Mùa xuân nho nhỏ 45 KIỀU MY

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Mùa xuân nho nhỏ 4 + 5

Với những khổ thơ đầu của tác phẩm “ Mùa xuân nho nhỏ “, Thanh Hải đã
mở ra một khung cảnh mùa xuân dịu dàng nơi đất Huế mộng mơ. Từ những
cảm xúc xuân sắc ấy, ông đã chuyển mạch thơ 1 cách tự nhiên, sang bày tỏ
những suy nghĩ và tâm niệm của mình về lý tưởng, lẽ sống ý nghĩa cho cuộc
đời của mỗi người

“ Ta làm con chim hót


Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến ’’
Điệp từ “ Ta” ở đây chỉ rõ cho ta thấy rằng, giờ đây không còn là suy nghĩa
của riêng tác giả hay một cá nhân nào khác mà là cả một tập thể, một dân
tộc, là những ước nguyện khao khát ông mong muốn dành cho tất cả mọi
người. Tạo nên một sự đồng điệu giữa nhà thơ với độc giả, “ chân trời riêng
hòa vào chân trời chung. Đặc biệt chú ý đến những hình ảnh liệt kê “ con
chim hót”, một cành hoa”, “một nốt trầm”. Đó là những sự vật mà Thanh
Hải muốn hóa thân vào để được lặng lẽ từng bước cống hiến những điều nhỏ
nhặt, giản dị cho cuộc đời. Tuy đơn sơ nhỏ nhặt nhưng là một điển hình cho
lẽ sống cao cả của người thi sĩ. Ông xin làm một “con chim” giữa vạn loài
chim, cất cao tiếng hót, góp cho đời lời ca tha thiết, ngọt ngào. Ông xin làm
“ một cành hoa” giữa hàng triệu loài hoa, tỏa ngát hương thơm cùng sắc hoa
tô điểm cho bức tranh cuộc sống. Ông xin làm “một nốt trầm” lặng lẽ xuyến
xao giữa trăm nghìn giai điệu, viết nên một khúc hát du dương cho cuộc đời.
Chẳng muốn là “vũ trụ bao la” hay “ vầng thái dương xanh biếc”,ông chỉ
muốn làm những điều nhỏ bé thôi nhưng ta tự có thể nhận ra rằng nếu thiếu
vắng chúng thì cuộc sống này đâu còn gì là ý nghĩa. Thanh Hải đã đặt đôi
bàn tay của mình lên chiếc vĩ cầm “thơ ca”, tấu lên bản giao hưởng du
dương êm ái, rót vào tâm hồn độc giả những ước nguyện cống hiến khiêm
nhường của ông đối với cuộc sống của người và cuộc đời của mình ‼

Cùng với lẽ sống cống hiến cao quý, Tố Hữu đã viết trong tác phẩm “ Một
khúc ca xuân của mình rằng:

“Nếu là con chim chiếc lá


Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”

So với sự nặng lòng vào những ngày cuối đời, lại mong muốn được hóa thân
để thỏa nguyện lòng yêu mến nhân gian của Thanh Hải. Thì ở Tố Hữu, ta lại
thấy một niềm tin lạc quan, một khát khao được tiếp tục sống và cống hiến
cho đời. Nhưng dù ở hoàn cảnh, giai đoạn nào thì những lý tưởng sống cao
đẹp luôn đáng đuợc trân trọng và ngợi ca.

Sau ước nguyện được hóa thân,tác giả đã đi tới khát vọng cống hiến bền bỉ
của mình. Cống hiến những điều tinh túy nhất của đời người cho đất nước,
ngân lên một âm hưởng của lẽ sống cao cả

“Một mùa xuân nho nhỏ


Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”

Mùa xuân là một khoảng thời gian, không gian bao la vô hạn định. Mùa
xuận hội mọi vẻ đẹp tinh túy của trần thế vào khoảnh khắc đầu năm. Nhưng
ở đây Thanh Hải đã dùng từ láy “nho nhỏ” để thể hiện một ước vọng khiêm
tốn, giản dị. Cùng tính từ “lặng lẽ” thể hiện một lối sống không ồn ào, khoa
trương. Ông muốn nói rằng ông sẵn sàng, tự nguyện dâng hiến cả cuộc đời
mình cho quê hương đất nước một cách thầm lặng, không đòi hỏi người
khác phải tung hô hay “ghi lòng tạc dạ”. Lặng lẽ từ những điều bình dị, như
bác lao công giữ sạch đường phố, như người bác sĩ chữa trị cho bệnh nhân.
Thật âm thầm nhưng vô cùng ý nghĩa và đẹp đẽ biết bao. Bên cạnh đó, điệp
ngữ “dù là” kết hợp với hai hình ảnh hoán dụ “tuổi hai mươi”, “khi tóc bạn”
chỉ hai độ tuổi cột mốc quan trọng của đời người như một lời hứa, lời khẳng
định vững vàng sẽ dành cả đời mình để cống hiến của nhà thơ. Năm tháng
trôi, người trẻ rồi lại già đi, nhưng mặc cho sự chảy xiếc khó níu của thời
gian, lý tưởng sống cao đẹp, vì người, vì đời của Thanh Hải vẫn mãi không
đổi thay. Trái tim ấy dù phải chiến đấu níu giữ từng nhịp đập cuối cùng
nhưng ngọn lửa nhiệt huyết vẫn cháy bỏng, không bao giờ tắt lịm. “Một mùa
xuân nhỏ” hết mình sống và cống hiến để góp vào “mùa xuân lớn” của dân
tộc. “Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che cho Tổ quốc thiêng
liêng”
Qua hai khổ thơ trên, Thanh Hải để nói lên hết tâm tư, tình cảm của mình
dành cho quê hương thân yêu, đồng thời muốn nhắn nhủ đến mọi người hãy
sống có ích, sống không chỉ cho ta mà còn vì người khác. Dù đang nằm trên

giường bệnh, đối diện với giây phút sinh tử nhưng ta có thể thấy khát vọng
muốn được cống hiến cho đất nước của ông vẫn luôn mãnh liệt, dâng trào.
Thật đáng quý biết chừng nào

You might also like