng lượng Em = -3,4eV. Bước sóng của bức xạ mà nguyên tử hidro phát ra xấp xỉ bằng
A. 0,654.10-7 m B. 0,654.10-6 m C. 0,654.10-5 m D. 0,654.10-4 m
Câu 34.
Trong quang phổ vạch của nguyên tử hidro, biết bước sóng của các vạch đầu tiên trong dãy
Lyman là 1 = 0,1216m , dãy Banme là  2 = 0,6563m . Bước sóng của vạch quang phổ thứ hai
trong dãy Lyman là
A. 0,2643m B. 0,1026m C. 0,1346m D. 0,3185m
Câu 35.
Trong quang phổ của hidro, vạch thứ nhất và vạch thứ tư của dãy Banme có bước sóng lần
lượt là 1 = 0,6563m và  2 = 0,4102m . Bước sóng của vạch thứ ba trong dãy Pasen là
A. 1,0939m B. 0,9879m C. 1,6364m D. 1,0862m

TRANG 24

You might also like