Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ÔN TẬP PHẦN TỰ LUẬN

CHỦ ĐỀ 7
Bài 1: Hình bên mô tả sự thay đổi nồng độ DNA
(tương đối) ở các giai đoạn trong chu kì tế bào. Dựa
vào hình hãy chú thích cho các giai đoan: I; II, III, IV
- Giai đoạn I: Pha G1
- Giai đoạn II: Pha S
- Giai đoạn III: Pha G2
- Giai đoạn IV: Pha M
Bài 2: Cho hình vẽ sau mô tả diễn biến các giai đoạn của chu kì tế bào

1. Chú thích từ 1 đến 9


2. Giải thích vì sao 2 tế bào con sinh ra có bộ NST giống nhau và giống với tế bào ban đầu?
3. Ý nghĩa của quá trình trên
Giải:
1. Kì trung gian 6. Kì sau
2. Phân chia tế bào chất 7. Kì cuối
3. Kì trung gian 8 . Pha M
4. Kì đầu 9 . Pha G1 + S + G2
5. Kì giữa

2. Hai tế bào mới sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống với tế bào ban đầu: vì có sự nhân đôi
nhiễm sắc thể tại pha S và sự phân chia nhiễm sắc thể đồng đều tại kì sau
3. Ý nghĩa: Nguyên phân làm tằng số lượng tế bào giúp cơ thể đa bào sinh trưởng và phát triển, giúp cơ
thể tái sinh những mô, cơ quan bị tổn thương.
- Là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống tế bào mẹ.
Bài 2: Quan sát 1 tế bào của loài A đang phân bào người ta vẽ được hình ảnh của 4 tế bào như sau

1. Bộ NST lưỡng bội của loài A bằng bao nhiêu?


2. 1,2,3,4 thuộc kỳ nào, của nguyên phân hay giảm phân?
Giải:
1. Dựa vaog hình 1, quan sát được 4 NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo -> Kì giữa
Giảm phân 1 với 2n = 4 (hoặc căn cứ vào hình 2 có 4 NST kép đang phân li => Kì sau 1
2. (1) Kì giữa giảm phân I.
(2). Kì sau giảm phân I.
(3). Kì giữa của nguyên phân:
(4). Kì sau nguyên phân.
Bài 3: Hình vẽ sau mô ta 1 tế bào của loai B đang phân bào?

1. Bộ NST lưỡng bội của loài B bằng bao nhiêu?


2. 5,6,7,8 thuộc kỳ nào, của nguyên phân hay giảm phân?
Giải:
1. Căn cứ vào hình 6: Có 6 NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo => KÌ giữa 1 với
2n = 6
2
(5).Kì giữa giảm phân II.
(6).Kì sau giảm phân II.
(7).Kì giữa của nguyên phân:
(8).Kì sau giảm phân 2

Bài 4: Một tế bào sinh dưỡng của người có khối lượng DNA là 6,6.10-12gam và có 46 nhiễm sắc thể.
Hãynđiền vào bảng sau về khối lượng DNA và số lượng nhiễm sắc thể đơn và nhiễm sắc thể kép ở mỗi
giai đoạn trong một chu kì tế bào.

CHỦ ĐỀ 9
Câu 1: Vẽ đường cong sinh trưởng (các pha sinh trưởng) của quần thể vi khuẩn được nuôi trong môi
trương nuôi cấy không liên tục
- Giải thích vì sao ở pha tiềm phát chất dinh dưỡng đầy đủ mà mật độ quần thể vi khuẩn gần như
không thay đổi.
- Sinh khối của quần thể vi khuẩn đạt cao nhất vào thời điểm nào? Giải thích?
- Làm thế nào để khác phục hiện tượng mật độ tế bào không tăng ở pha cân bằng
- Số lượng tế bào của một quần thể vi khuẩn trong tự nhiên có tăng mãi được không? Vì sao.
Trả lời: Học sinh vẽ theo SGK

1- Ở pha tiềm phát, chất dinh dưỡng đầy đủ mà mật độ quần thể vi khuẩn gần như không thay đổi vì:
Ở pha này, vi khuẩn chưa phân chia mà mới bắt đầu thích ứng dần với môi trường, tổng hợp các
enzyme trao đổi chất và DNA, chuẩn bị cho quá trình phân bào.
2- Sinh khối vi khuẩn đạt cao nhất vào cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng vì: Vào cuối pha lũy thừa,
đầu pha cân bằng, mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể tăng nhanh, quần thể đạt tốc độ sinh trưởng
tối đa, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đại.
3-.
- Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mật độ tế bào vi khuẩn không tăng ở pha cân bằng là do dinh dưỡng
bắt đầu thiếu hụt đồng thời các chất độc hại cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn tích lũy tăng dần
→ Biện pháp để khắc phục hiện tượng mật độ tế bào vi khuẩn không tăng ở pha cân bằng là: Bổ sung
thêm chất dinh dưỡng và lấy bớt đi dịch nuôi cấy.
4- Số lượng tế bào của một quần thể vi khuẩn trong tự nhiên không tăng mãi.
Vì: Trong tự nhiên, sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn bị giới hạn do khá nhiều nguyên nhân như:
thức ăn hữu hạn, điều kiện môi trường thay đổi đột ngột, các chất độc hại xuất hiện,…
Câu 2: Dung dịch cồn – iodine có khả năng ức chế sinh trưởng và tiêu diệt hầu hết các loại vi sinh vật.
Vây Cồn và iodine có được coi là chất kháng sanh không? Giải thích.
- Vì sao khi sử dụng thuốc kháng sinh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ
Trả lời
- Cồn và iodine không được coi là chất kháng sinh.
- Vì:
+ Chất kháng sinh là những chất diệt khuẩn có tính chọn lọc (mỗi loại kháng sinh chỉ đặc hiệu đối với
một hoặc một vài chủng vi khuẩn). Còn cồn – iodine diệt khuẩn không có tính chọn lọc.
+ Ngoài ra, cồn – iodine chỉ có tác dụng sát khuẩn trên bề mặt vết thương chứ không thể dùng để điều
trị các bệnh nhiễm trùng trong cơ thể.
Sử dụng thuốc kháng sinh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ vì nếu sử dụng thuốc kháng sinh không
đúng loại, liều lượng, thời gian thì việc điều trị bệnh không hiệu quả mà còn dẫn đến tình trạng kháng
kháng sinh ở nhiều vi sinh vật gây bệnh, làm cho việc tiếp tục sử dụng kháng sinh đó để điều trị bệnh
không còn hiệu quả.
Câu 3: Giải thích tại sao xà phòng không phải là chất diệt khuẩn nhưng vẫn được sử dụng trong vệ sinh
hằng ngày để phòng tránh vi khuẩn
Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn nhưng vẫn được sử dụng trong vệ sinh hằng ngày để
phòng tránh vi khuẩn là do xà phòng có khả năng rửa trôi vi khuẩn trên bề mặt da và các đồ vật
Câu 4: Người ta nuôi cấy 106 tế bào vi khuẩn E. Coli trong thời gian 3 giờ (THÊM g= 20 phút)
Hãy tính số tế bào vi khuẩn được tạo ra trong 2 trường hợp
- Không trải qua pha tiềm phát: 3 h = 180 phút. Số thế hệ là 180/20 = 9
 Số tế bào tạo ra là : 29 x 106
- Trải qua pha tiềm phát kéo dài 40 phút: thời gian pha lũy thừa là 180- 40 = 140: => số lần phân
chia là 140:20 = 7 => số tế bào tạo ra là : 29 x 106
Câu 5: Ở vi khuẩn lactic, khi sinh trưởng trong điều kiện thích hợp nhất thì thời gian thế hệ (g) của
chúng là 100 phút. Hỏi nếu một nhóm vi khuẩn lactic gồm 15 cá thể được nuôi cấy trong điều kiện tối
ưu thì sau bao lâu sẽ tạo ra 960 cá thể ở thế hệ cuối cùng ?
Tự giải……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Câu 6: Ở E. coli, khi nuôi cấy trong điều kiện thích hợp thì cứ 20 phút chúng phân chia 1 lần. Sau khi nuôi
cấy trong 3 giờ, từ 1 nhóm cá thể E.coli ban đầu đã tạo ra 3584 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hỏi ban đầu có
bao nhiêu tế bào?
Tự giải………………………………………..……………………………………………………
Câu 7: Tiến hành nuôi cấy 1000 tế bào vi khuẩn của 1 loài trong điều kiện thuận lợi sau 2 giờ đã thu được
64000 cá thể. Vậy mỗi tế bào vi khuẩn đó phân chia bao nhiêu lần và thời gian thế hệ là bao nhiêu? Biết rằng
số lần phân chia của các tế bào vi khuẩn là bằng nhau?
- Số lần phân chia ….. ……………………… ………………………… …………………………… -
- Thời gian thế hệ …………………………………………………………………………………….

Tự giải
CHỦ ĐỀ 10: VI RÚT
Câu 1: Vì sao gọi virus là dạng sống mà không gọi là sinh vật?
- Để nuôi cấy virus các nhà khoa học sẽ dùng loại môi trường gì?
Trả lời:
- Virus có một số đặc điểm của sinh vật như sinh sản tạo ra nhiều virus mới, có khả năng di truyền, biến
dị và tiến hóa. Tuy nhiên, virus không có cấu tạo tế bào, không có khả năng trao đổi chất với môi
trường. Do đó, virus được gọi là dạng sống.
- Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc → Để nuôi virus, các nhà khoa học sẽ dùng loại môi trường có
các tế bào chủ thích hợp với virus như vi khuẩn, các loại nấm, động vật, thực vật.
Câu 2. Điền vào chỗ trống nhưng từ thích hợp
- Virus là dạng sống không có cấu tạo tế bào , kích thước rất nhỏ , sống kí sinh bắt buộc trong tế bào chủ.
- Vật chất di truyền của virus là DNA hoặc RNA mạch đơn hoặc mạch kép
- Dựa vào đặc điểm có hay không có màng bọc. mà người ta chia virus thành hai loại là virus trần và virus
có màng bọc
Câu 3. Xét hai chủng virut A và B. Khi trộn lẫn axit nuclêic của chủng A với vỏ prôtêin của cả chủng A và B thì
chủng lai sẽ có dạng như thế nào ? Nếu nhiễm chủng lai vào cây thuốc lá sau đó phân lập virut thì sẽ thu được các
thế hệ sau có đặc điểm cấu trúc như thế nào? Giải thích?
Giải
- Khi trộn axit nuclêic của chủng A với vỏ prôtêin của cả chủng A và B thì virut lai sẽ mang axit nuclêic của
chủng A và vỏ prôtêin của cả chủng A và chủng B.
- Sau khi nhiễm vào cây thuốc lá thì virut nhân lên sẽ là chủng A
Giải thích: vì mọi tính trạng của virut (bao gồm cả cấu trúc vỏ prôtêin) đều do hệ gen (nằm trên axit nuclêic) của
virut quyết định

Câu 4.: So sánh sự khác biệt giữa virus và vi khuẩn bằng cách điền chữ “có” hoặc “không” vào bảng sau.

Câu 5: Xem sách Bài tập Sinh học 10


1 …………………………………………
2 …………………………………………
3 …………………………………………
4 …………………………………………..
5 ………………………………………….
6 …………………………………………

Lời giải:

(1) – bám dính

(2) – xâm nhập


(3) – cởi áo

(4) – tổng hợp nucleic acid

(5) – tổng hợp protein

(6) – lắp ráp

(7) – giải phóng

Câu 6: Vì sao không sử dụng kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt virus

Kháng sinh ức chế quá trình trao đổi, chuyển hóa vật chất diễn ra ở tế bào sinh vật. Mà virus
không có quá trình trao đổi và chuyển hóa vật chất nên kháng sinh không có tác dụng để ức
chế hoặc tiêu diệt virus.

You might also like