Chương 1 ATGT

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

A) Lời mở đầu

Trong xã hội hiện nay giao thông có vai trò vô cùng quan trọng. Nó có tầm ảnh hưởng
lớn đến sinh hoạt thường ngày của con người và hoạt động kinh tế - văn hóa – xã hội.
Giao thông phục vụ nhu cầu, hoạt động của con người, giúp cho việc đi lại trở nên
thuận tiện hơn. Giao thông tham gia vào việc vận chuyển trong sản xuất và tiêu thụ,
giúp cho các quá trình diễn ra thuận lợi hơn. Giao thông là cầu nối kinh tế, văn hóa –
xã hội giữa các quốc gia trên thế giới với nhau. Vấn đề an toàn giao thông là vấn đề
nan giải, mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Tai nạn giao thông được thẳng thắn
nhìn nhận là “thảm họa”, bởi những hậu quả to lớn nó gây ra đối với kinh tế – xã hội,
nhất là những tổn thương tinh thần không thể khắc phục. Phòng, tránh, khắc phục tai
nạn giao thông được Đảng, Nhà nước và nhân dân coi là một nhiệm vụ rất quan trọng
mang tầm quốc gia. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển đó đã phát sinh ra những tiêu
cực đối với cuộc sống con người, ngoài tai nạ giao thông thì ùn tắc giao thông cũng là
một vấn đề rất nan giải của nước ta và các nước trên thế giới hiện nay. Vấn đề này đã
gây rất nhiều bất tiện cho con người như: Làm lãng phí thời gian của con người, tốn
và hao mòn nhiên liệu phương tiện, làm cho môi trường sống ngày càng ô nhiễm và
còn góp phần kìm hãm phát triển kinh tế quốc gia. Vì thế, nhóm em đã chon đề tài là
về “ Chương trình An toàn giao thông”. Qua việc nghiên cứu về thực trạng và tìm
hiểu về những nguyên nhân, hậu quả về an toàn giao thông để có thể đề xuất một số
giải pháp

B) Nội dung

Chương I: Giới thiệu chung về chương trình

1. Cơ sở pháp lý
1.1 Quan điểm của Đảng , Nhà nước và Thành Phố về công tác tuyên truyền ATGT

Trong quá trình phát triển, Đà Nẵng đã và đang phải đối mặt với khó khăn rất lớn,
ảnh hưởng tới sự phát triển, đó là tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông. Hàng
năm, tai nạn giao thông làm chết và bị thương vong đã gây thiệt hại lớn về tài sản của
Nhà nước và nhân dân, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội và đã để lại
hậu quả hết sức nghiêm trọng, lâu dài cho nhiều gia đình và xã hội

Một trong những giải pháp quan trọng mà Đảng, Nhà nước ta đã và đang chỉ đạo
quyết liệt để kiềm chế tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông, đó là đẩy mạnh công tác
truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật về ATGT tới các cấp ủy Đảng, chính quyền và
tới các tầng lớp nhân dân, nhất là những người tham gia giao thông nhằm nâng cao ý thức
chấp hành luật giao thông của người tham gia giao thông và nâng cao vai trò, trách nhiệm
của các cấp ủy Đảng, chính quyền, toàn xã hội đối với công tác này. Như vậy, công tác
truyền thông, giáo dục, phổ biến về ATGT có vai trò hết sức quan trọng

Những quan điểm, chủ trương, kế hoạch của Đảng, Nhà nước, Thành phố về
truyền thông, giáo dục, phổ biến pháp luật về ATGT đường bộ cả nước nói chung, Đà
Nẵng nói riêng là cơ sở quan trọng, định hướng cho công tác truyền thông về ATGT

1.2 Cơ sở pháp lý

- Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ “về
một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông”, nhấn
mạnh: “ Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật trật tự ATGT cho mọi đối tượng
tham gia giao thông để mọi người tự giác chấp hành là biện pháp quan trọng hàng đầu”.
- Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP, ngày 31/7/2008 của Chính phủ “ về từng bước khắc phục
ùn tắc giao thông”
- Luật An toàn giao thông đường bộ.
- Chỉ thị số 52/2007/CT-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục.
- Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường đảm bảo trật tự
an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021: Nghị quyết đã quy
định cụ thể các giải pháp, các công việc cần thực hiện cũng như trách nhiệm của các cơ
quan trong việc đảm bảo an toàn giao thông, có thể thấy nghị quyết là cơ sở pháp lý
quan trọng, không thể thiếu, liên quan trực tiếp đến nội dung của chỉ thị cần ban hành.
2. Cơ sở lý luận
2.1 Cơ sở lý luận chung

Thứ nhất, về quá trình lập pháp, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 ban hành đến nay
đã nhiều năm nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung. Từ khi ban hành đến nay, đã có nhiều
quan hệ xã hội đã có sự thay đổi, cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ phát triển nhanh
chóng; lượng phương tiện, con người tham gia giao thông dày đặc, đặc biệt là ở các
thành phố lớn. Luật Giao thông đường bộ năm 2008 hiện nay đang điều chỉnh cả 02 lĩnh
vực, đó là: Trật tự an toàn giao thông đường bộ (thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn
xã hội) và xây dựng, phát triển, quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quản lý
vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ (thuộc lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật)

Thứ hai, về nguyên tắc, việc phân công, phân cấp giữa các bộ, ngành, địa phương trong
quản lý nhà nước phải rõ, cụ thể

Thứ ba, hiện nay, phương tiện giao thông tăng nhanh, đặc biệt là ở các thành phố lớn,
các phương tiện chủ yếu là phương tiện cá nhân nhưng chưa có các quy định cụ thể về
phát triển phương tiện để đảm bảo đồng bộ với sự phát triển của cơ sở hạ tầng, kinh tế -
xã hội. Tình hình tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông xảy ra thường xuyên, phức tạp,
gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, thu hút đầu tư
nước ngoài, an sinh xã hội

Thứ tư, về an ninh con người, Hiến pháp năm 2013 đã quy định “Mọi người có quyền
sống; tính mạng con người được bảo hộ” và “Mọi người được bảo hộ về sức khỏe”

Thứ năm, trong thực tiễn áp dụng Luật Giao thông đường bộ năm 2008, đã phát sinh
những khó khăn, vướng mắc, bất cập, đặc biệt việc chồng chéo, bất cập

2.2 Vai trò của chương trình


Chương trình an toàn giao thông có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức
và hành vi an toàn giao thông của người dân, giảm thiểu tai nạn giao thông và tăng cường
an toàn cho người tham gia giao thông.

Cụ thể, chương trình an toàn giao thông có các vai trò sau:

- Tăng cường nhận thức về an toàn giao thông


- Cải thiện hành vi tham gia giao thông
- Giảm thiểu tai nạn giao thông
- Tăng cường quản lí và kiểm soát an toàn giao thông

2.3 Mục tiêu của chương trình

Truyền thông là hoạt động quan trọng, phục vụ công tác quản lý, điều hành xã hội của tổ
chức cầm quyền. Truyền thông về ATGT cũng là một trong những hoạt động không thể
thiếu của nhà cầm quyền. Mục tiêu chủ yếu của truyền thông về ATGT đó là:

- Thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết 32/2007/NC-CP về các giải pháp kiềm chế TNGT
và ùn tắc giao thông, chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương các tổ chức chính trị
xã hội triển khai thực hiện tốt giao thông đường bộ và xây dựng nếp sống văn hóa giao
thông phấn đấu giảm 5% TNG
- Nâng cao hiểu biết, tạo ý thức tự giác chấp hành luật của người tham gia giao thông,
trước hết là người điều khiển phương tiện giao thông
- Tăng cường công tác quản lý chất lượng phương tiện vận tải, nâng cao năng lực cho
lực lượng thực thi pháp luật bảo đảm trật tự ATGT, xử lý các yếu tố gây mất an toàn
trong kết cấu hạ tầng giao thông, hoàn thiện công tác tổ chức giao thông
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về trật tự ATGT, tiếp tực hoàn thiện cơ chế, tổ
chức bộ máy quản lý ATGT từ trung ương tới địa phương

Tóm lại, mục đích truyền thông ATGT trước tiên là nâng cao sự hiểu biết pháp luật về
trật tự ATGT, hình thành lòng tin vào sự cần thiết đối với pháp luật. Thứ hai là hình
thành tình cảm tôn trọng pháp luật, thái độ không khoan nhượng đối với các hành vi vi
phạm trật tự ATGT, thói quen ứng xử theo các quy định của pháp luật và nâng cao
trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác bảo đảm trật tự ATGT. Qua đó góp
phần thực hiện mục tiêu quan trọng là: Giảm trên 3 tiêu chí: số vụ tai nạn giao thông,
số người chết, người bị thương vong vì giao thông, tiến tới một xã hội không còn tai
nạn và ùn tắc giao thông, lập lại trật tự ATGT một cách bền vững.

You might also like