Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

CẤU TRÚC VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ

VIỆC, HIỆN TƯỢNG


* HIỆN TƯỢNG XẤU * HIỆN TƯỢNG TỐT

I. MỞ ĐOẠN: nêu vấn đề I. MỞ ĐOẠN: nêu vấn đề

II. THÂN ĐOẠN II. THÂN ĐOẠN

1. Giải thích hiện tượng 1. Giải thích hiện tượng

2. Bàn luận 2. Bàn luận


a. Phân tích tác hại a. Tác dụng ý nghĩa của hiện tượng.
b. Chỉ ra nguyên nhân b. Biện pháp nhân rộng hiện tượng.
c. Biện pháp khắc phục c. Phê phán hiện tượng trái ngược.

3. Bài học cho bản thân 3. Bài học cho bản thân

III. KẾT ĐOẠN: đánh giá chung về hiện


III. KẾT ĐOẠN: đánh giá chung về hiện tượng.
tượng.

Ví dụ mẫu :
Viết đoạn văn từ 10-12 câu trình bày suy nghĩ về “Lòng khiêm tốn”
GỢI Ý
Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề và bộc lộ quan điểm, thái độ.
Trong cuộc sống, con người có nhiều phẩm chất đáng quý như: lòng nhân ái,
lòng vị tha, lòng tự trọng, ý chí nghị lực, niềm tin … trong đó khiêm tốn là phẩm
chất quý báu của con người.
Thân đoạn:
1. Giải thích.
- Khiêm tốn: có nghĩa là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mức trong
việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn người.
- Người khiêm tốn luôn nhã nhặn, nhún nhường, tiếp thu ý kiến của
người khác, không cho rằng mình giỏi
2. Vai trò:
- Khiêm tốn là một phẩm chất đáng quý của con người.
- Người khiêm tốn luôn được mọi người tôn trọng, tin tưởng, giúp đỡ chân
thành.
- Sự khiêm tốn giúp ta đánh giá đúng bản thân, cố gắng học hỏi, mở rộng tầm hiểu
biết từ đó sẽ không ngừng tiến bộ và thành công
.- Khiêm tốn còn tạo nên các mối quan hệ tốt đẹp bởi người khiêm tốn sẽ dễ nói
lời cảm ơn, xin lỗi từ đó tránh được các mâu thuẫn không đáng có.
3. Phản đề: Phê phán các vấn đề trái ngược.
- Phân biệt: Khiêm tốn khác với tự ti, nhút nhát. Khiêm tốn là không
tự đề cao mình và tôn trọng người khác còn tự ti là tâm lí thấy mình
nhỏ bé, thua chị kém em. Khiêm tốn là nền tảng của sự thành công còn
tự ti là gốc rễ của sự thất bại.
4. Bài học: nhận thức và hành động.
Kết đoạn : Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân.
Tóm lại khiêm tốn là một phẩm chất hết sức cần thiết và có nhiều tác dụng to lớn
với mỗi con người . Mỗi chúng ta cần ý thức được phẩm chất của mình trong đời
sống. Luôn rèn luyện để bản thân có lối sống thật chuẩn mực, có nhân cách và
phẩm giá đúng nghĩa một con người.
Dàn ý thuyết minh về một thứ đồ dùng
Mở bài
Giới thiệu về đồ dùng mà em sẽ thuyết minh
Thân bài
+ Nguồn gốc, xuất xứ, người phát minh?
+ Cấu tạo của đồ dùng đó bao gồm những bộ phận nào? (cấu tạo bên ngoài, cấu tạo
bên trong)
+ Cách sử dụng đồ dùng đó như thế nào là đúng, là tốt?
+ Cách bảo quản đồ dùng đó như thế nào là tốt?
+ Ý nghĩa của đồ dùng trong cuộc sống của em?
+ Cảm nghĩ của em về đồ dùng đó?
Kết bài:
Khẳng định vai trò của đồ dùng đó
Ví dụ : Thuyết minh về chiếc đồng hồ
DÀN Ý
1. Mở bài: “Thời gian quý hơn vàng”. Ý thức được điều đó, từ xưa con người đã
trân trọng và có nhiều cách thức để đo đếm thời gian. Trong đó, đồng hồ là một
phát minh đầy sáng tạo và ý nghĩa. Chiếc đồng hồ vẫn luôn là người bạn thân thiết,
gắn bó với mỗi người trong cuộc sống hằng ngày. Với tôi, chiếc đồng hồ báo thức
lại càng đặc biệt hơn bởi nó là món quà sinh nhật tôi được tặng từ người bạn thân
thiết nhất.
2. Thân bài
- Xuất xứ:
Chiếc đồng hồ của tôi có xuất xứ từ Hong Kong và thuộc loại đồng hồ Analog.
- Phân loại:
Gọi như thế để phân biệt với đồng hồ số, tức đồng hồ điện tử và đồng hồ kĩ thuật
số, hiển thị được cả ngày, tháng, năm bằng chữ rất thông dụng hiện nay.
- Hình dáng:
Chiếc đồng hồ không có kích cỡ to lớn, không có cấu tạo quá phức tạp hay cũng
không quá sang trọng, cầu kì. vẻ ngoài của nó khá giản dị và xinh xắn. Bao phủ
toàn bộ lớp vỏ nhựa bên ngoài chiếc đồng hồ là một màu xanh dương, bóng và đẹp
rất phù hợp với sở thích của tôi. Dưới cùng có hai chân bằng kim loại để đồng hồ
có thể đủng thẳng một cách tiện lợi mà không cần phải treo hay dựa vào vật gì
khác. Trên cùng có trang trí hai quả chuông bằng sắt và một cần kim loại có thể di
chuyển sang hai bên. Hai cái chuông này vừa khiến cho đồng hồ trông sinh động
hơn, vừa là bộ phận âm thanh quan trọng. Khi báo thức, chiếc cần này di chuyển
va vào hai quả chuông tạo ra tiếng chuông báo thức vô cùng hiệu quả. Trên hai quả
chuông còn đính thêm tay cầm để chiếc đồng hồ có thể treo được trên tường tùy
theo ý muốn của người sử dụng.
- Cấu tạo:
Về cấu tạo, chiếc đồng hồ báo thức bao gồm thần hộp, mặt số, tổ hợp kim, trục, hệ
thống truyền động, nguồn năng lượng và chuông báo. Thân hộp có nhiệm vụ bảo
vệ bộ máy đồng hồ, gồm thân chính, vành tròn, mặt kính và nắp phía sau. Hộp
đựng được làm bằng nhựa nên trọng lượng của đồng hồ được giảm nhẹ rất nhiều.
Mặt hiển thị ở mặt trước của hộp, có in hình logo của nhà sản xuất. Mặt trước đồng
hồ có hệ thống các số chỉ giờ, chỉ phút và các vạch nhỏ được phần cầm rất tỉ mỉ
giữa các số để có thể xác định chính xác thời gian.
Tổ hợp kim gồm kim giờ, kim phút, kim giây và kim báo thức. Cả ba chiếc kim
đều màu đen nhưng khác nhau về chức năng, kích thước và độ dài. Kim giờ to và
ngắn nhất, kim phút nhỏ hơn và dài hơn kim chỉ giờ, kim giây dài nhưng mảnh.
Ngoài ra còn có chiếc kim nhỏ xinh màu ghi thực hiện chức năng hẹn giờ. Tổ hợp
kim được gắn vào các trục đồng tâm. Các trục này được gắn với các bánh răng
tương ứng của bộ máy truyền động.
Bộ máy truyền động gồm bộ động lực, bộ chuyển động, bộ chỉnh động và bộ điều
hòa. Nguồn năng lượng của đồng hồ là hai viên pin tích điện duy trì hoạt động của
máy. Chiếc đồng hồ này thường sử dụng pin con thỏ, một loại pin rất thông dụng
và dễ mua, dễ tìm. Bộ phận quan trọng còn lại là chuông báo thức. Đây cũng là bộ
phận tôi yêu thích nhất ở chiếc đồng hồ. Dù gọi là đồng hồ báo thức nhưng chiếc
đồng hồ có thể nhắc nhở chúng ta rất nhiều công việc. Từ việc thức dậy mỗi ngày,
hẹn giờ học bài, hẹn giờ nấu ăn... Muốn cài đặt thời gian, ta chỉ việc xoay núm kim
hẹn giờ ở thân sau của hộp máy sau đó gạt phím bật báo thức về phía chữ “On”,
muốn tắt ta chỉ việc gạt sang phía chữ “Off”.
- Nguyên lí hoạt động:
Rất đơn giản và tiện lợi cho người dùng nhưng nguyên lí hoạt động của đồng hồ
báo thức lại không hề đơn giản chút nào. Năng lượng được nạp vào từ pin sẽ
truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau,
bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của bộ thoát để các bánh răng không bị hỗn loạn.
Trục của các bánh răng nối với các kim chỉ thời gian. Khi kim chỉ giờ trùng với
kim hẹn giờ, móc khóa cần gạt bên trên được mở, kích hoạt cần gạt phía trên
chuyển động về hai bên, chạm vào hai quả chuông và phát ra âm thanh báo thức.
- Công dụng:
Chiếc đồng hồ xinh xắn, tiện lợi giống như vị thần canh giữ thời gian, đảm bảo cho
tôi tránh những bất cẩn để không bị lãng phí thời giờ và là một người bạn thân thiết
ở bên tôi mỗi ngày. Không chỉ là một vật dụng hữu ích, chiếc đồng hồ báo thức
còn là một vật trang trí trên bàn học và là vật kỉ niệm hạnh phúc trong sinh nhật
dạ,qua của tôi. Nó mãi mãi gợi nhắc về người bạn thân thiết suốt thời thơ ấu của
tôi.
Cũng vì ý nghĩa đó, tôi luôn sử dụng và bảo quản món quà của mình rất cẩn thận.
Đồng hồ lúc nào cũng được đặt trên bàn học gọn gàng, ngăn nắp, thoáng mát.
Không bao giờ tôi để đồng hồ ở nơi ẩm thấp, nơi có nhiệt độ cao hoặc bụi bẩn vì sẽ
làm cho đồng hồ nhanh bị hư hỏng. Khi đồng hồ bị hỏng, tôi luôn tìm cách sữa hợp
lí, tốt nhất là nhờ đến bác thợ sửa đồng hồ. Để đồng hồ được bền lâu, cũng cần
thường xuyên lau bụi bẩn, bôi dầu và bảo quản cẩn thận.
3. Kết bài
Đã hơn một nghìn năm, kể từ khi tu sĩ Gerbert sáng chế ra chiếc đồng hồ bằng
máy, chiếc đồng hồ đã có nhiều cải tiến, biến đổi, ngày càng phù hợp hơn với nhu
cầu sử dụng của đông đảo mọi người. Công nghệ hiện đại phát triển, các chức năng
của điện thoại dần thay thế đồng hồ nhưng ý nghĩa báo hiệu thời gian của đồng hồ
vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí mọi người. Đối với tôi, chiếc đồng hồ không chỉ
nhắc nhở chúng ta về thời gian mà còn trở thành vật kỉ niệm đáng nhớ của tình bạn
chân thành.

Dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh


1. Mở bài
- Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Tên danh lam thắng cảnh mà em muốn giới
thiệu.
- Cảm nghĩ chung của em về danh lam thắng cảnh đó.
2. Thân bài
Giới thiệu khái quát:
- Vị trí địa lí, địa chỉ
- Khung cảnh bao quát
(Nếu có thể em hãy giới thiệu chi tiết cách thức đi tới danh lam thắng cảnh này.)
Lịch sử hình thành:
- Thời gian xây dựng, nguồn gốc hình thành
- Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác (nếu có)
Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật
- Cấu trúc khi nhìn từ xa
- Chi tiết từng đặc điểm đặc sắc và nổi bật nhất của danh lam thắng cảnh
(Tại đây cần sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả để người đọc có thể hình dung hình
ảnh của đối tượng thuyết minh một cách chi tiết và đặc sắc nhất.)
Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của đối tượng thuyết minh đối với:
- Địa phương
- Đất nước
3. Kết bài
- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của danh lam thắng cảnh mà em
thuyết minh ở trên đối với địa phương hoặc đất nước.

Ví dụ1 :Thuyết minh về di tích lịch sử Đền Hùng


Trong tiềm thức của mỗi người Việt Nam, về với Đền Hùng là cuộc hành hương
trở về nguồn cội, tìm lại những dấu ấn lịch sử hào hùng thời Vua Hùng dựng nước.
“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền
mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.” Cụm di tích Đền Hùng trên
một ngọn núi cao hùng vĩ. Bàn thờ Tổ được đặt trên ngọn núi Nùng (Nghĩa Lĩnh)
thuộc thôn cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Núi Nùng cao
175m nổi lên án ngự vùng đồi Phong Châu Bạch Hạc. Đền Hùng là tên chung chỉ
bốn ngôi đền và một ngôi lăng trên Núi Nùng. Từ cổng chính đi lên là Đền Hạ,
theo truyền thuyết đây là nơi bà u Cơ sinh một bọc trăm trứng nở ra một trăm
người con tạo thành sức mạnh Việt Nam. Lên nữa là Đền Trung nơi các vua Hùng
bàn việc nước với các Lạc hầu, Lạc tướng và trên đỉnh núi là Đền Thượng với bốn
chữ vàng “Nam Việt Triệu Tổ” (Tổ muôn đời nước Việt Nam). Đây là nơi Vua
Hùng thờ Thánh Gióng và làm lễ tế trời đất cầu mưa gió thuận hòa, mùa màng tươi
tốt, muôn dân ấm no. Cạnh Đền Thượng là ngôi Lăng nhỏ thường gọi là mộ Tổ
mang ý nghĩa tượng trưng. Từ Lăng đi xuống về hướng Đông, dưới chân núi là
Đền Gióng nơi xưa hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa con Vua Hùng thứ 18
soi gương nước trang điểm, vì thế giếng còn có tên là Giếng Ngọc. Giếng ấy nay ở
trong lòng đền.

Đứng trước Đền Thượng (đỉnh Hùng Sơn) nhìn ra tám phương bốn hướng, trải ra
trước mắt một vùng trung du tươi đẹp và bạt ngàn đồi cây xanh tốt, lấp lánh ánh
nước ngã ba sông. Những ngôi nhà mới và những nhà máy mọc lên khiến cho cảnh
vật thêm sinh động. Con người cảm thấy thực sự nhỏ bé trước cảnh thiên nhiên
hùng vĩ nơi đây. Sự đổi thay của đất và người Phú Thọ đã tô điểm thêm vẻ đẹp cho
khu di tích Đền Hùng lịch sử. Sừng sững phía Đông là dãy Tam Đảo chạy dài như
bức trường thành. Phía Tây chót vót ngọn Tản Viên trấn ngự. Sông Đà, sông Lô,
sông Thao hợp nước chầu về Đền Hùng càng làm tăng vẻ hùng vĩ cho khu di tích:
“Xem địa thê trùng trùng long hổ Tả đảo Sơn mà hữu Tản Viên Lô, Đà hai nước
hai bên Giữa sông Thao thủy dòng trên Nhị Hà” Cố đô Văn Lang xưa, Nghĩa Lĩnh
– Việt Trì là cái nôi của huyền thoại. Sông núi cỏ cây mang nặng hồn đất nước,
đem đến cho khách thập phương những câu chuyện nửa thực nửa hư mà rất đẹp.
Làng Lúa xưa là nơi Vua Hùng dạy dân trồng lúa. Các xã dọc sông Lô là nơi Vua
Hùng đi săn cùng các Lang và các Mỵ Nương. Làng Hương Trầm, xã Lâu Thượng
là nơi hoàng tử Lang Liêu làm ra bánh chưng, bánh dày dâng lễ chúc thọ Vua
Hùng.

Ngã ba sông là nơi Vua Hùng thứ 18 lập lầu kén rể chọn chồng cho công chúa, nơi
diễn ra cuộc so tài giữa thần Núi và thần Nước để giành người đẹp… “Tháng ba nô
nức hội đền/Là ngày giỗ Tổ bốn nghìn năm nay”. Về hội Đền Hùng là tìm về mảnh
đất chôn nhau cắt rốn, tìm về tuổi ấu thơ trong chiếc nôi với lời ru sông núi của mẹ
Âu Cơ; là nhớ về tổ tiên một thời lập quốc với dấu tích của một thời đại Vua Hùng,
về với Đền Hùng là về với nguồn cội, về với bản sắc văn hóa của người Việt Nam,
cùng cầu chúc mọi điều tốt đẹp đến với tất cả mọi người.

Ví dụ 2: Thuyết Minh Về Đầm Ao Châu Phú Thọ – nơi được mệnh danh là “Hạ
Long thu nhỏ” với cảnh sắc hữu tình.

Đầm Ao Châu Phú Thọ là một khu sinh thái nằm trên khu vực thị trấn Hạ Hòa và
các xã Ấm Hạ, Y Sơnvà Phụ Khánh, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Từ thị xã Phú
Thọ về đây khoảng 35 km. Còn nếu bạn xuất phát từ thành phố Việt Trì, khoảng
cách sẽ là 60 km.

Đầm Ao Châu được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng du lịch hấp dẫn nhờ kết
cấu địa hình hòn đảo, thảm thực vật phong phú cùng làn nước trong xanh, sạch sẽ.
Tuy ngày nay, nơi này đã và đang được phát triển du lịch một cách chuyên nghiệp
nhưng vẫn giữ được thần thái của một bức tranh thiên nhiên hoang sơ, thơ mộng.

Những du khách đã từng ghé thăm đầm Ao Châu Phú Thọ đều công nhận rằng,
danh xưng “Vịnh Hạ Long thu nhỏ” là hoàn toàn xứng đáng với địa danh du lịch
này. Tổng thể Ao Châu là một đầm nước lớn, có tổng diện tích khoảng 300 ha.
Trong đầm có khoảng 100 hòn đảo lớn nhỏ “bày binh bốt trận” khắp nơi, tạo nên
một bức tranh thiên nhiên đẹp tựa như Hạ Long khi nhìn từ trên cao.
Các hòn đảo trong đầm Ao Châu được bao phủ bởi một thảm thực vật dày đặc và
số lượng vô cùng đa dạng. Kết cấu các hòn đảo cũng không đều nhau, có hòn rất
nhỏ, có hòn rất lớn, cũng có hòn thấp bé và hòn cao lớn. Trong đó, hòn đảo có đỉnh
cao nhất được xác định là chiều cao lên đến 177 mét so với mặt biển. Tuy nhiên, so
với mặt nước hồ thì hòn đảo này chỉ cao khoảng 30m.

Điểm hấp dẫn của đầm Ao Châu Phú Thọ là xung quanh đầm có đến 99 ngách
nước đan xen, cài cắm vào trong các khe núi. Tất cả tạo nên một đầm nước hoang
sơ, mang đậm chất phóng khoáng của thiên nhiên đất trời.

Nước trong đầm lúc nào cũng dồi dào với độ sâu trung bình khoảng 3 mét. Ngoài
ra, có một số khu vực nước sâu lên đến 35 mét. Nhờ đó mà quanh năm, đầm luôn
có đầy đủ nước bất kể mùa mưa hay nắng.

Ngoài ra, lượng nước ổn định cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vật thủy
sinh phát triển. Đặc biệt, ở đây có rất nhiều động vật quý sinh sống như ba ba, rùa
vàng, giải và các loại cá. Đến đầm Ao Châu Phú Thọ vào mùa nào trong năm, bạn
cũng thấy nước trong phẳng lặng. Vào buổi sớm mai, nước trong hồ bàng bạc màu
sương.

Trưa và chiều là thời điểm nước chuyển màu trong xanh ngọc bích. Còn khi hoàng
hôn xuống, mặt hồ lại ánh lên gam màu tim tím, mang một nét đẹp lãng đãng mơ
màng, làm say mê bao con tim lữ khách. Xung quanh bờ Ao Châu là những khu
vườn trồng cây ăn quả của người dân địa phương như vải, nhãn, bưởi, khế,… tạo
nên một khung cảnh mướt mát, yên bình, rất lý tưởng cho các trải nghiệm du lịch
sinh thái.

Ngoài vẻ đẹp trữ tình mà thiên nhiên ban tặng, đầm Ao Châu còn gắn liền với câu
chuyện mà dân gian lưu truyền về vua Hùng. Truyền thuyết kể lại, xưa kia vua
Hùng Vương trong chuyến hành trình tìm đất đóng đô đã dừng chân lại đây vì cảm
mến vẻ đẹp phong thủy hữu tình cùng địa thế sông nước hài hòa.

Có lẽ vì câu chuyện này mà khi nhắc đến Ao Châu, ai nấy đều dành một niềm yêu
mến và trân trọng như một địa danh linh thiêng trên vùng đất tổ.

You might also like