Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

I. Nêu lịch sử hình thành của vận tải đa phương thức


 Quá trình hình thành vận tải đa phương thức quốc tế
 Intermodal Transport + Multinmodal Transport => Vận tải đa phương
thức

a) Lịch sử phát triển

 Người đầu tiên có ý đồ kết hợp hai phương thức vận tải với nhau là một
công ty vận tải biển của Mỹ có tên là “SeaTrain”. Năm 1928, sau khi sắm
được một tàu kiểu Container của Anh, SEATRAIN đã xếp nguyên cả các
toa xe lửa lên tàu biển tại cảng đi để chở đến cảng đến. Sau đó là
SEALAND SERVICE Inc. hoàn thiện. Sau lần thử nghiệm đầu tiên vào
năm 1956 với việc chuyên chở các xe rơ-mooc (Trailer) trên boong tàu
dầu, các kĩ sư của SEALAND SERVICE đã quyết định để bộ phận bánh
xe của các trailer lại trên bờ và chỉ vận chuyển các thùng (giống như
container) từ cảng đến cảng mà thôi. SEALAND là công ty đầu tiên thấy
được hiệu quả của việc kết hợp hai hay nhiều phương thức vận tải để tạo
thành một hệ thống vận tải từ cửa tới cửa mà không nhấn mạnh bất kỳ
một chặng đường vận tải nào.

 Ngày 24/8/1980 một hội nghị của Liên Hiệp Quốc họp tại Geneva đã
thông qua công ước của Liên Hợp Quốc về vận tải đa phương thức quốc
tế (UN Convention on the International Multimodal Transport of Goods,
1980). Tiếp sau UNCTAD (Ủy bạn của Liên Hợp Quốc về thương mại và
phát triển) đã cùng ICC (Phòng thương mại quốc tế) đưa ra bản quy tắc
chung về chứng từ vận tải đa phương thức (UNTACD ICC Rules for
Multimodal Transport Documents) có hiệu lực từ 1/1/1992.

 Công ước đã định nghĩa vận tải đa phương thức là việc chuyên chở bằng
ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng vận tải
đa phương thức, theo đó hàng hóa được người vận tải đa phương thức
nhận trách nhiệm để đưa từ một địa điểm đến giao ở một địa điểm thuộc
một nước khác. Công ước cũng định nghĩa người vận tải đa phương thức
là “ Một người tự mình hoặc thông qua một người khác thay mặt mình kí
hợp đồng vận tải đa phương thức và hoạt động như là một bên chính chứ
không phải là một đại lí hay là người thay mặt người gởi hàng hay những
người chuyên chở tham gia vận tải đa phương thức và chịu trách nhiệm
thực hiện hợp đồng”.

b) Vận tải đa phương thức ra đời là kết quả của quá trình phát triển ngành
vận tải

Trong buôn bán quốc tế, hàng hóa thường phải trải qua nhiều chặng vận
chuyển bằng đường bộ, đường thủy… mới đến được tay người nhận. Do
đó, chủ hàng thường phải có nhiều hợp đồng vận tải, điều đó làm cho các
thủ tục trở nên phức tạp và khá tốn kém thời gian cũng như phí làm thủ
tục. Vì vậy, làm thế nào để chủ hàng chỉ phải thông qua một người vận
tải duy nhất vẫn có thể giao hàng tận tay người nhận mà đảm bảo được
thời gian giao hàng, đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian và tiền bạc?
Phương pháp tốt nhất là tập hợp các phương thức vận tải lại, tổ chức
thành một phương thức thống nhất, đó chính là vận tải đa phương thức.

c) Vận tải đa phương thức ra đời do nhu cầu hoàn thiện hệ thống phân phối
vật chất của các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong xã hội

 Hệ thống phân phối vật chất hay còn gọi là “Logistics” là nghệ thuật quản
lý sự vận động của nguyên vật liệu và thành phẩm từ nơi sản xuất đến nơi
tiêu thụ cuối cùng. Sự vận động đó được thể hiện theo sơ đồ sau:

 Hệ thống phân phối vật chất gồm 4 yếu tố cơ bản sau:


 Vận tải
 Marketing
 Phân phối
 Quản trị
 Trong 4 yếu tố nêu trên thì vận tải là khâu quan trọng nhất. Chi phí vận
tải thường chiếm 1/3 tổng chi phí của Logistics. Muốn giảm chi phí của
quá trình này phải giảm chi phí vận tải, bao gồm nhiều chặng khác nhau
từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ ở các nước khác nhau. Một phương pháp
vận tải có thể đáp ứng được yêu cầu trên là vận tải đa phương thức.

d) Vận tải đa phương thức ra đời do yêu cầu và điều kiện mà cuộc Cách
mạng Container tạo ra
Cuộc cách mạng Container trong những năm 60, sự ra đời của tàu chuyên
dụng chở container kiểu tổ ong, tàu RO-RO, cần cẩu giàn (Gantry
Cranes)… đã tạo ra năng suát lao động cao trong ngành vận tải biển, giải
quyết được tình trạng ùn tàu tại các cảng nhưng lại gây ra tình trạng ùn
Container tại các đầu mối giao thông khác. Điều này đòi hỏi phải tạo ra
một phương pháp tổ chức vận tải mới để đưa nhanh hàng hóa từ nơi gửi
đến nơi nhận, hay nói cách khác là tạo ra một hệ thống vận tải từ cửa tới
cửa (Door- to- door transport) với sự tham gia của nhiều phương thức vận
tải.
II. Khái niệm và định nghĩa của vận tải đa phương thức

1. Khái niệm vận tải đa phương thức

 Phương thức vận tải (Modes of transport): là cách thức vận tải được sử
dụng để di chuyển hàng hóa.
 Phương tiện vận tải (Means of transport): là loại phương tiện được sử
dụng để vận tải.
 Loại phương tiện vận tải (Types of means of transport): là loại phương
tiện được sử dụng trong quá trình vận tải.
 Vận tải đơn phương thức (Unimodal transport): vận tải sử dụng một
phương thức vận tải duy nhất, người vận tải phát hành chứng từ vận tải
của mình.
 Vận tải kết hợp (Combined transportation): vận tải hàng hóa trong một
đơn vị xếp dỡ kết hợp các phương thức vận tải khác nhau.
 Vận tải đa phương thức (Intermodal transportation): vận tải hàng hóa
bằng nhiều phương thức vận tải do một người vận tải tổ chức cho toàn bộ
quá trình vận tải từ điểm/cảng xuất phát thông qua một hoặc nhiều điểm
trung chuyển (transit) đến điểm/cảng đích.
 Vận tải đa phương thức là vận tải hàng hóa bằng nhiều phương thức vận
tải do một người vận tải (hay người khai thác – operator) tổ chức cho toàn
bộ quá trình vận tải từ điểm/cảng xuất phát thông qua 1 hoặc nhiều điểm
transit đến điểm/cảng đích.
 Vận tải đa phương thức (intermodalism) là việc sử dụng ít nhất 2 phương
thức vận tải trong chuỗi vận tải door-to door
 Vận tải đa phương thức quốc tế là hình thức vận chuyển hàng hóa bởi ít
nhất hai phương thức vận tải khác nhau dựa trên một hợp đồng vận tải đa
phương thức từ một điểm giao hàng cho người vận tải đa phương thức tại
một nước cho đến điểm giao hàng tại một nước khác. Việc giao nhận
hàng thông qua hợp đồng vận tải đơn phương thức sẽ không được xem
như là vận tải đa phương thức quốc tế
 Vận tải đa phương thức (intermodal transportation): là sự dịch chuyển
hàng hóa trong những đơn vị hoặc phương tiện vận chuyển tiêu chuẩn sử
dụng nhiều phương thức vận tải mà không xếp dỡ hàng hóa ra khi thay
đổi phương thức vận tải. Vận tải đa phương thức (multimodal
transportation): việc vận chuyển hàng hóa bởi ít nhất hai phương thức vận
tải.

2. Định nghĩa vận tải đa phương thức

 Vận tải đa phương thức là việc vận chuyển hàng hóa bởi ít nhất hai
phương thức vận tải, do MTO tổ chức dựa trên 1 hợp đồng vận tải đa
phương thức từ điểm xếp hàng ở một nước đến điểm dỡ hàng ở một nước
khác. (WTO) Vận tải đa phương thức là sự di chuyển hàng hóa bởi ít nhất
hai phương thức vận tải trong một chuỗi vận tải door-to-door. (EC
European Commission) Vận tải đa phương thức là sử dụng nhiều hơn một
phương thức vận tải và có đặc điểm là container hóa; sử dụng dịch vụ
piggyback (vận tải kết hợp đường sắt và đường bộ); di chuyển liên tục
không gián đoạn (seamless) và có tính kết nối; từng phương thức vận tải"
sẽ được lựa chọn để cung cấp cho người sử dụng những lựa chọn dịch vụ
tốt nhất. (Bộ Giao thông vận tải Hoa Kỳ)
 Vận tải đa phương thức quốc tế (gọi tắt là vận tải đa phương thức) là việc
vận chuyển hàng hoá bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên
cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận
tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở một nước đến một địa điểm
được chỉ định giao trả hàng ở nước khác. (Nghị định số 125/2003/NĐ-CP
do Chính phủ ban hành ngày 29/10/2003)
 Nghị định 87/2009/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 19/10/2009:
 + Vận tải đa phương thức là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai
phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa
phương thức.
 + Vận tải đa phương thức quốc tế là vận tải đa phương thức từ nơi người
kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở Việt Nam đến
một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác và ngược lại.
 + Vận tải đa phương thức nội địa là vận tải đa phương thức được thực
hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
 Sự vận chuyển các đơn vị xếp hàng tiêu chuẩn (ví dụ: container, pallet)
trong một chuỗi vận tải liên tục door-to-door.
 Sử dụng một số phương thức vận tải khác nhau: do một người tổ chức
vận tải (one organiser) chịu trách nhiệm cho toàn bộ chuỗi vận tải dù có
thể có nhiều người vận tải tham gia vận chuyển trên từng chặng vận tai.
 Sử dụng một chứng từ vận tải (one document of carriage) với một giá
cước vận tải (one price). . Chú trọng sử dụng công nghệ thông tin chẳng
hạn như chuyển giao dữ liệu điện tử (electronic data interchange – EDI)
nhằm kết nối thông tin xuyên suốt giữa các thành viên trong toàn chuỗi
vận tải.
 • Hàng hóa được vận chuyển từ một điểm nhận hàng tại một nước cho
đến điểm giao hàng tại một nước khác (vận tải đa phương thức quốc tế)
hoặc trong lãnh thổ một quốc gia (vận tải đa phương thức nội địa)
 Có rất nhiều định nghĩa được đưa ra để giải thích 2 từ “intermodal
transportation” và “multimodal transportation” dưới một tên gọi là
VTĐPT.
 VTĐPT là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải
khác nhau trên cơ sở một hợp đồng VTĐPT.
 VTĐPT quốc tế là VTĐPT từ nơi người kinh doanh VTĐPT tiếp nhận
hàng hóa ở VN đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước
khác và ngược lại.
 VTĐPT nội địa là VTĐPT được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ VN.
 Quá trình phát triển của thuật ngữ VTĐPT được thể hiện ở hình 2 sau
đây:
 Căn cứ vào các định nghĩa nêu trên, có thể đưa ra 1 định nghĩa tổng
quát về VTĐPT:
 Sự vận chuyển của các đơn vị xếp dỡ tiêu chuẩn trong một chuỗi
vận tải liên tục door-to-door;
 Sử dụng một số phương thức vận tải khác nhau mà không mở bao
bì hàng hóa khi thay đổi phương tiện vận tải;
 Một người tổ chức vận tải, một giá;
 Một chứng từ vận tải (đơn giản hóa);
 Vận tải hàng hóa từ điểm xuất phát ở 1 nước đến điểm giao hàng ở
1 nước khác thì gọi là VTĐPT quốc tế;
 Đảm bảo vận chuyển hàng hóa liên tục ở các tuyến tốt nhất, với chi
phí hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, trên cơ sở đơn giản
hóa chứng từ, tăng cường sử dụng EDI (electronic data
interchange);
 Sự khác nhau giữa 2 thuật ngữ “intermodal transport” và “multimodal
transport” có thể được giải thích như sau:
Intermodal Transport là gì?
Là hoạt động giải trí luân chuyển sản phẩm & hàng hóa từ điểm lấy hàng
đến điểm trả hàng bằng nhiều phương pháp luân chuyển (đường đi bộ,
đường thủy, đường không…). Mỗi phương pháp có một nhà sản xuất dịch
vụ luân chuyển khác nhau, với những hợp đồng phân phối dịch vụ luân
chuyển riêng không liên quan gì đến nhau. Với Intermodal Transport, có
nhiều bên cung ứng dịch vụ tham gia vào quy trình giao nhận lô hàng.
khóa học xuất nhập khẩu
Multimodal Transport là gì?
 Là hoạt động vận chuyển hàng hóa từ điểm lấy hàng đến điểm trả hàng
bằng nhiều phương thức vận chuyển khác nhau (đường bộ, đường biển,
đường không…). Mỗi phương thức có một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch
vụ vận chuyển khác nhau nhưng chỉ có một hợp đồng dịch vụ vận chuyển
đính tên duy nhất một đơn vị vận tải trong suốt quá trình giao nhận lô
hàng.
 Về cơ bản sự khác nhau giữa 2 thuật ngữ “Intermodal Transport” và
“Multimodal Transport” nằm ở số lượng hợp đồng vận chuyển và trách
nhiệm chuyên chở giữa người chuyên chở và khách hàng (Seller/Buyer).

 Giúp các doanh nghiệp sản xuất và thương mại tiếp cận nhanh hơn với thị
trường (đặc biệt là thị trường quốc tế) thông qua mạng lưới vận tải kết
nối;
 Tạo ra sự hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp nhằm giảm thiểu
những chứng từ không cần thiết.

III. Vai trò của vận tải đa phương thức

 Vận tải đa phương thức có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ
các hoạt động thương mại, đáp ứng hoàn hảo hơn nữa những yêu cầu
ngày càng phức tạp của thị trường vận tải trong nước và quốc tế.
 Vận tải đa phương thức đang chiếm xu thế trong ngành logistic hiện nay.
Đây là cầu nối hỗ trợ cho các hoạt động thương mại phát triển một cách
nhanh chóng. Vì vậy, vận tải đa phương thức đóng vai trò quan trọng.

 Vận tải đa phương thức giúp tăng khả năng cạnh tranh về giá cũng như về
chất lượng. Giúp giảm chi phí vận chuyển và just in time, từ đó mới dẫn
đến hàng hóa và sản xuất có chi phí giảm. 

 Việc mở rộng mạng lưới vận tải và đạt được hiệu quả kinh tế do sử dụng
phương thức vận tải này có thể chuyên chở được khối lượng hàng hoá
lớn. 

 Vận tải đa phương thức còn giảm thiểu những chứng từ không cần thiết
tại ra sự hợp tác giữa chính phủ với doanh nghiệp. Từ đó, các thủ tục
trong hoạt động vận tải đều trở nên đơn giản và các doanh nghiệp cũng ít
gặp những rào cản trong hoạt động kinh doanh. 

 Thông qua mạng lưới vận tải, các doanh nghiệp sẽ tiếp cân nhanh hơn với
thị trường. Ngoài thị trường Việt Nam còn có thể mở rộng ra thị trường
nước ngoài. Điều này cũng sẽ thúc đẩy nền kinh tế trong nước vươn xa
hơn và khuyến khích tăng trưởng kinh tế và thương mại quốc tế cũng sẽ
phát triển.
NHU CẦU PHÁT TRIỂN VTĐPT
VTĐPT ngày càng phát triển và phổ biến hơn xuất phát từ những lý do sau:
 Xu thế tiêu chuẩn hóa, như vận chuyển bằng container, pallet; Tận dụng
lợi thế về quy mô;
 Chi phí hiệu quả do kết hợp ưu thế của từng phương thức vận tải: vận
tải linh hoạt, tần suất lớn, just-in-time, đơn giản hóa (với sự tham gia và
chịu trách nhiệm của 1 nhà tổ chức vận tải); Yếu tố môi trường làm giảm
mức độ sử dụng các phương thức vận tải gây ô nhiễm môi trường bằng
những phương thức vận tải thân thiện hơn;
 Sự gia tăng của hoạt động thương mại quốc tế, giải quyết vấn đề quá tải
ở một số phương thức vận tải (điều chỉnh cân đối tỷ trọng vận tải giữa các
phương thức vận tải);
 Toàn cầu hóa thương mại và sản xuất để phục vụ hiệu quả cho chuỗi
cung ứng toàn cầu.
LỢI ÍCH CỦA VTĐPT
VTĐPT phát triển theo đúng hướng và kết hợp được sự tham gia của các
phương thức vận tải sẽ đóng góp quan trọng vào hoạt động thương mại và sản
xuất cũng như nền kinh tế quốc dân. Cụ thể lợi ích do VTĐPT mang lại có thể
được phân tích như sau:
 Giảm chi phí logistics & just-in-time, từ đó dẫn tới giảm chi phí hàng hóa
và sản xuất;
 Khuyến khích thương mại quốc tế phát triển và tăng trưởng kinh tế;
 Mở rộng mạng lưới vận tải và đạt được hiệu quả kinh tế cao do khi sử
dụng các phương thức vận tải có khả năng chuyên chở khối lượng hàng
hóa lớn;
 Tăng khả năng cạnh tranh về giá thành, chất lượng;
 Giúp các doanh nghiệp sản xuất và thương mại tiếp cận nhanh hơn với thị
trường (đặc biệt là thị trường quốc tế) thông qua mạng lưới vận tải kết
nối;
 Tạo ra sự hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp nhằm giảm thiểu
những chứng từ không cần thiết.

IV. Mối liên hệ giữa vận tải đa phương thức và Logistics

Kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu lưu thông hàng hóa giữa các vùng
miền, quốc gia hay giữa các khu vực trên thế giới ngày càng tăng cao. Nhìn
chung, Logistics và vận tải đa phương thức là hai phần rất quan trọng của dịch
vụ vận tải và phân phối, và chúng không phải là một. Các thuật ngữ này thường
được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng chúng là hai phần cực kỳ khác nhau của
chuỗi cung ứng. Logistics gồm các hoạt động vận tải hàng hóa xuất và nhập,
quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản trị tồn kho,
hoạch định cung cầu. Vận tải đa phương thức là phương thức kinh doanh vận
chuyển hàng hoá quốc tế bao gồm ít nhất hai phương thức vận chuyển khác
nhau trở lên trên cơ sở một hợp đồng vận chuyển. Và vận tải cũng là một yếu tố
then chốt trong một chuỗi cung ứng, chất lượng của dịch vụ Logistics phụ thuộc
không nhỏ vào chất lượng của dịch vụ vận tải. Khi hoạt động vận tải được tổ
chức thực hiện một cách tối ưu, chất lượng tốt sẽ góp phần đáng kể để nâng cao
chất lượng của dịch vụ Logistics.

Hoạt động vận tải góp phần chủ đạo tạo nên hiệu quả hoạt động của hệ thống
dịch vụ logistics, trong đó cơ sở hạ tầng GTVT đóng vai trò quan trọng cùng
với các loại hình phương tiện vận chuyển tạo ra một giá trị to lớn trong việc
phát triển ngành Dịch vụ logistics, qua đó đóng góp to lớn vào nền kinh tế quốc
dân trong việc hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế trong quốc gia
thông qua các khâu: Sản xuất, lưu thông, phân phối, dự trữ cho đến tay người
tiêu dùng cuối cùng. Vận tải đa phương thức là một xu hướng tất yếu trong
ngành vận tải nói riêng và rộng hơn là trong lĩnh vực Logistics. Vận tải ngày
nay không chỉ đơn thuần là việc chuyển dịch hàng hóa mà còn phải thực hiện
được sự kết nối quá trình vận chuyển thành một chuỗi vận tải không gián đoạn
nhằm làm cho quá trình vận chuyển hàng hóa an toàn hơn, nhanh chóng hơn,
mức độ tin cậy cao hơn và đơn giản hơn. Vận tải đa phương thức (VTĐPT)
đang trở thành một phương thức vận tải phổ biến bên cạnh các phương thức vận
tải truyền thống (đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng không và vận tải biển)
vì có thể đáp ứng được những đòi hỏi nói trên của thị trường vận tải hàng hoá.

You might also like