NCTS Basic Cargo

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 196

GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021

Lần ban hành: 04


HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

GIÁO TRÌNH
ĐÀO TẠO BAN ĐẦU

HÀNG HÓA CƠ BẢN

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 04
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

MỤC LỤC
1. CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ CƠ BẢN.............................................................7
1.1. HÀNG HÓA ĐƯỜNG KHÔNG VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN.....................................7
1.1.1. Khái niệm hàng hóa đường không..........................................................................................7
1.1 ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA HÀNG HÓA ĐƯỜNG KHÔNG.......................................7
1.2. THƯƠNG QUYỀN:.................................................................................................................8
1.3. CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN..................................................................................................9
2. CHƯƠNG 2: CÁC TỔ CHỨC QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH
VỰC VẬN TẢI HÀNG HÓA HÀNG KHÔNG........................................................................27
2.1.1. Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (International Air Transport Association: IATA)......27
2.1.2. Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (International Civil Aviation Organization:
ICAO) 27
2.1.3. Cơ quan hàng không quốc gia (National aviation authority)................................................28
2.1.4. Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (Fédération Internationale des Associatión de
transitaires et Assimiles: FIATA)...................................................................................................30
2.2. ĐẠI LÝ HÀNG HÓA HÀNG KHÔNG (THE AIR CARGO AGENCY).............................31
2.2.1. Đại lý hàng hóa hàng không IATA (The IATA air cargo agency).......................................31
2.2.2. CÔNG TY THU GOM HÀNG HÓA (CONSOLIDATOR)................................................32
2.2.3. Hoạt động của các đại lý hàng hóa hàng không...................................................................34
3. CHƯƠNG 3: TỰ ĐỘNG HÓA TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG..................................38
3.1. TỰ ĐỘNG HÓA THỦ TỤC..................................................................................................38
3.1.1. Tổng quan.............................................................................................................................38
3.1.2. Tài liệu..................................................................................................................................39
3.1.3. Dữ liệu lô hàng.....................................................................................................................40
3.2. TỰ ĐỘNG HÓA TRONG KHÂU PHỤC VỤ HÀNG..........................................................41
3.2.1. Tổng quan.............................................................................................................................41
3.2.2. Các yếu tố của tự động hóa...................................................................................................41
3.3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ ĐỘNG HÓA............................................................................43
3.3.1. E-FREIGHT..........................................................................................................................43
4. CHƯƠNG 4: CÁC LOẠI PHÍ................................................................................................43
4.1. TRỌNG LƯỢNG TÍNH CƯỚC............................................................................................43
4.1.1. Trọng lượng thực (gross weight)..........................................................................................44
4.1.2. Trọng lượng theo thể tích (volume weight)..........................................................................44
4.1.3. Trọng lượng tính cước (chargeable weight).........................................................................45
4.1.4. Trọng lượng tính cước của lô hàng gồm hai hoặc nhiều kiện hàng......................................45
4.2. ĐƠN VỊ TIỀN TỆ..................................................................................................................45
4.2.1. Mã tiền tệ..............................................................................................................................45
4.3. CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIÁ, CƯỚC CỦA IATA....................................................................46
4.3.1. Các quy định của iata về giá cước........................................................................................46
4.3.2. Bảng giá công bố..................................................................................................................47

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 04
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

4.3.3. Cước phí thấp hơn ở mức trọng lượng cao hơn....................................................................47
4.3.4. Thứ tự ưu tiên áp dụng giá....................................................................................................48
5. CHƯƠNG 5: HƯỚNG DẪN CÁCH THỨC SỬ DỤNG VÀ TRA CỨU TACT................48
5.1. MÃ 3 CHỮ IATA...................................................................................................................48
5.1.1. Cách tra cứu mã và giải mã các thành phố, sân bay, quốc gia trên thế giới.........................49
6. CHƯƠNG 6: ĐỊA LÝ HÀNG KHÔNG, LỊCH BAY...........................................................58
6.1. ĐỊA LÝ THẾ GIỚI.................................................................................................................58
6.1.1. Các vùng và tiểu vùng IATA................................................................................................58
Các vùng IATA được chia nhỏ hơn thành các tiểu vùng hoặc khu vực như sau:.........................58
6.2. SỰ KHÁC NHAU VỀ THỜI GIAN VÀ TÍNH TOÁN THỜI GIAN VẬN CHUYỂN........61
6.2.1. Sự khác nhau về thời gian.....................................................................................................61
6.2.2. Cách tính thời gian vận chuyển.........................................................................................63
7. CHƯƠNG 7: TÀU BAY VÀ THIẾT BỊ CHẤT XẾP...........................................................69
7.1. TÀU BAY...............................................................................................................................69
7.1.1. Tổng quan.............................................................................................................................69
7.1.2. Cấu trúc tàu bay....................................................................................................................69
7.1.3. Phân loại tàu bay...................................................................................................................69
7.1.4. Sơ đồ tàu bay........................................................................................................................71
7.2. GIỚI HẠN CHẤT XẾP..........................................................................................................79
7.2.1. Giới hạn trọng tải..................................................................................................................79
7.2.2. Giới hạn thể tích....................................................................................................................80
7.2.3. GIỚI HẠN KÍCH THƯỚC...................................................................................................81
7.2.4. GIỚI HẠN CHỊU LỰC CỦA MẶT SÀN............................................................................85
7.3. THIẾT BỊ CHẤT XẾP (UNIT LOAD DEVICES)................................................................88
7.3.1. Mâm (pallet).........................................................................................................................88
7.3.2. Thùng gắn liền mâm (igloo).................................................................................................90
7.3.3. Thùng (container)..................................................................................................................90
7.3.4. ULD được chứng nhận và không được chứng nhận.............................................................91
7.3.5. Nhận biết ULD.....................................................................................................................92
7.3.6. GIỚI HẠN CHẤT XẾP CỦA ULD.....................................................................................96
7.3.7. Sử dụng và bảo quản ULD...................................................................................................98
7.3.8. Nguyên tắc sử dụng và bảo quản ULD.................................................................................98
7.3.9. Kiểm tra tình trạng ULD trước khi sử dụng.........................................................................99
7.3.10. Thẻ ULD...........................................................................................................................102
8. CHƯƠNG 8: PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ PHỤC VỤ MẶT ĐẤT...................................107
8.1. TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ............................................................................................107
8.1.1. Hệ thống etv và mhs: dùng để chứa mâm thùng.................................................................107
8.1.2. Hệ thống cân hàng..............................................................................................................107
8.1.3. Trạm chất xếp hàng.............................................................................................................108
8.1.4. Hệ thống giá kệ để chứa hàng.............................................................................................108

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 04
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

8.2. THIẾT BỊ VẬN TẢI............................................................................................................108


8.2.1. Xe băng chuyền (self-propelled conveyors).......................................................................108
8.2.2. Xe nâng hàng (fork lift)......................................................................................................109
8.2.3. Xe đầu kéo (tractor): kéo uld ra tàu bay.............................................................................109
8.2.4. Dolly 110
8.2.5. Xe high loader.....................................................................................................................110
8.3. KHO HÀNG.........................................................................................................................111
8.3.1. Kho hàng nguy hiểm...........................................................................................................111
8.3.2. Kho hàng lạnh.....................................................................................................................111
9. CHƯƠNG 9: CHẤP NHẬN HÀNG.....................................................................................112
9.1. QUY ĐỊNH CHUNG............................................................................................................112
9.1.1. Khái quát chung..................................................................................................................112
7 nguyên tắc chung:......................................................................................................................112
9.1.2. Trách nhiệm của người gửi hàng........................................................................................112
9.1.3. Kiểm soát số lượng, trọng lượng........................................................................................113
9.1.4. Kiểm soát kích thước..........................................................................................................113
9.1.5. Đóng gói.............................................................................................................................114
9.1.6. Quy định của quốc gia (Ref TACT Rules 7.3.2)................................................................114
9.1.7. Bản hướng dẫn của người gửi hàng (SLI)..........................................................................115
9.1.8. Không vận đơn (Xem chương Không vận đơn).................................................................119
9.1.9. Đặt chỗ hàng hóa................................................................................................................119
9.2. LÔ HÀNG “SẴN SÀNG ĐỂ VẬN CHUYỂN” (READY FOR CARRIAGE)...................121
9.3. ĐÁNH DẤU VÀ DÁN NHÃN............................................................................................122
9.3.1. Yêu cầu đánh dấu và dán nhãn...........................................................................................122
9.4. TÀI LIỆU..............................................................................................................................125
9.5. HÀNG NGUY HIỂM TIỀM ẨN.........................................................................................126
9.6. DANH SÁCH HÀNG HÓA – CARGO MANIFEST..........................................................127
9.6.1. Các loại danh sách hàng hóa...............................................................................................127
9.6.2. Nội dung của bản danh sách hàng hóa................................................................................127
9.7. LÔ HÀNG VẬN CHUYỂN TRÊN NHIỀU CHUYẾN BAY.............................................132
10. CHƯƠNG 10: HÀNG ĐẶC BIỆT......................................................................................133
10.1. HÀNG NGUY HIỂM.........................................................................................................133
10.1.1. Quy định vận chuyển hàng hóa nguy hiểm của IATA.....................................................133
10.1.2. Chấp nhận hàng hóa nguy hiểm........................................................................................133
10.1.3. Phân hạng và nhận dạng...................................................................................................134
10.1.4. Đánh dấu và dán nhãn.......................................................................................................138
10.1.5. Tài liệu..............................................................................................................................139
10.1.6. Đóng gói...........................................................................................................................142
10.1.7. Quy định pháp luật............................................................................................................142
10.2. HÀNG ĐỘNG VẬT SỐNG...............................................................................................144
10.2.1. Quy định vận chuyển động vật sống của IATA................................................................144
10.2.2. Các loài động vật vận chuyển bằng đường không............................................................144

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 04
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

10.2.3. Tài liệu vận chuyển...........................................................................................................144


10.2.4. Thùng chuồng, đánh dấu và dán nhãn..............................................................................147
10.2.5. Thu xếp trước và đặt chỗ cho hàng động vật sống...........................................................150
10.2.6. Chấp nhận vận chuyển......................................................................................................150
10.2.7. Quy định của nhà chức trách và người vận chuyển..........................................................151
10.2.8. Trách nhiệm của người vận chuyển..................................................................................151
10.3. HÀNG GIÁ TRỊ CAO........................................................................................................152
10.3.1. Định nghĩa.........................................................................................................................152
10.3.2. Tài liệu vận chuyển...........................................................................................................152
10.3.3. Vận đơn hàng không.........................................................................................................152
10.3.4. Danh sách hàng hóa..........................................................................................................153
10.3.5. Thông báo cho Cơ trưởng.................................................................................................153
10.3.6. Niêm phong, đánh dấu và dán nhãn..................................................................................153
10.3.7. Thu xếp trước và đặt chỗ..................................................................................................153
10.3.8. Chấp nhận vận chuyển......................................................................................................154
10.3.9. Lưu kho.............................................................................................................................154
10.3.10. Chất xếp..........................................................................................................................155
10.3.11. Giao hàng........................................................................................................................155
10.3.12. Quy định của nhà chức trách và hãng vận chuyển..........................................................155
10.3.13. Trách nhiệm của hãng vận chuyển.................................................................................155
10.4. HÀNG DỄ HƯ HỎNG.......................................................................................................156
10.4.1. Định nghĩa.........................................................................................................................156
10.4.2. Quy định vận chuyển hàng dễ hư hỏng............................................................................158
10.4.3. Chấp nhận hàng.................................................................................................................158
10.4.4. Dán nhãn và đánh dấu.......................................................................................................158
10.4.5. Đóng gói...........................................................................................................................159
10.4.6. Đá khô...............................................................................................................................159
10.4.7. Khi hóa lỏng......................................................................................................................160
10.4.8. Đá ướt...............................................................................................................................160
10.4.9. Thu xếp trước....................................................................................................................160
10.4.10. Vận đơn hàng không.......................................................................................................160
10.4.11. Danh sách hàng hóa........................................................................................................161
10.4.12. Các quy định...................................................................................................................161
10.5. HÀNG ƯỚT.......................................................................................................................162
10.5.1. Định nghĩa.........................................................................................................................162
10.5.2. Đóng gói...........................................................................................................................162
10.5.3. Tài liệu..............................................................................................................................163
10.5.4. Dán nhãn...........................................................................................................................163
10.5.5. Thu xếp trước....................................................................................................................163
10.5.6. Chấp nhận vận chuyển......................................................................................................163
10.6. HÀNG QUAN TÀI/HỘP TRO/HÀI CỐT.........................................................................164
10.6.1. Chấp nhận.........................................................................................................................164
10.6.2. Tài liệu..............................................................................................................................164
10.6.3. Đóng gói và đánh dấu.......................................................................................................165

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 04
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

10.6.4. Cách thức phục vụ............................................................................................................165


10.7. HÀNG HÀNH LÝ CÁ NHÂN VẬN CHUYỂN THEO ĐƯỜNG HÀNG HÓA..............166
10.7.1. Định nghĩa........................................................................................................................166
10.7.2. Đóng gói...........................................................................................................................166
10.7.3. Đánh dấu...........................................................................................................................166
10.8. HÀNG NHẠY CẢM..........................................................................................................167
10.8.1. Định nghĩa........................................................................................................................167
10.8.2. Điều kiện vận chuyển.......................................................................................................167
10.8.3. Chấp nhận.........................................................................................................................168
10.8.4. Đóng gói...........................................................................................................................168
10.8.5. Đánh dấu và dán nhãn......................................................................................................168
10.8.6. Tài liệu..............................................................................................................................168
10.9. HÀNG NẶNG MÙI...........................................................................................................169
10.9.1. Định nghĩa........................................................................................................................169
10.9.2. Đóng gói...........................................................................................................................169
10.10. HÀNG NẶNG/QUÁ KHỔ...............................................................................................170
10.10.1. Hàng nặng.......................................................................................................................170
10.10.2. Hàng quá khổ..................................................................................................................170
10.10.3. Đóng gói.........................................................................................................................170
10.10.4. Đánh dấu và dán nhãn.....................................................................................................172
10.10.5. Cách thức phục vụ..........................................................................................................172
10.11. TÚI THƯ NGOẠI GIAO (DIPLOMATIC MAIL – DIP)...............................................174
11. CHƯƠNG 11: VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG......................................................................178
11.1. ĐỊNH NGHĨA....................................................................................................................178
11.2. PHÂN LOẠI VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG.......................................................................178
11.2.1. Vận đơn của hãng chuyên chở/vận đơn chủ (airlines airway bill/ master airway bill -
mawb) 178
11.2.2. Vận đơn trung lập/vận đơn thứ cấp (neutral airway bill/house airway bill hawb)..........178
11.3. CHỨC NĂNG CỦA VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG (THE FUNCTION OF THE AWB) .178
11.3.1. Chức năng và sự thể hiện..................................................................................................178
11.3.2. Hiệu lực của vận đơn hàng không (validity of the awb)..................................................179
11.3.3. Trách nhiệm hoàn thiện vận đơn hàng không...................................................................179
11.3.4. Định nghĩa thuật ngữ “not negotiable”.............................................................................180
11.4. SỐ VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG........................................................................................180
11.5. NỘI DUNG, CÁCH ĐIỀN THÔNG TIN TRÊN VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG...............181
11.5.1. Nội dung mặt trước vận đơn.............................................................................................183
11.5.2. Nội dung mặt sau vận đơn................................................................................................187
11.6. GIỚI THIỆU VỀ E – AWB................................................................................................191
12. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................193

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 15/3/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

1. CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ CƠ BẢN


1.1. HÀNG HÓA ĐƯỜNG KHÔNG VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
1.1.1. Khái niệm hàng hóa đường không
Hàng hóa đường không là bất kỳ tài sản nào được vận chuyển trên tàu bay theo vận
đơn hàng không.
Tính đến năm 2014, vận tải hàng hóa hàng không là lĩnh vực kinh doanh có giá trị
60 tỷ USD, vận chuyển 35% lượng giá trị của hàng hóa thương mại toàn cầu có giá trị
lên tới 5 nghìn tỷ USD, tạo ra 32 triệu việc làm trên toàn thế giới. Vận tải hàng hóa
hàng không là một phần vô cùng quan trọng trong lĩnh vực hàng không đồng thời cũng
là một ngành công nghiệp thiết yếu trong kinh tế toàn cầu.
Một số điểm khác biệt giữa hành khách và hàng hóa đường không:
 Vận chuyển hành khách là vận chuyển hai chiều với giá cước là khứ hồi, trong khi
vận chuyển hàng hóa là vận chuyển một chiều với giá cước là một chiều.
 Vận chuyển hành khách vì nhiều mục đích (công tác, du lịch, chữa bệnh…), trong
khi vận chuyển hàng hóa chủ yếu vì mục đích thương mại.
 Vận chuyển hành khách rất nhạy cảm về giá, còn vận chuyển hàng hóa nhạy cảm
về dịch vụ nhiều hơn.
 Vận chuyển hành khách có quy định về dặm, trong khi vận chuyển hàng hóa không
quy định về dặm.
 Dịch vụ đối với vận chuyển hành khách là dịch vụ khác biệt, còn dịch vụ của vận
chuyển hàng hóa là dịch vụ chuẩn.
 Vé hành khách là chứng nhận vận chuyển chỉ có giá trị cho một chặng bay, còn vận
chuyển hàng không trong vận chuyển hàng hóa là chứng từ vận chuyển chuẩn dùng
cho cả hành trình.
1.1 ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA HÀNG HÓA ĐƯỜNG KHÔNG
 Yếu tố thời gian được đặt lên hàng đầu.
 Hàng hóa vận chuyển đường không thường đảm bảo an toàn hơn so với hàng hóa
vận chuyển bằng các phương thức vận tải khác.
 Do cước phí cao hơn và đảm bảo an toàn hơn các loại hình vận tải khác nên hàng
hóa đường không thường là hàng có giá trị.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 15/8/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

1.2. THƯƠNG QUYỀN:


 Thương quyền 1- First Freedom: Quyền được tự do bay trên lãnh thổ của quốc
gia nhưng không hạ cánh. Ví dụ máy bay Vietnam Airlines bay tuyến Hà Nội-
Bangkok bay qua không phận Lào.
 Thương quyền 2 – Second Freedom: Quyền được quyền hạ cánh xuống lãnh thổ
của quốc gia vì các lý do phi thương mại trong những trường hợp cần thiết và có
báo trước. Như để tiếp nhiên liệu, sửa chữa máy bay. Ví dụ máy bay công ty hàng
không Nhật Bản bay tuyến Tokyo-Sydney nhưng dừng lại đổ xăng tại Singapore.
 Thương quyền 3 – Third Freedom: Quyền lấy tải thương mại (hành khách, hàng
hoá, thư tín) từ quốc gia của hãng chuyên chở tới lãnh thổ nước ngoài. Ví dụ máy
bay của công ty hàng không Malaysia bay tuyến Kuala Lumpur-Đà Nẵng.
 Thương quyền 4 – Fourth Freedom: Quyền lấy tải thương mại (hành khách,
hàng hoá, thư tín) trên lãnh thổ nước ngoài chuyên chở về nước của hãng khai
thác. Ví dụ một công ty hàng không Mỹ bay tuyến Toronto-Chicago.
 Thương quyền 5 – Fifth Freedom: Quyền nhận hành khách, hàng hoá, thư tín từ
nước thứ hai để chở đến nước thứ ba và quyền nhận hành khách, hàng hoá, thư tín
từ nước thứ ba để chở đến nước thứ hai. Ví dụ một công ty hàng không Việt Nam
bay tuyến Paris-Viêng Chăn-Thành phố Hồ Chí Minh.
 Thương quyền 6 – Sixth Freedom: Quyền lấy hành khách, hàng hoá, thư tín từ
một quốc gia thứ hai đến một quốc gia thứ ba qua lãnh thổ thuộc nước của nhà
khai thác. Ví dụ một máy bay của công ty hàng không Việt Nam bay tuyến Luân
Đôn-Hà Nội-Phnôm Pênh.
 Thương quyền 7 – Seventh Freedom: Quyền được khai thác tải thương mại giữa
hai nước hoàn toàn ở ngoài nước của nhà khai thác. Ví dụ mọt máy bay của công
ty hàng không Trung Quốc bay tuyến Hà Nội-Bangkok.
 Thương quyền 8 – Eighth Freedom: Quyền được khai thác tải thương mại từ
một thành phố này ở nước ngoài đến một thành phố khác của cùng nước đó nhưng
các chuyến bay phải được xuất phát từ nước của nhà khai thác. Ví dụ một máy bay
của công ty hàng không Thái Lan bay tuyến Hà Nội-Đà Nẵng-Bangkok.
 Thương quyền 9 – Nineth Freedom: Quyền được khai thác tải thương mại từ
một thành phố này ở nước ngoài đến thành phố khác của nước đó nhưng máy bay
không xuất phát từ nước của nhà khai thác. Ví dụ một máy bay của công ty hàng
không Hoa Kỳ bay tuyến Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

1.3. CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN


Accessories - Phụ kiện
Sử dụng khi áp dụng giá cước hàng hoá cụ thể (SCR). Phụ kiện là vật phẩm bổ sung,
không phải là thiết yếu đối với việc sử dụng thông thường của vật phẩm chính, không
là bộ phận cấu thành của vật phẩm đó, để sử dụng cùng với với vật phẩm chính. Thí dụ
như tai nghe của điện thoại di động.
Act of god - Bất khả kháng
Tổn thất đối với hàng hoá xảy ra ngoài sự ảnh hưởng của con người. Thí dụ như bão,
lụt, sấm chớp, động đất v.v
Advance arrangement - Thoả thuận trước
Sự liên hệ trước giữa các bên để có được thông tin, xác nhận về khả năng cung cấp
dịch vụ trước khi thực hiện dịch vụ
Agent - Đại lý
Cá nhân hoặc tổ chức được uỷ quyền thay mặt người hoặc tổ chức khác.
Air waybill (AWB) -Vận đơn hàng không
Chứng từ vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không và là bằng chứng của việc
giao kết hợp đồng, việc đã tiếp nhận hàng hoá và các điều kiện của hợp đồng.
Aircraft Configutation - Cấu hình tàu bay
Bố cục sử dụng không gian bên trong tàu bay.
Aircraft container – Thùng
Thiết bị chất xếp kín hoàn chỉnh có thể tương tác trực tiếp với hệ thống phục vụ và
chốt giữ trên tàu bay.
Aircraft pallet - Mâm
Là tấm có mặt dưới phẳng, chế tạo phù hợp yêu cầu tiêu chuẩn của tàu bay, hàng hoá
được đặt trên đó và được chằng giữ bằng lưới, dây chằng hay thùng chụp dạng lều, sau
đó được chốt vào tàu bay. Mâm tàu bay cho phép việc xếp, dỡ vào hệ thống di chuyển
và chốt giữ một cách nhanh chóng. Vì vậy nó trở thành bộ phận cấu thành của hệ
thống chất xếp và chốt giữ của tàu bay.
Aircraft pallet net -Lưới phủ mâm tàu bay
Là lưới đan bằng dây mềm gắn vào mâm để gia cố hàng hoá xếp trên mâm. Nó có thể
sử dụng cùng với lồng không cố định.
Airline - Hãng hàng không, Hãng vận chuyển
Bao gồm cả hãng vận chuyển ký phát vận đơn hàng không và tất các hãng vận chuyển
khác thực hiện việc chuyên chở hay cam kết chuyên chở theo vận đơn hàng không
hoặc thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến vận chuyển hàng không.
All Cargo Aircraft -Tàu bay chở hàng
Là tàu bay chỉ sử dụng để chở hàng
Apron - Sân đỗ
Khu vực được xác định cụ thể, trên vùng đất của sân bay dành để tiếp nhận máy bay
cho việc đón trả khách, thư tín, hoặc hàng hóa, nạp nhiên liệu, đỗ hoặc bảo dưỡng
Baggage - Hành lý
Là tài sản cá nhân hay các vật phẩm khác của hành khách vận chuyển cùng với chuyến
đi của hành khách. Nó bao gồm cảhành lý ký gửi và xách tay.
Barrier net - Lưới ngăn

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Lưới ngăn ngang thân tàu bay để ngăn hàng hoá xô vào khu vực buồng lái trong các
trường hợp hạ cánh khẩn cấp.
Basic weight - Trọng lượng cơ bản
Là trọng lượng của tàu bay khi xuất xưởng bao gồm cả trọng lượng của các thiết bị cố
định trên tàu bay như ghế, thiết bị bếp ăn và trọng lượng của dầu máy.
Bay (Position) - Vị trí
Phần chia nhỏ trong khoang chứa mâm thùng, hay sàn chính trên tàu bay.
Bonded warehouse -Kho ngoại quan
Kho hàng được nhà chức trách hải quan cho phép để chứa hàng.
Break bulk - Tách hàng
Tách lô hàng gom để trả hàng hoặc tiếp tục gửi đi.
Break bulk agent - Đại lý tách hàng
Người thực hiện tách lô hàng gom thành từng phần riêng biệt
Break even weight - Trọng lượng đồng cước
Trọng lượng mà tại đó tiền cước vận chuyển nếu tính theo mức giá thấp hơn cho mức
trọng lượng cao hơn liền kề nhân với với trọng lượng tối thiểu sẽ thấp hơn tiền cước
nếu tính theo mức giá cao hơn cho trọng lượng thực tế của lô hàng.
Bulk cargo - Hàng rời
Hàng không xếp lên mâm hay thùng.
Bulk unitization -Đóng hàng rời vào mâm, thùng
Thỏa thuận/Hợp đồng theo đó hãng vận chuyển cho đại lý hay các nhà xuất khẩu thuê
mâm, thùng để chất xếp hàng.
Bulk unitization charge - Phí đóng hàng rời
Cước phí áp dụng cho việc đóng hàng rời.
Cargo - Hàng hoá
Bất kỳ tài sản nào được vận chuyển hoặc sẽ được vận chuyển trong hầm hàng tàu bay
theo vận đơn hàng không, trừ hàng thư tín, hành lý và tài sản của hãng vận chuyển.
Tuy nhiên, hành lý được vận chuyển theo vận đơn hàng không sẽ được coi là hàng
hoá.
Cargo compartment - Khoang hàng hoá
Không gian dành cho việc chứa hàng trên tàu bay.
Cargo hold - Hầm hàng
Khoảng không trong tàu bay giới hạn bởi trần, sàn, thành, tấm ngăn của tàu bay sử
dụng để chứa hành lý, hàng hoá, bưu kiện ở dạng rời hay trong các thiết bị chất xếp.
Cargo receipt - Biên lai hàng hóa
Tài liệu (dưới dạng giấy hoặc điện tử) do hãng vận chuyển cung cấp cho người gửi
hàng ngoại trừ có thỏa thuận khác giữa các bên. Nó tương đương một bản ghi chứa các
thông tin của lô hàng thay thế cho việc xuất vận đơn hàng không và là bằng chứng lô
hàng đã được chấp nhận, sẵn sàng để vận chuyển.
Carrier - Hãng vận chuyển
Tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển thương mại
Carrying carrier - Hãng vận chuyển thực tế
Hãng vận chuyển thực hiện toàn bộ hoặc một phần vận chuyển theo sự uỷ quyền của
hãng vận chuyển theo hợp đồng nhưng không phải là hãng vận chuyển kế tiếp
Carriage – Chuyên chở

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Việc chuyên chở hàng hoá bằng tàu bay không thu tiền hoặc chở thuê.
Cartage – Cước vận chuyển mặt đất
Chi phí đối với việc chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ chặng ngắn, ví dụ như vận
chuyển giữa kho/nhà máy của khách/kho ngoại quan trong thành phố với sân bay
CASS - Hệ thống thanh toán
Hệ thống kế toán và thanh toán trong việc bán dịch vụ vận chuyển hàng hoá giữa một
bên là các hãng hàng không một bên là các đại lý của họ.
Charge - Cước phí
Khoản tiền phải trả cho việc vận chuyển hàng hoá dựa trên giá áp dụng cho việc vận
chuyển đó hoặc là khoản tiền phải trả cho dịch vụ đặc biệt hoặc phát sinh liên quan
đến việc vận chuyển này.
Chargeable weight - Trọng lượng tính cước
Trọng lượng tính cước có thể là trọng lượng thực hay trọng lượng theo thể tích của lô
hàng, sử dụng trọng lượng nào cao hơn đảm bảo rằng khi mà có mức cước thấp hơn
tính cho mức trọng lượng tối thiểu cao hơn, thì mức trọng lượng tối thiểu
cao hơn được sử dụng là trọng lượng tính cước.
Charge collect - Cước thu sau
Cước ghi trên vận đơn hàng không để thu từ người nhận hàng
Charge collect fee - Phí thu cước sau
Phí thu trên cước theo trọng lượng và giá trị cua lô hàng thu cước sau. Phí này do
người nhận hàng trả.
Charge Prepaid - Cước trả trước
Cước ghi trên vận đơn hàng không do người gửi hàng thanh toán
Charter – Thuê chuyến
Tàu bay hay chuyến bay khai thác theo hợp đồng thuê chuyến
Charter contract - Hợp đồng thuê chuyến
Hợp đồng đặc biệt theo đó người chuyên chở dành toàn bộ tải của tàu bay cho người
gửi hàng sử dụng.
Charterer - Người thuê chuyến
Người ký hợp đồng thuê chuyến với hãng vận chuyển.
Check baggage - Hành lý ký gửi
Hành lý mà hãng vận chuyển tự đảm bảo việc trông giữ và xuất ra thẻ hành lý
Class rate - Giá theo nhóm hàng
Giá áp dụng cho các nhóm hàng hoá cụ thể thí dụ báo chí, động vật sống
Classification – Phân loại
Liệt kê các vật phẩm theo từng nhóm cho mục đích áp dụng giá cước.
Combi aircraft – Tàu bay kết hợp chở hàng trên sàn chính
Tàu bay để chở cả hàng hoá và hành khách trên sàn chính của tàu bay
Combination of charge - Cước kết hợp
Cước được tính bằng cách kết hợp từ hai loại cước trở lên.
Combination of rate - Giá kết hợp
Giá được tính bằng cách kết hợp hai hay nhiều giá công bố theo chặng
Commision – Hoa hồng
Phí trả cho đại lý
Condition of carriage - Điều khoản vận chuyển

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Các điều kiện và điều khoản mà hãng vận chuyển đưa ra đối với việc vận chuyển của
họ
Condition of contract - Điều kiện của hợp đồng
Các điều kiện và điều khoản ghi trên vận đơn hàng không.
Connecting carrier – Receiving carrier - Hãng vận chuyển kế tiếp
Xem Receiving carrier
Consignee - Người nhận hàng
Người mà tên của họ được ghi trên vận đơn hàng không như là bên mà hãng vận
chuyển giao hàng hoá cho họ.
Consignment/ Shipment - Lô hàng
Hàng hoá do hãng vận chuyển chấp nhận từ một người gửi hàng được di chuyển theo
một vận đơn hàng không đến cho một người nhận hàng tại một điểm đến.
Consolidated shipment - Lô hàng gom
Lô hàng là kết quả của việc thu gom
Consolidation - Thu gom hàng hoá
Một số lô hàng đơn lẻ tập hợp lại và được vận chuyển bởi một vận đơn hàng không
chủ, trong đó những lô hàng đơn lẻ được vận chuyển theo vận đơn hàng không thứ cấp
riêng biệt do Công ty giao nhận phát hành.
Consolidator –Công ty, đại lý thu gom hàng
Là công ty hay đại lý thực hiện việc gom hàng bằng chính tên của họ
Container transport - Vận chuyển bằng thùng
Hàng hoá được gửi bằng các thùng được phê chuẩn.
Containerization - Đóng hàng vào thùng
Thực hành hay kỹ thuật sử dụng các thiết bị hình hộp mà trong đó các kiện hàng được
giữ, bảo vệ hay được phục vụ như một đơn vị khi chuyển tải
Contents - Nội dung hàng hoá
Sự mô tả hàng hoá do người gửi hàng kê khai được ghi vào ô" Tên, tính chất và chi tiết
hàng hoá" của không vận đơn
Contour - Hình dáng
Conventional Aircraft - Tàu bay thân hẹp
Loại tàu bay có độ rộng của thân khoảng 3 m (10ft) với một lối đi giữa chỗ ngồi của
hành khách. Hàng hoá để ở hầm hàng dưới, trong phần lớn các trường hợp chỉ chở
được hàng rời.
Customs broker - Đại lý làm thủ tục hải quan
Người có chuyên môn được cấp phép thay mặt người nhận hàng thực hiện thủ tục hải
quan.
Customs clearance - Thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan đối với hàng hoả phải được thực hiện tại điểm hàng xuất phát,
chuyển tải và điểm đến.
Customs duty - Thuế hải quan
Mức thuế áp dụng đối với hàng hoá khi làm thủ tục hải quan.
Customs entry - Tờ khai hải quan
Mẫu kê khai hải quan được sử dụng khi làm thủ tục hải quan.
Customs fee - Phí hải quan
Phí áp dụng bởi cơ quan hải quan đối với các dịch vụ hải quan

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Damage - Hư hại
Tổn thất xảy ra đối với hàng hoá trong quá trình vận chuyển ảnh hưởng đến giá trị và
giá trị sử dụng của hàng hoá. Bất kỳ sự thay đổi nào bên trong hoặc bên ngoài so với
điều kiện ban đầu của lô hàng mà có thể gây ra việc giảm giá trị
Dangerous cargo /Dangerous goods - Hàng nguy hiểm
Các vật phẩm hoặc chất có thể gây rủi ro đối với sức khỏe, an toàn, của cải hoặc môi
trường nêu trong danh mục hàng nguy hiểm trong quy định vận chuyển hàng hoá nguy
hiểm, hoặc được phân loại theo quy định
Dangerous goods Regulation - Quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm
Ấn phẩm của IATA bao bồm các quy định liệt kê các loại hàng hoá nguy hiểm, đưa ra
các hướng dẫn chi tiết về phục vụ, đóng gói các loại hàng hoá này.
Dead load - Tải tĩnh
Tổng trọng lượng của hàng hóa, bưu kiện, hành lý và thiết bị chất xếp rỗng
Deck- Sàn
Mặt sàn cấu trúc tàu bay. Đối với tàu bay có một mặt sàn thì sàn này gọi là sàn chính.
Đối với tàu bay có từ 2 mặt sàn trở lên các sàn khác nhau theo thứ tự từ dưới lên trên
là sàn dưới, sàn chính và sàn trên.
Declared value for carriage - Giá trị khai báo vận chuyển
Giá trị hàng hoá do người gửi hàng khai báo cho hãng vận chuyển với mục đích xác
định cước hay giới hạn trách nhiệm của hãng vận chuyển trong trường hợp hàng đến
chậm, mất hoặc hư hỏng.
Declared value for customs - Giá trị khai báo hải quan
Giá trị hàng hoá do người gửi hàng khai báo với mục đích làm thủ tục hải quan.
Delivering carrier - Hãng vận chuyển giao hàng
Hãng vận chuyển thực hiện việc giao hàng cho người nhận hàng hay đại lý của họ.
Delvery charge - Phí giao hàng
Phí đối với dịch vụ giao hàng
Delivery order - Lệnh giao hàng
Sự cho phép giao hàng cho người khác không phải người nhận hàng ghi trên vận đơn
hàng không.
Delivery receipt - Biên nhận giao hàng
Giấy biên nhận do người nhận hàng ký được coi là bằng chứng rằng hàng hoá đã được
giao cho người nhận hàng.
Delivery service - Dịch vụ giao hàng
Việc vận chuyển hàng nhập từ sân bay đến tới địa chỉ của người nhận hàng hay đại lý
được chỉ định hoặc đến nơi lưu giữ của cơ quan nhà nước có liên quan theo yêu cầu.
Demurrage - Phí sử dụng ULD quá hạn
Mức phí khác nhau mà hãng vận chuyển thu từ khách hàng đối với việc sử dụng ULD
của họ quá thời gian cho phép.
Density - Tỷ trọng
Tỷ lệ giữa trọng lượng và thể tích, ví dụ tỷ lệ kg trên 1 mét khối.
Destination - Điểm đến
Điểm dừng cuối cùng của hành hoá theo hợp đồng vận chuyển.
Dimension – Kích thước

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Chiều dài, chiều rộng, chiều cao lớn nhất tính bằng xăng ti mét hoặc Inch thường sử
dụng để xác định giá áp dụng.
Direct flight - Chuyến bay trực tiếp
Chuyến bay từ điểm khởi hành đến điểm đến mà hàng hoá không cần phải chuyển
sang chuyến bay khác cho dù có thể có điểm dừng trên đường bay.
Disbursement - Nhờ thu
Khoản tiền mà hãng vận chuyển trả cho đại lý hay hãng vận chuyển khác, khoản này
hãng vận chuyển giao hàng sẽ thu từ người nhận hàng.
Disposable container - Thùng sử dụng một lần
Thùng hàng chỉ sử dụng một lần.
Dolly
Bề mặt phẳng dạng xe kéo có hệ thống con lăn dùng để phục vụ mâm, thùng trên mặt
đất.
Domesctic carriage - Vận chuyển nội địa
Điểm xuất phát và điểm đến trong cùng một quốc gia.
Door to door - Từ cửa đến cửa
Dịch vụ chọn gói mà theo đó người cung cấp dịch vụ có trách nhiệm hoàn toàn đối với
dịch vụ đó và khách hàng phải trả một lần.
Dry operating weight (DOW)- Trọng lượng khai thác khô
Trọng lượng cơ bản của tàu bay cộng với trọng lượng tổ lái, hành lý của tổ lái và tủ
suất ăn.
Eslaped transportation time - Thời gian vận chuyển
Tổng số giờ, phút tính từ thời gian khởi hành tại sân bay khởi hành đến thời gian đến
tại sân bay cuối cùng (bao gồm cả thời gian chuyển tiếp)
Embargo - Cấm vận chuyển
Từ chối tiếp nhận hàng hoá để vận chuyển cho một giai đoạn nhất định
Echange rate - Tỷ giá
Exception - Trường hợp ngoại lệ
Tỷ lệ chuyển đổi giữa loại tiền này với loại tiền khác. Một điều khoản trong Hướng
dẫn kỹ thuật loại trừ một khoản mục cụ thể trong hàng nguy hiểm khỏi các yêu cầu
thường áp dụng cho khoản mục đó.
Export license - Giấy phép xuất khẩu
Tài liệu của Chính phủ cho phép người gửi hàng xuất khẩu mặt hàng chỉ định đến
quốc gia nhất định.
Express cargo – Hàng chuyển phát nhanh
Lô hàng đặc biệt nhạy cảm về thời gia về thời gian, yêu cầu thông quan nhanh. Ngoài
ra được xác định như loại hình vận chuyển tin cậy, xác định được thời gian vận
chuyển, thông thường là dịch vụ từ cửa đến cửa, sử dụng chứng từ đơn giản với một
mức giá chọn gói và chỉ một hãng vận chuyển thực hiện việc kiểm soát thông tin thống
nhất.
First carrier - Hãng vận chuyển đầu tiên
Hãng vận chuyển thực hiện hay cam kết thực hiện vận chuyển chặng đầu tiên ghi trên
vận đơn hàng không.
Flight number - Số hiệu chuyến bay
Việc đặt tên các chuyến bay bằng số.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Floor bearing - Tải trọng của sàn


Trọng lượng chất xếp tối đa trên diện tích nhất định sàn tàu bay có thể chịu được
Floor load limitation - Giới hạn chất xếp sàn tàu bay
Giới hạn chất xếp trên một diện tích đưa ra nhằm loại trừ trọng lực của hàng hoá trên
một đơn vị diện tích của sàn khoang hàng vượt quá khả năng chịu lực của cấu trúc
phía dưới sàn tàu bay (Thanh dầm, thanh ngang).
Forklift - Xe nâng
Loại xe để nâng tải theo phưuơng thẳng đứng và vận chuyển chúng bằng hai càng phía
trước.
Forwarder – Đại lý, công ty giao nhận
Thay mặt người gửi hàng gửi hàng hoá cho người nhận hàng. Người đó có thể là đại lý
hay công ty thực hiện các dịch vụ được xác định để đảm bảo và hoàn tất cho việc vận
chuyển hàng hoá (như dịch vụ nhân, chuyển tiếp hoặc giao hàng). Người giao nhận là
người trung gian.
Forwarding charge - Phí gửi hàng
Phí do các đại lý vận chuyển hàng không, hoặc vận chuyển mặt đất thanh toán hay
phải thanh toán cho việc vận chuyển bằng đường không hay vận chuyển mặt đất đến
sân bay xuất phát, không phải là người chuyên chở trên vận đơn hàng không.
Free house - Giao tận nhà
Việc người gửi hàng trả toàn bộ chi phí vận chuyển, thậm chí là tất các khoản thuế tại
điểm đi, điểm đến của hàng hoá.
Free on carrier (FCA) - Giao hàng tại tàu bay
Việc người gửi hàng trả toàn bộ chi phí vận chuyển cho đến khi và bao gồm cả việc
chất xếp hàng hoá lên tàu bay tại sân bay xác định.
Free port/Free airport - Cảng miễn thuế
Khu vực nơi hàng hoá được tiếp nhận lưu giữ và gửi đi được miễn thuế hải quan
Free trade zone – Khu vực mậu dịch tự do
Khu vực xác định của Chính phủ các quốc gia miễn thuế nhập khẩu cho bất kỳ hàng
hoá nào không bị cấm. Hàng hoá có thể lưu giữ, trưng bày, sử dụng để sản xuất trong
khu khu vực này và tái xuất khẩu không cần phải nộp thuế.
Freight charge - Cước vận chuyển
Chi phí trả cho việc vận chuyển hàng hoá theo bảng giá cước có hiệu lực.
Freight contracting - Hợp đồng thuê chuyến
Hợp đồng thuê tàu bay cho hành trình nhất định hoặc thời gian nhất định.
Frach gold franc - Đồng Fr vàng của Pháp
Đồng Franc có chứa 65.50 miligrams vàng với độ tinh khiết là chín trăm phần ngàn.
General cargo – Hàng hoá thông thường
Lô hàng không phải là hàng đặc biệt theo các khái niệm về hàng đặc biệt của IATA.
General cargo rate (GCR) - Giá cước hàng hoá thông thường
Giá cước vận chuyển hàng hoá không phải là giá cước theo nhóm hàng hay giá cước
áp dụng cho các loại hàng cụ thể.
GSA - Tổng Đại lý
Cá nhân hay tổ chức được phép thay mặt cho một pháp nhân về quyền hạn tại một khu
vực cụ thể.
Gross weight - Trọng lượng cả bì

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Tổng trọng lượng của lô hàng bao gồm tất cả trừ ULD.
Ground support equipment - Thiết bị trợ giúp mặt đất
Xe tải hay hệ thống băng chuyền phục vụ hàng hoá tại khu vực sân đỗ từ của ra khu
vực sân đỗ đến tàu bay.
Hague protocol - Nghị định thư Lahay
Sửa đổi công ước Vacsava Ký ngày 28/9/1955 tại La hay.
Handling - Phục vụ hàng hoá
Thực hiện các thao tác đối với hàng hoá.
High density cargo - Hàng tỷ trọng cao
Hàng hoá có trọng lượng lớn cho một thể tích nhất định. Ví dụ hàng hoá có trọng
lượng trên 1 kg cho 6000 cm3.
Highloader - Xe nâng
Loại xe xe có sàn có thể chất xếp hoặc dỡ ULD lên hoặc xuống tàu bay.
House air waybill - Vận đơn hàng không thứ cấp
House manifest - Danh mục hàng thu gom
Chứng từ do các công ty gom hàng phát hành xuất cho từng lô hàng riêng biệt trong lô
hàng gom. Nó bao gồm các chỉ dẫn cho đại lý tách hàng. Danh mục hàng thu gom gồm
các thông tin tương tự như Danh sách hàng hóa, trong đó liệt kê thông tin của các vận
đơn hàng không thứ cấp.
Hub - Điểm tập trung
Một điểm được trang bị các thiết bị chuyên dụng sử dụng như là điểm tách hàng cho
một khu vực và từ đó các lô hàng đơn lẻ được chuyển tiếp đến điểm đến cuối cùng.
Hub and Spoke Routing - Đường bay trục và nan hoa
Mô hình tuyến đường bay thực hiện việc chuyên chở hàng hoá từ nhiều thành phố đến
điểm trung tâm được chọn để nối chuyến với các chuyến bay khác đến điểm cuối cùng.
IATA agency commision – Hoa hồng đại lý IATA
Phần trăm (%) trên cước vận chuyển hoặc trên cước giá trị ghi trên vận đơn hàng
không (nếu được áp dụng) mà các hãng hàng không IATA trả cho các đại lý hàng hoá
được đăng ký của IATA cho các hoạt động đã thực hiện.
IATA Cargo agent - Đại lý hàng hoá IATA
Đại lý được IATA công nhận và chấp thuận theo hướng dẫn nghị quyết về đại lý của
IATA.
IATA clearing house - Trung tâm thanh toán bù trừ của IATA
Cơ quan của IATA thực hiện các yêu cầu và thanh toán giữa các hãng hàng không
thành viên của IATA.
Identification code (ULD) - Mã nhận dạng ULD
Phần đánh dấu của IATA trên ULD để chỉ ra loại, hạng, kích cỡ, và người sở hữu hay
người đăng ký ULD. Mã nhận dạng theo quy định của IATA đối với ULD để chỉ ra
chủng loại/hạng, kích cỡ và người sở hữu/người đăng ký ULD
Import license - Giấy phép nhập khẩu
Tài liệu cần thiết do cơ quan của Chính phủ cấp cho phép nhập khẩu hàng hoá vào
nước họ.
In bond - Niêm phong hải quan

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Quy trình theo đó thủ tục hải quan đối với hàng hoá được hoãn lại cho đến khi hàng
hoá được vận chuyển niêm phong đến địa điểm làm thủ tục hải quan trên đất liền thay
vì làm thủ tục hải quan tại sân bay cửa ngõ đầu tiên nơi hàng đến.
Insurance - Bảo hiểm
Luật pháp, hệ thống, lĩnh vực kinh doanh để bảo hiểm tài sản đề phòng mất mát, tổn
thất, thiệt hại xuất hiện ngẫu nhiên về mặt lý thuyết.
Insurance certificate - Giấy chứng nhận bảo hiểm
Bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm cho một lô hàng cụ thể đã được ký kết.
Insurance policy - Hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm quy định loại rủi ro và giá trị của hàng hoá sẽ được bảo hiểm và
phí bảo hiểm phải trả.
Integrated cargo service - Dịch vụ hàng hoá liên hoàn
Hợp nhất các công đoạn của hệ thống vận chuyển hàng hoá đảm bảo việc kết hợp các
dịch vụ của hãng vận chuyển hàng không, công ty giao nhận, phục vụ mặt đất và các
đại lý.
Integrator - Người cung cấp dịch vụ hàng hoá liên hoàn
Người hợp nhất các chức năng mà thông thường được thực hiện bởi các pháp nhân
riêng biệt thí dụ người vận chuyên đường bộ, công ty giao nhận, đại lý, hãng vận
chuyển hàng không, môi giới.
Interchange - Sự trao đổi
Việc sử dụng được các thùng, mâm giữa các loại tàu bay khác nhau.
Interlines agreement - Hợp đồng công nhận chứng từ vận chuyển
Hợp đồng giữa hai hay nhiều hãng vận chuyển hàng không để phát triển (tiến hành)
việc trao đổi vận chuyển hành khách hàng hoá giữa các bên theo hợp đồng.
Interline carriage - Vận chuyển liên hãng
Việc vận chuyển trên các chặng bay của hai hay nhiều hãng hàng không.
Intermediary - Người trung gian
Các công ty giao nhận đại diện cho nhiều bên
International carriage - Vận chuyển quốc tế
Việc vận chuyển mà điểm xuất phát và bất kỳ điểm hạ cánh nào không nằm trong cùng
một quốc gia.
Invoice - Hoá đơn
Danh mục các loại hàng hoá chỉ rõ giá cả các điều khoản bán hàng.
Irregularity report - Báo cáo bất thường
Xem Thông báo không nhận được hàng.
Issuing carrier - Hãng vận chuyển phát hành vận đơn
Hãng vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển bằng đường hàng không giao kết với
người gửi hàng hoặc đại diện của người gửi hàng
Incompatible – Không tương hợp
Tình trạng hàng nguy hiểm nếu trộn lẫn với nhau hoặc để cạnh nhau có thể gây nguy
hiểm, sinh nhiệt hoặc khí ga hoặc sinh ra chất ăn mòn.
Label – Nhãn
Miếng giấy nhỏ được ghi và dán vào kiện hàng với mục đíchphân biệt hoặc miêu tả.
Last carrier - Hãng vận chuyển cuối cùng

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Hãng vận chuyển tham gia thực hiện hay cam kết thực hiện vận chuyển chặng cuối
cùng ghi trên vận đơn hàng không.
Liability – Trách nhiệm
Trách nhiệm đối với thiệt hại hay mất hàng hoặc chậm chễ, thông thường được các
công ty bảo hiểm đền bù.
LAR - Quy định về vận chuyển động vật sống
Ân phẩm của Hiệp hội vận chuyển hàng không quốc tế (IATA) về các quy định điều
chỉnh việc vận chuyển động vật sống.
Load - Tải hàng
Hàng hoá được xếp lên tàu bay để vận chuyển.
Loading dock - Bến xếp dỡ hàng
Khu vực trong nhà kho để xếp hoặc dỡ từ xe tải.
Loading equipment - Thiết bị xếp dỡ
Thiết bị dùng để xếp hoặc dỡ hàng hoá từ tàu bay.
Loading platform - Sàn chất xếp
Xe sử dụng để xếp hoặc dỡ ULD từ tàu bay.
Load plan - Kế hoạch chất xếp
Kế hoạch theo đó hàng hoá được xếp như thế nào và ở đâu trên tàu bay.
Loadsheet - Bảng cân bằng trọng tải
Tài liệu chỉ ra trọng lượng của tàu bay, trọng lượng của tải chất xếp, miêu tả và phân
bố tải và làm cân bằng trọng tải tàu bay.
Local currency - Tiền địa phương
Đồng tiền sử dụng tại một quốc gia cụ thể.
Local rate - Giá cước tiền địa phương
Tương đương với khái niệm "giá cước on-line rate" là giá cước áp dụng cho việc vận
chuyển trên đường bay chỉ của một hãng vận chuyển.
Logistic - Tiếp vận/Hậu cần
Toàn bộ công đoạn vận chuyển, phân phối bao gồm cả lưu kho, kiểm kê hàng hoá.
Lorry - Xe tải loại xe có động cơ, đặc biệt sử dụng cho việc vận chuyển các hàng
nặng bằng đường bộ. Loại xe tải này đôi khi có nắp đặt thêm giàn con lăn.
Loss - Mất hàng
Một phần hoặc toàn bộ lô hàng thất lạc quá 21 ngày kể từ ngày hàng hóa lẽ ra phải đến
Low density cargo - Hàng tỷ trọng thấp
Hàng hoá có trọng lượng nhỏ cho một thể tích nhất định. Ví dụ hàng hoá có trọng
lượng nhỏ hơn 1 kg cho thể tích 6000 cm3.
Lower deck – Sàn dưới
Khoang tàu bay dưới sàn chính, thông thường sử dụng cho loại tàu bay có tải trọng
lớn.
Lower deck container - Thùng sàn dưới
Thùng có cắt góc hình dạng phù hợp với sàn dưới của tàu bay thân rộng. Kích thước
của các thùng này có thể là một nửa hay toàn bộ bề rộng của thân tàu bay.
Main deck - Sàn chính
Sàn chở khách. Đối với tàu bay chở hàng là toàn bộ khoang hàng xuyên suốt thân tàu
bay.
Main deck container - Thùng sàn chính

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Thùng có hình dạng phù hợp với khoang sàn chinh tàu bay.
Mark - Ký hiệu
Ký hiệu trên kiện hàng sử dụng để nhận dạng hoặc xác định người sở hữu kiện hàng
Marking - Sự đánh dấu/nhận dạng
Tất cả các hiển thị trên các kiện hàng có thể bao gồm tên, địa chỉ của người nhận, nhãn
hiệu, vận đơn hàng không thứ cấp …
Master airwaybill - Vận đơn hàng không chính
Vận đơn hàng không xuất cho lô hàng gom, người gom hàng được ghi trên vận đơn
như người gửi hàng.
Max gross weight permissible - Trọng lượng cả bì tối đa cho phép
Trọng lượng tối đa cho phép bao gồm trọng lượng của mâm thùng và hàng hoá bên
trong.
Max net weight permissible - Trọng lượng tịnh tối đa cho phép
Trọng lượng tối đa cho phép của tải trọng hàng hoá. Là chênh lệch giữa trọng lượng cả
bì tối đa cho phép và trọng lượng của mâm thùng.
Max Landing weight - Trọng lượng hạ cánh tối đa theo thiết kế
Trọng lượng tối đa cho phép của tàu bay vào thời điểm bắt đầu hạ cánh nhằm đảm bảo
sự an toàn của cấu trúc tàu bay.
Max Take-off weight - Trọng lượng cất cánh tối đa theo thiết kế
Trọng lượng tối đa cho phép của tàu bay bao gồm trọng lượng của tàu bay và trọng
lượng của toàn bộ tải chất trên nó vào thời điểm bắt đầu cất cánh. Giới hạn về trọng
lượng được xác định dựa trên những điều kiện nhất định về khí quyển, độ dài đường
băng và độ cứng của cấu trúc tàu bay nhằm đảm bảo cho máy bay cất cánh an toàn.
Minimum charge - Cước phí tối thiểu
Số tiền tối thiểu tính cho việc vận chuyển lô hàng giữa hai điểm không tính đến trọng
lượng hoặc thể tích lô hàng.
Minimum weight - Trọng lượng tối thiểu
Trọng lượng tối thiểu được công bố trong các bảng giá cước.
Mixed consigment - Lô hàng hỗn hợp
Lô hàng có nhiều loại chủng loại hàng hoá khác nhau, có thể đóng gói trong cùng một
kiện hoặc đóng gói trong các kiện khác nhau và áp dụng các mức giá khác nhau.
Not otherwise specified - Không mô tả khác được (N.O.S)
Cụm từ này chỉ ra rằng một số loại nhất định của hàng hoá đó không được mô tả dưới
dạng hay danh mục khác.
Net weight - Trọng lượng tịnh
Trọng lượng hàng hoá không bao gồm bao bì
Neutral air waybill - Vận đơn hàng không trung tính
Vận đơn hàng không tiêu chuẩn không có ký hiệu nhận dạng của người phát hành vận
đơn dưới mọi hình thức.
No comercial value - Không kê khai giá trị hải quan
Khi mà trên vận đơn không kê khai giá trị cho mục đích làm thủ tục hải quan
No show - Bỏ chỗ
Người đã giữ tải trên tàu bay nhưng không sử dụng mà cũng không huỷ việc giữ chỗ
đó.
No value declared - Không kê khai giá trị

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Khi trên vận đơn không ghi giá trị vận chuyển.
Non-IATA air carrier - Người chuyên chở không phải là thành viên IATA
Hãng vận chuyển không phải là thành viên của IATA nhưng cũng có thể có hợp động
công nhận chứng từ với các thành viên của IATA.
Non-sked – Không thường lệ
Ký hiệu viết tắt có nghĩa là hãng hàng không hoặc chuyến bay không thường lệ.
Non-stop flight - Chuyến bay không dừng
Chuyến bay từ điểm khởi hành đến điểm đến không dừng lại trên đường bay.
Non structural igloo- Hộp cấu tạo chắc hình vòm không đáy làm bằng sợi thuỷ
tinh, kim loại, hoặc các vật liệu thích hợp khác.
Normal rate – Giá cước thông thường
Giá cước tính đủ đối với hàng hoá thông thường trọng lượng dưới 45 Kg.
Notice of nondelivery - Thông báo không giao được hàng
Báo cáo gửi cho người phát hành vận đơn về sự cố ảnh hưởng đến việc vận chuyển
hay việc giao lô hàng đó.
Notification of arrival - Thông báo hàng đến
Thông báo bằng văn bản do người giao hàng gửi cho người nhận hàng thông báo hàng
đã đến nơi.
Notification to captain - Thông báo cho cơ trưởng
Tài liệu do các bộ phận chất xếp hàng hoá chuẩn bị thông báo cho cơ trưởng của tàu
bay tất cả các loại hàng hoá đặc biệt xếp lên tàu bay.
Notify address - Địa chỉ phải thông báo
Tên người và địa chỉ của người hay một bên khác với người nhận hàng thứ nhất mà họ
phải được thông báo về việc hàng đến theo lệnh của người gửi hàng.
Obnoxious cargo - Hàng có mùi khó chịu
Hàng hoá nặng mùi.
On-line carriage - Vận chuyển trực tiếp
Việc vận chuyển hàng hoá chỉ trên các đường bay của một hãng vận chuyển.
On-line charge - Cước vận chuyển trực tiếp
Khoản thu áp dụng cho việc vận chuyển chỉ trên các đường bay của một hãng vận
chuyển.
Operating weight -Trọng lượng khai thác
Trọng lượng cất cánh và hạ cánh tối đa theo theo thiết kế của tàu bay có thể được điều
chỉnh hoặc giảm bớt tuỳ thuộc vào những điều kiện của sân bay cất hạ cánh. Trọng
lượng thiết kế tối đa có thể được điều chỉnh bởi độ dìa đường cất hạ cánh, độ
cao của sân bay, các yếu tố về gió, nhiệt độ, vật cản và các quy định về tiếng ồn.
Origin - Điểm xuất phát
Điểm khởi đầu vi dụ như quốc gia xuất phát, là địa điểm của nhà sản xuất hay điểm
khởi đầu của việc vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển.
Over pivot rate - Giá cước vượt sàn
Giá cước trên 1 kg/1 Lb thu trên trọng lượng vượt trọng lượng sàn
Over pivot weight - Trọng lượng vượt sàn
Trọng lượng vượt quá trọng lượng sàn
Oversize - Hàng quá khổ

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Hàng hóa có kích thước của kiện hàng vượt quá kích thước có thể chất xếp của trang
thiết bị chất xếp tàu bay
Packing - Bao bì
Thùng hoặc vỏ bọc ngoài mà hàng hoá chứa trong đó.
Palletze - Xếp hàng lên mâm
Công việc xếp hàng lên mâm.
Part charter – thuê chuyến từng phần
Hợp đồng thuê chuyến khi hãng vận chuyển giao toàn bộ/một phần tải của chuyến bay
theo lịch một số người gửi hàng tuỳ ý sử dụng.
Part shipment - Vận chuyển từng phần
Lô hàng không được vận chuyển toàn bộ mà được vận chuyển làm 2 hoặc nhiều lần.
Participating carrier - Người tham gia chuyên chở
Hãng vận chuyển trên mạng lưới đường bay của mình thực hiện hoặc cam kết vận
chuyển một hay nhiều chặng vận chuyển của lô hàng.
Parts - Bộ phận
Dùng với mục đích mô tả để áp dụng giá theo mặt hàng cụ thể. Các bộ phận này là bộ
phận cơ bản cho sử dụng thông thường của vật phẩm chính hoặc là bộ phận cấu thành
của vật phẩm đó. Ví dụ động cơ là bộ phận của máy đánh chữ điện.
Passenger cabin - Khoang hành khách
Không gian giới hạn bởi trần, sàn, tường hay vách ngăn nơi thông thường để chở
khách.
Payload - Trọng tải thương mại
Trọng lượng của hành khách, hàng hóa, bưu kiện, hành lý và thiết bị chất xếp.
Perishable cargo - Hàng mau hỏng
Loại hàng hoá mà do đặc tính của nó có khả năng bị giảm giá trị hay bị hỏng khi thay
đổi khí hậu, nhiệt độ hay độ cao hay để phơi bên ngoài, hay do kéo dài thời gian
chuyển tiếp.
Pick up service - Dịch vụ lấy hàng gửi đi
Việc vận chuyển lô hàng xuất từ điểm nhận hàng đến sân bay xuất phát.
Pivot weight - Trọng lượng sàn
Trọng lượng tối thiểu để tính cước của ULD
Prefix - Code - 3 số
Số dùng để phân biệt hãng hàng không được ghi trước số sery trên vận đơn hàng
không. Thí dụ VN là 738; JL là 131
Prepaid shipment – Lô hàng trả trước
Lô hàng mà tất cả chi phí do người gửi hàng thanh toán.
Proper shipping name - Tên hàng gửi
Tên được dùng để mô tả một vật hoặc chất cụ thể trong tất cả các chứng từ gửi hàng và
các thông báo. Tên hàng có thể được ghi trên bao bì nếu phù hợp.
Prorate - Giá chia chặng
Phần của giá hoặc cước chung tính theo tỷ lệ.
Proration - Tỷ lệ chia chặng
Phân chia giá hoặc cước chung trên cơ sở đã được thoả thuận giữa những hãng vận
chuyển liên quan.
Published charge - Cước công bố

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Các khoản thu được nêu trong giá cước của hãng vận chuyển.
Published through rate - Giá cước thông chặng công bố
Giá cước được công bố trong biểu giá cước của hãng vận chuyển.
Quantity discount - Giảm giá theo trọng lượng
Phần trăm (%) giảm giá dựa trên trọng lượng
Quantity rate – Giá cước theo trọng lượng
Đơn vị giá cước thấp hơn giá cước thông thường áp dụng cho lô hàng có trọng lượng
cụ thể
Quaratine - Kiểm dịch
Tình trạng cách ly bắt buộc, thông thường để làm rõ một vật gì đó không bị làm bẩn,
hoặc bị nhiễm bệnh, để bảo đảm động vật sống nhập khẩu không mang bệnh.
Ramp - Sân đỗ
Chỗ đỗ cho tàu bay thông thường là khu vực gần nhà ga
Rate - Giá
Số tiền mà hãng vận chuyển thu đối với việc vận chuyển theo đơn vị trọng lượng, hay
thể tích hay giá trị của hàng hoá.
Rate class codes – Tên mã loại giá cước
Tên mã điền vào ô loại giá cước trên vận đơn hàng không đê xác định loại giá cước áp
dụng.
Rate contruction point (RCP) - Điểm xây dựng giá
Địa điểm chỉ sử dụng cho mục đích xây dựng giá, địa điểm này có thể là hoặc không là
một điểm trên hành trình thực tế của lô hàng.
Ready for carriage - Sẵn sàng để vận chuyển
Tình trạng của lô hàng mà ở tình trạng đó Đại lý hàng hoá phải trao cho nguời vận
chuyển. Lô hàng và các chứng từ đi kèm phải sẵn sàng để vận chuyển ngay.
Receiving carrier - Hãng vận chuyển kế tiếp
Hãng vận chuyển nhận chuyên chở lô hàng từ hãng vận chuyển khác tại điểm chuyển
tiếp hàng. Xem Connecting Carrier
Refund - Hoàn tiền
Là khoản tiền hoàn lại cho người mua toàn bộ hay một phần dịch vụ vận chuyển chưa
sử dụng.
Reimburse - Trả lại tiền
Trả lại tiền thu hộ.
Rerouting – Hành trình thay đổi
Hành trình phải theo đã thay đổi so với hành trình ban đầu và thể hiện trên vận đơn
hàng không hay vé hành khách.
Reservation - Đặt chỗ
Sự phân chia trước về tải trọng tải hàng hoá hay thể tích hàng hoá
Restraint system – Hệ thống chốt giữ
Hệ thống lắp đặt trên sàn của khoang tàu bay để gia cố thiết bị chất xếp của tàu bay
vào sàn tàu bay để nó không bị chuyển động trong thời gian bay.
Routing – Chặng bay
Là sự chỉ định đường bay.
Rules – Quy định
Các điều khoản, điều kiện chung của việc vận chuyển.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Scheduled flight – Chuyến bay theo lịch


Chuyến bay theo kế hoạch do hãng vận chuyển công bố.
Sector rate – Giá theo chặng
Giá do hãng vận chuyển thường lệ xây dựng và sử dụng cho từng chặng trong giá
thông chặng.
Shipper – Người gửi hàng
Người mà tên của họ ghi trên vận đơn hàng không, là bên ký kết hợp đồng với hãng
vận chuyển để vận chuyển hàng hoá.
Shipper’ declaration for DG – Tờ khai hàng hoá nguy hiểm
Kê khai của người gửi hàng rằng hàng hoá của họ được đóng gói phù hợp, miêu tả và
trong tình trạng phù hợp để vận chuyển bằng đường hàng không theo quy định hiện
hành của IATA về hàng hoá nguy hiểm, các quy định áp dụng của các quốc gia và các
nhà vận chuyển.
Shipper’s letter of instruction – Hướng dẫn của người gửi hàng
Tài liệu chứa đựng các chỉ dẫn của người gửi hàng hoặc người được ủy quyền của
người gửi hàng để chuẩn bị tài liệu và gửi hàng
Shipping documents – Chứng từ vận chuyển
Chứng từ yêu cầu để lô hàng có thể giao hoặc nhận, không phải là hợp đồng vận
chuyển.
Short-shippped – vận chuyển thiếu
Hàng hoá đã đưa vào danh sách hàng hoá nhưng không được xếp lên hay không đến
được điểm đến cuối cùng.
Shortage – Hàng thiếu
Hàng mất hoặc thiếu, như thiếu trọng lượng so với trọng lượng ban đầu ghi trên vận
đơn hàng không hoặc mất một phần lô hàng khi hàng đến điểm đến.
SITA - Tổ chức viễn thông hàng không quốc tế
Special rate – Giá đặc biệt
Bất kỳ giá nào khác với giá thông thường
Specific commodity – Mặt hàng cụ thể
Sự phân loại hàng hoá để áp dụng giá đối với các mặt hàng cụ thể
SCR - Cước mặt hàng cụ thể
Giá áp dụng cho việc vận chuyển loại hàng hoá cụ thể đi đến các điểm cụ thể.
Spreader - Ván phân lực
Thiết bị, thông thường là tấm ván, mà thường các vật nặng đặt lên trên để phân bổ
trọng tải của hàng hoá trên một diện tích rộng hơn, đảm bảo không vượt quá giới hạn
chất xếp của sàn tàu bay
Substitute air waybill - Vận đơn hàng không thay thế
Vận đơn hàng không tạm thời chỉ bao gồm các thông tin hạn chế do thiếu vận đơn
hàng không gốc. Chứng từ này được xuất ra để gửi hàng hoá khi thiếu vận đơn hàng
không gốc.
Supplies - Phụ liệu
Xem Accessory
Surcharge - Phụ thu
Khoản thu thêm ngoài khoản thu chính
Surcharge rate - Giá tính thêm

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Chỉ ra rằng áp dụng giá tăng theo nhóm hàng và được ghi tại ô phân loại của vận đơn
hàng không.
Surface transportation - Vận tải mặt đất
Việc vận chuyển bằng các phương tiện vận tải đường bộ
Tag - Thẻ
Vật bằng bìa cứng, nhựa hay bằng kim loại sử dụng để phân loại hay nhận biết.
Take off fuel - Trọng lượng dầu cất cánh
Tổng số xăng dầu có trên tàu bay trừ đi số xăng dầu tiêu hao trước khi cất cánh
Tare weight - Trọng lượng bì
Trọng lượng bao bì hay trọng lượng của mâm thùng rỗng
Tariff-Giá cước
Giá, cước và các điều kiện áp dụng được công bố
The air cargo tariff TACT (rules) - ấn phẩm giá cước hàng hóa (phần điều kiện
áp dụng)
Ấn phẩm của IATA công bố các nguyên tắc chung của IATA, giới hạn áp dụng của
các quốc gia, hãng hàng không
The air cargo tariff TACT (rate) - ấn phẩm giá cước hàng hóa (phần giá cước)
Ấn phẩm của IATA công bố giá và cước liên quan
Template - Khuôn
Khuôn chỉ ra đường cong trong hầm hàng tàu bay sử dụng khi chất hàng lên mâm
Terminal - Nhà ga
Bất kỳ sự kết thúc của chặng vận chuyển, thường các sân bay được coi như là nhà ga
Through air waybill - Vận đơn hàng không thông chặng
Vận đơn hàng không cho toàn bộ quá trình vận tải từ điểm bắt đầu đến điểm đến.
Through charge - Cước thông chặng
Tổng cước từ điểm khởi hành đến điểm
đến. Through rate – Giá thông chặng
Tổng giá từ điểm khởi hành đến điểm đến. Nó có thể là giá chung hoặc giá kết hợp.
Time table - Lịch bay
Tài liệu tổng quát về chặng bay, lịch trình bay của hãng vận chuyển.
Trace - Tìm kiếm
Xác định vị trí lô hàng bị mất hoặc cho là bị mất.
Transborder rate – Giá qua biên giới
Giá giữa Hoa kỳ và Canada
Transfer cargo – Hàng hoá chuyển tải
Hàng hoá đến một điểm bằng một chuyến bay và tiếp tục từ điểm đó bằng chuyến bay
khác của cùng một hãng vận chuyển hoặc của hãng vận chuyển kế tiếp khác.
Transfer manifest - Danh sách hàng chuyển tải
Tài liệu do hãng vận chuyển làm ra khi chuyển giao hàng hoá liên chặng và xác nhận
bởi hãng vận chuyển tiếp theo là sự biên nhận đối với lô hàng đã được chuyển tiếp.
Transferring carrier - Hãng vận chuyển chuyển giao
Hãng vận chuyển thực hiện việc chuyển giao lô hàng cho hãng vận chuyển khác tiếp
theo tại điểm chuyển giao
Transhipment - Chuyển tải hàng
Chuyển hàng hoá hoặc mâm thùng từ một tàu bay sang tàu bay khác

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Transmitable AWB - Vận đơn hàng không có thể chuyển giao được
Vận đơn hàng không tiêu chuẩn có thể chuyển giao bằng điện tín hay các phương tiện
điện tử khác.
Transit cargo – Hàng chuyển tiếp
Hàng hoá đến một điểm và tiếp tục đi tiếp bằng chính chuyến bay thông chặng đó.
Transit flight - Chuyến bay quá cảnh
Chuyến bay dừng lại ở một hay nhiều điểm trên đường bay.
Transportation documents - Chứng từ vận chuyển
Biên nhận, hay hợp đồng do hãng vận chuyển phát hành
Unaccompanied baggage - Hành lý không theo hành
khách Hành lý gửi như hàng hoá
Uncheck baggage - Hành lý không ký gửi
Hành lý xách tay hành khách mang theo lên chỗ ngồi
Unit load device (ULD) - Thiết bị chất xếp của tàu bay
Thiết bị được thiết kế phù hợp để xếp hàng hoá, hành lý, bưu kiện rời, sau đó thiết bị
được xếp lên tàu bay. Thiết bị chất xếp bao gồm: mâm và lưới tàu bay, thùng tàu bay,
thùng chụp dạng lều
Unitazation - Xếp hàng vào mâm thùng
Xếp nhiều kiện nhỏ vào thiết bị chất xếp (ULD) được đăng ký.
Unitization charges - Cước theo mâm thùng
Cước liên quan đến việc vận chuyển mâm thùng đã được đăng ký bằng đường hàng
không
Valuable cargo - Hàng giá trị cao
Lô hàng với giá trị thực tế 1000 USD hoặc hơn trên 1 kg. Thí dụ vàng, kim cương, các
loại sec du lịch, sec có giá trị của ngân hàng.
Valuation charge - Cước theo giá trị
Khoản phải trả do tăng trách nhiệm của người chuyên
chở. Value surcharge - Phụ thu đối với hàng có giá trị
Khoản phụ thu đối với việc vận chuyển hàng có giá trị
Volume - Thể tích
Khoảng không chiếm giữ tính bằng đơn vị thể tích bằng chiều dài x chiều rộng x chiều
cao.
Volume charge - Cước theo thể tích
Giá vận chuyển hàng hoá trên 1 kg hay 1 Lb dựa trên thể tích của hàng hoá đó.
Volume weight - Trọng lượng theo thể tích
Trọng lượng tính cước của lô hàng dựa trên thể tích của lô hàng được tính bằng cách
nhân chiều dài lớn nhất với chiều rộng lớn nhất và chiều cao lớn nhất.
War risk - Rủi ro chiến tranh

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

BÀI TẬP
1. ICAO là tên viết tắt của tổ chức nào?
……………………………………………………………………………………………………………

2. IATA là tên viết tắt của tổ chức nào?


……………………………………………………………………………………………………………
3. CAA là tên viết tắt của tổ chức nào?
……………………………………………………………………………………………………………
4. Mục tiêu chính của tổ chức ICAO là gì?
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
5. Mục tiêu chính của tổ chức IATA là gì?
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
6. Nêu những dịch vụ mà đại lý hàng hoá IATA cung cấp?
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
7. Mục tiêu chính của tổ chức FIATA là gì?
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
8. Chức năng chính của CAA là gì?
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
9. Các dịch vụ được cung cấp bởi các Công ty thu gom hàng hóa
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
10. Sự khác biệt giữa Lô hàng trực tiếp và Lô hàng gom?
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
11. Nêu các hoạt động của các đại lý hàng hóa hàng không?
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

2. CHƯƠNG 2: CÁC TỔ CHỨC QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ LIÊN QUAN


ĐẾN LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNG HÓA HÀNG KHÔNG
2.1.1. Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (International Air
Transport Association: IATA)
IATA là một cơ quan thương mại quốc tế,
được sáng lập bởi một nhóm các hãng hàng
không. Nhiệm vụ chính của IATA là đại
diện, lãnh đạo và phục vụ ngành công
nghiệp hàng không.
IATA có 256 thành viên là các hãng hàng
không đến từ 140 quốc gia, chiếm 84 lưu lượng giao thông bằng đường hàng không
trên toàn cầu.
Trụ sở chính của IATA ở Montreal, Canada, văn phòng đại diện ở Geneva, Thụy Sĩ
IATA được thành lập 04.1945, ở La Habana, Cuba. Đây là tổ chức kế nhiệm của Hiệp
hội Vận chuyển Hàng không Quốc tế (International Air Traffic Association) được
thành lập ở Den Haag năm 1919, năm có dịch vụ theo lịch trình quốc tế đầu tiên. Vào
thời điểm thành lập, IATA có 57 thành viên từ 31 quốc gia, phần lớn ở châu Âu và
Bắc Mỹ.
Mục đích của IATA rất rõ ràng là:
 Thúc đẩy sự an toàn, tin tưởng và bảo mật các dịch vụ hàng không cho lợi ích của
mọi người trên toàn thế giới..
 Cung cấp các phương tiện để các hãng hàng không hợp tác với nhau tuân theo các
pháp luật hiện hành.
 Hợp tác với ICAO và các tổ chức quốc tế khác có liên quan.
2.1.2. Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (International Civil
Aviation Organization: ICAO)
Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế được thành lập tại
Hội nghị Chicago vào năm 1947. Là một cơ quan đặc biệt
của Liên Hợp Quốc, có mục tiêu chính là đảm bảo sự an
toàn cho tất cả mọi người trong lĩnh vực hàng không bao
gồm hành khách và người lao động trong lĩnh vực hàng
không thông qua sự phát triển các tiêu chuẩn và khuyến
nghị thực tế. Tính đến nay cơ quan này đã có 188 nước là
thành viên.
Tại Hội nghị Chicago năm 1944, Công ước về hàng không dân dụng quốc tế được
thiết lập nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng trong lĩnh vực hàng không dân dụng

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS
như:

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Chủ quyền bay, đăng ký máy bay, an ninh hàng không, giấy tờ, chứng chỉ bay, các
chuẩn mực quốc tế và cách thức chuyên chở hàng hóa nguy hiểm.
ICAO làm việc với mục tiêu:
 Đảm bảo an toàn và phát triển ngành HKDD Quốc tế
 Khuyến khích thiết kế máy bay
 Khuyến khích phát triển đường bay, sân bay và hỗ trợ hoạt động không lưu
 Đảm bảo quyền lợi ngang nhau của các quốc gia khi ký kết thỏa thuận
Trụ sở chính của ICAO ở Montreal, Canada cùng với các văn phòng đại diện ở Paris,
Dakar, Cairo, Bangkok, Lima và Mexico.
2.1.3. Cơ quan hàng không quốc gia (National aviation authority)
Mỗi quốc gia thành viên của ICAO yêu cầu phải có một cơ quan hay tổ chức chịu
trách nhiệm về các quy định vận tải hàng không. Cấu trúc của mỗi cơ quan ở các nước
có thể khách nhau nhưng trách nhiệm chung là:
 Đăng ký máy bay quốc gia
 Đăng ký và cấp phép vận tải hàng không
 Chứng nhận máy bay trong tình trạng tốt
 Phát triển chặng bay
 Thực thi các quy định về hàng không quốc gia và quốc tế
 Đảm bảo an ninh, an toàn cho máy bay
Ở Việt Nam, cơ quan này là Cục Hàng không Việt Nam.
Vị trí và chức năng
1. Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan trực
thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng
tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quản lý nhà nước về hàng không dân dụng trong
phạm vi cả nước; là Nhà chức trách hàng không
theo quy định của pháp luật.
2. Cục Hàng không Việt Nam có tư cách pháp
nhân, con dấu hình Quốc huy, có tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và trụ sở
tại thành phố Hà Nội.
Một số nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Hàng không Việt Nam
 Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải dự thảo văn bản quy phạm pháp
luật về hàng không dân dụng.
 Tổ chức thông tin tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về hàng không.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

 Về quản lý cảng hàng không, sân bay:


- Quản lý việc sử dụng, khai thác đất cảng hàng không, sân bay theo quy định của
pháp luật.
- Kiểm tra, giám sát việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo dưỡng, sửa chữa công
trình, lắp đặt hệ thống kỹ thuật, thiết bị tại cảng hàng không, sân bay.
- Điều phối giờ hạ, cất cánh tại cảng hàng không, sân bay.
 Về quản lý vận chuyển hàng không: Ban hành quy tắc vận chuyển hàng không,
kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng không; tổ chức đăng ký Điều lệ vận chuyển
của các hãng hàng không.
 Về tàu bay và quản lý khai thác tàu bay: Tổ chức việc đăng ký quốc tịch tàu bay
và đăng ký các quyền đối với tàu bay
 Về quản lý hoạt động bay:
- Quản lý việc tổ chức khai thác đường hàng không, vùng trời sân bay dân dụng,
khu vực bay hoạt động hàng không chung trong vùng trời Việt Nam, vùng
thông báo bay do Việt Nam quản lý.
- Cấp phép bay cho hoạt động bay dân dụng theo quy định pháp luật
 Về tìm kiếm cứu nạn và phòng chống lụt bão
 Về an ninh hàng không:
- Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định pháp luật về an ninh hàng không đối
với tổ chức, cá nhân trong hoạt động hàng không dân dụng.
- Tổ chức lực lượng an ninh hàng không, lực lượng tham gia ứng phó ban đầu
với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
 Về nhân viên hàng không:
- Kiểm tra, giám định và thực hiện việc cấp, công nhận, thu hồi các loại giấy
phép, chứng chỉ, chứng nhận năng định đối với nhân viên hàng không; thẩm
định, đánh giá, công nhận kết quả kiểm tra, giám định việc đáp ứng tiêu chuẩn
nhân viên hàng không theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra cấp, công nhận, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện đào tạo huấn
luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không đối với cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp
vụ nhân viên hàng không; kiểm tra, kiểm soát việc đào tạo, huấn luyện nghiệp
vụ nhân viên hàng không theo quy định của pháp luật.
 Về quản lý dự án đầu tư trong lĩnh vực hàng không:

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

 Về giá, cước, phí, lệ phí: Tham gia xây dựng, hướng dẫn việc xác định khung giá,
cước dịch vụ hàng không.
 Về hợp tác quốc tế:
- Tổ chức thực hiện, áp dụng điều ước quốc tế, quy định, nghị quyết, tiêu chuẩn
của các tổ chức hàng không quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc là thành viên.
- Là đầu mối quan hệ với Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, nhà chức trách
hàng không nước ngoài, các tổ chức, diễn đàn hàng không quốc tế khác mà Việt
Nam tham gia.
2.1.4. Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (Fédération Internationale
des Associatión de transitaires et Assimiles: FIATA)
Tiếng Anh: International Federation of Freight Forwarders Associations
FIATA là tổ chức các hiệp hội giao nhận quốc gia và
các công ty giao nhận cá nhân trên toàn thế giới.
Được thành lập vào ngày 31/05/1926 tại Vienna nhằm
giải quyết các vấn đề phát sinh từ việc tăng trưởng và
mở rộng của ngành giao nhận vận tải quốc tế.
FIATA là một tổ chức phi chính phủ, ngày nay đại
diện cho khoảng 40.000 công ty vận tải và giao nhận
trên toàn thế giới, và FIATA được biết đến như kiến
trúc sư của ngành Vận tải, lực lượng lao động khoảng
8-10 triệu người đến từ 150 quốc gia.
Mục tiêu chính của FIATA:
 Hợp nhất các công ty giao nhận vận tải trên toàn cầu.
 Đại diện, thúc đẩy và bảo vệ lợi ích của ngành giao nhận vận tải.
 Kết nối các ngành thương mại, công nghiệp và công chúng với nhau bằng việc
cung cấp các thông tin và dịch vụ giao nhận vận tải.
 Cải thiện chất lượng dịch vụ của các công ty giao nhận vận tải thông qua việc phát
triển và thúc đẩy sự thống nhất chung các mẫu giấy tờ giao nhận, chuẩn mực trong
các điều khoản thương mại.
 Hỗ trợ đào tạo nghề cho các thành viên; nâng cao và giúp đỡ về các vấn đề bảo
hiểm trách nhiệm; thực hiện việc trao đổi thông tin dữ liệu điện tử, công nghệ mới.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

2.2. ĐẠI LÝ HÀNG HÓA HÀNG KHÔNG (THE AIR CARGO AGENCY)
2.2.1. Đại lý hàng hóa hàng không IATA (The IATA air cargo agency)
Đại lý hàng hóa hàng không IATA là đại lý giao nhận vận tải được đăng ký bởi IATA,
hoạt động như một đại lý thay mặt cho hãng hàng không của IATA.
2.2.1.1. Quyền lợi và nghĩa vụ chính của Đại lý hàng hóa hàng không IATA
 Dành được kho không vận đơn và được cung cấp tín dụng từ hãng hàng không.
 Được hãng hàng không ủy nhiệm cho việc xuất hàng.
 Có trách nhiệm hoàn thành tất cả các thủ tục đê lô hàng trong tình trạng sẵn sàng
vận chuyển.
 Thanh toán tất cả các cước phí vận tải trong thời gian quy định hoặc phải báo cáo
trước nếu có sự chậm trễ.
 Đại lý hàng hóa hàng không IATA có thể bị tước quyền nếu như lặp lại việc thanh
toán chậm trễ.
2.2.1.2. Mối quan hệ giữa Đại lý hàng hóa hàng không IATA và hãng hàng không
(thành viên của IATA)
Như miêu tả ở trên, đại lý hàng hóa được chỉ định bởi hãng hàng không thành viên của
IATA hoạt động nhân danh mạng lưới marketing của hãng để phát triển các sản phẩm
hàng hóa cho hãng.
Hãng hàng không và đại lý vận hành như một hệ thống vận tải:
IATA AIRLINES + IATA CARGO AGENT = PARTNERS
Trên thực tế, mối quan hệ này đã tồn tại rất nhiều năm và vẫn tiếp tục duy trì. Nó tạo
ra lợi ích đôi bên và cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cho người gửi hàng cũng như
cho các nhà xuất khẩu, nhập khẩu.
2.2.1.3. Các dịch vụ được cung cấp bởi Đại lý hàng hóa hàng không IATA
 Hỗ trợ cung cấp các thông tin liên quan đến các quy định bắt buộc của nước nhập
khẩu, không chỉ trong hợp đồng xuất khẩu mà cả đàm phán hợp đồng mua bán;
 Cung cấp các trang phương tiện, trang thiết bị và giám sát an ninh trong suốt quá
trình tiếp nhận hàng hoặc thu gom hàng xuất từ chủ hàng;
 Sắp xếp đón hàng từ kho của chủ hàng;
 Chuẩn bị các giấy tờ: hoàn thiện AWB, đảm bảo các hóa đơn, chứng từ thương mại
đạt yêu cầu để vận chuyển bằng đường hàng không và cơ quan hải quan;
 Kiểm tra giấy phép xuất khẩu và nhập khẩu (tại điểm đến), đáp ứng được các quy
định của chính phủ nước sở tại;
 Đảm bảo các tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa, kê khai hàng hóa nguy hiểm, động vật
sống phù hợp với quy định các nước và IATA;

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

 Chuẩn bị các giấy tờ bảo hiểm cho khách hàng;


 Sắp xếp, đặt giữ chỗ với hãng hàng không và lên kế hoạch giao hàng tại sân bay
đến;
 Theo dõi quá trình vận chuyển của lô hàng.
2.2.2. CÔNG TY THU GOM HÀNG HÓA (CONSOLIDATOR)
Công ty thu gom hàng hóa chính là một đại lý hàng hóa hàng không hoặc cũng có thể
là một đại lý hàng hóa hàng không IATA, chuyên cung cấp các dịch vụ gửi hàng
nhưng lại không sở hữu lô hàng đó hay máy bay. Các công ty thu gom hàng hóa cấp
Vận đơn thứ cấp cho khách hàng và nhận Vận đơn chủ (Vận đơn chính) từ hãng vận
chuyển.
Thông thường các công ty này thu gom hàng hóa của một vài chủ hàng rồi gộp lại
thành một lô hàng lớn để tiết kiệm chi phí, giảm thời gian làm thủ tục. Trong biểu phí,
những lô hàng lớn hơn sẽ được hưởng mức cước phí thấp hơn, do vậy các công ty thu
gom hàng hóa thường thu gom rất nhiều lô hàng nhỏ lẻ thành một lô hàng lớn để
hưởng mức cước phí thấp nhất.
2.2.2.1. Phạm vi hoạt động của các công ty thu gom hàng hóa
 Bắt buộc phải có cơ sở hạ tầng như kho, bãi...
 Đại lý hàng hóa hàng không IATA bán cho họ quyền vận tải vì vậy họ cũng có thể
coi như một nhà vận chuyển. Phạm vi hoạt động rộng lớn, cung cấp nhiều dịch vụ
hơn là một đại lý hàng hóa.
 Thu gom các lô hàng nhỏ lẻ từ nhiều khách hàng khác nhau và xuất cho họ Không
vận đơn phụ (HWB) để làm căn cứ xác nhận. Rồi sau đó gom thành một lô hàng
lớn và được hãng vận chuyển xuất cho Không vận đơn chính làm bằng chứng của
hợp đồng vận chuyển.
The CONSOLIDATOR

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

2.2.2.2. Các dịch vụ được cung cấp bởi các Công ty thu gom hàng hóa
Các Công ty thu gom hàng hóa cung cấp cho khách hàng một phạm vi rộng lớn các
dịch vụ, trong đó có tất cả các dịch vụ mà một Đại lý hàng hóa hàng không IATA cung
cấp. Họ cùng một lúc mang hai vai trò, là nhà vận chuyển đối với người gửi hàng thực
sự (chịu trách nhiệm vận chuyển lô hàng) và là khách hàng quan trọng với hãng hàng
không (khi lô hàng gom đi được chuyên chở).
a. Hàng xuất
 Thu gom hàng xuất
 Giao hàng rời tới hãng hàng không trong tình trạng sẵn sàng vận chuyển
 Chất xếp hàng hóa lên thiết bị chất xếp (ULD) để hãng hàng không sẵn sàng vận
chuyển
 Theo dõi tình trạng lô hàng, bao gồm cả hàng nối chuyến hay bay thẳng tới điểm
cuối
b. Hàng nhập
 Làm thủ tục thông quan và giao hàng tận nơi cho khách hàng (door to door)
 Thanh toán các khoản thuế và phí cho người nhận (áp dụng ở một số quốc gia)
 Xử lý lại tài liệu hàng hóa để tái xuất hàng hóa
2.2.2.3. Sự khác biệt giữa Lô hàng trực tiếp và Lô hàng gom

 Lô hàng trực tiếp được giao nhận bởi Đại lý hàng hóa hàng không IATA, với tư
cách là đại diện được ủy quyền bởi hãng hàng không. Không vận đơn chủ được Đại

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

lý hàng hóa hàng không IATA xuất ra có tên và địa chỉ của người gửi hàng và
người nhận hàng.
 Lô hàng gom được giao nhận bởi các Công ty thu gom hàng hóa, với tư cách là
khách hàng của hãng hàng không. Không vận đơn chính được xuất cho lô hàng
gom có tên người gửi là công ty thu gom hàng, còn người nhận là đại lý chia tách
hàng.
2.2.3. Hoạt động của các đại lý hàng hóa hàng không
2.2.3.1. Bán dịch vụ vận chuyển
Chức năng chính của đại lý hàng hóa hàng không là thúc đẩy sự vận tải hàng hóa bằng
đường hàng không trên toàn thế giới. Phần lớn hàng hóa có thể được chuyên chở bằng
máy bay và máy bay thì lại có sẵn trên toàn thế giới. Thị trường hiện nay có rất lớn
nhu cầu về hàng giá trị cao và hàng hóa theo mùa và do đó vận tải hàng hóa bằng
đường hàng không là ưu tiên hàng đầu.
2.2.3.2. Chuẩn bị hàng hóa để vận chuyển
Theo yêu cầu của IATA, đại lý hàng hóa hàng không IATA phải có trách nhiệm chuẩn
bị lô hàng trong tình trạng sẵn sàng vận chuyển.
2.2.3.3. Tài liệu
Tài liệu chính cần thiết cho việc vận tải hàng hóa hàng không là Vận đơn hàng không.
Tuy nhiên đó không phải là loại giấy tờ bắt buộc duy nhất. Có rất nhiều loại giấy tờ
khác cần cho việc làm thủ tục vận chuyển lô hàng hóa từ điểm đi cho đến điểm cuối
cùng. Những loại giấy tờ bắt buộc này cần cho trước, trong và sau khi vận chuyển lô
hàng.
a. Trước khi vận chuyển
 Hướng dẫn gửi hàng
 Hóa đơn thương mại
 Các giấy tờ bắt buộc để thông quan tại nơi đi
 Các loại giấy tờ chứng nhận nội dung hàng hóa: Chứng nhận sức khỏe, chứng nhận
xuất xứ, bảng kê khai hàng hóa nguy hiểm, động vật sống...
 Các loại giấy tờ dùng cho mục đích thanh toán
 Ở một số nơi, có thể là chứng chỉ thông quan an ninh
b. Trong khi vận chuyển
 Vận đơn hàng không
c. Sau khi vận chuyển
 Hóa đơn thương mại
 Các giấy tờ bắt buộc để thông quan tại nơi đến

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

 Các loại giấy tờ chứng nhận nội dung hàng hóa: Chứng nhận sức khỏe, giấy kiểm
dịch, chứng nhận xuất xứ, bảng kê khai hàng hóa nguy hiểm, động vật sống...
 Ở một số nơi, có thể là chứng chỉ thông quan an ninh.
2.2.3.4. Dịch vụ môi giới hải quan
Tất cả các lô hàng nhập khi đến một quốc gia đều phải được kiểm tra và thông qua bởi
cơ quan hải quan. Các đại lý, công ty môi giới hải quan được chỉ định bởi các công ty
nhập khẩu hoặc người nhận hàng có nhiệm vụ làm thủ tục thông quan và thanh toán
các phí hàng nhập.
2.2.3.5. Dịch vụ lưu hàng trong kho hải quan
Chính phủ một số quốc gia không chấp nhận việc trả chậm thuế nhập khẩu và bắt buộc
phải trả ngay lập tức. Cho đến khi cơ quan hải quan nhận được giấy tờ bảo đảm, họ sẽ
giữ lại hàng hóa.
2.2.3.6. Dịch vụ vận tải đường bộ
Bao gồm vận tải đường bộ trước và sau khi vận tải đường không. Theo định nghĩa thì
vận tải hàng không là sự di chuyển bằng đường hàng không, nhưng phần lớn hàng hóa
không bao giờ có sẵn tại sân bay mà tại nhà kho, xưởng sản xuất, nơi ở của nhà cung
cấp và cũng như vậy, điểm đến cuối cùng của hàng hóa rất khi là ở sân bay đến mà là
ở nhà kho hay xưởng sản xuất, nơi ở của người nhận cách xa sân bay. Do vậy các công
ty hay đại lý giao nhận kiêm luôn trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ nơi của người
gửi đến sân bay hoặc từ sân bay đến nơi của người nhận. Thời gian và địa điểm đón
hay giao hàng phải được sắp xếp trước với chủ hàng.
2.2.3.7. Dịch vụ đóng gói hàng hóa
Rất nhiều công ty, đại lý giao nhận cung cấp dịch vụ đóng gói hàng hóa chuyên nghiệp
với nhiều cách thức, kiểu mẫu bảo vệ phù hợp với tất cả các loại hàng hóa vận chuyển
bằng đường hàng không.
2.2.3.8. Dịch vụ thuê máy bay
2.2.3.9. Dịch vụ phân phối hàng hóa
Một trong những vai trò quan trọng nhất của một đại lý hàng hóa là trung gian phân
phối hàng hóa.
2.2.3.10. Dịch vụ vận tải đa phương thức
Để giảm thiểu chi phí vận tải, các công ty, đại lý giao nhận đôi khi chỉ sử dụng vận tải
đường không trong một phần của hành trình còn lại sẽ kết hợp thêm việc sử dụng vận
tải đường biển, đường sắt, đường bộ...

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

2.2.3.11. Dịch vụ chuyển phát nhanh, chuyển phát hỏa tốc


Với sự ra tăng liên tục của nhu cầu chuyển phát nhanh các tài liệu, bưu kiện nhỏ, các
đại lý, công ty giao nhận trên toàn cầu đã phát triển thêm dịch vụ mới là chuyển phát
nhanh, hỏa tốc.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

BÀI TẬP
12. ICAO là tên viết tắt của tổ chức nào?
……………………………………………………………………………………………………………

13. IATA là tên viết tắt của tổ chức nào?


……………………………………………………………………………………………………………
14. CAA là tên viết tắt của tổ chức nào?
……………………………………………………………………………………………………………
15. Mục tiêu chính của tổ chức ICAO là gì?
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
16. Mục tiêu chính của tổ chức IATA là gì?
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
17. Nêu những dịch vụ mà đại lý hàng hoá IATA cung cấp?
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
18. Mục tiêu chính của tổ chức FIATA là gì?
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
19. Chức năng chính của CAA là gì?
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
20. Các dịch vụ được cung cấp bởi các Công ty thu gom hàng hóa
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
21. Sự khác biệt giữa Lô hàng trực tiếp và Lô hàng gom?
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
22. Nêu các hoạt động của các đại lý hàng hóa hàng không?
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

3. CHƯƠNG 3: TỰ ĐỘNG HÓA TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG


Vận chuyển hàng hóa là việc di chuyển lô hàng từ điểm A tới điểm B, không quan
trọng đó là hình thức vận chuyển nào. Việc di chuyển này gồm rất nhiều thao tác cũng
như kèm theo các tài liệu bắt buộc.
Những thay đổi trong ngành vận tải hàng hóa hàng không đã tạo ra nhu cầu thực sự đối
với việc tự động hóa. Ngày nay, thị trường hàng hóa hàng không đã tự động hóa rất
nhiều với rất nhiều các sáng kiến nhằm tạo điều kiện cho việc xử lý hàng hóa nhanh
chóng và quản lý dữ liệu. Tất cả đều nhằm mục đích cung cấp:
 Hiển thị thông tin ngay lập tức
 Xử lý lô hàng nhanh chóng
 Giảm thiểu lỗi phát sinh trong quá trình xử lý hàng
Bài học này sẽ mô tả chi tiết cách thông tin và dữ liệu lưu chuyển trong ngành vận tải
hàng hóa hàng không và cách tự động hóa diễn ra như thế nào để thúc đẩy và tăng tốc
quá trình trên.
3.1. TỰ ĐỘNG HÓA THỦ TỤC
3.1.1. Tổng quan
Việc xử lý các thủ tục hành chính cho một lô hàng hóa hàng không là chủ đề cải tiến
công nghệ trong nhiều thập kỷ qua. Hãy so sánh với việc vận chuyển bằng đường biển,
vận chuyển bằng đường không mang một lợi thế rất lớn, đó chính là tốc độ.
Hàng hóa đến đích nhanh hơn đồng nghĩa với việc khách hàng nhận được hàng hóa
nhanh hơn. Do vậy việc trao đổi thông tin giữa các bên cũng cần phải nhanh hơn.
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhiều nhất đến hình ảnh của việc vận
chuyển hàng hóa là việc theo dõi một lô hàng. Trước đây, phần lớn khách hàng đều
không thể biết được lô hàng của mình đang ở đâu cho đến khi nó đến nơi. Ngày nay,
hệ thống máy tính hiển thị ngay lập tức các thông tin như điểm đi, điểm đến của lô
hàng.
Hơn một thập kỷ trước đây, việc theo dõi một lô hàng được xem như lợi thế cạnh tranh
giữa các hãng chuyển phát nhanh, còn ngày nay đó là một chức năng cơ bản mà các
hãng hàng không và đại lý hàng hóa cung cấp cho khách hàng của mình. Mọi người có
thể tra cứu trên mạng hoặc thông qua thư điện tử hay các app theo dõi trên điện thoại.
3.1.1.1. SITA
Các hãng hàng không là các hãng vận tải đầu tiên tìm kiếm cơ hội để trao đổi thông tin
vận chuyển một lô hàng theo một cách tiêu chuẩn.
Sau thế chiến thứ 2, thương mại hàng không phát triển đến mức các hãng hàng không
đã thiết lập riêng một mạng lưới cho phép họ trao đổi thông tin nhanh hơn và an toàn
hơn. SITA đã được sinh ra.
SITA: Société Internationale de Télécommunic SITA
SITA được thành lập năm 1949 bởi 11 hãng hàng không: Air France, KLM, Sabena,
Swissair, TWA, British European Airways Corporation (BEAC), British Overseas
Airways Corporation (BOAC), British South American Airways (BSAA), Swedish
A.G.Aerotransport, Danish Air Lines, and Norwegian Air Lines.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Là một công ty công nghệ thông tin đa quốc gia cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin
và viễn thông cho ngành vận tải hàng không. Công ty cung cấp dịch vụ cho khoảng
hơn 440 thành viên, 2.800 khách hàng trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hoạt động chủ yếu của SITA nằm ở 2 mảng là viễn thông và xử lý dữ liệu. Khoảng
90% các nhà ga và hệ thống máy tính hàng không trên thế giới kết nối qua SITA khiến
SITA trở thành một trong những mạng lưới viễn thông lớn nhất trên thế giới.
3.1.1.2. Tin nhắn
Hệ thống SITA sẽ quá đắt để vận hành nếu không sử dụng các tin nhắn được mã hóa
và các ký tự viết tắt. Do đó, các hãng hàng không đã phát triển một loạt các tin nhắn
tiêu chuẩn hoặc các mã tin nhắn trao đổi hàng hóa (Cargo-IMP). Các mã này được
công nhận là tiêu chuẩn công nghiệp dùng để trao đổi thông tin giữa các hãng hàng
không.
Các mã và chữ viết tắt được giải thích trong cuốn The IATA Cargo – IMP (Cargo
Interchange Message Procedures).
Việc sử dụng 4 ký tự thay vì phải viết đầy đủ 21 ký tự sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi
phí và thời gian để nhập dữ liệu.
Ví dụ:
AWB: Air Waybill
Có rất nhiều người làm việc trong lĩnh vực hành không đều biết đến chữ AWB là viết tắt của
chữ gì nhưng rất ít người trong đó biết rằng, chữ này được xuất bản trong cuốn IATA Cargo
– IMP manual.
3.1.1.3. Năng lực mạng lưới
The IATA Cargo – IMP tiêu chuẩn hóa các mẫu tin nhắn được cho phép các bên liên
lạc trong cùng một hệ thống. Và yêu cầu duy nhất là bắt buộc các bên phải cùng một
ngôn ngữ.
Việc trao đổi tin nhắn tiêu chuẩn cải thiện đáng kể tốc độ, độ chính xác và chi phí. Rất
nhiều điện thoại và giấy tờ hiện tại sẽ bị thay thế bằng các tin nhắn tiêu chuẩn. Công
việc tiêu tốn thời gian được giảm bớt đến mức tối thiểu và thông tin có thể được hiển
thị ngay lập tức. Đặc biệt khi các văn phòng đại diện không ở cùng một thành phố.
Đối với các đại lý hàng hóa, điều này có nghĩa rằng các thông tin chi tiết của lô hàng
sẽ chỉ cần nhập vào hệ thống máy tính một lần và máy in sẽ tự động in ra vận đơn
hàng không, chứng từ vận tải và các loại giấy tờ khác.
3.1.2. Tài liệu
Một lô hàng hóa hàng không được vận chuyển từ người gửi đến người nhận bao gồm
cả một lượng lớn các giấy tờ kèm theo. Một trong số đó là các tài liệu pháp lý bắt
buộc, số còn lại là các thông tin bổ sung.
Các tài liệu khác nhau liên quan đến vận chuyển có thể là :
 Phiếu đóng gói
 Chứng từ vận tải
 Giấy tờ bảo hiểm
 Tờ khai hải quan
 Phiếu giao hàng
 Danh sách hàng hóa

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Một số loại giấy tờ chứa cùng các thông tin giống nhau. Thông thường những thông
tin này bị một số người khóa lại vì họ làm cho các bên khác nhau. Tuy nhiên, các bên
lại cùng tham gia vào việc vận chuyển cùng một lô hàng và đều cố gắng nâng cao năng
suất nhất có thể trong phạm vi của mình. Và đó chính là mục đích đầu tiên của việc tự
động hóa. Ngày càng nhiều lô hàng được xử lý bởi cùng một lượng nhân viên, hiệu
suất được nâng cao và tất nhiên lợi nhuận cũng sẽ được tăng cao.

Trong lịch sử, các bên tham gia vào việc vận chuyển hàng xuất ra các tài liệu trên giấy,
gọi là Bản cứng. Cuối cùng, ngày càng nhiều các công ty bắt đầu sử dụng các mẫu
được in sẵn, một bước tiến cho việc tự động hóa.

Sự phát triển của công nghệ máy tính đã làm thay đổi toàn bộ cách thức tiếp cận và
cung cấp các chức năng hữu hiệu ví dụ như việc lưu trữ thông tin, in lại, sử dụng các
mẫu có sẵn, dễ dàng sửa đổi các cấu trúc văn bản và quan trọng hơn là việc truyền dữ
liệu giữa các bên liên quan. Và do đó, cách thức tự động hóa được ra đời.
3.1.3. Dữ liệu lô hàng
Một lô hàng khi được vận chuyển từ người gửi đến người nhận được phục vụ bởi các
bên liên quan sau:
 Người gửi
 Công ty vận tải
 Đại lý, công ty thu gom hàng
 Hải quan
 Hãng hàng không
 Đại lý, công ty phục vụ hàng hóa
 Nhà cung cấp dịch vụ tài chính
 Công ty bảo hiểm
Việc xử lý một lô hàng bao gồm các thủ tục của tất cả các bên. Chủ yếu quá trình này
tập trung vào việc vận chuyển lô hàng. Và do vậy, rất nhiều dữ liệu sẽ được xử lý.
Những thông tin này được gọi là dữ liệu lô hàng. Dữ liệu lô hàng là cần thiết cho tất cả
các bên với mục đích cuối cùng là đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa nhanh chóng và
an toàn đến đích.
Dữ liệu lô hàng bao gồm:
 Tên, địa chỉ người gửi, người nhận
 Tổng số kiện hàng
 Tổng trọng lượng
 Kích thước
 Nội dung hàng hóa
 Cách thức đóng gói
 Điểm xuất phát, đích đến của lô hàng
 Khai báo giá trị cho hãng vận chuyển, hải quan
 Nước sản xuất
 Thuế quan
 Chi tích lịch trình chuyến bay
Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

 Số không vận đơn


 Số hóa đơn
 Hãng vận chuyển
 Đại lý hàng hóa
 Địa điểm lấy hàng
 Chi phí vận chuyển

Có thể thấy dữ liệu lô hàng là rất nhiều và mỗi bên kiểm soát một vài nội dung khác
nhau. Mục đích của tự động hóa thúc là đẩy sự trao đổi thông tin tối đa giữa các bên
liên quan. Việc trao đổi này sẽ dẫn đến:
 Thủ tục hành chính rõ ràng
 Thông tin hiện thị nhiều hơn cho khách hàng
 Thông tin không bị chậm chễ do trao đổi dữ liệu là ngay lập tức và nhanh chóng

3.2. TỰ ĐỘNG HÓA TRONG KHÂU PHỤC VỤ HÀNG


3.2.1. Tổng quan
Vận chuyển hàng bằng đường hàng không có chi phí đắt nhất trong tất cả các hình
thức vận tải. Đối với những mặt hàng giá trị cao, hay nhạy cảm với thời gian và nhiệt
độ thì phương thức vận tải này được ưa chuộng nhất.
Ví dụ như Hàng dược phẩm yêu cầu kiểm soát nhiệt độ chặt chẽ trong toàn bộ quá
trình vận chuyển. Người gửi hàng thường thêm vào những lô hàng một thiết bị theo
dõi nhiệt độ trong suốt quá trình lô hàng di chuyển.
Trong quá trình xử lý một lô hàng hóa, khâu xử lý giấy tờ riêng biệt với khâu phục vụ
hàng. Nhân viên xử lý của mỗi bộ phận khác nhau, địa điểm khác nhau và cách thức
xử lý và phục vụ cũng khác nhau. Mặc dù vậy nhưng cuối cùng khi hàng được trao tới
tay khách hàng thì tất cả hồ sơ giấy tờ đều khớp với đúng thông tin thực sự của lô
hàng.
3.2.2. Các yếu tố của tự động hóa
3.2.2.1. Nhận dạng
Nhận dạng đúng hàng hóa giúp cho nhà khai thác kho, đại lý hàng hóa, lái xe và các
bên liên quan khác quản lý được lô hàng chính xác. Điều này làm giảm thiểu việc mất
mát và giao chậm hàng hóa.
Những nhân tố đầu tiên của việc nhận
dạng là những công việc thủ công:
đóng gói hàng hóa, ghi tên người gửi,
người nhận. Nếu được vận chuyển
bằng đường không, lô hàng cần được
xác nhận bởi một số Không vận đơn,
đó là tham chiếu duy nhất hợp lệ đối
với hãng vận chuyển, công ty khai
thác.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Nhận dạng hàng hóa dần trở thành một phần của tự động hóa. Sự xuất hiện của nhãn
bar code đã giúp việc nhận dạng trở nên nhanh chóng hơn, giảm thiểu các lỗi và làm
tăng năng suất lao động. Ngày nay rất nhiều các công ty và hãng vận chuyển đã sử
dụng bar code. Những thông tin trên bar code liên quan đến Không vận đơn, số lượng
kiện hàng…
3.2.2.2. Định vị
Việc phục vụ hàng hóa bao gồm cả khâu tìm kiếm đúng nơi kiện hàng được lưu trong
kho để vận chuyển hay trả cho khách. Nhà khai thác kho sẽ đối chiếu thông tin trên tài
liệu gửi kèm với thông tin trên kiện hàng: số Không vận đơn, tổng số kiện, người gửi,
người nhận.
Hàng hóa tăng lên rất nhiều trong khi không gian lưu kho ngày càng bị hạn chế nên
việc tìm kiếm sẽ tốn nhiều thời gian. Xác định vị trí hàng hóa trong kho là yếu tố rất
quan trọng. Trong đó việc phân chia hàng hóa trong kho thành các khu khác nhau là
bước đầu để định vị hàng hóa dễ dàng hơn. Ngoài ra, công nghệ cũng sẽ giúp việc định
vị hàng hóa trở nên nhanh chóng. Thực tế trên thế giới đã có rất nhiều công ty áp dụng
công nghệ vào việc tìm kiếm và định vị hàng hóa: Amazon, Walmark…
3.2.2.3. Kiểm soát
Kiểm soát bao gồm tất cả các bước liên quan đến hoạt động phục vụ hàng hóa. Trong
suốt quá trình vận chuyển, các bên liên quan cần phải kiểm soát tất cả các nhân tố như
trọng lượng, nhiệt độ, kích thước, phòng ngừa giả mạo và hư hại hàng hóa. Trước đây,
các khâu này đều thực hiện một cách thủ công nhưng ngày nay tự động hóa đã dần
thay thế tất cả.

Xác định đúng trọng lượng của lô hàng là một yếu tố rất quan trọng vì nó ảnh hưởng
đến chi phí vận tải và sự an toàn trong quá trình vận chuyển, khai thác. Ngày nay, nhờ
vào những nỗ lực tự động hóa, việc cân hàng đã trở nên tự động thông qua băng tải và
đăng ký trực tiếp giữa hệ thống máy tính của các công ty giao nhận và các hãng hàng
không. Không những thế, máy đo 3 chiều kiện hàng cũng xác định chính xác kích
thước của kiện hàng mà không cần phải đo trực tiếp.

Hình: Máy đo 3 chiều kiện hàng

Kiểm soát nhiệt độ đang trở nên rất quan trọng trong ngành vận tải hàng không vì sự
gia tăng của hàng dược phẩm và vaccin. Những mặt hàng này đòi hỏi cần kiểm soát
nhiệt độ một cách chính xác. Và còn rất, rất nhiều các mặt hàng khác cũng cần kiểm

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

soát nhiệt độ trong quá trình vận chuyển: hoa quả, thực phẩm, bánh kẹo…Do đó, tự
động hóa đã cho ra đời thiết bị theo dõi nhiệt độ của lô hàng trong suốt quá trình vận
chuyển. Khách hàng có thể kiểm tra, giám sát nhiệt độ của lô hàng nếu có nhu cầu.
Thậm chí có thể giám sát nhiệt độ online.

3.3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ ĐỘNG HÓA


3.3.1. E-FREIGHT
Năm 2006, IATA đã cho ra đời dự án E-freight với mục đích nhằm giảm thiểu các loại
giấy tờ và thúc đẩy nhanh quá trình tự động hóa.
Mục tiêu của E-freight là xây dựng chuỗi cung ứng hàng hóa hàng không cần giấy
bằng việc thiết lập các quy trình và tiêu chuẩn kinh doanh cho phép sử dụng tài liệu
điện tử từ điểm xuất phát đến điểm cuối cùng.
Tài liệu điện tử có thể gửi dưới dạng EDI (Cargo-IMP or XML) hoặc scan ảnh từ các
tài liệu. Các bên tham gia phải có đủ năng lực về công nghệ để kết nối với các bên và
sử dụng được các chức năng được cung cấp bởi các đối tác.
3.2 LỢI ÍCH VÀ PHẠM VI CỦA E-FREIGHT
Operational efficiency: giảm thời gian xử lý
• Cost effectiveness: giảm số lượng tài liệu cần xử lý và lưu trữ, giảm thiểu dữ liệu tại
điểm gốc và giảm tài liệu bị thất lạc.
• Data Quality (Dữ liệu chất lượng): cải thiển chất lượng và độ chính xác của dữ liệu
thông qua hệ thống kiểm soát.
• Innovation (Sự đổi mới): tiêu chuẩn hóa và số hóa là yếu tố chính nhằm thúc đẩy sự
sáng tạo các dịch vụ và giải pháp mới, do đó làm gia tăng các giá trị của vận tải hàng
không cho người gửi hàng.
• Sustainability (Bền vững): ước tính tiết kiệm được hơn 7,800 tấn giấy tờ tài liệu hàng
năm tương đương với 80 chiếc Boeing 747 freighters chở đầy giấy.
• Regulatory compliance (Tuân thủ quy định): e-Freight tạo điều kiện cho việc tuân
thủ theo các quy định quốc tế và địa phương.

4. CHƯƠNG 4: CÁC LOẠI PHÍ


4.1. TRỌNG LƯỢNG TÍNH CƯỚC
Trọng lượng tính cước là trọng lượng thực hoặc trọng lượng theo thể tích của lô hàng
(chọn con số cao hơn). Ngoài ra, đối với trường hợp trọng lượng tối thiểu cao hơn
nhưng tiền cước thấp hơn thì mức trọng lượng đó được coi là trọng lượng tính cước.
Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

4.1.1. Trọng lượng thực (gross weight)


Trọng lượng thực, hay trọng lượng cả bì (gross weight) là tổng trọng lượng của lô
hàng bao gồm cả bì.
4.1.1.1. Quy tắc làm tròn trọng lượng
 Đối với đơn vị tính là kg: làm tròn lên theo mỗi 0.5 kg
 Đối với đơn vị tính là pound: làm tròn lên theo mỗi 1 pound
Ví dụ:
Trọng lượng thực tế : 100.3 kg  Làm tròn thành 100.5 kg
Trọng lượng thực tế : 100.6 kg  Làm tròn thành 101 kg
Trọng lượng thực tế : 100 lb 1 oz  Làm tròn thành 101 lb
Trọng lượng thực tế : 100 lb 7 oz  Làm tròn thành 101 lb
4.1.2. Trọng lượng theo thể tích (volume weight)
Trọng lượng theo thể tích là trọng lượng tính cước của lô hàng dựa trên thể tích của lô
hàng. Lý do là hàng cồng kềnh ví dụ như bông, sợi, mũ, áo thường có thể tích chiếm
chỗ cao nhưng trọng lượng thực tế lại nhẹ, do vậy để tính toán cho phù hợp cước vận
chuyển, đối với những mặt hàng này sẽ áp dụng trọng lượng theo thể tích.
4.1.2.1. Cách tính trọng lượng theo thể tích
Bước 1: Xác định kích thước 3 chiều của kiện hàng Dài nhất, Rộng nhất, Cao
nhất (Bất kể hình khối gì) (Dimentions)
Bước 2: Quy tắc làm tròn kích thước:

 0.5 cm/in : làm tròn lên (Round up)


 < 0.5 cm/in: làm tròn xuống (Round down)
Ví dụ:
Kiện hàng có kích thước 28.3 x 38.8 x 108.06 cm  làm tròn 28 x 39 x 109 cm
Kiện hàng có kích thước 28 1/6 x 38 3/5 x 108 1/5 in  làm tròn 28 x 39 x 108 in
Bước 3: Tính thể tích kiện hàng
Ví dụ: 28 x 39 x 109 = 119028 cm3
Bước 4: Trọng lượng theo thể tích được tính bằng cách chia thể tích của kiện
hàng cho số sau:
6000 : nếu đơn vị trọng lượng tính bằng kg và thể tích tính bằng cm3
366 : nếu đơn vị trọng lượng tính bằng kg và thể tích tính bằng in3
166 : nếu đơn vị trọng lượng tính bằng lb và thể tích tính bằng cm3

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Ví dụ: Trọng lượng theo thể tích của kiện hàng trên là 119028 cm3 : 6000 = 19.838 kg
Bước 5: Làm tròn trọng lượng theo thể tích (Round off volume weight)
19.838 kg = 20 kg
4.1.3. Trọng lượng tính cước (chargeable weight)
Trọng lượng tính cước của lô hàng chính là trọng lượng thực tế hoặc trọng lượng theo
thể tích, tùy theo thông số nào lớn hơn sẽ áp dụng làm trọng lượng tính cước.
(Lưu ý: so sánh cùng đơn vị kg hoặc lb)
Ví dụ:
Gross weight = 600 kg
Volume weight = 800 kg > 600 kg
 Chargeable weight = Volume weight = 800 kg

4.1.4. Trọng lượng tính cước của lô hàng gồm hai hoặc nhiều kiện hàng
Một lô hàng gồm nhiều kiện hàng, trong đó có kiện hàng cồng kềnh hoặc hàng nặng.
Trọng lượng tính cước của lô hàng được tính theo tổng trọng lượng thực tế hoặc tổng
trọng lượng theo thể tích, tùy theo thông số nào lớn hơn sẽ áp dụng làm trọng lượng
tính cước.
Ví dụ: Lô hàng có 2 kiện hàng như sau, hãy tính trọng lượng tính cước của lô hàng.
Gross weight Dimentions
Kiện A 30 kg 90 x 50 x 70 cm
Kiện B 60 kg 50 x 50 x 120 cm
Total Gross weight 90 kg
🗌
Dimentions Volume
Kiện A 90 x 50 x 70 cm 315 000 cm3
Kiện B 50 x 50 x 120 cm 300 000 cm3
Total volume 615 000 cm3
 Volume weight = 615 000 cm3 : 6000 = 102.5 kg
102.5 kg (Volume weight) > 90 kg(Gross weight)
 Trọng lượng tính cước chính là trọng lượng theo thể tích 102.5 kg
4.2. ĐƠN VỊ TIỀN TỆ
4.2.1. Mã tiền tệ
Mỗi loại tiền tệ trên thế giới đều có mã ISO riêng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế
(ISO) ban hành theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 4217. Danh sách mã ISO 4217 là chuẩn

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

hiện hành trong ngân hàng và kinh doanh trên toàn thế giới để xác định những loại tiền
tệ khác nhau, và ở nhiều nước, những mã dùng cho những loại tiền tệ phổ biến thông
dụng đến mức, tỷ giá được in trên báo hoặc niêm yết ở ngân hàng chỉ sử dụng những
mã này để xác định những loại tiền tệ khác nhau, thay cho tên tiền tệ đã được dịch
hoặc những ký hiệu tiền tệ nhập nhằng. Mã ISO 4217 được dùng trên vé máy bay và
vé xe lửa quốc tế để tránh sự nhầm lẫn về giá cả.
Hai ký tự đầu của mã là hai ký tự của mã quốc gia ISO 3166-1 alpha-2 (những mã
tương tự với mã dùng cho tên miền quốc gia cấp cao nhất trên Internet) và ký tự thứ ba
thường là ký tự đầu tiên của chính đồng tiền.
Country Two-letter country code Currency Initial ISO currency code
Australia AU Dollar D AUD
USA US Dollar D USD
Japan JP Yen Y JPY
Vietnam VN Dong D VNA
Great Britain GB Pound P GBP
4.3. CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIÁ, CƯỚC CỦA IATA
4.3.1. Các quy định của iata về giá cước
M Minimum Charges Cước phí tối thiểu
N Nomal Rate Giá thông thường
Q Quanlity Rate Giá theo trọng lượng
R Reduce Rate Giá giảm
S Surcharge Rate Giá tăng
C Specific Commodities Rate Giá hàng cụ thể
4.3.1.1. Cước phí tối thiểu – Minimum Charges (M)
Ref. TACT Rules, Section 3.4
Cước phí tối thiểu là mức cước thấp nhất có thể áp dụng. Cước phí tối thiểu phải luôn
được kiểm tra và có quyền ưu tiên lớn nhất, không còn mức cước phí nào có thể thấp
hơn cước phí tối thiểu M.
Xác định khối lượng hàng để được áp dụng mức giá tối thiểu:
 Xác định kết quả của phép chia M/N (Cước phí tối thiểu chia cho giá cước thông
thường).
 Khối lượng hàng được áp dụng mức giá tối thiểu sẽ phải luôn nhỏ hơn hoặc bằng
kết quả của phép chia trên.
4.3.1.2. Giá cước hàng thông thường – General Cargo Rates
(GCR) Ref. TACT Rules, Section 3.5

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Giá GCR áp dụng cho các loại hàng hóa thông thường không thuộc nhóm phân loại
hàng (Class rate)
Giá cước thông thường (N): thường được áp dụng cho lô hàng dưới 45 kg, hoặc 100
tùy quốc gia.
Giá cước theo trọng lượng (Q): áp dụng đối với lô hàng trên 45 kg hoặc 100 kg. Các
mức giá này tương ứng với các mức trọng lượng được công bố trong bảng giá.
4.3.1.3. Giá hàng cụ thể - Specific Commodity Rate
(SCR) Ref. TACT Rules, Section 3.6
Mức giá SCR thường thấp hơn giá GCR và được áp dụng đối với các chủng loại hàng
xác định trên một chặng bay nhất định. Giá SCR được công bố theo theo một chiều và
chưa chắc đã có giá SCR cho chiều ngược lại. Giá SCR do các hãng hàng không thành
viên IATA đưa ra.
Giá SCR ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của người gửi hàng có trọng lượng hàng lớn
xác định và thường xuyên trên một số chặng bay cụ thể hoặc do nhu cầu thị trường.
Mục đích chính của giá SCR là cung cấp các mức giá cạnh tranh để thu hút hàng hóa
gửi bằng đường hàng không và tối ưu hóa khả năng vận chuyển của hãng hàng không.
Mức trọng lượng tối thiểu đối với giá SCR thường là 100 kg (có một số trường hợp
dưới 100 kg). Xem TACT Rules Section 3.1.c về định nghĩa giá SCR.
4.3.1.4. Giá theo phân loại mặt hàng – Class Rate
(CCR) Ref. TACT Rules, Section 3.7
Giá CCR không được công bố cụ thể theo hành trình, mà thường được công bố theo
mức phần trăm tăng hoặc giảm theo giá GCR.
Giá GCR tăng áp dụng đối với loại hàng hóa yêu cầu phục vụ đặc biệt, bao gồm:
 Động vật sống – Live animals
 Xác người – Human remains
 Hàng giá trị cao – Valuables
Giá CCR giảm áp dụng đối với các loại hàng hóa không yêu cầu phục vụ đặc biệt và
hãng hàng không khuyến khích vận chuyển, bao gồm:
 Sách báo, ấn phẩm
 Hành lý cá nhân vận chuyển dưới dạng hàng hóa
4.3.2. Bảng giá công bố
4.3.3. Cước phí thấp hơn ở mức trọng lượng cao
hơn Ref. TACT Rules, Section 3.9.3

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Cách xác định điểm “break weight”: là mức trọng lượng tại đó giá thấp hơn tương ứng
với trọng lượng tối thiểu cao hơn tạo nên cước phí nhỏ hơn.
Bước 1: Nhân mức giá thấp hơn với mức trọng lượng tối thiểu cao hơn
Bước 2: Chia kết quả tại bước 1 cho mức giá cao hơn
Bước 3: Làm tròn kết quả của bước 2 theo đơn vị trọng lượng kg/lb theo quy định
TACT Rules .
Do vậy, các lô hàng có trọng lượng tính cước gần mức các trọng lượng Q công bố
trong bảng giá luôn phải được kiểm tra 2 cách tính giá để đảm bảo kết quả thấp nhất có
thể cho khách hàng. Quy định về kiểm tra điểm “break weight” áp dụng cho bài tập
tính giá GCR, SCR và riêng CCR chỉ áp dụng khi mức phần trăm là giá Q.
4.3.4. Thứ tự ưu tiên áp dụng giá
Một lô hàng có thể được áp dụng nhiều hơn một loại giá. Khi đó nguyên tăng chung là
tính toán phương án giá rẻ nhất có thể.
Thứ tự ưu tiên áp dụng giá như sau:
1. Cước phí tối thiểu
2. Giá SCR
3. Giá CCR
4. Giá

GCR BÀI TẬP

5. CHƯƠNG 5: HƯỚNG DẪN CÁCH THỨC SỬ DỤNG VÀ TRA CỨU TACT


5.1. MÃ 3 CHỮ IATA
Việc mã hóa và giải mã rất đơn giản. Mỗi thành phố chính thường có ít nhất một sân
bay và một vài thành phố khác có nhiều hơn.
Tên đầy đủ của sân bay đi và đến thể hiện trên không vận đơn cũng như mã 3 chữ của
các sân bay này.
Sự khác nhau giữa mã thành phố và sân bay:
Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Thông thường mã 3 chữ của thành phố sẽ giống với sân bay. Ở những thành phố lớn
có nhiều hơn 1 sân bay thì mỗi sân bay sẽ có 1 mã riêng và thành phố cũng có mã
riêng. Tuy nhiên, ở những thành phố này cũng có thể sử dụng mã trùng với sân bay
chính của thành phố đó.
Ví dụ, LON là mã của thành phố London, Anh có tới 2 sân bay là LHR: mã của sân
bay Heathrow và LGW: mã của sân bay Gatwick.
IST là mã của thành phố Istanbul, Turkey cũng như mã của sân bay Ataturk nằm trong
thành phố Istanbul. Tuy nhiên sân bay Sabiha Gokcen cũng nằm trong thành phố này
nhưng lại có mã là SAW.
Thành phố Orlando, FL ở Mỹ có mã là ORL. Nhưng mã sân bay được áp dụng ở thành
phố này là: ISM, MCO, ORL, SFB.
Việc mã hóa, giải mã các thành phố và sân bay trên thế giới được thể hiện trên website
của IATA: http://www.iata.org/publications/Pages/code-search.aspx

Điểm thuận lợi của việc mã hóa các thành phố và sân bay:
• Giúp các đại lý hàng hóa hiểu được một cách hoàn toàn rõ ràng và truyền đạt thông
tin một cách thống nhất dù ở bất cứ đâu trên thế giới. Ví dụ, mã BLR dù được dùng ở
Mexico, Malta hay Malaysia nhưng cũng sẽ luôn luôn được hiểu đó là sân bay quốc tế
Bengaluru thuộc Ấn Độ.

• Giúp các đại lý hàng hóa và hãng hàng không tránh được nhầm lẫn trong quá trình
gửi hàng. Ví dụ như một lô hàng được gửi tới London nhưng, London nào? Lodon ở
Anh hay London ở Ontario, Canada hay một thành phố thuộc bang Kentucky, Hoa Kỳ.
Và do vậy, việc nhầm lẫn sẽ được giảm thiểu khi mã thành phố đó là LON được hiểu
rằng Lodon thuộc Anh. Còn London thuộc Canada là YXU, còn London thuộc Hoa
Kỳ là LOZ.
5.1.1. Cách tra cứu mã và giải mã các thành phố, sân bay, quốc gia trên thế
giới Bảng danh sách mã hóa các thành phố trên thế giới: TACT Rules 1.2.3
phần A
 Cột Cities: Tên thành phố
 Cột 1: Mã 2 chữ của bang hoặc tỉnh
 Cột 2: Mã 2 chữ của quốc gia
 Cột 3: Mã 3 chữ của thành phố
Bảng danh sách giải mã 3 chữ các thành phố trên thế giới: TACT Rules 1.2.3
phần B
 Cột 1: Mã 3 chữ của thành phố
 Cột Cities: Tên thành phố
 Cột 2: Mã 2 chữ của bang hoặc tỉnh
 Cột 3: Mã 2 chữ của quốc gia
Bảng danh sách mã hóa các sân bay trên thế giới: TACT Rules 1.2.4
(Đối với những sân bay trùng với tên thành phố, tra TACT Rules mục 1.2.3 phần A)
Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Bảng này cũng cho chúng ta thấy, những thành phố lớn trên thế giới có nhiều
hơn một sân bay.
Bảng danh sách giải mã 3 chữ các sân bay trên thế giới: TACT Rules 1.2.5
(Đối với những sân bay trùng với tên thành phố, tra TACT Rules mục 1.2.3 phần B)
Bảng danh sách mã hóa các nước trên thế giới: TACT Rules 1.3.1 phần 1
Bảng danh sách giải mã 2 chữ các nước trên thế giới: TACT Rules 1.3.1 phần 2

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

6. CHƯƠNG 6: ĐỊA LÝ HÀNG KHÔNG, LỊCH BAY


6.1. ĐỊA LÝ THẾ GIỚI
6.1.1. Các vùng và tiểu vùng IATA
IATA đưa ra quy định phân chia thế giới thành ba vùng chính, trong các vùng có bao
gồm các tiểu vùng nhằm mục đích quản lý giá và các quy định, điều luật có liên quan.
Quy định phân chia này đôi khi không tương ứng với các khái niệm địa lý thông
thường.
6.1.1.1. Các vùng IATA
 Tất cả lục địa vùng lân cận bắc và nam Mỹ
 Greenland
VÙNG 1 bao gồm:  Bermuda
 Đảo Tây Ấn (The West Indies) và Caribe
 Các đảo Hawaiian (bao gồm Midwa và Palmyra).
 Toàn bộ Châu Âu (gồm phần lãnh thổ nước Nga thuộc
Châu Âu)
 Iceland
VÙNG 2 bao gồm:  Azores
 Toàn bộ Châu Phi
 Đảo Ascension
 Một phần Tây Á bao gồm Iran
 Toàn bộ Châu Á
 Đông Ấn
VÙNG 3 bao gồm:
 Australia, New Zealand
 Các đảo Thái Bình Dương, không bao gồm các vùng
lãnh thổ đã thuộc vùng 1
6.1.1.2. Các tiểu vùng IATA
Các vùng IATA được chia nhỏ hơn thành các tiểu vùng hoặc khu vực như sau:
Vùng 1 – tiểu vùng
Caribbean (Islands), Mexico, Long haul, South America
Vùng 2 – tiểu vùng
Europe, Africa, Middle
East Vùng 3 – tiểu vùng
South Asian subcontinent, South East Asia, South West Pacific, Japan/Korea

Các quy định IATA về tiểu vùng có thể khác so với các khái niệm địa lý thông thường.
Về định nghĩa tiểu vùng có thể tra cứu TACT Rules, mục 1.2.2.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Ví dụ 1:
IATA định nghĩa Châu Âu không chỉ bao gồm phần lãnh thổ thuộc Châu Âu về mặt
địa lý thông thường mà còn bao gồm một vài quốc gia, vùng lãnh thổ và đảo sau:
- 3 quốc gia Châu Phi: Morocco, Algeria và Tusinia
- Đảo The Azores, Madeira and Canary
- Turkey (Phần lãnh thổ thuộc Châu Âu và Châu Á) and Russia (Phần lãnh thổ
thuộc Châu Âu).
Do vậy, Casablanca, Algiers, Tunis, Las Palmas and Ankara nằm trong tiểu vùng Châu
Âu vủa Vùng 2 IATA
Ví dụ 2:
Mặc dù về mặt địa lý, Egypt và Sudan thuộc Châu Phi nhưng theo quy định về vùng
IATA, những quốc gia này nằm trong tiểu vùng Middle East.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

6.2. SỰ KHÁC NHAU VỀ THỜI GIAN VÀ TÍNH TOÁN THỜI GIAN


VẬN CHUYỂN
6.2.1. Sự khác nhau về thời gian
Với mục tiêu chuẩn hóa cách công bố giờ địa phương, trái đất được chia thành 24 múi
giờ, mỗi múi giờ trải dài trên 15 kinh tuyến. Sự chênh lệch thời gian giữa các múi giờ
là 01 giờ đồng hồ.
Múi giờ số 0 được quy ước làm mốc được đặt tại vị trí tọa độ giữa 7o30’ kinh tuyến tây
và 7o30’ kinh tuyến đông của vùng Greenwich Meridian (nơi có kinh tuyến số 0). Giờ
ở đây được gọi là Greenwich Mean Time (giờ trung bình tại Greenwick), viết tắt là
GMT. Ở các tài liệu khác, người tact rules có thể dùng thuật ngữ khác tương tự là UTC
“Universal Time Coordinated” (Giờ phối hợp quốc tế).

Thời gian tại các vùng địa lý trên thế giới theo đó được quy ước theo giờ GMT hoặc
UTC.
Giờ chuẩn được thể hiện với dấu (+) đối với giờ nhanh hơn giờ GMT/UTC và dấu (-)
đối với giờ chậm hơn giờ GMT/UTC.
Ví dụ 1:
GMT + 1 hoặc UTC +1 hour: nhanh hơn 01 giờ so với giờ GMT/UTC
GMT – 1 hoặc UTC – 1 hour: chậm hơn 01 giờ so với giờ GMT/UTC
Cách quy ước theo GMT/UTC có thể tới GMT/UTC + 12 và GMT/UTC – 12

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Một số quốc gia có thể thay đổi múi giờ theo mùa. Ví dụ như, vào mùa hè, một số
nước ôn đới hoặc gần vùng cận thực hiện quy ước giờ mùa hè, chỉnh sớm lên một giờ.
Việc điều chỉnh tạm thời này được gọi là “Daylight Saving Time” hoặc “DST” (tiết
kiệm ánh sáng ban ngày)
Ví dụ 2:
Xác định giờ địa phương tại Hà Nội (HAN), Việt Nam tại thời điểm 12h00 theo giờ
GMT
🗌
Giờ của Hà Nội là GMT + 7 trong cả năm, nghĩa là giờ địa phương tại HAN nhanh
hơn giờ GMT là 7h. Do vậy, tại thời điểm 12h00 theo giờ GMT, giờ địa phương ở
HAN là 12h00 + 7h = 19h00.
Ví dụ 3:
Xác định giờ địa phương tại Damascus (DAM), Syria vào ngày 10/7 tại thời điểm
12h00 theo giờ GMT? Biết rằng ở Syria trong giai đoạn 01/04 đến 31/10 theo DST là
GMT + 3
🗌
Giờ địa phương ở DAM nhanh hơn giờ GMT 3h, do vậy, thời điểm 12h00 giờ GMT
tương đương với 12h00 + 3 = 15h00 giờ địa phương ngày 10/7.
Lịch bay của các hãng hàng không thường dựa trên cách công bố 24 - giờ. Tuy nhiên ở
một số quốc gia khác như Mỹ công bố giờ theo cách khác nhau: chia giờ thành 2 giai
đoạn 12 - giờ.
Do vậy trước khi tính toán độ chênh lệch giờ giữa các vùng địa lý, phải chuyển đổi giờ
giữa hai hệ thống công bố 24 – giờ và 12 – giờ.
Trong hệ thống 24 – giờ, thời gian được công bố từ 0001 đến 2400.
Trong hệ thống 12 – giờ, thời gian được chia thành 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn dài 12 –
giờ chia theo thời điểm “trước buổi trưa” (a.m) và sau buổi trưa (p.m).

NỬA ĐÊM = 2400 hoặc 12:00 a.m GIỮA TRƯA = 1200 hoặc 12:00 p.m
+1 phút = 0001 hoặc 12:01 a.m +1 phút = 1201 hoặc 12:01 p.m
+30 phút = 0030 hoặc 12:30 a.m +30 phút = 1230 hoặc 12:30 p.m
+1 giờ = 0100 hoặc 1:00 a.m +1 giờ = 1300 hoặc 1:00 p.m

Bảng giờ được công bố trong tài liệu hướng dẫn về hàng không. Ví dụ tài liệu “OAG
flight guide”

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Ở các quốc gia có diện tích rộng, lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ tương ứng với nhiều
múi giờ khác nhau như Australia, Brazil, Canada, Greenland, Indonesia, Liên Bang
Nga và Mỹ. Theo đó, các quốc gia sẽ quy định các vùng khác nhau sẽ áp dụng những
múi giờ khác nhau.
Ví dụ ở Mỹ, giờ chuẩn tại vùng Eastern Time là GMT – 5, trong khi đó giờ chuẩn ở
vùng Pacific Time là GMT – 8.
Country or Area Standard Daylight DST effective period
Clock Saving
Time Time
USA -5 -4 11Mar 07- 04 Nov, 07
Eastern Time except Indiana -6 -5 11Mar 07- 04 Nov, 07
Central time -7 -6 11Mar 07- 04 Nov, 07
Mountain time except Arizona -7 ---
Mountain time Arizona -8 -7 11Mar 07- 04 Nov, 07
Alaska -9 -8 11Mar 07- 04 Nov, 07
Aleutian Islands -10 -9 11Mar 07- 04 Nov, 07
Hawaiian Island -10 ---
Ví dụ 4:
Thời điểm: ngày 12/8 tại Rome: 15h00. Xác định giờ tương ứng tại Los Angeles?
Country or Area Standard Time Clock DST DST effective
Italy +1 +2 26Mar – 23Sep
USA Pacific Time -8 -7 02Apr – 28Oct
🗌
Giờ chuẩn theo GMT tại 2 địa phương này ngày 12/8 tương ứng là:
ROM: GMT + 2
LAX: GMT -7
=> Sự chênh lệch giữa 2 địa phương này là (GMT + 2) – (GMT -7) = 9h
Tại thời điểm tại Rome lúc 15h00, giờ tương ứng lại LAX là 15h00 – 9h = 06h00 giờ
cùng ngày.
6.2.2. Cách tính thời gian vận chuyển
Thời gian vận chuyển là thời lượng tính bằng giờ và phút kể từ thời điểm xuất phát tại
sân bay đi đến thời điểm máy bay hạ cánh tại sân bay đến, bao gồm cả thời gian tại sân
bay chuyển tiếp.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Trong lịch bay của các hãng hàng không, giờ xuất phát và giờ hạ cánh luôn luôn được
công bố theo giờ địa phương. Do vậy, khi tính toán thời gian vận chuyển cần phải tính
đến sự chênh lệch giờ giữa các địa phương.
Ví dụ:
Chuyến bay BE220 từ London, UK đến Pittsburgh, USA.
Thời gian cất cánh: 11h45 ngày 12 tháng 8
Thời gian hạ cánh: 17h00 ngày 12 tháng 8
Xác định thời gian vận chuyển?
Theo OAG:
Country or Area Standard Time Clock DST DST effective
UK GMT +1 26Mar – 28Sep
USA Eastern Time -5 -4 02Apr – 28Oct
🗌
Giờ chuẩn theo GMT tại 2 địa phương này ngày 12/8 là:
LON: GMT + 1
PIT: GMT – 4
Giờ cất cánh, hạ cánh tại 2 địa phương trên theo giờ GMT:
Cất cánh tại LON: 11h45 – 1 = 10h45 theo GMT
Hạ cánh tại PIT: 17h00 + 4 = 21h00 theo
GMT Thời gian vận chuyển giữa 2 địa điểm trên
là; 21h00 GMT – 10h45 GMT = 10h15’

BÀI TẬP
Sử dụng TACT Rules để trả lời các câu hỏi sau
1. Điền các thông tin còn thiếu vào bảng sau:

Mã Giải mã
BMV ................................................
CXR ................................................
DAD ................................................
DIN ................................................
DLI ................................................
HAN/NBA ................................................
PQC ................................................
PXU ................................................
SGN ................................................

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

SQH ................................................
UIH ................................................
VCA ................................................
HPH ................................................
2. Điền vào chỗ trống:
City 3 letter codes Country code/name
- Brussels .................... .......................................
- Nairobi .................... .......................................
- Melbourne .................... .......................................
- Vancouver .................... .......................................
- Caracas .................... .......................................
- Beijing .................... .......................................
- Darka .................... .......................................
- Dehli .................... .......................................
- Port Morseby .................... .......................................
- Oslo .................... .......................................
3. Điền vào chỗ trống:
City 3 letter codes Country code/name
- Bangkok .................... .......................................
- Beijing .................... .......................................
- Guangzhou .................... .......................................
- Hong Kong .................... .......................................
- Jakarta .................... .......................................
- Kaohsiung .................... .......................................
- Kuala Lumpur .................... .......................................
- Manila .................... .......................................
- Nagoya .................... .......................................
- Osaca .................... .......................................
4. Điền vào chỗ trống:
City 3 letter codes Country code/name
- Haneda .................... .......................................
- Narita .................... .......................................
- Dubai .................... .......................................
- Paris .................... .......................................
- Frankfurt .................... .......................................
- London .................... .......................................
- Moscow .................... .......................................
- Rome .................... .......................................
- Amsterdam .................... .......................................
- Sheremetyevo .................... .......................................
5. Điền vào chỗ trống:
City 3 letter codes Country code/name

- Penang .................... .......................................


- Phnompenh .................... .......................................
- Singapore .................... .......................................
- Siem Riap .................... .......................................

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

- Shanghai .................... .......................................


- Seoul .................... .......................................
- Subic Bay .................... .......................................
- Taipei .................... .......................................
- Tokyo .................... .......................................
- Vientiane .................... .......................................
6. Điền vào chỗ trống:
City 3 letter codes Country code/name
- Sydney .................... .......................................
- Melbourne .................... .......................................
- Schiphol .................... .......................................
- Caracas .................... .......................................
- Los Angele .................... .......................................
- San Franci .................... .......................................
- New York .................... .......................................
- Chicago .................... .......................................
- Torronto .................... .......................................
- Vancouver .................... .......................................
7. Điền vào chỗ trống
City City name Country name
- KRT .................... .......................................
- HEL .................... .......................................
- JKT .................... .......................................
- BAH .................... .......................................
- SJU .................... .......................................
- TUN .................... .......................................
- JNB .................... .......................................
- RCM .................... .......................................
- AKL .................... .......................................
- SAO .................... .......................................

8. Chuyển từ dạng a.m/p.m sang dạng 24 giờ:


- 1:30 pm .......................................
- 08:20 pm .......................................
- 11:45 pm .......................................
- 12:11 pm .......................................
- 12:40 pm .......................................

9. Chuyển từ dạng 24 giờ sang dạng am/pm:


- 11:30 .......................................
- 19:35 .......................................
- 04:55 .......................................
- 12:08 .......................................
- 23:40 .......................................
- 08:15 .......................................
- 01:05 .......................................
- 00:50 .......................................

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

- 12:35 .......................................
- 20:25 .......................................

10. Tại thời điểm MAD là 05:00 giờ ngày 30 tháng 10 theo giờ địa
phương. Biết rằng: Giờ địa phương của MAD là GMT +1; YVR là
GMT -7. Tính giờ địa phương, ngày tháng tại YVR?
o 21:00 giờ ngày 29 tháng 10
o 20:00 giờ ngày 30 tháng 10
o 21:00 giờ ngày 30 tháng 10

11. Tính thời gian:


Giả sử ngày tính toán là ngày 05 tháng 02:
Trả lời
Nếu thời gian tại đây là Thì tại đây là mấy giờ
giờ/ngày/tháng
1300 in Lisbon, Portugal Mexico city, Mexico
(LIS) (General time)

9:00 p.m in Prague, Czech Bombay, India (BOM)


Republic (PRG)

8:00 a.m in Nadi, Fiji (NAN) Papeete, Tahiti (PPT)

12. Tính thời gian:


Giả sử ngày tính toán là ngày 09 tháng 09:
Trả lời
Nếu thời gian tại đây là Thì tại đây là mấy giờ
giờ/ngày/tháng
1500 in Dar Es Salaam, Manchester, United
Tanzania (DAR) Kingdom (MAN)
7:00 p.m in Atlanta, GA

United Stated (ATL) Shanghai, China (SHA)


(Eastern time)

0920 in Dusseldorf, Germany Quito, Ecuador (UIO)


(DUS)

13. Tính thời gian vận chuyển:

Chuyến bay JL428 (Japan Airlines)


Khởi hành từ : Zurich, Switzerland (ZRH) On 19th APR at 1255 hours
Nơi đến : Tokyo, Japan (TYO) On 20th APR at 1555 hours

Total Transportation time: …………………………..


ZRH
TYO
Total Transportation time:

14. Tính thời gian vận chuyển:

Chuyến bay BA36 (British Airways)


Khởi hành từ : Hongkong (HKG) On 19th MAY at 2100 hours

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Nơi đến : London, United Kingdom (LON) On 20th MAY at 0655 hours

Total Transportation time: …………………………..

15. Tính thời gian vận chuyển:

Chuyến bay FM37 (Federal Express)


Khởi hành từ : Frankfurt, Germany (FRA) On 24th SEP at 0400 hours
Nơi đến : Los Angeles, CA, USA (LAX) On 24th SEP at 1459 hours
Pacific time

Total Transportation time: …………………………..

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

7. CHƯƠNG 7: TÀU BAY VÀ THIẾT BỊ CHẤT XẾP


7.1. TÀU BAY

Boeing B747-400
7.1.1. Tổng quan
Một trong những yếu tố quan trọng tác động đến vận tải hàng hóa hàng không chính là
chiếc tàu bay. Không giống như các phương thức vận tải khác có thể điều chỉnh để phù
hợp với nhu cầu của khách, vận tải đường không lại phụ thuộc hoàn toàn vào giới hạn
kích thước và trọng tải của tàu bay.
Trong chương này sẽ đi tìm hiểu về 2 loại tàu bay: tàu bay chở khách kết hợp và tàu
bay chở hàng: cầu trúc, sơ đồ và các thông số đặc trưng.
7.1.2. Cấu trúc tàu bay
Mặc dù tàu bay được thiết kế với mục đích khác nhau nhưng phần lớn đều có các cấu
thành chính như sau:
 Động cơ (Engines)
 Thân (Fuselage)
 Cánh (Wings)
 Bộ phận ổn định (Empennage)
 Càng (Landing gear)
7.1.3. Phân loại tàu bay
7.1.3.1. Tàu bay thân hẹp hay tàu bay nhỏ (Narrow-body, conventional aircarft)
Tàu bay có đường kính thân rộng từ 3-4m, với một lối đi bên trong khoang hành
khách.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Phần lớn loại tàu bay này hàng hóa được chất xếp rời (bulk) ở khoang dưới. Có một số
loại tàu bay được thiết kế để chở được cả thùng và mâm hàng ở khoang dưới.
Ví dụ:
Airbus: A318, A319, A320, A321
Boeing: B727, B737, B757
Fokker: F100
Boeing (Douglas): DC-9, MD-80, MD-90
Antonov: AN-74, AN-148
7.1.3.2. Tàu bay thân rộng hay tàu bay trọng tải lớn (Wide-body, high capacity)
Tàu bay có đường kính thân rộng từ 4.72m trở lên, với ít nhất hai lối đi bên trong
khoang hành khách.
Hàng hóa chủ yếu được xếp ở khoang chở hàng nằm ở sàn dưới (lower deck) tàu bay
và được thiết kế để xếp hàng vào mâm, thùng, còn hàng rời được xếp ở khoang hàng
rời (bulk hold).
Ví dụ:
Airbus: A330, A340, A350, A380
Boeing: B747, B767, B777, B787
Ilyushin: IL-86, IL96
Boeing (Douglas): DC-10, MD-11
Antonov: AN-124, AN-224
Những số theo sau ký hiệu máy bay thể hiện loại series máy bay, series khác nhau thì
có cấu trúc khác nhau.
Ví dụ: Loại máy bay Series
Airbus: A330-300 A330 300
Boeing: B747-400 B747 400
Boeing: B787-800 B787 800
7.1.3.3. Tàu bay thân hẹp và thân rộng có thể được chia thành các loại sau
 Tàu bay chuyên chở hàng (All cargo, freighter aircraft):
Chở toàn bộ hàng hóa và bưu kiện ở cả sàn trên và sàn
dưới.
 Tàu bay chở khách (Passenger aircraft):
Chở khách ở sàn trên trong khi hàng hóa và bưu kiện được để ở sàn dưới.
Mixed passenger/freighter aircraft (Combi): là tàu bay kết hợp vừa chuyên chở hành
khác vừa vừa chuyên chở hàng hóa. Khoang trên được chia làm 2 phần được ngăn
cách bởi 1 bức tường tạm thời, một phần để chở khách, một phần được chuyển đổi để

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS
làm khoang chứa hàng.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

 Tàu bay chuyển đổi nhanh từ vận chuyển hành khách sang vận chuyển hàng hóa
(Convertible aircraft):
Tàu bay này có thể chuyển đổi nhanh từ chuyên chở hành khách sang chuyên chở hàng
hóa.
7.1.4. Sơ đồ tàu bay
7.1.4.1. Sàn trên/sàn chính và sàn dưới (Main deck and Lower deck)
Kết cấu của các loại máy bay thường được chia ra làm 2 sàn là sàn trên (main deck) và
sàn dưới (lower deck), ngoại trừ 2 loại máy bay B747 và A380 có thêm sàn đỉnh
(upper deck).

Wide-body aircraft

Narrow-body aircraft

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

7.1.4.2. Hầm và khoang (Holds and Compartments)


Trên sàn dưới của tàu bay thân rọng được thiết kế làm hầm trước (Forward hold), hầm
sau(After hold) và hầm chất xếp rời (Bulk hold). Trong mỗi hầm được chia nhỏ thành
từng khoang và được đánh số.
Hầm trước (Forward hold) và hầm sau (After hold) nằm ở khoang dưới của tàu bay
(Lower deck)

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Những hầm hàng trên sàn chính và sàn dưới của các tàu bay thân rộng sử dụng để
chuyên chở ULD còn được gọi là BAY hoặc POSITION tương ứng với các vị trí
ULD.

Trên sàn của tàu bay tại các khoang dùng


để chất xếp ULD được trang bị khóa
chốt và con lăn vì vậy ULD có thể dễ
dàng di chuyển được trên sàn tàu bay
bằng hệ thống điều khiển tự động hoặc
bằng tay. Khi ULD đã định vị vào vị trí
chất xếp thì được khóa chốt, chốt khóa
chặt trên hệ thống giữ sẽ đảm bảo sự an
toàn cho tàu bay.

7.1.4.3. Cửa hầm hàng (Door)


Cửa hầm hàng là cửa có thể đến được hầm chất hàng hóa. Cửa hầm hàng có thể đến
được một hoặc hai khoang. Lưu ý rằng hầu hết cửa hầm hàng của các loại tàu bay có
trọng tải lớn thường nằm phía bên phải của tàu bay.Cửa hầm hàng có thể được mở ra
phía ngoài hoặc phía trong.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Cửa hầm hàng của tàu bay B747 freighter

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

7.1.4.4. Chằng buộc hàng


Trong quá trình bay, cất cánh và hạ cánh, một tàu bay và tải trọng của nó bị tác động
bởi nhiều lực khác nhau. Các vật thể khác nhau bởi tính chất, hình dáng và độ cứng có
thể dẫn đến nguy hiểm khi bị xê dịch và phải được cố định. Hơn thế nữa, sự di chuyển
này còn làm cho tàu bay mất thăng bằng, lệch trọng tâm có thể gây tai nạn vì vậy để
ngăn ngừa các nguy cơ này nhà sản xuất đã chế tạo ra những lưới ngăn cách ở khoang
hàng rời nhằm cố định các vật được chất xếp. Đối với các vật xếp trên sàn tàu bay hay
Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

trong mâm thùng hàng thì được định vị, gắn chặt bằng hệ thống lưới, dây chằng đa
dạng như lưới (net), dây cáp (cable), dây đai (strap, tie-down), dây buộc (rope).
 Lưới dùng để phủ, chằng toàn bộ mâm hàng hay hàng chất trên khoang rời.
 Dây đai, cáp dùng để chằng hàng nặng
 Dây buộc dùng để căng chặt các góc lưới hoặc định vị dây đai trong trường hợp
chằng hàng nặng
 Mỗi đầu của dây đai, cáp đều có gắn chốt để khóa vào mâm, thùng.
 Ngoài ra còn có lưới kết hợp dây buộc hay dây đại kết hợp với lưới
 Để gắn chặt dây đai hoặc dây chằng và lưới vào ULD hay dàn của tàu bay, nhà sản
xuất đã chế tạo ra hai loại chốt móc:
Chốt đôi (double stud) Chốt đơn (sighle stud)
chịu được một lực là 2270 kgs chịu được một lực là 907 kgs

Có 4 nguyên nhân chính gây ra sự dịch chuyển trên:


 Gia tốc khi cất cánh (Acceleration on take-off): Hàng có khuynh hướng trượt về
phía sau (Black movement).
 Khi máy bay bị nghiêng (Yawing): Hiện tượng này thường xảy ra khi tàu bay đi
vào vùng có thời tiết xấu. Hàng có khuynh hướng dịch chuyển sang hai bên
(Sideways movement).
 Khi giảm tốc độ (Slowing down): Xảy ra trong những trường hợp khẩn cấp, giảm
tốc độ đột ngột hoặc hạ cánh, hàng có khuynh hướng dịch chuyển về phía trước
(Forward movement).
 Khi máy bay bị rơi theo phương thẳng đứng (Vertical drop): Xảy ra trong những
trường hợp tàu bay bị rơi theo phương thẳng đứng, hàng có khuynh hướng bật ra
khỏi sàn máy bay (Upward movement).
Khi hàng hóa dịch chuyển có thể dễ dàng làm hỏng bề mặt sàn, trần, vách ngăn và cấu
trúc của thân tàu bay, gây uy hiếp an toàn. Hơn nữa sự dịch chuyển hàng trong khoang
gây ra sự cản trở khi mở cửa hầm hàng tại sân bay đến. Do đó hàng chất trong khoang
phải được chằng buộc kỹ lưỡng và đúng cách để tránh những dịch chuyển như trên.
Chú ý:

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

 Trường hợp hàng có dạng bình thường, sự khống chế dịch chuyển hai bên được
đảm bảo nhờ sự khống chế dịch chuyển theo các phương khác.
 Trường hợp hàng có dạng đặc biệt, yêu cầu phải khống chế cả hai bên phải và trái.
1.1.1 Trọng tải chuyên chở (Payload or Traffic Load)
Sau đây là bảng trọng tải tối đa mà có thể cất cánh an toàn phân theo từng loại máy
bay. Thông số này được xác định bởi nhà sản xuất, được gọi là trọng tải cất cánh tối đa
(the maxium take-off weight- MTOW):
Maximum Maximum
Type
take-off weight (kgs) landing weight (ton)
Antonov An-225 639,999 592
Airbus A380-800F[1][2] 589,670 427
Boeing 747-8 447,695 306
Antonov An-124-100M 405,058 330
Boeing 747-300 377,842 260
Airbus A340-500[4] 371,945 240
Airbus A340-600[4] 367,410 256
Boeing 777-300ER 351,534 251
Airbus A350-1000 307,989 234
McDonnell Douglas MD-11 273,289 185
Ilyushin Il-96M 269,887 195
Boeing 787-9 250,836 193
Airbus A330-300[5] 212,036 185
Boeing 767-300ER 186,880 136
Boeing 757-300 123,604 102
Airbus A321-100[9] 83,000 78
Boeing 737-900ER 85,139 71
Airbus A319[9] 63,997 63
Airbus A320-100[9] 68,012 66
Fokker 100 45,813 40
ATR 72-600 22,800 22
Ngoài ra còn một vài thông số giới hạn trọng lượng khác như: Trọng lượng tối đa hạ
cánh (Maxium landing weight-MLW), Trọng lượng tối đa không kể nhiên liệu
(Maxium zero fuel weight).
Trọng tải cất cánh tối đa được chia ra thành những phần sau:
1. Basic weight: Trọng lượng cơ bản của máy bay (như lúc xuất xưởng)
2. Dry operating weight (DOW): Trọng lượng khai thác rỗng
= Trọng lượng máy bay + thành viên tổ lái + hành lý và đồ ăn

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

3. Take-off fuel (TOF): Trọng lượng nhiên liệu cất cánh (trừ đi lượng nhiên liệu trước
khi cất cánh – taxi fuel: lượng nhiên liệu cần cho việc di chuyển từ bãi đỗ ra đường
băng cất cánh)
4. Operating weight: Trọng lượng khai thác của máy bay
= Dry operating weight (DOW) + Take-off fuel (TOF)
5. Payload/Traffic load: Tải thương mại
= Tổng khối lượng của hành khách, hành lý và hàng hóa trên máy bay
6. Take-off weight (TOW): Trọng lượng của máy bay trước lúc cất cánh
= Dry operating weight (DOW) + Take-off fuel (TOF) + Pay load/Traffic load
Tính trọng tải thương mại:
Payload/Traffic load = TOW – DOW- TOF
= Pax weight + Baggage weight + Cargo/mail weight + ULD
weight

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

7.2. GIỚI HẠN CHẤT XẾP


Giới hạn chất xếp chính là Trọng tải thương mại (Payload) tối đa được chất xếp lên tàu
bay. Các nhà sản xuất tàu bay đều thiết lập các thông số kỹ thuật chi tiết cho từng
khoang hàng, hầm hàng trên tàu bay.
Ngoài giới hạn về trọng tải, một tàu bay còn có giới hạn về thể tích, sức chịu lực của
mặt sàn. Thể tích tối đa được tính bằng việc lấp đầy hàng hóa, hành lý bên trong
khoang, hầm hàng, cái này phụ thuộc vào kích thước bên trong của khoang tàu bay.
Giới hạn chịu lực của mặt sàn được tính bằng trọng lượng hàng tối đa được chất xếp
trên 1m2 mặt sàn. Kích thước khoang hàng không phải là giới hạn duy nhất, một kiện
hàng có thể vào được phải thông qua cửa hầm hàng và vì vậy kích thước tối đa của
kiện hàng phụ thuộc vào kích thước của cửa hầm hàng và khoang hàng mà nó sẽ được
chất xếp.
7.2.1. Giới hạn trọng tải
Mỗi tàu bay đều có các giới hạn về trọng tải tối đa cho cả một chuyến bay, ngoài ra
còn có giới hạn trọng tải tối đa cho một hầm và khoang. Các giới hạn này do nhà sản
xuất máy bay ấn định. Vì thế khi chất tải cho máy bay thì cần thỏa mãn tất cả các yếu
tố này.
 Giới hạn trọng tải chất xếp tối đa trên một tàu bay
Nếu lô hàng vận chuyển có trọng lượng vượt quá thông số trên thì cần phải được chia
nhỏ và chuyên chở trên nhiều chuyến bay.
 Giới hạn trọng tải tối đa có thể chuyên chở được trên một hầm hàng
 Giới hạn trọng tải tối đa có thể chuyên chở được trên một khoang hàng
 Trọng lượng tối đa của một kiện hàng :
Cái này có thể thay đổi tùy vào hãng hàng không, nhân lực và trang thiết bị chất xếp
của ga đi, ga đến. Và hãng hàng không sẽ phải nghiên cứu rất kỹ trước khi có nên chấp
nhận chuyên chở một kiện hàng quá nặng hoặc quá khổ hay không
Ví dụ: Bảng giới hạn trọng tải chất xếp của tàu bay B737

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

 Giới hạn trọng tải của từng khoang


Compartment 1: 973kg
Compartment 2: 1515kg
Compartment 3: 1466kg
Compartment 4: 1255kg
 Giới hạn trọng tải của từng hầm:
Forward cargo hold: Compartment 1 & 2: 2488kg
After cargo hold: Compartment 3&4: 2721kg
7.2.2. Giới hạn thể tích
Thể tích được tính bằng việc lấp đầy hàng hóa, hành lý bên trong khoang, hầm hàng,
cái này phụ thuộc vào kích thước bên trong của khoang, hầm tàu bay.
Với những loại hàng hóa có tỷ trọng thấp (hàng cồng kềnh, kích thước lớn) thì giới
hạn về thể tích sẽ được sử dụng trước để tính toán lấp đầy hàng hóa hầm hàng trước
khi đạt đến giới hạn về trọng tải.
Mặt khác, khi chất xếp những loại hàng hóa có tỷ trọng cao (hàng có khối lượng lớn
nhưng kích thước nhỏ) sẽ bị giới hạn về trọng tải chất xếp tối đa của khoang hàng
trước tiên. Do vậy giới hạn về thể tích có thể sẽ không cần được sử dụng.
Ví dụ:
Cho giới hạn về thể tích của tàu bay DC-9-81 như sau:
Compartment 1: 13.1m2 Compartment 2: 9.8 m2 Compartment 4: 12.5m2
Trọng tải chất xếp tối đa của Compartment 4 là 3014 kg.
Tỷ trọng của hàng may mặc là 120 kg/m3
Tỷ trọng của hàng hóa chất là 400 kg/m3
Hỏi có thể chất xếp tối đa bao nhiêu kg hàng may mặc hoặc hóa chất vào
Compartment 4?

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

🗌
 Với hàng may mặc:
Nếu chất đầy Compartment 4 theo thể tích thì tổng khối lượng hàng chất được là:
12.5 m3 x 120 kgs = 1500 kg < 3014 kg => ĐA: 1500 kgs
 Với hàng hóa chất
Nếu chất đầy Compartment 4 theo thể tích thì tổng khối lượng hàng chất được là:
12.5 m3 x 400 kgs = 5000 kg > 3014 kg => ĐA: 3014 kgs
7.2.2.1. Tỷ trọng của hàng hóa
Tỷ trọng là mối quan hệ giữa cân nặng và thể tích. Tỷ trọng trung bình được các hãng
hàng không ấn định cho một số loại hàng hóa thông dụng để thuận lợi cho việc tra cứu.
Ví dụ: hàng may mặc có tỷ trọng là 120 kg/m3 tức là 120 kg hàng may mặc có thể tích
xấp xỉ 1m3
Về khía cạnh kinh tế, khi xếp chung hàng có tỷ trọng cao với hàng có tỷ trọng thấp sẽ
tận dụng tối đa được tải thương mại.
Khi tính toán tải thương mại, cần lưu ý còn có cả trọng lượng của hành khách, hành lý
và thư tín. Hành lý và thư tín được chất xếp trong các hầm hàng như hàng hóa thông
thường, do vậy trước khi tính đến giới hạn trọng tải và thể tích của hàng hóa chất xếp
cần phải trừ đi trọng lượng và thể tích của hành lý và thư tín.
7.2.3. GIỚI HẠN KÍCH THƯỚC
Kích thước khoang hàng không phải là giới hạn duy nhất, một kiện hàng có thể vào
được phải thông qua cửa hầm hàng và vì vậy kích thước tối đa của kiện hàng phụ
thuộc vào kích thước của cửa hầm hàng và khoang hàng mà nó sẽ được chất xếp.
Khi tiếp nhận hàng hóa, các kiện hàng sẽ được đo kích thước 3 chiều (Dài x Rộng x
Cao) sau đó mang so sanh với kích thước của cửa hầm hàng. Để hỗ trợ cho việc này,
các nhà sản xuất máy bay đều cho ra các bảng danh sách với từng loại tàu bay:
Loading charts , TACT Rules, Section 8.2

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Cách tra cứu:


Bước 1: Xác định kích thước hai chiều của kiện hàng tính theo đơn vị cm hoặc
in, Bước 2: Tìm bảng Loading Charts của tàu bay mà kiện hàng sẽ chất xếp
Bước 3: Áp kích thước của kiện hàng trên vào bảng, dóng 2 kích thước này theo chiều
ngang và chiều dọc, giao nhau thành kích thước dài nhất mà kiện hàng có thể vào vừa
của hầm hàng.
Ví dụ:
Kiện hàng có kích thước 500 x 80 x 60 được chất lên tàu bay Airbus A319. Hỏi kiện
hàng này có vào vừa ngăn 1 (Compartment 1) của hầm hàng trước không? Biết rằng
kiện hàng có thể xoay được 3 chiều.
🗌
Tra mục 8.2.2 TACT Rules, tàu Airbus A319 bảng giới hạn kích thước kiện hàng chất
xếp vào ngăn 1 (Compartment 1) của hầm hàng trước, để kiện hàng có kích thước 60 x
80 có thể vào vừa được thì kích thước chiều còn lại tối đa là 327.8 cm < 500
 Kiện hàng trên không thể vào được.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

BÀI TẬP
Kiện hàng được vận chuyển trên chặng bay khai thác bằng hai loại tàu bay khác nhau
là B757 và DC-9-80 có kích thước ba chiều: 210x105x59 cm. Sử dụng TACT Rules
để trả lời các câu hỏi sau:
A. Với chặng bay khai thác bằng tàu bay B757
1. Chiều dài tối đa của kiện hàng để phù hợp với tàu bay là bao nhiêu?
2. Chọn cột chiều rộng nào?
3. Có thể chất xếp kiện hàng trên vào tàu bay không?
B. Với chặng bay khai thác bằng tàu bay DC-9-80
1. Chiều dài tối đa của kiện hàng để phù hợp với tàu bay là bao nhiêu?
2. Chọn cột chiều rộng nào?
3. Có thể chất xếp kiện hàng trên vào tàu bay không? Nếu xếp được hãy cho biết điều
kiện?

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

7.2.4. GIỚI HẠN CHỊU LỰC CỦA MẶT SÀN


Mặt sàn của mỗi loại máy bay đặc trưng bởi thông số chịu lực trên một mét vuông mặt
sàn (kg/m2). Nếu vượt quá thông số này, mặt sàn máy bay sẽ bị hư hại, thậm trí sẽ ảnh
hưởng tới cấu trúc của máy bay. Vì vậy khi chất xếp cần lưu ý không được chất hàng
hóa có tỷ trọng cao vượt quá giới hạn chịu lực của mặt sàn. Trong trường hợp, nếu vẫn
muốn chất xếp những loại hàng hóa này cần sử dụng các ván kê bằng gỗ xếp dưới
hàng hóa để giàn đều lực và giảm tỷ trọng của hàng hóa.
Ví dụ: Giới hạn chịu lực mặt sàn của một số loại tàu bay
Hầm hàng rời sàn dưới (lower deck):
B727, B737, B757 732 kg/m2
B747: 732 kg/m2
DC-10: 732 kg/m2
Hầm hàng ULD sàn dưới (lower deck):
B747: 976 kg/m2
DC-10: 732 kg/m2
Sàn chính của tàu bay (main deck):
B747-200F (vị trí từ 1-15) 1464 kg/m2
B747-200F (vị trí 16) 488 kg/m2
Khi tiếp nhận hàng, cần kiểm tra kích thước kiện hàng có phù hợp với cửa hầm
hàng không, kiện hàng sẽ được chất xếp trên hầm hàng nào trên tàu bay. Sau đó
tính toán tỷ trọng cân nặng của kiện hàng liệu có vượt quá giới hạn chịu lực của
mặt sàn không. Nếu vượt quá, cần gia tăng diện tích tiếp xúc với mặt sàn để dàn
đều lực giảm áp suất lên mặt sàn. Các bước tính toán như sau:
 Xác định cân nặng của kiện hàng
 Xác định kích thước 3 chiều kiện hàng
 Xác định giới hạn chịu lực của mặt sàn mà kiện hàng được chất xếp lên
 Xác định diện tích tiếp xúc của kiện hàng với
hầm hàng. Nếu có thể hãy lấy mặt của kiện
hàng có diện tích tiếp xúc là lớn nhất để cho
tiếp xúc với mặt sàn.
 Nếu áp suất của kiện hàng lên 1 m 2 mặt sàn
lớn hơn giới hạn chất xếp của mặt sàn thì cần
gia tăng diện tích tiếp xúc bằng cách sử dụng
các ván kê bằng gỗ.
Ván kê gỗ phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

 Đảm bảo độ cứng cần thiết để có thể chuyển tải được trọng lượng kiện hàng lên
mặt sàn mà không bị bẹp, biến dạng.
 Độ cứng của ván kê phụ thuộc vào trọng lượng của kiện hàng và độ dài của ván
kê được gia tăng theo hai bên của kiện hàng
Trọng lượng của ván kê phải được tính vào trọng lượng của kiện hàng.
Để tính diện tích tối thiểu của ván kê sử dụng xếp một kiện hàng, lấy tổng trọng lượng
của kiện hàng và ván kê chia cho giới hạn chất xếp trên sàn tàu bay.
Khi đã sử dụng ván kê với diện tích ván kê tính được là tối thiểu để chịu được áp
lực kiện hàng thì sẽ không được chất xếp bất cứ kiện hàng nào lên trên.
Ví dụ:
Kiện hàng có kích thước 3 chiều: 150 x 60 x 50 cm. Cân nặng: 630 kg
Kiện hàng được chất xếp lên hầm dưới của tàu
bay B737 với giới hạn chịu lực tối đa của mặt sàn
là 732 kg/m2. Hãy cho biết kiện hàng có thể chất
xếp được lên tàu bay hay không và nếu để kiện
hàng có thể xoay được 3 chiều thì cần thêm ít
nhất bao nhiêu ván kê gỗ.
Biết rằng có 2 loại ván kê gỗ:
Loại 1: Dài x Rộng = 100 x 20 cm nặng 03 kgs
Loại 2: Dài x Rộng = 50 x 20 cm nặng 1.5 kgs
🗌
Diện tích mặt A = 1.5 x 0.6 m = 0.90
m2 Diện tích mặt B = 1.5 x 0.5 m = 0.75
m2 Diện tích mặt C = 0.6 x 0.5 m = 0.30
m2
Với kiện hàng có trọng lượng là 630 kgs thì lực tác dụng lên từng mặt sẽ
là: Mặt A: 630 kg : 0.90 m2 = 700 kg/m2
Mặt B: 630 kg : 0.75 m2 = 840 kg/m2
Mặt C: 630 kg : 0.30 m2 = 2100 kg/m2
Với giới hạn của hầm chứa hàng là 732 kg/m2 > 700 kg/m2
 Chỉ có mặt A đủ điều kiện để tiếp xúc với mặt sàn của tàu bay.
Nếu xoay kiện hàng theo mặt B tiếp xúc với mặt sàn thì phải cần thêm ván kê gỗ vì
840 > 732
Gọi số ván kê loại 1 cần sử dụng là “x”
Gọi số ván kê loại 2 cần sử dụng là “y”
 Cân nặng của kiện hàng khi sử dụng ván kê:
 Diện tích tiếp xúc của kiện hàng:

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Để kiện hàng có thể chất xếp lên tàu bay thì:

 630

BÀI TẬP

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

7.3. THIẾT BỊ CHẤT XẾP (UNIT LOAD DEVICES)


Để tận dụng tối đa thể tích chứa hàng hóa cần thiết phải có thiết bị để chất xếp những
kiện hàng nhỏ lẻ thành những đơn vị lớn hơn ví dụ như mâm hoặc thùng. Thiết bị này
được xem như một bộ phận cấu thành của tàu bay và có thể tháo rời, phù hợp với hệ
thống chất xếp và khóa chốt của tàu bay.
Hơn thế nữa, việc sử dụng ULD trong chất xếp hàng hóa nhằm tiết kiệm thời gian chất
xếp hàng hóa cho một chuyến bay đồng thời có thể chủ động được viejc chất xếp, tiến
hành chất xếp từ trước nếu có kế hoạch sẵn, tận dụng được tối đa thời gian cho tàu bay
nằm tại sân đỗ. Bên cạnh đó, sử dụng ULD còn đảm bảo an toàn cho hàng hóa tốt
nhất, tránh mưa nắng, mất cắp…
ULD có thể được xếp trên sàn chính (main deck) hay sàn dưới (lower deck) của tàu
bay.
ULD gồm có:
 Mâm và lưới (loại có kết cấu với lưới hoặc không có – có sự trợ giúp của dây
chằng).
 Thùng
 Igloo

7.3.1. Mâm (pallet)


Mâm là thiết bị chất xếp của tàu bay, hình dạng phẳng, được thiết kế để chất xếp và
gia cố bằng lưới và chất xếp lên tàu bay, tạo thuận tiện cho việc chất xếp và dỡ hàng.
Các mâm thường có độ dày không quá 25mm (1 inch) và có các rãnh xung quanh cạnh
mâm để chốt lưới.
Hàng hóa được xếp lên bề mặt của mâm và được định vị bởi lưới hoặc ván. Xung
quanh rìa của mâm được chế tạo những rãnh và có khóa chốt.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Khi xếp lên tàu bay, mâm được khóa chặt bởi hệ thống chốt giữ trên sàn của tàu bay
đảm bảo không xê dịch khi tàu bay lên hoặc xuống.
Hầu hết kích cỡ của mâm là:
88 x 125 in ~ 224 x 318 cm
88 x 108 in ~ 224 x 274 cm
96 x 238.5 in ~ 244 x 606 cm
96 x 125 in ~ 244 x 318 cm

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Lưới mâm hàng

7.3.2. Thùng gắn liền mâm (igloo)


Igloo là thiết bị chất xếp của tàu bay, hình dạng mở phía trước, không đáy, được thiết
kế dạng lều/chõng bằng kim loại hoặc vật liệu khác phù hợp với hình dạng tàu bay.
Igloo thường được kết hợp sử dụng với mâm và lưới.

7.3.3. Thùng (container)


Thùng là thiết bị chất xếp của tàu bay, hình dạng được thiết kế cố định phù hợp với
từng khoang trên tàu bay. Thùng được chia ra làm 3 loại:

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

7.3.3.1. Intermodal containers


Thùng đa phương thức, có
chiều dài 20ft hoặc 40ft với
độ rộng và cao 8ft. Thùng
chỉ được chất xếp ở sàn trên
của tàu hàng thân rộng và
được dùng trong cả vận tải
đa phương thức (tàu hỏa, xe
tải,tàu biển, hàng không)

7.3.3.2. Main deck containers


Thùng chất xếp ở sàn trên của tàu hàng
với chiều cao trên 1m63.

7.3.3.3. Lower deck containers


Thùng chất xếp ở sàn dưới với chiều cao không quá 1m63.

7.3.4. ULD được chứng nhận và không được chứng nhận


Thiết bị chất xếp tàu bay được phân ra làm 2 loại: được chứng nhận (certified) và
không được chứng nhận (non-certified).
Loại ULD được chứng nhận là loại ULD được công nhận bay bởi cơ quan hàng không
quốc gia. Nó đáp ứng được các yêu cầu về vấn đề an toàn cho tàu bay chuyên chở và
được bảo dưỡng định kỳ trong suốt quá trình phục vụ. Loại ULD này được xem như
Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

một bộ phận của tàu bay có thể tháo rời, cấu trúc phù hợp với các phần còn lại của tàu
bay.
Loại ULD không được chứng nhận là loại ULD không nhận được chứng nhận bay của
cơ quan hàng không quốc gia. Phần lớn các loại ULD này không được coi như một bộ
phận có thể tháo rời của tàu bay bởi vì nó không đáp ứng được yêu cầu về cấu trúc phù
hợp với tàu bay nhưng có thể đáp ứng được khả năng khai thác mặt đất. Chuyên chở
loại ULD này chỉ được chấp nhận ở một số loại tàu bay nhất định và ở hầm hàng nhất
định. ULD không được chứng nhận không được sử dụng trên khoang chính của tàu
freighter và tàu bay kết hợp.
7.3.5. Nhận biết ULD
Với mục đích quản lý, mỗi ULD được nhận biết bởi một mã code IATA gồm 9 ký tự
(trước 1.10.1993) và 10 ký tự (sau 1.10.1993).
Ví dụ: PMC12345VN
P M C 12345 VN
ULD category
Base dimentions
Contour and compatibility
Serial number
Owner/registrant
Mỗi ký tự hoặc một nhóm ký tự đều thể hiện đặc tính riêng của mỗi ULD.
Ký tự Thể hiện
Thứ nhất (Chữ cái) Chủng loại ULD
Thứ hai (Chữ cái, hoặc số) Kích thước đáy
Thứ ba (Chữ cái) Khuôn dáng hoặc sự tương thích
Thứ tư, năm, sáu, bảy và tám (Chữ số) Số thứ tự*
Thứ chín và mười (Chữ cái hoặc số) Hãng sở hữu hoặc đăng ký
*: Nhiều hãng vận chuyển sở hữu hơn 10000 ULD
1. Chủng loại ULD (ULD category)

A Certified aircraft container Thùng được chứng nhận


B Certified winged aircraft pallet Mâm có cánh được chứng nhận
D Non-certified aircraft container Thùng không được chứng nhận
F Non-certified aircraft pallet Mâm không được chứng nhận
G Non-certified aircraft pallet net Mâm có lưới không được chứng nhận
H Certified horse stalls Chuồng ngựa được chứng nhận
J Thermal non-structural igloo Igloo làm lạnh không có kết cấu

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

K Certified cattle stalls Chuồng trâu bò được chứng nhận


Certified multi-contour aircraft
L Thùng đa
container
Thermal non-certified aircraft
M Thùng làm lạnh không được phê chuẩn
container
N Certified aircraft pallet net Mâm có lưới được chứng nhận
P Certified aircraft pallet Mâm được chứng nhận
Thermal certified aircraft
R Thùng làm lạnh được chứng nhận
container
U Non-structural container (igloo) Igloo không có kết cấu
V Automobile transport equipment Thiết bị vận

2. Kích thước đáy (Base dimentions, Base size)


Tra bảng 3.6b – IATA Letter Codes

A (1) 2235 x 3175 mm / 88 x 125 inch


B (2) 2235 x 2743 mm / 88 x 108 inch
G (7) 2438 x 6058 mm / 96 x 238.5 inch (20 ft)
K 1534 x 1562 mm / 60.4 x 61.5 inch
L(9) 1534 x 3175 mm / 60.4 x 125 inch
M(6) 2438 x 3175 mm / 96 x 125 inch
N 1562 x 2438 mm / 61.5 x 96 inch
P 1198 x 1534 mm / 47 x 60.4 inch
Q 1534 x 2438 mm / 60.4 x 96 inch
R 2438 x 4978 mm / 96 x 196 inch (16 ft)
S 1562 x 2235 mm / 61.5 x 88 inch
3. Khuôn dáng hoặc sự tương thích (Contour and compatibility)
Tàu bay có kết cấu theo hình ống vì thế các thiết bị chất xếp trên tàu bay được thiết kệ
dựa vào đường viền (contour) theo mặt cắt của tàu bay. Và mỗi loại tàu bay có kích cỡ
hình đường viền nhất định như được liệt kê trong cuốn tài liệu “ULD technical
Manual”. Cũng dựa vào đó mà có thể tạo được một hình mẫu chất xếp hàng hóa trên
mâm hay trên igloo theo sự phù hợp với kích cỡ thân bên trong của tàu bay. Mỗi hình
mẫu chất xếp của từng loại tàu bay đều được đánh số và mỗi thiết bị chất xếp đều được
đánh ký hiệu (code) theo từng loại tàu bay mà chúng được chuyên chở.
Code tàu bay này gọi là L code (xem chương 2 cuốn “ULD technical Manual”)
Ví dụ: Thùng AMD

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Thùng DLF

Kích cỡ thân của ULD (The ULD contour) được thiết kế để tận dụng tối đa thể tích
chất xếp hàng hóa và phụ thuộc vào vị trí ULD được chất xếp trên tàu bay (sàn trên,
sàn dưới hay sàn đỉnh).
Bảng danh sách các kích cỡ thân ULD

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

4. Số thứ tự
Số thứ tự được đăng ký bởi hãng sở hữu và không được trùng lặp với các ULD cùng
chủng loại và hãng sở hữu. Dãy số này gồm 4 số (trước 01.10.1993) hoặc 5 số (sau
01.10.1993)
5. Hãng sở hữu hoặc đăng ký
Mã hãng sở hữu hoặc đăng ký gồm 2 ký tự và được công nhận bởi IATA.
7.3.6. GIỚI HẠN CHẤT XẾP CỦA ULD
7.3.6.1. Trọng tải
Tất cả các ULD đều có giới hạn chất xếp, trong đó có giới hạn trọng tải chất xếp tối
đa. Giới hạn chịu lực của mặt sàn tàu bay giới hạn trọng tải chất xếp tối đa của ULD.
Bảng danh sách giới hạn trọng tải chất xếp tối đa của một số ULD
THÙNG LD3-45 Ký hiệu: AKH
Thể tích bên trong: 3.7m3 Trọng lượng rỗng từ:
72kgs Giới hạn chất xếp tối đa: 1588kg
Tàu bay khai thác: A320, A321, A319

THÙNG LD3 Kýhiệu: AKE, AVE, AVA


Thể tích bên trong: 4.3m3 Trọng lượng rỗng từ: 73
kg Giới hạn chất xếp tối đa: 1588kg
Tàu bay khai thác: B747, B747F, B777, A330

THÙNG LD-6: Ký hiệu: ALF


Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Thể tích bên trong: 8.9m3 Trọng lượng rỗng từ:


154kg Giới hạn chất xếp tối đa: 3175kg
Tàu bay khai thác: B747, B777, MD11, D10, L10, A330, A340

THÙNG LD-8: Ký hiệu: DQF


Thể tích bên trong: 6.85m3
Trọng lượng rỗng từ: 108kg
Giới hạn chất xếp tối đa:
2450kg Tàu bay khai thác: B767

MÂM 96’’: Ký hiệu: PMC, P6P, PQP


Trọng lượng rỗng: 110kg-120ks
Giới hạn chất xếp tối đa: 6804kg
Tàu bay khai thác: A330, A340, B777, B777F, B747F, B767

MÂM 88’’: Ký hiệu: PAG, P1P, PAJ


Trọng lượng rỗng: 93kg-114ks

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Giới hạn chất xếp tối đa: 6804kg


Tàu bay khai thác: A330, A340, B777/B777F, B747F, B767

7.3.7. Sử dụng và bảo quản ULD


ULD khi chất xếp lên tàu bay được coi là những bộ phận cấu thành của tàu bay, do vậy
việc sử dụng, bảo quản, sửa chữa…phải tuân theo một cách chính xác những tiêu
chuẩn nghiêm ngặt do các nhà chức trách hàng không liên quan ban hành. Thêm vào
đó, ULD có giá trị cao (từ 1000USD đến 2000USD/chiếc), đòi hỏi phải được sử dụng,
bảo quản và sửa chữa một cách chuẩn xác, đúng quy chuẩn, quy trình để tránh hư hại
ULD.
7.3.8. Nguyên tắc sử dụng và bảo quản ULD
 ULD phải được cất giữ, bảo quản ở nơi an toàn và đặt trên các thiết bị trợ giúp đáy
như Dolly, giá đỡ, kệ có hệ thống con lăn …Không đặt ULD trực tiếp xuống đất,
đặc biệt là ULD đã chất tải để tránh làm hỏng đáy và các bộ phận khác của ULD.
ULD cần phải được chằng buộc cẩn thận, tránh gió mạnh, bão.
 Không cất giữ ULD ở những nơi mà nguy cơ mất, hỏng có thể xảy ra.
 Không dùng xe xúc để xúc thùng, đặc biệt là thùng đã chất tải.
 Khi di chuyển ULD trên Dolly, xe trung chuyển hoặc các thiết bị khác cũng như
khi nâng/hạ ULD bằng xe nâng…phải đảm bảo rằng ULD đã được khóa, chốt an
toàn trên các thiết bị này, cửa thùng phải được đóng, chốt cẩn thận để tránh va đập
trong quá tình di chuyển. Đảm bảo các khóa, chốt của các thiết bị này không quá
cao để tránh làm hỏng mặt nghiêng của thùng.
 Khi di chuyển ULD từ thiết bị này sang thiết bị khác, đảm bảo sàn con lăn của hai
thiết bị ngang nhau để tránh làm hỏng đáy và các bộ phận khác của ULD.
 Không quăng ULD từ trên các thiết bị phục vụ xuống
 Không xếp chồng các thùng lên nhau trong mọi trường hợp
 Cửa của thùng phải được đóng, chốt cẩn thận khi cất giữ cùng như khi di chuyển.
Khi thao tác với cửa của thùng không thả mạnh làm hỏng bản lề, chốt cửa và các
bộ phận khác của thùng. Khi chất, dỡ tải, cửa phải được để/đặt một cách an toàn,
sao cho không ảnh hưởng đến việc chất/dỡ và nguy hiểm cho người phục vụ.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

 Khi sử dụng thùng treo (GOH) để chất xếp hàng hóa khác cần lưu ý chất xếp sao
cho không gây hư hại đến các thanh treo.
 Lưới của mâm là một bộ phận không thể tách rời của mâm, do vậy lưới không
được tháo rời khỏi mâm. Khi dỡ hàng xong khỏi mâm, lưới phải được gắn chốt và
xếp gọn gàng trên mâm. Những mâm có lưới gắn cố định trên một cạnh, tuyệt đối
không được cắt rời khỏi mâm.
 Khi di chuyển mâm, đảm bảo lưới và các thiết bị gia cố lưới như vòng móc, chốt,
khóa, dây chằng góc…phải được chằng, chốt cẩn thận, gọn gàng. Đảm bảo lưới,
dây chằng góc…không bị vướng, mắc vào các trang thiết bị phục vụ và hệ thống
chất xếp hàng hóa trên tàu bay.
 Khi chùm lưới vào mâm hàng, không kéo lưới quá căng có thể làm cong, vênh
mâm.
 Những ULD dùng để chuyên chở động vật sống, hàng mau hỏng, hàng ướt… phải
được làm sạch ngay sau khi vận chuyển.
 Các thiết bị phụ trợ khác như dây chằng, vòng móc…là những thiết bị đi kèm với
ULD, việc bảo quản, sử dụng các thiết bị này phải hiệu quả, tránh hỏng hóc, lãng
phí, thất lạc và mất mát.
 Khi phát hiện ULD hỏng quá giới hạn cho phép phải ngừng sử dụng và báo cáo cán
bộ trực.
7.3.8.1. An toàn trong sử dụng ULD
Nhân viên trực tiếp sử dụng ULD không nên dùng các đồ trang sức như nhẫn, vòng
tay, đồng hồ vì những vật dụng này dễ mắc vào móc, đinh, khóa hoặc dây chằng, có
thể làm tổn thương đến ngón tay. Nên sử dụng bao tay, giầy và mũ bảo hộ trong khi
làm việc.
Khi chất, dỡ tải, nhân viên phục vụ cần chú ý thao tác sao cho tránh bị tổng thương: hư
hại sàn tàu bay, ULD và tải chất trong ULD.
Khi đẩy ULD vào vị trí cố định trên khoang hàng tàu bay, chú ý không để chân bị kẹt
giữa ULD và sàn của tàu bay. Khi thao tác các khóa, chốt ULD của tàu bay, đảm bảo
ULD đã dừng lại hẳn nếu không có thể gây tổn thương cho người thao tác.
7.3.9. Kiểm tra tình trạng ULD trước khi sử dụng
Các đơn vị sử dụng ULD để xếp hành lý, hàng hóa hoặc các đơn vị quản lý ULD tại
sân bay phải kiểm tra tình trạng ULD trước khi đưa ULD vào sử dụng.
Những giới hạn đưa ra dưới đây nhằm thiết lập các tiêu chuẩn về “Điều kiện ULD
được phép sử dụng”. Nếu hỏng hóc quá giới hạn này thì phải ngừng sử dụng và đưa
ULD vào xưởng sửa chữa. Các công việc kiểm tra ULD dưới đây đều phải được thực
hiện trước khi chất xếp tải.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Những giới hạn dưới đây được áp dụng cho ULD chưa được dán nhãn ODLN (ULD
Operational Damage Limit Note)
Đối với ULD có nhãn ODLN (Sử dụng từ năm 2013), những giới hạn được áp dụng
theo khuyến cao của nhà sản xuất và nhãn ODLN được dán trực tiếp vào ULD.
7.3.9.1. Kiểm tra mâm
a. Kiểm tra khung và góc
 Khung
Khung không bị cong vượt quá 1.2 cm đo theo chiều thẳng đứng so với toàn bộ chiều
dài khung
 Góc
Không có góc nào bị vỡ
 Rãnh chỗt
Trên một cạnh của mâm không được có quá 3 rãnh chốt (sear track lip) bị hỏng.
Khoảng cách tối thiểu giữa hai rãnh chốt bị hỏng phải là 660 mm (26 in).
b. Kiểm tra tấm đáy
Khi mâm được đặt trên 1 mặt phẳng, bất cứ điểm nào của tấm đáy không được cong
vênh quá 2.5 cm (1 in) so với mặt phẳng. Tấm đáy không bị nứt, thủng hoặc lõm.
c. Kiểm tra đinh tán RI-VÊ
Trên mỗi cạnh khung của mâm không có quá 3 ri-vê bị hỏng hoặc mất. Khoảng cách
tối thiểu giữa các ri-vê bị hỏng hoặc mất là 50 cm (20 in).
d. Kiểm tra mã nhận dạng của mâm
Mã nhận dạng của mâm phải rõ ràng, dễ đọc, nếu bị mờ hoặc tẩy xóa phải được sửa
chữa.
e. Kiểm tra lưới
Lưới không bị rách
Dây chằng góc lưới không bị đứt hoặc bị cắt.
Các khóa chốt, móc…không bị vỡ, mất hoặc cong vênh.
7.3.9.2. Kiểm tra thùng
a. Kiểm tra đáy của thùng
 Khung đáy
Độ cong vênh của thanh khung đáy đo theo chiều đứng so với toàn bộ chiều dài của
thanh khung không được vượt quá 1.2 cm (0.5in)
 Góc
Không chấp nhận góc nào bị vỡ, biến dạng hoặc mất.
Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

 Hệ thống rãnh, chốt móc


Hệ thống rãnh, chốt móc không được vỡ, gãy hay biến dạng và không được vỡ các mối
hàn.
 Tấm đáy
Khi thùng rỗng được đặt trên mặt phẳng thì khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng từ
mặt phẳng đến bất cứ điểm nào của tấm đáy không được vượt quá 2.5 cm (1 in).
Chỗ lồi, lõm ở tấm đáy không được vượt quá 0.5 cm.
Không được phép có bất cứ vết nứt hoặc lỗ thủng nào ở tấm đáy.
Đinh tán ri-vê:
Trên mỗi cạnh đáy không được qúa 3 ri-vê bị lỏng hoặc mất. Khoảng cách tối thiểu
cho phép giữa các ri-vê bị lỏng hoặc mất là 30 cm (12 in).
b. Kiểm tra thân của thùng
 Tấm thành
Chiều dài vết rách (cắt) hoặc chiều dài đường chéo lỗ thủng không được vượt quá 20
cm (8 in). Vết rách không được nhô ra có thể gây nguy hiểm cho tàu bay, tải chất
trong thùng và người phục vụ.
Trong khoảng cách 5 cm (2 in) tính từ bất cứ ri-vê nào không được có vết rách (cắt)
hoặc lỗ thủng.
 Khung và các thanh chịu lực, mối hàn:
Sự méo mó, cong vênh của khung và các thanh chịu lực không được làm cho hình
dáng của thùng bị biến dạng so với thiết kế ban đầu. Chiều dài vết nứt, vỡ mối hàn
không được vượt quá 2,5 cm (1 in). Khoảng cách tối thiểu giữa 02 vết nứt không nhỏ
hơn 50 cm
(20 in).
 Đinh tán ri-vê gắn các tấm với khung, thanh chịu lực:
Số lượng đinh tán ri-vê bị lỏng hoặc mất trên một tấm không được vượt quá 10 %.
Khoảng cách tối thiểu cho phép giữa các ri-vê bị lỏng hoặc mất là 12,5 cm (5 in).
c. Kiểm tra các phần khác
 Cửa:
Bản lề cửa: Không được có vết nứt, lỏng hoặc mất ri-vê và không được có chỗ cong
hoặc gãy.
Khóa cửa: Cong vênh khóa giữa cửa sẽ không được ảnh hưởng đến việc chốt cửa.
Không được có vết nứt, lỏng hoặc mất đinh tán ri-vê.
Chốt hãm dưới của cửa: Không được có vết nứt, lỏng hoặc mất đinh ốc (chốt).
Niêm phong cửa: Nếu bị hỏng thì cần được thay thế.
 Dây kéo:
Bất cứ dây kéo nào cũng phải có lực kéo tối thiểu là 450 kgs (1000 pao-lbs). Những
dây kéo bị rách, đứt phải được thay thế.
 Biển nhãn hiệu:

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Tất cả thông số trên tấm biển này phải rõ ràng, dễ đọc và không bị mất.
 Túi đựng thẻ của thùng:
Nếu bị hỏng, rách thì cần được sửa chữa, thay thế.
 Mã nhận dạng, số hiệu và biểu tượng:
Mã nhận dạng, số hiệu và biểu tượng của thùng phải rõ ràng, dễ đọc, nếu bị mờ, rách
hoặc hỏng phải được thay thế.
7.3.10. Thẻ ULD
Để tránh nhầm lẫn trong khâu xếp, dỡ ULD, tất cả ULD phải được gắn thẻ thùng, mâm
tương thích (ULD Tag). Ngoài ra để tránh nhầm lẫn giữa hành lý và hàng hóa, thẻ
ULD cần thể hiện rõ nội dung được chất trong ULD.
Thẻ ULD, sau khi đã được ghi chuẩn xác và đầy đủ các thông tin theo quy định
(Tham khảo AHM hiện hành) phải được để vào túi đựng (Placard holder) trên thành
bên cửa của thùng. Đối với mâm hàng, thẻ này phải được gắn vào lưới phía bên chiều
rộng của mâm (chiều 88 inch hoặc 96 inch, hoặc chiều 60.4 inch). Tất cả những thẻ,
nhãn này phải được loại bỏ ngay khi hàng hóa, hành lý, bưu kiện đã được dỡ hết khỏi
ULD. (Xem mẫu thẻ ULD tại trang sau).
7.3.10.1. Những thông tin cần thiết điền vào thẻ ULD
(Trường hợp chuyển ULD rỗng thì sử dụng mặt sau của thẻ - EMPTY).
Đối với thẻ ULD thông thường:
Mã nhận dạng IATA của ULD (Gồm: Mã chủng loại; Mã số hiệu; Mã hãng chủ
quản).
Điểm đến cuối cùng (Mã 3 chữ của sân bay hoặc thành phố).
Số hiệu chuyến bay và ngày bay.
Vị trí của ULD được chất trên khoang hàng tàu bay.
Địa điểm nối chuyến (nếu có).
Loại tải được chất trong ULD (hành lý, hàng hóa, bưu kiện...).
Lời ghi chú hoặc hướng dẫn đặc biệt (nếu có), như: Hàng tươi sống, hàng hạn chế vận
chuyển....
Đối với thẻ ULD chứa hàng nguy hiểm: Ngoài những thông tin cần thiết điền vào
thẻ ULD như hàng thông thường, yêu cầu thẻ ULD chứa hàng nguy hiểm phải có thêm
các thông tin liên quan đến hàng nguy hiểm được chứa bên trong, bao gồm: tên hàng,
hạng, phân hạng,...(xem mặt sau mẫu thẻ ULD chứa hàng nguy hiểm).
1.1.1. Mẫu thẻ ULD

Mẫu thẻ ULD cho thùng chất hàng hóa thông thường

Mặt trước Mặt sau

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Mẫu thẻ ULD cho thùng chất hàng hóa nguy hiểm

Mặt trước Mặt sau

BÀI TẬP
1. Trong quá trình bay tàu bay chịu tác dụng của bao nhiêu lực chính và kể tên các loại lực đó?
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

2. Tàu bay có những giới hạn chất xếp nào, kể tên?


…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
3. Nêu 4 giới hạn trọng tải cần lưu ý khi tiếp nhận 1 lô hàng?
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
4. Cho kiện hàng có kích thước: Dài 210, rộng 105 cm, cao 59 cm. Kiện hàng được vận chuyển và
được transfer B757 sang DC-9-80. Cho phép nghiêng lô hàng. Sử dụng TACT Rules để trả lời các
câu hỏi sau:
Đối với máy bay B757:
- Bạn chọn chiều rộng nào? ..............................................
- Chiều cao? ..............................................
- Chiều dài tối đa cho phép? ..............................................
- Lô hàng có chất lên được không? ..............................................
Đối với DC-9-80 :
- Bạn chọn chiều rộng nào? ..............................................
- Chiều cao? ..............................................
- Chiều dài tối đa cho phép? ..............................................
- Lô hàng có chất lên được không? ..............................................

5. Sử dụng bảng Loading chart để xác định các máy bay sau có thể vận chuyển được lô hàng có
kích thước 130 x 120 x 100 Cm. Cho phép nghiêng
Đánh dấu”X” vào ô đúng:
Aircraft YES NO
Boeing 727-100
Fokker F28
Boeing (Douglas) DC-9-80
Boeing 737-300
Boeing (Douglas) DC-8-63
Boeing 757

6. Tính ván kê, giới hạn chịu tải của sàn máy bay
Một kiện hàng có kích thước 1.8x1.6x1.1 m và nặng 1720 kgs.
Giới hạn chất xếp sàn máy bay: 732kgs/m2

a. Tính toán áp lực cho các mặt:


Mặt A.............................................kgs/m2
Măt B............................................Kgs/m2
Mặt C............................................Kgs/m2
b. Mặt nào không bị vượt quá giới hạn sàn máy bay:

7. Một lô hàng nặng 870 kgs có diện tích tiếp xúc 0.1 m2 x 3 được chất trên PMC12345VN, Hành
trình xuất phát từ HAN, trên B747F. Phải sử dụng tối thiểu bao nhiêu ván kê?
Reference: Spreader weigh 2.4kgs and dimension: 150x15x2.7 cm. limitation: 450 kgs/spreader,
Floor loading limitation in lower deck B747F: 977 kgs/m2
Floor loading limitation in ULD: 2000 kgs/m2

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

8. Một kiện hàng có kích thước 85 x 19 x 23 có thể chất lên được Fokker F28 hay không?

9. Một kiện hàng có kích thước 200 x 48 x 120 cm có thể chất lên được Boeing (Douglas) DC -8-63?
(cho phép nghiêng kiện hàng)

10. Cho một kiện hàng có kích thước 2 x 1.5 x 1m và nặng 1625 kgs. Được chuyên chở trên tàu bay
có giới hạn sàn tối đa cho phép là 650 kgs/m2

Tính áp lực các mặt tiếp xúc:


Mặt A: Kgs/m2
Mặt B: Kgs/m2
Mặt C: Kgs/m2
Side A: Contact area: 2 x 1 m= 2 m2
Floor loading: 1625: 2= 812 kgs/m2

Mặt nào có áp lực không vượt quá giới hạn sàn cho phép?
Tính số lượng ván kê được dùng nếu lô hàng được chất theo mặt còn lại của kiện hàng?

11. Hãy cho biết các kiện hàng sau có chất vừa lên máy bay B707 không ?

No Length Width Height Yes or No


(chiều dài) (chiều rộng) (Chiều cao)
1 320 cm 85cm 77 cm
2 105 in 36 in 37 in
3 148 cm 72 cm 51 cm
4 93in 45 in 29 in

12. Tính toán khối lượng thể tích và trọng lượng tính phí của các lô hàng sau
Number and types Dimension of each Total gross Rounded off Chargeable
of package piece weight volume weight weight
4 boxes 26x35x32 cm 23.2 kgs
3 drums Diameter 30 in 488 Lbs
Height 33 in
8 cartons 46 x 46 x38 cm 104.8 kgs
04 drums Diameter 66 cm 190 kgs
Height 58 Cm
And
03 Crates 152 x 110 x 70 cm 612 kgs

13. ULD là viết tắt của từ nào?


…………………………………………………………………………………………............................
14. Hãy nêu 3 loại ULD chính?
…………………………………………………………………………………………............................
…………………………………………………………………………………………............................
…………………………………………………………………………………………............................
15. Có bao nhiêu loại container, kể tên từng loại?
…………………………………………………………………………………………............................
Cho 1 kí hiệu về ULD sau : PMC12345VN

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

16. Hãy giải thích ý nghĩa của ký tự P


…………………………………………………………………………………………............................
17. Hãy giải thích ý nghĩa của ký tự M
…………………………………………………………………………………………............................
18. Sử dụng TACT Rules tra cứu các thông tin đối với Main deck pallet code PG :
o Kích thước đáy ( Base dimensions ) :.............................................
o Maximum Gross Weight ( kg ) : .............................................
o Maximum Gross Weight (lb ) : .............................................
Sử dụng TACT Rules tra cứu các thông tin đối với Main deck containers code AGA
o Kích thước đáy ( Base dimensions ) : .............................................
o Maximum Gross Weight ( kg ) : .............................................
o Maximum Gross Weight (lb ) : .............................................

19. Hãy cho biết kích cỡ của loại mâm PMC?


…………………………………………………………………………………………............................
20. Hãy cho biết kích cỡ của loại mâm PAG?
…………………………………………………………………………………………............................
21. Hãy cho biết độ cao tối đa cho phép khi xếp ULD trên sàn dưới của máy bay thân rộng là bao
nhiêu?
…………………………………………………………………………………………............................
22. Giới hạn trọng tải chất xếp tối đa cả bì của PMC là bao nhiêu?
…………………………………………………………………………………………............................
23. Giới hạn trọng tải chất xếp tối đa của AKE là bao nhiêu?
…………………………………………………………………………………………............................

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

8. CHƯƠNG 8: PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ PHỤC VỤ MẶT ĐẤT


8.1. TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ
8.1.1. Hệ thống etv và mhs: dùng để chứa mâm thùng

8.1.2. Hệ thống cân hàng

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

8.1.3. Trạm chất xếp hàng


8.1.4. Hệ thống giá kệ để chứa hàng

8.2. THIẾT BỊ VẬN TẢI


8.2.1. Xe băng chuyền (self-propelled conveyors)
Dùng để chất xếp hàng rời, hành lý

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

8.2.2. Xe nâng hàng (fork lift)


Xúc các giá hàng, kiện hàng nặng, cồng kềnh

8.2.3. Xe đầu kéo (tractor): kéo uld ra tàu bay

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

8.2.4. Dolly
Dùng để chuyên chở các ULD

8.2.5. Xe high loader

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

8.3. KHO HÀNG


8.3.1. Kho hàng nguy hiểm

8.3.2. Kho hàng lạnh

BÀI TẬP
1. Kể tên 3 loại thiết bị dùng để phục vụ ở kho hàng?
……………………………………………………………………………………………………………

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

9. CHƯƠNG 9: CHẤP NHẬN HÀNG


9.1. QUY ĐỊNH CHUNG
9.1.1. Khái quát chung
Quá trình vận chuyển hàng hóa được bắt đầu tại thời điểm khi hàng hóa được giao cho
hãng vận chuyển chuyên chở. Hãng vận chuyển chấp nhận chuyên chở thẳng từ người
gửi, từ một đại lý được ủy quyền hoặc qua đại lý của IATA. Tất cả hàng hóa được
chuyên chở phải phù hợp với những điều kiện chuyên chở hàng hóa của hãng vận
chuyển. Và việc chấp nhận hàng hóa để chuyên chở phải tuân thủ theo những nguyên
tắc chung.
7 nguyên tắc chung:
 Kiểm tra tình trạng hàng hóa khi giao hàng: Bất kỳ một dấu hiệu về sự hư hỏng hay
moi móc phải được báo cáo ngay trong lúc tiếp nhận.
 Kiểm tra số kiện hàng hóa đối chiếu với tài liệu bàn giao: Báo cáo ngay nếu có bất
kỳ sự sai lệch nào.
 Kiểm tra kích thước của từng kiện hàng xem hàng có nằm trong giới hạn vận hành
của tàu bay trên tất cả các chặng của hành trình mà người gửi hàng hoặc đại lý yêu
cầu không: Nhằm đảm bảo tốt quá trình chất xếp trên tất cả các chặng của hành
trình và nhằm để tính thể tích của lô hàng.
 Kiểm tra nội dung hàng để xem hàng đó có nằm trong loại hàng nguy hiểm mà
không được khai báo hay không
 Kiểm tra xem tất cả các kiện hàng đã được dán nhãn, mác và đóng gói đúng quy
cách chưa: Nhằm bảo vệ cho chính hàng hóa và bảo vệ cho tàu bay, nhân viên phục
vụ đồng thời xác định hàng và có kế hoạch phục vụ đặc biệt nếu đó là hàng hóa đặc
biệt.
 Kiểm tra kích thước, trọng lượng của lô hàng. Sai lệch trọng lượng sẽ ảnh hưởng
đến sự an toàn của tàu bay: Nhằm bảo vệ an toàn khi vận chuyển, xác định trọng tải
chịu đựng của sàn tàu bay, phục vụ chất, xếp các phương tiện chất xếp, nhằm tính
giá cước vận chuyển.
 Kiểm tra bản chất hàng hóa đã được miêu tả có phù hợp với miêu tả ghi trong Bản
khai người gửi hàng (SLI) hoặc vận đơn hay không.
9.1.2. Trách nhiệm của người gửi hàng
Người gửi có nghĩa vụ tuân thủ tất cả các quy định của hải quan và các quy định khác
của chính phủ các quốc gia xuất phát, bay qua hoặc bay đến liên quan đến việc đóng
gói, vận chuyển và giao hàng, bao gồm cả việc cung cấp các thông tin và tài liệu cần
thiết nhằm đáp ứng những yêu cầu trên.
Người gửi hàng có trách nhiệm chuẩn bị hoặc xuất trình toàn bộ các tài liệu cần thiết
như giấy phép xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ, hoá đơn ... liên quan đến lô
hàng.
Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Người gửi có trách nhiệm đóng gói hàng hoá, đánh dấu, dán nhãn, bao gồm cả việc thể
hiện nội dung trên nhãn hàng hoá.
Người gửi có trách nhiệm chỉnh sửa các chi tiết và câu chữ liên quan đến hàng hoá do
người gửi hoặc người đại diện ghi trên vận đơn hàng không và các tài liệu vận chuyển
khác của lô hàng.
Một lô hàng được coi là đã được tiếp nhận khi hãng vận chuyển hoặc đại lý của hãng
vận chuyển đang quản lý lô hàng và vận đơn hàng không đã được xuất, trường hợp
hàng chuyển liên hãng thì phải có ký nhận vào bản danh sách chuyển tiếp.
9.1.3. Kiểm soát số lượng, trọng lượng
Khi chấp nhận hàng hóa, nhân viên tiếp nhận phải kiểm tra đảm bảo số lượng, trọng
lượng lô hàng phù hợp với khai báo của người gửi và thông tin trên vận đơn hàng
không.
Số lượng, trọng lượng của lô hàng thể hiện trên vận đơn hàng không phải chính xác,
do vậy các quy trình tiếp nhận hàng hóa phải đáp ứng được yêu cầu này.
Mục đích kiểm soát số lượng, trọng lượng để đảm bảo rằng:
 Tính cước chính xác
 Là cơ sở cho những khiếu nại có thể xảy ra sau này
 Phục vụ cho việc chất hàng phù hợp, đạt hiệu quả và an toàn.
Nếu phát hiện có sai sót, số lượng, trọng lượng chính xác phải được ghi lại trên tất cả
các bản sao của vận đơn hàng không.
Cách làm tròn cân nặng

Cách làm tròn đối với kg Cách làm tròn đối với lb
 Trên 0.5 làm tròn bằng 1.0 Làm tròn tất cả các số lẻ bằng 1.0
 Dưới 0.5 thì làm tròn bằng 0.5
(Ref TACT Rules 3.9.4)
 Bằng 0.5 thì giữ nguyên
Giới hạn chất xếp hàng lên sàn tàu bay
Sàn của mỗi loại tàu bay được thiết kế phù hợp với trọng lượng nhất định tính theo
mét vuông. Nếu tỷ trọng cân nặng hàng hóa vượt quá giới hạn cho phép sẽ làm hỏng
tàu bay và thậm trí ảnh hưởng tới cấu trúc của tàu bay. Chính vì lý do đó nên khi chấp
nhận hàng hóa phải đảm bảo sao cho tỷ trọng cân nặng của hàng hóa không vượt quá
giới hạn chịu lực của mặt sàn tàu bay. Nếu vượt quá, cần gia tăng diện tích tiếp xúc
với mặt sàn để dàn đều lực giảm áp suất lên mặt sàn.
9.1.4. Kiểm soát kích thước
Mục đích kiểm soát số lượng, trọng lượng để đảm bảo rằng:

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

 Tính cước chính xác.


 Hàng hóa vào vừa cửa tàu bay.
 Thuận tiện cho việc tìm kiếm nếu biết rõ kích thước của hàng hóa.
 Tính toán chiều dài của ván kê nếu tỷ trọng hàng hóa vượt quá giới hạn cho phép.
 Phục vụ cho việc chất hàng phù hợp, đạt hiệu quả và an toàn.
Cách làm tròn đối chiều dài
Cách làm tròn đối với cm và in là giống nhau:
≥ 0.5 thì làm tròn lên 1.0
< 0.5 thì làm tròn bằng 0
(Ref TACT Rules 3.9.4)
Trong vận chuyển hàng hóa đòi hỏi phải kê khai kích thước tối đa 3 chiều của kiện
hàng:
Dài nhất x Rộng nhất x Cao nhất
9.1.5. Đóng gói
Lô hàng chỉ được chấp nhận nếu được đóng gói đảm bảo. Trong một số trường hợp
ngoại lệ đối với các loại hàng hóa thông thường trong quá trình vận chuyển bị hư hại
không thể gửi trả người gửi, phải gia cố, đóng gói lại hàng.
Việc đóng gói được coi là đảm bảo khi:
Hàng hóa phải được đóng gói phù hợp để chịu đựng được điều kiện phục vụ thông
thường bằng đường hàng không. Các yếu tố ảnh hưởng đến yêu cầu đóng gói tùy
thuộc vào tính chất hàng hóa, thời gian bay, số điểm dừng và sự kết hợp với các hình
thức vận chuyển khác như đường bộ, đường thủy…
Lô hàng có thể chịu đựng điều kiện phục vụ thông thường, chẳng hạn như chất, dỡ
hàng; chất, dỡ ULD và phục vụ tại kho.
Tuân thủ quy định đóng gói riêng biệt của các hãng hàng không và IATA đối với
các loại hàng đặc biệt: hàng nguy hiểm, hàng dễ hư hỏng, hàng ướt, hàng động vật
sống…
9.1.6. Quy định của quốc gia (Ref TACT Rules 7.3.2)
Kiểm tra các thông tin sau:
 Sân bay đến có Hải quan không
 Phương tiện phục vụ ở sân bay: Kho tàng (kho hàng lạnh, kho hàng nguy
hiểm, kho hàng động vật sống…); xe xúc; xe nâng; xe băng chuyền…
 Những hạn chế và cấm.
Các quy định:
 Quy định kiểm soát hàng xuất khẩu:
Người gửi hàng phải có trách nhiệm chấp hành những quy định của Nhà nước về hàng
hóa xuất khẩu.
Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Người gửi phải chuẩn bị đầy đủ các giấy phép, chứng từ, tài liệu cần thiết mà luật pháp
nhà nước yêu cầu. Trong một số trường hợp, hãng vận chuyển hoặc đại lý phải chuyển
những bản copy những tài liệu giấy tờ trên cho nhà chức trách trước khi tàu bay cất
cánh hoặc chuyển bản danh sách hàng hóa khi mới lập và gửi đi những báo cáo khác
cho hải quan.
 Quy định về hàng nhập khẩu và hàng quá cảnh:
Người gửi hàng phải có trách nhiệm đáp ứng mọi yêu cầu và quy định của nước nhập
khẩu hoặc quá cảnh liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa của họ.
Hàng hóa cấm nhập: Là những hàng hóa sẽ bị từ chối đưa vào đất nước
Hàng hóa hạn chế nhập: Là những hàng hóa được phép đưa vào đất nước đó nhưng chỉ
theo những điều kiện nhất định.
Người gửi hàng có thể xin tư vấn bằng cách liên lạc với Văn phòng tư vấn địa phương
hoặc văn phòng đại diện thương mại của các nước để biết thêm những thông tin chi
tiết.
 Đa số các nước hạn chế nhập khẩu những hàng hóa sau:
- Vũ khí đạn dược, súng, vũ khí quân sự, vật liệu nổ
- Xác người
- Động vật sống
- Cây trồng và những nguyên liệu thực vật
- Thuốc phiện và ma túy
- Nguyên vật liệu vi sinh vật…
 Nhiều nước cấm nhập khẩu những hàng hóa sau:
- Văn hóa phẩm đòi trụy, truyền bá xúi dục nổi loạn
- Hàng hóa được đóng gói bằng nguyên liệu từ cây cỏ, thực vật (cỏ tươi, cỏ
khô, rơm, rạ…)
- Tiền giả, vũ khí, tem và những thiết bị sản xuất tem
- Ma túy (cây thuốc phiện…)
9.1.7. Bản hướng dẫn của người gửi hàng (SLI)
9.1.7.1. Giới thiệu
SLI là tài liệu áp dụng đối với người gửi hàng hoặc đại lý/công ty giao nhận không tự
xuất vận đơn hàng không mà không ký tên trên các liên vận đơn hàng không khi xuất.
Mỗi vận đơn hàng không yêu cầu một SLI tương ứng với đầy đủ nội dung theo quy
định. Với các lô hàng chấp nhận từ đại lý/công ty giao nhận, SLI do nhân viên giao
nhận của đại lý/công ty giao nhận thực hiện.
Trong trường hợp lô hàng có nhiều kiện với trọng lượng và kích thước khác nhau,
khoảng trống trong SLI không đủ để kê khai các chi tiết của lô hàng, yêu cầu sử dụng
thêm SLI và đánh số trang cũng như ký vào từng tờ SLI.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Trên cơ sở những chỉ dẫn trong SLI và những thông tin hàng hoá thực tế được kiểm tra
bao gồm số kiện, trọng lượng, thể tích, vận đơn hàng không sẽ được xuất.
Trong trường hợp khách gửi hàng hóa nguy hiểm hoặc động vật sống, ngoài việc hoàn
thành SLI, khách hàng còn phải khai thêm tờ khai gửi hàng nguy hiểm hoặc tờ khai
gửi động vật sống theo đúng quy định.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

HƯỚNG DẪN GỬI HÀNG


BM.01/02/001 - 04
SHIPPER’S LETTER OF INSTRUCTIONS FOR DESPATCH

Người gửi (tên/địa chỉ/số đt/fax)


Shipper name/address/tel no/fax no)……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………...Mã số thuế (VAT code)…………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Người yêu cầu dịch vụ (tên/địa chỉ/số đt/fax)
Payer name/address/tel no/fax no)………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….Mã số thuế (VAT code)…………………………………….
Người nhận (tên/địa chỉ/số dt/fax)
Consignee name/adress/tel no/fax no):…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Số AWB Chuyến bay/ngày (Booking flt/date) : Số kiện (No of pcs) : Trọng lượng (Gross weight):
(AWB No.)…………………………………… ………………………………………………. …………………………. ……………………………………………….

Sân bay khởi hành (Airport of departure) Sân bay đến (Airport of destination) Hành trình (Requested routing) Loại bao bì (Package):
……………………………………………….. …………………………………………. ……………………………………………….. …………………………………..
Tên hàng
(Commodity of goods)………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Hướng dẫn phục vụ ( Handling information) Khai báo giá trị v/c Khai báo giá trị hải quan Mã phục vụ theo Hình thức thanh
(Declared Value for (Declared Value for IATA (Special toán
…………………………………………………………………………………………………. carriage) Customs) handling code) (Term of payment)
.
…………………………………………………………………………………………………. ………………………. ………………………. …………………... ………………..
PHẦN DÀNH CHO NHÂN VIÊN CHẤP NHẬN HÀNG ( FOR ACCEPTANCE
STAFF)
Số kiện (no of pieces) Trọng lượng (Gross weight) Kích thước (DIMS)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Hình thức
thanh
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
toán
Số kiện (No of pieces): (Term of
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
payment)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Mã phục vụ theo quy định của NCTS (NCTS’s handling code) Dịch vụ khách yêu cầu thêm như ván kê, giá gỗ….(other services):

Mã phí xử lý ………………………..…….……………………………………………………………………. ………………………………………………………………………

Mã phí lưu kho ………………..………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………...


Thời điểm chấp nhận hàng Nhân viên chấp nhận hàng Người gửi hàng (Shipper) Người gửi hàng cam đoan (Shipper’s certification)
(time of acceptance) (Acceptance staff) Tôi xác nhận rằng các chi tiết của lô hàng này được xác định chính xác theo
tên gọi, các thông tin liên quan đến lô hàng được khai báo đúng sự thật và xin
chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai đó. Trong trường hợp lô hàng có
Bắt đầu (Begin) ……… chứa hàng nguy hiểm, hàng hoá đã được chuẩn bị theo đúng quy định vận
chuyển hàng nguy hiểm.
I certify that the contain of this consignment properly identified by name,
Kết thúc (Finish)….…… other information relating to the shipment is true and I am liable for my
Tên, chữ ký Tên, chữ ký
declaration before law. Insofar as any part of this consignment contains
(Name, signature) dangerous goods, such part is in proper condition for carriage by air
Ngày (Date)……………. (Name, signature) according to applicable DGR
Note- Quá trình chấp nhận hàng kết thúc khi kiện hàng cuối cùng của lô hàng được kiểm tra bởi an ninh sân bay (the procedure of acceptance is only completed when the last piece of shipment
is checked by airport security)
- Các dịch vụ của NCTS là các dịch vụ thuộc dịch vụ vận chuyển hàng không nên NCTS tuân thủ theo các quy định về bồi thường theo các công ước và quy định có liên quan áp dụng trong
vận chuyển hàng không quốc tế (For services provided by the Handling Company are part of aviation transportation, the Handling Company’s liability shall be subject to international
conventions and regulations applicable in aviation transportation)
- Dành cho khách gửi hàng nội địa của VN: Đề nghị và ủy quyền cho VN tiếp nhận lô hàng được mô tả ở đây để chuẩn bị và thay mặt chúng tôi cập nhật và lưu trữ thông tin vận đơn hàng
không và các tài liệu cần thiết khác và gửi lô hàng theo các quy định được công bố tại website www.vietnamairlines.com.
(For VN’s domestic shippers: VN is hereby requested and authorised upon receipt of the consignment described herein to prepare, update and store information of the Air Waybill and other
necessary documents on our behalf and dispatch the consignment in accordance with the rules promulgated on website www.vietnamairlines.com)
- Liên 1 (1st copy white): Bộ phận xuất KVĐ (AWB issuing counter); liên 2 (2nd copy pink):Bộ phận thu ngân (Cashier); liên 3 (3rd copy yellow): Đội xuất (Export section); liên 4 (4th copy
blue): Khác (Others)

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

9.1.7.2. Cách điền


 Người gửi (Shipper)
Ghi tên người gửi hàng, địa chỉ cụ thể (số, đường, thành phố, quốc gia) và số điện
thoại hoặc telex (nếu có).
 Người nhận (Consignee)
Ghi tên người nhận hàng, địa chỉ cụ thể (số, đường, thành phố, quốc gia) và số điện
thoại hoặc telex.
 Số AWB
Số AWB do hãng vận chuyển cấp cho lô hàng gồm 11 chữ số.
 Chuyến bay/ngày (Booking flt/date):
Chuyến bay
 Sân bay khởi hành
Ghi tên đầy đủ của sân bay khởi hành.
 Sân bay đến
Ghi tên của sân bay (hoặc thành phố, nếu không biết tên sân bay). Trong trường hợp
nhiều quốc gia có chung một tên thành phố, điền thêm tên quốc gia, ví dụ London
U.K.
 Hành trình yêu cầu/hành trình đặt chỗ
Ghi hành trình của hãng hàng không nếu người gửi hàng không điền hành trình cụ thể,
không yêu cầu đặt chỗ. Nếu hành trình liên quan tới nhiều hãng vận chuyển, người gửi
hàng có thể chỉ định cụ thể hãng vận chuyển.
 Thông tin trên bao bì
Ghi dấu và số hiệu theo như bao bì đóng gói hàng.
 Số kiện và hình thức bao gói
Ghi tổng số kiện của lô hàng, chỉ rõ hình thức đóng gói như bao gói, thùng, hộp, sọt,
túi, cuộn, v.v...
 Chi tiết hàng hóa
Mỗi loại mặt hàng có trong lô hàng phải được miêu tả riêng biệt, đầy đủ chi tiết. Ví dụ:
9 cuộn fim ảnh nhựa 35 mm, phim thời sự (xuất xứ từ Mỹ)
Mô tả hàng hóa phải phù hợp với các thông tin có trong các tài liệu kèm theo như tờ
khai xuất khẩu của người gửi hàng, hóa đơn tài chính và giấy phép nhập khẩu. Hàng
hóa nguy hiểm phải chỉ rõ tên vận chuyển chính thống và loại nhãn áp dụng trong
đóng gói nếu có yêu cầu.
 Trọng lượng cả bì:
Ghi chính xác tổng trọng lượng cả bì theo kg hoặc pound
 Kích thước:
Điền kích thước của chiều dài nhất, chiều rộng nhất và chiều cao nhất, chỉ rõ đơn vị đo
lường.
 Cước vận tải/Các phí khác tại nơi khởi hành:

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Người gửi hàng phải chỉ rõ hình thức thanh toán yêu cầu là "trả trước" hay "trả sau".
Trong trường hợp người gửi hàng không lựa chọn hình thức nào, mặc nhiên được hiểu
là lô hàng sẽ được vận chuyển theo hình thức trả tiền trước.
 Giá trị khai báo vận chuyển:
Người gửi hàng khai báo và điền số tiền vào ô "Giá trị vận chuyển". Nếu không có giá
trị khai báo, người gửi hàng phải điền chữ viết tắt NVD (Không giá trị khai báo) vào ô
này.
 Khai báo giá trị hải quan:
Các lô hàng quốc tế thường được hải quan của quốc gia nhận hàng kiểm tra và tính
thuế. Các loại thuế được tính dựa trên giá trị ghi trên ô “Giá trị khai báo Hải quan”
này.
 Mã phí xử lý
 Mã phí lưu kho
 Yêu cầu phục vụ và các lưu ý khác
Ghi các thông tin bổ sung cần thiết như "Also notify" và chỉ ra tên đầy đủ, địa chỉ của
một người khác người nhận hàng mà người gửi hàng cũng mong muốn thông báo khi
hàng đến.
 Thời điểm chấp nhận hàng:
 Bắt đầu: Thời điểm kiện hàng đầu tiên được đưa lên cân
 Kết thúc: Thời điểm kiện hàng cuối cùng được cân xong
 Ngày
Nhân viên chấp nhận hàng phải điền ngày khi thực hiện bản hướng dẫn này và ký tên.
 Chữ ký
Người gửi hàng phải ký vào bản hướng dẫn này.
9.1.8. Không vận đơn (Xem chương Không vận đơn)
9.1.9. Đặt chỗ hàng hóa
Hàng cần vận chuyển theo một hành trình nhanh nhất có thể phải tính đến mức độ
thường xuyên, tải cho phép hay bất kỳ yêu cầu gì của người gửi hàng. Hàng hóa
chuyển tiếp, quá cảnh qua nhiều nước phụ thuộc vào các điều cấm và hạn chế của các
quốc gia đó. Cần hết sức lưu ý sao cho hành trình đã chọn không vi phạm đến bất kỳ
nguyên tắc nhập hàng, chuyển tiếp hay quá cảnh của bất kỳ quốc gia nào.
Đa số các hãng vận chuyển đều đưa ra các dịch vụ đặt giữ chô hàng hóa. Nếu hàng
hóa được đặt giữ chỗ thì giấy chứng nhận đặt chỗ sẽ được sử dụng trong trường hợp
vận chuyển hàng hóa liên chặng có thể đặt chỗ trên từng chặng riêng biệt của từng
hãng vận chuyển.
Hàng hóa đã đặt chỗ luôn được ưu tiên vận chuyển trước hàng hóa chưa đặt chỗ.
Hàng đã đặt chỗ sẽ không bị để lại trừ những trường hợp do đại diện hãng yêu cầu.
Nếu hàng đã đặt chỗ mà không được vận chuyển trên chuyến bay đã được ấn định,

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

người gửi hàng phải được thông báo về sự chậm chẽ này và hàng phải được chuyên
chở trên chuyến bay kế tiếp có thể.
Việc hãng vận chuyển chấp nhận đặt giữ chỗ cho hàng hóa không có nghĩa là phải
đảm bảo về mặt pháp lý cho việc sẽ có chỗ để chuyên chở hàng hóa.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

9.2. LÔ HÀNG “SẴN SÀNG ĐỂ VẬN CHUYỂN” (READY FOR CARRIAGE)


Hàng hóa được chấp nhận vận chuyển nếu đã sẵn sàng vận chuyển.
Hàng hóa được coi là “sẵn sàng để vận chuyển” nếu đảm bảo các yếu tố sau đây:
 Có vận đơn hàng không
 Có đủ tài liệu cần thiết đi kèm
 Đóng gói đảm bảo theo tiêu chuẩn và quy định đối với từng loại hàng cụ thể
 Dán nhãn và đánh dấu trên bao bì đầy đủ theo đúng quy định.
 Nhãn, mác dán trên tất cả các kiện hàng phải dễ nhìn, dễ thấy và tất cả nhãn, mác cũ phải
được vứt bỏ.
 Có tờ khai nếu gửi hàng nguy hiểm hoặc động vật sống đi kèm (nếu có)
 Bản hướng dẫn của người gửi hàng (SLI)

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

9.3. ĐÁNH DẤU VÀ DÁN NHÃN


9.3.1. Yêu cầu đánh dấu và dán nhãn
Nhãn không vận đơn và các nhãn hàng hóa đặc biệt phải được dán gần địa chỉ người nhận
và địa chỉ người gửi. Các nhãn phải được điền một cách rõ ràng bằng chữ in hoa, chữ và số
đảm bảo không bị mờ, dễ đọc. Các nhãn phải được gắn chặt với từng kiện hàng.
Khi chấp nhận bao bì đóng gói phải hết sức lưu ý bỏ hoặc xóa sạch những mác nhãn cũ
không phù hợp với nội dung của lô hàng hoặc có liên quan đến các chuyến hàng trước.
Yêu cầu về nhãn không vận đơn như sau:
 Người gửi chịu trách nhiệm điền các chi tiết trên nhãn hàng hoá.
 Phải ghi chính xác tên và mã sân bay hoặc thành phố đối với điểm đến và các sân bay
chuyển tải được sử dụng.
 Mỗi kiện phải dán ít nhất 02 nhãn không vận đơn.
9.3.1.1. Mẫu nhãn không vận đơn

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

9.3.1.2. Mẫu nhận dạng hàng đặc biệt

Động vật thí nghiệm Mẫu nhãn hàng động vật sống Hàng dễ hư hỏng

Nhãn hàng hóa nguy hiểm

9.3.1.3. Mẫu nhãn chỉ cách thức phục vụ

Đặt kiện hàng hướng theo Không chồng các kiện


Không bảo quản lạnh
chiều mũi tên hàng lên nhau

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Để kiện hàng tránh khỏi trực tiếp Hàng bảo quản


Nhẹ tay khi phục vụ
nguồn nhiệt, ánh nắng mặt trời lạnh

Kiện hàng nhạy cảm với thời Bảo quản ở nhiệt độ từ


Để kiện hàng nơi khô ráo
gian và nhiệt độ 15-20oC

Hàng dễ vỡ Không được sử dụng móc Kiện hàng có trọng tâm

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

9.4. TÀI LIỆU


Đối với hàng hóa vận chuyển thông thường phải có những tài liệu sau đây đi kèm lô hàng:
 Vận đơn hàng không
 Danh sách hàng hóa chuyến bay
 Các loại giấy tờ khác, có thể bao gồm:
- Hóa đơn thương mại
- Giấy kiểm dịch động, thực vật
- Giấy phép vận chuyển
- Giấy phép xuất nhập khẩu đối với vận chuyển quốc tế
- Tờ khai xuất khẩu
- Hóa đơn chứng thực của lãnh sự
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Các loại tài liệu khác
Các yêu cầu về tài liệu đi kèm lô hàng phải đảm bảo theo yêu cầu của điểm đi (nước đi),
điểm trung chuyển (nước quá cảnh) và điểm đến (nước đến).
Các yêu cầu tài liệu đối với vận chuyển hàng quốc tế tham khảo TACT Rules mục 7.3

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

9.5. HÀNG NGUY HIỂM TIỀM ẨN


Hàng thông thường có thể chứa hàng hóa nguy hiểm do khai báo không chính xác khi
chấp nhận hàng, nguyên nhân:
 Người gửi hàng không hiểu biết hết mức độ nguy hại của hàng hóa mà họ gửi hoặc
cố tình vi phạm do các mục đích khác nhau.
 Khả năng kiểm tra của nhân viên hàng không trong khâu tiếp nhận không đảm bảo
yêu cầu.
Phụ tùng tàu bay có thể chứa chất nổ (pháo sáng hoặc pháp hoa khác), máy sản
sinh oxy bằng hóa chất, bộ lốp dự phòng, bình khí nén (oxy, cacbon dioxit, nito hoặc
bình dập lửa), sơn, keo, bình xịt, áo phao, bộ đồ cứu thương, nhiên liệu trong thiết bị,
ắc quy ướt hoặc ắc quy lithium, diêm…Những hàng phụ tùng tàu bay chứa hàng hóa
nguy hiểm phải được khai báo và vận chuyển tuân thủ theo Quy định vận chuyển hàng
hóa nguy hiểm của IATA hiện hành.
Khi phụ tùng tàu bay đã qua sử dụng, vận chuyển sửa chữa, chúng phải được khai
báo, chấp nhận và phục vụ như hàng hóa nguy hiểm nếu chúng có tiếp xúc với các vật
liệu nguy hiểm và chưa được làm sạch hoặc tảy rửa.
Hàng nội bộ - COMAT có thể chưa hàng hóa nguy hiểm như là một phần không
thể thiếu, chẳng hạn như máy sản sinh oxy bằng hóa chất trong bộ phận dịch vụ hành
khách, nhiều loại khí nén như khí oxy, cabon dioxit và nito, bật lửa ga, bình xịt, bình
cứu hỏa, các chất lỏng dễ cháy như nhiên liệu, sơn, keo và chất ăn mòn như ắc quy.
Những đồ vật khác như pháo sáng, bộ đồ cứu thương, áo phao, diêm, vật liệu có từ
tính…
Các loại hàng nguy hiểm tiềm ẩn khác tham khảo cuốn DGR mục 2.2.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

9.6. DANH SÁCH HÀNG HÓA – CARGO MANIFEST


Mỗi lô hàng được chất xếp và vận chuyển trên một chuyến bay đều phải được liệt kê
vào danh sách hàng hóa chuyến bay (Cargo Manifest) – được dùng theo mẫu của
ICAO Annex 9 – Appendix 3.
Danh sách hàng hóa là tài liệu chuyến bay dùng cho công tác phục vụ hàng hóa và
là tài liệu làm thủ tục cho các lô hàng xuất, nhập ra, vào một nước.
Bản danh sách hàng hóa phải được đánh máy hoặc in. Nghiêm cấm không được
dùng tay ghi trên bản danh sách hàng hóa.
Nếu trong trường hợp không có hàng, bưu điện trên chuyến bay thì điền NIL.
9.6.1. Các loại danh sách hàng hóa
Danh sách hàng hóa về cơ bản được lập để vận chuyển hàng từ sân bay này đến sân
bay khác, do vậy đối với các chuyến bay nhiều chặng, danh sách hàng hóa phải lập
riêng cho mỗi điểm trên hành trình.
Có các loại danh sách hàng hóa như sau:
 Danh sách hàng gom
 Danh sách hàng hóa vận chuyển trên một chuyến bay (một chặng/nhiều chặng)
 Danh sách hàng chuyển tải
9.6.2. Nội dung của bản danh sách hàng hóa
Theo yêu cầu tiêu chuẩn, phải thể hiện các thông tin sau trên danh sách hàng hóa, có
thể bổ sung thêm các thông tin khác nếu có yêu cầu của các nước hàng đến hoặc hàng
đi qua:
Quốc tịch và đăng ký của máy bay
Số hiệu chuyến bay: số hiệu chuyến bay cùng ngày xuất
phát Ngày: thứ tự thể hiện là tháng/ngày/năm (bằng số)
“Điểm chất hàng”, “Điểm dỡ hàng” bao gồm cả cột “Bay qua”: mã IATA 3 chữ cùng
với địa điểm và quốc gia.
Số kiện: Số kiện thực tế chất lên, đối với các lô hàng được vận chuyển trong ULD do
người gửi chất xếp, số kiện được thể hiện là một kiện cho một ULD được sử dụng trừ
khi có quy định khác.
Trọng lượng cả bì: Thể hiện trọng lượng cả bì thực tế, đơn vị là kg, trừ các quốc gia có
quy định khác.
Bản chất hàng: Cấm các mô tả chung chung như “hàng lặt vặt (linh tinh)” hoặc “hàng
mẫu”. Với hàng liên quan đến động, thực vật nên thể hiện quy trình sản xuất nhằm
tránh phức tạp tại sân bay đi và các sân bay trên hành trình. Với hàng là đặc trưng của
Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

một nước mà không có mô tả bằng tiếng Anh thích hợp, ngoài mô tả gốc, phải mô tả
ngắn gọn bằng tiếng Anh về lô hàng.
Tên hàng trong danh sách hàng hóa phải được thể hiện đúng như trong vận đơn hàng
không.
Cột “Hàng đặc biệt”: Cột này dùng khi phải thể hiện phục vụ đặc biệt phù hợp với bản
chất hàng hóa và quy trình phục vụ riêng. Việc thể hiện trên danh sách hàng hóa đối
với các hàng đặc biệt bằng mã IATA 3 chữ.
Đối với lô hàng vận chuyển trên nhiều chuyến bay (Partshipment), danh sách hàng hóa
chuyến bay phải thể hiện chuỗi các phần hàng vận chuyển bằng phân số, trong đó tử số
thể hiện số kiện hoặc trọng lượng cả bì của phần hàng tương ứng, mẫu số thể hiện số
kiện hoặc trọng lượng cả bì của lô hàng.
Ví dụ: Số kiện của một phần P60/T80 (vận chuyển 60 kiện trên tổng số 80 kiện)
Trọng lượng cả bì của một phần: K600/800 (vận chuyển 600kg trên tổng số 800kg)

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Mẫu danh sách hàng hóa của ICAO Annex 9 – Appendix 3:

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Mẫu danh sách hàng hóa của Vietnam Airlines

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

9.7. LÔ HÀNG VẬN CHUYỂN TRÊN NHIỀU CHUYẾN BAY


Khi một lô hàng được chia thành hai hoặc nhiều phần vận chuyển trên nhiều chuyến bay,
phần hàng đầu tiên được chuyển cùng với vận đơn gốc của lô hàng.
Với các phần còn lại của lô hàng, công ty phục vụ hàng hóa và chi nhánh tại nơi hàng xuất
phát có biện pháp kiểm soát (kiểm đếm, lưu kho, đặt chỗ, thực hiện thủ tục vận chuyển trên
chuyến bay tiếp theo…) đối với các phần còn lại của lô hàng. Bản sao vận đơn được sử
dụng để gửi kèm các phần còn lại của lô hàng trên mỗi chuyến bay.

BÀI TẬP

1. Trách nhiệm ghi dấu, dán nhãn là của ai?


…………………………………………………………………………………………………………………
2. Việc đóng gói cần phải đảm bảo những yếu tố gì?
…………………………………………………………………………………………………………………
3. Mục đích kiểm soát số cân, số kiện và thể tích của lô hàng để làm gì?
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
4. Mục đích kiểm soát số cân, số kiện và thể tích của lô hàng để làm gì?
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………

5. Đối với hàng hóa vận chuyển thông thường phải có những tài liệu sau đây đi kèm lô hàng
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
6. Hàng hóa được coi là “sẵn sàng để vận chuyển” nếu đảm bảo các yếu tố sau đây
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

10. CHƯƠNG 10: HÀNG ĐẶC BIỆT


Hàng đặc biệt là hàng hóa mà do nội dung, trọng lượng, kích thước và hoặc giá trị, yêu
cầu bắt buộc phục vụ đặc biệt. Bài học sẽ cung cấp cho các bạn các kiến thức chuyên
sâu cần thiết để hiểu rõ về cách thức phục vụ: tiếp nhận, lưu kho, chất xếp và dỡ hàng,
vận chuyển . Mặc dù các thông tin bắt buộc chung về việc sẵn sàng vận chuyển đã nêu
rõ đối với từng loại hàng hóa này nhưng có một vài yêu cầu thêm về việc vận chuyển
một số loại hàng đặc biệt.
10.1. HÀNG NGUY HIỂM
Hàng nguy hiểm là những vật phẩm hoặc chất có thể gay ra nguy hiểm cho sức khỏe,
an toàn, tài sản hoặc môi trường khi hàng được vận chuyển bằng đường hàng không.
Hàng nguy hiểm được phân hạng theo Mục 3 – Phân hạng trong Quy định vận chuyển
hàng hóa nguy hiểm của IATA.
Một số loại hàng vận chuyển
đường hàng không có thể chứa
mối nguy hiểm tiềm ẩn. Đó là
những vật, chất có vẻ như
không chứa vật, chất nguy
hiểm theo như mô tả trên vận
đơn hàng không nhưng thực
chất lại bao gồm hàng hóa
nguy hiểm.

10.1.1. Quy định vận chuyển hàng hóa nguy hiểm của IATA
Quy định vận chuyển hàng hóa nguy hiểm của IATA do Hội đồng về hàng hóa nguy
hiểm của IATA ban hành theo Nghị quyết 618 của IATA và 619 bao gồm hướng dẫn
quy định của hãng hàng không thành viên phải tuân thủ. Cuốn sách này dựa trên các
yêu cầu của Phụ lục 18 Công ước Hàng không dân dụng quốc tế và phiên bản hiện
hành Hướng dẫn kỹ thuật vận chuyển an toàn hàng hóa nguy hiểm.
DGR được dịch sang các ngôn ngữ: Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc. Hàng
năm đều được cập nhật và thay thế phiên bản cũ.
10.1.2. Chấp nhận hàng hóa nguy hiểm
Trước khi chấp nhận hàng hóa nguy hiểm từ người gửi hàng, Đại lý hàng hóa IATA
hoặc hãng vận chuyển phải kiểm tra xem lô hàng có phù hợp để vận chuyển hay không
thông qua cuốn DGR phiên bản mới nhất.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Để biết thêm các thông tin cần thiết về việc chấp nhận hàng hóa nguy hiểm tra “ Mục
9 – Phục vụ hàng hóa nguy hiểm” cuốn DGR hoặc cuốn TACT Rules mục 2.3.3 (3) và
mục 8.3 (Thông tin hãng vận chuyển).

10.1.3. Phân hạng và nhận dạng


Hàng hóa nguy hiểm được phân làm 9 phân hạng nguy hiểm theo loại nguy hiểm của
chúng. Do phạm vi rộng của các hạng này, những hạng nguy hiểm lại được chia ra các

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

phân hạng. Một số hạng/phân hạng có Nhóm đóng gói liên quan đến mức nguy hiểm
của hạng/phân hạng.
Ví dụ: Phân hạng 6.1, nhóm đóng gói III chỉ rõ sản phẩm này không chỉ rơi vào hạng 6
– Chất độc hoặc nói cách khác có thể phân vào mô tả nguy hiểm cụ thể hơn.
Nhóm đóng gói III có nghĩa là sản phẩm này tiềm ẩn nguy hiểm nhỏ, trong khi Nhóm
đóng gói II ẩn chứa mối nguy hiểm trung bình và Nhóm đóng gói I có mối nguy hiểm
cao.
Căn cứ vào tính chất đặc trưng, hàng hóa nguy hiểm vận chuyển bằng đường hàng
không được phân loại thành 9 hạng;
Hạng 1 – Chất nổ
Phân hạng 1.1 – Các vật và chất nguy cơ nổ lớn
Phân hạng 1.2 – Các vật và chất có nguy cơ phóng lửa nhưng không có nguy cơ nổ
lớn
Phân hạng 1.3 – Các vật và chất có nguy cơ cháy và hoặc nguy cơ tạo áp lực hơi
nhỏ hoặc nguy cơ phóng lửa nhỏ hoặc cả hai nhưng không có nguy cơ nổ lớn
Phân hạng 1.4 - Các vật và chất không có nguy cơ đáng kể
Phân hạng 1.5 – Các chất rất kém nhạy, có nguy cơ nổ lớn
Phân hạng 1.6 – Các chất cực kỳ kém nhạy, không có nguy cơ nổ lớn

Hạng 2 – Chất khí


Phân hạng 2.1 – Khí dễ cháy
Phân hạng 2.2 – Khí không dễ cháy, không độc
Phân hạng 2.3 – Khí độc

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Hạng 3 – Chất lỏng dễ cháy

Hạng 4 – Chất rắn dễ cháy; các chất có khả năng tự bùng cháy; các chất khi tiếp
xúc với nước tỏa ra khi dễ cháy

Hạng 5 – Chấy oxy hóa và chất peroxides hữu cơ


Phân hạng 5.1 – Chất oxy hóa
Phân hạng 5.2 – Chất peroxides hữu cơ

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Hạng 6 – Chất độc và chất lây nhiễm


Phân hạng 6.1 – Chất độc
Phân hạng 6.2 – Chất lây nhiễm

Hạng 7 – Vật liệu phóng xạ

Hạng 8 – Chất ăn mòn

Hạng 9 – Hàng nguy hiểm khác

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

10.1.4. Đánh dấu và dán nhãn


Các kiện hàng nguy hiểm phải được dán nhãn và dánh dấu theo đúng quy định của
IATA DGR ( Chương 7 – Đánh dấu và dán nhãn)
Tiếng Anh được sử dụng để đánh dấu trên bao bì đóng gói ngoài của kiện hàng nguy
hiểm và các kiện hàng nguy hiểm đóng gói chung (overpack). Nếu các quốc gia hoặc
hãng vận chuyển có liên quan có yêu cầu đánh dấu bằng ngôn ngữ khác thì phải áp
dụng thêm các yêu cầu này.
Các nhãn hàng nguy hiểm phải bao gồm cả chữ thể hiện tính chất nguy hiểm bằng
tiếng Anh. Nếu các quốc gia hoặc hãng vận chuyển có liên quan có yêu cầu chữ thể
hiện tính chất nguy hiểm trên nhãn hàng hóa nguy hiểm bằng ngôn ngữ khác thì phải
áp dụng thêm các yêu cầu này.
Nhãn hàng hóa nguy hiểm bao gồm các nhãn đối với từng hạng, phân hạng hàng hóa
nguy hiểm.
Nhãn phục vụ cung cấp thông tin về cách thức phục vụ một kiện hàng chứa hàng hóa
nguy hiểm. Những nhãn phục vụ này có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với
nhãn hàng hóa nguy hiểm. Cả nhãn phục vụ và nhãn hàng hóa nguy hiểm đều thể hiện
trên áp phích nhãn hàng hóa nguy hiểm và nhãn phục vụ trong bộ tài liệu đào tạo hàng
hóa nguy hiểm.
Nhãn phục vụ bao gồm nhãn từ tính, nhãn chỉ dành cho tàu bay chở hàng, nhãn chỉ
hướng, nhãn tránh xa nguồn nhiệt, nhãn pin lithim…
Một số nhãn phục vụ:

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Vật liệu từ tính Để kiện hàng tránh khỏi trực tiếp nguồn
nhiệt, ánh nắng mặt trời

Đặt kiện hàng hướng Chỉ xếp trên tàu bay chở hàng Nhãn pin lithim
theo chiều mũi tên
10.1.5. Tài liệu
10.1.5.1. Tờ khai người gửi hàng
Người gửi phải hoàn thành tờ khai xác nhận rằng hàng nguy hiểm đã được mô tả, đóng
goi, đánh dấu và dán nhãn đầy đủ và chính xác, xác nhận rằng hàng nguy hiểm thích
hợp, đủ điều kiện để vận chuyển theo các quy định quốc tế và quốc gia hiện hành. Bản
gốc đã khai báo đầy đủ và ký nhận của tờ khai này phải được giao cho hãng vận
chuyển cùng với lô hàng.
Hàng hóa nguy hiểm chỉ được chấp nhận vận chuyển khi người gửi hàng hoặc đại lý
giao nhận được ủy quyền khẳng định rằng:
 Lô hàng phải đem gửi hoàn toàn phù hợp với IATA DGR, trước hết không thuộc
loại hàng cấm vận chuyển bằng đường không
 Hàng hóa phải được phân hạng chính xác, đóng gói phù hợp, có thẻ nhãn, đánh dấu
bao bì đúng quy định của IATA.
 Hàng hóa phải có tài liệu đi kèm, đặc biệt là tờ khai gửi hàng nguy hiểm của người
gửi làm tại sân bay khởi hành. Tờ khai này tuân thủ mẫu chuẩn của IATA và làm

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

thành 2 liên có chữ ký của người gửi hàng. Người gửi phải có chứng chỉ đào tạo
hàng nguy hiểm còn hiệu lực.
Tờ khai này luôn phải kèm theo lô hàng trừ trường hợp hàng hóa nguy hiểm thuộc
diện không phải kê khai theo đúng quy định của IATA DGR chương 8 – Tài liệu. Nếu
lô hàng nguy hiểm có nhiều danh mục hàng nguy hiểm cho phép dùng nhiều tờ khai
nhưng phải ghi rõ số thứ tự từng tờ khai theo đúng quy định IATA DGR.
Tờ khai được làm thành 02 liên: Một liên lưu hồ sơ tại nơi gửi hàng ít nhất 1 năm, liên
còn lại gửi kèm tài liệu lô hàng đi theo chuyến bay đến sân bay đến. Khi lô hàng qua
nhiều chặng, nếu cần thiết thì có thể sao chụp thêm tờ khai tại các sân bay trung
chuyển. Tờ khai và các tài liệu vận chuyển hành hóa nguy hiểm phải được lập bằng
tiếng Anh. Nếu quốc gia có liên quan có các yêu cầu riêng về lưu trữ hoặc ngôn ngữ
trên tờ khai, phải áp dụng thêm cả các điều khoản đó. Mẫu tờ khai hàng nguy hiểm
xem trang sau.
Nội dung của mẫu tờ khai phải tuân thủ quy định hiện hành của IATA DGR.
10.1.5.2. Vận đơn hàng không
Vận đơn hàng không là tài liệu pháp lý đi kèm lô hàng. Vận đơn hàng không được
xuất tuân thủ Nghị quyết 600a của IATA thể hiện trong TACT Rules, phần 6.2 – Hoàn
thiện vận đơn hàng không. Ngoài ra, vận đơn hàng không phải tham chiếu tài liệu pháp
lý vận chuyển hàng nguy hiểm, đó là Tờ khai hàng nguy hiểm của người gửi.
Trên vận đơn hàng không (AWB) ở ô “Handing Information” hoặc “Description of
Goods/Contents” sẽ phải ghi đầy đủ những nội dung sau đây:
 Trường hợp hàng nguy hiểm thuộc diện yêu cầu có Tờ khai gửi hàng nguy hiểm:
Ghi “Dangerous Goods as per attached Shipper’s Declaration” trên ô “Handing
Information”. Tờ khai hàng nguy hiểm của người gửi được lập thành 02 liên: liên gốc
phải được đính kèm với AWB làm thành bộ chứng từ vận chuyển.
 Trường hợp hàng nguy hiểm thuộc diện không yêu cầu có Tờ khai gửi hàng nguy
hiểm, tại ô “Nature and Quantity of Goods” của AWB phải ghi các chi tiết sau:
- Tên dùng trong vận chuyển
- Số hạng/phân hạng
- Số UN/ID
- Nhóm đóng gói
- Nguy hiểm phụ (nếu có)
- Số kiện
- Trọng lượng tinh của từng kiện
- Số hướng dẫn đóng gói.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Đối với hàng phóng xạ, khi vận chuyển “Empty Package” thì ô “Nature and Quantity
of Goods” phải ghi rõ “Empty Package”.
Nếu hàng hóa nguy hiểm thuộc diện chỉ được phép vận chuyển bằng tàu bay chở hàng.
Ghi thêm “Cargo Aircraft Only” trên ô “Handing Information”.
Một số quy định khác:
 Tên chung của một số hàng hóa nguy hiểm như: Chemicals, household goods,
photographic supplies, … phải được thể hiện trên ô “Nature and Quantity of
Goods”, trường hợp không yêu cầu – Tờ khai gửi hàng nguy hiểm của người gửi
thì phải ghi cụ thể các chi tiết theo quy định của IATA.
 Đối với hàng hóa nguy hiểm đi, đến Mỹ phải ghi rõ điện thoại liên lạc để giải quyết
khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn.
 Hàng nguy hiểm có thể kết hợp với các loại hàng hóa khác trong một lô hàng hỗn
hợp dưới một vận đơn hàng không. Trong trường hợp này, trên ô “Handing
Information” của AWB phải ghi cụ thể số kiện hàng nguy hiểm.
10.1.5.3. Bản kiểm tra hàng nguy hiểm
Trước khi chấp nhận hàng nguy hiểm, nhân viên tiếp nhận phải hoàn tất Bản kiểm tra
chấp nhận vận chuyển hàng hóa nguy hiểm (Check list). Check List được làm thành 02
liên: liên gốc đính kèm AWB được vận chuyển cùng lô hàng đến sân bay đến, liên thứ
hai được lưu tại nơi tiếp nhận hàng. Nếu các quốc gia có liên quan có các yêu cầu khác
về lưu trữ, ngôn ngữ phải áp dụng đồng thời các điều khoản đó.
Bảng kiểm tra chấp nhận vận chuyển hàng hóa nguy hiểm gồm ba mẫu. Một mẫu áp
dụng chung cho tất cả các loại hàng nguy hiểm trừ phóng xạ - hạng 7. Mẫu thứ hai còn
lại chỉ áp dụng cho hàng hóa phóng xạ. Mẫu thứ ba chỉ áp dụng cho đá khô chở riêng
hoặc đá khô làm lạnh hàng không là hàng nguy hiểm. Các mẫu này được thay đổi hàng
năm tuần thủ theo cuốn IATA DGR.
Checklist được sử dụng kèm với bản kê khai hàng hóa nguy hiểm của người gửi.
Tất cả các câu hỏi trong bảng checklist phải được kiểm tra so sánh với thực tế của lô
hàng hoặc kiện hàng nguy hiểm và đánh dấu vào ô thích hợp: Có/Không/Không áp
dụng. Chỉ tiếp nhận hàng khi các câu hỏi đã được đánh dấu “Có” hoặc “Không áp
dụng”. Khi có bất cứ câu hỏi nào được đánh dấu “Không” thì lô hàng này sẽ không
được chấp nhận vận chuyển và sẽ được trả lại cho chủ hàng cùng với liên thứ nhất của
bảng checklist. Liên thứ hau của bảng checklist phải được lưu lại cùng với tờ khai gửi
hàng nguy hiểm tại đơn vị tiếp nhận hàng hóa.
Những mục chưa rõ phải tra cứu IATA DGR hiện hành, lưu ý tới quy cách đóng gói
theo đúng tiêu chuẩn của IATA và kiểm tra kỹ từng kiện hàng nhằm tránh những sự cố

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

có thể xảy ra, đặc biệt là trọng lượng tịnh hàng nguy hiểm không được vượt quá giới
hạn nêu ra trong IATA DGR.
Kiểm tra số kiện phù hợp với Tờ khai của người gửi hàng. Kiểm tra chứng từ phù hợp
việc đóng gói theo quy định và Tờ khai của người gửi hàng (có thể xem Packing
Certificate) hoặc hỏi trực tiếp. Kiểm tra thực tế kiện hàng (không rò rỉ, biến màu mặt
ngoài, không xộc xệch, bốc mùi mạnh…). Kiểm tra nhãn, mác trên từng kiện hàng:
Bao gồm tên hàng gửi, mã số UN/ID, tên và địa chỉ của người gửi hàng và người nhận
hàng, độ bền của nhãn, mác và bao bì, ký hiệu của bao bì. Thẻ, nhãn chỉ mức độ nguy
hiểm và thẻ, nhãn phục vụ (nếu có) phải được dán ở vị trí hợp lý và dễ nhìn thấy, đặc
biệt là thẻ, nhãn chỉ mức độ nguy hiểm.
10.1.6. Đóng gói
Hàng nguy hiểm phải được đóng gói theo đúng số lượng và quy cách bao gói tuân thủ
chương 5 và chương 6 cuốn IATA DGR. Đóng gói là yếu tố quan trọng để đảm bảo an
toàn cho công tác vận chuyển hàng nguy hiểm.
Việc thay đổi độ cao, áp suất và nhiệt độ dẫn đến giảm độ kín của thùng đựng, gây rò
rỉ các chất bên trong, nhất là trong vận chuyển các chất khí hoặc chất lỏng. Do vậy,
không đóng gói quá 9/10 dung tích bình chứa đối với các chất lỏng.
Bất cứ kiện hàng nào có dấu hiệu rò rỉ hoặc cấu trúc không chắc chắn thì không chấp
nhận vận chuyển cho đến khi việc đóng gói lại được thực hiện và bao gói mới đóng
này phải hoàn toàn đảm bảo an toàn và phù hợp với Quy định hàng nguy hiểm của
IATA.
10.1.7. Quy định pháp luật
Đối với hầu hết các quốc gia, thông thường gắn Hướng dẫn kỹ thuật của ICAO hoặc
Quy định vận chuyển hàng nguy hiểm của IATA trong luật quốc gia để cấm việc vận
chuyển của hàng nguy hiểm trừ khi các quy định được tuân thủ chặt chẽ.
Những luật lệ này cũng thể hiện trách nhiệm của hãng vận chuyển. Các hãng hàng
không có trách nhiệm xác nhận liệu người gửi có tuân thủ các quy định nói trên hay
không trước khi quyết định tiếp nhận vận chuyển lô hàng. Trong phần lớn các trường
hợp, việc này được thực hiện bằng công cụ là bản kiểm tra.
Hành động vi phạm có thể dẫn đến bị phạt và/hoặc bỏ tù nếu:
 Người gửi gửi lô hàng không tuân thủ Hướng dẫn kỹ thuật của ICAO hoặc hoặc
Quy định vận chuyển hàng nguy hiểm của IATA hiện hành.
 Hãng vận chuyển vận chuyển lô hàng không tuân thủ các quy định trên; hoặc
 Hãng vận chuyển không thông báo cho cơ trưởng có hàng nguy hiểm trên máy bay
(NOTOC).

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Mức độ nghiêm trọng của các mức phạt này khác nhau giữa các nước, thậm trí giữa
các địa phương.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

10.2. HÀNG ĐỘNG VẬT SỐNG

Những người gửi hàng, nhân viên chấp nhận hoặc chất xếp hàng động vật sống đều
nên quen thuộc với các yêu cầu phục vụ đặc biệt với các loài động vật đảm bảo động
vật sống được vận chuyển an toàn, khỏe mạnh và được đối xử nhân đạo. Để đảm bảo
duy trì được sự tiện nghi này cho động vật sống trong cả giai đoạn vận chuyển, Quy
định vận chuyển hàng động vật sống của IATA đặt ra những tiêu chuẩn tối thiểu yêu
cầu đối với vận chuyển động vật sống. Tài liệu này và việc áp dụng những quy tắc tại
tài liệu này quy định việc chấp nhận các lô hàng động vật sống. Vì vậy rất cần thiết
làm quen với tài liệu này.
10.2.1. Quy định vận chuyển động vật sống của IATA
Quy định vận chuyển động vật sống của IATA được Hội đồng động vật sống và hàng
dễ hư hỏng của IATA phê duyệt với sự tư vấn của cơ quan quốc tế, Công ước về buôn
bán động thực vật hoang dã nguy cấp, và các cơ quan chính phủ thực thi quy định này
trong việc vận chuyển động vật. Ý kiến của các bên liên quan khác và các tổ chức
quốc tế cũng được xem xét.
Quy định vận chuyển động vật sống của IATA gồm 12 chương và các phụ lục, được
ban hành hàng năm bằng bốn ngôn ngữ: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc.
10.2.2. Các loài động vật vận chuyển bằng đường không
Quy định vận chuyển động vật sống của IATA phân chia động vật sống thành 05 lớp,
trong đó tiếp tục chia thành các bộ khác nhau. Động vật sống được sắp xếp theo thứ tự
bảng chữ cái tên thông thường, tên khoa học và yêu cầu đóng thùng chuồng.
10.2.3. Tài liệu vận chuyển
Người gửi có trách nhiệm cung cấp giấy chứng nhận sức khỏe, giấy phép của nhà chức
trách nước xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh.
Tất cả các tài liệu trên cần thiết đính kèm cùng vận đơn hàng không, ngoài ra còn cố
một số tài liệu tương ứng nằm ngoài thùng hàng động vật sống.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

10.2.3.1. Vận đơn hàng không


Hàng động vật sống phải có vận đơn hàng không riêng, không chung với các hàng
khác.
Trên vận đơn hàng không tại ô “Thông tin phục vụ’ phải ghi rõ “Hãng vận chuyển
không chịu trách nhiệm về bất kỳ mất mát, hư hại, tử vong hay các chi phí phát sinh do
các nguyên nhân tự nhiên”. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa Hãng vận chuyển từ
chối mọi trách nhiệm khi xảy ra việc động vật sống bị chét trong quá trình vận chuyển.
Trong ô “Bản chất và lượng hàng”, phải thể hiện rõ tên thông dụng, tên khoa học đã
được liệt kê trong IATA LAR” và số lượng động vật chuyên chở bằng tiếng Anh.
Trong ô “Thông tin phục vụ”, phải liệt kê đầy đủ các giấy phép như giấy chứng nhận
sức khỏe, chứng nhận xuất xứ, các giấy phép xuất nhập khẩu, tờ khai gửi hàng động
vật sống, hướng dẫn cho ăn của người gửi đi kèm vận đơn hàng không.
10.2.3.2. Tờ khai gửi động vật sống của người gửi
Với mỗi lô hàng, người gửi/đại lý đều phải cung cấp 2 bản tờ khai gửi hàng động vật
sống với đầy đủ các thông tin theo yêu cầu và có chữ ký xác nhận.
Một bản sao có chữ ký phải giữ tại sân bay chấp nhận hàng và bản sao khác phải gửi
cùng lô hàng, gắn với vận đơn hàng không vận chuyển đến điểm cuối.
Tên chung (tiếng Anh) và tên khoa học của động vật sống phải được thể hiện trong
mục mô tả của giấy chứng nhận.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

10.2.3.3. Giấy phép CITIES


Các loài động vật thuộc nhóm I, II, III trong danh mục của CITIES (Công ước quốc tế
về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) vận chuyển quốc tế phải có
giấy phép CITIES đi kèm.
Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Tài liệu CITIES có thẻ là một trong những giấy tờ sau:
 Giấy phép xuất khẩu;
 Giấy phép nhập khẩu (chỉ yêu cầu đối với động vật phụ lục I).
10.2.3.4. Bản danh mục kiểm tra chấp nhận vận chuyển động vật sống
Khi chấp nhận bất kỳ một lô hàng động vật sống nào từ người gửi hoặc đại lý hàng
hóa hoặc từ hãng vận chuyển khác, nhân viên tiếp nhận phải kiểm tra theo các nội
dung của Bản danh mục kiểm tra chấp nhận vận chuyển động vật sống.
Mỗi câu hỏi phải được trả lời chính xác và cẩn thận, đánh dấu “x” vào các ô tương
ứng. Nếu bất cứ một câu trả lời là “không” có nghĩa là lô hàng không phù hợp với điều
kiện vận chuyển. Lô hàng như vậy không được chấp nhận vận chuyển và được trả lại
cho người gửi hoặc đại lý hàng hóa cùng với 01 bản copy bản danh mục kiểm tra chấp
nhận vận chuyển động vật sống của lô hàng, bản gốc được lưu tại nơi chấp nhận hàng.
Bất kỳ một câu hỏi nào còn nghi ngờ, chưa làm rõ thì người gửi làm thủ tục tiếp nhận
phải có trách nhiệm làm rõ đến cùng, đặc biệt là chủng loại con vật.
Các giấy phép phải yêu cầu trình bản gốc và lưu giữ bản đã được công chứng.
Bản chính danh mục kiểm tra chấp nhận vận chuyển động vật sống đã được đính kèm
cùng tài liệu lô hàng và bản sao được lưu giữ tại văn phòng tiếp nhận lô hàng động vật
sống này.
10.2.3.5. Thông báo gửi hàng đặc biệt cho Cơ trưởng (NOTOC)
Cơ trưởng phải được thông báo về tất cả hàng đặc biệt trên tàu bay. Để đảm bảo tuân
thủ Quy định vận chuyển động vật sống, cơ trưởng phải biết rõ loài động vật, địa điểm
và số lượng động vật vận chuyển trên tàu
bay. Tài liệu NOTOC phục vụ cho mục
đích này.
10.2.4. Thùng chuồng, đánh dấu và
dán nhãn
Thùng chuồng phải được chế tạo phù hợp
với kích thước con vật, mẫu đóng gói
hàng động vật sống tuân thủ quy định
động vật sống hiện hành của IATA.
Thùng chuồng được thiết kế sao cho con
vật cảm thấy thỏa mái ở các tư thế đứng,
ngồi, nằm và xoay người được trong các tư thế theo thói quen tự nhiên của nó nhằm
tránh gây ức chế trong quá trình vận chuyển. Yêu cầu này được áp dụng kể cả lô hàng
động vật sống vận chuyển Interline.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Kích thước và sự thông thoáng của thùng chuồng phải phù hợp với từng loại con vật
cụ thể. Máng đứng thức ăn và nước uống phải đảm bảo có thể rót từ bên ngoài vào,
thùng hàng phải được thiết kế sao cho nhân viên phục vụ có thể chăm sóc động vật
sống không gặp nguy hiểm.
Thùng chuồng phải trong tình trạng tốt, đảm bảo kết cấu bền vững khi vận chuyển.
Khi cần thiết phải dùng xe xúc để bốc xếp, thùng chuồng phải có chân đế cao tối thiểu
5cm nhưng không cao quá 15cm.

Thùng chuồng phải chống được rò rỉ nước thải từ động vật sống trong quá trình vận
chuyển, chỗ nằm phải thấm được nước bằng vật liệu hút nước do người gửi cung cấp
phù hợp với từng loại con vật. Không chấp nhận sử dụng rơm rạ, cỏ khô làm vật liệu
hút do một số nước cấm nhập khẩu rơm rạ và cỏ khô. Thùng chuồng phải được làm từ
vật liệu không độc hại, các loại gỗ đã nhiễm hóa chất độc hại và kẽm tuyệt đối không
được dùng để đóng chuồng.
Những con vật nhỏ cần có khoảng trống nhiều hơn, chiều cao của thùng chuồng sẽ
tăng 50% tỷ lệ tương thích so với con vật trưởng thành cùng chủng loại.
Phải đảm bảo thùng chuồng khi mở của tàu bay không làm sổng con vật hoặc gây
nguy hiểm cho người phục vụ.
Người gửi chịu trách nhiệm đánh dấu và dán nhãn trên các kiện hàng. Các kiện hàng
động vật sống phải có đủ chỗ để có thể đánh dấu và dán nhãn.
Đánh dấu phải bền và được in hoặc đánh dấu, dán vào mặt ngoài kiện hàng.
Ngoài ngôn ngữ yêu cầu của nhà chức trách liên quan, trong vận chuyển quốc tế tiếng
Anh là ngôn ngữ bắt buộc sử dụng.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Trừ khi có quy định khác trong quy


định vận chuyển động vật sống của
IATA mỗi kiện hàng đều phải được
đánh dấu đảm bảo dễ đọc, bền màu
trên mặt ngoài với đầy đủ các thông
tin sau:
 Tên đầy đủ, địa chỉ và số điện
thoại liên lạc 24 giờ của người
chịu trách nhiệm chỉ dẫn.
 Tên chung và tên khoa học của
động vật và số lượng động vật
chất trong thùng như đã thể hiện trên chứng nhận của người gửi.
 Các thùng hàng chứa động vật có thể gây thương tích khi cắn hay đốt phải được
đánh dấu “Độc hại”
Bắt buộc phải gắn tối thiểu một nhãn động vật sống trên mỗi kiện hàng, trừ khi có yêu
cầu khác.
Để chỉ dẫn phương chất xếp thẳng đứng của các thùng hàng, trên cả 4 mặt của kiện
hàng đều phải dán nhãn chỉ hướng.
Các lô hàng động vật sống phục vụ thí nghiệm phải gắn nhãn động vật thí nghiệm
“Laboratory Animals” hoặc SPF “Specific Pathogen Free”.

Các nhãn khi dán không được bịt các lỗ thông thoáng, nhất là đối với các kiện hàng
nhỏ.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

10.2.5. Thu xếp trước và đặt chỗ cho hàng động vật sống
Trước khi chấp nhận bất kỳ lô hàng động vật sống nào, người gửi hàng phải thu xếp
với hãng vận chuyển đảm bảo rằng lô hàng đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong Quy
định vận chuyển động vật sống của IATA.
Chỗ vận chuyển động vật sống phải được xác nhận trước khi vận chuyển. Phải chọn
hành trình trực tiếp, hạn chế điểm dừng, nhằm tránh việc phục vụ lặp lại và thay đổi
khí hậu. Hạn chế chuyên chở trên nhiều hãng hàng không khác nhau.
Sân bay đi phải thông báo cho sân bay đến sau khi máy bay cất cánh với các thông tin
sau:
 Số vận đơn hàng không, sân bay đi, số kiện, trọng lượng hàng
 Loài động vật (bao gồm cả tên khoa học của con vật), số lượng
 Tên, địa chỉ, số điện thoại người nhận.
 Vị trí chất xếp, trang thiết bị yêu cầu để dỡ hàng.
Sân bay đi phải thông báo cho các sân bay trên hành trình với tên thông dụng, số
lượng, vị trí chất xếp và các yêu cầu đặc biệt khác.
Cơ trưởng cũng phải được thông báo về loài động vật, vị trí, lượng động vật vận
chuyển bằng việc sử dụng NOTOC “Thông báo chất xếp đặc biệt cho Cơ trưởng” và
các yêu cầu về nhiệt độ, thông gió.
Sân bay đến và trung chuyển cũng phải được thông báo nếu động vật bị bỏ lại hoặc
nếu chuyến bay bị chậm trễ, để thông báo cho người nhận và người gửi.
10.2.6. Chấp nhận vận chuyển
Quy trình tiêu chuẩn về sẵn sàng vận chuyển phải được tuân thủ nghiêm ngặt:
Việt tiếp nhận động vật sống cần lưu ý những đặc điểm trong vận chuyển động vật
sống như: đặc điểm tiêu hóa, bài tiết, sinh lý, đặc điểm khi nuôi con, vấn đề sốc, ảnh
hưởng ức chế thần kinh, đặc điểm ẩn náu, bản năng khám phá…
Xem quy định chi tiết về thùng chuồng đối với từng loài động vật trong Quy định vận
chuyển động vật sống của IATA.
Chỉ chấp nhận vận chuyển động vật sống trong tình trạng sức khỏe tốt để có thể khỏe
mạnh khi đến điểm cuối của hành trình vận chuyển. Người gửi phải thông báo khi
động vật sống mang thai và trong trường hợp như vật, chỉ chấp nhận vận chuyển nếu
hàng có giấy chứng nhận kiểm dịch, xác định có thể vận chuyển mà không xảy ra sinh
nở trên hành trình.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Trước khi chấp nhận bất kỳ lô hàng động vật sống nào, người gửi phải thu xếp với
hãng vận chuyển đảm bảo rằng lô hàng đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong Quy định
vận chuyển động vật sống của IATA. Trong đó cần lưu ý:
 Chủ hàng phải xuất trình giấy “Chứng nận kiểm dịch” do cơ quan thú y có thẩm
quyền cấp, giấy chứng nhận này phải phù hợp các khuyến cáo của IATA.
 Người gửi hàng phải xuất trình các giấy phép xuất nhập khẩu và giấy phép quá
cảnh (nếu cần), các loại giấy phép này được gửi cùng lô hàng bao gồm: Giấy kiểm
dịch, giấy phép xuất nhập khẩu (nếu cần) và phải hoàn tất tờ khai gửi hàng động
vật sống.
 Tất cả các chi tiết liên quan đến lô hàng động vật sống và các yêu cầu phục vụ đặc
biệt phải được gửi tới các đầu sân bay liên quan.
 Người gửi phải biết rõ cách chăm sóc lô hàng và có thỏa thuận trước sẽ chịu trách
nhiệm khi lô hàng không giao được cho người nhận, tránh rắc rối khi lô hàng động
vật sống không có người nhận.
10.2.7. Quy định của nhà chức trách và người vận chuyển
Trước khi chuẩn bị vận chuyển lô hàng động vật sống, người gửi phải thu thập đầy đủ
các thông tin liên quan về giấy phép xuất nhập khẩu, chứng nhận kiểm dịch, các yêu
cầu, hạn chế hay cấm của các quốc gia trên hành trinh.
Bên cạnh quy định của nhà chức trách, một số hãng hàng không cũng có các quy định
cụ thể về việc vận chuyển động vật sống.
Xem chi tiết tại TACT Rules.
10.2.8. Trách nhiệm của người vận chuyển
Hãng hàng không không chịu trách nhiệm về mất mát, hư hại hoặc chi phí phát sinh do
động vật tử vong vì nguyên nhân tự nhiên hoặc do tự thân động vật hay động vật khác,
do đóng gói không phù hợp, do mất khả năng chống chọi của động vật với điều kiện
môi trường.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

10.3. HÀNG GIÁ TRỊ CAO


10.3.1. Định nghĩa
Hàng giá trị cao là hàng bao gồm một hoặc nhiều hơn các vật phẩm sau:
 Bất kỳ vật phẩm nào được kê khai giá trị vận chuyển từ 1.000USD (hoặc tương
đương) trở lên trên một kg cả bì (riêng ở Anh là mức 450GBP)
 Vàng nén (bao gồm cả vàng nguyên chất và không nguyên chất dưới dạng thỏi,
khuôn, bạch kim (palladium, iridium, ruthenium, osmuim và rhodium) và hợp kim
bạch kim dưới dạng hạt, xốp, thanh, thỏi, tấm, que, dây, lưới, ống và dải (trừ các
đồng vị phóng xạ của các kim loại này và các hợp kim thuộc hàng nguy hiểm phải
tuân thủ yêu cầu riêng về nhãn thẻ)
 Tiền giấy, séc du lịch, chứng khoán, cổ phiếu, tem (trừ tem đúc – mint của Anh) và
các thẻ ngân hàng hoặc thẻ tín dụng sẵn sàng sử dụng.
 Kim cương (bao gồm kim cương dùng trong công nghiệp), hồng ngọc, ngọc lục,
ngọc bích, đá ngọc mắt mèo và ngọc trai, cả ngọc trai nuôi.
 Đồ trang sức bao gồm kim cương, hồng ngọc, ngọc lục, ngọc bích, đá ngọc mắt
mèo và ngọc trai, cả ngọc trai nuôi.
 Trang sức, đồng hồ bằng vàng, bạc, bạch kim.
 Vật phẩm làm bằng vàng, bạch kim, trừ loại được mạ vàng, bạch kim.
10.3.2. Tài liệu vận chuyển
 Vận đơn hàng không
Xem mục 2.3.3 của chương này
 Giấy chứng nhận bảo hiểm
Giấy chứng nhận bảo hiểm của lô hàng phải được xuất trình khi gửi hàng giá trị cao.
Một bản sao Giấy chứng nhận bảo hiểm phải được lưu tại công ty phục vụ hàng hóa.
10.3.3. Vận đơn hàng không
Vận đơn hàng không phải tuân thủ Nghị quyết của IATA. Khi xuất vận đơn hàng
không cho hàng giá trị cao, chú ý những điểm sau:
 Giá cước là giá phân loại tăng (Class Rate Surcharge).
 Tên và địa chỉ của người nhận và người gửi phải chính xác và hoàn chỉnh, bao gồm
số điện thoại có thể liên lạc 24 giờ trong ngày.
 Ô “Tính chất và số lượng hàng” phải thể hiện rõ nội dung hàng và kích thước từng
lô (kiện hàng). Nếu một lô hàng bao gồm nhiều kiện hàng mà trọng lượng tịnh và
kích thước của mỗi kiện khác nhau, phải đảm bảo rằng nội dung hàng, kích thước

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

và trọng lượng của từng kiện hàng được thể hiện trong ô “Bản chất và số lượng
hàng”.
 Nếu lô hàng giá trị cao gồm nhiều kiện hàng trọng lượng tịnh, kích thước khác
nhau và không thể thể hiện trong ô “Tính chất và số lượng hàng”, phải kèm theo
một danh sách đưa chi tiết trọng lượng tịnh và kích thước của từng kiện. Sân bay
chấp nhận hàng cũng phải giữ lại một bản sao danh sách này.
 Ô “Trọng lượng tịnh” phải thể hiện chính xác con số như bộ phận chấp nhận hàng
đã ghi.
 Các ô “Sân bay xuất phát” và “Hành trình yêu cầu” phải thể hiện tên đầy đủ.
 Ô “Người vận chuyển đầu tiên” phải thể hiện tên Hãng hàng không đầu tiên.
Một số hãng vận chuyển yêu cầu giá trị kê khai vận chuyển đối với hàng giá trị cao.
Lưu ý rằng lô hàng giá trị cao không được vận chuyển trong một lô hàng gom.
10.3.4. Danh sách hàng hóa
 Danh sách hàng hóa phải thể hiện chính xác bản chất hàng như trong vận đơn hàng
không.
 Lô hàng giá trị cao phải được thể hiện trên danh sách hàng hóa chuyến bay bằng
việc sử dụng mã viết tắt: “VAL”
10.3.5. Thông báo cho Cơ trưởng
Thông báo cho Cơ trưởng về việc có hàng giá trị cao trên máy bay bằng NOTOC
“Thông báo chất xếp đặc biệt cho Cơ trưởng”
10.3.6. Niêm phong, đánh dấu và dán nhãn
Chỉ chấp nhận hàng hàng giá trị cao khi các kiện hàng đã được người gửi niêm phong
đóng kín trước. Niêm phong có nghĩa là đóng chặt bằng phương tiện nào đó có thể
ngăn chặn các hành vi lục lọi lấy trộm đồ và tiện cho việc bàn giao giữa các bộ phận
với nhau. Niêm phong phải đủ nhiều, được đóng ở những vị trí thích hợp và có dấu
tem hoặc niêm phong của người gửi.
Hàng giá trị cao phải được đóng gói cẩn thận sao cho không bị lục lọi lấy trộm mà
không để lại bằng chứng rõ ràng.
Mỗi kiện hàng giá trị cao phải được đánh dấu rõ ràng với đầy đủ tên và địa chỉ của
người nhận, số vận đơn hàng không và điểm đán của lô hàng. Tuyệt đối không thể
hiện nội dung hàng trên bao bì. Chỉ dùng bút đánh dấu để đánh dấu hàng, không dùng
thẻ nhãn “VAL”
10.3.7. Thu xếp trước và đặt chỗ
Hàng giá trị cao phải được đặt chỗ và xác nhận chỗ để có thể thu xếp các biện pháp an
ninh cần thiết.
Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Để hạn chế việc phục vụ hàng giá trị cao phải được lên kế hoạch vận chuyển trên
các chuyến bay trực tiếp khi có thể.
Trước khi chấp nhận hàng giá trị cao, bộ phận chấp nhận hàng phải kiểm tra với bộ
phận quản lý tải trước khi xác nhận đã có chỗ từ sân bay xuất phát đến sân bay cuối
của lô hàng.
10.3.8. Chấp nhận vận chuyển
Không vận chuyển hàng giá trị cao nếu hàng dự kiến đến điểm cuối vào ngày lễ tết và
ngày nghỉ cuối tuần
Không chấp nhận hàng giá trị cao trong lô hàng gom nhiều loại hàng. Tuy nhiên,
một lô hàng gom có thể bao gồm toàn bộ hàng giá trị cao với điều kiện bản chất hàng
phải được thể hiện rõ trên vận đơn hàng không.
Phải cân trọng lượng của lô hàng giá trị cao một cách cẩn thận và so sánh với trọng
lượng thể hiện trên vận đơn hàng không hoặc hướng dẫn gửi hàng. Nếu có khác biệt,
cân riêng trọng lượng của từng kiện và yêu cầu người gửi sửa lại sự khác biệt này trên
tờ khai của mình.
Lô hàng chuyển giao từ các hãng hàng không khác sẽ được kiểm soát kỹ càng và
đối chiếu với vận đơn hàng không và các tài liệu khác trước khi được chấp nhận vận
chuyển. Các kiện hàng bị hư hại hoặc nghi ngờ có hư hại sẽ không được chấp nhận
vận chuyển nếu không qua các thủ tục kiểm tra cần thiết và lập biên bản bất thường từ
Hãng hàng không chuyển giao.
Phải thu xếp thời gian giao hàng tại mỗi sân bay theo đúng quy định và điều kiện
riêng của địa phương. Thời gian giao hàng thích hợp là khoảng thời gian 2 tiếng trước
giờ chuyến bay dự định cất cánh.
10.3.9. Lưu kho
Ngay sau khi chấp nhận hàng, nhân viên của công ty phục vụ phải hoàn tất tài liệu,
kiểm tra hàng đối chiếu với vận đơn hàng không và để hàng vào kho kiên cố hoặc
trong khu vực có giám sát chặt chừng nào hàng chưa đưa ra máy bay để vận chuyển
hoặc các mục đích phục vụ khác.
Đối với các hàng giá trị cao không thể lưu trong khu vực an toàn do kích thước
hàng hoặc các lý do khác, phải thu xếp cách nào đó để đảm bảo sự an toàn cho hàng
bằng cách phối hợp với an ninh địa phương.
Thực hiện kiểm kê kho định kỳ để đảm bảo an ninh tốt nhất cho tất cả hàng giá trị
cao được lưu giữ trong khu vực giám sát an ninh.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

10.3.10. Chất xếp


Hàng giá trị cao được áp tải từ kho của hãng vận chuyển ra tàu bay và từ tàu bay đến
kho của hãng vận chuyển tại điểm đến.
Hàng giá trị cao được chất xếp trên tàu bay trong thiết bị chất xếp an toàn hoặc khu
vực an toàn chỉ định. Những thiết bị này được nhân viên đủ thẩm quyền kháo và niêm
phong.
Những vật nhỏ có giá trị cao được chất trong thùng an ninh nếu có. Những thùng
an ninh này thường được đặt trên khoang hành khách.
Số niêm phong được thông báo cho sân bay trung chuyển và sân bay đến. Trước
khi dỡ hàng, phải kiểm tra niêm phong và ghi nhận những bất thường nếu có.
Trong trường hợp lô hàng có dấu hiệu mất trôm…phải tiến hàng tìm kiếm và thông
báo cho sân bay xuất phát.
10.3.11. Giao hàng
Phải thu xếp tại sân bay đến, phối hợp với hải quan và hãng hàng không đảm bảo lô
hàng được thông quan và giao cho người nhận sớm nhất ngay khi hàng đến.
Phải đảm bảo rằng tất cả các tài liệu cần thiết dể thông quan có đủ và khai báo
chính xác.
Đảm bảo kiểm tra bao bì vẫn nguyên vẹn, không có dấu hiệu bị moi móc mất trộm.
Lưu ý đến các biện pháp an ninh cần thiết.
10.3.12. Quy định của nhà chức trách và hãng vận chuyển
Tra cứu TACT Rules mục 7.3 và 8.3
10.3.13. Trách nhiệm của hãng vận chuyển
Đối với vận chuyển quốc tế, giới hạn trách nhiệm của nhà vận chuyển là 17 SDR hoặc
tương đương quy ra đồng tiền quốc gia. Tuy nhiên, giá trị này không bao giờ lớn hơn
giá trị thực của lô hàng tại điểm đến.
Nếu giá trị hàng vượt quá 17 SDR/kg và người gửi muốn tăng giới hạn trách nhiệm
của hãng vận chuyển, người gửi phải kê khai giá trị vận chuyển. Khi đó, người gửi
phải trả thêm phí kê khai giá trị.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

10.4. HÀNG DỄ HƯ HỎNG


10.4.1. Định nghĩa
Hàng dễ hư hỏng là các loại hàng hóa đặc biệt mà trạng thái hoặc tính chất ban đầu có
thể bị hư hỏng khi chịu tác động của sự thay đổi quá mức về nhiệt độ, độ ẩm hoặc thời
gian do chuyến bay bị chậm chễ trong quá trình vận chuyển. Việc chấp nhận hàng dễ
hư hỏng phải tuân thủ Quy định hàng dễ hư hỏng hiện hành của IATA.
Danh sách một số loại hàng dễ hư hỏng (PCR 2015 IATA)
10.4.1.1. Fruits and Vegetables: Quả và rau
10.4.1.2. Fresh-Cuts and Prepared Salads: Trái cây chế biến tươi và rau sống
làm sẵn

10.4.1.3. Seafood and Fish: Hải sản và cá


Hải sản và cá là những sản phẩm rất nhanh hư hỏng. Ngay từ lúc khai thác từ môi
trường tự nhiên cho đến khi chế biến thành thực phẩm, cách thức phục vụ và nhiệt độ
là những yếu tố quan trọng bắt buộc phải được kiểm soát. Nhiệt độ thích hợp để bảo
quản và kéo dài thời hạn sử dụng các sản phẩm hải sản và cá tươi sống là từ -1 oC đến
1oC. Đối với các sản phẩm đông lạnh thì nhiệt độ tối ưu để bảo quản là dưới -23 oC.
Khi lưu kho và bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, các sản phẩm hải sản và
cá tươi sống có thời hạn sử dụng có thể từ 4 – 18 ngày.

10.4.1.4. Meat and Meat Products - Thịt và các sản phầm từ thịt
Thịt và các sản phẩm từ thịt có thể tươi sống, đông lạnh hoặc được làm lạnh. Tuy vậy
phần lớn các sản phẩm từ thịt được vận chuyển qua đường hàng không là tươi sống
hoặc được làm lạnh. Yêu cầu phải giữ lạnh trong suốt quá trình phân phối. Một trong
những nguyên nhân chính làm các vi khuẩn và enzym phá triển gây ảnh hưởng tới chất
lượng và an toàn của thịt chính là sự gia tăng nhiệt độ.
10.4.1.5. Dairy Products - Sản phẩm bơ sữa
Trong chế độ ăn uống của con người, sữa là một trong những sản phẩm hoàn thiện
nhất cung cấp các protein, chất béo, vitamin và những chất dinh dưỡng thiết yếu.
Không phải ngẫu nhiên mà bữa ăn đầu tiên của trẻ sơ sinh chính là sữa. Có rất nhiều
Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

sản phẩm bơ sữa được cung cấp đến thị trường thế giới: bơ, phomat, sữa bột, sữa đặc,
váng sữa, kem sữa, sữa chua…Bên cạnh đó, được ít biết đến hơn là những sản phẩm
phụ từ quá trình biến đổi sữa cũng được tiêu dùng và thậm chí còn là nguyên liệu dùng
làm thuốc: lactose, whey, whey protein concentrate, whey protein isolate, nonfat dry
milk.
10.4.1.6. Bakery – bánh ngọt
Phần lớn các sản phẩm bánh mì được vận chuyển qua đường hàng không dưới dạng
đông lạnh. Bao gồm: bánh mì, bánh ngọt, bánh quy, bánh rán, bánh nướng, bánh bao,
bánh nhân.

10.4.1.7. Frozen Food – Thực phẩm đông lạnh


Quá trình làm đông là rất quan trọng đối với ngành công nghiệp thực phẩm. Trong
những năm gần đây, những tiến bộ khoa học đã làm nâng cao quá trình làm đông. Rất
nhiều thực phẩm được làm đông để phục vụ việc thương mại hóa như: rau quả, thịt,
hải sản, bơ sữa, gia cầm, bánh mì, thực phẩm ăn liền…
Table 4.2.7.A: Những tác động làm thực phẩm đông lạnh bị hư hỏng

10.4.1.8. Ornamentals - Hoa, cây cảnh


Giống như rau quả tươi, hoa và cây cối có cấu trúc sống và thậm trí vẫn tiếp tục hô hấp
sau khi bị cắt ra khỏi thân cây. Độ tươi của hoa cắt cành và chậu cây cảnh bị mất đi rất
nhiều trong quá trình thu hoạch, phục vụ, lưu kho, vận chuyển, phân phối, bán buôn và
bán lẻ. Ước tính có khoảng 20% số lượng hoa bị hư hỏng, mất đi trong quá trình
marketing. Việc duy trì kiểm soát nhiệt độ trong điều kiện phù hợp từ lúc thu hoạch
cho đến khi bán lẻ là bước rất quan trọng để đảm bảo chất lượng tốt của sản phẩm.

10.4.1.9. Pharmaceutical Products - Dược phẩm


Dược phẩm hay thuốc là những chất dưới dạng đơn chất hoặc hỗn hợp có nguồn gốc
rõ ràng, được dùng cho người hoặc sinh vật để chẩn đoán, phòng và chữa bệnh,hạn chế
hoặc thay đổi điều kiện bệnh lý hay sinh lý. Dược phẩm gồm các loại: thuốc; sản phẩm
sinh học (vaccines, human products); dụng cụ y tế. Dược phẩm bắt buộc phải được bảo
quản trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm yêu cầu để bảo đảm chất lượng và an toàn
của sản phẩm.

10.4.1.10. Other Perishables


Phần này là nhóm lại tất cả các loại hàng dễ hư hỏng được vận chuyển qua đường hàng
không với thể tích nhỏ. Bao gồm: gia vị, bánh kẹo và các nguyên liệu cấu thành, mỹ
phẩm.

10.4.1.11. Hatching Eggs - Trứng giống


Trứng giống bắt buộc phải phục vụ thật nhẹ nhàng, cẩn thận và duy trì trong điều kiện
môi trường yêu cầu để đảm bảo phôi trứng được an toàn. Khi vận chuyển trứng giống,

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

điều quan trọng là phải giảm thiểu số lần quá cảnh và giảm thời gian ngoài giờ. Nhiệt
độ bảo quản tối ưu cho trứng giống là từ 12oC đến 18oC

10.4.2. Quy định vận chuyển hàng dễ hư hỏng


10.4.3. Chấp nhận hàng
Hàng dễ hư hỏng chỉ được chấp nhận chuyên chở khi có thể đảm bảo chắc chắn rằng
tại thời điểm tiếp nhận hàng, lô hàng đủ điều kiện vận chuyển.
Hàng dễ hư hỏng sẽ không được chấp nhận nếu nội dung hàng trong điều kiện không
tốt, bao gói không thích hợp, nhân viên chấp nhận hàng cho rằng lô hàng đó khi vận
chuyển tới điểm đến không đảm bảo hoặc sẽ không thể giao hàng đến người nhận.
Hãng vận chuyển sẽ không chịu trách nhiệm về mất mát hoặc hư hại do sự thay đổi về
khí hâu, nhiệt độ, độ cao hoặc các tiếp xúc thông thường khác.
Trước khi chấp nhận, hãng vận chuyển phải đảm bảo mọi sự chuẩn bị cần thiết trên cả
hành trình vận chuyển, bao gồm:
 Bảo đảm rằng người gửi hàng được thông báo về thời gian mà nhà vận chuyển có
thể thực hiện.
 Lô hàng đã được đặt chỗ trên các chuyến bay thích hợp.
 Đảm bảo các phương tiện phục vụ đặc biệt như kho lạnh đã được chuẩn bị sẵn
sàng, nếu cần.
 Người gửi phải cung cấp hướng dẫn bằng văn bản nêu rõ thời gian vận chuyển tối
đa có thể chấp nhận được và các yêu cầu phục vụ đặc biệt. Những hướng dẫn phải
được thể hiện trên vận đơn hàng không và bao bì các kiện hàng.
 Hàng dễ hư hỏng được đóng gói và làm lạnh bởi đá khô phải được thực hiện theo
IATA DGR.
10.4.4. Dán nhãn và đánh dấu
Trên tất cả các lô hàng dễ hư hỏng phải được dán nhãn “hàng dễ hư hỏng” ít nhất một
nhãn trên mỗi kiện hàng tại vị trí dễ nhìn.
Kiện hàng dễ hư hỏng phải được dán nhãn chỉ hướng phù hợp. Điều này đặc biệt quan
trọng trong trường hợp hàng dễ hư hỏng là “Hàng ướt”
Đá kho được xếp loại là hàng nguy hiểm. Nếu hàng dễ hư hỏng được vận chuyển với
đá khô để giữ lạnh, về chi tiết yêu cầu dán nhãn và đánh dấu cần tham khảo mục 2.4.5
hướng dẫn này.
Khi chất trong ULD, nhãn ULD phải được ký hiệu với mã phục vụ đặc biể tương ứng.
Người gửi nên đánh dấu tất cả các kiện các thông tin: Tên, địa chỉ và số điện thoại của
người nhận và thông tin đặc biệt về hàng hóa. Việc đánh dấu trên kiện hàng phải dễ

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

đọc, rõ ràng, như “Hải sản đông lạnh” hay “Hải sản sống” vì cách thức phục vụ trong
hai trường hợp là hoàn toàn khác nhau.
10.4.5. Đóng gói
Bao gói phải đầy đủ để bảo vệ hàng và ngăn chặn việc nhiễm bẩn từ các lô hàng khác,
không bị chảy tràn hoặc rò rỉ.
Các kiện hàng có khả năng chống lại sự rò rỉ được sử dụng để vận chuyển chứa chất
lỏng phải đáp ứng yêu cầu chung về bao gói của Quy định hàng nguy hiểm của IATA.
Các lô hàng dễ hư hỏng bao gồm “Động vật sống” phải được vận chuyển trong thùng,
chuồng đáp ứng các yêu cầu của Quy định động vật sống của IATA.
Cách thức đóng gói phụ thuộc phần lớn vào nội dung hàng và tính chất mau hỏng của
chúng.
Vật liệu đóng gói hàng dễ hư hỏng thường sử dụng bao gồm: Hộp bọt xốp, túi nilon,
thùng catton, thùng catton phủ sáp, thùng gỗ, sột, hộp, thùng nhựa, tấm trải nilon, vật
liệu hút nước.
Nhiều loại hàng dễ hư hỏng yêu cầu đóng gói hai lớp nhằm bảo vệ tránh nhiễm bẩn và
cách ly với các loại hàng khác. Sự bảo quản lạnh thường được dùng cùng với loại bao
bì đóng gói hai lớp này.
Để duy trì hàng dễ hư hỏng trong khoảng nhiệt độ mong muốn, phải sử dụng các vật
liệu giữ lạnh để trong bao bì cùng với hàng dễ hư hỏng hoặc để cùng với các kiện hàng
khi chất trong ULD. Các vật liệu giữ lạnh hàng dễ hư hỏng phổ biến bao gồm: Đá khô,
khí hóa lỏng, đá ướt.
10.4.6. Đá khô
Khi đá khô được sử dụng với hàng dễ hư hỏng:
 Chúng phải được đóng gói sao cho khí CO2 có thể phân tán và không tích lại bên
trong thùng hoặc chỗ chứa hàng.
 Trọng lượng tịnh của đá khô phải được ghi trên bao bì của mỗi kiện hàng.
 Mặc dù đá khô được xếp loại là hàng nguy hiểm, khi làm lạnh hàng thông thường
không yêu cầu có tờ khai hàng nguy hiểm. Khi không yêu cầu tờ khai hàng nguy
hiểm, trên vận đơn hàng không phải thể hiện thông tin chi tiết của đá khô như yêu
cầu trong IATA DGR.
 Nếu vận chuyển một khối lượng lớn hàng dễ hư hỏng đóng gói cùng đá khô, phải
tuân thủ sao cho tổng đá khô trên các khoang không vượt quá giới hạn cho từng
loại tàu bay.
 Chi tiết khối lượng đá khô vận chuyển trên khoang máy bay phải được thể hiện trên
NOTOC “Thông báo về chất xếp đặc biệt cho Cơ trưởng”

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

10.4.7. Khi hóa lỏng


Việc sử dụng khí hóa lỏng dưới dạng được làm lạnh thường bị hạn chế, thông thường
chỉ dùng cho việc vận chuyển mô người, tinh dịch và nội tạng người.
Lưu ý rằng khí hóa lỏng được xếp loại “hàng nguy hiểm” và việc vận chuyển chúng
phải tuân thủ việc bao gói, dán nhãn, đánh dấu, chất xếp, tài liệu và những yêu cầu
khác của IATA DGR.
10.4.8. Đá ướt
Đây là phương pháp làm lạnh thông dụng để bảo quản hàng dễ hư hỏng, khi sử dụng
phương pháp làm lạnh này cần đảm bảo các yêu cầu sau:
 Đá ướt phải được đựng trong các túi nilon và được đóng gói cùng với hàng dễ hư
hỏng bên trong mỗi kiện hàng.
 Trường hợp đá ướt không thể đựng trong túi nilon, bao gói yêu cầu phải có khả
năng giữ được ở bên trong kiện hàng.
 Những kiện hàng sử dụng đá ướt để làm lạnh đều yêu cầu dán ít nhất một nhãn chỉ
hướng để đảm bảo trong quá trình phục vụ.
10.4.9. Thu xếp trước
Để tránh tình trạng chậm chuyến, hàng dễ hư hỏng phải được đặt chỗ trước. Người gửi
hàng phải thông báo những yêu cầu phục vụ đặc biệt cho hãng hàng không khi thực
hiện đặt chỗ.
Ưu tiên sử dụng chuyến bay thẳng để đảm bảo thời gian vận chuyển nhanh nhất. Khi
nhiều hãng vận chuyển tham gia việc vận chuyển, phải có xác nhận chỗ của các hãng
liên quan trên toàn bộ hành trình trước khi chấp nhận lô hàng.
Mỗi loại hàng lại yêu cầu những điều kiện phục vụ và lưu kho riêng, liên quan đến
nhiệt độ, độ ẩm…Người gửi phải cung cấp hướng dẫn bằng văn bản chỉ rõ yêu cầu
phục vụ đặc biệt. Những yêu cầu này phải thể hiện trên vận đơn và bao bì.
Kiểm tra thông tin về quy định xuất nhập khẩu/quá cảnh tại mục 7.3 TACT Rules.
10.4.10. Vận đơn hàng không
Mục “ Tên và địa chỉ người gửi, người nhận” phải thể hiện rõ tên và địa chỉ đầy đủ,
không viết tắt; số điện thoại cố định và số điện thoại di động (nếu có).
Lưu ý dùng mã phục vụ 3 chữ của IATA trong ô “Thông tin phục vụ”
Vận đơn hàng không phải được hoàn chỉnh với các chỉ dẫn hợp lý hoặc các điều kiện
nhiệt độ cụ thể. Cách ghi kiểu “Giữ lạnh trong suốt thời gian” và “Luôn giữ nhiệt độ
dưới 5oC không được chấp nhận.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Nếu lô hàng dễ hư hỏng có Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc các giấy khác đi kèm,
những tài liệu này phải được liệt kê như là các tài liệu đi kèm trong mục “Thông tin
phục vụ” trên vận đơn hàng không. Các tài liệu này phải được đính kèm với vận đơn
hàng không.
Ô “Bản chất và số lượng hàng” phải được mô tả chính xác, thí dụ như “Thịt bò làm
lạnh” hoặc “Cá đông lạnh”
10.4.11. Danh sách hàng hóa
Khi thể hiện trên danh sách hàng hóa, các lô hàng dễ hư hỏng phải được ghi với các
mã phục vụ đặc biệt phù hợp của IATA:
Danh sách hàng hóa và mã phục vụ đặc biệt - mục 7.2 PCR 2015 IATA

AVI Live animal Động vật sống


EAT Foodstuffs Hàng thực phẩm
FRO Frozen Goods Hàng hóa đông lạnh
HEG Hatching Eggs Trứng giống
ICE Dry Ice Đá khô
LHO Live Human Organs/Blood Nội tạng người/máu
PEF Flowers Hoa
PEM Meat Thịt
PEP Fruits and Vegetables Hoa quả và rau
PER Perishable Cargo Hàng dễ hư hỏng
PES Fresh Fish/Seafood Cá tươi/Hải sản
PIL Pharmaceutical products Dược phẩm
WET Wet Cargo Hàng ướt
Các mã phục vụ đặc biệt này phải được ghi vào cột “Hàng đặc biệt” trên danh sách
hàng hóa.
10.4.12. Các quy định
Quy định của chính phủ: Tra mục 7.3 TACT Rules về quy định xuất/nhập khẩu, quá
cảnh của các quốc gia.
Quy định của hãng vận chuyển: Tra mục 8.3 TACT Rules về quy định riêng của các
hãng hàng không.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

10.5. HÀNG ƯỚT


10.5.1. Định nghĩa
Hàng ướt là các lô hàng có chứa chất lỏng, hoặc các lô hàng do bản chất hàng có thể
sinh ra chất lỏng, hoặc thoát nhiều hơi nước, trừ các hàng thuộc hàng nguy hiểm.

Một số loại hàng sau được xếp là hàng ướt:


 Chất lỏng trong thùng kín
nước
 Hàng ướt không đóng trong
thùng kín nước như thịt
tươi và đông lạnh, da ướt…
 Hàng đóng cùng với đá ướt
như cá tươi, đông lạnh và
hàng hải sản.
 Động vật sống hoặc rau
quả có thể tiết chất lỏng.
 Hàng hóa do bản chất tự
nhiên có thể sinh ra chất
lỏng.
Trong quá trình vận chuyển tất cả các lô hàng ướt đều bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố
như thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, áp suất và độ rung. Trong điều kiện như vậy, hàng ướt
có thể đổ hoặc rò rỉ, dẫn tới ăn mòn hoặc gây hư hại cho cấu trúc máy bay và các hàng
hóa khác. Để đề phòng tình trạng rò rỉ, cần tuân thủ nghiêm các yêu cầu đặc biệt đối
với vận chuyển hàng ướt.
10.5.2. Đóng gói
Tất cả các thùng hàng phải được thiết kế bằng vật liệu chống thấm và đủ chắc chăn để
có thể chịu được việc chất các kiện hàng thành chồng.
Việc đóng hàng và gia cố thùng hàng phải chắc chăn đủ khả năng đảm bảo thùng hàng
hoàn toàn không rò rỉ trong điều kiện thay đổi áp suất và nhiệt độ trong chuyến bay.
Phải dùng nhãn chỉ hướng một cách thích hợp trên mỗi kiện hàng.
Chỗ chứa chất lỏng không được để quá đầy, phải để lại một khoảng trống không dưới
20% chiều cao của cả thùng để phòng chất lỏng có thể rò rỉ do thay đổi nhiệt độ trong
quá trình vận chuyển.
Chỗ chứa chất lỏng cần được đóng kín để phòng thất thoát. Túi hoặc bao phải chống
thấm và đủ chắc chăn có thể chịu đựng được sự dịch chuyển trong quá trình vận
Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS
chuyển.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Động vật sống được đóng trong thùng, chuồng tuân thủ Quy định vận chuyển động vật
sống hiện hành của IATA.
Đối với hàng ướt là hàng dễ hư hỏng, tham chiếu phần về hàng dễ hư hỏng.
10.5.3. Tài liệu
Vận đơn hàng không: tuân thủ mục 6.2 TACT Rules. Chi tiết hướng dẫn tại Chương
11 về vận đơn hàng không.
Tài liệu khác: người gửi chịu trách nhiệm cung cấp giấy chứng nhận/giấy phép theo
quy định của nhà chức trách các quốc gia liên quan. Khi gửi kèm lô hàng, phải đính
với vận đơn hàng không. Phải thể hiện các tài liệu tại ô “Thông tin phục vụ” trên vận
đơn hàng không.
Xem các yêu cầu này tại mục 7.3 TACT Rules.
10.5.4. Dán nhãn
Phải dán nhãn “Hàng dễ hư hỏng” và nhãn chỉ hướng khi cần thiết trên mỗi kiện hàng
dễ hư hỏng.
10.5.5. Thu xếp trước
Phải liên hệ thu xếp trước với hãng vận chuyển. Hãng vận chuyển phải có những biện
pháp bảo vệ tàu bay, thiết bị chất xếp (ULD) và hàng hóa tránh chảy tràn, rò rỉ từ hàng
dễ hư hỏng.
10.5.6. Chấp nhận vận chuyển
Đảm bảo kiện hàng trong tình trạng tốt và không rò rỉ.
Các kiện hàng phải được đóng kín, đảm bảo không rò rỉ, tuân thủ quy định liên quan
đối với từng loại hàng như quy định hàng nguy hiểm, hàng động vật sống.
Tàu bay và ULD phải được lót bảo vệ bằng tấm nhựa/nilon để ngăn chảy tràn, rò rỉ.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

10.6. HÀNG QUAN TÀI/HỘP TRO/HÀI CỐT

10.6.1. Chấp nhận


Trước khi chấp nhận, phải có xác nhận của sân bay đến và hãng vận chuyển khảng
định lô hàng đã được chấp nhận vận chuyển và có đủ điều kiện nhập khẩu theo quy
định của nhà chức trách.
Quan tài/hộp tro chỉ được chấp nhận khi tất cả tài liệu là hợp lệ và các yêu cầu về đóng
gói đã được tuân thủ đầy đủ
Trong những trường hợp vận chuyển liên hãng, phải kiểm tra chắc chắn rằng tất cả các
hãng vận chuyển liên quan đều chấp nhận lô hàng, và phải có đặt chỗ đã được xác
nhận cho tất cả các chặng trước khi vận chuyển.
Quan tài/hộp tro/hài cốt không được chấp nhận trong lô hàng gom trừ khi toàn bộ lô
hàng là quan tài/hộp tro/hài cốt.
Không chấp nhận vận chuyển quan tài nếu nguyên nhân chết do dịch bệnh.
10.6.2. Tài liệu
Lô hàng phải có giấy chứng tử đi kèm trong đó ghi rõ nguyên nhân chết, đối với xác
người đã hỏa táng phải có giấy chứng nhận hỏa táng.
Các tài liệu khác theo yêu cầu của nhà chức trách sân bay quá cảnh, chuyển tiếp và sân
bay đến phải đi kèm lô hàng tham khảo mục 7.3 TACT Rules.
Các tài liệu trên khi yêu cầu dịch ra ngôn ngữ khác phải được các cơ quan chức năng
liên quan tại điểm đi chứng thực.
Các tài liệu này phải được đính kèm với vận đơn hàng không của lô hàng (không cần
thiết phải là đính kèm với bao bì)
Trên vận đơn hàng không và danh sách hàng hóa phải có mã phục vụ đặc biệt “HUM”.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

10.6.3. Đóng gói và đánh dấu


Xác người đã hỏa táng (tro) phải được vận chuyển trong bình đựng, được lót đệm cẩn
thận tránh đổ vỡ trong quá trình vận chuyển và bên ngoài được đóng gói bằng một
thùng ngoài chắc chắn.
Tro phải được đóng gói trong bao bì trung tính (neutral)
Xác người chưa hỏa táng phải được đóng trong thùng kín bằng chì hoặc kẽm, bên
ngoài là một quan tài gỗ. Quan tài này cần được bảo vệ tránh hư hại trong quá trình
vận chuyển bằng cách bọc kín bên ngoài với bạt/vải dầu. Bao bì ngoài yêu cầu có các
tay cầm để tiện cho việc phục vụ.
Bao bì ngoài của tất cả các lô hàng quan tài phải ghi đầy đủ chi tiết, tên của ngoài mất
cũng như tên và địa chỉ người nhận.
Khi chấp nhận hàng quan tài/hộp tro, phải đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh và không có
mùi thoát ra từ quan tài/hộp tro.
10.6.4. Cách thức phục vụ
Việc phục vụ loại hàng này phải luôn được thực hiện với sự tôn trọng đặc biệt.
Quan tài được coi là hàng nặng, phải được xếp nằm ngang, không bao giờ được xếp
thẳng đứng.
Quan tài/hộp tro/hài cốt không được chất gần với chó và các động vật nhạy cảm khác,
cũng như hàng thực phẩm phục vụ tiêu dùng, khi mà các thực phẩm này không được
đóng kín.
Hàng quan tài/hộp tro/hài cốt được ưu tiên vận chuyển, không được chuyển giao sang
các chuyến bay khác trừ khi tải đã được xác định đầy cho tới điểm đến.
Khi chuyến bay bị chậm mà chưa dự kiến được thời gian khởi hành lại hoặc khi tàu
bay dừng qua đêm hoặc thay đổi hành trình, quan tài/ hộp tro phải được ưu tiên đầu
tiên khi cân nhắc chuyển sang chuyến bay khác của cùng người vận chuyển đó hay
người vận chuyển khác. Các phát sinh bất thường phải được thông báo cho khách hàng
để cùng phối hợp giải quyết.
Việc chất và dỡ quan tài phải được thu xếp sao cho hành khách trên cùng chuyến bay
không trông thấy. Hoàn tất việc chất xếp hàng trước khi hành khách lên tàu bay, dỡ
hàng sau khi hành khách đã xuống tàu bay.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

10.7. HÀNG HÀNH LÝ CÁ NHÂN VẬN CHUYỂN THEO ĐƯỜNG


HÀNG HÓA

10.7.1. Định nghĩa


Hành lý vận chuyển theo đường hàng hoá là quần áo cá nhân, các đồ vật cá nhân của
hành khách như dụng cụ âm nhạc xách tay, máy chữ xách tay, dụng cụ thể thao có thể
xách tay, nhưng không bao gồm: máy móc hoặc thiết bị máy móc, tiền bạc, chứng
khoáng, đồ nữ trang, đồng hồ, đồ bọc mạ kim loại, đồ lông thú, phim ảnh, máy ảnh, vé
các loại, tài liệu, rượu, nước hoa, các vật phẩm thuộc dụng cụ gia đình, hàng mẫu
trưng bày hoặc bán.
Hành lý vận chuyển theo đường hàng hoá chỉ được vận chuyển theo đúng hành trình
ghi trên vé của hành khách, người gửi hàng phải đảm bảo rằng lô hàng được giao
không muộn hơn ngày hành khách khởi hành.
Hành khách phải tự kê khai những nội dung hành lý của mình, hoàn thành các tài liệu
xuất hàng, làm thủ tục hải quan và có trách nhiệm trả các chi phí phát sinh trả sau,
nhận hàng và khai báo hải quan. Hành lý phải được làm thủ tục hải quan bởi hành
khách hoặc đại lý được uỷ quyền của hành khách.
10.7.2. Đóng gói
Hành lý vận chuyển theo đường hàng hoá có thể được đóng gói trong các vali. Trong
trường hợp đó, mỗi vali phải được khoá chắc chắn và chìa khoá được để trong một
phong bì riêng đính kèm với vận đơn hàng không/biên lai hàng hóa gửi cùng với lô
hàng.
10.7.3. Đánh dấu
Mỗi vali được đánh dấu bên trong với tên và địa chỉ nhà riêng của người sở hữu, đồng
thời bên ngoài mỗi vali phải thể hiện điểm đến, tên và địa chỉ của người nhận.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

10.8. HÀNG NHẠY CẢM

10.8.1. Định nghĩa


Hàng nhạy cảm là những lô hàng có giá trị cao hơn so với hàng hóa thông thường,
trong quá trình vận chuyển dễ xảy ra rách vỡ, moi rạch, mất cắp. Tùy điều kiện về
trang thiết bị của các sân bay khác nhau, các đơn vị cần xây dựng quy trình phục vụ
phù hợp.
Nguyên tắc tiếp nhận và phục vụ hàng nhạy cảm cần được thực hiện đảm bảo an ninh,
an toàn trong cả quá trình từ khi tiếp nhận tại sân bay đi đến khi trả hàng tại sân bay
đến.
Thông thường hàng nhạy cảm có thể là các loại hàng sau:
 Máy quay phim, máy chụp ảnh
 Máy tính xách tay, notebook, máy tính bảng
 Điện thoại di động, thẻ điện thoại
 Đồng hồ
Đối với các loại hàng hóa có giá trị khác, tham khảo mục Hàng giá trị cao.
Lưu ý tuân thủ IATA DGR khi hàng nhạy cảm đồng thời là hàng nguy hiểm.
10.8.2. Điều kiện vận chuyển
Hàng nhạy cảm chỉ được chấp nhận vận chuyển trên các chuyến bay sử dụng ULD.
Trước khi tiếp nhận vận chuyển các lô hàng nhạy cảm phải có xác nhận chỗ trên tất cả
hành trình đến sân bay đến.
Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Các kiện hàng nhạy cảm phải được đóng gói bằng các vật liệu chắc chắn, không có
dấu hiệu rách vỡ, hư hại.
Các lô hàng nhạy cảm được vận chuyển theo vận đơn hàng không riêng. Không chấp
nhận hàng nhạy cảm trong các lô hàng gom trừ khi toàn bộ lô hàng gom là hàng nhạy
cảm.
10.8.3. Chấp nhận
Ngoài việc lập phiếu cân thông thường, khách hàng phải lập tờ kê khai trong đó bao
gồm các chi tiết về loại hàng, số lượng, trọng lượng, tình trạng đóng gói trước khi chấp
nhận vận chuyển.
Nên bố trí khu vực riêng dành cho việc tiếp nhận hàng nhạy cảm.
Kiểm tra chính xác số kiện, trọng lượng, kích thước của từng kiện hàng nhạy cảm,
kiểm tra tình trạng bao gói và kiểm tra niêm phong kiện hàng (nếu có).
10.8.4. Đóng gói
Các kiện hàng nhạy cảm phải được đóng gói bằng các vật liệu chắc chắn, không có
dấu hiệu rách vỡ, hư hại. Không sử dụng bao bì cũ để đóng gói. Người gửi hàng chịu
trách nhiệm niêm phong kiện hàng nếu cần thiết.
Phải kiểm tra chính xác số kiện, trọng lượng, kích thước của từng kiện hàng nhạy cảm,
kiểm tra tình trạng bao gói và kiểm tra niêm phong kiện hàng (nếu có) và đối chiếu với
tờ khai.
10.8.5. Đánh dấu và dán nhãn
Tên, địa chỉ người gửi, người nhận và trọng lượng của kiện hàng phải được thể hiện
trên kiện hàng.
Nếu hàng nhạy cảm đồng thời là hàng nguy hiểm, việc đánh dấu và dán nhãn theo quy
định hàng nguy hiểm phải được tuân thủ.
10.8.6. Tài liệu
Người gửi phải lập tờ khai trong đó bao gồm các chi tiết về loại hàng, số lượng, trọng
lượng, tình trạng đóng gói trước khi chấp nhận vận chuyển.
Nếu hàng nhạy cảm đồng thời là hàng nguy hiểm, các quy định về tài liệu đối với hàng
nguy hiểm phải được tuân thủ.
Các lô hàng nhạy cảm phải được vận chuyển theo vận đơn hàng không riêng, không
chung với các loại hàng hóa khác.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

10.9. HÀNG NẶNG MÙI


10.9.1. Định nghĩa
Hàng có mùi khó chịu là loại hàng phát ra mùi rất mạnh, có thể ảnh hưởng đến hành
khách trên tàu bay.
Hàng có mùi khó chịu bao gồm các loại hàng sau: Hoa quả (quả sầu riêng…); da
thuộc; nội tạng của người hoặc động vật; cá khô, mực khô; các loại tinh dầu…
Trong trường hợp hàng có mùi khó chịu là hàng mau hỏng, hàng động vật sống hay
các loại hàng đặc biệt khác, phải tuân thủ đồng thời các quy định đối với các loại hàng
đặc biệt đó.
10.9.2. Đóng gói
Hàng có mùi khó chịu phải được đóng gói đảm bảo tránh thoát mùi mạnh, không bị hư
hại, rò rỉ chất lỏng.
Hàng có mùi khó chịu phải được đóng gói hai lớp, bao gồm lớp bên trong được đóng
kín bên bằng các túi nhựa dày buộc chặt, bên ngoài được đóng gói bởi các bao nhựa
hoặc thùng carton dày cũng có khả năng giữ được chất lỏng.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

10.10. HÀNG NẶNG/QUÁ KHỔ


10.10.1. Hàng nặng

Các kiện hàng có trọng lượng từ 100kgs trở lên đối với các chuyến bay chất rời hoặc
các kiện hàng có trọng lượng 150kgs trở lên với các chuyến bay sử dụng ULD gọi là
hàng nặng (HEA).
Ngoài ra, những kiện hàng có trọng lượng vượt quá 1000kgs gọi là hàng quá nặng
(BIG). Hàng quá nặng chỉ được chấp nhận vận chuyển khi đã có thu xếp trước và chỉ
được xếp mâm không được xếp trong các thùng.
10.10.2. Hàng quá khổ

Kiện hàng có kích thước không xếp được trên một mâm gọi là hàng quá khổ (OHG).
Hàng quá khổ chỉ được chấp nhận vận chuyển khi đã có thu xếp trước.
10.10.3. Đóng gói
 Máy móc rời
Các bộ phận dễ vỡ phải được bảo vệ chắc chắn.
Tất cả các bộ phận nhô ra và các cạnh sắc hoặc các điểm đều phải được bảo vệ tránh
hư hại cho chính nó hoặc cho các hàng hoá gần nó hoặc cấu trúc tàu bay.

Khi cần thiết, phải chỉ rõ các điểm nâng hoặc kéo.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Khi diện tích tiếp xúc không đều, như môtơ, động cơ, máy bơm…phải được đặt trên
giá đỡ, mâm gỗ hoặc tấm ván có thể dễ dàng nâng lên.

Nếu một số bộ phận nhẹ được tháo rời, chúng phải được đóng thành một khối để tạo
điều kiện cho việc phục vụ, và phải được thể hiện rõ ràng trên vận đơn hàng không và
danh sách hàng hoá.

Phải đánh dấu rõ vị trí trọng tâm đối với tải nặng có thể phải nâng lên trong quá trình
vận chuyển.
 Động cơ tàu bay
Thông thường, chúng phải tách ra để chuyên chở trong sàn dưới đối với tàu bay thân
rộng.
Do động cơ tàu bay đồng thời là hàng nguy hiểm, phải tuân thủ IATA DGR và quy
định về vận chuyển hàng nguy hiểm khi chấp nhận vận chuyển loại hàng này.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

10.10.4. Đánh dấu và dán nhãn


Các bộ phận dễ vỡ của máy móc rời phải được dán nhãn hàng dễ vỡ.

Nếu máy móc rời yêu cầu đặt vị trí thẳng đứng, phải được dán nhãn chỉ hướng.

Trong trường hợp hàng nặng/hàng quá khổ là động cơ tàu bay, phải tuân thủ quy định
về đánh dấu và dán nhãn đối với hàng nguy hiểm.
10.10.5. Cách thức phục vụ
 Hàng nặng
Kiểm tra giới hạn chịu lực của khoang hàng, sàn máy bay, đảm bảo không được phép
xếp quá giới hạn chất xếp của sàn tàu bay.

Sử dụng giá đỡ hàng (tấm dàn chịu lực, ván lót) để tránh vượt quá giới hạn chịu lực
của khoang hàng, sàn tàu bay

Đối với các lô hàng quá nặng (BIG) không được được chất rời, không được xếp trong
thùng, chỉ được xếp mâm

Phải hết sức cẩn trọng khi chấtxếp hàng nặng để tránh hư hại tàu bay, trang thiết bị và
các hàng hoá khác.

 Hàng quá khổ

Khi chất hàng quá khổ lên khoang hàng tàu bay phải kiểm tra dây chằng và các chốt
giữ mâm hàng.
Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Phải hết sức cẩn trọng khi chất hàng quá khổ để tránh hư hại máy bay, trang thiết bị và
các hàng hoá khác.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

10.11. TÚI THƯ NGOẠI GIAO (DIPLOMATIC MAIL – DIP)

Người gửi và người nhận túi thư ngoại giao, túi thư lãnh sự phải là viên chức ngoại giao, viên
chức lãnh sự, hoặc viên chức của tổ chức quốc tế được Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao cấp Chứng
minh thư ngoại giao, Chứng minh thư lãnh sự hoặc có giấy tờ chính thức khác xác nhận
cương vị của mình.
Túi thư ngoại giao, túi thư lãnh sự phải có giấy tờ chính thức xác nhận ngày gửi, nơi gửi; số
lượng kiện tạo thành túi, nơi nhận, được niêm phong và có dấu hiệu rõ ràng bên ngoài mỗi
kiện tạo thành túi xác nhận tính chất là túi ngoại giao, túi lãnh sự.
Túi thư ngoại giao, túi thư lãnh sự được miễn kiểm tra, soi chiếu an ninh hàng không. Việc
mở, từ chối vận chuyển túi thư ngoại giao, túi thư lãnh sự phải tuân thủ các quy định của pháp
luật về ngoại giao và lãnh sự.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

BÀI TẬP
1. Điền các thông tin còn thiếu:

Code Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt


LAR …………………………………… ……………………………………
EXP …………………………………… ……………………………………
WET …………………………………… ……………………………………
DG …………………………………… ……………………………………
HEA …………………………………… ……………………………………
HUM …………………………………… ……………………………………
PER …………………………………… ……………………………………
HEG …………………………………… ……………………………………
LHO …………………………………… ……………………………………
VAL …………………………………… ……………………………………
VUN …………………………………… ……………………………………
DIP …………………………………… ……………………………………
NWP …………………………………… ……………………………………
FIL …………………………………… ……………………………………
HEG …………………………………… ……………………………………
PEF …………………………………… ……………………………………
PEM …………………………………… ……………………………………
PES …………………………………… ……………………………………
PEP …………………………………… ……………………………………
EAT …………………………………… ……………………………………

2. Cho biết các tài liệu đi cùng với các loại hàng hóa sau là gì?
Dangerous goods:
…………………………………………………………………………………………………………..
Live animals:
…………………………………………………………………………………………………………..
3. Theo quy định vận chuyển hàng nguy hiểm của IATA, phân hạng 1 là gì?
…………………………………………………………………………………………………………..
4. Theo quy định vận chuyển hàng nguy hiểm của IATA, phân hạng 6 là gì?
…………………………………………………………………………………………………………..
5. Ai là người phái ký vào tài liệu đi kèm với hàng nguy hiểm?
…………………………………………………………………………………………………………..
6. Những loại hàng hóa phía dưới có thể có loại chứa hàng nguy hiểm, hãy cho
biết: Books Instruments
Cylinders Passenger Baggage
Dairy Products Pharmaceuticals
Frozen fruit Toys
7. Nêu các loại tài liệu cần thiết cho việc vận chuyển hàng động vật sống?
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
8. Trên kiện hàng AVI cần phải có thông tin nào sau đây?

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

o Tên người gửi và người nhận


o Tên khoa học và tên thông thờng đúng như giấy chứng nhận người gửi
o Phải có số điện thoại liên lạc 24 giờ
o Cả 3 câu đúng
9. Trên một kiện hàng AVI phải có các nhãn nào trong các nhãn sau
o Nhãn AVI
o Nhãn chỉ hướng
o Nhãn động vật thí nghiệm
o Tất cả các nhãn trên
10. Refer TACT cho biêt các địa điểm sau có chỗ cho hàng động vật sống hay không (có hoặc không)

Bahrain (BAH) ........................... Lagos, Nigeria (LOS) ...........................


Nice, France (NCE) ........................... Amman, Jordan (AMM) ...........................
Graz, Autria (GRZ) ........................... Sao Paulo, Brazil (SAO) ...........................

11. Nêu 05 hàng hóa được coi là hàng giá trị cao?
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
12. Định nghĩa “Hàng mau hỏng”?
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
13. “Động vật sống” có thể coi là “Hàng mau hỏng” không? Vì sao?
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
14. Những loại hàng nào sau đây được coi là hàng ướt?
- Chất lỏng trong thùng kín nước
- Thịt tươi và đông lạnh không đóng trong thùng kín
- Động vật sống
- Hàng hóa do bản chất tự nhiên có thể sinh ra chất lỏng
15. Nêu 04 loại hàng được coi là hàng nhạy cảm?
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
16. Đối với hàng VUL có cần phải làm NOTOC (Thông báo cơ trưởng) không?
…………………………………………………………………………………………………………..
17. Hàng túi thư ngoại giao (DIP) khi phục vụ phải được kiểm tra kỹ nội dung, soi chiếu an ninh
cẩn thận vì đây là tài sản quốc gia?
…………………………………………………………………………………………………………..

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

11. CHƯƠNG 11: VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG


11.1. ĐỊNH NGHĨA
Vận đơn hàng không (Air way bill – AWB) là chứng từ vận chuyển hàng hoá và bằng
chứng của việc ký kết hợp đồng và vận chuyển hàng hoá bằng máy bay, về điều kiện
của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hoá để vận chuyển (Luật Hàng Không dân
dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 của Quốc hội - Ban hành ngày 12-07-2006).
11.2. PHÂN LOẠI VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG
11.2.1. Vận đơn của hãng chuyên chở/vận đơn chủ (airlines airway bill/
master airway bill - mawb)
Vận đơn này do hãng hàng không phát hành, trên vận đơn có ghi biểu tượng và mã
nhận dạng của hãng chuyên chở (issuing carrier indentification).
Vận đơn này dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa hãng chuyên chở hàng không và công
ty, đại lý gom hàng và làm chứng từ giao nhận hàng giữa hãng chuyên chở và công ty,
đại lý gom hàng.
11.2.2. Vận đơn trung lập/vận đơn thứ cấp (neutral airway bill/house airway bill
hawb)
Loại vận đơn này do người khác chứ không phải do hãng chuyên chở phát hành hành,
trên vận đơn không có biểu tượng và mã nhận dạng của hãng chuyên chở. Vận đơn
này thường do đại lý của hãng chuyên chở hay công ty, đại lý giao nhận phát hành.
Đại lý gom hàng cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để các chủ hàng lẻ có
vận đơn đi nhận hàng ở nơi đến. Vận đơn này dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa
công ty, đại lý gom hàng và các chủ hàng lẻ và dùng để nhận hàng hoá giữa công ty,
đại lý gom hàng với các chủ hàng lẻ.
Nhìn chung, chúng ta có thể hình dung quá trình gom hàng trong lĩnh vực hàng không
như sau: Tại sân bay đích, công ty, đại lý gom hàng dùng vận đơn chủ để nhận hàng từ
hãng chuyên chở hàng không, sau đó chia lẻ hàng, giao cho từng người chủ hàng lẻ và
thu hồi vận đơn gom hàng mà chính mình phát hành khi nhận hàng ở đầu đi.
11.3. CHỨC NĂNG CỦA VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG (THE FUNCTION
OF THE AWB)
11.3.1. Chức năng và sự thể hiện
Vận đơn hàng không là một tài liệu quan trọng nhất được xuất bởi hãng vận chuyển
hoặc đại lý ủy quyền của hãng vận chuyển.
Vận đơn hàng không có hai hình thức:
 Bằng giấy (AWB)
 Điện tử (E – AWB)

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Vận đơn hàng không có rất nhiều chức năng, trong đó chức năng chính là:
 Hợp đồng vận chuyển (Contact of carriage): Là bằng chứng của một hợp đồng vận
tải đã được ký kết giữa hãng chuyên chở và người gửi hàng.
 Là bằng chứng của việc hãng chuyên chở hàng không đã nhận hàng. (Evidence of
receipt of the goods): Khi người gửi hàng giao hàng cho Đại lý được ủy quyền của
hãng vận chuyển hoặc đại diện của hãng vận chuyển thì họ sẽ nhận được một bản
biên nhận giao hàng. Bản giao nhận này là bằng chứng về việc họ đã hoàn thành
việc giao hàng theo đúng quy định và kèm theo là bản hướng dẫn gửi hàng. Sau khi
vận đơn được lập xong thì một bản không vận đơn (bản gốc số 3) được giao lại cho
người gửi hàng và được coi như bằng chứng về việc chấp nhận hàng và hợp đồng
chuyên chở đã có hiệu lực.
 Là giấy chứng nhận bảo hiểm (Certificate of insurance): Không vận đơn được sử
dụng như là tài liệu chứng nhận bảo hiểm nếu hãng vận chuyển có dịch vụ này và
được người gửi hàng yêu cầu.
 Là hóa đơn thanh toán tiền chuyên chở (Freight Bill): Không vận đơn được sử
dụng như là một hóa đơn thanh toán bởi vì trên không vận đơn chỉ rõ số tiền cước
phí chuyên chở, tiền phí khác mà người gửi hàng hoặc người nhận hàng trả cho
hãng vận chuyển hoặc cho đại lý. Ngoài ra không vận đơn còn được sử dụng trong
mục đích thanh toán giữa các hãng với nhau.
 Tài liệu kê khai hải quan (Customs declaration): Mặc dù có những tài liệu khác mà
hải quan yêu cầu nhưng không vận đơn vẫn là tài liệu căn bản để xuất trình cho hải
quan cho việc hoàn thành thủ tục hải quan.
 Là hướng dẫn cho nhân viên hàng không trong quá trình phục vụ chuyên chở hàng
hoá. (Guide to carrier’s staff)
11.3.2. Hiệu lực của vận đơn hàng không (validity of the
awb) Ref TACT Rules, Section 6.1.6.b
Vận đơn hàng không là hợp đồng vận chuyển có hiệu lực khi có được cả hai chữ kí
của người gửi hàng hoặc công ty, đại lý đại diện cho người gửi hàng và hãng vận
chuyển hoặc đại lý đại diện cho hãng vận chuyển.
Khi không vận đơn chưa được ký hoặc không được ghi rõ ngày tháng thì hãng vận
chuyển sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào liên quan đến việc mất, hỏng hàng hóa.
Không vận đơn hết hiệu lực khi hàng hóa đã được trao đến tay người nhận hàng hoặc
người được ủy quyền.
11.3.3. Trách nhiệm hoàn thiện vận đơn hàng không
Căn cứ theo Công ước Warsaw, nghị định thư Hague, Luật HKDDVN và điều kiện
vận chuyển của hãng vận chuyển, người gửi sẽ chuẩn bị vận đơn hàng không.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Người gửi hàng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các chi tiết liên quan đến
hàng hóa được đưa ra trên vận đơn hàng không.
Người gửi hàng sẽ phải chịu trách nhiệm trước tất cả các thiệt hại gây ra cho người
vận chuyển hoặc các cá nhân khác vì không tuân thủ quy tắc, chi tiết không chính xác
hoặc không đầy đủ các chi tiết đã nêu cho dù vận đơn hàng không được xuất bởi người
gửi hàng hoặc đại diện của hãng vận chuyển hoặc đại lý hàng hóa của hãng vận
chuyển đó.
Với chữ ký của mình, người gửi hàng đồng thời xác nhận rằng họ đồng ý với Điều
kiện Hợp đồng ở mặt sau của vận đơn hàng không và đồng ý với Điều kiện vận
chuyển.
11.3.4. Định nghĩa thuật ngữ “not negotiable”
Thuật ngữ “Not negotiable” in ở phía trên của Vận đơn hàng không có nghĩa rằng Vận
đơn hàng không là Vận đơn trực tiếp hay Không thể chuyển nhược. Không giống như
vận tải đường biển, vận đơn hàng không không thể giao dịch được, hay nói cách khác
vận đơn hàng không không phải là chứng từ sở hữa hàng hoá như vận đơn đường biển
thông thường.
Nguyên nhân của điều này là do tốc độ vận tải hàng không rất cao, hành trình của máy
bay thường kết thúc và hàng hoá được giao ngay ở nơi đến một khoảng thời gian dài
trước khi có thể gửi chứng từ hàng không từ người xuất khẩu qua ngân hàng của họ tới
ngân hàng của người xuất khẩu để rồi ngân hàng của người nhập khẩu gửi cho người
nhập khẩu.
Vì những lý do trên mà vận đơn hàng không thường không có chức năng sở hữu hàng
hoá. Vận đơn hàng không có thể do hãng hàng không phát hành, cũng có thể do người
khác không phải do hãng hàng không ban hành.
11.4. SỐ VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG
Số vận đơn hàng không nằm ở góc trên cùng bên tay trái của vận đơn hàng không.
Số vận đơn hàng không gồm 2 phần. Phần đầu gồm chữ 3 số là nhận dạng hãng hàng
không hay mã code 3 số của hãng hàng không (prefix) và phần hai là nhận dạng lô
hàng riêng biệt gồm 8 chữ số.

Ví dụ:
Số vận đơn hàng không 297 – 3006 5243
297 Số nhận dạng hãng China Airlines

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

3006 524 Dãy 7 số nhận dạng lô hàng


3 Số kiểm tra
Số kiểm tra chính là số dư của phép chia của dãy 7 số cho 7.
11.5. NỘI DUNG, CÁCH ĐIỀN THÔNG TIN TRÊN VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG
Vận đơn hàng không được in theo mẫu tiêu chuẩn của Hiệp hội vận tải hàng không
quốc tế IATA (IATA standard form). Một bộ vận đơn bao gồm nhiều bản, trong đó
bao gồm 3 bản gốc (các bản chính) và các bản phụ.
Bản AWB Màu Người sở hữu Mục đích
Bản gốc số 1 Xanh Dành cho hãng vận chuyển - Dùng để thanh toán.
lá cây xuất vận đơn - Bằng chứng cho việc đã nhận hàng.
(for issuing carrier)
Bản gốc số 2 Hồng Dành cho người nhận hàng - Được gửi cùng với lô hàng tới điểm
(for consignee) đến và giao cho người nhận khi phát
hàng.
Bản gốc số 3 Xanh Dành cho người gửi hàng - Bằng chứng cho việc gửi hàng.
da trời (for shipper) - Xác nhận cam két các điều khoảng
trong hợp đồng về việc vận chuyển.
Bản copy số 9 Trắng Dành cho Đại lý - Lưu chứng từ
(for agent)
Bản copy số 4 Vàng Hãng vận chuyển chặng cuối - Được gửi cùng lô hàng tới điểm đến,
cùng được người nhận hàng ký ào sau khi
Bản giao hàng (delivery nhận hàng và được hãng vận chuyển
receipt) chặng cuối cùng lưu lại để:
+ Làm bằng chứng cho việc gửi hàng
+ Làm bằng chứng về việc hoàn thành
hợp đồng vận chuyển.
Bản copy số 5 Trắng Sân bay nơi đến - Được gửi cùng lô hàng và được sân
(airport of destination) bay nơi đến sử dụng.
Bản copy số 6 Trắng Hãng vận chuyển thứ 3
Bản copy số 7 Trắng Hãng vận chuyển thứ 2
Bản copy số 8 Trắng Hãng vận chuyển chặng đầu
tiên
Bản copy số Trắng Hãng vận chuyển - Vận đơn in sẵn số AWB
10 – 14
Bản copy số Trắng Hãng vận chuyển - Vận đơn trung lập
10 -12

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

11.5.1. Nội dung mặt trước vận đơn

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

Mặt trước của vận đơn bao gồm các cột mục để trống để người lập vận đơn điền
những thông tin cần thiết khi lập vận đơn. Theo mẫu tiêu chuẩn của IATA, những cột
mục đó là:
 Số vận đơn (AWB number)
1 Airport of departure: Sân bay xuất phát
Code 3 chữ IATA của sân bay khởi hành (hoặc của thành phố khi không biết tên sân
bay) được đưa vào và phải tương xứng với thông tin ở mục 9.1a
1C Issuing carriers name and address: Tên và địa chỉ của người phát hành vận
đơn
1D Reference to original: Tham chiếu tới các bản gốc
1E Reference to conditions of contract: Tham chiếu tới các điều kiện của hợp
đồng
Ô này sẽ không được ghi trừ trường hợp được sử dụng bởi hãng phát hành không vận
đơn.
 Shipper: Người chủ hàng
2 Shipper‘s name and address
Tên, địa chỉ và nước (hoặc code 2 chữ) của người gửi được đưa vào. Tiếp theo có thể
đưa vào số điện thoại, telex hoặc fax.
3 Shipper’s account number
Không sử dụng ô này khi được sử dụng bởi hãng phát hành
 Người nhận hàng (Consignee)
4 Consignee’s name and address
Tên, địa chỉ và nước (hoặc code 2 chữ) của người nhận được đưa vào. Dưới đó có thể
đưa vào số điện thoại, telex hoặc fax.
Lưu ý: Nếu người nhận ở một trong các nước mà có nhiều Bang (state) khác nhau thì
cần chỉ rõ tên của Bang đó hoặc code 2 chữ như trong hướng dẫn TACT Rules 1.3.1
5 Consignee’s account number
Chỉ dành cho hãng vận chuyển cuối cùng sử dụng khi cần thiết
 Issuing carrier’s agent: Ðại lý của hãng chuyên chở
6 Name and city
7 IATA code
8 Account number
 Routine: Hành trình
 Accounting information; Thông tin thanh toán
 Currency; Tiền tệ
 Charges codes: Mã thanh toán cước
 Charges; Cước phí và chi phí
 Declare value for carriage: Giá trị kê khai vận chuyển
Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

 Declare value for customs; Giá trị khai báo hải quan
 Amount of insurance: Số tiền bảo hiểm
 Handing information: Thông tin phục vụ
 Number of pieces: Số kiện
 Other charges: Các chi phí khác
 Prepaid: Cước và chi phí trả trước
 Collect: Cước và chi phí trả sau
 Shipper of certification box: Ô ký xác nhận của người gửi hàng
 Carrier of excution box: Ô dành cho hãng chuyên chở
 For carrier of use only at destination: Ô chỉ dành cho hãng chuyên chở ở nơi
đến
 Collect charges in destination currency, for carrier of use only: Cước trả sau
bằng đồng tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho hãng chuyên chở

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

11.5.2. Nội dung mặt sau vận đơn

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

THÔNG BÁO VỀ GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI VẬN CHUYỂN
Công ước Vác-sa-va hoặc Công ước Montreal được áp dụng trong trường hợp việc vận
chuyển hàng có điểm đến cuối cùng hoặc điểm dừng ở một quốc gia không phải là
quốc gia khởi hành và trong phần lớn các trường hợp, giới hạn trách nhiệm của người
vận chuyển liên quan đến mất mát, hư hại hoặc chậm trễ hàng hoá. Tuỳ thuộc vào chế
độ áp dụng, và trừ khi giá trị kê khai cao hơn, trách nhiệm của người vận chuyển được
giới hạn ở 17 SDR một kilogram hoặc 250 đồng Francs vàng Pháp một kilogram, quy
đổi sang đồng tiền quốc gia theo luật hiện hành. Người vận chuyển coi 250 đồng
Francs vàng Pháp quy đổi tương đương với 17 SDR trừ khi giá trị cao hơn được thể
hiện trong điều kiện vận chuyển của người vận chuyển. Đối với vận chuyển quốc tế,
trừ khi giá trị kê khai cao hơn, trách nhiệm của người vận chuyển được giới hạn ở 19
SDR một kilogram, quy đổi sang đồng tiền quốc gia theo luật hiện hành.
CÁC ĐIỀU KIỆN CỦA HỢP ĐỒNG
1. Trong hợp đồng này và các thông báo, các khái niệm được hiểu như sau:
“Người vận chuyển” bao gồm người vận chuyển hàng không phát hành vận đơn hàng
không và tất cả những người vận chuyển trực tiếp hoặc cam kết vận chuyển hàng hóa
hoặc thực hiện bất kỳ các dịch vụ nào khác liên quan đến việc vận chuyển.
“Quyền rút vốn đặc biệt” (SDR) là một Quyền Rút vốn Đặc biệt được định nghĩa bởi
Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Công ước Vác-sa-va (Warsaw) có nghĩa là bất cứ văn kiện nào sau đây áp dụng với
hợp đồng vận chuyển:
Công ước thống nhất những Quy tắc liên quan đến Vận chuyển hàng không quốc tế
được ký kết tại Vác-sa-va ngày 12/10/1929;
Công ước đã được sửa đổi tại La hay ngày 28/9/1955;
Công ước đã được sửa đổi tại La hay năm 1955 và bởi Nghị định thư Montreal số 1,2
hoặc 4 (1975).
Công ước Montreal là Công ước thống nhất những Quy tắc về vận chuyển hàng không
quốc tế, thực hiện tại Montreal ngày 28/5/1999.
2./2.1. Việc vận chuyển chịu sự điều chỉnh của các quy tắc liên quan đến trách nhiệm
quy định trong Công ước Vác-sa-va hoặc Công ước Montreal trừ khi việc vận chuyển
đó không phải là “vận chuyển quốc tế” như đã được xác định theo Công ước áp dụng.
2.2. Nếu không mâu thuẫn với những điều nêu trên, việc vận chuyển và các dịch vụ có
liên quan khác do mỗi người vận chuyển thực hiện chịu sự điều chỉnh của:
2.2.1. Luật áp dụng và các quy định của chính phủ;

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

2.2.2. Các điều khoản trong vận đơn hàng không, điều kiện vận chuyển của nguời vận
chuyển và các nguyên tắc, quy định liên quan và lịch bay (nhưng không phải là thời
gian khởi hành và thời gian đến trong lịch bay) và bảng giá áp dụng của người vận
chuyển đó, là một phần của hợp đồng vận chuyển và có thể được kiểm tra tại bất kỳ
sân bay hoặc văn phòng bán mà họ khai thác các dịch vụ thường lệ. Khi vận chuyển
đi/đến Mỹ, người gửi và người nhận, khi có yêu cầu, sẽ được nhận miễn phí bản sao
Điều kiện vận chuyển của người vận chuyển. Điều kiện vận chuyển của người vận
chuyển bao gồm, nhưng không giới hạn bởi:
2.2.2.1. giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển về mất mát, hư hại hoặc chậm trễ
hàng hoá, bao gồm cả hàng dễ vỡ hoặc hàng mau hỏng;
2.2.2.2. hạn chế về khiếu nại, bao gồm thời hạn mà người gửi hoặc người nhận phải
đưa ra khiếu nại hoặc khởi kiện người vận chuyển vì những sai sót của họ hoặc đại lý
của họ; 2.2.2.3. quyền hạn, nếu có, thoặc đổi các điều khoản hợp đồng của người vận
chuyển;
2.2.2.4. các nguyên tắc về quyền từ chối vận chuyển của người vận chuyển;
2.2.2.5. quyền hạn của người vận chuyển và các giới hạn liên quan đến chậm chuyến
hoặc không thực hiện dịch vụ, bao gồm cả thoặc đổi lịch bay, thoặc đổi người vận
chuyển hoặc thoặc đổi máy bay và hành trình.
3. Những điểm dừng đã thỏa thuận (người vận chuyển có thể thoặc đổi nếu cần thiết)
là những điểm ngoại trừ điểm xuất phát hoặc điểm cuối, được thể hiện trên Vận đơn
hàng không hoặc trong lịch bay như là những điểm dừng theo lịch trình đã định. Việc
vận chuyển được những người vận chuyển kế tiếp nhau thực hiện ở đây được xem như
là một khai thác đơn.
4. Đối với việc vận chuyển không áp dụng Công ước Vác sa va hoặc Công ước
Montreal, giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển sẽ không thấp hơn giới hạn bằng
tiền trên một kg hàng hoá trong bảng giá hoặc điều kiện vận chuyển của người vận
chuyển đối với hàng hóa mất mát, hư hại hoặc chậm trễ, với điều kiện không áp dụng
giới hạn trách nhiệm thấp hơn 19 SDR một kilôgram đối với việc vận chuyển đi/đến
Mỹ.
5./5.1 Người gửi hàng phải bảo đảm thanh toán tất cả các khoản cước phí vận chuyển
phù hợp với bảng giá, điều kiện vận chuyển của người vận chuyển, những quy định
liên quan và các luật áp dụng (bao gồm luật quốc gia thực thi Công ước Vác sa va và
Công ước Montreal), các quy định, quy chế và những yêu cầu của chính phủ, trừ khi
người vận chuyển cho người nhận nợ mà không cần sự đồng ý bằng văn bản của người
gửi.
5.2 Khi không có phần nào của lô hàng được giao, khiếu nại liên quan đến lô hàng đó
có thể được chấp nhận cho dù cước phí vận tải của lô hàng đó chưa được thanh toán.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

6./6.1 Đối với hàng hoá được chấp nhận vận chuyển, Công ước Vác sa va hoặc Công
ước Montreal cho phép người gửi tăng giới hạn trách nhiệm bằng cách kê khai giá trị
vận chuyển cao hơn và trả thêm cước phí nếu được yêu cầu.
6.2 Đối với việc vận chuyển không áp dụng Công ước Vác sa va hoặc Công ước
Montreal, theo các quy định trong điều kiện vận chuyển chung và giá cước áp dụng,
người vận chuyển phải cho phép người gửi tăng giới hạn trách nhiệm bằng cách kê
khai giá trị vận chuyển cao hơn và trả thêm cước phí nếu được yêu cầu.
7./7.1 Trong trường hợp mất mát, hư hại hoặc chậm trễ một phần của lô hàng, trọng
lượng xác định giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển chỉ là trọng lượng của kiện
hàng hoặc những kiện hàng liên quan. 7.2 Bất kể những điều khoản khác, đối với “việc
vận chuyển hàng không quốc tế” như định nghĩa trong Luật Hàng không dân dụng
Mỹ:
7.2.1 Trong trường hợp mất mát, hư hại hoặc chậm trễ của lô hàng, trọng lượng được
sử dụng để xác định giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển là trọng lượng được
sử dụng để xác định cước vận chuyển cho lô hàng đó; và
7.2.2 Trong trường hợp mất mát, hư hại hoặc chậm trễ một phần của lô hàng, trọng
lượng lô hàng nêu ở 7.2.1 sẽ được chia theo tỷ lệ của các kiện hàng cùng vận đơn hàng
không mà giá trị bị ảnh hưởng bởi mất mát, hư hại hoặc chậm trễ. Trọng lượng áp
dụng trong trường hợp mất mát hoặc hư hại của một hoặc nhiều hơn các vật phẩm
trong một kiện hàng sẽ là trọng lượng của cả kiện hàng đó.
8. Bất kỳ một sự loại trừ hoặc giới hạn trách nhiệm áp dụng cho người vận chuyển sẽ
áp dụng cho các đại lý, nhân viên, đại diện của người vận chuyển và bất kỳ ai mà tầu
bay hoặc trang thiết bị của họ được người vận chuyển sử dụng để vận chuyển và đại
lý, nhân viên và đại diện của họ.
9. Người vận chuyển cam kết hoàn thành việc vận chuyển một cách hợp lý. Khi luật áp
dụng, bảng giá và quy định chính phủ cho phép, người vận chuyển có thể sử dụng
người vận chuyển hoặc máy bay thoặc thế và có thể sử dụng các phương tiện vận tải
khác mà không cần thông báo trước nhưng phải lưu ý đầy đủ đến những lợi ích của
người gửi hàng. Người vận chuyển được người gửi hàng ủy quyền lựa chọn hành trình
hoặc các điểm dừng trung gian phù hợp hoặc thoặc đổi hành trình đã nêu trong vận
đơn.
10. Việc nhận hàng mà không có khiếu nại của người có quyền nhận hàng là bằng
chứng đầu tiên chứng tỏ hàng hoá được trả trong tình trạng tốt và tuân thủ hợp đồng
vận chuyển.
10.1 Trong trường hợp mất mát, hư hại hoặc chậm trễ hàng hoá, người có quyền nhận
hàng phải gửi khiếu nại bằng văn bản tới người vận chuyển. Những khiếu nại này phải
được lập:

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

10.1.1 Trong trường hợp hàng hóa bị hư hại, ngay sau khi phát hiện hư hại và không
muộn hơn là mười bốn (14) ngày kể từ ngày nhận hàng;
10.1.2 Trong trường hợp hàng hóa chậm trễ, trong vòng hai mươi mốt (21) ngày tính
từ ngày hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người có quyền nhận hàng;
10.1.3 Trong trường hợp hàng hóa không giao được, trong vòng một trăm hai mươi
(120) ngày kể từ ngày xuất vận đơn hàng không, hoặc nếu chưa xuất vận đơn, trong
vòng 120 ngày kể từ ngày nhận hàng để vận chuyển của người vận chuyển.
10.2. Những khiếu nại này có thể gửi cho người vận chuyển đã phát hành vận đơn
hàng không, hoặc cho người vận chuyển thứ nhất hoặc cho người vận chuyển cuối
cùng hoặc cho người vận chuyển mà trong quá trình vận chuyển của họ xảy ra sự mất
mát, hư hại hoặc chậm trễ.
10.3 Trừ khi có khiếu nại bằng văn bản được lập trong thời hạn nêu tại 10.1, mọi hình
thức khiếu kiện khác đối với người vận chuyển đều không được chấp nhận.
10.4 Quyền khiếu kiện người vận chuyển về hư hại của hàng hóa chỉ có hiệu lực trong
vòng hai (2) năm kể từ ngày hàng đến điểm đến cuối cùng hoặc kể từ ngày mà tầu bay
đáng lẽ phải đến điểm đến hoặc kể từ ngày việc vận chuyển kết thúc.
11. Người gửi hàng phải tuân thủ mọi luật áp dụng và các quy định của chính phủ các
quốc gia đi hoặc đến mà hàng hóa được vận chuyển bao gồm cả các quy định có liên
quan đến việc đóng gói, vận chuyển hoặc trả hàng và khi cần thiết phải cung cấp
những thông tin đó và gửi kèm tài liệu cùng với vận đơn hàng không theo yêu cầu của
luật áp dụng và quy định. Người vận chuyển sẽ không chịu trách nhiệm đối với người
gửi hàng và người gửi hàng phải bồi thường những thiệt hại hoặc chi phí cho người
vận chuyển do người gửi hàng không tuân thủ theo điều khoản này.
12. Tất cả đại lý, nhân viên và người đại diện của người vận chuyển không được phép
thoặc đổi, chỉnh sửa hoặc từ bỏ bất cứ điều khoản nào của hợp đồng này.
Trong trường hợp người vận chuyển áp dụng Vận đơn hàng không điện tử (EAWB),
biên lai hàng hóa (Cargo Receipt) được sử dụng thay cho vận đơn hàng không giấy.
Biên lai hàng hóa là tài liệu (dưới dạng giấy hoặc điện tử) được cung cấp cho người
gửi hàng bởi người vận chuyển ngoại trừ có thỏa thuận khác giữa các bên. Nó tương
đương một bản ghi chứa thông tin lô hàng như một sự thay thế cho việc xuất vận đơn
và là bằng chứng lô hàng đã được chấp nhận và sẵn sàng để vận chuyển.
11.6. GIỚI THIỆU VỀ E – AWB
E – AWB – vận đơn điện tử sẽ giúp gỡ bỏ yêu cầu về AWB bằng giấy, giúp đơn giản
hóa thủ tục vận chuyển.
E – AWB giúp cung cấp thông tin chính xác hơn, đảm bảo bí mật và hiệu quả hơn,
giảm chi phí hơn so với AWB giấy, góp phần đẩy nhanh việc vận chuyển.

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

E – AWB có thể được triển khai áp dụng khi quốc gia xuất phát và quốc gia đến đã
phê chuẩn cùng Công ước Montreal (MC99) hoặc Nghị định thư Motreal (MP4).
Để có thể áp dụng, hãng hàng không cần ký hợp đồng EDI với công ty, đại lý giao
nhận và triển khai qua điện trực tiếp tương thích với khách hàng sử dụng EDIm hoặc
phát triển, mua giải pháp trực tuyến sẵn có để có thể khai thác E – AWB với khách
hàng không sử dụng EDI.

BÀI TẬP
1. Chức năng của vận đơn hàng không?
……………………………………………………………………………………………………………
2. Ai chịu trách nhiệm về tính chính xác của các chi tiết về lô hàng được điền trên vận đơn hàng
không?
……………………………………………………………………………………………………………
3. Khi nào vận đơn hàng không có hiệu lực?
……………………………………………………………………………………………………………
4. Ai giữ bản gốc số 1 của AWB?
……………………………………………………………………………………………………………
5. Ai giữ bản gốc số 2 của AWB?
……………………………………………………………………………………………………………
6. Ai giữ bản gốc số 3 của AWB?
……………………………………………………………………………………………………………
7. Nêu cấu tạo của chuỗi số vận đơn hàng không và giải thích ý nghĩa của các con số đó?
……………………………………………………………………………………………………………

Trang
GIÁO TRÌNH Ngày ban hành: 05/4/2021
Lần ban hành: 03
HÀNG HÓA CƠ BẢN Theo QĐ số: 66/QĐ-NCTS

12. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. IATA Cargo Introductory Course - IATA Training Course 2013 Edition.
2. The Air Cargo Tariff and Rules (TACT) 2014 Edition.
3. Giáo trình Hàng hóa cơ bản – Tổng công ty hàng không Việt Nam, xuất bản năm
2012.
4. Hướng dẫn khai thác hàng hóa (Cargo operation manual) – Tổng công ty hàng
không Việt Nam, xuất
5. Internet.
6. http://vrr-aviation.com/

Trang

You might also like