Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1.

Tình hình vận tải hàng không


Từ năm 2014 đến nay, thị trưởng vận tải hàng không đang tăng trở lại với mức
tăng trưởng 4,8%/năm. Trong đó Châu Á chiếm 40% lưu lượng vận tải, cao
nhất thế giới và VN là tâm điểm của khu vực này. VN tăng trưởng nhanh nhất
khu vực, dứng thứ 3 thế giới - Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 6 trong ASEAN,
thứ 42-43 trên thế giới về vận tải hàng không - Với 4 hãng hãng không:
Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO, Tổng công ty Bay dịch vụ (SFC)
và 43 hãng hàng không nước ngoài khai thác đến Việt Nam. Hệ thống sản bay
gồm 22 cảng hàng không, trong đó có 3 cảng quốc tế và 19 cảng nội địa. Hiện
nay nước ta có tiềm năng rất lớn về xuất khẩu nông, thủy sản. Năm 2019 tổng
kim ngạch xuất khẩu hàng nông, thủy sản của Việt Nam đạt gần 25,5 tỷ
USD.Vận chuyển hàng hóa bằng đường không của Việt Nam chiếm một tỷ lê
khoảng 0,2% tổng khối lương, nhưng chiếm đến 25% tổng giá trị xuất khẩu của
cả nước do hàng có giá trị cao. Nông sản Việt Nam đã có mặt tại nhiều thị
trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… tuy nhiên, do tính
chất đặc thù của nông sản là chu kỳ sử dụng ngắn, dễ hư hỏng, có tính thời vụ
nên việc vận chuyển bằng đường không là một giải pháp quan trọng nhằm giữ
thị trường và tăng sức cạnh tranh cho nông sản Việt.
Các hãng hàng không Việt Nam mặc dù đang trong quá trình phát triển nhưng
quy mô còn nhỏ so với các hãng trên thế giới và trong khu vực. Vận chuyển
hàng hóa hàng không chủ yếu tập trung khai thác bụng máy bay hành khách mà
chưa có đầu tư vào máy bay chuyên chở hàng hóa (freighter).Vì vậy, để phát
triển vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không nói chung và các mặt hàng
nông sản nói riêng phải có một hãng hàng không với đội bay chuyên chở hàng
hóa riêng biệt phục vụ các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, cho các tuyến
đường riêng biệt. Qua đó sẽ góp phần cắt giảm chi phí logistics.
2.
Bảo hiểm hàng không là bảo hiểm những rủi ro trên không trên bộ.. liên quan
tới một hành trình chuyển chở bằng đường hàng không Xét về phương diện
hàng không thì bảo hiểm là những khoản đảm bảo tài chính lên đến hàng trăm
triệu USD. Bảo hiểm là điều kiện tiên quyết trong hoạt động của bất kỳ hãng
hàng không nào mặc dù khoản chi phi tổn thất toàn bộ (nếu có xảy ra) – thường
ở mức trung bình dưới 2% so với tổng ngân sách của các hãng hàng không —
là tương đối nhỏ. Thật sự đây là khoản chi phí phụ thêm mà hầu như it được đề
cập đến trong các bản báo cáo tài chính chỉ tiết của các hãng hàng không Dĩ
nhiên là ngành hàng không – cũng như các ngành khác trong thành phần kinh tế
- cũng luôn chịu áp lực về tài chính. Tuy nhiên khoản chỉ hai cho bảo hiểm thân
máy bay và trách nhiệm đối với một chiếc máy bay chi là một khoản nhỏ so với
các lợi nhuận mà chính khách hàng mang lại cho hãng hàng không
2. Thị trường bảo hiểm hàng không
Lịch sử bảo hiểm hàng hóa XNK của Việt Nam đã có từ lâu. Ngay từ khi thành
lập, ngày 15/1/1965, Công ty bảo hiểm Việt Nam nay là Tổng công ty Bảo
hiểm Việt Nam đã được giao nhiệm vụ bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu
của nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa. Bảo Việt đã độc quyền trên thị cả
thị trường bảo hiểm đến cuối năm 1994. Sau khi nhà nước ban hành những quy
định mới, mở cửa nền kinh tế, xóa bỏ chế độ độc quyền trong nhiều ngành kinh
tế trong đó có ngành bảo hiểm, nhiều công ty bảo hiểm phi nhân thọ đã ra đời
như Bảo Minh, PJICO, PVI, Bảo Long, Alizan...làm cho thị trường bảo hiểm
ngày càng sôi động, hướng đến hội nhập quốc tế. Đến cuối năm 2007, thị
trường bảo hiểm phi nhân thọ đã có sự góp mặt của 23 công ty từ nhiều thành
phần kinh tế và nhiều công ty sắp được thành lập có kinh doanh bảo hiểm hàng
hóa. Tuy nhiên cho đến nay hoạt động bảo hiểm cho hàng hóa XNK do các
công ty bảo hiểm Việt Nam tiến hành vẫn còn ở mức rất hạn chế, tốc độ tăng
trưởng không cao. Tình hình thị trưởng cụ thể trong thời gian qua như sau:
Thực tế trong những năm gần đây, việc bảo hiểm cho một số mặt hàng đặc biệt
như thức ăn chăn nuôi, nông sản, phân bón...cùng với việc hạ phí là mở rộng
qua cân tại cầu cảng cho hàng xá đã góp phần làm cho tỉ lệ bồi thường tăng lên
rất cao. Tuy nhiên đến năm 2007, tỉ lệ tổn thất của các mặt hàng xá đã giảm
nhiều nên nhiều công ty như Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo Long...đang quay trở lại
thị trường bảo hiểm hàng xá Ta Năm 2007, các DNBH trong Hiệp hội đã thống
nhất sửa đổi Bản thỏa thuận hợp tác trong bảo hiểm hàng hóa nhằm tăng cường
hợp tác giữa các doanh nghiệp, thực hiện mục tiêu tăng trưởng và hiệu quả,
tránh cạnh tranh không lành mạnh. Các nhà bảo hiểm Việt Nam lại thêm khó
khăn đối mặt với việc thực hiện cam kết WTO: Các nhà bảo hiểm nước ngoài
được bán bảo hiểm vào lĩnh vực vận tải quốc tế (kể cả hàng hóa xuất nhập
khẩu)
Thị trường bảo hiểm hàng hóa vẫn chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty
bảo hiểm bằng cách hạ phí để được dịch vụ không cần tính đến hiệu quả kinh
doanh, thậm chí có mặt hàng giảm phí 60- 70%. Thống kê năm 2007 cho thấy,
với mặt hàng sắt thép, phí đã giảm tới 70%. Trước đây phí bảo hiểm của mặt
hàng này trung bình vào khoảng 0,14% tổng giá trị lô hàng. Còn mặt hàng phân
bón, phí đã giảm từ 0,6% xuống còn 0,3- 0,35%. Một sản phẩm rẻ hơn thông
thường không thể có một chất lượng tốt, vì với mức phí bảo hiểm thấp, sản
phẩm đó không thể tái bảo hiểm được. Tỉ trọng mua bảo hiểm hàng hóa ở Việt
Nam vẫn còn rất thấp. Tính đến cuối năm 2007, các nhà bảo hiểm Việt Nam
mới chi bảo hiểm được 5% kim ngạch hàng xuất khẩu và 33% kim ngạch hàng
nhập khẩu. Đây là con số nhỏ bé không phản ánh đúng tiềm năng XNK của
nước ta
*Khách hàng tiêu biểu của công ty bảo hiểm hang không:
· Tổng công ty Hàng không Việt Nam – VietnamAirlines;

· Công ty CP Hàng không Jetstar Pacific Airlines;

· Công ty CP Hàng không Vietjet;

· Công ty Bay dịch vụ Miền Nam;

· Cambodia Angkor Air.

You might also like