Tài liệu

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Liên hệ: Quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong số

chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi


Một trong những ví dụ điển hình là liên hệ giữa Công cụ lao động &
đối tượng lao động: Những thay đổi của công cụ lao động luôn gây ra
những thay đổi xác định trên đối tượng mà nó tác động, và ngược lại,
Cụ thể hơn: Ở thời kì nguyên thủy, con người chỉ có thể săn, bắt, hái,
lượm nhưng đến thời kì đồ đá, khi công cụ lao động xuất hiện như cày,
cuốc… đã tác động mạnh làm thay đổi đối tượng lao động, chính là đất
đai. Từ đó, con người bắt đầu hoạt động trồng trọt để tạo ra nông phẩm
phục vụ đời sống của mình. Khi đối tượng lao động lại tiếp tục bị biến
đổi như đất đai khô cằn thì công cụ lao động cũng thay đổi để phù hợp
với tình hình đó, ví dụ như xuất hiện máy cày, máy xới để phục vụ nông
nghiệp.
Hoặc là vd t2 liên hệ giữa các sinh vật với môi trường bên ngoài:
Những thay đổi của các nhân tố vô sinh (ánh sáng, nước, nhiệt độ, độ
ẩm, không khí,...) của môi trường bên ngoài sẽ làm các sinh vật có sự
thay đổi tương ứng.
Cụ thể: Nhiệt độ cơ thể người luôn ở mức ổn định khoảng từ 36-370 C.
Khi thời tiết nóng, cơ thể sẽ tăng toát mồ hôi để khi chúng bốc hơi sẽ
thu nhiệt độ từ cơ thể ra môi trường ngoài làm cơ thể cảm thấy mát hơn.
Hoặc là khi gặp thời tiết lạnh sẽ có hiện tượng run người, nổi da gà, đây
là phản xạ co cơ để sinh nhiệt làm cơ thể ấm hơn.
Tiếp theo là định nghĩa về Mối liên hệ:
Là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy
định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối
tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau.
Hiểu một cách khái quát thì:
- Khi nói đến “Sự quy định” tức là nói đến điều kiện tồn tại. Cái
mặt này, sự vật này nó phải lấy cái mặt kia, sự vật kia làm điều
kiện tiền đề tồn tại cho mình
- Khi nó quy định nhau như vậy thì nó còn “Tác động qua lại” lẫn
nhau; A tác động vào B, đồng thời B cũng tác động vào A.
- Khi tác động như vậy nó còn “Chuyển hóa lẫn nhau” tức là sự
“biến đổi” A thành một phần hay toàn bộ B và ngược lại.
VD như trình độ kinh tế nước ta thấp thì trình độ giáo dục của chúng ta
cũng sẽ thấp hơn rất nhiều so với các nước phát triển
Hoặc là 1 vd khác về mối liên hệ giữa cung và cầu trên thị trường
+ Nếu cung = cầu…
Chính vì thế nên cung và cầu tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, từ đó tạo
nên quá trình vận động, phát triển không ngừng
Mối liên hệ phổ biến: Khi phạm vi bao quát của mối liên hệ không
chỉ giới hạn ở các đối tượng vật chất, mà được mở rộng sang cả liên hệ
giữa các đối tượng tinh thần và giữa chúng với đối tượng vật chất sinh
ra chúng
Nói 1 cách đơn giản thì mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ những mối
liên hệ mang tính phổ biến.
Tóm lại Nội dung của nguyên lý mối liên hệ phổ biến đó là
Theo quan điểm biện chứng duy vật cho rằng, tất cả mọi sự vật hiện
trong cũng như thế giới, luôn luôn tồn tại trong mối liên hệ phổ biến
quy định ràng buộc lẫn nhau, không có sự vật hiện tượng nào tồn tại cô
lập, riêng lẻ, không liên hệ
Có rất nhiều loại liên hệ trong đó phải là những loại liên hệ chung nhất,
nó là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng duy vật. Loại này được
gọi là mối liên hệ phổ biến
Và đâu được coi là mối liên hệ phổ biến nhất?
Đó là mối liên hệ trong các cặp phạm trù:
+ Mối liên hệ giữa cái riêng và cái chung;
+ Nguyên nhân và kết quả;
+ Nội dung và hình thức,
+ Lượng và chất
+ Các mặt đối lập
+ Giữa các mặt khẳng định và phủ định
Giữa tri thức cũng có mối liên hệ phổ biến:
VD: Khi làm kiểm tra Toán, Lý, Hóa, chúng ta phải vận dụng kiến thức
Văn học để phân tích đề bài, đánh giá đề thi. Đồng thời, khi học các
môn xã hội, chúng ta phải vận dụng tư duy, lôgic của các môn tự nhiên.
Hoặc giữa Thực vật, động vật và con người cũng có mối liên hệ với
nhau trong quá trình trao đổi chất, thực vật quang hợp hấp thụ CO2 và
thải khí O2 còn động vật và con người thì lại hấp thụ O2 và thải CO2 hỗ
trợ cho quá trình quang hợp. Thực vật còn là nguồn dinh dưỡng của
động vật. Và giữa các loài động vật với nhau cũng có mối liên hệ mật
thiết trong chuỗi thức ăn, vd như trong chuỗi thức ăn cơ bản này, loài
này là thức ăn của loài kia và cứ liên tục, liên tục như vậy tạo thành
nhiều mắc xích chung hình thành chuỗi thức ăn.

You might also like