Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 30

Y Đức - Khoa học hành vi

Cre: Trần Quốc Trung - Y2021A

ĐẠI CƯƠNG VỀ KHOA HỌC HÀNH VI


VÀ HÀNH VI SỨC KHỎE
Mục tiêu
Trình bày được:

1)Tầm quan trọng của: KHHV <==> Chăm sóc sức khỏe

2)Các khái niệm


a)Hành vi

b)Nhân cách

c)Tiến trình xã hội hóa


d)Hành vi sức khỏe

Phân tích được:

1)Các yếu tố ảnh hưởng đến

a)Việc hình thành nhân cách

Y Đức - Khoa học hành vi 1


b)Hành vi sức khỏe

2) Sự cần thiết của cái nhìn toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi sức khỏe

Khoa học hành vi (Behavioral Science)


Khái niệm KHHV
Một ngành khoa học nghiên cứu về:
Actions - Hành động

Reactions - Phản ứng

của con người và động vật thông qua:

Hai phương pháp:

Observation - Quan sát


Experiment - Thực nghiệm

Bạn có biết: So sánh giữa action và reaction? (Ngoài lề)


Action (Hành động) là những gì bạn làm, có sự chuyển động của
các bắp cơ.

Reaction (Phản ứng) là một action hoặc là một phản ứng tâm lý
để phản hồi lại với kích thích.

Một hành động sẽ luôn biểu hiện ra bên ngoài.

Một phản ứng có thể ẩn ở bên trong.

Hiện trạng: Con người hiện tại phải đương đầu với rất
nhiều vấn đề sức khoẻ.
1/Các bệnh truyền nhiễm

2/Các bệnh mạn tính không lây

3/Tai nạn và thương tích

4/Lối sống và dinh dưỡng không lành mạnh


5/Dị tật bẩm sinh

Vậy nguyên nhân chủ yếu, mấu chốt là do đâu?

HÀNH VI CỦA CON NGƯỜI !!!!!!

Y Đức - Khoa học hành vi 2


Ai là người sẽ tư vấn, ngăn chặn và tuyên truyền???

Mọi người, đặc biệt người thầy thuốc là chỗ dựa uy tín nhất!

Cộng thêm vấn đề sức khỏe ngày càng phức tạp và đa dạng
⇒ Đòi hỏi người thầy thuốc phải hiểu biết về:

1)Hành vi

2)Hành vi sức khỏe

3)Các yếu tố ảnh hưởng, liên quan đến hành vi

Hành vi (Behavior)
Khái niệm

1)Là cách thức mà một người:

Act - Hành động


Behave - Hành xử

2)Là các

Actions - Hành động

Reactions - Phản ứng

của một người (hoặc động vật) để đáp ứng với:

External stimuli - Kích thích bên ngoài

Internal stimuli - Kích thích bên trong

⇒Như vậy:
Hành vi là ứng xử(hành động và phản ứng) của một người (động
vật) trước một kích thích bên trong hoặc bên ngoài.

Hình thức tồn tại

Một hành vi có thể:

Ẩn bên trong (Covert) - Vd: Behave (Hành xử)


Biểu hiện ra bên ngoài (overt) - Vd: Act (Hành động)

Tự ý hoặc vô ý - Vd: Reactions and Behaviors (Hành động và phản


ứng)

Chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố

Y Đức - Khoa học hành vi 3


⇒ Được nghiên cứu dưới rất nhiều góc nhìn, nhãn quan khác
nhau bởi các ngành khoa học xã hội khác nhau

⇒ Cái nhìn toàn diện


Mô hình Triandis

Môi trường xã hội(Yếu tố xã hội khách quan) sẽ nhập tâm, trở


thành các chuẩn mực xã hội đã nhập tâm
Cùng với kiến thức và kinh nghiệm sẵn có, con người sẽ suy xét
lợi hại
Các chuẩn mực xã hội, suy xét lợi hại và cảm xúc tình cảm tạo
thành:

Ý ĐỊNH, cùng với bản năng, thói quen và trạng thái thể
chất, ý chí kèm theo nguồn lực môi trường (tự nhiên hoặc
xã hội)

⇒Bộc lộ thành Hành vi

Nhân cách(Personality)
Khái niệm

Tổng hợp những đặc trưng về mặt:


Behavior - Hành vi

Y Đức - Khoa học hành vi 4


Emotion - Cảm xúc

của một người cụ thể

Khuôn mẫu liền mạch qua thời gian và không gian giữa 4 yếu tố
ABCD:

A
Affect - Cảm xúc

B
Behavior - Hành vi

C
Cognition - Nhận thức

D
Desires - Ham muốn

Tính chất:

1.Không ngừng phát triển và tự tổ chức ⇒ Tự học, tự phát triển


2.Định hình và thích nghi theo cách riêng với sự thay đổi của môi
trường

⇒Môi trường thay đổi thì nhân cách luôn thay đổi
(Theo Robert Cloninger)

Nguồn gốc của nhân cách

Free will - Tự do ý chí

Trường phái 1: Muốn làm thì làm , không thì thôi


Trường phái 2: “A man can do what he wills, but cannot will
what he wills”

Muốn thì làm nhưng không kiểm soát được ý muốn


Vd: Đứa trẻ sinh ra chưa có ý muốn làm trộm, nhưng do xã hội
nhào nặn nên nó đã trở thành ăn trộm, an cướp.
Giết người cướp của phạt nặng hơn cướp của giết người !!!

Có 2 yếu tố làm cho nhân cách người này khác người khác
Yếu tố bên trong: Thể chất, cơ địa, khí chất, ...

Y Đức - Khoa học hành vi 5


Yếu tố bên ngoài: Tác động của văn hóa, môi trường, giáo dục,
thông tin, ...

Trong đó người ta học lấy các chuẩn mực ứng xử thông


qua:
Bắt chước

Được dạy dỗ
Được khơi gợi

...

XÃ HỘI HÓA:
!!!! LƯU Ý: Đây không phải là “Xã hội hóa” ta thường thấy trong
đời sống hiện nay có nghĩa là lôi cuốn mọi người trong xã hội
tham gia, còn được gọi là
vận động xã hội(social mobilization). !!!!

1.Nhân cách không tự nhiên mà có

2.Là kết quả của quá trình tương tác(Interact) giữa:

Cá nhân ↔ Môi trường tự nhiên và Môi trường xã hội


diễn ra từ lúc mới sinh

⇒Chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường văn hóa:


Nhiều chuẩn mực, giá trị văn hóa theo thời gian được
nhập tâm hay nội tâm hóa(internalization) thành của
bản thân:
Vd: Mẹ chồng phép tắc với con dâu, thì con dâu sẽ có
thể áp dụng phép tắc lên vợ của con mình (con dâu
của mình)

Thông qua kinh nghiệm bản thân, suy nghĩ riêng,


những chuẩn mực và giá trị văn hóa trên mang sắc thái
riêng, cá nhân hóa.

3.Diễn ra suốt đời người, qua đó cá nhân:

Phát triển những tiềm năng về nhân tính của mình

Học tập các khuôn mẫu văn hóa

4.Diễn ra không đều ở các lứa tuổi

Y Đức - Khoa học hành vi 6


Mạnh mẽ ở tuổi trẻ

Càng lớn tuổi, thần kinh kém linh hoạt, khả năng tiếp
thu những chuẩn mực, giá trị mới khó hơn

5.Sốc văn hóa - Cultural Shock

Hiện tương cá nhân không dung nạp được những


chuẩn mực, giá trị văn hóa QUÁ khác biệt, có thể do:
Di dân - Thay đổi môi trường sống đột ngột

Tiếp xúc đột ngột với một nhóm có những chuẩn mực văn
hóa khác xa

6.Tái xã hội hóa - Re-socialization

Là một quá trình “tái huấn luyện” về mặt

Tâm thần - Mental

Cảm xúc - Emotion

Nhằm để họ có thể hoạt động trong một môi trường


khác với môi trường họ quen thuộc trước đây

Ví dụ: Thường các sách ngoại ngữ sẽ quảng bá một


số văn hóa nước họ, nhằm để người học thích nghi
và sẽ không bị sốc khi đi du lịch qua nền văn hoá đó.

7.Xã hội hóa nghề nghiệp

Là quá trình trong đó cá nhân:

Học tập các khuôn mẫu đặc thù riêng của ngành
nghề

Khuôn mẫu suy nghĩ - Cách nghĩ


Khuôn mẫu ứng xử - Cách làm

Việc chọn một:

Nghề - Profession / Mission (Sứ mạng)


Nghiệp - Vocation / Calling (Ơn gọi)

Hoạt động cả cuộc đời cần xuất phát từ một sự:

THÔI THÚC BÊN TRONG

7 đặc điểm nhân cách một thầy thuốc cần có:

Y Đức - Khoa học hành vi 7


1. Ước muốn phục vụ bệnh nhân

2. Động lực tự thân

3. Có thể sống sót`với áp lực và những giờ học tập và


làm việc kéo dài

4. Thái độ lâm sáng tốt (Chưa cần kỹ năng tốt !)

5. Ổn định về cảm xúc

6. Khả năng quyết định trong trường hợp cấp cứu

7. Mong muốn học tập lâu dài suốt cả cuộc đời y nghiệp
của mình

10 nét nhân cách của một dược sĩ giỏi:

1. Trí nhớ tốt

2. Khả năng giải thích chính xác các đơn thuốc

3. Chi tiết, tỉ mỉ

4. Có óc kinh doanh

5. Phục vụ như một nhà giáo dục tuyến đầu

6. Giàu kiến thức

7. Tốt bụng

8. Kiên nhẫn

9. Thấu cảm

10. Khiêm tốn

Gieo ý nghĩ, gặt hành động

Gieo hành động, gặt thói quen


Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Stephen R.Covey (Thực ra chả biết tác giả nào


=))) )

Khí chất (Temperament)

Y Đức - Khoa học hành vi 8


Là cách đặc trưng mà một người cụ thể nào đó:

Suy nghĩ

Hành xử
Phản ứng

Khí chất là xu hướng ứng xử hoặc các loại cảm xúc có xu hướng
thể hiện.
Là cách các bạn thường sẽ ứng xử như thế nào, là loại cảm xúc
nào mà bạn thường sẽ bộc lô ra

Bốn khí chất của Hippocrate:


Máu(Sanguine) - Nhiệt huyết

Dịch(Phlegmatic) - Điềm tĩnh

Mật vàng(Choleric) - Nóng nảy

Mật đen(Melancholic) - U Sấu

Nét nhân cách (Personality trait)


Một đặc điểm phân biệt của một người

Tính cách (Character)

Sự kết hợp của các đặc điểm:

1.Tinh thần
2.Hành vi

Phân biệt một người hoặc một nhóm ⇒Đây là một nét nhân
cách

Trắc nghiệm khí chất và tính cách TCI

Do: Robert Cloninger và cộng sự đưa ra

Liên quan mật thiết đến trắc nghiệm:

Eysenck

Mô hình 5 nét nhân cách

Phân biệt 2 loại nét nhân cách:

4 thuộc về khí chất - ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố Sinh


học (Biological)

Y Đức - Khoa học hành vi 9


1.Novelty Seeking(NS) - Tìm kiếm cái mới

2.Reward Dependence(RD) - Ảnh hưởng, lệ thuộc, ưa


thích
phần thưởng

3.Persistence(PS) - Kiên định

4.Harm Avoidance(HA) - Tránh né nguy hiểm

3 thuộc về tính cách - ảnh hưởng nhiều bởi Giáo dục


(Educational)

Self-Directedness (SD) - Hướng bản thân


Cooperativeness (CO) - Hợp tác

Self - Transcendence(ST) - Vượt qua bản thân (Hướng


về người khác)

Hành vi liên quan đến sức khỏe


Phân loại theo tác động đối với sức khỏe:

Hành vi có lợi cho sức khỏe:


Tập thể dục, dinh dưỡng cân bằng, giữ gìn vệ sinh cá nhân, tuân
thủ quy tắc 5K, ...

Hành vi không lợi không hại:

Quăng răng sữa lên mái nhà, ...

Hành vi có hại cho sức khoe:

Hút thuốc lá, ăn nhiều chất béo có hại, bỏ điề trị giữa chừng, Chơi
game quá 180 phút v:, học quá nhiều mà không giải trí, mất ngủ,
...

Phân loại theo tiềm năng gây ra hậu quả

Hành vi an toàn: Không gây hại cho bản thân và người khác

Dừng đèn đỏ và vàng trước vạch trắng đến khi hết tín hiệu đèn đỏ

Hành vi nguy cơ: Hành vi có tiềm năng gây hại cho bản thân
hoặc người khác

Khi đèn vàng mà vẫn có chạy qua

Y Đức - Khoa học hành vi 10


Hành vi nguy cơ cao: Hành vi có tiêm năng gây hại cực lớn
cho bản thân hoặc người xung quanh
Vượt đèn đỏ

Cái nhìn toàn diện - Holistic view


Còn gọi là cái nhìn mắt chim(bird-eye view), là điều quan trọng mà các
chương trình sức khỏe hiện nay trên thế giới cố gắng đạt tới

Việc xem xét, lý giải vẫn đề sức khỏe từ nhiều góc độ:

1. Tâm lý học

2. Xã hội học

3. Nhân chủng học văn hóa

4. Kinh tế học

Giúp thầy thuốc:

Nhận thức rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe

Có những biện pháp can thiệp hữu hiệu hơn để cải thiện những
vấn đề sức khỏe liên quan đến hành vi của con người

HÀNH VI SỨC KHỎE DƯỚI GÓC ĐỘ


VĂN HÓA
Mục tiêu học tập
Trình bày được các khái niệm và quan điểm cơ bản về văn
hóa

Trình bày được những cách thức ảnh hưởng của văn hóa
lên sức khỏe

Ứng dụng vào việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi sức khỏe

Văn hóa

Y Đức - Khoa học hành vi 11


Khái niệm
Cho đến nay có hàng trăm định nghĩa:

Một trong những định nghĩa sớm nhất về văn hóa là của:

E.B.Tylor (1871), theo ông văn hóa là:

Phức hợp tổng thể

Bao gồm kiến thức, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, luật
pháp, tập quán và tất cả những khả năng, thói quen khác
Qua đó, con người thu nhận được với vị trí là thành viên
của xã hội

“Văn hóa là phần môi trường do con người tạo ra”

Herskovits(1955). Bao gồm:

Vật thể (materials): Những cái nhìn thấy được

Tư liệu sản xuất, kiến trúc, tác phẩm nghệ thuật, quần áo, nhà
sàn, fast foods,...

Phi vật thể (non-materials): Những cái không nhìn thấy


được

Phong tục, ý thức hệ, tín ngưỡng, tôn giáo, ...

Keesing - 1981

Hệ thống những ý tưởng, quan niệm, quy tắc và ý nghĩa

Thể hiện qua Cách con người sống

Tục lệ, phong tục và tập quán (Customs)


1. Thói quen hình thành từ lâu

2. Trở thành nếp trong đời sống xã hội của một cộng đồng dân cư

3. Được mọi người trong cộng đồng đó công nhận và làm theo

Nguồn gốc
Là: SẢN PHẨM CỦA QUÁ TRÌNH THÍCH NGHI của con người với
môi trường sống bao gồm:

Môi trường tự nhiên


Nhà sàn - Tránh thú dữ

Y Đức - Khoa học hành vi 12


Môi trường xã hội

Fast foods - Đời sống bận rộn


Dòng chữ khuyến cáo khi quảng cáo sữa - Do Bộ y tế bắt buộc

Động lực thay đổi


Văn hóa không phải bất biến ⇒ Luôn thay đổi theo thời gian
Động lực của sự thay đổi do 3 yếu tố:

Đổi mới - Innovations


Phát minh - Inventions
Khuếch tán - Diffusion qua lại giữa các nền văn hóa khác nhau

Hai quan điểm chính về văn hóa:


Chủng tộc trung tâm

Xem nền văn hóa của mình là nhất

Chủ nghĩa thực dân - Colonialism

Tương đối văn hóa


Coi tất cả nền văn hóa đều có tính tương đối
Có thể thích hợp trong hoàn cảnh xả hội này nhưng lại không chắc
thích hợp với hoàn cảnh tự nhiên, xã hội khác
Không có nên văn hóa nào là cao hơn nền văn hóa khác một
cách tuyệt đối, tức là sẽ có điểm hơn và điểm thua với một nền văn
hóa bất kỳ

Những yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến hành vi


sức khỏe
Nhận thức văn hóa về cơ thể và sức khỏe - bệnh tật (ill -
health)
Nhận thức và niềm tin về hình dáng bên ngoài

Các nhóm khác nhau (dân tộc, giới tính, tuổi tác, tầng lớp xã
hội,...) có nhận thức, niềm tin về vẻ ngoài khác nhau ⇒ hành vi
ứng xử khác nhau

Y Đức - Khoa học hành vi 13


Một cái sẹo ở mặt ở người phụ nữ quan trọng hơn rất nhiều so
với nam giới

Nhận thức và niềm tin về cấu trúc bên trong

Các nhóm khác nhau, kể cả các cá nhân khác nhau có những


nhận thức và niềm tin khác nhau về cấu trúc bên trong cơ thể
Quan niệm y sinh học phương Tây, phương Đông khác nhau.

Có sơ đồ biểu diễn cơ thể trong đó các chức năng của các cơ


quan liên hệ với nhau bằng ống dẫn.

Nhận thức và niềm tin về chức năng của các cơ quan bên trong
cơ thể
Các nhóm và các cá nhân khác nhau nhận thức khác nhau về
mục này

Nhân thức văn hóa về bệnh tật


Những nhận thức và niềm tin này hết sức đa dạng.
Thay đổi theo không gian, thời gian và quan niệm của từng cá nhân

Bao gồm nhận thức và niềm tin về:


Nguyên nhân
Cơ chế bệnh

Cách phòng ngừa


Cách chữa trị
Phục hồi

Các nhận thức, niềm tin này thường có mối liên hệ với nhau

Cảm cúm ⇒ Trúng gió ⇒ Đuổi gió (bắt gió, cạo gió, xông, cắt lễ,
...)

Tập hợp tất cả các nhận thức và niềm tin trên được Kleimann gọi là
mô hình giải thích (Explanatory model) của một cá nhân

MÔ HÌNH GIẢI THÍCH


Những người cùng sống trong một môi trường văn hóa có thể có
những mô hình giải thích TƯƠNG TỰ NHAU (tương tự không có
nghĩa là hoàn toàn giống nhau nha)

Y Đức - Khoa học hành vi 14


Thay đổi theo thời gian do những người xung quanh, nhân viên y tế,
phương tiện truyền thông, ...

Sự kỳ thị đối với một số tình trạng sức khỏe


Tùy theo văn hóa mỗi nơi, một số tình trạng sức khỏe có thể bị xã hội:

Kỳ thị - Stigmatisation
Là phân biệt đối xử chưa biểu hiện ra hành động

Đến từ cộng đồng hoặc chỉ đơn thuần là mặc cảm từ chính cá
nhân

Phân biệt đối xử - Discrimination

Những hành vi trên có thể gây ảnh hưởng tâm lý lên nạn nhân

Quan niệm văn hóa về thế giới


Giới nữ trên thế giới vẫn bị xem thường.

Bệnh dưới 3 góc nhìn khác nhau chính:


Illness - Góc nhìn bệnh nhân
Ý nghĩa mà bệnh nhân gán cho những biểu hiện chủ quan và khách
quan trong cơ thể của mình

Disease - Góc nhìn của thầy thuốc


Được chẩn đoán dựa trên một hệ thống phân loại nào đó trong Y học

Sickness - Góc nhìn của những người xung quanh


Ý nghĩa mà những người xung quanh gán cho những biểu hiện khách
quan của người bệnh
Vd: Bệnh nhân tâm thần không tự nhận mình là bị bệnh theo chẩn đoán của
bác sĩ
Những người xung quanh lại bảo là hậu quả của cha mẹ ăn ở thất đức

Các góc nhìn trên có thể trùng với các góc nhìn khác hoặc
không.

Y Đức - Khoa học hành vi 15


Thầy thuốc phải có sự hiểu biết toàn diện, quan tâm về các
góc nhìn này để có những ứng xử, hành vi phù hợp giúp
cho việc châm sóc sức khỏe cho cộng đồng tốt hơn.

HÀNH VI SỨC KHỎE DƯỚI GÓC ĐỘ XÃ


HỘI
Mục tiêu
Sau khi hoàn thành bài học, sinh viên có thể:
Trình bày được các khái niệm cơ bản về xã hội học

Phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố xã hội lên hành vi sức khỏe.

Xã hội học
Xã hội học sử dụng lần đầu tiên vào năm 1780
(Nhắc bài: Văn hóa lần đầu 1871)
Emmanuel Joseph Sieyès - Sociology

Societas - Xã hội
Socius - Người đồng hành
Logos - Môn học

(Theo Latinh và Hy lạp)

Khái niệm khác


August Comte dùng lại năm 1838

Emile Durkheim - “Sự kiện xã hội” - “Social Facts”


theo Emile Durkheim thì Xã hội học là khoa học nghiên cứu các
sự kiện xã hội(social facts).

Cấu trúc xã hội - Social Structure


Hệ thống bao gồm nhiều hệ thống nhỏ

Nhỏ dần đến đơn vị cơ bản là con người

Y Đức - Khoa học hành vi 16


Vd: Việt Nam → Tp.HCM → Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch → Sinh
Viên.
Nguyên chuỗi trên gọi là cấu trúc xã hội. Đơn vị cơ bản là sinh viên.

Quan hệ xã hội - Social Relation


Quan hệ được xác lập giữa các cộng đồng xã hội và các cá nhân

Với tư cách là chủ thể của hoạt động xã hội khác nhau.

Vd:
Đồng nai ↔ Tp.HCM
Sinh viên ↔ Giảng viên
Gia đình ↔ Nhà trường

Thiết chế xã hội - Social Institution


Các ràng buộc được xã hội chấp nhận.

Mọi cá nhân, nhóm cộng đồng và toàn thể xã hội chấp nhận và tuân
thủ.

Vd: Thiết chế giáo dục, y tế, giao thông, an toàn thực phẩm, ...

Phân tầng xã hội - Social Stratification


Vị trí của những con người

Trong một nhóm xã hội, một phạm trù, một vùng địa lý hoặc một đơn
vị xã hội nào đó.

Ví dụ: giai cấp, chủng tộc, dân tộc.

Xã hội học sức khỏe(Mục sau)

Xã hội học sức khỏe - Health Sociology


Khái quát
Ra đời những năm 1950s

Sử dụng cách tiếp cận của xã hội học (nhãn quan, lý thuyết, phương
pháp luận)

Nghiên cứu:

Y Đức - Khoa học hành vi 17


1. Vấn đề liên quan đến y tế

2. Sức khỏe và bệnh tật của con người.

Lịch sử
1950: Health Sociology là một ngành chính thức của xã hội học

1950 - 1970: Chưa được quan tâm

1970s : Hầu hết các nước trên thế giới đều trải qua giai đoạn cải cách
hệ thống chăm sóc sức khỏe.

1978: Hội nghị Alma Ata đưa ra cách tiếp cận “Chăm sóc sức khỏe
ban đầu”
⇒Ngành y tế quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực này
1978 - nay: Trở thành một ngành XHH CHUYÊN BIỆT lớn nhất ở Mỹ,
Anh, Úc, ... Và có một vị trí vững vàng.

Các lĩnh vực nghiên cứu (Nhân - quả !)


Nguyên nhân xã hội
Nghiên cứu cấu trúc xã hội, thiết chế xã hội, biến chuyển xã hội v.v...
ảnh hưởng gì đến hoạt động của hệ thống y tế, đến sức khỏe và các
bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe.

(Dàn ý câu trên: Nguyên nhân xã hội ảnh hưởng gì đến ...)

Hệ quả xã hội
Hệ quả xã hội của tình trạng sức khỏe

(Nghiện ma túy gây ra hệ quả gì cho xã hội?)

Các yếu tố quyết định sức khỏe - Health


determinants
“Là các yếu tố tác động dẫn đến sự thay đổi về sức khỏe
theo chiều hướng tốt lên hoặc xấu đi.”
(Daniel Reidpath, 2002)

⇒ Là các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe (có thể theo chiều hướng tốt lên
hoặc xấu đi)

Y Đức - Khoa học hành vi 18


Tại sao cần phân tích các YTQĐSK?
Để biết các yếu tố tác động làm thay đổi sức khỏe như thế nào.

Phục vụ cho việc thiết kế nghiên cứu: Xác định các biến số nghiên
cứu:
Xây dựng khung lý thuyết, Cây vấn đề, ...

Có cơ sở xây dựng, thực hiện các chương trình can thiệp dựa trên
việc
xác định các cấp độ can thiệp.

Ba cấp độ phân loại


Cấp độ vi mô - Downstream
Các yếu tố sinh học, vật lý, hóa học... (tác động trực tiếp làm thay đổi
sức khỏe)
Vd: Hormone, chất gây nghiện, ...

Cấp độ trung mô - Midstream

Lối sống, hành vi


Vd: Vượt đèn đỏ, hút thuốc lá, chơi ma túy đá, ...

Cấp độ vĩ mô - Upstream

Chính sách, cơ cấu kinh tế, xã hội, văn hóa.


Vì bắt nguồn từ xã hội ⇒ Yếu tố xã hội quyết định sức khỏe.
(Social health determinants)

Vd: Luật giao thông.

Cấp độ cao hơn sẽ có thể ảnh hưởng đến cấp độ thấp hơn và ngược lại.
Vd:

Lề đường bị chiếm, khói bụi mù mịt ⇒ Hành vi đi bộ khó khăn ⇒ Ít đi bộ


hơn.

Sinh lý cơ thể bất thường ⇒ Hành vi khác thường.


Nhiều người lái xe khi trong người có cồn ⇒ Luật mới phạt nặng hơn.

Mô hình xã hội học sức khỏe


Có nhiều mô hình nhưng năm nay bộ môn đề cập 3

Y Đức - Khoa học hành vi 19


(Xếp theo mức độ tiến bộ dần, khuyết điểm của mô hình trước có thể được
khắc phục ở mô hình sau)

Mô hình Y học
BỆNH ↔ HOẠT ĐỘNG CHỮA BỆNH

Sức khỏe tốt lên hay xấu đi do:

Sự phát triển của bệnh

Hoạt động chữa bệnh của cá nhân và xã hội

Nhận xét
✅Đơn giản
❌Chỉ tập trung vào yếu tố dịch vụ y tế (Dịch vụ khám chữa
bệnh)

→Kém hiệu quả và linh hoạt với tình hình bệnh


→Làm gia tăng chí phí y tế và quá tải bệnh viện

Mô hình Marc Lalonde - 1974


Tài liệu: “Một nhãn quan mới về sức khỏe của người Canada”
(A new perspective on the health of Canadians)

4 yếu tố quyết định sức khỏe:

1. Môi trường Tự nhiên và Xã hội

2. Dịch vụ Y tế

3. Yếu tố Sinh học

4. Hành vi và lối sống (Theo mình đây chắc quan trọng nhất)

Mô hình

Y Đức - Khoa học hành vi 20


Nhận xét:
✅Dễ hình dung
✅Đề cập thêm 3 yếu tố ngang hàng với dịch vụ y tế
❌Chưa đề cập mối liên hệ giữa các yếu tố
❌Chưa cho thấy được nguồn gốc xã hội của hành vi và lối sống
Mô hình Dalhgren - Whitehead - 1991
Các yếu tố tạo thành nhiều lớp yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe
Cái mới: “Lớp yếu tố”

5 lớp yếu tố (Xếp theo chiều tăng dần của cấp độ)

Tuổi, giới, các yếu tố sinh học


Tuổi tác
Giới tính

Yếu tố sinh học: Hormone, hóa sinh, sinh lý, ...

Hành vi, lối sống

Mang tính cá nhân

Hành vi lối sống không tự nhiên mà có

Chịu ảnh hưởng rất lớn bới các yếu tố xã hội

Y Đức - Khoa học hành vi 21


Mạng lưới cộng đồng và xã hội

Các yếu tố xã hội gần với cá nhân nhất

Gia đình, người thân

Bạn bè

Láng giềng

Đồng nghiệp, tổ chức nơi làm việc

Các tổ chức tôn giáo, thiện nguyện

Các đoàn thể địa phương

...

Điều kiện sống và làm việc

Có phần trách nhiệm rất lớn của nhà nước.


Bao gồm các hệ thống cung ứng:

Lương thực, thực phẩm

Nước và vệ sinh môi trường

Nhà ở

Điều kiện làm việc

Giáo dục

Giải trí, thể dục thể thao

Dịch vụ y tế (Phòng ngừa, Chữa trị, Phục hồi, Giảm nhẹ)

Các điều kiện an sinh khác (hỗ trợ người tàn tật...)

...

Điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa, môi trường


Đây là những yếu tố liên quan đến thể chế, văn hóa không chỉ
trong một nước mà cả khu vực và toàn thế giới.
Tầm vóc: Quốc tế

Mô hình:

Y Đức - Khoa học hành vi 22


Nhận xét

✅Tương đối đơn giản


✅ Chỉ ra:
Các cấp độ của các nhóm yếu tố quyết định sức khỏe trong đó
đặc biệt là các yếu tố xã hội

Các yếu tố cụ thể trong nhóm các yếu tố


Mối liên hệ và hướng tác động.

ĐẠO ĐỨC Y HỌC


Mục tiêu
1. Phân biệt được một số khái niệm về đạo đức

2. Trình bày được các chuẩn mực đạo đức cơ bản của người nhân viên y
tế;

3. Ứng xử phù hợp với y đức trong quan hệ với đồng nghiệp và bệnh nhân
tại bệnh viện
cũng như với người dân ở cộng đồng.

Y Đức - Khoa học hành vi 23


Quan hệ thầy thuốc ↔ bệnh nhân
Mối quan hệ RẤT đặc biệt đặt trên nền tảng NIỀM TIN của người bệnh
vào

1. Tính khoa học của Y học

2. Đạo đức của thầy thuốc

Một số khái niệm


Morality = Đức + Đạo đức
Đức
Một phẩm chất tốt đẹp, quy phạm mà con người phải tuân theo

Đạo đức

Chuẩn tắc và quy phạm (trong một cộng đồng xã hội)

Hành vi, cử chỉ của người ta phải ứng hợp theo

Lưu ý:

1. Không hề nói hành vi, cử chi đó là luôn đúng hay luôn sai.
Khác với “Đức” là chỉ có đúng, tốt.

2. “Trong một cộng đồng xã hội”, tức là có thể khác nhau giữa
các cộng đồng

Có đạo đức (Moral)

Phù hợp với một hệ thống, chuẩn mực nào đó

Vô đạo đúc (Immoral)


Không phù hợp với một hệ thống, chuẩn mực nào đó

Có nhiều chuẩn mực đạo đức khác nhau trên thế giới, một nước, một
khu vực ⇒
Xảy ra tính tương đối

Hành vi A có thể có đạo đức trong chuẩn mực đạo đức A


nhưng lại vô đạo đức trong chuẩn mực đạo đức B

Vd: Hành vi phá thai của một số nước bị cấm(coi là vô đạo đức) còn
Việt Nam thì không cấm.

So sánh: Luật pháp và đạo đức

Y Đức - Khoa học hành vi 24


LUẬT PHÁP ĐẠO ĐỨC

Chuẩn mực do biện pháp


Chuẩn mực được “Nội tâm hóa”
chế tài có tính áp chế

Có tính cấu trúc, không Có thể có sự mâu thuẫn giữa các cá nhân Khả
mâu thuẫn. Thi hành luật năng điều chỉnh hành vi không nhất quán, có thể
mang tính hệ thống, khả thay đổi theo suy nghĩ và hoàn cảnh bên ngoài. ⇒
năng điều chỉnh hành vi Vấn nạn đạo đức (Moral Dilemma) “Bên tình bên
dựa theo luật hiếu bên nào nặng hơn?”

Ðạo đức học - Ethics


Là một ngành của triết học

Nghiên cứu về những hệ thống chuẩn mực đạo đức quy định
hành vi nào là tốt hay xấu ; đúng hay sai. (về morality)

Thuộc về đạo đức - Ethical


Liên quan đến tính tốt , đúng, xấu, sai

Bộ quy tắc đạo đức - Ethical code


Những nguyên tắc đạo đức mà người trong một ngành nghề nào đó
phải tuân thủ.

ĐẠO ĐỨC HỌC Y HỌC (Mục sau)

Đạo đức học y học - Medical ethics


Khái niệm
Các nguyên tắc ứng xử chuyên nghiệp đúng đắn

Liên quan đến quyền và nghĩa vụ của bác sĩ, bệnh nhân và đồng
nghiệp

Hành động của bác sĩ trong việc chăm sóc bệnh nhân và trong quan
hệ với gia đình họ.

Lịch sử
Coi thêm trong pdf, tui tóm ý chính:

Hình ảnh cây gậy có con rấn quấn quanh - Biểu tượng y học có ý
nghĩa:

Y Đức - Khoa học hành vi 25


Không vạn năng: Y học không phải vạn năng, không chữa được
bách bệnh.

Lợi - Hại: Y học có thể đem lại điều lợi nhưng có thể đem lại điều hại.

Hippocrates và Hippocrates Oath (Lời thề Hippocrates)

Hippocrates là thủy tổ của Y học phương Tây

Hippocrates Oath (Lời thề Hippocrates) - Thề trước 4 tên vị thần


và nhiều thần khác

1. Không giấu nghề

2. Cùng đồng nghiệp cam kết làm theo lời thề, không truyền cho
một ai khác.

3. Suy nghĩ và chỉ định cho bệnh nhân chế độ tốt nhất
và chăm sóc họ sao cho họ không bị tổn thương

4. Không trao thuốc độc cho bất kỳ ai kể cả họ yêu cầu và không


khuyên ai khác làm điều đó.
Không đưa thuốc sảy thay cho người phụ nữ mang thai.
Sẽ hành xử như trên và dùng kiến thức của mình với cách cư
xử thuần khiết. đúng đắn.

5. Làm những gì mình có chuyên môn


(Nghĩa bóng của việc không phá sỏi mà đưa cho người phẫu
thuật)

6. Chỉ vì lợi ích người bệnh (không theo lợi ích cá nhân)

7. Coi việc giữ im lặng trước điều không nên nói là một nghĩa vụ

8. Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ
được hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành
nghề trong sự quý trọng mãi mãi của mọi người.

Nếu tôi vi phạm lời thề này hay tôi tự phản bội, thì tôi sẽ phải
chịu một số phận khổ sở ngược lại.

Tuyên ngôn Geneva(Declaration of Geneva) - 1948

Của: Hiệp hội Y khoa Thế giới (World Medical Association)

Bản tuyên thệ của thầy thuốc trước khi hành nghề (10 điều)

Chỉnh lý vào các năm 1968, 1983, 1994, 2005, 2006 và 2017.

Y Đức - Khoa học hành vi 26


Quy tắc Y đức Thế giới (International Code of Medical Ethics) -
1949

Của: Hiệp hội Y khoa Thế giới (World Medical Association)

Đề cập các nghĩa vụ Y đức mà người thầy thuốc phải tuân thủ (7
điều)

Chỉnh lý vào các năm 1968, 1983 và 2006

Theo thời gian, các nước cũng có những đúc kết riêng hình thành các
bộ luật về y đức
cho nhân viên y tế của nước mình.

Các nghĩa vụ y đức nền tảng


Các bộ luật y đức của các nước không giống nhau nhưng tương đồng với
nhau ở các điểm, đặc biệt là 4 điểm: Non-maleficence - Beneficence -
Autonomy - Justice

Không làm điều có hại (Non-maleficence)

“Trước hết, không làm điều có hại” (“Primum non nocere” “First, do
no harm”)

Làm điều CÓ LỢI cho bệnh nhân (Beneficence)

Tôn trọng SỰ TỰ CHỦ của bệnh nhân (Autonomy)


Cung cấp đủ thông tin ⇒ Để bệnh nhân lựa chọn vá quyết định
Có trong Luật khám bệnh, chữa bệnh:
Điều 10: Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh

Ngành Y: “Khách hàng KHÔNG phải là thượng đế”

Công minh (Justice)


Hành động của nhân viên y tế hướng đến lợi ích chung, không thiên vị
ai cả.

Không phân biệt đối xử (Non-discrimination)


Không vì lý do không y học mà phân biệt đối xử với bệnh nhân

Nói sự thật/Trung thực (Veracity)

Bảo mật (Confidentiality) thông tin cá nhân của bệnh nhân

Trung thành với vai trò của mình (Role fidelity)

Y Đức - Khoa học hành vi 27


Trung thành với vai trò, nhiệm vụ của mình được giao trong một hệ
thống y tế nhiều vai trò.

Hết sức giúp đỡ đồng nghiệp, đặc biệc là hậu bối

Tự bảo vệ sức khỏe

TÔI SẼ QUAN TÂM ĐẾN sức khỏe, hạnh phúc và


năng lực của mình để cung cấp sự chăm sóc với
các tiêu chuẩn cao nhất.
(Tuyên ngôn Geneva 2017)

10.Thúc đẩy và duy trì sức khỏe và hạnh phúc


của riêng bạn.
(Quy tắc đạo đức Canada)

Quy tắc y đức Việt Nam


Lời dạy của Hải Thượng Lãn Ông

“kiến thức không đầy đủ,


đức hạnh không trọn vẹn,
tâm hồn không rộng lớn,
hành vi không thận trọng
mà dám liều lĩnh học đòi cái nghề cao quý đó
chăng?”

Care

1. Sự cẩn trọng

2. Sự quan tâm

3. Sự chăm sóc

“People don’t care how much you KNOW until they know how
much you CARE”
(Theodore Roosevelt)
Dù bạn có rất giỏi đi chăng nữa, họ chỉ “care” bạn khi họ biết bạn
“care” họ đến mức độ nào.

Y Đức - Khoa học hành vi 28


Lời dặn của Bác Hồ

“Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu


chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần
những người ốm yếu.”
(thư gửi Hội nghị Quân y, 3/1948, Hồ Chí Minh)
”Vì vậy cán bộ cần phải thương yêu săn sóc
người bệnh như anh em ruột của mình, coi họ
đau đớn cũng như mình đau đớn. “Lương y như
từ mẫu”, câu nói ấy rất đúng.”
(thư gửi Hội nghị cán bộ y tế, 27/2/1955, Hồ Chí
Minh)

QĐ 2088/BYT-QÐ ngày 06/11/1996 của Bộ Y tế v/v ban hành Quy


định về Y đức.

Những điều căn bản của mối quan hệ chăm sóc


(The ABCs of a Caring Relationship)
Adaptable - Thích ứng
Mỗi người mỗi khác

Cần nhận dạng đặc điểm của đối tượng(thể chất, tâm lý, xã hội) để có
những ứng xử phù hợp.

Ví dụ:

Giao tiếp với trẻ dưới 18 tuổi

Giao tiếp với người cao tuổi

Giao tiếp với người khuyết tật hoặc hạn chế một số chức năng

Giao tiếp với người hạn chế về nhận thức và tinh thần

Giao tiếp với người có khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ.

Benevolent - Từ Tâm
Lòng thương dựa trên sự thấu hiểu đối tượng mình chăm sóc.

Y Đức - Khoa học hành vi 29


Conscientious - Tận tâm
Luôn để tâm và hết lòng vì bệnh nhân

Conscience - Lương tâm


(kom-: beside, near, by, with.
-scīre: to know)
Một nhận thức về đạo đức liên quan đến hành vi của một người

Một cảm giác đúng sai thúc giục người ta hành động một cách đạo đức.

DRIVE SLIDE
YĐ - KHHV - Google Drive

https://drive.google.com/drive/folders/1BpeZZQCEVJJU
YXM4E_IR00tPXdgE7LYQ?usp=sharing

Y Đức - Khoa học hành vi 30

You might also like