Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do lựa chọn chuyên đề
- Thơ (hay thơ ca, thi ca) là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống
bằng những cảm xúc mãnh liệt, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú. Ngôn
ngữ thơ ca hàm xúc, giàu hình ảnh, biểu cảm và có nhịp điệu, nhạc điệu. Do đó,
việc cảm thụ thơ ca đối với lứa tuổi học sinh THCS rất khó
- Trong các đề thi tuyển sinh, câu hỏi viết đoạn văn nghị luận văn học có
số điểm rất cao ( 3,5 điểm), chiếm 35% điểm số toàn bài. Khảo sát đề thi vào
10 từ năm 2018 đến 2022 các câu hỏi viết đoạn văn NLVH đều liên quan đến
văn bản thơ. Vì vậy, việc rèn cho HS kĩ năng cảm thụ thơ hết sức quan
trọng.
VD1. Hòa trong dòng người vào lăng viếng Bác, nhà thơ Viễn Phương xúc động bày tỏ:
Bác nằm trong giấc ngừ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
(Ngữ Văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)
Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diên dịch, em hãy làm rõ cảm xúc
và những suy nghĩ của tác giả thể hiện ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối và
thành phần biệt lập tình thái (gạch dưới, chú thích rõ)
(Đề thi vào 10 năm học 2019-2020)

VD2. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp
làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong đoạn đầu
bài thơ “Đồng chí”. Đoạn văn có sử dụng phép lặp để liên kết và câu ghép (Gạch dưới và
chú thích rõ)
(Đề thi vào 10 năm học 2020-2021)

VD3.
Từ những ấn tượng về mùa xuân thiên nhiên, nhà thơ bộc lộ tiếng lòng náo nức:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…”
Em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp
làm rõ vẻ đẹp của mùa xuân đất nước và cảm xúc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có
sử dụng một câu bị động và một phép thế để liên kết (Gạch dưới và chú thích rõ)
(Đề thi vào 10 năm học 2021-2022)
2. Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một đoạn thơ
2. Một số hạn chế của học sinh trung bình, học sinh yếu kém khi làm dạng bài nghị luận
về một đoạn thơ
a. Chỉ bày tỏ cảm nhận về nội dung, không phân tích đánh giá cái hay của nghệ thuật
trong việc thể hiện nội dung
- Thực tế khi học sinh viết đoạn văn cảm thụ thơ gặp nhiều khó khăn, các
em còn mắc một số sai lầm, đặc biệt là đối tượng học sinh trung bình, học
sinh yếu. Có nhiều học sinh không biết cách viết, không thể viết được.
II. Đối tượng áp dụng chuyên đề
- Học sinh trung bình, yếu
+ Tư duy chậm, không nắm chắc kiến thức
+ Khả năng ghi nhớ kém
+ Diễn đạt yếu
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. Nghị luận về một đoạn thơ
a. Nghị luận về một đoạn thơ là gì?
Là trình bày những cảm nghĩ, nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của
đoạn thơ.
b. Yêu cầu khi nghị luận về một đoạn thơ
- Bài văn nghị luận nói chung, nghị luận về 1 đoạn thơ nói riêng cần đúng yêu cầu
của đề bài
- Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, nhịp
điệu, vần điệu, giọng điệu..., khi nghị luận cần phân tích các yếu tố đó để có những nhận
xét xác đáng
- Bài văn nghị luật cần đảm bảo lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, mạch lạc,
thể hiện những rung động cảm xúc của người viết.
II. Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một đoạn thơ
Đề bài: “Bếp lửa” của Bằng Việt là một bài thơ hay gợi lại những kỉ niệm xúc
động về người bà, về tình bà cháu sâu nặng, nhà thơ mở đầu bằng những câu thơ
mộc mạc mà chan chứa bao cảm xúc:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch, em hãy làm rõ hình ảnh
bếp lửa trong tâm trí của người cháu phương xa qua 3 câu thơ đầu bài thơ “Bếp lửa”, trong
đó có sử dụng phép nối và thành phần biệt lập tình thái (gạch dưới, chú thích rõ).
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
a. Tìm hiểu đề (gạch chân các từ ngữ quan trọng và đồng thời điền vào bảng tương ứng các
yêu cầu

Mô hình đoạn văn Diễn dịch


Dung lượng 12 câu
Nội dung Hình ảnh bếp lửa trong tâm trí của người cháu phương xa
Phạm vi dẫn chứng Ba câu thơ đầu bài thơ “Bếp lửa”
Tích hợp tiếng Việt Viết phép nối và thành phần biệt lập tình thái

b. Tìm ý (Nói: Tìm ý là xác định luận điểm, luận cứ sẽ triển khai trong đoạn văn, tìm ý tốt
bài viết sẽ trọng tâm, sáng rõ ý, tránh thiếu ý hoặc lan man, lạc đề)
- Luận điểm: (Nói: Bày tỏ quan điểm, cách đánh giá về vấn đề nghị luận) => Hình ảnh bếp
lửa trong tâm trí của người cháu phương xa được tái hiện thật chân thực trong 3 câu thơ
- Luận cứ: (Các lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm, bước xác định luận cứ là bước
khó đối với hs nên Gv cần phải HD hs, cách giúp hs xác định dễ nhất là tư duy câu hỏi)

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm


Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
? Trong tâm trí cháu, bếp lửa của bà Bếp lửa của bà hiện ra qua hình ảnh
hiện ra qua những hình ảnh thơ nào? + Bếp lửa chờn vờn sương sớm
+ Bếp lửa ấp iu nồng đượm
? Tác giả đã sử dụng những nghệ + Từ “chờn vờn”-> gởi h/a ngọn lửa bập bùng,
thuật gì để tái hiện hình ảnh bếp lửa? lúc cao lúc thấp, khi mờ khi tỏ trong làn sương
Những tín hiệu nghệ thuật ấy có tác sớm dày đặc -> gợi h/a người bà tần tảo, lam lũ,
dụng gì trong việc thể hiện nội dung? thức khuya dậy sớm
+ Từ “ấp iu” -> kết hợp từ từ ấp ủ, nâng niu ->
gợi tình yêu thương ấp ử, nâng niu của bà dành
cho đứa cháu thơ dại
+ Từ “nồng đượm” nói về cái tham hồng đượm
trong bếp lửa, gợi tình bà ấm áp
+ Điêp từ “một bếp lửa” tạo nhịp điệu hài hòa,
nhấn mạnh hình ảnh bếp lửa quá đỗi thân
thương trong tâm trí cháu
? Từ bếp lửa của bà, người cháu bày + Từ bếp lửa của bà, người cháu bộc bạch nỗi
tỏ cảm xúc gì? Đoạn thơ để lại trong thương bà biết mấy nắng mưa, cuộc đời bà biết
em những cảm nghĩ gì? bao vất vả
+ Đoạn thơ để lại trong mỗi chúng ta nỗi xúc
động về tình bà cháu.

Luận cứ 1. Trong hai câu thơ đầu, bếp lửa của bà hiện lên qua hình ảnh thơ “ bếp lửa chờn
vờn”, “bếp lửa ấp iu”. Tác giả đã sử dụng hiệu quả các từ “chờn vờn”, “ấp iu”, “nồng
đượm”, biện pháp tu từ điệp ngữ (một bếp lửa)…
Luận cứ 2. Từ bếp lửa của bà, người cháu bộc bạch nỗi thương bà biết mấy nắng mưa, cuộc
đời bà biết bao vất vả. Phân tích hiệu quả của từ “thương”, “biết mấy”, hình ảnh ẩn dụ
“nắng mưa”
3. Lập dàn ý (Nói: Dàn ý là sự sắp xếp các ý, thể hiện sự chặt chẽ của lập luận, đáp ứng yêu
cầu của đề bài. Với đề bài này yêu cầu lập luận diễn dịch, ta có dàn ý)

Dàn ý (trình bày giấy)

Bài làm
Hình ảnh bếp lửa trong tâm trí của người cháu phương xa đươc tác giả làm
rõ qua 3 câu thơ đầu bài thơ “Bếp lửa”. Trong cuộc đời mỗi người, kỉ niệm của
những năm tháng tuổi thơ luôn là hồi ức đẹp đẽ, sâu đậm nhất. Và những kỉ niệm
ấy sẽ thật đặc biệt khi có những người mà chúng ta thương yêu. Với Bằng Việt
cũng thế, kỉ niệm bên người bà tần tảo sớm hôm, bên bếp lửa của bà mỗi sớm
sớm, chiều chiều trong suốt những năm tháng tuổi thơ đã để lại trong lòng tác giả
những ấn tượng khó quên. Để rồi, khi đi xa, nỗi nhớ lại ùa về trong tâm khảm:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lủa ấp iu nồng đượm”
Hình ảnh “bếp lửa chờn vờn sương sơm”, “bếp lửa ấp iu nồng đượm” như là một
sự khắc khoải của tác giả về một miền kí ức. Bếp lửa chờn vờn sương sớm là bếp
lửa bập bùng trong sương sớm. Bà dậy sớm nhóm bếp lửa lo cho cháu từng bữa
ăn là điều không bao giờ tác giả quên. Bếp lửa ấp iu nòng đượm là bếp lửa ấm
nóng tình bà. Bà yêu thương, che chở đứa cháu thơ dại khi bố mẹ đi công tác xa
nhà. Với cảm nghĩ về bếp lửa của bà, người cháu bộc bạch nỗi lòng thương bà:
“Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
Có lẽ, cháu thương bà vì bà quá vất vả, cuộc đời bà đã nhiều nhọc nhằn, trong
hoàn cảnh chiến tranh lại càng khổ cực hơn. Và cháu càng thương bà vì bà già
rồi, không còn nhiều sức khỏe nhưng vẫn phải sớm chiều lận đận, chăm chút cho
cháu từng li từng tí. Nhà thơ quả thật rất yêu bà.

Chú thích:
+ Thành phần biệt lập tình thái: Có lẽ
+ Phép nối: Và
(Bài làm của học sinh)

Đánh giá
Tiêu chí đánh giá bài làm Đánh giá
Đạt Không Hạn chế
đạt
Hình Mô hình đoạn văn x
thức Dung lượng, diễn đạt x
Luận điểm x
x 1. Không thể hiện ý triển
khai luận điểm, bài viết
phân tích chung chung
Nội Luận cứ => Khả năng tư duy lập
dung ý không tốt.
2. Lí lẽ không xác đáng
do không căn cứ vào các
yếu tố nghệ thuật để cảm
nhận
=> Thiếu kĩ năng phân
tích, cảm thụ thơ ca.
=> Bài viết lan man
Tiếng Phép nối x
Việt TP biệt lập TT x

Hình ảnh bếp lửa trong tâm trí người cháu phương xa được tác giả Bằng Việt
làm sáng tỏ trong ba câu thơ đầu bài thơ “Bếp lửa”
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
Điệp từ “một bếp lửa” được lặp lại hai lần tạo giọng điệu sâu lắng, cảm xúc. Nó
nhấn mạnh hình ảnh bếp lửa như một kí ức mà người cháu không bao giờ quên.
Từ “chờn vờn” gợi ngọn lửa lúc cao lúc thập, lúc mờ lúc tỏ. “Bếp lửa chờn vờn
sương sớm” là bếp lửa được bà nhóm lên từ rất sớm. Cụm từ “ấp iu nồng đượm”
chỉ bếp lửa chứa đầy tình yêu thương của bà. Từ “ấp iu” là sự kết hợp của từ “ấp
ủ” và “nâng niu” ý nói về sự nâng niu, che chở, vỗ về của bà dành cho cháu. Có
lẽ, tác giả không chỉ nhớ đến bếp lửa mà ông còn nhớ đến những vất vả của bà.
Từ “nắng mưa” là từ ngữ ẩn dụ cho sự vất vả nhọc nhằn của cuộc đời bà. Và từ
“thương bà” diễn tả sâu sắc nỗi nhớ thương bà của người cháu. Ý thơ cho thấy rõ
tình cảm của cháu đối với bà.
Chú thích:
+ Thành phần biệt lập tình thái: Có lẽ
+ Phép nối: Và
(Bài làm của học sinh)
Đánh giá
Tiêu chí đánh giá bài làm Đánh giá
Đạt Không Hạn chế
đạt
Hình Mô hình đoạn văn x
thức Dung lượng, diễn đạt x Dung lượng đoạn văn
chưa đủ, diễn đạt không
biểu cảm
=> Không linh hoạt
trong diễn đạt, vốn ngôn
từ ít.
Luận điểm x
x 1. Không thể hiện ý triển
khai luận điểm, bài viết
phân tích chung chung
Nội Luận cứ => Khả năng tư duy lập
dung ý không tốt
2. Lí lẽ không xác đáng
do không đánh giá được
nội dung nên đánh giá
nghệ thuật không có tác
dụng
=> Thiếu kĩ năng phân
tích, cảm thụ thơ ca.
=> Ghi nhớ kiến thức
nhưng khả năng vận
dụng chưa tốt.

Tiếng Phép nối x


Việt TP biệt lập TT x

Qua văn bản “Bếp lửa” tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh bếp lửa của
người cháu phương xa qua đoạn thơ:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
Trước hết, hình ảnh bếp lửa sáng sớm trong tâm trí của cháu ở câu thơ đầu tiên là
hình ảnh khi người cháu ở cùng bà, bà thường nhóm lửa vào mỗi sáng sớm. Bếp
lửa thể hiện sự sống, nó còn thể hiện sự yêu thương của bà đối với đứa cháu. Bếp
lửa gắn bó với cháu nên đã ăn sâu vào tâm trí cháu. Người bà hi sinh vì cháu nên
cháu vô vùng quý bà và trân trọng bà của mình. Có thể thấy điều đó ở câu thơ
cuối. Vì khi bố mẹ đi công tác ở ngoài mặt trận một mình bà chăm sóc cháu, bà
luôn yêu thương bảo vệ cháu
(Bài làm của học sinh)

Đánh giá
Tiêu chí đánh giá bài làm Đánh giá
Đạt Không Hạn chế
đạt
Hình Mô hình đoạn văn x
thức Dung lượng, diễn đạt x Dung lượng đoạn văn
chưa đủ, diễn đạt lủng
củng
=> Không linh hoạt
trong diễn đạt, khả năng
tư dung ngôn từ hạn chế.
Luận điểm x
x 1. Không thể hiện ý triển
khai luận điểm, bài viết
phân tích chung chung
Nội Luận cứ => Khả năng tư duy lập
dung ý không tốt
2. Lí lẽ không xác đáng
do không đánh giá được
nghệ thuật
=> Thiếu kĩ năng phân
tích, cảm thụ thơ ca.
=> Khả năng ghi nhớ
kiến thức kém.

Tiếng Phép nối x Chưa nắm chắc kiến


Việt thức về các phép liên kết
TP biệt lập TT x Chưa nắm chắc kiến
thức về các thành phần
biệt lập

MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA HỌC SINH


KHI VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ
VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
HẠN CHẾ BIỂU HIỆN BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
1. Khả năng Bài viết - HS HS đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu nội dung của đề
lập ý không không rõ ý, - Hướng dẫn HS cách tìm ý trước khi làm bài.
tốt phân tích - Hướng dẫn HS viết các câu dẫn ý, chuyển ý để bài viết sáng
chung chung rõ về ý
VD câu dẫn ý: Trước hết ở hai câu thơ đầu ta bắt gặp hình ảnh
“bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng đượm”,
những hình ảnh thật thân thương trong cách viết của nhà thơ.
VD câu chuyển ý: Từ hình ảnh bếp lửa gắn với cuộc đời vất vả
bà, từ đáy lòng người cháu trỗi dậy một cảm xúc thương bà
2. Thiếu kĩ Bài viết - Hướng dẫn HS nắm chắc kiến thức về nghị luận đoạn thơ:
năng nghị không đánh Đánh giá được nội dung, nghệ thuật và giá trị của đoạn thơ.
luận thơ giá nội dung - Hướng dẫn HS đánh giá nội dung: Đọc kĩ đoạn thơ và tự trả
hoặc không lời câu “Đoạn thơ viết cái gì?”
đánh giá - Hướng dẫn HS đánh giá nghệ thuật: Đọc kĩ đoạn thơ và tự trả
nghệ thuật lời câu hỏi “Tác giả đã sử dụng những nghệ thuật gì để thể
hiện nội dung?” (Chú ý các yếu tố từ ngữ, hình ảnh, các BPTT,
giọng điệu, nhịp điệu…)
3. Khả năng Viết lủng - Hướng dẫn học sinh viết một số kiểu câu
diễn đạt củng, không + Câu dẫn, chuyển ý
kém đủ số câu, + Câu giảng:
không viết VD1: Từ “chờn vờn” tả h/a ngọn lửa bập bùng, lúc cao lúc
được bài. thấp, khi mờ khi tỏ trong làn sương sớm dày đặc. (giảng nghĩa
thực)
VD2: Hình ảnh thơ gợi về người bà đảm đang, tần tảo, cuộc
đời vất vả lam lũ, thức khuya dậy sớm. (giảng hàm ý)
+ Câu bình:
VD1. “Chờn vờn” thật hay, nó không đơn giản là sự quan sát
tinh tế của Bằng Việt mà còn là sự tài tình trong việc sử dụng
ngôn từ” (Bình cái khéo của việc sử dụng từ ngữ)
VD2. Từ “chơn vờn” lay động trong tâm tư ta, nó gợi ta nghĩ
đến những người bà, người mẹ, những người phụ nữ tần tảo ở
một chốn quê nào đó (Bình có tính chất liên tưởng, liên hệ)
VD3. Từ “chòn vờn” giản dị, đơn sơ mà gợi biết bao cảm xúc!
(Bình nêu cảm xúc)
+ Câu đánh giá khái quát
VD: Chỉ với một từ láy “chờn vờn”, người đọc cũng có thể
nhận ra nỗi nhớ bà, yêu bà, thương bà của tác giả (đánh giá
tình cảm, thái độ của tác giả)

You might also like