Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

2.

Vì sao có sự mất cân bằng giới tính khi sinh ở các nước phương Đông như
Việt Nam? Tình trạng này sẽ để lại những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội
trong tương lai?

- Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở các nước phương Đông là do ảnh
hưởng lớn bởi quan niệm xã hội, phong tục tập quán,...

- Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ gây nên nhiều hậu quả như: mất
cân bằng nam - nữ, tệ nạn xã hội,...
6. Vì sao nói “gia tăng dân số tự nhiên là động lực gia tăng dân số thế giới?”
Động lực làm tăng dân số thế giới là do gia tăng dân số tự nhiên vì tỉ suất gia
tăng dân số tự nhiên là nhân tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng quyết định đến
sự biến động dân số của một quốc gia và trên toàn thế giới. vì nó là sự chệnh
lệch giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử. Nghĩa là khi tỷ lệ sinh trừ đi tỷ lệ tử cho ra kết
quả dương thì dân số gia tăng, còn kết quả âm thì dân số giảm.
7. Cơ cấu dân số trẻ và cơ cấu dân số già mang lại những thuận lợi và khó khăn
gì cho phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia?

- Cơ cấu dân số trẻ mang lại những thuận lợi đối với phát triển kinh tế - xã hội:

+ Lực lượng lao động dồi dào

+ Thu hút nguồn vốn đầu tư

+ Tạo nên thị trường tiêu thụ lớn mạnh, thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Cơ cấu dân số trẻ mang lại những khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội:

+ Tỉ lệ dân số phụ thuộc cao

+ Sức ép về vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở,...

+ Khó khăn trong việc giải quyết việc làm

+ Ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt.

- Cơ cấu dân số già mang lại những thuận lợi đối với phát triển kinh tế - xã hội:

+ Tỉ lệ dân số phụ thuộc ít

+ Lao động dày dặn kinh nghiệm


- Cơ cấu dân số già mang lại những khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội:

+ Người già nhiều, gánh nặng về phúc lợi xã hội

+ Sức ép lên vấn đề an sinh xã hội, y tế.

+ Thiếu lao động

8. Tại Sao nói đô thị hóa nếu không xuất phát từ quá trình công nghiệp hóa thì
sẽ dẫn đến những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội?

Đô thị hóa chưa gắn liền với công nghiệp hóa , việc chuyển cư ồ ạt từ nông
thôn ra thành phố sẽ làm cho nguồn lao động nông thôn giảm, mất đi một
phần lớn nhân lực, từ đó dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã
hội.

9. Ngành chăn nuôi phát triển có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển
ngành trồng trọt và các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng?
- Ngành chăn nuôi phát triển thúc đẩy sự phát triển của ngành trồng trọt, do
ngành trồng trọt đảm bảo cơ sở thức ăn cho chăn nuôi, đồng thời ngành chăn
nuôi còn cung cấp phân bón, sức kéo cho ngành trồng trọt.
- Ngành chăn nuôi phát triển cũng thúc đẩy mở rộng quy mô, sản lượng của
các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; do
chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm, công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

10. Tại sao ở nước ta việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp được coi là nhiệm vụ
chiến lược hàng đầu?

Vì nước ta là 1 nước đang phát triển, dân số đông với hơn 94 triệu dân, nhu
cầu về lương thực thực phẩm cao nên đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp được
coi là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu.

11. Khi nói về hoạt động sản xuất nông nghiệp, tục ngữ Việt Nam có câu “nhất
nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"
a. Bằng kiến thức địa lí và vốn hiểu biết thực tế, hãy giải thích và phân tích câu
tục ngữ trên
- Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp (trồng
lúa nước) của nhân dân ta.
- Yếu tố nước phải là yếu tố quan trọng hàng đầu, nếu bị úng, hay bị hạn, mùa
vụ có thể bị thất thu hoàn toàn. Sau đó là vai trò quan trọng của phân bón. Yếu
tố cần cù, tích cực chỉ đóng vai trò thứ ba. Giống đóng vai trò thứ tư. Tuy
nhiên, nếu ba yếu tố trên ngang nhau, ai có giống tốt, giống mới thì người đó
sẽ thu hoạch được nhiều hơn.
- Câu tục ngữ nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu,
nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không tràn lan, nhất là khi khả năng đầu tư có
hạn.
b. Trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, câu tục ngữ đó còn hoàn toàn đúng
như vậy không? Định hướng phát triển nông nghiệp hiện nay là gì?

12. Tại sao ở phần lớn các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi chiếm tỉ
trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp?
- Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn
thức ăn, đặc biệt là thức ăn từ ngành trồng trọt.
- Trong khi ở các nước đang phát triển, lương thực sản xuất ra để đáp ứng nhu
cầu của con người (do đông dân) nên lương thực dành cho chăn nuôi rất ít đã
làm hạn chế sự phát triển ngành chăn nuôi.
⟹ Vì vậy, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất
nông nghiệp.

You might also like