PWC Vietnam New Aml Law 2022 VN

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

Luật phòng, chống

rửa tiền năm 2022


Góc nhìn về những điểm đổi mới
Tháng 5, 2023

Luật Phòng, chống rửa tiền mới có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 03 năm 2023. Các tổ chức báo cáo cần
nhanh chóng thiết lập và hoàn thiện các quy định nội bộ
cũng như nâng cao năng lực nội bộ của tổ chức, đảm
bảo đáp ứng các yêu cầu tuân thủ và kỳ vọng của các
cơ quan quản lý tại Việt Nam, góp phần ngăn ngừa,
giảm thiểu và phòng chống tội phạm tài chính.

Giới thiệu
● Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (“NHNN”) đã ban hành Luật Phòng, chống rửa tiền (“Luật PCRT”) mới có
hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 03 năm 2023. Việc xây dựng Luật PCRT mới nhằm khắc phục và hoàn
thiện một số nội dung từ Luật PCRT năm 2012 và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về PCRT mà Việt
Nam có nghĩa vụ thực hiện.
● Luật PCRT mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền nói riêng và
công tác phòng, chống tội phạm nói chung. Luật PCRT mới cũng tập trung vào nội dung tăng cường hợp
tác quốc tế về PCRT để giữ cho hệ thống tài chính của Việt Nam an toàn và bảo mật. Bằng cách tăng
cường các biện pháp PCRT, Luật PCRT mới nhằm tạo ra một môi trường tài chính minh bạch và đáng tin
cậy hơn ở Việt Nam.

1
Luật PCRT
có gì mới?
1 Đối tượng báo cáo về PCRT

● Các tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán như
dịch vụ ví điện tử, dịch vụ thu hộ và thanh toán, đã được
chính thức quy định trong Luật PCRT mới. Ngoài ra,
Những thay đổi Luật PCRT mới đã bổ sung tên gọi của một số hoạt
động của tổ chức báo cáo trong một số lĩnh vực như
trong Luật PCRT chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, trò chơi có
mới có ý nghĩa thưởng, dịch vụ thỏa thuận pháp lý.

quan trọng đối với ● Các hoạt động kinh doanh mới có rủi ro về rửa tiền của
tổ chức báo cáo sẽ được quy định bởi Chính phủ.
tất cả các tổ chức
báo cáo trong công
tác cập nhật và
hoàn thiện các quy Đánh giá rủi ro về rửa tiền và
trình của tổ chức và
triển khai nhằm đáp
2 Phân loại khách hàng theo mức
độ rủi ro về rửa tiền

ứng các yêu cầu ● Các tổ chức báo cáo phải thực hiện đánh giá toàn diện
về rủi ro rửa tiền và xây dựng quy trình quản lý rủi ro
tuân thủ của Ngân về rửa tiền. Quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền bao
hàng Nhà nước gồm các quy tắc phân loại khách hàng theo mức độ rủi
ro thấp, trung bình, cao và các biện pháp áp dụng
(NHNN). Sau đây là tương ứng với các mức độ rủi ro của khách hàng liên
một số nội dung quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố và phổ biến vũ khí
hủy diệt hàng loạt.
thay đổi quan trọng.
● Thống đốc NHNN sẽ quy định các tiêu chí và phương
pháp thực hiện đánh giá rủi ro về rửa tiền đối với các
tổ chức báo cáo.

Date [View > Theme builder and edit/delete on very


Presentation Title [View > Theme builder and edit/delete on very top slide layout] top slide layout]

PwC
2
Luật PCRT
3 Nhận biết khách hàng

● Luật PCRT mới mở rộng phạm vi nhận biết khách hàng cho
một số đối tượng khách hàng và làm rõ yêu cầu về các thông
tin nhận biết khách hàng cho từng đối tượng khách hàng.
có gì mới? Ngoài ra, Luật PCRT mới cũng đã bổ sung yêu cầu thu thập
thông tin về “bản chất của mối quan hệ kinh doanh của khách
hàng với các tổ chức báo cáo” bên cạnh yêu cầu hiện có về
thu thập thông tin “mục đích của mối quan hệ kinh doanh của
khách hàng với đối tượng báo cáo”

4 Cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng


chính trị (PEP)

● Luật PCRT mới đã mở rộng định nghĩa về cá nhân nước


ngoài có ảnh hưởng chính trị. Theo đó, bên cạnh định
nghĩa hiện có về cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính
trị là người giữ chức vụ cấp cao trong các cơ quan, tổ chức
nước ngoài, Luật PCRT mới đã bổ sung “cá nhân có ảnh
hưởng chính trị bao gồm người giữ chức vụ cấp cao trong
các tổ chức quốc tế”.
● Liên quan đến các biện pháp kiểm soát PCRT, các tổ chức
báo cáo được yêu cầu áp dụng các biện pháp thích hợp để
xác minh nguồn gốc tài sản của khách hàng và chủ sở hữu
hưởng lợi là cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị và
những người có liên quan đến cá nhân nước ngoài có ảnh
hưởng chính trị.
● Luật PCRT mới không đưa ra quy định dành cho cá nhân
có ảnh hưởng chính trị trong nước.

5 Bên thứ ba / thuê tổ chức khác

● Luật PCRT mới đã thay thế thuật ngữ “hoạt động kinh doanh
qua giới thiệu” bằng thuật ngữ “bên thứ ba” hoặc “tổ chức
được thuê”, là bên thực hiện xác minh thông tin nhận biết
khách hàng và thực hiện nhận biết khách hàng thay mặt cho
tổ chức báo cáo, đồng thời quy định một số điều kiện mà
“bên thứ ba” hoặc “tổ chức được thuê” cần phải đáp ứng.
● Luật PCRT mới tiếp tục nhấn mạnh về trách nhiệm của tổ
chức báo cáo đối với kết quả xác minh thông tin nhận biết
khách hàng và kết quả nhận biết khách hàng được thực hiện
bởi bên thứ ba, bên cạnh đó, tổ chức báo cáo phải đảm bảo
rằng bên thứ ba thực hiện các nghĩa vụ bảo mật thông tin
Date [View > Theme builder and edit/delete on very
theo quy định của pháp luật có liên quan.
Presentation Title [View > Theme builder and edit/delete on very top slide layout] top slide layout]

PwC
3
Luật PCRT
có gì mới?

6 Minh bạch thông tin của thỏa


thuận pháp lý

● Khi các tổ chức báo cáo thực hiện nhận biết khách hàng
là bên nhận ủy thác, các tổ chức báo cáo cần yêu cầu
bên nhận ủy thác cung cấp các thông tin nhận dạng về
bên ủy thác, bên nhận ủy thác, người thụ hưởng, các bên
có liên quan (nếu có), cá nhân có quyền kiểm soát cuối
cùng đối với ủy thác.

7 Quan hệ ngân hàng đại lý

● Khi khách hàng của ngân hàng đối tác được phép thanh
toán thông qua tài khoản của ngân hàng đối tác mở tại tổ
chức báo cáo, tổ chức báo cáo phải bảo đảm ngân hàng
đối tác đã thực hiện đầy đủ việc nhận biết khách hàng và
có khả năng cung cấp thông tin nhận biết khách hàng
theo yêu cầu của tổ chức báo cáo.

Date [View > Theme builder and edit/delete on very


Presentation Title [View > Theme builder and edit/delete on very top slide layout] top slide layout]

PwC
4
Luật PCRT 8 Báo cáo giao dịch đáng ngờ (STR)
và các biện pháp tạm thời

● Luật PCRT mới đã đưa ra danh sách dấu hiệu đáng ngờ
có gì mới? cho các lĩnh vực khác nhau bao gồm lĩnh vực ngân hàng,
trung gian thanh toán, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ,
chứng khoán, kinh doanh trò chơi có thưởng và kinh
doanh bất động sản.
● Luật PCRT mới cũng làm rõ các yêu cầu về giao dịch
đáng ngờ khi tổ chức báo cáo có cơ sở hợp lý để nghi
ngờ tài sản trong giao dịch được thực hiện theo yêu cầu
của bị can, bị cáo, người bị kết án và tài sản đó thuộc
quyền sở hữu hoặc có nguồn gốc thuộc quyền sở hữu,
quyền kiểm soát của bị can, bị cáo, người bị kết án đó và
trường hợp các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh
sách đen. Theo đó, tổ chức báo cáo phải áp dụng ngay
biện pháp trì hoãn giao dịch đối với giao dịch đáng ngờ
trong trường hợp trên.
● Thời hạn áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch không quá
03 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu áp dụng. Tổ chức
báo cáo không phải chịu trách nhiệm pháp lý về những
hậu quả phát sinh khi áp dụng biện pháp trì hoãn giao
dịch theo đúng quy định.

9 Thời hạn báo cáo

Luật PCRT mới thay đổi một số quy định về thời hạn báo
cáo, cụ thể như sau:
● Tổ chức báo cáo phải báo cáo giao dịch có giá trị lớn và
giao dịch chuyển tiền điện tử trong thời hạn 01 ngày làm
việc kể từ ngày phát sinh giao dịch trong trường hợp báo
cáo bằng dữ liệu điện tử; trong thời hạn 02 ngày làm
việc kể từ ngày phát sinh giao dịch trong trường hợp báo
cáo bằng văn bản giấy.
● Tổ chức báo cáo phải báo cáo giao dịch đáng ngờ trong
thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch
hoặc trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức
báo cáo phát hiện được giao dịch đáng ngờ.
● Trường hợp phát hiện giao dịch đáng ngờ do khách
hàng yêu cầu có dấu hiệu liên quan đến tội phạm thì tổ
chức báo cáo phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và NHNN trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm
Date [View > Theme builder and edit/delete on very
Presentation Title [View > Theme builder and edit/delete on very top slide layout]phát hiện. top slide layout]

PwC
5
Các tổ chức báo cáo cần làm gì?
Dưới đây là một số khuyến nghị để các tổ chức cân nhắc khi triển khai Luật PCRT mới:

Khung chính sách / quy


Khung báo cáo
trình, vai trò và trách
quản trị hiệu quả
nhiệm, văn hóa Quản trị
rủi ro Rửa tiền, Tài trợ
khủng bố và Cấm vận Một khung báo cáo quản trị hiệu quả sẽ cung
cấp cho ban lãnh đạo cấp cao các thông tin kịp
vững mạnh: thời để đưa ra hành động phù hợp, cho phép
thực hiện giám sát hiệu quả, đồng thời hỗ trợ
● Sự giám sát chặt chẽ của ban lãnh đạo cấp thúc đẩy văn hóa Quản trị Rủi ro Rửa tiền, Tài
cao, cơ chế hợp tác, vai trò và nhiệm vụ được trợ khủng bố và Cấm vận vững mạnh trong toàn
thiết lập rõ ràng xuyên suốt ba tuyến bảo vệ. tổ chức và đảm bảo khung Quản trị Rủi ro Rửa
tiền, Tài trợ khủng bố và Cấm vận được thực
● Tổ chức báo cáo ban hành hướng dẫn nội bộ
hiện nhất quán trong tổ chức, thay vì là các quy
về đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố và
trình được thiết lập nhưng không thực hiện.
cấm vận và triển khai công tác đánh giá, cập
nhật rủi ro định kỳ và khi có thay đổi quan
trọng trong môi trường kinh doanh của tổ
chức. Điều này giúp tổ chức nhận thức đầy đủ Triển khai hiệu quả
về các mối đe dọa, tổn thương tiềm ẩn và có
thể đưa ra các hành động phù hợp để quản lý
Hệ thống PCRT
và giảm thiểu rủi ro.

● Cán bộ nhân viên của tổ chức báo cáo cần ● Việc tuân thủ (các) yêu cầu cấu trúc dữ liệu
nhận thức đầy đủ về các thay đổi trong quy sẽ đảm bảo nền tảng vững chắc cho công
định pháp luật và những tác động đối với tổ tác xây dựng, vận hành các kịch bản giám
chức, đồng thời cần được định kỳ đào tạo và sát giao dịch, hiển thị giao diện người dùng
cập nhật về bối cảnh rủi ro, cũng như kế và chức năng ứng dụng tổng thể của hệ
hoạch triển khai và các hành động của tổ thống PCRT.
chức liên quan đến quản lý rủi ro rửa tiền, tài
● Độ chính xác và tính đầy đủ của dữ liệu là
trợ khủng bố và cấm vận.
một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo tổ
chức triển khai hiệu quả công tác PCRT.

● Hệ thống PCRT cần có sự tương tác với các


ứng dụng chính và thứ cấp (upstream and
downstream applications), nhằm gửi và nhận
dữ liệu, như là tương tác với hệ thống ngân
hàng lõi, hệ thống quản lý sự vụ và hệ thống
quản trị thông tin (MIS).

● Tổ chức có đủ nguồn lực với các kỹ năng và


kinh nghiệm cần thiết để thực hiện đánh giá
hiệu quả và tinh chỉnh hệ thống, cũng là một
trong các yếu tố quan trọng để triển khai
thành công Date
hệ thống PCRT.
[View > Theme builder and edit/delete on very
Presentation Title [View > Theme builder and edit/delete on very top slide layout] top slide layout]

PwC
6
Các tổ chức báo cáo cần làm gì?
Dưới đây là một số khuyến nghị để các tổ chức cân nhắc khi triển khai Luật PCRT mới:

Công tác điều tra Chương trình thuê


hiệu quả ngoài hiệu quả

● Tổ chức cần đảm bảo các cán bộ nhân viên Tổ chức cần thiết lập chức năng quản trị và
tham gia xử lý các cảnh báo giao dịch đáng giám sát chặt chẽ các hoạt động được thuê
ngờ được khởi tạo từ hệ thống giám sát giao ngoài. Điều này nhằm đảm bảo nhà cung cấp
dịch có đầy đủ kỹ năng và kinh nghiệm, dịch vụ thuê ngoài (OSP) thực hiện các dịch vụ
nhằm xác định và đánh giá hoạt động tội theo tiêu chuẩn được yêu cầu trong quy định
phạm, đồng thời đưa ra các quyết định phù nội bộ của tổ chức và tuân thủ các quy định
hợp để đệ trình tiếp lên cấp cao hơn hoặc pháp luật về PCRT. Việc triển khai chương trình
thực hiện báo cáo theo quy định. thuê ngoài một cách hiệu quả có thể giải phóng
nguồn lực và cho phép các nhân lực dày dặn kỹ
● Tổ chức cần thiết lập một danh sách các tiêu
năng và kinh nghiệm về tuân thủ và quản lý rủi
chuẩn tối thiểu khi tiến hành điều tra một
ro tội phạm tài chính của tổ chức có thể tập
cảnh báo. Danh sách này sẽ giúp duy trì chất
trung vào các giao dịch và hoạt động có rủi ro
lượng và độ chính xác của các cuộc điều tra.
cao hơn.
Đồng thời, việc sử dụng hệ thống giám sát
giao dịch được thiết kế tốt, hiệu chỉnh và dựa
trên rủi ro sẽ cho phép các cán bộ điều tra
tập trung vào các kịch bản giám sát giao dịch
cụ thể đã kích hoạt cảnh báo rủi ro. Chương trình Bảo đảm
Chất lượng (QA) hiệu quả

● Để có một chương trình QA hiệu quả,


chương trình này phải tập trung vào rủi ro,
thay đổi tần suất và cường độ giám sát theo
mức độ rủi ro được xác định.

● Về cơ cấu quản trị và mô hình hoạt động cho


chương trình QA, chương trình này cần có
sự độc lập, có các luồng báo cáo phù hợp
để báo cáo lên ban lãnh đạo cấp cao về các
hạn chế / điểm yếu được xác định trong
khung Quản trị Rủi ro rửa tiền, Tài trợ khủng
bố và Cấm vận trên phạm vi toàn hàng.

● Một chương trình QA trưởng thành và vững


mạnh cũng sẽ thúc đẩy tư duy về
PCRT/CTTK và Cấm vận, và các chuẩn mực
đạo đức trong đội ngũ cán bộ nhân viên của
tổ chức.

Date [View > Theme builder and edit/delete on very


Presentation Title [View > Theme builder and edit/delete on very top slide layout] top slide layout]

PwC
7
Liên hệ
Bà Đinh Hồng Hạnh Ông Hiran Cabraal
Phó tổng giám đốc, Lãnh đạo Giám đốc, Dịch vụ QTRR Tội phạm
dịch vụ Tư vấn Tài chính, Tài Chính,
Công ty tư vấn PwC Việt Nam Công ty tư vấn PwC Việt Nam
dinh.hong.hanh@pwc.com cabraal.hiran@pwc.com

Bà Võ Tấn Bích Ngọc, CAMS Bà Hoàng Thị Quỳnh Phương


Trưởng phòng cao cấp, Dịch vụ Trưởng phòng cao cấp, Dịch vụ
QTRR Tội phạm Tài Chính, QTRR Tội phạm Tài Chính,
Công ty tư vấn PwC Việt Nam Công ty tư vấn PwC Việt Nam
vo.tan.bich.ngoc@pwc.com hoang.thi.quynh.phuong@pwc.com

Văn phòng PwC Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh Hà Nội


Tầng 8, Saigon Tower, Tầng 16, Tòa nhà Keangnam Landmark,
số 29 Lê Duẩn, quận 1, số 72 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm,
thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Hà Nội, Việt Nam
T: +84 28 3823 0796 T: +84 24 3946 2246

©2023 Công ty TNHH Tư vấn PricewaterhouseCoopers (Việt Nam). Bảo lưu mọi quyền.
Trong tài liệu này, “PwC” là Công ty TNHH Tư vấn PricewaterhouseCoopers (Việt Nam),
Date [View > Theme builder and edit/delete on very
và trong một số trường hợp có thể là mạng lưới PwC, trong đó mỗi công ty thành viên
Presentation Title [View > Theme builder and edit/delete on very top slide layout]

top slide layout]
một pháp nhân độc lập và riêng biệt. Vui lòng truy cập www.pwc.com/structure để biết
PwC
thêm chi tiết.

You might also like