Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

SỞ GIÁO DỤC & ĐT BÌNH THUẬN BÀI KT 45’ LÝ 12 – SÓNG CƠ

TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH NĂM HỌC 2019 - 2020


Họ và tên: ……………………………...............… Lớp: .......... Mã đề: 03.
Dùng bút chì tô kín một ô tròn lựa chọn là đúng nhất.
1 7 13 19 25
2 8 14 20 26
3 9 15 21 27
4 10 16 22 28
5 11 17 23
6 12 18 24

Câu 1: Sóng ngang là sóng có phương dao động


A. theo phương thẳng đứng.
B. theo phương vuông góc với phương truyền sóng.
C. theo phương nằm ngang.
D. theo phương trùng với phương truyền sóng.
Câu 2: Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta căn cứ vào
A. Môi trường truyền sóng. B. Phương dao động của phần tử vật chất.
C. Vận tốc truyền sóng. D. Phương dao động và phương truyền sóng.
Câu 3: Trong giao thoa của hai sóng trên mặt nước từ hai nguồn kết hợp, cùng pha nhau, những điểm dao
động với biên độ cực tiểu có hiệu khoảng cách tới hai nguồn (k  Z) thỏa mãn hệ thức
A. d2 – d1 = k. B. d2 – d1 = 2k.
1 
C. d2 – d1 = (k + 2 ). D. d2 – d1 = k 2 .
Câu 4: Hai nguồn kết hợp là nguồn phát sóng
A. Có cùng tần số, cùng phương truyền.
B. Cùng biên độ, có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
C. Có cùng tần số, cùng phương dao động, độ lệch pha không đổi theo thời gian.
D. Có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
Câu 5: Khi nói về sự phản xạ của sóng cơ trên vật cản cố định, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tần số của sóng phản xạ luôn lớn hơn tần số của sóng tới.
B. Sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ.
C. Tần số của sóng phản xạ luôn nhỏ hơn tần số của sóng tới.
D. Sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ.
Câu 6: Trên một sợi dây có sóng dừng với bước sóng là . Khoảng cách giữa hai nút sóng liền kề là
 
A. 2 . B. 2. C. 4 . D. .
Câu 7: Khi nói về siêu âm, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Siêu âm có thể truyền được trong chất rắn.
B. Siêu âm có thể bị phản xạ khi gặp vật cản.
C. Siêu âm có thể truyền được trong chân không.
D. Siêu âm có tần số lớn hơn 20 kHz.
Câu 8: Một sóng âm có tần số xác định lần lượt truyền trong nhôm, nước, không khí với tốc độ tương
ứng là v1, v2, v3. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. v3 > v2 > v1. B. v1 > v3 > v2.
C. v2 > v1 > v3. D. v1 > v2 > v3.
Câu 9: Vận tốc truyền âm trong môi trường nào sau đây là lớn nhất?
A. Nước nguyên chất. B. Kim loại. C. Nước biển. D. Không khí.
Câu 10: Điều nào sau đây là sai khi nói về sóng âm?
A. Tạp âm là âm có tần số không xác định.
B. Những vật liệu như bông, nhung, xốp truyền âm tốt.
C. Vận tốc truyền âm tăng theo thứ tự môi trường: rắn, lỏng, khí.
D. Nhạc âm là âm do các nhạc cụ phát ra.
Câu 11: Trên một phương truyền sóng có hai điểm M và N cách nhau 80 cm. Sóng truyền theo chiều từ
M đến N với bước sóng là 1,6 m. Coi biên độ của sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Phương

trình sóng tại N là uN = 0,08cos 2 (t - 4) (m) thì phương trình sóng tại M là
  1
A. uM = 0,08cos 2 (t + 4) (m). B. uM = 0,08cos 2 (t + 2 ) (m).
 
C. uM = 0,08cos 2 (t - 1) (m). D. uM = 0,08cos 2 (t - 2) (m).
Câu 12: Một sóng cơ truyền dọc theo truc Ox với phương trình u = 5cos(8t – 0,04x) (u và x tính bằng
cm, t tính bằng s). Tại thời điểm t = 3 s, ở điểm có x = 25 cm, phần tử sóng có li độ là
A. 5,0 cm. B. -5,0 cm. C. 2,5 cm. D. -2,5 cm.
Câu 13: Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp được đặt tại A và B dao
động theo phương trình uA = uB = acos25t (t tính bằng s). Trên đoạn thẳng AB, hai điểm có phần tử nước
dao động với biên độ cực đại cách nhau một khoảng ngắn nhất là 2 cm. Tốc độ truyền sóng là
A. 25 cm/s. B. 100 cm/s. C. 75 cm/s. D. 50 cm/s.
Câu 14: Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn A và B cách nhau 16 cm, dao động
điều hòa theo phương vuông góc với mặt nước với cùng phương trình u = 2cos16t (u tính bằng mm, t
tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 12 cm/s. Trên đoạn AB, số điểm dao động với biên độ
cực đại là
A. 11. B. 20. C. 21. D. 10.
Câu 15: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,8 m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng với 6 bụng sóng. Sóng
truyền trên dây có tần số 100 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 60 m/s. B. 10 m/s. C. 20 m/s. D. 600 m/s.
Câu 16: Một sợi dây AB dài 100 cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nhánh của âm thoa
dao động điều hòa với tần số 40 Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi là nút sóng. Tốc
độ truyền sóng trên dây là 20 m/s. Kể cả A và B, trên dây có
A. 5 nút và 4 bụng. B. 3 nút và 2 bụng. C. 9 nút và 8 bụng. D. 7 nút và 6 bụng.
Câu 17: Một nguồn điểm O phát sóng âm có công suất không đổi trong một môi trường truyền âm đẳng
hướng và không hấp thụ âm. Hai điểm A, B cách nguồn âm lần lượt là r 1 và r2. Biết cường độ âm tại A
r2
gấp 4 lần cường độ âm tại B. Tỉ số r1 bằng
A. 4. B. 0,5. C. 0,25. D. 2.
Câu 18: Một nguồn âm có công suất 125,6 W, truyền đi đẵng hướng trong không gian. Tính mức cường
độ âm tại vị trí cách nguồn 1000 m. Cho cường độ âm chuẩn I0 = 10-12 W. Lấy  = 3,14.
A. 7 dB. B. 10 dB. C. 70 dB. D. 70 B.
Câu 19: Tại một điểm trên mặt chất lỏng có một nguồn dao động với tần số 120 Hz, tạo ra sóng ổn định
trên mặt chất lỏng. Xét 5 gợn lồi liên tiếp trên một phương truyền sóng, ở về một phía so với nguồn, gợn
thứ nhất cách gợn thứ năm 0,5 m. Tốc độ truyền sóng là
A. 30 m/s. B. 15 m/s. C. 12 m/s. D. 25 m/s.
Câu 20: Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B dao động cùng pha và cách nhau 40 cm. Biết
sóng do các nguồn phát ra có tần số f = 10 Hz, vận tốc truyền sóng là v = 2 m/s. Gọi M là một điểm nằm
trên đường vuông góc với AB tại A, M dao động với biên độ cực đại. Đoạn AM có giá trị lớn nhất là
A. 20 cm. B. 30 cm. C. 40 cm. D. 50 cm.
Câu 21: Một sợi dây chiều dài l = 40 cm với hai đầu cố định. Tốc độ truyền sóng trên dây là 4 m/s. Trên
dây không thể có sóng dừng với tần số là
A. 25 Hz. B. 15 Hz. C. 12 Hz. D. 10 Hz.
Câu 22: Một sóng hình sin đang truyền trên một sợi dây theo chiều
dương của trục Ox. Hình vẽ mô tả hình dạng của sợi dây tại thời
điểm t1 (đường nét đứt) và t 2 = t1 + 0,3 (s) (đường liền nét). Tại thời
điểm t2, vận tốc của điểm N trên đây là
A. - 39,3 cm/s. B. 65,4 cm/s.
C. - 65,4 cm/s. D. 39,3 cm/s.

Câu 23: Một nguồn âm điểm S phát âm đẳng hướng với công suất không đổi trong một môi trường
không hấp thụ và không phản xạ âm. Lúc đầu, mức cường độ âm do S gây ra tại điểm M là L (dB). Khi
cho S tiến lại gần M thêm một đoạn 60 m thì mức cường độ âm tại M lúc này là L + 6 (dB). Khoảng
cách từ S đến M lúc đầu là
A. 120,3 m. B. 96,6 m. C. 150,5 m. D. 66,4 m.
Câu 24: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 12 cm dao động
theo phương thẳng đứng với phương trình u A = uB = 4cos100πt (u tính bằng mm, t tính bằng s). Tốc độ
truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Xét điểm M ở
mặt chất lỏng, nằm trên đường trung trực của AB mà phần tử chất lỏng tại đó dao động cùng pha với
nguồn A. Khoảng cách MA nhỏ nhất là
A. 6,4 cm. B. 8,0 cm. C. 5,6 cm. D. 7,0 cm.
Câu 25: Tại mặt chất lỏng nằm ngang có hai nguồn sóng O 1, O2 cách nhau 24 cm, dao động điều hòa theo
phương thẳng đứng với cùng phương trình u = Acost. Ở mặt chất lỏng, gọi d là đường vuông góc đi qua
trung điểm O của đoạn O1O2. M là điểm thuộc d mà phần tử sóng tại M dao động cùng pha với phần tử
sóng tại O, đoạn OM ngắn nhất là 9 cm. Số điểm cực tiểu giao thoa trên đoạn O 1O2 là
A. 16. B. 18. C. 20. D. 14.
Câu 26: Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 18 cm, dao động theo phương thẳng đứng với
uA = uB = acos50t (t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng của mặt chất lỏng là 50 cm/s. Gọi O là trung điểm
của AB, điểm M ở mặt chất lỏng nằm trên đường trung trực của AB và gần O nhất sao cho phần tử chất
lỏng tại M dao động cùng pha với phần tử chất lỏng tại O. Khoảng cách MO là
A. 2 10 cm. B. 10 cm. C. 2 2 cm. D. 2 cm

You might also like