Bai Tap Phap Luat Dai Cuong

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Chữ đen: đề

Chữ đỏ: trình bày


Chữ tím: thắc mắc

A. DẠNG BÀI TẬP XÁC ĐỊNH CẤU THÀNH VI PHẠM PHÁP LUẬT

B. DẠNG BÀI TẬP CHIA THỪA KẾ


BÀI 1: Ông A và bà B kết hôn sinh được hai người con là C và D (đều đã thành niên và
nhận thức hoàn toàn bình thường). Ông A chết để lại khối tài sản như sau: Một sổ tiết kiệm
của riêng ông trị giá 500 triệu đồng, ông A và bà B có chung ngôi nhà trị giá 1 tỷ đồng, tiền
mai táng cho ông A hết 20 triệu đồng, ông A còn nợ anh hàng xóm 20 triệu đồng.

Di sản của ông A: 500 + 1000/2 -20 -20 = 960 tr

Trường hợp 1: Ông A chết không để lại di chúc


Di sản của ông A được chia theo pháp luật theo điều 651 BLDS2015:
B = C = D = 960/3 = 320 tr

Trường hợp 2: Ông A chết viết di chúc để lại toàn bộ tài sản cho C, D
Theo điều 644 BLDS 2015:
B = 2/3 x suất chia theo pháp luật = 2/3 x 320 = 213,3 tr
Khi đó : C = D = (960 – 213,3)/2 = 373,3 tr

Trường hợp 3: Ông A có một người con riêng là M (15 tuổi) với bà T (do họ chung sống
như vợ chống). Ông A chết viết di chúc để lại toàn bộ tài sản cho C
Do M chưa thành niên và bà T không phải vợ ông A theo pháp luật nên theo điều 644 BLDS
2015:
B = M = D = 2/3 x suất chia theo pl (gồm B,C,D,M) = 2/3 x 960/4 = 2/3 x 240 = 160 tr
(D có mất khả năng lao động không? Nếu có thì mới được 2/3*suất)
Khi đó C = 960 – 160 x 3 = 480 tr
Trường hợp 4: Ông A chết không viết di chúc, khi ông A chết có anh M đến nhận là con
riêng của ông A ( M có được nhận di sản k) Nếu xác minh việc này là đúng (M là con ruột)
thì M được nhận
Khi đó di sản của ông A được chia theo pháp luật. Theo điều 651 BLDS2015:
B = C = D = M = 960/4 = 240 tr

Trường hợp 5: Ông A có một người con riêng là K (đang học lớp 12). Ông A chết viết di
chúc để lại toàn bộ tài sản cho C, D
Do K chưa thành niên nên theo điều 644 BLDS 2015:
B = K = 2/3 suất chia theo pháp luật ( gồm B,C,D,K) = 2/3 x 960/4 = 160 tr
Khi đó : C = D = (960 – 160 x 2)/2 =320 tr

Trường hợp 6: C đã kết hôn có con là C1, C2; D kết hôn có con là D1, D2. Ông A và anh C
chết cùng một thời điểm, ông A chết không để lại di chúc.
Di sản của ông A được chia theo pháp luật. Theo điều 651 và 652:
B = D = ( C1 + C2) = 960/3 = 320 tr
C1 = C2 = 320/2 = 160 tr
Trường hợp 7: Ông A và anh C chết cùng một thời điểm/or C chết trước A, ông A chết để lại
di chúc cho C.
A có di chúc cho C nhưng do C đã chết nên ds của A chia theo PL theo DD651 va 652:
B = D = ( C1 + C2) = 960/3 = 320 tr
C1 = C2 = 320/2 = 160 tr

BÀI 2: Ông A kết hôn với bà B sinh được 2 người con là C,D (đều đã thành niên và có thu
nhập) C kết hôn với E và có hai con là E1 và E2. Tháng 8/2019, C chết để lại di chúc chia tài
sản cho E1 100 triệu, E2 100 triệu, biết rằng anh C có khối tài sản chung với chị E trị giá
9000 triệu đồng. Tháng 2/2020, ông A chết không để lại di chúc, di sản ông A để lại là 900
triệu đồng. Hãy chia di sản thừa kế của anh C và ông A trong trường hợp nói trên.
 Xét thời điểm 8/2019, C chết:
- Di sản của C = 9000/2 = 4500 tr
Phần di sản được định đoạt trong di trúc: 100 + 100 =200 tr
- Theo di chúc: E1 = E2 = 100 tr ( ở đây có áp dụng điều 644 cho A, B, E không?)
Có – nhưng sau khi chia xong phần di sản chưa định đoạt để xem họ đã nhận đủ
theo Đ 644 chưa?)
- Phần di sản không được định đoạt trong di trúc: 4500 – 200 = 4300 tr
Do phần di sản 4300 tr không được định đoạt trong di chúc nên sẽ được chia theo
pháp luật.
Theo điều 651 BLDS2015:
E = E1 = E2 = A = B = 4300/5 = 860 tr
- Theo DD644: A=B=E= 2/3* suất theo pl= 2/3*4500/5= 600 tr (như vậy A, B, E đã
nhận đủ theo DD644)
- Vậy E1= E2 = 860 +100 = 960 tr
A = B = E = 860 tr

 Xét thời điểm 2/2020, ông A chết


Di sản của ông A = 900 tr
Di sản của ông A được chia theo pháp luật. theo điều 651 và 652:
B = (E1 + E2 ) = D = 900/3 = 300 tr
E1 = E2 = 300/2 = 150 tr

BÀI 3: Ông Tuấn kết hôn với bà Mai sinh được ba người con là Toàn, Thắng, Hoa. Toàn lấy
Thơm có con là Huệ và Lan (đều đã trên 18 tuổi và có thu nhập ổn định). Tháng 2/2019, anh
Toàn chết có di chúc để lại toàn bộ tài sản cho hai con của anh là Huệ và Lan, anh Toàn có
để lại khối di sản chung với vợ trị giá 1,5 tỷ đồng. Tháng 8/2019, ông Tuấn chết và để lại
khối di sản chung với vợ là 650 triệu, ông Tuấn chết chưa kịp viết di chúc. ( vợ chồng ông
tuấn nhận từ phần thừa kế di sản của Toàn có được tính vào khối tài sản chung không?)
(Đề không chính xác: theo pháp luật thì không có di sản chung. Nên ở đây nếu hiểu là tài sản
chung với vợ là 650 tr thì chưa tính phần tke ts của con
Anh/Chị hãy chia di sản thừa kế của anh Toàn và ông Tuấn trong trường hợp nói trên.
Xét thời điểm 2/2019, Toàn chết
Di sản của Toàn = 1500/2 = 750 tr
Theo di chúc: Huệ + Lan = 750 tr
Theo điều 644: Tuấn = Mai = Thơm = 2/3 x suất chia theo pháp luật = 2/3 x 750/5 = 100 tr
Khi đó Huệ = Lan = ( 750 – 100 x 3)/2 = 225 tr
Xét thời điểm 8/2019, Tuấn chết
Di sản của Tuấn = 650/2 + 100 = 425 tr
Di sản của ông Tuấn sẽ được chia theo pháp luật. Theo điều 651 và 652:
Mai = Thắng = Hoa = ( Huệ + Lan ) = 425/4 =106,3 tr
Huệ = Lan = 106,3/2 = 53,2 tr
( ông tuấn nhận phần thừa kế từ di sản anh Toàn rồi lại chia thừa kế theo pháp luật lại cho
anh Toàn vs kế vị là Hoa và Lan)
Đúng và hiểu chính xác là ko phải chia tk cho a Toàn mà là chia cho 2 cháu., không phải
qua trung gian là a Toàn.

You might also like