Chương 1. Khái Quát Về Các Chất Có Hoạt Tính Sinh Học Từ Tự Nhiên

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

KHOA HÓA VÀ MÔI TRƯỜNG

BÀI GIẢNG
CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT CÓ HTSH TỪ THỰC VẬT

Giảng viên: TS. Cao Thị Huệ


Bộ môn: Công nghệ Sinh học

Hà Nội - 2021
Giảng viên học phần
1. Họ và tên: Cao Thị Huệ
2. Học vị: Tiến sỹ, chuyên ngành: Công nghệ Sinh học
3. Số điện thoại liên hệ: 0972.35.66.88
4. E-mail: caohue@tlu.edu.vn
Mục tiêu môn học
▪ Sinh viên nắm được phân loại các hợp chất tự nhiên,
đặc điểm cấu trúc, tính chất hóa học và hoạt tính sinh
học của các hợp chất tự nhiên;
▪ Nắm được nguyên lý, các phương pháp phân lập các
hợp chất tự nhiên; phương pháp xác định cấu trúc
hóa học và đánh giá hoạt tính sinh học các hợp chất
hữu cơ.
Cách đánh giá
1. Chuyên cần
2. Seminar theo nhóm
3. Điểm kiểm tra giữa kỳ
4. Điểm thi kết thúc học phần (thi trắc nghiệm)
Bài giảng môn:
Công nghệ các chất có HTSH

NỘI DUNG MÔN HỌC


Chương Nội dung
Chương 1 Khái quát về các chất có hoạt tính sinh học từ tự nhiên
Chương 2 Phân loại các hợp chất tự nhiên
Chương 3 Khảo sát hóa thực vật của một cây
Chương 4 Các kĩ thuật chiết tách các hợp chất có hoạt tính sinh
học từ thực vật
Chương 5 Kỹ thuật phân lập và tinh chế các hợp chất hữu cơ
Chương 6 Xác định cấu trúc phân tử của hợp chất hữu cơ
Chương 7 Các phương pháp đánh giá hoạt tính sinh học của hợp
chất hữu
Tài liệu tham khảo
1. Trần, Thu Hương : Giáo trình hoá học các hợp chất thiên nhiên
//Trần Thu Hương, Phan Minh Giang. - Hà Nội ::Bách khoa Hà
Nội,,2017.[ISBN 9786049503078] (#000021320).
2. Nguyễn Kim Phi Phụng. Phương pháp cô lập các hợp chất hữu
cơ, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2015.
3. Bài giảng của giảng viên.
Chương 1. Khái quát về các chất có hoạt tính
sinh học từ tự nhiên
1.1. Lịch sử và đối tượng nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên
1.2. Phân loại các hợp chất thiên nhiên
1.3. Sơ lược về sinh tổng hợp các hợp chất thứ cấp trong thực
vật
1.4. Vai trò của các hợp chất có hoạt tính sinh học từ thực vật

1.4.1. Các hợp chất có hoạt tính sinh học từ thiên nhiên là nguồn
chữa bệnh quan trọng
1.4.2. Ứng dụng các hợp chất có hoạt tính sinh học vào các lĩnh
vực khác
1.1. Lịch sử và đối tượng nghiên cứu các hợp chất thiên
nhiên
▪ Hợp chất tự nhiên là hợp chất hóa học hay chất được
tạo ra bởi sinh vật sống trong tự nhiên.
▪ Theo nghĩa rộng nhất, các sản phẩm tự nhiên bao gồm
bất kỳ chất được sản xuất ra (tự nhiên và nhân tạo) có
nghĩa là bao gồm cả sản phẩm tự nhiên cũng có thể
được chuẩn bị bằng cách tổng hợp hóa học (bán tổng
hợp hoặc tổng hợp mới hoàn toàn).
▪ Các sản phẩm tự nhiên bao gồm các hợp chất: chống
oxy hóa, kháng khuẩn, kháng nấm, các chất màu thực
phẩm, thuốc và thậm chí cả chất độc.
Metabolic pathways
Phân loại các hợp chất thiên nhiên
Không thể phân loại các sản phẩm thiên nhiên một cách cứng nhắc
do sự đa dạng lớn về cơ cấu, chức năng, và con đường sinh tổng
hợp.
Các hợp chất trao đổi thứ cấp thành năm lớp chính:
1. Terpenoids và steroid;
2. Các chất axit béo và polyketides;
3. Các alkaloids;
4. Các polypeptide không tham gia cấu tạo ribosome;
5. Các cofactor của các enzyme.

3 nhóm quan trọng : (1) terpenoids và steroid, (2) các polyketides


và (3) các alkaloids (các hợp chất chứa nitơ)
1.3. Sơ lược về sinh tổng hợp các hợp chất thứ cấp trong
thực vật
Trao đổi chất sơ cấp
Trao đổi chất thứ cấp
Các hợp chất tự nhiên: Có hơn 300.000 chất chuyển hóa thứ cấp tồn
tại, và chức năng chính của chúng là để tăng khả năng sống sót của một
sinh vật tổng hợp ra những chất này thông qua việc đẩy lùi hoặc thu hút
các sinh vật khác.

VD: Các nhóm hợp


chất alkaloids, các
chất kháng sinh, các
loại thuốc điều trị
mới, thuốc kháng
sinh, thuốc trừ sâu và
thuốc diệt cỏ.
Trao đổi chất thứ cấp
Một số khái niệm quan trọng
✓ Trao đổi chất: Là một loạt các phản ứng hóa học xảy ra trong
một tế bào thường được xúc tác bởi enzyme, ion kim loại,
vitamin, cofactor.
✓ Chất trao đổi: Là những chất đóng vai trò làm tiền chất hay
chất trung gian.
✓ Chất chống trao đổi (antimetabolite): Một chất được gọi là
chất chống trao đổi là chất có khả năng ức chế việc sử dụng
một chất chuyển hóa khác. Những chất như vậy thường có cấu
trúc tương tự với các chất chuyển hóa mà chúng can thiệp. Sự
hiện diện của các chất chống trao đổi có thể có tác dụng độc
hại đối với các tế bào, chẳng hạn như ngăn chặn sự tăng trưởng
và phân chia tế bào, do đó, những hợp chất này thường được sử
dụng trong hóa trị ung thư.
Một số khái niệm quan trọng

✓ Tập hợp các chất trao đổi (metabolome): Tất cả các chất
trao đổi được tạo ra trong tế bào, mô hoặc sinh vật ở
những điều kiện nhất định.
✓ Nghiên cứu trao đổi chất (metabolomics): Nghiên cứu
toàn bộ các phản ứng chuyển hóa và con đường chuyển
hóa trong tế bào, mô hoặc sinh vật ở những điều kiện nhất
định.
• Động vật
▪ Các loài động vật có nọc độc như rắn, nhện, bọ cạp, sâu bướm,
ong, ong bắp cày, rết, kiến, cóc, ếch và đã thu hút nhiều sự chú
ý.

▪ Nguyên nhân là do các thành phần nọc độc (peptide, enzyme,


nucleotide, chất béo, các amin sinh …) thường tác động rất
đặc hiệu với một số phân tử đích trong cơ thể (ví dụ như α-
bungarotoxin từ rắn hổ mang).

▪ Tương tự như ở thực vật, các hợp chất từ động vật có khả năng
giết chết hoặc làm tê liệt con mồi hoặc bảo vệ chống lại kẻ thù
để tăng khả năng sống sót và sinh sản.
• Nấm/vi nấm
• Một số loại thuốc chống nhiễm trùng bắt nguồn từ nấm bao gồm
penicillin từ Penicillium chrysogenum và các cephalosporin từ
Cephalosporium acremonium.
• Vi sinh vật, vi tảo
• Thực vật

Artemisinin Rutin
Tổng hợp hoàn toàn

✓ Các hợp chất tự nhiên cũng bao gồm các các chất nguồn gốc từ tổng
hợp hóa học.
✓ Nếu như không quá phức tạp, nhiều chất được tổng hợp tương đối
đơn giản và chi phí thấp.
✓ Trong một số trường hợp, cần có sự kết hợp giữa tổng hợp hóa học
và chuyển hóa trung gian bằng sinh học.

Ví dụ: penicillin, morphine, và paclitaxel được khai thác không


phải bằng cách tách chiết từ các nguồn tự nhiên như nấm hay
mô thực vật mà hiện nay chúng được tạo ra từ lên men các vi
sinh vật hoặc sử dụng các chủng sản xuất cải biến di truyền.
Bán tổng hợp
✓ Quá trình tách các sản phẩm tự nhiên từ nguồn của nó có thể rất tốn
tiền và thời gian hoặc nguồn tài nguyên thiên nhiên không còn nhiều
như trước đây để có thể khai thác. Ví dụ, người ta ước tính rằng vỏ
của toàn bộ một cây thủy tùng (Taxus brevifolia) sẽ phải được thu
hoạch và tách chiết với hiệu suất rất cao cũng chỉ đủ để sản xuất
paclitaxel đủ cho chỉ một liều duy nhất trong điều trị ung thư. Hơn
nữa, số lượng các cấu trúc có hoạt tính sinh học chỉ tồn tại với lượng
rất nhỏ nếu tách chiết từ tự nhiên do sự giới hạn bởi các sinh vật.
Bán tổng hợp (2)
✓ Trong trường hợp như vậy, cần thiết phải có một bước tổng hợp
trung gian ở giai đoạn giữa hoặc cuối để tạo ra được hơp chất mong
muốn. Quá trình này được gọi là bán tổng hợp hoặc tổng hợp một
phần. Với phương pháp này, quá trình sinh tổng hợp trung gian liên
quan đến việc thu sản phẩm/tiền chất rồi từ đó chuyển hóa sang dạng
sản phẩm cuối cùng có hoạt tính sinh học.
1.4. Vai trò của các hợp chất có hoạt tính sinh học từ
thực vật

▪ Thuốc chữa bệnh (ung thư, trợ tim, thần kinh…);


▪ Kháng sinh, kháng viêm;
▪ Chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch
▪ Diệt côn trùng, ký sinh;
▪ Hương liệu;
▪ Chất màu bổ sung thực phẩm.
Ứng dụng của Terpenoid

• Nước hoa, dầu thơm


• Dược phẩm (kháng viêm,
kháng khuẩn)
• Xua đuổi côn trùng
Ứng dụng của Flavonoid
• Chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa
động mạch, tai biến mạch, lão hoá, thoái hoá gan, tổn
thương do bức xạ.
• Chống độc, làm giảm thương tổn gan, bảo vệ chức
năng gan.
• Mỹ phẩm (chống UV, chống lão hóa hoặc làm
chậm quá trình lão hóa).
Ứng dụng của Alkaloid
✓ Có độc tính với nhiều sinh vật (hệ thống thần kinh và tuần hoàn)
✓ Các chất giảm đau hay gây tê (morphin hay codein), an thần, cũng
như trong một số ứng dụng khác.
✓ Tác dụng hạ huyết áp: reserpine, serpentin;
✓ Tác dụng chống ung thư: taxol, vinblastine, vincristine;
✓ Tác dụng diệt ký sinh trùng, diệt khuẩn: quinine, berberine, arecoline,
emetine…

You might also like