Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

I.

Khái niệm
Đảo giao thông là khoảng đất nằm giữa các tuyến đường tại các nút giao thông
được thiết kế nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông
khi chuyển hướng và được trồng cây xanh trang trí.
II. Phân loại
Đảo giao thông có thể được chia thành các loại như sau: Đảo dẫn hướng, đảo
phân cách và tạo làn cho xe rẽ trái.
1. Đảo dẫn hướng
Các đảo dẫn hướng có vai trò phân tách các luồng giao thông, dẫn các luồng xe
đi theo những hướng nhất định nhằm nâng cao an toàn xe chạy và khả năng thông
xe của nút. Nhờ việc phân tách các luồng giao thông qua đó làm giảm bớt các điểm
xung đột nguy hiểm, phân tán các điểm xung đột và giảm độ phức tạp của nút.
Các hình dưới đây minh hoạ sử dụng một số loại đảo dẫn hướng :
a) Đảo dẫn hướng hình tam giác:

Hình 1 : Đảo dẫn hướng tam giác


 Chức năng
Đảo tam giác có vai trò dẫn hướng, tách làn xe rẽ phải và nơi trú chân cho
người đi bộ. Thông thường đảo tam giác được bố trí tại các vị trí góc nhằm diều
khiển dòng xe rẽ phải đi đúng quỹ đạo, ngoài ra đối với nút giao có điều khiển
bằng tín hiệu thì việc bố trí đảo nhằm tạo không gian cho các phương tiện đi thẳng
dừng đỗ khi đèn đỏ, rút ngắn quãng đường qua nút, trong khi vẫn cho phép các
phương tiện rẽ phải hoạt động.
 Cấu tạo
- Về chiều dài đảo tam giác, sau khi làm tròn đầu đảo, mỗi cạnh không nên
nhỏ hơn 3.5 m; tốt nhất nên lấy 4.5 m.
- Các cạnh của đảo tam giác phải có dạng của quỹ đạo xe chạy.
- Các đầu mũi phải được gọt tròn bằng các đường cong có bán kính 0.5-1.0
m.
- Phải bố trí các độ dật tại các mép và đầu mũi đảo.

Hình 2 : Đảo dẫn hướng tam giác


b) Đảo dẫn hướng hình giọt nước:
c)

Hình 3 : Minh họa sử dụng đảo dẫn hướng hình giọt nước
 Chức năng
Đảo giọt nước dẫn hướng cho dòng xe rẽ trái và là nơi trú chân cho người đi
bộ. Thông thường đảo giọt nước được sử dụng trên các nhánh phụ dẫn vào nút.
Đảo được bố trí tại vị trí trung tâm và thường được kết hợp với các đảo tam giác.
Với cách bố trí này, các dòng xe rẽ từ đường phụ vào đường chính, và từ đường
chính rẽ vào đường phụ sẽ được điều chỉnh đi theo quỹ đạo nhất định.
 Cấu tạo đảo giọt nước trong thực tế
Trong thực tế, người ta thường cấu tạo đảo giọt nước (phân chia phần xe chạy)
khi thiết kế nút giao thông cùng mức
c) Đảo dẫn hướng trung tâm :
Hình 5 : Minh họa sử dụng đảo dẫn hướng trung tâm
 Chức năng
Đảo trung tâm (xuyến) có thể là hình tròn hoặc không) và một phần xe chạy
quanh đảo trung tâm để đón các đường dẫn từ các hướng đổ về nút.
Đôi khi tại các đường dẫn vào phần xe chạy quanh đảo có thể có các đảo dẫn
hướng, đảo phân cách để phân luồng các hướng xe chạy, nhằm giảm bớt sự nhiễu
loạn của các làn đường xung quanh đảo trung tâm.
 Hình dạng của đảo trung tâm:
Đảo trung tâm có thể là tròn, elip, con thoi, vuông hay chữ nhật góc tròn. Dùng
loại đảo nào tùy thuộc vào cấp đường giao nhau, tính chất dòng xe và góc giao.

Hình 6: Hình dạng đảo trung tâm


d) Đảo phân cách và tạo làn cho xe rẽ trái.
Đảo phân cách có vai trò phân cách các dòng xe ngược chiều, phân
tách các dòng xe thô sơ với xe cơ giới, phân cách dòng giao thông xuyên
suốt với dòng giao thông địa phương hoặc để tạo làn xe cho các phương tiện
rẽ trái. Tuỳ theo vai trò của nó, đảo phân cách được phân loại thành đảo
phân cách giữa, đảo phân cách biên, đảo phân tách làn xe rẽ trái. Các hình vẽ
dưới đây minh hoạ việc sử dụng đảo phân cách
Hình 7 : Minh họa sử dụng đảo phân cách trung tâm
Đảo phân cách trung tâm có tác dụng phân tách các dòng xe ngược
chiều, phân chia bề rộng phần xe chạy, đảo còn là nơi chủ yếu bố trí các
công trình kỹ thuật khác như chiếu sáng, tín hiệu, kiến trúc, cảnh quan đô thị
… Trong xây dựng, đảo phân cách giữa thường được sử dụng để dự trữ hành
lang phát triển giao thông trong tương lai.

Hình 8 : Minh họa sử dụng đảo phân cách trung tâm làm làn xe rẽ trái
Tại các nút giao thông thường có yêu cầu được mở rộng để phục vụ việc
tổ chức giao thông, nâng cao khả năng thông hành và an toàn giao thông.
Trong trường hợp đảo phân cách giữa đủ rộng thì sẽ được cải tạo để xây
dựng làn xe riêng cho các phương tiện rẽ trái.

Hình 9 : Minh họa sử dụng đảo phân cách trung tâm


Đảo phân cách biên được sử dụng chủ yếu trên các đường trục chính hoặc
đường cao tốc thành phố. Mục đích sử dụng đảo phân cách biên nhằm phân
tách dòng giao thông cơ giới tốc độ cao với các dòng giao thông địa phương
và dòng giao thông phương tiện thô sơ nhằm nâng cao chất lượng và an toàn
giao thông. Việc phân tách giao thông này có thể sử dụng đảo hoặc các loại
hình phân tách khác như dải phân cách cứng bằng Bê Tông Cốt Thép, bằng
nhựa hoặc đơn giản bằn vạch sơn liền. Tuy nhiên khi thiết kế cần chú ý sự ra
vào của phương tiện, đặc biệt là tại các nút giao thông
III. Vai trò
Đảo giao thông có vai trò quan trọng và được sử dụng phổ biến khi tổ
chức giao thông tại nút nhằm mục đích:
 Phân cách các xung đột và khống chế góc của xung đột.
 Tạo không gian cho các xe chờ rẽ, nhập luồng.
 Tạo chỗ trú chân cho bộ hành qua đường.
 Nơi đặt các phương tiện điều khiển giao thông.
 Xóa các diện tích thừa giữa các luồng xe.
IV. Nguyên tắc chung khi bố trí đảo.
 Bố trí thuận tiện cho hướng ưu tiên, gây trở ngại cho luồng xe cần giảm
tốc để xe phải chạy chậm lại, ngăn trở các hướng xe cần cấm, làm cho
nút giao thông có tổ chức rõ ràng xe qua không phân vân nghi ngại.
 Nên làm ít đảo hơn nhiều đảo.
 Nên làm đảo to hơn đảo nhỏ.
V. Cấu tạo chung đảo trong nút giao thông
a) Kích thước đảo phải đủ rộng để thu hút sự chú ý của lái xe
 Trong đô thị không nên ≤ 5 m2.
 Ngoài đô thị không nên ≤ 7 m2.
 Nên có diện tích = 9 m2 cho cả hai khu vực.
b) Về cách cấu tạo, có thể chia làm 3 nhóm:
 Đảo nâng cao, nâng bằng bó vỉa.
 Đảo bằng vạch kẻ sơn, đinh đóng hay các khối di động (đảo mềm), diện
tích đảo vẫn được phủ bằng mặt đường.
 Đảo không phủ mặt đường: không nên sử dụng nhiều.
c) Xử lý mép và mũi đảo
 Các mép đảo thường được vây bằng bó vỉa. Bó vỉa phải tương phản về
mằu sắc và cấu tạo với sự vật xung quanh.
 Đầu mũi đảo thường được làm tròn bằng các đường cong có bán kính từ
0,5 đến 1m.
d) Độ dật của bó vỉa
 Là một khỏang cách lùi khỏi mép làn xe chạy suốt, được lấy phụ thuộc
vào tốc độ xe chạy. Mục đích là để tránh xe đâm vào đảo.
 Chỗ dật ở đầu vào của dòng xe quy định 1,0 ~ 1,5 m.
 Chỗ dật ở đầu ra của dòng xe quy định 0,5 m.
 Chu vi đảo được nối lại bằng các đường cong đều, đầu đảo gọt tròn bằng
bán kính 0,5m.
 Diện tích chỗ dật, làm mặt đường như phần xe chạy, trên kẻ vạch ngựa
vằn.
VI. Điều kiện vận dụng nút vòng đảo
1. Nút vòng đảo có thể dùng tại các nơi:
 Nút giao cùng mức của đường trục đô thị
 Các nút giao cùng mức trên đường ô tô
 Nút kết thúc của một đường cao tốc
2. Nên dùng nút vòng đảo khi:
 Thay nút đường phụ gặp đường ưu tiên, khi trên đường phụ có biển
“Nhường đường” hay biển “Dừng xe” gây nên giờ chậm xe không chấp
nhận được trên đường phụ (nhớ rằng khi dùng nút vòng đảo sẽ gây thêm
chậm xe cho đường ưu tiên).
 Thay nút điều khiển đèn - Nhiều nút vòng đảo có khả năng thông hành
không kém nút điều khiển đèn mà giờ chậm xe lại giảm hơn và an toàn
hơn, nhất là lúc không phải giờ cao điểm.
 Trong nút có lượng xe rẽ trái lớn.
 Trong nút hay có tai nạn giữa dòng xe rẽ trái và dòng xe ngược chiều.
Tuy vậy, nếu lưu lượng trên đường phụ dưới 200 xe/ngày đêm thì chỉ
nên dùng nút ngã tư ∙ Trong nút ngã tư giật cấp có đường chính rẽ trái
trong nút.
 Tại các nút lượng giao thông sẽ phát triển nhanh hay dự báo lưu lượng,
loại hình xe còn biến đổi.
 Khi giao giữa các đường địa phương chưa phân biệt rõ được thứ tự ưu
tiên giữa các đường. Người thiết kế phải tính đến khả năng biến đổi của
nút vòng đảo một khi yêu cầu về lưu lượng, loại xe biến đổi cho phù
hợp.
3. Không nên dùng nút vòng đảo khi:
 Bị khống chế về không gian hay địa hình để tránh tốn kém (chi phí xây
dựng, giải phóng mặt bằng,…).
 ∙Lưu lượng giữa các đường vào nút quá chênh lệch Các đường phụ nên
chấp nhận giờ chờ xe khi đi vào đường chính.
 Nút vòng đảo làm giờ chậm xe trên đường chính không chấp nhận được. ∙
Nút đặt trên một tuyến đường có đèn điều khiển liên kết trên dọc tuyến. ∙
Khi có xe kéo moóc hay xe quá khổ, không đủ không gian bố trí vệt xe
đi.
4. Đèn điểu khiển trong nút vòng đảo:
 Khi có lượng xe phải xếp hàng chờ trên một, hai đường dẫn có thể lắp
đèn điểu khiển trong nút vòng đảo. Thao tác của đèn có thể linh hoạt và
không cần luôn phải hoạt động liên tục.

You might also like