Đ o Đ C Kinh Chương 03

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Chương 3:

Tử viết:
1. Bất thượng hiền, sử dân bất tranh. Bất quí nan đắc chi hóa, sử dân bất vi đạo. Bất kiến
khả dục, sử dân tâm bất loạn.
2. Thị dĩ thánh nhân chi trị, hư kỳ tâm, thực kỳ phúc, nhược kỳ chí, cường kỳ cốt.
Thường sử dân vô tri vô dục. Sở phù trí giả bất cảm vi dã.
3. Vi vô vi, tắc vô bất trị.
Dịch rằng:
1. Không sùng thượng hiền tài, khiến cho dân không tranh. Không quí của khó được,
khiến cho dân không trộm cướp. Không phô trương những gì kích thích lòng ham muốn,
khiến cho lòng dân không loạn.
2. Vì vậy phép trị nước của thánh nhân là làm cho dân: Trống lòng; No dạ; Yếu chí;
Mạnh xương. Thường khiến cho dân không biết, không ham. Khiến cho kẻ trí không dám
làm gì cả.
3. Làm theo phép Vô vi, thời không gì là không trị.
Bình chú:
1. Ở những câu đầu tiên, chúng ta có thể bình chú theo hai mặt nghĩa dựa trên hai phương
diện là ngoại cảnh và tâm khảm.
Phương diện ngoại cảnh: “hiền tài” ở thời của Lão Tử (cụ thể là cuối đời nhà Chu) chính
là những kẻ dùng ba tấc lưỡi mà diễn thuyết, hòng gây chinh chiến, sát phạt nơi này nơi
khác để gây loạn lạc thiên hạ. Những kẻ ấy được người đời xem là tài, được vua chúa
trọng dụng, ban thưởng hậu hĩnh. Thế nên, càng tôn xưng những kẻ gây chính chiến,
thiên hạ sẽ càng học theo cái lẽ đó (để cùng được làm người hiền, cùng được tôn xưng,
xem trọng), như thế càng gây thêm khổ đau cho muôn dân. Quý “của khó đặng” tức là
quý những thứ kì trân dị bảo mà nhân thế hiếm có được. Ở đời, con người khi sở hữu đồ
quý giá lại hay có thói khoe khoang, phô bày trước mắt người khác, từ đó khơi dậy sự
thèm thuồng tranh đoạt. Lại nữa, hễ người cầm quyền còn tham lam, còn muốn xa xỉ thì
trộm cướp cũng nhân đó mà nổi lên vì lòng tham vậy.
Phương diện tâm khảm: Cả đoạn này nói đến thân - tâm - ý của chính mỗi người. Ý của
mình tự cho rằng bản thân là kẻ có suy tư vĩ đại, tự xem mình là người hơn hẳn kẻ khác.
Vì xem mình là vượt trội, là hơn người, nên chính kẻ đó tự mặc định rằng bản thân có
quyền thưởng phạt, có quyền sinh sát đối với tạo vật. Từ đó sinh ra nhiều việc rối rắm,
hơn nữa là những việc mang tính hung tàn, bạo ngược, gây tổn hại sinh mạng của vạn
vật. Hoặc ở một suy tư nguy hiểm hơn, rằng chính kẻ đang bước trên con đường tu tập,
họ tự cho mình là to lớn, vĩ đại hơn cả Đạo. Thật nguy hại thay! Tiếp tục, “bất quý nan
đắc chi hóa” - “không quý của khó đạt được”, chính là cách Lão Tử ám chỉ đến tâm của
mỗi người. Vì sao có quý có tiện? Ấy là bởi có cái tâm phân chia, sai biệt. Sanh lòng yêu
ghét một thứ gì đó, bản thân ta sẽ có những hành động đi theo lý lẽ mà mình xem là đúng.
Bởi có yêu thích, có quý lấy một điều gì nên chúng sinh dễ nảy lòng tranh đoạt, từ đó
đánh cắp tự do của kẻ khác, hơn hết là đánh cắp tự do của tâm hồn. Cuối cùng, “bất kiến
khả dục” chính là nói về thân. Thân hay lui tới, chạm mặt với những điều tội lỗi, từ đó dễ
sinh lòng thỏa hiệp với các tội. Nếu ngày hôm trước tôi còn sợ tội, nhưng hôm nay tôi đã
cho rằng nó bình thường, quả thật đó là điều cần phải xem xét lại. Cuộc đời này vốn dĩ
đầy rẫy những thứ phàm tục đang phô bày trước mắt, tuy nhiên việc quan trọng vẫn nằm
ở thân mình, nếu không chuyên chí, kiên tâm, sợ rằng sẽ dấn thân sâu hơn vào tội lỗi.
Nhược bằng biết lấy giới mà răn, tức thì thân sẽ giữ được sự kiên định và thanh sạch vậy.
Tóm lại, ở đoạn đầu tiên, Lão Tử đã đưa ra hai phương diện trên mặt chữ và ý nghĩa sâu
xa của câu từ mà Ngài để lại. Đây vừa là sự “an dân” và cũng chính là sự tu tập trong
chính thân – tâm – ý của mỗi người. Để từ đó, mỗi cá nhân sẽ suy tư và biện phân được
những gì tốt nhất cho chính mình.
2. Ở đoạn kế đến, Lão Tử chi ra cách trị của Thánh nhơn rằng: “hư kỳ tâm, thực kỳ phúc,
nhược kỳ chí, cường kỳ cốt”.
Đoạn này có nhiều cách bình chú, có thể hiểu: “hư kỳ tâm” là tâm trống không và chẳng
còn vướng mắc vào một điều gì; “thực kỳ phúc” chính là làm cho con người được no đủ,
khi đã no đủ, ắt sẽ không sinh trộm cướp, đói khổ; “nhược kỳ chí” tức là không còn tham
vọng cũng như không còn ý định thỏa mãn tham vọng, thuận với lẽ trời thì không cần
phải dụng đến “chí” của tư dục, điều ấy như thể cá với nước, thuận với nhau nên chẳng
hay là có nhau, mà cũng chẳng gì là cản trở; “cường kỳ cốt” chính là một sự dồi dào về
sức khỏe, không đau ốm bệnh tật. Tóm lại, cách hiểu này không sai, nó cũng có thể xem
là một cách trị dân dành cho bậc quân chủ vậy.
Quan trọng hơn hết, Lão Tử chỉ ra rằng, sự trị của Thánh nhân, cũng chính là trị chính
mình. Bản thân mỗi người được ví như một ông vua, và thần dân chính là thân – tâm – ý,
là tinh – khí – thần đang hiện hữu nơi mình. Quả thực là một ý tứ vô cùng thâm sâu và
màu nhiệm.
Đoạn “hư kỳ tâm, thực kỳ phúc”, Lão Tử quy hai thứ về “tâm”, khiến cho tâm chính
mình không còn phân chia sai biệt. “Phúc” là bụng, được ví như một đan đỉnh trong
người, giữ cho “thực kỳ phúc” chính là khiến cho nguyên tinh được no đủ, tràn đầy.
Đồng thời, “thực kỳ phúc” chính là giữ cho nguyên tinh được kiên cố, không buông thả
theo thứ tà vại. Tiếp tục, đoạn “nhược kỳ chí, cường kỳ cốt”, quy hai thứ ấy về thận.
“Chí” một khi quá cường, sẽ dẫn đến việc muốn vượt ra ngoài quy luật tạo hóa, hay đúng
hơn là đi khỏi giới hạn tự nhiên của mình. Khiến cho “nhược kỳ chí” tức là khiến bản
thân mình biết sợ đau khổ, sợ xa lìa Đại Đạo. Đồng thời, chính nỗi sợ ấy sẽ biến “kiên
chí” (chí vượt ra ngoài giới hạn” sẽ trở thành “Đạo chí” (trở về với cội nguồn, gốc rễ).
Hơn nữa, xương tàng tủy, tủy sinh huyết: ám chỉ sự kiện khang về sức khỏe, thể xác. Bên
trên tinh, dưới huyết, từ đó tâm – thận giao kết. Tâm ly hỏa, thận khảm thủy, tâm đi lên,
thận đi xuống. Nhờ trong tâm có được hoàng nha – nguyên tinh đi xuống, có huyết ở thận
thủy, huyết hàm hỏa đi lên. Từ đó, bản thân có thể phản bổn hoàn nguyên, trở về với âm
dương vạn vật. Đây cũng là một cách tu tập nội đan thiết yếu, quan trọng vậy.
“Sử dân vô tri vô dục”, “vô tri” ở đây là ám chỉ không biết đến những điều phân chia về
thị phi, thiện ác... nguồn gốc của sự đèo bòng tham muốn. Đó cũng chính là cái “tiểu tri”
vụn vặt hòng chia lìa con người với sự thuần nhất. Đồng thời, phải hướng đến “đại tri”,
cái biết bao gồm tổng quát của trực giác. Vì “vô tri” - không biết đến những phân chia,
chấp nhặt một phía nên không sinh dục vọng, tức thị “vô dục”.
“Sở phù trí giả bất cảm vi dã”, khiến cho kẻ có “trí” chẳng dám làm gì. Ở đây chẳng thể
hiểu rằng là cách chèn ép kẻ có trí. Mà hơn hết là khiến cho kẻ trí – kẻ có tài không dựa
vào tài năng của mình làm càng quấy. Hơn hết, “trí giả” cũng như thế là chính mình,
khiến mình biết sợ những điều sai trái, biết sợ sự đau khổ khi xa rời Đại Đạo. Từ đó mà
dùng sự tỉnh táo để đi về đúng đường.
3. Như vậy, lấy vô vi mà trị, thì không gì là không trị. Khi đã vô vi, thì trị cũng như
không. Vì cái trị đó chính là trị vạn vật theo tự nhiên, theo những quy luật thường hằng
mà chúng phải đón nhận trong quá trình hóa sinh của mình. Trị như thế, khác gì không
trị. Không trị mà cũng có thể khiến vạn vật sinh hóa tự do và cũng có thể khiến chính
mình trở nên bão nhất, tìm được con đường đúng đắn vậy.

You might also like