Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Câu 1: Phân biệt về nơi ở và ổ sinh thái.

Nêu ý nghĩa của việc phân hóa ổ sinh


thái.
a) Nơi ở là “địa điểm cư trú” của loài, còn ổ sinh thái chỉ ra một “không gian sinh
thái” được hình thành bởi tổ hợp các giới hạn sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố
sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển ổn định và lâu dài của loài. Nơi ở có thể
chứa nhiều ổ sinh thái đặc trưng cho từng loài
+ Rừng là nơi mọc của nhiều loài cây.
+ Loài cây ưa sáng , loài cây ưa bóng có ổ sinh thái khác nhau về ánh sáng
b) Ý nghĩa của việc phân hóa ổ sinh thái.
Các loài gần nhau về nguồn gốc khi sống trong cùng một sinh cảnh và sử dụng cùng
một nguồn thức ăn, chúng có xu hướng phân hóa ổ sinh thái để tránh cạnh tranh
nhau.
Câu 2: Điều gì xảy ra với quần thể cá lóc nuôi trong ao khi mật độ cá thể tăng
quá cao ?
- Các cá thể cạnh tranh nhau thức ăn, nhiều cá thể bé và yếu thiếu thức ăn sẽ chậm
lớn và có thể bị chết.
- Các con non mới nở ra rất dễ bị cá lớn ăn thịt, nhiều khi cá bố mẹ ăn thịt chính con
của chúng.
- Hai hiện tượng trên dẫn tới quần thể điều chỉnh mật độ cá thể phù hợp.
Câu 3: Lối sống bầy đàn ở động vật đem lại cho quần thể những lợi ích gì?
+ Việc tìm mồi, tìm nơi ở và chống lại kẻ thù hiệu quả hơn. Chim kiếm ăn theo đàn
dễ tìm thấy thức ăn hơn đi riêng rẽ, các con trong đàn kích thích nhau tìm mồi, báo
hiệu cho nhau nơi có nhiều thức ăn, thông báo cho nhau kẻ thù sắp tới, nơi có luồng
gió trái hoặc nơi trú ẩn thuận tiện.
+ Ngoài ra, sống trong bầy đàn, khả năng tìm gặp của con đực và con cái dễ dàng
hơn, đảm bảo cho sự sinh sản thuận lợi hơn.
+ Trong một số đàn có hiện tượng phân chia đẳng cấp, những cá thể thuộc đẳng cấp
trên (như con đầu đàn) luôn chiếm ưu thế và những cá thể thuộc đẳng cấp dưới luôn
lép vế, sự phân chia này giúp cho các cá thể trong đàn nhường nhịn nhau, tránh ẩu
đả gây thương tích. Sự chỉ huy của con đầu đàn còn giúp cả đàn có tính tổ chức và
vì vậy thêm phần sức mạnh chống lại kẻ thù, những con non được bảo vệ tốt hơn.
Câu 4: Tại sao nói quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm
thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát
triển ổn định ?
- Quan hệ hỗ trợ mang lại lợi ích cho các cá thể, các cá thể khai thác được tối ưu
nguồn sống của môi trường, các con non được bố mẹ chăm sóc tốt hơn, chống chọi
với điều kiện bất lợi của tự nhiên và tự vệ tránh kẻ thù tốt hơn,... Nhờ đó mà khả
năng sống sót và sinh sản của các cá thể tốt hơn.
- Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì
ở mức độ phù hợp giúp cho loài phát triển ổn định. Cạnh tranh giữa các cá thể dẫn
tới sự thắng thế của các cá thể khỏe và đào thải các cá thể yếu, nên thúc đẩy quá
trình CLTN.
Câu 5: Vì sao nói : Trong tự nhiên, quần thể sinh vật có xu hướng điều chỉnh
số lượng cá thể của mình ở mức cân bằng ?
- Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong
môi trường, tới mức độ sinh sản và tử vong của cá thể. Khi số lượng cá thể thấp mà
điều kiện sống của môi trường thuận lợi (như nguồn sống dồi dào, khí hậu phù
hợp,...) số cá thể mới sinh ra tăng lên. Ngược lại, khi số lượng cá thể tăng cao dẫn
tới điều kiện sống của môi trường không thuận lợi, số cá thể bị chết tăng lên.
- Mối quan hệ hữu sinh là cơ chế quan trọng điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
trên cơ sở thay đổi mối quan hệ giữa sinh sản và tử vong như sự cạnh tranh, vật ăn
thịt, vật kí sinh, vi sinh vật gây bệnh...
Câu 6: Sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật :
Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật
- tập hợp những cá thể cùng loài, sinh - là một tập hợp các quần thể sinh vật
sống trong một khoảng không gian nhất thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống
định, ở một thời điểm nhất định. trong một không gian nhất định.
- Quan hệ cùng loài, chủ yếu là về mặt - Quan hệ khác loài, chủ yếu là quan hệ
sinh sản và di truyền dinh dưỡng và nơi ở
Câu 7: Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể có ý nghĩa như thế nào
đối với sản xuất nông nghiệp và bảo vệ các loài sinh vật ?
Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể giúp các nhà nông nghiệp xác định
đúng lịch thời vụ, để vật nuôi, cây trồng sinh trưởng trong điều kiện thích hợp nhất
trong năm, nhằm đạt được năng suất cao. Đồng thời giúp các nhà bảo vệ môi trường
chủ động trong việc hạn chế sự phát triển quá mức của các loài sinh vật gây hại, gây
mất cân bằng sinh thái.

You might also like