Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành - Nguyễn Minh Châu

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Đề bài: Phân tích nhân vật Quỳ trong truyện ngắn “Người đàn bà trên chuyến

tàu tốc hành” của Nguyễn Minh Châu


1. Bước 1: Chuẩn bị
- Xác định nội dung bao trùm: kỉ niệm thời chiến tranh cùng người yêu của Quỳ là anh trung đoàn trưởng
Hoà. Chuyện thể hiện sự cảm thông sâu sắc, ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ trong thời kì
chiến tranh
- Nhân vật chính: Quỳ, trung đoàn trưởng Hoà, Ph (bạn cũ Hoà), nhân vật “tôi”
- Điểm nhìn: hạn tri -> Tác dụng:
- Đề tài: nỗi nhớ thương, hoài niệm cùng tình cảm chân thành thuỷ chung của Quỳ; những kỷ niệm thời
chiến tranh
- Thể loại: truyện ngắn
- Tóm tắt: là câu chuyện về người đàn bà tên Quỳ, với những kỷ niệm thời chiến tranh cùng người yêu của
cô là anh trung đoàn trưởng Hòa. Hòa hy sinh, Quỳ luôn dằn dặt, khổ đau và rồi cô lấy Ph (bạn cũ của Hòa)
làm chồng. Rồi tai họa rơi xuống, Ph bị đi tù. Quỳ luôn sống trong những mộng tưởng. Người ta đưa cô vào
bệnh viện tâm thần. Hòa bình đã không thể làm lành hết những vết thương ở trong cô. Có lẽ vì thế cô luôn
phải sống cô đơn, phiêu du cùng hoài niệm. Sự khắc nghiệt của chiến tranh đã in dấu lên cuộc đời của mỗi
thân phận con người bé nhỏ.
* Tìm hiểu những chi tiết liên quan đến truyện ngắn
- Hoàn cảnh hiện tại:
+ Làm một y sĩ ở một bệnh viện quân y, nhưng lại trở thành một bệnh nhân ở khoa tâm thần vì căn
bệnh mộng du
+ Tuy là một bệnh nhân nhưng lại làm việc suốt ngày, là kiểu người “không làm việc là không thể
chịu được”. Tuy không được khám bệnh và cho thuốc giống y sĩ và bác sĩ khác, nhưng có được cái quyền
làm hộ lí và một vài công việc vặt của y tá (bưng thức ăn cho tất cả các bệnh nhân và thương binh bất động,
giúp các cô hộ lí phân phát quần áo sạch và thu quần áo để đem xuống phòng giặt, ghi nhiệt độ từng người
bằng chiếc bút chì kim)
+ Tuy mới 27 tuổi, nhưng đã sống trọn cuộc đời cách đây từ nhiều năm
- Số phận nhân vật chính: một người sống trong kỉ niệm, nhiều cảm xúc với những kỷ niệm thời chiến tranh,
bi thương và nhiều đau đớn
- Tính cách nv chính: con người với truyền thống đạo lý, uống nước nhớ nguồn; con người với đời sống tâm
linh; đậm tình cảm và có lòng cách thuỷ chung
- Lí giải những yếu tố tác động đến cuộc đời nv: tình yêu không trọn vẹn, người mình yêu chết ngay trước
mặt, người yêu mình cũng hi sinh bản thân để bảo vệ cô
- Đánh giá về cuộc đời nv: một cuộc đời đầy thăng trầm về cả mặt cảm xúc và những sự kiện diễn ra xung
quanh nv Quỳ
* Sau khi đọc
- Vấn đề nghị luận: phân tích nhân vật Quỳ trong truyện ngắn “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” của
Nguyễn Minh Châu
- Các thao tác lập luận: phân tích, đánh giá, giải thích, chứng minh, bình luận
Page 1 of 6
* Phạm vi tư liệu
- Phạm vi bắt buộc: truyện ngắn “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” – Nguyễn Minh Châu
- Phạm vi mở rộng: thông tin tác giả
Nguyễn Minh Châu (20/10/ 1930 – 23/1/1989), tên thật là Nguyễn Thí, quê ở làng Văn Thái, tên nôm là làng
Thơi, xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng đối với
văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam và thời kỳ đầu của đổi mới, và là một trong những
cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học Việt Nam 1954 - 1975. Phong cách sáng tác của ông chủ yếu
phản ánh hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Ông ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hi sinh vì tự do đất nước
của những người chiến sĩ cách mạng
2. Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
2.1. Tìm ý
- Cuộc đời nv được khắc hoạ bằng các sự kiện:
+ Chọn đi theo con đường kháng chiến thay vì học tập, gặo gỡ và được nhiều người đàn ông yêu
nhưng lại chỉ hướng về Hoà
+ Là một người luôn tìm kiếm sự hoàn hảo, cho dù là khi yêu Hoà hay trong cuộc hôn nhân với Ph
+ Trải qua nhiều cuộc sống, sự kiện thông qua nhiều nghề nghiệp như y tá, phóng viên, lái xe, y sĩ
- Phẩm chất đạo đức, tính cách: một lòng thuỷ chung, sống tình cảm -> luôn nhớ về Hoà, đau khổ khi Hoà
mất; nhận mình là người yêu của Hậu khi nói chuyện với mẹ Hậu, coi bà giống như người mẹ thứ hai; từ
một nữ y sĩ giờ đây lại trở thành một bệnh nhân ở khoa thần kinh
- Đặc sắp nghệ thuật trong xây dựng nv: những tình huống bất ngờ, kịch tính được tạo ra nhằm làm nổi bật
những tình cảm đầy éo le, ngang trái. Nghệ thuật tạo dựng tình huống để trong thân tâm, những phẩm
chất của nv được bộc lộ chân thực, tự nhiên, không gượng ép
- Thông điệp tác giả muốn gửi gắm: thông qua nhân vật Quỳ, tác giả cho thấy những đặc điểm, phẩm chất
và sức hút của Quỳ nói riêng và người phụ nữ VN nói chung
2.2. Lập dàn ý
a) Mở bài
“Nghệ thuật là sự mô phỏng tự nhiên”, Aristole đã tâm niệm như thế. Có phải chăng, chính mảnh đất màu
mỡ của cuộc sống chính là nơi để văn chương nghệ thuật cày xới, khai phá và gieo mầm chăng? Có phải,
chính cuộc đời đầy biến cố thăng trầm của Quỳ đã tạo nên tác phẩm với nhiều những cung bậc cảm xúc
như truyện ngắn “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”
“Những cuộc chiến qua đi, những trang lịch sử của từng dân tộc được sang trang, các chiến tuyến có thể
được dựng lên hay san bằng. Nhưng những tác phẩm đi xuyên qua mọi thời đại, mọi nền văn hóa hoặc
ngôn ngữ, cuối cùng vẫn nằm ở tính nhân bản của nó. Có thể màu sắc quốc kì, ngôn ngữ hay màu da chúng
ta khác nhau. Nhưng máu chúng ta đều có màu đỏ, nhịp tim đều giống nhau. Văn học cuối cùng là viết về
trái tim con người.”. Chiến tranh, một điều mà bất cứ ai cũng ghét bởi nó mang lại những đau thương mất
mát, cái màu trắng lạnh lẽo của tang tóc và chết chóc khiến cho nỗi ám ảnh len lỏi vào sâu trong tâm trí của
mỗi người đã và đang phải trải qua hằng ngày.
b) Thân bài
* Khái quát về tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Minh Châu (20/10/ 1930 – 23/1/1989), tên thật là Nguyễn Thí, quê ở tỉnh Nghệ An. Ông là một
nhà văn có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam và thời kỳ

Page 2 of 6
đầu của đổi mới, và là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học Việt Nam 1954 - 1975.
Phong cách sáng tác của ông chủ yếu phản ánh hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Ông ca ngợi tinh thần
dũng cảm, sự hi sinh vì tự do đất nước của những người chiến sĩ cách mạng
- Tác phẩm tiêu biểu: Chiếc thuyền ngoài xa, những vùng trời khác nhau,…
- Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành được Nguyễn Minh Châu sáng tác vào năm 1983
* Luận điểm 1: Bối cảnh lịch sử, xã hội
Mặc dù chiến tranh đã lùi xa nhưng đây vẫn là một “siêu đề tài” trong văn học nước nhà thời hậu chiến bởi
những mất mát, đau thương và những hậu quả nó mang lại ảnh hưởng nặng nề tới đời sống về sau rất
nhiều. Độ lùi thời gian cùng với những thay đổi trong bối cảnh văn hóa, xã hội giúp người đọc hôm nay lật
trở, chiêm nghiệm chiến tranh từ lăng kính nhân văn, nhân bản gắn với những giá trị mang nhiều ý nghĩa.
Chiến tranh hiển thị trên trang viết hôm nay chủ yếu từ cảm quan của nỗi buồn, của những suy tư, trăn trở
trước quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Và thông qua nv Quỳ, NMC đã khắc hoạ nên một người phụ nữ trải
qua cả trong thời kì chiến tranh lẫn hậu chiến, là một người phụ nữ cũng phải chịu nhiều những nỗi bất
hạnh, những hậu quả đau thương do cuộc chiến tàn khốc để lại
* Luận điểm 2: Tóm tắt về cuộc đời của nhân vật Quỳ
Đất nước có chiến tranh, người chồng, người con lên đường đi chiến đấu và có không ít người đã hi sinh,
để lại trong lòng người phụ nữ một vết thương, một nỗi đau âm ỉ không bao giờ tắt. Có biết bao người phụ
nữ Việt Nam đã phải chịu cảnh góa bụa, chịu đựng nỗi đau về sự mất mát hi sinh của những người mình
thương yêu nhất. Mỗi con người một cảnh ngộ nhưng đều là những mảnh đời éo le, bất hạnh. Quỳ trong
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành đã yêu Hòa bằng một tình yêu say đắm, nồng nhiệt, tôn thờ anh
như một “thánh nhân” nhưng rồi chị thất vọng vì anh cũng chỉ là một con người bình thường như bao con
người khác. Cái chết của Hòa đã làm Quỳ bị ám ảnh suốt đời. Đôi bàn tay “dấp dính mồ hôi” trước đây của
Hòa làm chị ghê sợ thì giờ đây lại đem đến cho chị sự tiếc thương vô hạn. Đó là đôi bàn tay của một con
người tài giỏi, vì vậy mà giờ đây Quỳ đau đớn thốt lên: “Dù có phải xông vào lửa đạn, dù có phải dùng hai
bàn chân trần dậm lên vách tai bèo, dù có phải lặn xuống tận đáy bể khơi hay băng qua sa mạc cháy bỏng,
dù có phải đi khắp cùng trời cuối đất, thì tôi cũng không từ nan, tôi cũng xông đi, nếu lấy về được để trả lại
cho anh ấy đôi bàn tay luôn dấp dính mồ hôi”. Nhưng tất cả đã quá muộn, giờ đây trong Quỳ là sự “ngẩn
ngơ thương tiếc” đến nhói đau. Khi chị cảm thấy yêu đôi bàn tay ấy thì cũng là lúc là nó vĩnh viễn không còn
nữa và “trong tất cả sự mất mát thì mất một con người là không bù đắp được, không sao lấy lại được”. Quỳ
đi tìm “thánh nhân” trong Hòa nhưng không gặp, khi chấp nhận anh ấy là “người thường” thì anh ấy đã
không còn. Nước mắt chị không rơi, chị “nằm im mà tâm hồn vật vã” vì nỗi đau ấy quá lớn. Với Hậu, chị chỉ
thấy anh là một “người thường” thì chính anh lại mang phẩm chất của một “thánh nhân” trong tình yêu.
Cái chết của Hậu làm se thắt lòng người. Anh đã ngã xuống cho tình yêu, anh cho đi mà không mong nhận
lại. Hậu không thể sống lại cho dù Quỳ “khóc đến khô kiệt giọt nước mắt cuối cùng” của mình. Làm sao mà
Quỳ có thế quên được khi tận mắt chứng kiên cái chết của một người mình yêu và một người yêu mình.
Người chết thì mãi mãi nằm xuống nhưng để lại vết thương khó liền sẹo trong lòng người đang sống.
* Luận điểm 3: Phân tích nhân vật qua tình huống, hoàn cảnh
Là một con người với truyền thống đạo lý, uống nước nhớ nguồn. Quỳ hiện lên qua trang sách là hình ảnh
một người phóng viên trong đêm đi lượm hành trang của các tử sĩ, khi đọc những trang nhật ký của họ chị
đã xúc động nghĩ đến những từ thiêng liêng như “Đất nước”, “Tổ quốc”, cùng lúc với việc gọi tên những
chiến sĩ đã hy sinh. Trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới, chế độ mới từ nhiệt tình và ý chí, nhưng chưa
đủ. Thông qua hình tượng Quỳ, Nguyễn Minh Châu đã nói lên suy nghĩ về điều này. Hoà bình được lặp lại,
Quỳ đã có mặt trên mặt trận kinh tế, ngay trên mãnh đất mà người thân yêu và đồng đội đã ngã xuống. Chị
đã cứu Ph ra khỏi sự lầm lạc, trả lại vị trí xứng đáng để người kỹ sư cơ khí phát huy năng lực sở trường.
Phải có niềm khát khao bắt nguồn từ tình yếu cuộc sống, tình yêu con người, dám sống hết mình cho quê

Page 3 of 6
hương xứ sở mới đủ sức tái sinh những cuộc đời dang dở, làm lành các vết thương trên mảnh đất mà cuộc
chiến tranh tàn khốc vừa đi qua. Phải biết tổ chức quản lý, biết sử dụng nguồn tài nguyên, con người, trong
đó đội ngủ cán bộ khoa học kỹ thuật là đội ngũ nồng cốt, mới nhanh chóng khắc phục được hậu quả nặng
nề của chiến tranh, đưa quê hương đất nước thoát khỏi cảnh đói nghèo lạc hậu. Quỳ đã nhận ra được vai
trò quan trọng của tài năng, của tri thức trong sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới: Tôi nhận ra ở trong tôi
có một cơn khát ghê gớm, cơn khát của sự hồi sinh của mọi tài năng nhất quyết tôi phải làm sống lại một
khả năng và trí tuệ đang chết. Cách sống suy nghĩ và hành động của Quỳ đã trực tiếp thể hiện quan niệm
của Nguyễn Minh Châu về đạo lý làm người, về nhân cách, về lối sống về cách ứng xử đầy tính nhân đạo
chủ nghĩa. Nó hoàn toàn đúng với tinh thần nhân đạo của tư tưởng Hồ Chí Minh: không chỉ là sống vì con
người, suốt đời lo toan cho con người, càng không phải là làm ra và đen lại cho con người hưởng những
điều mong muốn mà khơi dậy trong con người lòng tự hào và niềm tin ý chí và nhiệt tình cách mạng, để
con người tự mình làm ra tất cả. Nhân vật Quỳ nghĩ về những năm tháng ở Trường Sơn, về người lính trong
ý nghĩ của chị lúc đó: Tôi thật ngu với những người đàn ông đáng quý nhất trong số những người đáng quý
ấy, tôi đã không coi họ là những người đang sống giữa cuộc đời, mà lại đòi hỏi nơi họ một thánh nhân. Tôi
đã tìm cái tuyệt đối không bao giờ có. Hiểu những giá trị có được của chính bản thân cũng có nghĩa là mỗi
người đang thực hiện hành động tự giải phóng. Từ những chiêm nghiêm, mỗi người hiểu thêm về bản thân
mình, về người thân, về nhân dân, Hoá ra cuộc sống từ bao đời là như thế, con người là một sự kết tinh của
những tinh hoa. Hóa ra thời nào cũng có những con người như anh ấy, tập trung trí tuệ và tài năng trác
tuyệt của nhân và mang trong lòng tất cả những khát vọng cháy bỏng của nhân dân. Ở một góc độ khác,
thân phân cuộc đời của từng con người cũng được Nguyễn Minh Châu khám phá. Nữ y sĩ Quỳ trở thành
bệnh nhân thần kinh vì những nỗi niềm riêng tư không thể không sống với nó được và phải có nhu cầu để
giải bày: Không, không nói với đồng chí thì tôi cũng phải nói với người khác, bởi vì tôi không thể trò chuyện
với mình suốt đời được. Quỳ trong một lần đi kiểm tra hành trang của các sĩ tử trong hang đá, tình cờ chị
gặp những trang nhật ký của các anh chiến sĩ trẻ hy sinh. Đọc vào trang nào thì cũng gặp tên mình. Quỳ đã
xúc động áp những dòng nhật ký vào ngực mình và gọi tên những từ thiêng liêng như “Tổ quốc”, “Đất
Nước”: Tôi chợt nghĩ đến những chữ vô cùng trừu tượng, thiêng liêng như Tổ quốc, Đất nước, tôi lại còn
hình dung đến làng quê của từng anh với những người thân sống chung dưới một mái nhà, những bờ đê,
một khúc sông ngầu phù sa, một lối ngỏ tiếng tre kẽo kẹt và màu tím hoa xoan tím rắc li ti trên vạt đất ấm,
và chiếc gàu sắt Tây chạm vào thành giếng khơi kêu lanh canh. Hình ảnh những người lính trong trung đoàn
K đã hy sinh vì độc lập của Tổ quốc. Vì tự do hạnh phúc của nhân dân. Tất cả đã in đậm trong tiềm thức của
Quỳ. Họ xứng đáng được ngưỡng mộ và tôn kính. Hiểu như thế ta mới cắt nghĩa được sự xúc động của Quỳ
trước sự hy sinh của những người trẻ tuổi trong cuộc kháng chiến vừa qua. Trên đường đi công tác, khi
ngang qua một ngôi chùa, bắt gặp pho tượng “ngàn tay ngàn mắt”, Quỳ đã nghĩ đến tập thể những người
lính trong trung đoàn K, tôi đứng ngẩn ngơ trước bức tượng hồi lâu… lập tức tôi nghĩ ngay đến trung đoàn
K, và anh ấy đang ở một nơi rất xa xôi cả hai vừa hoà chung vào nhau trong hình ảnh một con người có
“ngàn mắt ngàn tay”. Quỳ yêu Hoà tha thiết nên khi Hoà mất đi, một phần đời của Quỳ đã ra đi vậy: Như
một con chim đã mất bạn … đến bây giờ tôi mới hiểu được, trong tất cả mọi sự mất mát thì mất một con
người là không có gì bù đắp được, không sao lấy lại được, … Nhân vật Quỳ gây ấn tượng trong người đọc
không chỉ ở quan hệ tình cảm sâu nặng giữa chị và người trung đoàn trưởng tài ba: anh ấy quyết tâm làm
một thánh nhân mà còn ở sự bao dung, năng lực thực tiễn của người phụ nữ tưởng như rất khó lý giải, rất
khó hiểu về động cơ hành động của chị. Nếu như nhà văn không đụng đến vùng sâu thẩm nhất, nơi chất
chứa những điều vừa thiêng liêng vừa cao cả là cõi tâm linh. Giữa những ngày bom đạn tàn sát sự sống,
hàng ngày thương binh ứ đọng nơi mặt trận, Quỳ bỗng nhận ra: và trong một lúc tôi bỗng hiểu được như
thế nào là người đàn bà. Tôi hiểu được chính tôi bấy lâu nay. Tôi đã trong thấy trong một phút tất cả các
phần sâu thẳm như một thứ thiên phú riêng của tâm hồn những người đàn bà chúng tôi: đó chính là bản
năng chăm lo lấy sự sống của con người - chính chúng tôi mang nặng đẻ đau sinh ra, …
* Luận điểm 4: Nhận xét nv và nghệ thuật xây dựng nv

Page 4 of 6
Trong tính cách của Quỳ có một sự xen lẫn rất đằm thắm, rất “phụ nữ” nhưng cũng không thiếu đi cái bản
lĩnh và quyết đoán cùng sự gan dạ, sức hút của người phụ nữ. Quỳ cũng là một sự kết tinh giữa các phẩm
chất và tính cách đàn bà có trong hầu hết khắp nhân vật nữ của NMC. Đó là sự thuỷ chung, tài giỏi, gan dạ,
đức hy sinh. Quỳ chính là kiểu nv đa diện, tính cách đa chiều, vừa cá biệt vừa tiêu biểu, có cá tính riêng
nhưng lại không thể nào lẫn đi đâu được
NMC miêu tả các sự kiện, tâm lý nv thông qua việc sử dụng góc nhìn của nv “tôi” khi được nghe Quỳ kể lại
câu chuyện về cuộc đời của cô. Sử dụng điểm nhìn hạn tri để kể lại cho độc giả về chuỗi những sự kiện đã
diễn ra, giới hạn cho “tôi” về những hiểu biết khiến cho sự tò mò thôi thúc cho anh càng tìm hiểu sâu hơn
về con người của Quỳ. Bakhtin khi bàn về tiểu thuyết Doxtoiepxki đã xem điểm nhìn như là “cái lập trường
mà xuất phát từ đó câu chuyện được kể, hình tượng được miêu tả hay sự việc được thông báo”, mặc dù
xuyên suốt tác phẩm không thể nào miêu tả được hết chi tiết hay cảm xúc hiện tại khi phải trải qua sự kiện
của Quỳ, nhưng cô lại được miêu tả những cảm xúc hiện tại một cách rõ nét, chân thực như thể ta đang
ngồi cạnh cô, trực tiếp lắng nghe cô tâm sự
* Luận điểm 5: Cảm nghĩ về nhân vật
Không có một từ ngữ hay lời văn nào có thể miêu tả được chính xác về ý nghĩa của hai chữ “chung thuỷ” cả,
nhưng qua nv Quỳ, ta lại thấy được một tấm gương, một đại diện cho điều ấy. Một người phụ nữ cứng cỏi,
trải qua nhiều những thăng trầm của chiến tranh, cái mất mát khi phải mất đi người mình yêu dù đã cố
gắng kéo từ cõi chết để giờ đây vì sống trong kỉ niệm mà mơ mộng tới bệnh, làm một bệnh nhân trong
khoa tâm thần với chứng mộng du. Có thể nói, nhờ nv Quỳ mà ta có thể thấy được những phẩm chất cao
đẹp, cái đẹp tâm hồn cho tới thể xác của người phụ nữ VN. Không chỉ vậy, kết hợp với ngòi bút chân thật
và đầy bản lĩnh của NMC, nếu là một người đọc nhạy cảm thì sẽ còn thấy được cả vấn đề về chiến tranh,
hình ảnh chiến đấu đầy hào hùng như hiện ra ngay trước mắt
c) Kết bài
“Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
kỉ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng sỏi
Trong lòng giếng cạn
Riêng những câu thơ còn xanh
Riêng những Bài hát còn xanh”
(Thời gian – Nam Cao)
Vạn vật có thể bị phủi bụi bởi thời gian, những kí ức có thể xoá nhoà dần theo năm tháng nhưng những bi
kịch, đau thương mất mát trong tâm hồn người con gái trong chiến tranh vì mất người mình yêu có lẽ sẽ
còn mãi ở trong tâm Quỳ, sẽ mãi là một vết sẹo trong tim cô. Để có thể thấy được một người phụ nữ với
con người có truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, một người với đời sống tâm linh, đậm tình cảm và
có lòng cách thuỷ chung; một người chăm làm, biết quan tâm người khác qua với việc làm nhiều việc như y
tá, phóng viên, lái xe, y sĩ
Suốt trường kỳ lịch sử chống ngoại xâm thì chia ly là số phận thường trực của dân tộc. Vì vậy, trong những
phẩm chất truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, chung thuỷ là một phẩm chất làm nên sức mạnh giúp
họ vượt qua mọi gian lao cách trở. Nhà văn Nguyễn Khải từng nói rằng "Nguyễn Minh Châu là người kế tục
xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút
trẻ tài năng sau này". Đúng vậy, những tác phẩm của ông đều được viết bằng sự quan sát kĩ lưỡng, thấu
đáo thực tiễn cùng với bút phát thần kì cùng một tầm nhìn về những phẩm chất cao cả của người phụ nữ
VN đáng trân trọng. Để có thể thấy được một người phụ nữ với con người có truyền thống đạo lý uống

Page 5 of 6
nước nhớ nguồn, một người với đời sống tâm linh, đậm tình cảm và có lòng cách thuỷ chung; một người
chăm làm, biết quan tâm người khác qua với việc làm nhiều việc như y tá, phóng viên, lái xe, y sĩ. Với
truyện ngắn “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, tác giả đã cho thấy văn chương chính là “nhịp cầu
của sự đối thoại”. Nhưng chiếc cầu đó không phải là một chiếc cầu sắt khô cứng lạnh lẽo, mà là chiếc cầu
dải từ những nét chữ của ông tới độc giả, là nơi bắt nhịp cho ta thấy cái đẹp của nv Quỳ một cách đáng
quý, đáng trân trọng.

Page 6 of 6

You might also like