Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

Họ và tên: Tạ Bình Nhi

Lớp: 12 Văn
1. KHÁI NIỆM HỆ SINH THÁI

Hệ sinh thái là gì?


- Hệ sinh thái là một hệ thống mở hoàn chỉnh gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh
(các thành phần vô sinh như không khí, nước và đất khoáng).

Đặc điểm của hệ sinh thái


- Kích thước của hệ sinh thái rất đa dạng. Một hệ sinh thái có thể nhỏ như một giọt
nước áo, một bể cá cảnh. Hệ sinh thái lớn nhất là Trái Đất.

Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới có sự đa dạng cao


Rạn san hô là một hệ sinh thái biển có năng suất cao

Hệ thực vật vùng sa mạc Baja California, Cataviña, Mexico

- Các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi
trường tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
+ Ví dụ: Hệ sinh thái Trái Đất
Năng lượng, nước, nitơ và khoáng trong đất là thành phần phi sinh học thiết yếu của một
hệ sinh thái. Năng lượng được sử dụng bởi các hệ sinh thái đến chủ yếu từ mặt trời, thông
qua quá trình quang hợp. Quang hợp sử dụng năng lượng từ mặt trời và cũng cố định
CO2 từ khí quyển. Động vật cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự di chuyển của vật
chất và năng lượng trong các hệ sinh thái. Chúng ảnh hưởng đến lượng sinh khối của thực
vật và vi sinh vật có trong hệ thống. Khi chất hữu cơ bị phân giải sau khi sinh vật chết đi,
carbon lại được thải vào khí quyển. Quá trình này cũng tạo điều kiện cho việc quay vòng
dinh dưỡng bằng cách chuyển đổi các chất dinh dưỡng được dự trữ trong sinh khối ở các
sinh vật đã chết trở lại thành một dạng có thể được sử dụng lại bởi thực vật và các vi khuẩn
khác.
- Trao đổi chất và năng lượng luôn diễn ra giữa các cá thể trong quần xã và giữa quần xã
với sinh cảnh của chúng. Trong đó, quá trình “đồng hóa” tổng hợp chất hữu cơ do các
sinh vật tự dưỡng thực hiện và quá trình “dị hóa” do các sinh vật phân giải chất hữu cơ
thực hiện.

2. CÁC THÀNH PHẦN CẤU TRÚC CỦA HỆ SINH THÁI


Phân loại
1. Thành phần vô sinh
- Các yếu tố khí hậu (to, độ ẩm, ánh sáng, gió, lượng mưa,…)
- Các yếu tố thổ nhưỡng
- Nước
- Xác sinh vật trong môi trường

2. Thành phần hữu sinh


- Thực vật, động vật, vi sinh vật. Tuỳ theo quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái
mà xếp chúng thành 3 nhóm:
+ Nhóm sinh vật sản xuất: Còn được biết đến với tên gọi là sinh vật tự dưỡng, chủ
yếu là các thực vật màu xanh, có khả năng quang hợp. Các chức năng của nhóm
sinh vật này là các hợp chất hữu cơ glucid, protein,…được tổng hợp từ các chất vô
cơ có trong môi trường.
+ Nhóm sinh vật tiêu thụ: Gồm 3 bậc đó là 1,2,3. Nhóm này chủ yếu là động vật,
sinh vật tiêu thụ bậc 1 tiêu thụ trực tiếp các sinh vật sản xuất; sinh vật tiêu thụ bậc
2 sẽ ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1; sinh vật bậc 3 sẽ ăn sinh vật bậc 2.
+ Nhóm sinh vật phân giải: Là các loại sinh vật, động vật nhỏ hoặc sinh vật hoại
sinh,…có khả năng phân hủy chất hữu cơ. Nhóm này sẽ bao gồm các nhóm sinh vật
chuyển hóa chất vô cơ từ dạng này sang dạng khác. gồm vi khuẩn, nấm, một số
động vật không xương (giun đất, sâu bọ)

Chuỗi thức ăn và Lưới thức ăn


Một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan
hệ dinh dưỡng với nhau trong hệ sinh
thái tạo thành một chuỗi thức ăn, loài
đứng trước là thức ăn của loài đứng sau.
Mỗi loài được coi là một mắt xích trong
chuỗi thức ăn, vừa là sinh vật tiêu thụ
mắt xích phía trước nhưng cũng bị sinh
vật mắt xích phía sau tiêu thụ. Các chuỗi
thức ăn dày đặc tạo nên các mạng lưới
thức ăn.

Ví dụ của chuỗi thức ăn trong một hồ


nước ở Thụy Điển. Ó cá ăn cá chó, cá chó
ăn cá vược, cá vược ăn cá mương Âu, cá
mương Âu ăn tôm.

1. CÁC KIỂU HỆ SINH THÁI CHỦ YẾU TRÊN TRÁI ĐẤT


Các hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất gồm hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.

Hệ sinh thái tự nhiên: hệ sinh thái hình thành, phát triển theo quy luật tự nhiên, vẫn còn
giữ được các nét hoang sơ.

Hệ sinh thái tự nhiên bao gồm:

- Các hệ sinh thái trên cạn: hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hoang mạc, sa mạc, thảo
nguyên, savan đồng cỏ, rừng thông phương Bắc, rừng ôn đới, đồng rêu hàn đới.

Ví dụ:
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, gồm các thành phần cấu
trúc:

- Thành phần vô sinh: ánh sáng, độ ẩm, nước, đất,


đá, thảm mục…
- Sinh vật sản xuất: các cây gỗ nhỏ, vừa, to, cây leo,
cây bụi…
- Sinh vật tiêu thụ: hổ, báo, nai, hươu, chim, khỉ,
trâu, bò…
- Sinh vật phân giải: vi khuẩn, địa y, nấm, sâu bọ,
giun đất, vi khuẩn…

Hệ sinh thái sa mạc, gồm các thành phần cấu trúc:

- Thành phần vô sinh: cát, đất, gió, nước, nhiệt độ,


ánh sáng…
- Sinh vật sản xuất: cây bụi, cây xương rồng, cây
cọ…
- Sinh vật tiêu thụ: chuột, lạc đà, rắn, cáo…
- Sinh vật phân giải: giun, vi khuẩn…

- Các hệ sinh thái dưới nước:


+ Hệ sinh thái nước mặn (bao gồm cả vùng nước lợ): ở ven biển, vùng biển
khơi, những vùng ngập mặn.
+ Hệ sinh thái nước ngọt: hệ sinh thái nước chảy (suối, sông) và hệ sinh thái
nước đứng (hồ, ao).

You might also like