Đề Xuất Đề Tài Cấp Tỉnh 2023 - vr1

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 10

PHIẾU ĐỀ XUẤT NHIỆM VỤ

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH

1. Tên đề tài:
Nghiên cứu thiết kế cải tạo hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt trên xã đảo Lại Sơn,
tỉnh Kiên Giang.
2. Tính cấp thiết
Đảo Lại Sơn có diện tích trải dài 11,5km2, Lại Sơn sở hữu nhiều điểm tham quan
hấp dẫn như mũi Đá Bàn, giếng Ngự, sân Tiên, đỉnh Ma Thiên Lãnh cùng hệ thống
rừng nguyên sinh đa dạng. Ngoài ra, nơi đây còn có nhiều bãi biển đẹp như bãi Xếp, bãi
Nhà, bãi Bàng, bãi Thiên Tuế... Đặc điểm nổi bật của các bãi biển này là sạch sẽ, hoang
sơ, nước xanh như ngọc và trong vắt, có thể dễ dàng nhìn thấy đáy. Vì vậy, nhiều người
ví Lại Sơn là “Maldives của Việt Nam". Chỉ khác ở chỗ, nơi đây chưa có cơ sở hạ tầng
du lịch hiện đại với dịch vụ, tiện nghi cao cấp,…
Tuy nhiên, Vấn đề quản lý, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên đảo Lại Sơn thực
hiện chưa thực sự hiệu quả. Điều này đã dẫn đến hệ quả là một số vị trí trên đảo cũng
như một số vùng nước nông ven đảo đã bị ô nhiễm cục bộ. Nếu không có những hành
động cấp bách kịp thời thì chất lượng môi trường trên đảo và vùng nước nông quanh
đảo sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất
lượng sống của người dân trên đảo cũng như hoạt động du lịch – hiện đang phát triển
một cách tự phát trên đảo. Nguồn hải sản khai thác khu vực quanh đảo trong những
năm gần đây đã bị suy giảm nặng nề và du lịch dường như đang là hi vọng về một
nguồn sống mới cho người dân nơi đây.

2.1 Hiện trạng phát thải


* Nguồn phát thải rác:
Rác thải ở đảo được thải ra từ các hộ gia đình ở 4 ấp, các trường học, cơ quan hành
chính, trạm y tế, hoạt động xây dựng và gần đây thêm nguồn từ hoạt động du lịch
(khách phượt, nhà nghỉ, khách sạn, homestay).
* Tổng lượng phát thải:
Ngày thứ 2, 4, 6: 2 chuyến thu gom x 1.5 tấn ~ 3 tấn/ngày
Ngày thứ 3, 5: 3 chuyến thu gom x 1.5 tấn ~ 4.5 tấn (thêm 1 chuyến tại ấp Bãi Bất –
tần suất thu gom rác ở ấp này là 2 ngày/lần)
Ngày cuối tuần (thứ 7, CN): 2.5 chuyến x 1.5 tấn ~ 3.8 tấn (thêm 0,5 chuyến/ngày vì
lượng khách du lịch thường đông vào cuối tuần).
* Thành phần rác:
Thành phần rác tại đây có khác biệt với thành phần rác trên đất liền, cụ thể: Tỷ lệ xà bần thấp hơn,
nhưng tỷ lệ rác vỏ sò ốc, vỏ tôm, xương cá, vỏ dừa cao hơn hẳn trên đất liền (Hình 1). Cụ thể:

TT Thành phần Tỷ lệ (%)


1 Đất cát + xà bần (thường ít) ~ 15

2 Cành cây, bã mía, vỏ dừa ~ 7-10

3 Vỏ sò, tôm và các phần còn loại của thức ăn hải sản (xương cá, …) ~ 5-7

4 Các chất hữu cơ khác ˃ 50

5 Túi nilon các loại ~ 5-7

6 Đồ đựng thực phầm, đồ uống dùng 1 lần ~ 1-2

7 Chai nhựa tái chế được ~ ≤1

8 Giấy vụn, bìa carton các loại (thực ra giấy vụn rất ít, chủ yếu là bìa carton) ~ 3-5

9 Vỏ lon kim loại ~ 2-3

10 Chai lọ thủy tinh ~1

11 Rác thải nguy hại (thùng sơn, bình xịt muỗi, bóng đèn hỏng, …) ≤1

12 Vải vụn ~2

13 Da, cao su ~1

14 Đồ sành sứ ~1

15 Bỉm trẻ em, băng vệ sinh, chăn đệm cũ hỏng và các loại rác sinh hoạt khác ~5
Hình 1. Vỏ dừa, vỏ sò ốc, vỏ tôm và phế phẩm từ hải sản chiếm tỷ lệ khá cao trong rác

2.2 Hiện trạng thu gom

Tỷ lệ thu gom: Rác tại các hộ dân được thu gom hoàn toàn, nhưng rác người dân và du khách vứt bừa
bãi thì không hề được thu gom. Điều này thể hiện rõ qua các bãi cát phủ đầy rác; một số vùng nước
nông ven các cầu cảng đen đặc rác đang phân hủy, các mương nước thải nghẹn rác tại các khu dân cư,
phía sau nhà nhiều hộ dân, dọc đường đi, … (Hình 2, 3). Theo ước tính, lượng rác chưa được thu gom
này chiếm đến ~ 20% tổng lượng rác phát thải.

Hình 2. Rác bao phủ vùng nước nông phía sau nhà dân, ven cầu cảng
Hình 3. Rác bủa vây bãi cát ven bờ phía sau nhà dân

Nơi tập kết rác: Rác sau khi thu gom một phần được tập kết tại khu vực bãi cạnh lò đốt, một phần được
đổ kéo dài khoảng 400-500m dọc theo bờ đường ven biển từ khu vực lò đốt về phía thôn xxx (Hình

4,5).

Hình 4. Rác tập kết tài khu vực lò đốt đã hỏng và được
đốt thủ công ngoài trời

Hình 5. Rác đổ kéo dài dọc theo con đường ven biển
và đốt, xỉ và rác chưa cháy hết chảy tràn xuống biển
Hình 6. Nước rỉ rác chảy dọc đường đi

Dọc đường xe thu gom rác chạy, nước rỉ rác chảy gây mùi hôi thối. Đặc biệt tại vị trí cửa vào khu xử lý
rác, nước rỉ rác đen đặc chảy thành dòng trên nền (Hình 6)

2.3. Hiện trạng xử lý

Toàn bộ rác được phân loại bằng tay, cụ thể hơn là chỉ có các loại rác có thể tái chế được (bìa carton, vỏ
lon bia, chai nhựa lớn…) thì được nhặt ra, còn các loại khác thì không hề có sự phân loại mà đổ lẫn lộn.

Lò đốt rác đã hỏng từ khá lâu. Theo 2 công nhân hiện đang làm việc tại đây thì lò đã hỏng từ khoảng 1
năm trước. Nhựa lợp mái nhà khu xử lý rác đã bị gió đánh vỡ từ lâu, một số chim đã làm tổ bên trong
phần mái vỡ.

Rác tập kết tại bãi và rác đổ đống dọc theo đường được công nhân đốt bằng dầu thải. Nhưng do rác
không được phân loại nên quá trình đốt này không hoàn toàn, lần đầu đốt chủ yếu chỉ có các bọc ni lon
phía ngoài cùng với các rác dễ cháy khác cháy, với tỷ lệ cháy khoảng 40%. Phần rác còn lại bên trong
túi (rác lẫn lộn có chứa chất hữu cơ chưa phân hủy hết, chảy nước) không cháy được nằm phơi trực
tiếp trên bãi, sau đó vài ngày lại đốt tiếp 2-3 lần nữa, nhưng cũng không thể cháy hết được

Xỉ và rác đốt chưa hết này không hề được chôn lấp và sau 28 ngày moi lên để sàng như phía các nhà
quản lý đề cập mà để nằm ngay tại chỗ đốt (trên bãi và khoảng 400m dọc con đường biển), sau đó chỗ
xỉ lẫn lộn này tràn xuống biển khi đống xỉ vượt quá giới hạn bờ hoặc bị gió, nước mưa chảy tràn cuốn
xuống, gây ô nhiễm biển. Điều này có thể nhìn thấy rất rõ ngay tại vị trí bãi tập kết rác và các đống rác
đổ, đốt ven đường (Hình 7).

Hình 7. Rác tập kết ven đường được đốt không hết, xỉ chảy tràn xuống biển
- Trong xỉ sau khi đốt đến lần thứ 2, 3 vẫn còn lẫn các vật chất hữu có chưa cháy hết; nhựa, nilon chưa
cháy hết mà keo thành dạng như nhựa; vỏ lon kim loại cháy dở; vỏ sò ốc cháy dở; tro giấy bạc cháy
dở, … và rất nhiều các thành phần độc hại khác không cháy được hoặc cháy dang dở (Hình 8). Loại xỉ
này cho dù có sàng ra lấy phần nhỏ bên dưới cũng rất độc hại, không thể nào dùng để bón cây như bên
Sở đã trao đổi được (Hình 9)

Hình 8. Rác sau 4 lần đốt vẫn không hết


Hình 9. Cận cảnh xỉ sau khi đã đốt nhiều lần. Với thành phần xỉ như hình, chắc chắn loại xỉ này không
thể sử dụng để bón cây được
3. Mục tiêu
Mục tiêu chung:
Mục tiêu chính của đề tài là thiết kế và chế tạo và xây dựng một nhà máy có khả năng
xử lý gần như triệt để các loại rác thải sinh hoạt của người dân trên xã đảo Lại Sơn , cụ
thể như sau:
- Nghiên cứu, chế tạo máy nghiền rác: nhiệm vụ tách và nghiền các bao rác thành vụn
nhỏ để dễ dàng di chuyển trên băng chuyền
- Nghiên cứu, chế tạo Khuyến từ: tách rác thải có từ tính ra khỏi các loại rác thông
thường khác.
- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống thu hồi rác thải đốt được: Rác thải đi qua máy
này sẽ trực tiếp thu được sản phẩm đốt được và bóc tách các loại nhựa, vỏ sò đất đá và
vụn thuỷ tinh.
- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống làm khô rác: rác cháy được sẽ được di chuyển
vào hệ thống làm khô với cơ chế hoạt động chính là nhờ vào hệ thống quạt thổi hơi
nóng được sinh ra trong quá trình đốt cháy rác thải ở các lần vận hành lò đốt trước đó.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài hy vọng sẽ được tham khảo và ứng dụng rộng rãi không
chỉ trên các xã đảo của tỉnh Kiên Giang mà còn trên tất cả các địa phương của Việt
Nam, và là một giải pháp hữu ích cho việc xử lý vấn đề về rác thải trên thế giới.
Mục tiêu cụ thể:
- Thiết kế, chế tạo, lắp đặt và xây dựng một nhà máy xử lý rác thải trên xã đảo Lại
Sơn, tỉnh Kiên Giang. Nhà máy có thể phân loại rác thải thành 3 nhóm rác thải
chính ( nhóm có từ tính, nhóm không cháy được và nhóm cháy được). Nhà máy
có thể xử lý 3 đến 5 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày. Từ đó đảm bảo trả lại một
không gian sống tự nhiên sạch sẽ cho đảo Lại Sơn, nhằm nâng cao đời sống và
thu hút phát triển du lịch biển đảo.
4. Mô tả qui trình công nghệ:
Qui trình tái chế rác được mô tả theo các bước như hình 10 bên dưới.
Bước 1: Toàn bộ rác thải sẽ được đưa vào máy nghiền để tiến hành tách nước một
phần cũng như nghiền nhỏ tất cả rác ra các vụn nhỏ.
Bước 2: Các vụn rác sẽ được đưa vào băng tải để vận chuyển đến các công đoạn
tiếp theo. Trong quá trình được chuyển đi trên băng tải, các vật liệu có từ tính sẽ
được nam châm điện thu giữ lại trong máy Khuyến từ. Từ đó, chúng ta sẽ thu được
vật liệu có từ tính đầu tiên.
Bước 3: Các vật liệu không nhiễu từ sẽ tiếp tục đưa đến máy thu hồi rác thải đốt
được. Rác thải khi di chuyển qua máy này sẽ chịu tác dụng lực sinh ra bởi các con
quay có chông đầu tù. Các chông đầu tù này có nhiệm vụ thu giữ các rác thải hữu
cơ, cao su và vải. Từ đó, chúng ta thu được rác đốt được. Các thành phần rác còn lại
bao gồm: nhựa, cát, đá, vỏ sò, thuỷ tinh sẽ rơi vào lồng quay phân tách thu hồi phật
liệu nhựa ra riêng và vật liệu còn lại ra riêng.
Bước 4: Các rác thải cháy được thu được ở bước 3 sẽ được đưa vào máy lồng
ngang để tiến hành vắt nước nhờ lực ly tâm khi quay kết hợp với việc thổi luồng
không khí nóng được thu hồi một phần từ lò đốt thông qua buồng nhiệt, sẽ giúp quá
trình sấy khô diễn ra nhanh hơn, khô hơn và tiết kiệm hơn.
Bước 5: Sau khi rác ở bước 4 được sấy khô sẽ cho vào lò đốt rác để đốt toàn bộ. Kết
thúc qui trình phân loại và xử lý rác thải của một mẻ rác.
5. Sản phẩm
4.1. Sản phẩm khoa học:
+ 02 Bài công bố trên Tạp chí hoặc Hội thảo Quốc tế uy tín
+ 02 Bài công bố trên Tạp chí hoặc Hội thảo Khoa học Công nghệ trong nước (đ
4.2. Sản phẩm đào tạo: đào tạo sau đại học, đào tạo đại học.
+ Hỗ trợ đào tạo ít nhất 01 Thạc sỹ (có luận văn bảo vệ theo hướng nghiên cứu
của đề tài)
4.3. Sản phẩm ứng dụng:
+ Mô hình hệ thống camera thực, có ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và
các thuật toán học sâu (DL) phục vụ cho các công việc trích xuất dữ liệu, quản lý giám
sát, cảnh báo;
+ Phần mềm quản lý giám sát và cảnh báo tương thích với các hệ thống thông tin
nội bộ của các đơn vị khác nhau;
+ 01 Bộ hướng dẫn sử dụng, bao gồm cả việc hướng dẫn thiết lập lại hệ thống
tùy theo nhu cầu sử dụng, đảm bảo tính hiệu quả và bảo mật của hệ thống.
4.4. Các sản phẩm khác:
+ 01 Bằng sáng chế hoặc 01 Giải pháp hữu ích (đăng ký và được chấp nhận)
6. Yêu cầu đối với thời gian thực hiện
Thời gian dự kiến: 01 năm (12 tháng).

7. Dự kiến nhu cầu kinh phí


Kinh phí dự kiến: 6.400.000.000 đ (bằng chữ: Sáu tỷ bốn trăm triệu đồng chẵn)
Ngày 11 tháng 04 năm 2023
Tổ chức/Cá nhân đề xuất

You might also like