Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Chủ đề thảo luận: Độc quyền có tác động tích cực đối với nền kinh tế vì sao vẫn

cần
kiểm soát độc quyền? Có thể kiểm soát độc quyền thực hiện lợi ích của các tổ chức
này trong quan hệ lợi ích với xã hội bằng những phương pháp nào?

BÀI LÀM

1. Khái niệm độc quyền:


- Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn việc sản
xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá độc quyền, nhằm thu lợi
nhuận độc quyền cao. Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do. Nhưng sự xuất hiện của
độc quyền không thủ tiêu cạnh tranh mà còn làm cho cạnh tranh trở nên gay gắt, quyết
liệt, đa dạng hơn.

2. Vì sao cần kiểm soát vấn đề độc quyền?


- Mọi vấn đề đều có hai mặt trái ngược nhau và độc quyền trong kinh doanh cũng vậy.
Bên cạnh những mặt tích cực như tạo ra các tiềm năng to lớn trong nghiên cứu, tiến bộ
khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động của người làm việc và thúc đẩy kinh tế phát
triển thì vẫn còn tồn tại những vấn đề tiêu cực khác. Cạnh tranh không lành mạnh, tăng
phân hóa giàu nghèo hay kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật đều lànhững hệ lụy của độc
quyền. Do đó cần có sự kiểm soát độc quyền, đặc biệt từ phía nhà nước.
- Nhà nước đã tạo ra pháp luật cạnh tranh trong cơ chế thị trường nhằm kiểm soát cạnh
tranh không lành mạnh. Vì đây là lĩnh vực có sự tự do kinh doanh, tự do khế ước và tự
do lập hội. Do đó ngay khi sự tự do này vượt quá giới hạn của chúng thìsẽ có sự can
thiệp của pháp luật. Mục đích chủ yếu của pháp luật cạnh tranh là ngăncản, xử lý,
nghiêm cấm những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trái với đạo đức và pháp luật.
Ngoài ra pháp luật cạnh tranh còn góp phần: Đảm bảo, thúc đẩy sự bình đẳng, không
phân biệt đối xử giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh; bảo vệ và khuyến khích cạnh
tranh lành mạnh; ngăn chặn các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành
mạnh trên thị trường; bảo vệ lợi ích công cộng hay cộngđồng mà Nhà nước là người
đại diện, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và của người tiêu dùng.
- Cạnh tranh trong thị trường có liên quan cũng như ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề độc
quyền. Sự tự do trong kinh doanh bao gồm cả tự do cạnh tranh dẫn đến việc các doanh
nghiệp sẽ cố gắng cạnh tranh lẫn nhau để đem lại lợi nhuận tối ưu nhất. Vì thế họ cố
gắng tăng cường và tập trung sản xuất hoặc có thể xảy ra các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh gây ảnh hưởng đến quyền của các tổ chức, cá nhânkinh doanh khác, xa hơn
là gây thiệt hại cho nền kinh tế. Từ đó độc quyền sẽ xuấthiện không những không thủ
tiêu cạnh tranh mà còn khiến nó trở nên đa dạng gay gắt hơn.
- Khác với cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền còn gây ra những hậu quảnghiêm
trọng hơn. Không chỉ dừng lại ảnh hưởng quyền và lợi ích của những chủ thể khác,
hành vi dàn xếp, thỏa thuận, liên kết nhằm độc quyền hóa, thủ tiêu cạnh tranh gây ra
những hậu quả nghiêm trọng hơn rất nhiều lần. Chúng vừa phá vỡ, thay đổi trật tự, cơ
cấu của những lĩnh vực, thị trường, những mảng kinh doanh nhất định vừa ảnh hưởng
trực tiếp đến những chủ thể kinh doanh, người tiêu dùng và nền kinh tế.
- Độc quyền một lĩnh vực, ngành hàng trong thời gian lâu dài không những đemlại
lượng lợi nhuận khổng lồ mà còn hình thành nên những cá nhân tổ chức vớikhối tài
sản lớn ảnh hưởng, chi phối nền kinh tế, chính trị. Quyền lực chia năm xẻ bảy giữa
Nhà nước và tư bản. Lâu dần dễ hình thành các cá nhân, tổ chức lạmquyền, lợi dụng
việc công cho mục đích riêng để đem lại lợi ích, giàu có cho bản thân. Khoảng cách
giàu nghèo xảy ra đậm nét hơn, ảnh hưởng đến sự phát triển của cả đất nước.
- Do đó mục đích của pháp luật trong việc kiểm soát độc quyền là chống độc quyền hóa
(ngăn cản những đối thủ khác tham gia thị trường), hạn chế hay thủ tiêucạnh tranh. Vì
cạnh tranh là động lực thúc đẩy cho sự tiến lên của nền kinh tế. Cóthể hiểu rằng kiểm
soát độc quyền từ phía các cá nhân, tổ chức nhằm đem lại lợi cho bản thân là hoàn
toàn nghiêm cấm.
- Tuy nhiên mục đích của pháp luật không hoàn toàn ngăn cản việc độc quyền nó chỉ
ngăn cấm những toan tính mong muốn độc quyền hóa. Một số lĩnh vực tối ưu, liên
quan đến quyền lợi người tiêu dùng, cần thiết, ảnh hưởng đến quân sự, an ninh quốc
gia,… thì vẫn cho phép duy trì trạng thái độc quyền dưới sự kiểm soát, quản lý của
Nhà nước.

3. Một số phương pháp pháp kiểm soát độc quyền:


- Coi cạnh tranh trong nền kinh tế pháp luật hợp thức là động lực của sự phát triển và
nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Xác định một cách rõ ràng và
hợp lý vai trò của Nhànước cũng như vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp.
- Cải cách doanh nghiệp nhà nước, giảm thiểu sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà
nước, tăng tính hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài.
- Cần đề ra quy định hợp lý để có thể cải tổ pháp luật về cạnh tranh để cho cơ chế cạnh
tranh được vận hành một cách thuần thục nhất vàcần hạn chế những hành vi cạnh tranh
không lành mạnh trên thị trường.
- Xây dựng một cơ quan chuyên trách theo dõi, giám sát các hành vi liên quan đến
cạnh tranh và độc quyền, cần soát lại và hạn chế bớt số lượng các lĩnh vực độc quyền.

You might also like