2105QTVC012 TrầnThịThanhHà MTVPTBV

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÊN ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Môi trường và phát triển bền vững

Hà Nội – 2022
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta ngày càng phát triển và hội nhập với thế giới kéo theo đó là sự
hoàn thiện về các cơ sở vật chất, quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền
với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các
thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,... ô nhiễm môi trường
đang ở mức báo động.
Ô nhiễm môi trường đã và đang là vấn đề ở mức báo động gây nhức nhối
cho dư luận và xã hội. Với mục đích muốn tìm hiểu thêm phần nào về ô
nhiễm môi trường, đặc biệt là cách để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi
trường đang ở mức cực kì báo động này.
2. Kết cấu bài tập lớn
Ngoài phần mở đầu và kết luận Bài tập lớn gồm 3 Phần:
Phần 1: Thực trạng gây ô nhiễm môi trường

Phần 2: Nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường

Phần 3: Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường

1
NỘI DUNG CHÍNH

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM


1.Ô nhiễm môi trường

1.1.Khái niệm

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vật. (Luật BVMT 2014)

2. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam


Ô nhiễm môi trường hiện nay đang là một vấn đề gây nhức nhối trong xã
hội và trên thế giới. Ở Việt Nam vấn đề ô nhiễm môi trường ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Theo số liệu thống kê, rất nhiều
người mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường và đang gia tăng
không ngừng, nhất là các bệnh về đường hô hấp. Ở những thành phố lớn như
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chỉ cần đi ra ngoài đường một lúc lâu bạn
sẽ cảm nhận rõ được mức độ ô nhiễm đang ở ngưỡng nào, thậm chí bụi bẩn
còn bám dính lên quần áo bạn. Chưa kể nồng độ bụi mịn ở trong không khí sẽ
gây ra các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp.

Môi trường có sự gắn bó mật thiết với con người, nếu ô nhiễm môi trường
ngày càng gay gắt thì đương nhiên con người cũng sẽ phải hứng chịu ô
nhiễm. Ở Việt Nam có các hệ thống sông ngòi trải dài nhưng việc giữ cho các
con sông luôn trong sạch thì rất ít nơi làm được gây ra tình trạng ô nhiễm
nguồn nước rất đáng lo ngại. Ví dụ điển hình là sông Tô Lịch , con sông này
đang bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng. Nằm ở thủ đô nhưng dòng nước luôn
đen ngòm và bốc mùi do rác thải và nước thải của các hộ dân cư thải ra.

2
Không chỉ có ô nhiễm nguồn nước mà còn có ô nhiễm không khí, ô nhiễm
đất, ô nhiễm tiếng ồn và đặc biệt là “ô nhiễm trắng – túi nilon”, tất cả đang là
vấn đề đáng báo động hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải nâng cao ý thức hơn
nữa trong việc giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường.

Ô nhiễm trắng – túi nilon hiện là vấn đề gây bức xúc trong xã hội. Có thể
thấy ở đâu ta cũng có thể nhìn thấy những chiếc túi nilon đủ màu sắc nằm la
liệt. Khi dùng xong thay vì bỏ gọn vào thùng rác thì nhiều người lại tiện tay
lẳng đi và cho rằng vứt một chiếc túi nilon đó chẳng gây ra tác hại gì quá lớn.
Nhưng họ đâu biết một chiếc túi nilon phải mất từ 10 đến 100 năm mới phân
hủy hết.

Hình 1.1. Tình trạng báo động cao trước ô nhiễm môi trường

3
Tình trạng đốt rác bừa bãi gây ra ô nhiễm không khí đang xảy ra ngày càng
nhiều nhất là ở các vùng nông thôn. Đốt rác bừa bãi không chỉ gây ô nhiễm
không khí mà còn tăng nguy cơ cháy nổ gây nguy hiểm cho người dân. Điều
này xảy ra là do nhiều hộ dân chưa chấp hành quy định về đổ rác và xử lý rác.

Hình 1.2. Bãi rác cháy, khói âm ỉ nhiều ngày tại thị trấn Cẩm Giang (Hải
Dương)

Năm 2016, đã xảy ra một vụ ô nhiễm nghiêm trọng khiến cá chết hàng loạt
tại 4 tỉnh miền trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Cụ thể, năm 2016 công ty Formosa trong quá trình vận hành thử nghiệm tổ
hợp nhà máy đã có những vi phạm và để xảy ra sự cố, dẫn tới nước thải có

4
chứa độc tố phenol, xyanua chưa được xử lý đạt chuẩn xảy ra môi trường gây
ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã
hội và đặc biệt là môi trường. Theo thống kê năm 2016, có khoảng 100 tấn
hải sản chết dạt vào bờ, 9 triệu tôm giống bị thiệt hại và hàng loạt lồng nuôi
cá cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Nguy hiểm hơn cả là mức độ ô nhiễm bởi các
độc tố như sắt, phenol, amoni...vẫn còn tồn đọng trong nước gây nguy hiểm
cho người dân khi ra biển tắm.

Tiểu kết chương 1


Chương 1 đã trình bày về khái niệm ô nhiễm môi trường cũng như cho
thấy được thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ở Việt Nam. Những hiện
trạng ở trên sẽ là cơ sở để nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân gây ra ô nhiễm
môi trường ở chương 2.

5
CHƯƠNG 2. NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ
HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

Trong những năm qua, hệ thống quản lý nhà nước từ trung ương đến địa
phương đã được củng cố và tăng cường. Nhiều người dân cũng đã nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường. Đã xuất hiện nhiều tấm gương người tốt, việc tốt,
nhiều sáng kiến về khoa học trong bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc bảo vệ
môi trường hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh
tế - xã hội trong quá trình hội nhập của Việt Nam. Nhìn chung môi trường ở
nước ta vẫn bị suy thoái và ô nhiễm một cách nghiêm trọng và đang ở mức
cực kì đáng báo động.

Theo thống kê có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi
trường nhưng có 5 nguyên nhân chủ yếu:

1.1. Nguyên nhân do chất thải từ nhà máy, xí nghiệp

Đây là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn
nước. Các chất thải chưa qua xử lý được các nhà máy thải trực tiếp ra môi
trường, trong qua trình sản xuất các nhà máy đã thải ra các chất như CO2,
NO, SO2 và nhiều chất độc có hại khác làm bẩn bầu không khí chúng ta
hít thở mỗi ngày. Không những vậy những hoạt động của các nhà máy, xí
nghiệp cũng làm gia tăng nồng độ bụi mịn trong không khí gây nguy hại
cho sức khỏe của mọi người. Theo tiến sĩ Đỗ Thị Trang Nhung (Đại học Y
tế Công cộng) cho biết năm 2019, Hà Nội có 2.855 ca tử vong sớm do
phơi nhiễm với bụi mịn, tương đương khoảng 35,5 ca tử vong sớm/
100.000 dân và chiếm 12% tổng số ca tử vong ở người dân Hà Nội trên 25
tuổi.

6
Hình 2.1. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm từ khí thải của các nhà máy

1.2. Ô nhiễm từ các chất thải của các phương tiện tham gia giao thông

Theo thống kê Việt Nam là quốc gia sử dụng xe máy nhiều thứ 2 trên
thế giới chỉ sau Đài Loan. Số lượng môtô – xe máy đã đăng kí, bao
gồm cả những xe không còn lưu hành của người Việt là 42.818.527
chiếc. Trung bình cứ 1.000 người dân sẽ sở hữu 460 xe máy. Với mật
độ dày đặc như vậy nên sẽ có một lượng khí thải khổng lồ thải ra môi
trường. Chưa kể khí thải từ những phương tiện tham gia giao thông
khác như ô tô, máy bay, tàu hỏa... Với lượng khí thải thải ra nhiều như
vậy và những ngày thời tiết khô nóng, ít mưa sẽ làm không khí có tính
axit rất nguy hại cho sức khỏe.

1.3. Ô nhiễm từ phân bón, các chất hóa học

7
Nước ta là một đất nước có nền nông nghiệp lâu năm, vì vậy để cây
trồng phát triển xanh tốt, gia tăng năng suất thì cần dùng đến các kỹ
thuật mới, các loại thuốc bảo vệ thực vật. Nhưng nhiều người dân đang
lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng không đúng cách và họ luôn
quan niệm rằng cứ dùng càng nhiều thì càng tốt cho cây trồng. Điều đó
làm gia tăng tình trạng ô nhiễm đất. Đặc biệt chúng ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe của con người. Hơn 260 kết quả nghiên cứu trên toàn thế
giới cho thấy các loại hóa chất nông nghiệp có liên quan đến ung thư
vú, não, xương,... Không chỉ gây ra ung thư, các loại thuốc bảo vệ thực
vật còn gây ra suy giảm trí tuệ, rối loạn thần kinh, hệ miễn dịch suy
giảm, béo phì và dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, thuốc bảo vệ thực vật còn là
một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Khi
dân số phát triển và tăng lên đồng nghĩa với việc nhu cầu về thực phẩm
cũng tăng lên, do đó việc mở rộng diện tích canh tác cũng gia tăng và
đòi hỏi việc sử dụng thuốc trừ sâu cho chúng.

Hình 2.2. Ô nhiễm từ việc vứt vỏ thuốc trừ sâu bừa bãi

8
1.4. Ô nhiễm từ rác thải sinh hoạt của người dân
Ngoài những nguyên nhân trên thì chính ý thức kém của dân là
nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường và khiến nó ngày càng nghiêm
trọng hơn. Được biết, cứ mỗi mùa thu hoạch lúa thì người dân ở Hà
Nội lại tái diễn tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm không khí và gây
nguy hiểm cho người tham gia giao thông khi khói mù mịt. Khói từ
những đám cháy này sẽ khiến những người hít phải chúng cảm thấy
mệt mỏi và khó thở thậm chí bị ngộ độc. Ngoài đốt rơm rạ thì việc đốt
than, củi cũng gây ra một lượng không nhỏ khói bụi. Hoặc việc xả rác
bừa bãi xuống các kênh, mương làm ô nhiễm nguồn nước ở đây.

Hình 2.3. Những cánh đồng bốc cháy nghi ngút sau mỗi vụ thu hoạch

Đặc biệt là tình trạng “ô nhiễm trắng” ở nước ta hiện nay đang là một vấn đề
vô cùng nhức nhối trong xã hội. Ô nhiễm trắng là tình trạng người dân sử
dụng túi nilon rồi vứt chúng ra khắp mọi. Dù cho nhà nước đã ban hành rất

9
nhiều biện pháp khắc phục nhưng từng đó là chưa đủ để cải thiện hiện trạng
này. Chỉ có một vài người cố gắng thì không thể thay đổi được ô nhiễm trắng

Hình 2.4. Ô nhiễm trắng

Điều này chỉ thay đổi khi tất cả mọi người thấy được tác hại của túi nilon đến
môi trường. Theo thống kê, cứ mỗi phút có 1000 túi nilon được tiêu thụ
nhưng chỉ có khoảng 30% trong đó là được tái chế. Ô nhiễm trắng gây mất mĩ
quan đô thị, động vật biển bị chết sau khi ăn phải túi nilon, gây tắc nghẽn
cống thoát nước, đốt túi nilon gây ra các bệnh về đường hô hấp,...

Không chỉ có chất thải sinh hoạt mà các chất thải rắn cũng ngày càng
nhiều gồm rác thải xây dựng, y tế, công nghiệp,... Những loại rác thải này nếu
như không thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi
trường, đất, nước, không khí, đều sẽ bị ảnh hưởng và đe dọa trực tiếp đến sức
khỏe của chúng ta. Hiện nay việc thu gom xử lý rác thải rắn còn nhiều bất cập
chưa được quy hoạch và sự đầu tư của nhà nước, một số công ty chuyên xử lý

10
chất thải rắn thì năng lực còn hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu về bảo
vệ môi trường. Việc không đầu tư thích đáng vào công cuộc xử lý rác thải rắn
sẽ gây ra các vấn nạn ngày càng tiêu cực hơn, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
cộng đồng. Tuy nhiên các biện pháp bảo vệ môi trường cũng cần phải cân đối
với các hoạt động phát triển kinh tế xã hội để duy trì và nâng cao phát triển
bền vững.

2. Hậu quả của ô nhiễm môi trường


2.1. Hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với con người
Ô nhiễm môi trường gây ra những hậu quả nặng nề, nó ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống của con người. Tuy nhiên mọi người đang bị
thiếu kiến thức về hậu quả của ô nhiễm môi trường, họ luôn nghĩ
rằng “ô nhiễm môi trường một chút thôi chắc chẳng sao đâu”. Chính
cái suy nghĩ đó của họ đã khiến môi trường càng ngày càng bị phá
hủy một cách nặng nề. Hậu quả của ô nhiễm môi trường đang ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Ô nhiễm không khí gây ra
các bệnh về đường hô hấp. Các phương tiện tham gia giao thông
ngày càng gia tăng, điều này càng khiến cho mức độ khói bụi ngày
càng nhiều rồi khi con người ta hít phải luồng không khí không
trong lành này (đặc biệt là bụi mịn) sẽ tạo áp lực cho phổi và hệ hô
hấp. Không chỉ gây bệnh về đường hô hấp mà ô nhiễm môi trường
còn làm gia tăng nguy cơ gây ung thư. Ngày nào chúng ta cũng phải
thưởng thức những món ngon với dư lượng thuốc trừ sâu rất lớn còn
tồn đọng bên trong, nước bị nhiễm bẩn bởi vỏ thuốc trừ sâu. Cơ thể
nào có thể chịu đựng được những điều đó?

11
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có
khoảng 7 triệu người tử vong do các bệnh liên quan tới ô nhiễm
không khí, ô nhiễm nguồn nước. Hàng ngày có khoảng 93% trẻ em
dưới 15 tuổi trên thế giới (tương đương 1,3 tỷ em nhỏ) phải hít thở
nguồn không khí ô nhiễm với nồng độ bụi mịn cực cao và nguy
hiểm, khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng, làm giảm quá trình phát
triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

Hình 2.5. Tác hại của ô nhiễm môi trường đối với trẻ em

2.2. Hậu quả của ô nhiễm môi trường với hệ sinh thái

Không chỉ gây hại cho con người, ô nhiễm môi trường còn gây
ảnh hưởng sâu sắc đối với các loài động vật và thực vật. Các chất
nguy hiểm như SO2, NO,... khi đi vào cơ thể sẽ khiến đường khí
quản bị tắc nghẽn làm cho các loài động vật bị ngạt thở và chết. Ô
nhiễm môi trường gây ra hiệu ứng nhà kính một trong những
nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu, gây thủng tầng ozon, mưa
axit. Những chất độc hóa học của mưa axit khi ngấm vào đất và
chuỗi thức ăn của sinh vật sẽ gây ngộ độc cho các loài động vật khi
ăn phải chúng. Không những vậy mưa axit cũng hủy hoại các khu

12
rừng, mặc dù không gây ra tuyệt chủng nhưng cũng làm giảm đi sự
đa dạng sinh học của các khu rừng, làm tăng độ chua ở trong đất
khiến cây cối chậm phát triển. Ngoài ra các chất độc trong mưa axit
khi ngấm xuống đất thì khó lòng cứu vãn, chưa kể những chất độc
ấy ngấm vào các mạch nước ngầm dưới lòng đất rồi khi con người
sử dụng sẽ gây ra hậu quả khủng khiếp như thế nào. Con người đang
tự tay tàn phá, hủy hoại đi mọi nguồn sống của chính mình.

Hình 2.6. Ô nhiễm môi trường làm thu hẹp môi trường sống của
các loài động vật

2.3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với nền kinh tế - xã hội
Ô nhiễm môi trường hiện đang là vấn đề nóng bỏng của Việt
Nam cũng như trên toàn thế giới. Hậu quả là gây ra những thiệt hại
về kinh tế khi con người mắc các bệnh về hô hấp cũng như các rối
loạn về các chức năng của cơ thể. Không những vậy ô nhiễm môi

13
trường còn gây ra mất mỹ quan kéo theo hoạt động du lịch của mọi
người cũng giảm theo. Ô nhiễm môi trường làm suy kiệt nguồn tài
nguyên thiên nhiên, gây ra nhiều sự cố môi trường khi đó lại phải
đầu tư để khắc phục sự cố. Thật sự rất tốn kém và đôi khi còn gây
lãng phí nguồn vốn đầu tư.
Tiểu kết chương 2

Chương 2 đã phân tích sâu sắc về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi
trường cũng như những hậu quả mà ô nhiễm môi trường gây ra cho con
người, hệ sinh thái và xã hội của Việt Nam. Có thể thấy tình trạng ô nhiễm
môi trường đang ở mức báo động tại nước ta cũng như trên toàn cầu và cần có
những biện pháp để giảm thiểu và tới khắc phục những hậu quả do ô nhiễm
môi trường gây ra.

14
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN.

3.1. Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường.

Ô nhiễm môi trường đã và đang là vấn đề nan giải và nhức nhối trong xã
hội Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Nếu không sớm khắc phục tình
trạng này thì chính cuộc sống của con người chúng ta cũng sẽ bị đe dọa. Một
số biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường như sau:

Nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường.
Nhà nước cần phải có những biện pháp tuyên truyền để người dân tự giác ý
thức về việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường. Chính quyền cần
có những biện pháp mạnh để răn đe, cảnh cáo những hành vi làm ô nhiễm,
hủy hoại môi trường. Cần phân loại rác thải hợp lý và hãy tái chế rác thải nếu
có thể.

Bên cạnh đó cần xây dựng các quy định khắt khe hơn về việc cấm xả rác ở
nơi công cộng. Tuyên truyền người dân thay vì dùng các loại phân bón hóa
học thì hãy sử dụng phân bón hữu cơ. Trồng thêm nhiều cây xanh để giảm
thiểu bức xạ của hiệu ứng nhà kính. Triển khai các đợt ra quân thu gom rác và
vệ sinh môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Xử lý nước thải sinh hoạt
đúng cách, nên đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải rồi sau đó mới xả ra
hệ thống sông chung. Đặc biệt là nước thải từ các khu công nghiệp cần phải
được xử lý cẩn thận đúng quy trình trước khi xả ra môi trường để tránh xảy ra

15
các sự cố môi trường như câu chuyện về nhà máy Formosa Hà Tĩnh năm
2016.

3.2. Liên hệ bản thân

Là thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của đất nước cũng như các bạn thanh niên
trẻ khác cần tự giác ý thức được nhiệm vụ của mình trong công cuộc bảo vệ
môi trường. Từ những hành động nhỏ như vứt rác đúng nơi quy định, vệ sinh
môi trường xung quanh cũng góp phần vào việc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm
môi trường. Đồng thời cũng cần tổ chức các đợt ra quân dọn dẹp môi trường
do nhà trường hoặc do Đoàn thanh niên tự tổ chức. Các trường đại học cần
tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa và thường xuyên phát động những đợt thi đua
trồng cây xanh để giảm thiểu ô nhiễm không khí và hiện tượng khí nhà kính.

Tiểu kết chương 3


Qua thực trạng, nguyên nhân và hậu quả đã được phân tích ở chương 1 và
chương 2 đã đưa ra được những biện pháp khắc phục và giảm thiểu tình trạng
ô nhiễm môi trường để từ đó giúp ta có thể bảo vệ được môi trường của mình
luôn được xanh – sạch – đẹp. Đồng thời liên hệ bài học với bản thân và trách
nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ môi trường.

16
KẾT LUẬN
Ô nhiễm môi trường đã đang và sẽ là một vấn đề nóng bỏng và nhức nhối
trong xã hội Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Việt Nam là một quốc gia
rất tích cực tham gia vào công cuộc khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường của Liên Hợp Quốc. Không chỉ vậy Việt Nam còn tham gia vào rất
nhiều công ước về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nếu như chỉ tham gia vào
mà không thực hiện thì cũng như không. Mỗi người dân tự nâng cao ý thức và
chủ động chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, trong thời buổi kinh tế phát triển, đất nước ta đang trên đà hội
nhập thì việc phát triển kinh tế cũng cần phải đi đôi với bảo vệ môi trường.
Nếu như chỉ tập trung phát triển kinh tế, đô thị hóa thì sẽ phải trả một cái giá
rất đắt, môi trường sống của chúng ta sẽ bị hủy hoại thậm chí khi đó có muốn
khôi phục e là cũng không được. Vậy nên điều kiện tiên quyết và cần thiết
nhất đó là phát triển kinh tế luôn phải gắn liền với công tác bảo vệ môi
trường. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống, bảo vệ nền kinh tế của
chúng ta.

17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đình Hòe, Môi trường và phát triển bên vững, Nhà xuất bản
Giáo Dục
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
https://muaphelieu247.com/cac-nguyen-nhan-gay-o-nhiem-moi-truong-
va-bien-phap-khac-phuc
https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Nong-nghiep/1001707/tai-dien-nan-
dot-rom-ra-o-ngoai-thanh-ha-noi
https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dan-viet-so-huu-xe-may-nhieu-thu-
2-the-gioi-252388.html
https://tuoitre.vn/nguoi-dan-ha-noi-mat-gan-80-000-nam-song-vi-o-
nhiem-bui-min-pm2-5-20210812143533795.htm

3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường


https://elipsport.vn/tin-tuc/hau-qua-cua-o-nhiem-moi-truong-doi-voi-
suc-khoe-va-doi-song_5230.html
https://muaphelieuthinhphat.com/hau-qua-cua-o-nhiem-moi-truong/

18
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ____________________________________________________1

1. Lý do chọn đề tài ________________________________________1

2. Kết cấu bài tập lớn ______________________________________1

NỘI DUNG CHÍNH ___________________________________________2

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT


NAM ______________________________________________________2
1.Ô nhiễm môi trường ______________________________________2
2. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam _________________2

Tiểu kết chương 1 ___________________________________________5

CHƯƠNG 2. NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ


HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG _____________________6
1. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ________6
1.1. Nguyên nhân do chất thải từ nhà máy, xí nghiệp ______________6
1.2. Ô nhiễm từ các chất thải của các phương tiện tham gia giao thông _7
1.3. Ô nhiễm từ phân bón, các chất hóa học ______________________7
1.4. Ô nhiễm từ rác thải sinh hoạt của người dân __________________9

2. Hậu quả của ô nhiễm môi trường _________________________11


2.1. Hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với con người ___________11
2.2. Hậu quả của ô nhiễm môi trường với hệ sinh thái _____________12
2.3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với nền kinh tế - xã hội ___13

Tiểu kết chương 2 __________________________________________14

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ


LIÊN HỆ BẢN THÂN. ________________________________________15

19
3.1. Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường. __________________15

3.2. Liên hệ bản thân ________________________________________16

Tiểu kết chương 3 __________________________________________16

KẾT LUẬN _________________________________________________17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO __________________________18

20
PHỤ LỤC

1. Hình 1.1. Tình trạng báo động cao trước ô nhiễm môi trường (nguồn
vệ sinh nhanh 24h)

21
2. Hình 1.2. Bãi rác cháy, khói âm ỉ nhiều ngày tại thị trấn Cẩm Giang (Hải
Dương) – nguồn Thông tấn xã Việt Nam

22
3. Hình 2.1. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm từ khí thải của các nhà máy
(nguồn internet)

23
4. Hình 2.2. Ô nhiễm từ việc vứt vỏ thuốc trừ sâu bừa bãi (nguồn
internet)

24
5. Hình 2.3. Những cánh đồng bốc cháy nghi ngút sau mỗi vụ thu hoạch
(nguồn internet)

25
6. Hình 2.4. Ô nhiễm trắng (nguồn internet)

26
7. Hình 2.5. Tác hại của ô nhiêm môi trường đối với trẻ em (nguồn
internet)

8. Hình 2.6. Ô nhiễm môi trường làm thu hẹp môi trường sống của các
loài sinh vật (nguồn internet)

27

You might also like