tổng quan về carbapenem bản chính HTLA

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 69

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Ths. Trần Thị Tâm
người luôn tận tình chỉ bảo và hỗ trợ em hoàn thành tốt bài khóa luận này .

Em xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Cao đẳng Y dược Phú Thọ đã tạo điều kiện
cho em được làm bài khóa luận này để em có thể bổ sung và củng cố thêm nhiều
kiến thức mới tạo điều kiện thuận lợi hơn sau khi ra trường.

Cuối cùng , em cũng xin cảm ơn gia định và bạn bè đã luôn ở bên cạnh giúp đỡ
động viên em tạo điều kiện tốt nhất cho em có cơ hội học tập và hoàn thành khóa
luận.

Em xin chân thành cảm ơn .

Việt Trì , ngày tháng năm 2023

Sinh viên

Hoàng Thị Lan Anh

1
DANH MỤC CÁC KÝ TỰ , CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu Nội dụng

PBP Penicillin-Binding Protein: Protein gắn Penicillin)

MRSA Tụ cầu vàng kháng methicillin .

GABA  Là một chất ức chế dẫn truyền thần kinh.

In vitro Thí nghiệm trong ống nghiệm .

2
MỤC LỤC:

Contents
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................................1

PHẦN 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................3

PHẦN 2 : NỘI DUNG................................................................................................................................5

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÓM CARBAPENEM.....................................................................5

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÓM CARBAPENEM.................................................................5

1.1.1. Phổ tác dụng ......................................................................................................................5

1.1.2. Dược động học....................................................................................................................6

1.1.3. Dược lực học.......................................................................................................................6

Cơ chế tác dụng.................................................................................................................................6

Cơ chế đề kháng.................................................................................................................................8

1.1.4. Ứng dụng đặc tính PK/PD của carbapenem trong thực hành lâm sàng.........................10

1.1.5. Tác dụng............................................................................................................................11

1.1.6. Chỉ định ............................................................................................................................11

1.1.7. Tác dụng phụ ...................................................................................................................12

1.1.8. Chống chỉ định .................................................................................................................14

1.1.9. Tương tác thuốc .....................................................................................................................14

1.1.10. Độ an toàn ........................................................................................................................15

2. MỘT SỐ CHẾ PHẨM THUỘC NHÓM KHÁNG SINH CARBAPENEM ...........................16

Hình 5. Chế phẩm thuốc Imipenem dạng tiêm .............................................................................16

Hình 6. Chế phẩm thuốc meropenem dạng tiêm ..........................................................................17

Hinh 7. Chế phẩm doripenem dạng thuốc tiêm ............................................................................18

Hình 8. Hình ảnh chế phẩm ertapenem dạng thuốc tiêm ............................................................19

3
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA 4 LOẠI KHÁNG SINH ĐIỂN HÌNH THUỘC NHÓM KHÁNG SINH
CARBAPENEM........................................................................................................................................20

1. Imepenem.....................................................................................................................................20

1.1 .Công thức hóa học của Imipenem...................................................................................20

1.2. Tên hoạt chất và biệt dược................................................................................................20

1.3. Dược lý và cơ chế tác dụng ..............................................................................................22

1.4. Dược động học ................................................................................................................24

1.5. Đặc điểm PD/PK của imipenem.......................................................................................25

1.6. Ứng dụng thực hành trong lâm sàng...............................................................................25

1.7. Chỉ định.............................................................................................................................26

1.8. Chống chỉ định..................................................................................................................26

1.9. Tác dụng không mong muốn . (ARD).............................................................................26

 Hướng dẫn cách xử trí ADR..........................................................................................27

1.10. Liều dùng và cách dùng ..................................................................................................27

1.10.1. Cách dùng:........................................................................................................................27

1.10.2. Liều dùng:.........................................................................................................................28

1.11. Lưu ý sử dụng ..................................................................................................................29

1. 12.Tương tác thuốc ..........................................................................................................29

2. MEROPENEM................................................................................................................................30

2.1.Công thức hóa học .....................................................................................................................30

2.2. Tên hoạt chất và biệt dược................................................................................................30

2.3. Dược lý và cơ chế tác dụng ..............................................................................................31

2.4. Dược lực học.....................................................................................................................32

2.4.1. Phổ kháng khuẩn.............................................................................................................33

2.4.2. Cơ chế đề kháng...............................................................................................................34

2.5. Dược động học..................................................................................................................34

4
2.6. `Chỉ định...........................................................................................................................35

2.7. Chống chỉ định:................................................................................................................35

2.8. Cách dùng ........................................................................................................................35

2.9. Liều dùng .........................................................................................................................36

2.10. .Tác dụng không mong muốn ..........................................................................................37

2.11. Thận trọng:.......................................................................................................................38

3. Tương tác thuốc ...............................................................................................................39

3. DORIPENEM..................................................................................................................................40

3.1. Công thức hóa học.....................................................................................................................40

3.2. Tên hoạt chất và biệt dược ...............................................................................................40

3.3. Dược lực học ....................................................................................................................41

3.3.1. Cơ chế tác dụng................................................................................................................41

3.3.2. Đặc điểm dược lực học....................................................................................................42

3.4. Dược động học .................................................................................................................43

3.5. Chỉ định.............................................................................................................................44

3.6. Chống chỉ định..................................................................................................................44

3.7. Cách dùng.........................................................................................................................45

3.8. Liều dùng..........................................................................................................................45

3.9. Tác dụng không mong muốn ...........................................................................................46

3.10. Tương tác thuốc ...............................................................................................................47

3.11. Thận trọng:.......................................................................................................................47

4. ERTAPENEM..............................................................................................................................50

4.1 Công thức hóa học ...................................................................................................................50

4.2.Tên hoạt chất và biệt dược..........................................................................................................50

4.3. Dược lý và cơ chế tác dụng...............................................................................................52

4.1. Dược động học .................................................................................................................52

5
4.2. Chỉ định.............................................................................................................................53

4.5. Chống chỉ định..................................................................................................................54

4.6. Tác dụng không mong muốn............................................................................................54

4.5. Cách dùng.........................................................................................................................56

4.6. Liều dùng..........................................................................................................................56

4.7. Thận trọng.........................................................................................................................57

4.8. Tương tác thuốc ...............................................................................................................58

PHẦN 3 :KẾT LUẬN...............................................................................................................................60

PHẦN 4 : DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................61

6
PHẦN 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ
Kháng sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị nhiễm khuẩn. Theo
thống kê của Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA), ước tính hàng năm có
khoảng 25.000 trường hợp tử vong do nhiễm khuẩn vi khuẩn đa kháng thuốc và
gánh nặng kinh tế của đề kháng kháng sinh lên đến 1,5 tỷ Euro mỗi năm .Ở Thái
Lan, tăng hơn 3,2 triệu/ngày nằm viện và tử vong 38.000 người/năm, ở Mỹ có
khoảng 2 triệu người mắc bệnh nhiễm khuẩn và tử vong 23.000 người/năm. Điều
này tác động lớn đến kinh tế, xã hội ở các nước trên thế giới, đặc biệt là những
nước nghèo, kém phát triển . Kháng thuốc và xu hướng gia tăng kháng thuốc đã và
đang trở thành một nguy cơ lớn cho toàn thể nhân loại, là mối hiểm họa nhiều mặt
đối với sự sống còn của loài người, đối với sức khỏe cộng đồng, đối với kinh tế -
thương mại và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, làm giảm hiệu quả của các
phương pháp điều trị kinh điển. Tình trạng kháng thuốc kháng sinh đã thực sự trở
thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu, là thách thức lớn cho loài người và cần phải
có hành động kịp thời để làm chậm quá trình kháng kháng sinh trên toàn cầu. WHO
ước tính đến năm 2050, tình trạng kháng thuốc có thể là nguyên nhân gây tử vong
cho 10 triệu người trên toàn cầu mỗi năm. Còn tại Việt Nam, tỷ lệ kháng kháng
sinh chiếm khoảng 40%, đứng thứ 4 về tỷ lệ kháng thuốc ở các nước tại châu Á -
Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó ,sự gia tăng các chủng vi khuẩn đã kháng thuốc trong bối cảnh nghiên
cứu phát triển kháng sinh mới ngày càng hạn chế, làm cho việc điều trị các bệnh lý
nhiễm khuẩn ngày càng khó khăn hơn. Vậy nên , kháng sinh là vô cùng cần thiết.
Trong số các kháng sinh dự trữ, carbapenem là nhóm kháng sinh có hoạt phổ rộng,
được ưu tiên sử dụng điều trị các nhiễm khuẩn nặng hoặc nhiễm khuẩn do vi khuẩn

7
đa kháng gây ra. Do vậy, chúng tôi tiến hành tìm hiểu “Tổng quan về kháng sinh
nhóm Carbapenem” với mục tiêu :

1. Giới thiệu chung về đặc điểm của kháng sinh nhóm carbapenem.
2. Đặc điểm của 4 loại kháng sinh nhóm carbapenem .

Tôi hi vọng qua đề tài trên có thể cung cấp được thông tin một cách toàn diện và
đầy đủ nhất về kháng sinh nhóm Carbapenem để từ đó chúng ta thấy rõ hơn tầm
quan trọng của nó .

8
PHẦN 2 : NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÓM CARBAPENEM
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÓM CARBAPENEM
1.1.1. Phổ tác dụng .

- Nhìn chung thì với cơ chế tác dụng của các kháng sinh nhóm Carbapenem,
phổ tác dụng của nó có thể bao trùm lên hầu như mọi loại vi khuẩn, và thực
tế lâm sàng đã chứng minh điều này. Loại kháng sinh này gần như “không
ngán” bất kỳ loại vi khuẩn nào. Và để ghi nhớ được phổ tác dụng của nhóm
kháng sinh này chúng ta chỉ cần ghi nhớ những vi khuẩn mà carbapenem
không có phổ tác dụng trên nó là được . Các vi khuẩn sau không nằm trong
phổ tác dụng của các kháng sinh nhóm Carbapenem:
- Tụ cầu kháng Methicillin, bao gồm tụ cầu vàng kháng Methicillin
(Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus, gọi tắt là MRSA) và tụ cầu da
kháng Methicillin (Methicillin-Resistant Staphylococcus epidermidis, gọi tắt
là MRSE): Đây là các vi khuẩn mà kháng sinh nhóm này không thể điều trị
được.

- Các vi khuẩn không điển hình, còn gọi là vi khuẩn nội bào: Nhóm này bao
gồm các loại vi khuẩn phổ biến là Mycoplasma, Chlamydia và Rickettsia.
Tất cả các vi khuẩn trong nhóm này đều không có vách tế bào, vậy nên
chúng đề kháng tự nhiên với các Carbapenem.
- Clostridium difficile: Đây là một vi khuẩn kỵ khí, gram dương, sống trong hệ
khuẩn chí bình thường ở ruột già. Đây là một tình trạng nguy hiểm và có thể
gây tử vong cho bệnh nhân nhanh chóng. [3]

9
- Tuy nhiên giữa các carbapenem khác nhau thì phổ tác dụng của chúng cũng
sẽ có sự khác nhau nó sẽ được tìm hiểu rõ hơn ở phần sau .
1.1.2. Dược động học
- Hấp thu: Các kháng sinh nhóm này bắt buộc phải dùng đường truyền tĩnh
mạch bởi không thể hấp thu qua đường uống. Khi dùng thuốc theo đường
tĩnh mạch, không có quá trình hấp thu do thuốc được đưa thẳng vào máu.
- Phân bố: Giống như các kháng sinh khác cùng nhóm là các Penicillin và
Cephalosporin, các kháng sinh nhóm Carbapenem có cấu trúc thân nước nên
thấm tốt và mô và các dịch trong cơ thể. Các kháng sinh nhóm này nhìn
chung qua hàng rào máu não tốt và đạt được nồng độ điều trị trong dịch não
tủy. Khả năng qua hàng rào nhau thai và vào sữa mẹ khá kém.
- Chuyển hóa: Các kháng sinh nhóm này hầu như không bị chuyển hóa.
Imipenem và Panipenem bị chuyển hóa bởi enzyme DHP-I ở ống thận, nên
phải dùng cùng các chất ức chế DHP-I.
- Thải trừ: Thải trừ dưới dạng nguyên vẹn qua nước tiểu. Các Carbapenem
nhìn chung có thời gian bán thải ngắn, hầu hết phải dùng 3-4 lần/ngày, trừ
Ertapenem có thời gian bán thải dài hơn nên có thể được dùng theo chế độ
liều 1 lần/ngày.

1.1.3. Dược lực học

Cơ chế tác dụng

- Về cơ chế tác dụng, các kháng sinh nhóm Carbapenem có cơ chế tác dụng
giống hệt như các kháng sinh khác trong cùng nhóm β-lactam, đó là ức chế
tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, từ đó làm co vi khuẩn chết.

10
- Cấu trúc lớp vách tế bào ở 2 loại tế bào vi khuẩn gram dương và gram âm rất
khác nhau: Dù cùng chứa lớp peptidoglycan, nhưng lớp peptidoglycan ở vi
khuẩn gram dương rất dày và chiếm phần lớn vách tế bào, còn lớp
peptidoglycan ở vi khuẩn gram âm lại khá mỏng và chiếm một phần không
lớn trong vách tế bào, thay vào đó nó còn có một lớp màng ngoài (outer
membrane) được cấu tạo từ lớp phospholipid kép, cùng nhiều thành phần
khác trên bề mặt. Khả năng thấm được của kháng sinh qua lớp màng ngoài
này sẽ liên quan trực tiếp đến việc liệu kháng sinh có thể có tác dụng hay
không. Thông thường thì các vi khuẩn gram âm sẽ có khả năng đề kháng tốt
hơn với các kháng sinh nhóm này so với các vi khuẩn gram dương. [3] .

Vi khuẩn gram âm

Vi khuẩn gram
dương
Màng ngoài

Tế
bào
tườ Chu sinh
ng

Màng
sinh
chất và
chất tế

Hình 1. Sự khác biệt về cấu trúc vách tế bào vi khuẩn gram dương và gram
âm

- Các kháng sinh nhóm β-lactam, trong đó bao gồm có các kháng sinh nhóm
Carbapenem, có cấu trúc hóa học cũng như cấu trúc không gian tương đồng

11
với đầu D-Ala-D-Ala này, do đó nó ức chế enzyme theo cơ chế cạnh tranh.
Các phân tử kháng sinh có khả năng liên kết với trung tâm hoạt động của
enzyme một cách không hồi phục bằng liên kết cộng hóa trị với một amino
acid có tên là Serine, từ đó làm enzyme bị bất hoạt vĩnh viễn (không hồi
phục). Như vậy liên kết chéo giữa các monomer trong cấu trúc kiểu mạng
của peptidoglycan không được hình thành, làm thành tế bào trở nên yếu hơn
và dễ dàng bị phá vỡ từ bên trong do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu. Cơ
chế cụ thể của sự ly giải tế bào này chưa hoàn toàn được hiểu rõ.

Nhà ga D - A

Tổng hợp thành tế bào không có ABX

Khối hoạt động của transpeptidase làm gián đoạn


Mô phỏng cấu trúc D-ALA_D_ALA quá trình tổng hợp liên kết chéo và thành tế bào

B_lactam gắn vào vị trí


hđ của transpeptidase

Enzym
bị ức

Hình 2. Cơ chế tác dụng của nhóm kháng sinh carbapenem

- Với cơ chế tác dụng độc nhất này, các kháng sinh nhóm Carbapenem chỉ
ảnh hưởng lên các tế bào vi khuẩn mà không ảnh hưởng lên các tế bào

12
người bình thường, do tế bào người chỉ có màng tế bào chứ không có vách
tế bào.
Cơ chế đề kháng
- Các cơ chế đề kháng với kháng sinh nhóm Carbapenem bao gồm 4 loại,
tương tự như cơ chế đề kháng với các kháng sinh nhóm β-lactam nói chung:
Thay đổi đích tác dụng, sản xuất enzyme phá hủy thuốc, giảm tính thấm
màng tế bào với thuốc và xuất hiện các bơm tống thuốc. Các cơ chế này có
thể chỉ xuất hiện đơn độc, nhưng cũng có thể kết hợp với nhau làm tăng hiệu
quả đề kháng kháng sinh của vi khuẩn. [3] :
1.1.4. Tác dụng
- Các kháng sinh nhóm Carbapenem nói riêng cũng giống như các kháng sinh
nhóm β-lactam nói chung, có tác dụng diệt khuẩn phụ thuộc thời gian. Thời
gian mà nồng độ kháng sinh trong máu (nói đúng hơn là nồng độ kháng sinh
ở vị trí nhiễm khuẩn) lớn hơn MIC (nồng độ ức chế tối thiểu vi khuẩn) sẽ
quyết định hiệu quả điều trị của kháng sinh. Tác dụng diệt khuẩn của các
kháng sinh nhóm Carbapenem đạt được càng tốt khi số lượng vi khuẩn trong
ổ nhiễm khuẩn càng ít.
- Các carbapenem thường được sử dụng cho các nhiễm trùng nặng và đa
kháng gây ra bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm, khi mà các kháng sinh thông
thường đã không còn tác dụng. [3] .

1.1.5. Chỉ định .

Các kháng sinh nhóm này được chỉ định cho các trường hợp nhiễm trùng
nặng, đe dọa tính mạng, nhiễm trùng bệnh viện (muốn sử dụng các kháng

13
sinh này, bác sĩ thường phải xin ý kiến của trưởng khoa hoặc giám đốc bệnh
viện):

- Nhiễm trùng huyết.


- Viêm màng não.
- Viêm phổi bệnh viện hoặc viêm phổi thở máy.
- Nhiễm trùng ổ bụng có biến chứng.
- Nhiễm trùng da và mô mềm có biến chứng.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu có biến chứng.
- Một số tình trạng khác. [3]

1.1.6. Tác dụng phụ .

- Dị ứng và quá mẫn: Nguyên nhân của phản ứng dị ứng do Carbapenem là do
khi liên kết với protein huyết tương, các Carbapenem từ một bán kháng
nguyên đã chuyển thành một kháng nguyên hoàn chỉnh, kháng nguyên này
có khả năng kích hoạt một loạt các phản ứng của hệ miễn dịch. Nếu các phản
ứng này nhẹ, bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng như nổi mày đay, phát
ban, ngứa ngáy… Các phản ứng nhẹ thường không làm bệnh nhân quá khó
chịu và có thể chấp nhận được khi sử dụng các Carbapenem. Tuy nhiên, điều
đáng lo ngại là nếu các phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bệnh nhân có thể gặp
phải các tình trạng đe dọa tính mạng, như sốc phản vệ, hội chứng Lyell (hay
hoại tử thượng bì nhiễm độc [TEN]), hội chứng Stevens-
Johnson…

14
Mẩn ngứa Mề đay

Hội chứng Stevens-Johnson

Hình 3 .Hình ảnh bệnh nhân dị ứng do dùng kháng sinh nhóm carbapenem.

- Viêm đại tràng giả mạc do C.difficile.


- Tăng ure, creatinin huyết thanh.
- Giảm bạch cầu đa nhân trung tính, tăng tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa acid, tăng
thời gian prothrombin…
- Co giật : Các yếu tố nguy cơ có thể là: tiền sử co giật, mắc bệnh thần kinh
trung ương trước đó, đột quỵ, chức năng thận giảm, dùng liều cao…
- Ngoài ra còn có 1 số tác dụng không mong muốn khác: Đau đầu, mệt mỏi, lo
lắng, mất ngủ, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, tăng men gan, sốt, phản
ứng đau tại đường truyền, tụt huyết áp, yếu cơ, bội nhiễm nấm Candida
miệng… [3] .

15
1.1.7. Chống chỉ định .

- Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Tiền sử dị ứng với các kháng sinh nhóm Carbapenem mức độ nghiêm trọng.

1.1.9. Tương tác thuốc .

- Kháng sinh kìm khuẩn: Có thể gây ra tác dụng đối kháng vì các carbapenem
tiêu diệt các tế bào đang nhân lên, trong khi các kháng sinh này lại ức chế sự
phát triển của vi khuẩn.
- Các phối hợp kháng sinh có thể nhằm mục đích mở rộng phổ tác dụng. Ví
dụ: Trong trường hợp nhiễm khuẩn có nghi ngờ sự xuất hiện của vi khuẩn kị
khí thì việc phối hợp thêm với Metronidazole là cần thiết. Các kháng sinh
nhóm Carbapenem mặc dù cũng có phổ tác dụng trên vi khuẩn kị khí nhưng
lại không có tác dụng trên C.difficile.
- Ganciclovir: Tăng nguy cơ co giật.
- Acid valproic: Giảm nồng độ acid valproic, tăng nguy cơ gây co giật vì vậy
nên tránh sự phối hợp này
- Cyclosporin: Tăng nồng độ cyclosporin trong máu.

1.1.10. Độ an toàn .
- Nhìn chung, các cabapenem đều có độ an toàn cao và dung nạp tốt.
- Một số nghiên cứu báo cáo rằng, imipenem có thể gây co giật ở liều cao (4
g/ngày) với tỷ lệ 5-10% và nguy cơ co giật giảm khi dùng liều 2 g/ngày. Các
thử nghiệm in vitro và in vivo cho thấy, imipenem có nguy cơ gây co giật
cao hơn các carbapenem khác. Do vậy, tổng liều hằng ngày của
imipenem không nên vượt quá 50 mg/kg/ngày hoặc 4 g/ngày ở người có

16
chức năng thận bình thường. Điều chỉnh liều nên được thực hiện ở bệnh nhân
suy thận vì nguy cơ tích lũy thuốc gây độc tính trên hệ thần kinh. Các
carbapenem khác nên được sử dụng khi bệnh nhân có bệnh lý trên thần kinh
trung ương hoặc có tiền sử co giật. Các tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa (buồn
nôn, nôn mửa, tiêu chảy) phụ thuộc liều.
- Meropenem nhìn chung an toàn hơn so với imipenem. Meropenem có nguy
cơ gây co giật ở liều cao thấp hơn so với imipenem và các tác dụng phụ trên
hệ tiêu hóa không phụ thuộc liều. Độ an toàn ở liều cao và độc tính trên hệ
thần kinh thấp hơn cho phép meropenem được sử dụng trong điều trị viêm
màng não.
- Tác dụng không mong muốn phổ biến nhất khi sử dụng ertapenem là các tác
dụng phụ trên hệ tiêu hóa và phản ứng tại vị trí truyền. Tương tự
meropenem, ertapenem ít nguy cơ gây co giật.
- Doripenem ít nguy cơ gây co giật hơn so với các carbapenem khác. Hoạt tính
gây co giật của các beta-lactam được cho là do khả năng ức chế sự gắn của
GABA vào receptor của GABA. Doripenem có ái lực thấp hơn với GABA
receptor so với meropenem. Tác dụng phụ phổ biến nhất là tác dụng phụ trên
hệ tiêu hóa (nôn mửa, tiêu chảy). [6] .
2. MỘT SỐ CHẾ PHẨM THUỘC NHÓM KHÁNG SINH
CARBAPENEM .
- Nhóm Carbapenem gồm 4 kháng sinh: Imipenem, meropenem, ertapenem và
doripenem. Đây là những kháng sinh beta lactam có phổ kháng khuẩn rộng
nhất hiện nay. Các kháng sinh thuộc nhóm này có vai trò nhất định trong
điều trị bao vây cũng như điều trị theo mục tiêu những trường hợp nhiễm
khuẩn nặng và đa đề kháng, đặc biệt là những trường hợp đa đề kháng có
liên quan đến trực khuẩn Gram âm và những thuốc khác không hiệu quả

17
hoặc không phù hợp. Dưới đây là một số chế phẩm thuốc thuộc nhóm kháng
sinh carbapenem có mặt trên thị trường :

Hình 4. Chế phẩm thuốc Imipenem dạng tiêm .


- Imipenem là kháng sinh đầu tiên của nhóm carbapenem. Imipenem bị bất
hoạt ở ống lượn gần của thận do bị phân cắt bởi men dehydropeptidase
enzyme, kết quả dẫn đến nồng độ thuốc ở dạng hoạt động trong nước tiểu
thấp và gây hoại tử ống lượn gần trên mô hình thử nghiệm với thỏ. Sự phân
cắt này có thể được ngăn ngừa bằng cách kết hợp imipenem với cilastatin,
một chất ức chế dehydropeptidase. Imipenem - cilastatin có liên quan đến
độc tính trên hệ thần kinh trung ương, bao gồm sự thay đổi trạng thái tinh
thần, rung giật cơ, và đặc biệt là co giật. Những tác động này đặc biệt rõ rệt ở
những bệnh nhân có bệnh lý thần kinh trung ương hoặc suy thận. Không sử
dụng imipenem để điều trị viêm màng não. [7]

18
Hình 5. Chế phẩm thuốc meropenem dạng tiêm .
- Meropenem có phổ kháng khuẩn tương tự như imipenem. Tuy nhiên, khác
với imipenem, meropenem ổn định hơn với men dehydropeptidase ở thận, vì
vậy có thể có tác dụng mà không cần kết hợp với cilastatin. Meropenem ít có
nguy cơ gây động kinh hơn imipenem-cilastatin. Meropenem là carbapenem
duy nhất được chấp thuận để điều trị viêm màng não. Các tổng quan hệ
thống và phân tích gộp cho thấy meropenem có thể hiệu quả hơn và an toàn
hơn imipenem – cilastin trong những chỉ định khác, khả năng cảm ứng đề
kháng thấp hơn. [7]
- Imipenem và meropenem được dùng để điều trị nhiễm trùng bệnh viện
nặngvà đa nhiễm trùng gây ra bởi nhiều chủng vi khuẩn đề kháng.
-

Hinh 6. Chế phẩm doripenem dạng thuốc tiêm .

- Doripenem được FDA( Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ ) chấp
thuận năm 2007 để điều trị nhiễm trùng đường tiểu dạng phức tạp và nhiễm
trùng ổ bụng . Phổ kháng khuẩn tương tự như meropenem, mặc dù khả năng
kháng P. aeruginosa in vitro dường như mạnh hơn meropenem. Cần có thêm
các thử nghiệm lâm sàng để xác nhận tính hiệu quả và an toàn của doripenem

19
trong các trường hợp viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và các nhiễm trùng nặng
khác.

Hình 7. Hình ảnh chế phẩm ertapenem dạng thuốc tiêm .

- Ertapenem là một carbapenem thế hệ mới với phổ kháng khuẩn hẹp hơn so
với imipenem hoặc meropenem. Ertapenem có tác động trên
Enterobacteriaceae và các vi khuẩn yếm khí, nhưng kém hơn so với các
carbapenem khác trên P. aeruginosa, Acinetobacter, và các vi khuẩn Gram
dương, đặc biệt là vi khuẩn ruột và phế cầu kháng penicillin. Ưu điểm chính
của ertapenem so với các carbapenem khác là thời gian bán hủy kéo dài và
có thể được dùng một lần mỗi ngày. Ertapenem được chỉ định trong điều trị
nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng phụ khoa và viêm phổi mắc phải trong
cộng đồng.

- Bên cạnh đó , Imipenem được chấp nhận sử dụng cho trẻ em kể cả trẻ
sơsinh. Meropenem và ertapenem chỉ được chấp nhận sử dụng cho trẻ trên 3
tháng tuổi. Tuy nhiên, tài liệu "BritishNational Formulary for children"của

20
Hiệp hội Y khoa Anh quốc và Hội Dược học Hoàng gia Anh vẫn cung cấp
liều dùng của meropenem cho trẻ sơ sinh.Doripenem chỉ được chấp nhận sử
dụng trên người lớn. Cần có thêm nghiên cứu trước khi sử dụng doripenem
trên trẻ em. [7] .

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA 4 LOẠI KHÁNG SINH ĐIỂN HÌNH THUỘC NHÓM
KHÁNG SINH CARBAPENEM.
1. Imepenem.
1.1 .Công thức hóa học của Imipenem

Hình 8. Công thức hóa học của Imipenem.

Công thức phân tử : C12H17N3O4S•H2 [8]


1.2. Tên hoạt chất và biệt dược
- Tên chung quốc tế : Imipenem and enzyme inhibitor.
- Tên hóa học : [5R-[5α,6α(R*)]]-6-(1-Hydroxyethyl)-3-[[2-
(iminomethyl)amino]ethyl]thio]-7-oxo-1-azabicyclo[3.2.0]hept-2-ene-

21
2carboxylic acid monohydrate mixt. with [R-[R*,S*-(Z)]]-7-[(2-Amino-2-
carboxyethyl)thio]-2-[[(2,2-dimethylcyclopropyl) carbonyl]amino]-2-
heptenoic acid monosodium salt. [8]
- Nhóm : Thuốc kháng sinh .
- Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs,
Prescription only medicine) [9]
- Dạng thuốc : thuốc bột pha tiêm
- Biệt dược gốc : Primaxin (0,5g ) , được phê duyệt tại Mỹ năm 1987 . [10]
- Biệt dược có mặt tại bệnh viện : Primaxin , Tienam, Bidinam,lastinem

- Tiêm bắp: Imipenem 500 mg và cilastatin 500 mg; imipenem 750 mg và


cilastatin 750 mg.

Hình 9. Thuốc Imipenem – Cilastatin dạng bột pha tiêm .

- Imipenem và Cilastatin thường được sử dụng kết hợp với nhau để điều trị
nhiễm trùng do vi khuẩn .

- Cilastatin là một hợp chất hóa học có tác dụng ức


chế enzym dehydropeptidaza ở người. Dehydropeptidaza được tìm thấy
trong thận và nó chịu trách nhiệm phân hủy thuốc kháng sinh imipenem. Vì

22
thế cilastatin được truyền theo đường tĩnh mạch cùng với imipenem nhằm
bảo vệ imipenem khỏi tác động của dehydropeptidaza để giúp nó tiêu diệt vi
khuẩn. Tuy nhiên, bản thân cilastatin không phải là một chất kháng sinh. [9]

Hình 10. Một số loại biệt dược của Imipenem dạng thuốc bột pha tiêm .

1.3. Dược lý và cơ chế tác dụng .

- Imipenem là một kháng sinh có phổ rất rộng thuộc nhóm beta - lactam.
Thuốc có tác dụng diệt khuẩn nhanh do tương tác với một số protein gắn
kết với penicilin (PBP) trên màng ngoài của vi khuẩn. Qua đó, ức chế sự

23
tổng hợp thành tế bào vi khuẩn theo cơ chế giống như các kháng sinh beta -
lactam khác. [11]

- Imipenem có tác dụng rất tốt in vitro chống vi khuẩn Gram dương ưa khí bao
gồm đa số các chủng Staphylococcus, Streptococcus và một số Enterococcus.
Ngoại lệ là Enterococcus faecium thường kháng thuốc và một số lượng ngày
càng tăng chủng Staphylococcus aureus kháng methicilin và Staphylococcus
coagulase âm tính.

- Trên lâm sàng, imipenem đã được chứng minh là có tác dụng tốt với hầu hết
những vi khuẩn quan trọng nhất bao gồm phần lớn các vi khuẩn Gram
dương, Gram âm, ưa khí, kỵ khí và bền vững với các beta-lactamase của vi
khuẩn.

- Ðặc tính tốt của imipenem khiến cho thuốc này có thể sử dụng đối với
những nhiễm khuẩn rất nặng. Một ứng dụng khác của imipenem là những
nhiễm khuẩn nặng mắc phải ở bệnh viện ở những người bệnh suy yếu.
Chấn thương nặng với nhiều tổn thương kèm theo nhiễm khuẩn cũng là
trường hợp có thể sử dụng imipenem. Nhiễm khuẩn ở chân của người bệnh
đái tháo đường do nhiều loại vi khuẩn hỗn hợp cũng thường được điều trị
tốt. Cũng có thể dùng để điều trị nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh. Không khuyến
khích dùng phối hợp imipenem - cilastatin với những kháng sinh khác.
[12] .

1.4. Dược động học .

- Hấp thu : Imipenem thực tế không hấp thu qua đường uống, nên phải dùng
đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Khi tiêm bắp imipenem liều 500 mg

24
cùng với cilastatin, nồng độ đỉnh huyết tương đạt được khoảng 10
microgam/ml trong vòng 2 giờ. Sự hấp thu kéo dài và duy trì được nồng độ
thuốc khoảng 2 microgam/ml trong vòng 6 - 8 giờ. Sinh khả dụng đường
tiêm bắp đạt khoảng 75%. Tiêm truyền tĩnh mạch liều 500 mg imipenem
trong 30 phút, nồng độ đỉnh huyết thanh đạt được khoảng 30 - 40 mg/lít. [13]
[11] .

- Phân bố : Imipenem - cilastatin khuếch tán tốt vào trong nhiều mô của cơ
thể, nước bọt, đờm, mô màng phổi, dịch khớp, dịch não tủy và mô xương.
Imipenem và cilastatin phân bố vào nhau thai và nước ối, có bài tiết ra sữa.
Imiprenem có khả năng phân bố vào dịch não tủy nhưng với nồng độ thấp,
bằng khoảng 1 - 10% nồng độ trong huyết thanh. Trẻ em 4 tháng tuổi đến 11
tuổi bị viêm màng não dùng liều 25 mg/kg truyền tĩnh mạch, sau khi truyền
1,5 - 3,6 giờ, nồng độ trong dịch não tủy đạt khoảng 0,27 - 3,5 microgam/ml.

- Chuyển hóa : imipenem chuyển hóa chủ yếu bởi enzym DHP-1
(dehydropeptidase - 1) ở ống thận tạo thành chất chuyển hóa không hoạt
tính, do đó thuốc được dùng phối hợp với chất ức chế enzym này là
cilastatin. Imipenem bị mất hoạt tính một phần do phản ứng thủy phân vòng
β-lactam không bị ảnh hưởng bởi cilastatin.

- Thải trừ : imipenem và cilastatin được thải trừ khoảng 70% qua thận dưới
dạng còn hoạt tính (90% với cilastatin) trong vòng 10 giờ sau khi dùng
thuốc. thời gian bán thải của imipenem và cilastatin đều khoảng 1 giờ, kéo
dài trong trường hợp suy giảm chức năng thận và trẻ sơ sinh (3 giờ đối với
imipenem và 12 giờ đối với cilastatin ở người bệnh vô niệu). Khoảng 1%
imipenem đào thải qua mật vào phân.Cilastatin cũng được đào thải chính vào

25
nước tiểu, chủ yếu ở dạng không chuyển hóa và khoảng 12% ở dạng N-
acetyl cilastatin.
- Cả imipenem và cilastatin đều có thể loại bỏ bằng thẩm phân máu. [14]
1.5. Đặc điểm PD/PK của imipenem
- Tương tự các β-lactam khác, imipenem nói riêng và carbapenem nói chung
là kháng sinh có tác dụng phụ thuộc thời gian. Thông số PK/PD quan trọng
có mối 22 tương quan với hiệu quả điều trị của thuốc là phần trăm thời gian
nổng độ thuốc trong máu ở dạng tư do duy trì lớn hơn nồng độ ức chế tối
thiểu so với khoảng đưa liều fT>MIC. Với carbapenem, mụ tiêu cần đạt là
duy trì fT>MIC trên 20% với tác dụng kìm khuẩn và fT>MIC trên 40% để
đạt tác dụng diệt khuẩn. Thông thường, kháng sinh β-lactam phải duy trì
fT>MIC ≥ 40-50% để đảm bảo hiệu quả điều trị [14]
1.6. Chỉ định
Mặc dù imipenem là thuốc kháng khuấn rất mạnh, nhưng không nên lạm dụng
thuốc. Imipenem không phải là thuốc lựa chọn đầu tiên mà chỉ dành để điều trị
những nhiễm khuấn nặng, trường hợp đã dùng các kháng sinh khác không hiệu
quả.
Imipenem – cilastatin có hiệu quả trên nhiều loại nhiễm khuấn. Được chỉ định
trong các trường hợp bệnh nặng, bao gồm :
- Nhiễm khuấn đường tiết niệu và đường hô hấp dưới
- nhiễm khuấn trong ổ bụng và phụ khoa, nhiễm khuấn da, mô mềm, xương và
khớp.
- Nhiễm khuấn nặng, nhiễm khuấn hỗn hợp mắc phải ở bệnh viện.
- Chấn thương nặng với nhiều tổn thương kèm theo nhiễm khuấn.
- Nhiễm khuấn ở chân của người bệnh đái tháo đường do nhiều loại vi khuấn
hỗn hợp.

26
- Điều trị nhiễm khuấn do nhiều loại vi khuấn hỗn hợp mà những thuốc khác
có phổ hẹp hơn không có hiệu quả hoặc bị chống chỉ định do độc tính cao.
Không nên dùng phối hợp imipenem – cilastatin với những kháng sinh khác.
1.7. Chống chỉ định

- Quá mẫn đối với imipenem - cilastatin hoặc các thành phần khác.

- Do dùng dung dịch pha loãng có lidocain hydroclorid, nên imipenem - cilastatin
tiêm bắp bị chống chỉ định đối với những người bệnh có tiền sử nhạy cảm đối
với các thuốc gây tê thuộc loại amid, và những người bệnh bị sốc nặng hoặc
bị blốc tim. [11]

1.8. Tác dụng không mong muốn . (ADR)

- ADR thường gặp nhất là buồn nôn và nôn. Co giật có thể xảy ra, đặc biệt
khi dùng liều cao cho người bệnh có thương tổn ở hệ thần kinh trung ương
và người suy thận. Người bệnh dị ứng với những kháng sinh beta - lactam
khác có thể có phản ứng mẫn cảm khi dùng imipenem.
- Thường gặp, ADR >1/100
- Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy.
- Cục bộ: Viêm tĩnh mạch.
- Ít gặp, 1/100 >ADR >1/1000
- Tim mạch: Hạ huyết áp, đánh trống ngực.
- Thần kinh trung ương: Cơn động kinh.
- Da: Ban đỏ.
- Tiêu hóa: Viêm đại tràng màng giả.

27
- Huyết học: Giảm bạch cầu trung tính (gồm cả mất bạch cầu hạt), tăng bạch
cầu ái toan, thiếu máu, thử nghiệm Coombs (+), giảm tiểu cầu, tăng thời
gian prothrombin.
- Thận: Tăng urê và creatinin huyết, xét nghiệm nước tiểu không bình
thường. [11] [12] .
Hướng dẫn cách xử trí ADR
- Cần giảm liều đối với người bệnh suy thận và người cao tuổi.
- Dùng thận trọng đối với người bệnh có tiền sử co giật hoặc mẫn cảm với
các thuốc beta - lactam.
- Khi xảy ra ADR về thần kinh trung ương trong khi điều trị, cần phải ngừng
dùng imipenem - cilastatin. Cần tiếp tục liệu pháp chống co giật cho người
bệnh bị co giật.
- Nếu dùng đơn độc imipenem, kháng thuốc thường xảy ra khi điều trị các
nhiễm khuẩn do Pseudomonas aeruginosa; tuy nhiên, không xảy ra sự
kháng chéo với các loại kháng sinh khác (ví dụ, aminoglycosid,
cephalosporin). Nên riêng đối với P. aeruginosa có thể dự phòng kháng
thuốc bằng cách dùng phối hợp với một thuốc kháng sinh aminoglycosid.

1.9. Liều dùng và cách dùng .

1.9.1. Cách dùng: 


- Hỗn hợp imipenem - cilastatin thường được dùng đường tiêm tĩnh mạch hoặc
tiêm bắp.
- Dạng hỗn dịch được dùng tiêm bắp sâu trong các trường hợp nhiễm khuẩn
nhẹ và trung bình. Thuốc tiêm bắp có thể pha trong thuốc tiêm lidocain

28
hydroclorid 1% (không có epinephrin), tiêm trong vòng 1 giờ sau khi pha.
Không tiêm trực tiếp thuốc dạng hỗn dịch vào tĩnh mạch.
- Tiêm truyền tĩnh mạch: Pha thuốc với các dung dịch truyền thích hợp có thể
dùng là dung dịch natri clorid 0,9%, glucose 5% hoặc 10%, manitol 10%.
- Cần theo dõi bệnh nhân để kịp thời phát hiện nếu có thể bị co giật. Nếu thấy
buồn nôn và/hoặc nôn trong khi dùng thuốc, giảm tốc độ truyền.
1.9.2. Liều dùng:
 Liều thường dùng cho người lớn:
Tiêm truyền tĩnh mạch:
Nhiễm khuẩn từ nhẹ đến vừa: 250 - 500 mg, 6 - 8 giờ/lần (1 - 4 g/ngày).
Nhiễm khuẩn nặng với những vi khuẩn chỉ nhạy cảm mức độ vừa: 1 g/lần, cứ 6
- 8 giờ/lần. Liều tối đa mỗi ngày: 4 g hoặc 50 mg/kg. Tiêm truyền: 250 - 500
mg trong 20 - 30 phút, liều 1 g trong 40 - 60 phút.
Tiêm bắp:
Chỉ áp dụng với nhiễm khuẩn từ nhẹ đến vừa: 500 - 750 mg, cứ 12 giờ một lần
(Ghi chú: Liều 750 mg được dùng cho những nhiễm khuẩn trong ổ bụng và
những nhiễm khuẩn nặng hơn ở đường hô hấp, da và phụ khoa).
Tổng liều tiêm bắp không vượt quá 1 500 mg/ngày. Tiêm bắp sâu trong khối cơ
lớn.
 Trẻ em (dưới 12 tuổi):
Độ an toàn và hiệu lực của imipenem chưa được xác định đối với trẻ em, nhưng
imipenem tiêm tĩnh mạch đã được sử dụng có hiệu quả, với liều 12 - 25 mg/kg
(imipenem), 6 giờ một lần.
1.10. Lưu ý sử dụng .

29
- ADR về TKTW như giật rung cơ, trạng thái lú lẫn hoặc cơn co giật đã xảy ra
sau khi tiêm tĩnh mạch imipenem - cilastatin. Các ADR này thường gặp hơn ở
những người bệnh có rối loạn TKTW đồng thời với suy giảm chức năng thận.
Cũng như đối với các kháng sinh khác, việc sử dụng kéo dài imipenem - cilastatin
có thể dẫn tới sự phát triển quá mức các vi sinh vật không nhạy cảm.
- Độ an toàn và hiệu lực ở trẻ em dưới 12 tuổi chưa được xác định. Liều cho
người cao tuổi thường thấp hơn, vì chức năng thận bị giảm. [13] .
1.12.Tương tác thuốc .
- Dùng đồng thời probenecid, imipenem và cilastin có thể gây tăng và kéo dài
nồng độ cilastatin trong huyết tương, tăng rất ít nồng độ của imipenem. Do
vậy, không nên dùng đồng thời các loại thuốc này.
- In vitro, các aminoglycosid có tác dụng kháng khuẩn cộng hợp hoặc hiệp
đồng với imipenem trên một số chủng vi khuẩn Gram dương nên có thể phối
hợp khi cần thiết.
- In vitro, imipenem đối kháng tác dụng kháng khuẩn của các kháng sinh beta
lactam trên rất nhiều chủng vi khuẩn. Tác dụng đối kháng trên lâm sàng chưa
được rõ, cho nên không phối hợp các thuốc này trong điều trị.
- Ganciclovir: Cơn động kinh đã xảy ra ở một vài bệnh nhân dùng đồng thời
imipenem và ganciclovir. Chỉ kết hợp điều trị các thuốc này khi lợi ích hơn
hẳn nguy cơ có thể xảy ra.

2. MEROPENEM.
2.1.Công thức hóa học .

30
Hình 11. Công thức hóa học của Meropenem .

- Công thức hóa học : C17H25N3O5S [15]


2.2. Tên hoạt chất và biệt dược.
- Tên chung quốc tế: Imipenem and enzyme inhibitor.
- Tên hóa học là: (4R,5S,6S)-3-[[(3S,5S)-5- (Dimethylcarbamoyl)-3-
pyrrolidinyl]thio]-6-[(1R)-1-hydroxyethyl]-4-methyl-7-oxo-1-
azabicyclo[3.2.0]hept-2-en-2- acid carboxylic trihydrat. [16]
- Loại thuốc: Thuốc kháng sinh nhóm beta-lactam , phân nhóm carbapenem.
- Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs,
Prescription only medicine) [4]
- Biệt dược : Cbibenzol 500mg , Meropenem 0,25g, Meropenem 500mg,
Meropenem Kabi 1g, Meropenem, Kabi 500mg, Meropenem/Anfarm
- Nhóm thuốc : Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng
- virus,kháng nấm. [4]
- Dạng thuốc : thuốc bột pha tiêm , dung dịch tiêm . [17]

31
Hình 12. Một số chế phẩm Meropenem dạng thuộc bột pha tiêm và thuộc tiêm

2.3. Dược lý và cơ chế tác dụng .


- Meropenem là một kháng sinh tổng hợp nhóm carbapenem, có cấu trúc và
tác dụng dược lý tương tự các thuốc trong nhóm là imipenem và ertapenem.
Khác với imipenem, meropenem bền vững với tác dụng thủy phân của
dehydropeptidase-1 (DHP-1) có ở vi nhung mao của tế bào ống lượn gần của
thận, vì vậy không cần dùng cùng với chất ức chế DHP-1 như cilastatin. [18]
- Meropenem là kháng sinh phổ rộng nhóm carbapenem dùng đường tĩnh
mạch có tác động và công dụng tương tự imipenem. Thuốc này bền hơn với
dehydropeptidase I ở thận so với imipenem và không cần thêm chất ức chế
enzym như cilastatin. [19]

32
- Meropenem cỏ tác dụng diệt khuẩn do ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi
khuẩn gram (+) và gram (-) do gắn với protein gắn penicillin (PBPs). [20]
- Nhiều vi khuẩn kỵ khí, kể cả Bacteroides spp., nhạy cảm với meropenem,
nhưng Clostridium difficile chỉ nhạy cảm ở mức độ vừa phải. Meropenem
không tác dụng trên Chlamydia trachomatis, Mycoplasma spp., nấm hay
virus.
- Mỗi thuốc, tuỳ theo liều dùng sẽ có tác dụng sớm, đặc hiệu trên một mô, một
cơ quan hay một hệ thống của cơ thể, được sử dụng để điều trị bệnh, được
gọi là tác dụng chính. [16]

2.4. Dược lực học.


- Meropenem là kháng sinh nhóm carbapenem, dùng đường tĩnh mạch [4],
Thuốc này bền hơn với dehydropeptidase I ở thận so với imipenem và không
cần thêm chất ức chế enzym như cilastatin. [21]
- Meropenem diệt khuẩn bằng cách cản trở quá trình tổng hợp thành tế bào
bằng vi khuẩn sống. Sự thâm nhập dễ dàng qua thành tế bào vi khuẩn của
thuốc, độ bền cao đối với tất cả các β-lactamases trong huyết thanh và ái lực
đáng kể với các protein gắn kết với Penicillin (PBP) giải thích cho tác động
diệt khuẩn mạnh của meropenem đối với nhiều loại vi khuẩn kỵ khí và hiếu
khí. Các nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) thường tương tự với nồng độ ức
chế tối thiểu (MIC). Đối với 76% vi khuẩn được thử nghiệm, tỷ số giữa
MBC: MIC ≤ 2. [4] .
- Meropenem ổn định trong các thử nghiệm về độ nhạy cảm và có thể tiến
hành các thử nghiệm này bằng các phương pháp thường quy. Các thử nghiệm
in vitro cho thấy meropenem có tác động hiệp lực với nhiều thuốc kháng sinh

33
khác. Meropenem đã được chứng minh có tác động hậu kháng sinh cả trong
in vitro và in vivo. [4] .
2.4.1. Phổ kháng khuẩn
Phổ kháng khuẩn in vitro của meropenem bao gồm phần lớn các chủng vi
khuẩn Gram âm và Gram dương, hiếu khí và kỵ khí quan trọng trên lâm sàng
dưới đây:
Vi khuẩn Gram dương hiếu khí và hiếu khí không bắt buộc
- Streptococcus pneumoniae (chủng nhạy cảm penicilin), S. pyogenes,
S. agalactiae, Staphylococcus aureus (kể cả các chủng tiết beta-
lactamase, không bao gồm các chủng kháng oxacilin/methicilin)
Enterococcus faecalis (không bao gồm chủng kháng vancomycin)
và S.viridans.
Vi khuẩn Gram âm hiếu khí và hiếu khí không bắt buộc: 
- Escherichia coli, Haemophilus influenzae (kể cả chủng tiết beta-
lactamase), Klebsiella pneumoniae, Neisseria meningitidis , Proteus
mirabilis và Pseudomonas aeruginosa . [16]
- Nhiều vi khuẩn kỵ khí, kể cả Bacteroides spp., nhạy cảm với
meropenem, nhưng Clostridium difficile chỉ nhạy cảm ở mức độ vừa
phải. Meropenem không tác dụng trên Chlamydia
trachomatis, Mycoplasma spp., nấm hay virus.
- Đã có báo cáo về sự đối kháng in vitro giữa meropenem và các beta-
lactam khác. Meropenem và  aminoglycosid thường có tác động hiệp
lực trên một số chủng phân lập của Ps. aeruginosa.

34
- Ða số các chủng Pseudomonas aeruginosa đều nhạy cảm với
meropenem. Enterococcus faecium và staphylococci kháng meticilin
không nhạy cảm với meropenem. [21]
2.4.2. Cơ chế đề kháng
- Cơ chế đề kháng của vi khuẩn đối với meropenem có thể là kết quả của một
hay nhiều yếu tố: (1) giảm khả năng thấm của màng ngoài của tế bào vi
khuẩn Gram âm (do giảm tổng hợp porin), (2) giảm ái lực của các protein
gắn kết với penicillin (PBP) đích, (3) tăng hoạt động của các thành phần bơm
ra ngoài, và (4) tổng hợp men β-lactamases ly giải carbapenem. [22]
- Nhiễm khuẩn cục bộ do vi khuẩn đề kháng carbapenem được ghi nhận ở một
số vùng địa lý.
- Nên sử dụng phương pháp chuẩn để xác định độ nhạy cảm với kháng sinh
meropenem trong các thử nghiệm phân lập lâm sàng. Diễn giải kết quả thử
nghiệm nên dựa trên bệnh cảnh nhiễm khuẩn tại địa phương và các hướng
dẫn vi sinh học lâm sàng.
- Phổ kháng khuẩn của meropenem bao gồm các chủng vi khuẩn sau, dựa trên
kinh nghiệm lâm sàng và hướng dẫn điều trị. [22]
2.5. Dược động học
- Hấp thu : Sau khi tiêm tĩnh mạch 0,5 g và 1 g meropenem trong 5 phút,
nồng độ đỉnh trong huyết tương đo được lần lượt là 50 và 112 microgam/ml.
Nếu truyền trong 30 phút, nồng độ đỉnh thu được tương ứng là 23 và 49
microgam/ml. [23].
- Phân bố :Meropenem có tỷ lệ gắn với protein huyết tương trung bình vào
khoảng 2%, không phụ thuộc nồng độ. Sau khi tiêm nhanh 5 phút hoặc
nhanh hơn) dược động học là hàm mũ hai, nhưng sau khi truyền trong vòng
30 phút thì không còn là hàm mũ hai nữa. [23] Meropenem thấm tốt vào

35
nhiều dịch và mô cơ thể, bao gồm phổi, dịch tiết phế quản, mật, dịch não tủy,
mô phụ khoa, da, màng cơ, cơ, và dịch tiết màng bụng, kể cả dịch não tủy ở
bệnh nhân viêm màng não nhiễm khuẩn, đạt đến nồng độ cao hơn nồng độ
cần thiết để ức chế hầu hết các vi khuẩn. [24]
- Chuyển hóa : Meropenem có 1 chất chuyển hóa là ICI-213689 không có
hoạt tính
- Thải trừ: Meropenem thải trừ chủ yếu nhờ bài tiết ở ống thận và lọc qua cầu
thận. Khoảng 70% liều dùng được tìm thấy ở dạng không đổi trong nước tiểu
trong khoảng 12 giờ. Khoảng 2% liều dùng thải trừ qua phân. Thuốc bị loại
trừ bởi thẩm tách máu. [19] .

Động học của sự hấp thu, phân phối, chuyển hóa và thải trừ thuốc để biết cách
chọn đường đưa thuốc vào cơ thể (uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch...), số lần
dùng thuốc trong ngày, liều lượng thuốc tuỳ theo từng trường hợp (tuổi, trạng
thái bệnh, trạng thái sinh lý...) [16] .

2.6. `Chỉ định


- Meropenem dùng đường tĩnh mạch (IV) được chỉ định trong điều trị các
nhiễm khuẩn ở người lớn và trẻ em gây ra bởi một hay nhiều vi khuẩn nhạy
cảm với meropenem như sau: [25]
- Viêm phổi và viêm phổi bệnh viện.
- Nhiễm khuẩn đường niệu.
- Nhiễm khuẩn trong ổ bụng.
- Nhiễm khuẩn phụ khoa, như viêm nội mạc tử cung và các bệnh lý viêm
vùng chậu.
- Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.

36
- Viêm màng não.
- Nhiễm khuẩn huyết. [25]
* Chưa có kinh nghiệm sử dụng thuốc ở trẻ em giảm bạch cầu hay suy giảm
miễn dịch nguyên phát hoặc thứ phát. [24]
2.7. Chống chỉ định:
- Quá mẫn với meropenem hoặc carbapenem. Có tiền sử bị phản ứng phản vệ
khi dùng beta-lactam.
2.8. Cách dùng .
- Meropenem có thể dùng tiêm tĩnh mạch trong khoảng 5 phút hay truyền tĩnh
mạch trong khoảng 15-30 phút.
- Meropenem dùng tiêm tĩnh mạch nên được pha với nước vô khuẩn để tiêm
(5 ml cho mỗi 250 mg meropenem) cho dung dịch có nồng độ khoảng 50
mg/ml. Dùng Meropenem dùng truyền tĩnh mạch có thể pha với 50 đến 200
ml các dịch truyền tương thích .
- Thận trọng khi sử dụng: Không nên trộn lẫn meropenem trong bơm tiêm với
các thuốc khác.
- Cần áp dụng chính xác liều dùng thuốc Meropenem ghi trên bao bì, tờ hướng
dẫn sử dụng thuốc hoặc chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Không tự ý tính toán, áp
dụng hoặc thay đổi liều dùng. [16]
2.9. Liều dùng .

Người lớn:

Liều lượng và thời gian điều trị tùy thuộc mức độ và loại nhiễm khuẩn cũng như
tình trạng bệnh nhân.
Liều khuyến cáo mỗi ngày như sau:

37
- 500 mg Meropenem  dùng đường tĩnh mạch (IV) mỗi 8 giờ trong điều trị
viêm phổi, nhiễm khuẩn đường niệu, các nhiễm khuẩn phụ khoa như viêm
nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.
- 1 g Meropenem  dùng đường tĩnh mạch (IV) mỗi 8 giờ trong điều trị viêm
phổi bệnh viện, viêm phúc mạc, các nghi ngờ nhiễm khuẩn ở bệnh nhân
giảm bạch cầu, nhiễm khuẩn huyết.
- Trong bệnh xơ hóa nang, liều lên đến 2 g mỗi 8 giờ đã được sử dụng; đa số
bệnh nhân được điều trị với liều 2 g mỗi 8 giờ.
- Trong viêm màng não, liều khuyến cáo là 2 g mỗi 8 giờ.. [25]
Trẻ em:
- Trẻ em từ 3 tháng đến 12 tuổi: liều khuyến cáo là 10-20 mg/kg mỗi 8 giờ tùy
thuộc mức độ và loại nhiễm khuẩn, độ nhạy cảm của tác nhân gây bệnh và
tình trạng bệnh nhân.
- Trẻ em cân nặng trên 50 kg: khuyến cáo sử dụng liều như ở người lớn.
Liều khuyến cáo cho viêm màng não là 40 mg/kg mỗi 8 giờ.
Chưa có kinh nghiệm sử dụng thuốc cho trẻ em suy thận. [25].
- Sốt giảm bạch cầu: Liều 20 mg/kg, mỗi 8 giờ. [26] .

Bệnh nhân suy thân

- Nếu độ thanh thải creatinin ClCr ≤ 51 ml/phút thì giảm liều .

Độ thanh thải Liều dùng (đơn vị liều Tần suất sử dụng


creatinin (ml/phút) 500 mg, 1 g)

38
 26-50 1 đơn vị Mỗi 12 giờ
liều
10-25 1 đơn vị Mỗi 12 giờ
liều
<10 0,5 đơn vị Mỗi 24 giờ
liều

- Meropenem thải trừ qua thẩm phân máu; nếu cần tiếp tục điều trị với
Meropenem, sau khi hoàn tất thẩm phân máu, khuyến cáo sử dụng một đơn
vị liều (tùy theo loại và mức độ nhiễm khuẩn) để đảm bảo mức độ điều trị
hiệu quả trong huyết tương. [24]

Bệnh nhân suy gan

- Không cần hiệu chỉnh liều.

Bệnh nhân cao tuổi

- Không cần điều chình liều cho bệnh nhân cao tuổi có chức năng thận bình
thường hay độ thanh thải creatinine >50 ml/phút. [24]

Quá liều

- Quá liều không chủ ý có thể xảy ra trong quá trình điều trị, đặc biệt trên bệnh
nhân suy thận. Điều trị quá liều nên là điều trị triệu chứng. Ở người bình

39
thường, thuốc sẽ được nhanh chóng thải trừ qua thận; ở các bệnh nhân suy
thận, thẩm phân máu sẽ loại trừ meropenem và các chất chuyển hóa. [25]

2.10. .Tác dụng không mong muốn .


Thường gặp, ADR > 1/100
- Máu và hệ bạch huyết: Tăng tiểu cầu.
- Thần kinh: Đau đầu.
- Tiêu hóa: Táo bón, tiêu chảy, nôn và buồn nôn, đau bụng.
- Gan, mật: Tăng transminase, phosphatase kiềm, lactic dehydrogenase huyết
thanh.
Ít gặp, 1/100 > ADR > 1/1 000
- Nhiễm khuẩn: Nhiễm nấm Candida ở miệng và âm đạo.
- Máu và hệ bạch huyết: Giảm bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu, giảm bạch
cầu, giảm bạch cầu trung tính.
- Thần kinh: Dị cảm.
- Gan, mật: Tăng bilirubin huyết thanh.
Hiếm gặp, 1/1000 > ADR
- Máu: Mất bạch cầu hạt, thiếu máu tan máu.
- Tiêu hóa: Viêm đại tràng do dùng kháng sinh.
- Da: Ban đỏ đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell. [23]
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử
dụng thuốc. [19]
Hướng dẫn sử trí ADR
- Nếu xảy ra các ADR nghiêm trọng, cần ngừng dùng meropenem và áp dụng
các biện pháp điều trị thích hợp.

40
- Khi bệnh nhân bị co giật hoặc gặp các phản ứng bất lợi trên thần kinh trung
ương, cần giảm liều hoặc ngừng dùng meropenem.
- Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy trong hoặc sau khi điều trị bằng meropenem, cần
theo dõi và có chẩn đoán, điều trị phù hợp. [20] .

2.11. Thận trọng:


- Có một số bằng chứng lâm sàng và cận lâm sàng về dị ứng chéo một phần
giữa các kháng sinh carbapenem với các kháng sinh nhóm beta-lactam,
penicillin and cephalosporin. Cũng như tất cả các kháng sinh nhóm beta-
lactam, các phản ứng quá mẫn hiếm xảy ra. Trước khi bắt đầu điều trị bằng
meropenem, nên hỏi kỹ bệnh nhân về tiền sử quá mẫn với các kháng sinh
nhóm beta-lactam. Nên sử dụng thận trọng meropenem cho những bệnh nhân
có tiền sử mẫn cảm này. Nếu có phản ứng dị ứng xảy ra, ngưng dùng thuốc
và có biện pháp xử lý thích hợp..
- Cũng như các khác sinh khác, tăng sinh các vi khuẩn không nhạy cảm với
thuốc có thể xảy ra, do đó cần phải liên tục theo dõi bệnh nhân.
- Thận trọng khi kết hợp dùng Maxpenem với các thuốc có khả năng gây độc
tố trên thận. Maxpenem có thể làm giảm nồng độ acid valproic huyết thanh.
Ở một số bệnh nhân, nồng độ acid valproic huyết thanh có thể thấp hơn nồng
độ điều trị.
- Trẻ em: Hiệu quả và sự dung nạp đối với trẻ em dưới 3 tháng tuổi chưa được
xác lập, do đó không được khuyến cáo sử dụng.
- Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.
[24] .

3. Tương tác thuốc .

41
- Aminoglycosid: Tương tác dược lực học, hiệp đồng tác dụng trên vi khuẩn
Pseudomonas aeruginosa.
- Probenecid: Probenecid làm giảm bài tiết meropenem qua ống thận, làm tăng
nồng độ thuốc trong máu và kéo dài thời gian thải trừ thuốc. Nên tránh sử
dụng đồng thời.
- Acid valproic: Meropenem làm giảm nồng độ acid valproic xuống dưới giới
hạn điều trị mong muốn, cần thận trọng khi dùng phối hợp.
- Thuốc chống đông máu dùng đường uống: Meropenem có thể làm tăng tác
dụng chống đông của warfarin khi dùng đồng thời, cần thận trọng. [19] .

3. DORIPENEM.
3.1. Công thức hóa học.

Hình 13. Công thức hóa học của doripenem.

Công thức hóa học : C15H24N4O6S2 [27]

3.2. Tên hoạt chất và biệt dược .

42
- Tên chung quốc tế : Doripenem [28]
- Tên hóa học :(4R5S,6S )-3-[((3S,5S)-5-[[aminosulfonyl)amino]methyl]-
3pyrrolidinyl)thio]-6-[(IR)-1-hydroxyethyl]-4-methyl-7-oxo-1-
azabixyclo[3,2,0 ] hept-2-ene2-carboxylic monohydrat. [29]
- Nhóm thuốc : Kháng sinh nhóm carbapenem, họ beta-lactam.
- Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs,
Prescription only medicine)
- Biệt dược gốc : DORIBAX [30]
- Biệt dược có mặt tại bệnh viện : Dorvo , Doripenem, Doriwell 500,
Dionem 0,5g
- Dạng thuốc : Thuốc bột pha tiêm .

43
Hình 14. Một số biệt dược của Doripenem có mặt trên thị trường .

3.3. Dược lực học .


3.3.1. Cơ chế tác dụng
- Doripenem là một kháng sinh tổng hợp nhóm carbapenem, có cấu trúc và tác
dụng dược lý tương tự như imipenem. Doripenem bền vững với tác dụng
thủy phân của dehydropeptidase-I (DHP-1)    có ở vi nhung mao của tế bào
ống lượn gần của thận hơn so với imipenem, vì vậy không cần dùng cùng với
chất ức chế DHP-1 như cilastatin.
- Doripenem ức chế sự tổng hợp vách tế bào vi khuẩn bằng cách gắn với
protein liên kết penicilin (PBP) để làm bất hoạt các protein này, từ đó có tác
dụng diệt khuẩn. Thuốc có ái lực mạnh nhất với PBP 2 và PBP 3
của Pseudomonas aeruginosa và PBP 2 của Escherichia coli.
- In vitro, doripenem có khả năng ức chế hoặc bị ức chế yếu bởi các thuốc
kháng khuẩn khác.

44
- Doripenem có phổ tác dụng rộng, trên nhiều loại vi khuẩn Gram âm, Gram
dương hiếu khí và một số vi khuẩn kỵ khí. Phổ tác dụng của doripenem
tương tự như meropenem và imipenem, tuy nhiên doripenem có phần mạnh
hơn so với các carbapenem khác trên Enterobacteriaceae và Pseudomonas
aeruginosa.
- Doripenem có tác dụng in vitro và trên lâm sàng đối với nhiều vi khuẩn kị
khí, bao gồm Bacteroides fragilis, B. caccae, B. thetaio- taomicron, B.
uniformis, B. vulgatus và Peptostreptococcus micros.
- Kháng thuốc: Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn đối với doripenem bao gồm
bất hoạt thuốc bởi enzym thủy phân carbapenem (metallo-beta-lactamase),
PBP đột biến hoặc thu nhận được, giảm tính thấm lớp màng ngoài và thoát
chủ động..
- Kháng chéo có thể xảy ra giữa doripenem và các kháng sinh carbapenem
khác, tuy nhiên một số chủng cô lập (ví dụ như vài chủng P. aeruginosa)
kháng với các carbapenem khác vẫn nhạy cảm với doripenem. [31]
3.3.2. Đặc điểm dược lực học
- Thông số dược lực học quan trọng nhất giúp dự đoán hiệu quả lâm sàng và
khả năng diệt khuẩn của doripenem là thời gian nồng độ trong huyết tương ở
dạng tự do lớn hơn nồng độ ức chế tối thiểu ( Mminimum Inhibitory
Concentration – MIC ) của vi khuẩn ( % T> MIC ) . Tỷ lệ %T>MMIC liên
quan đến hiệu quả của doripenem đã được chứng minh là tương tự với các
carbapenem khác trên mô hình chuột bạch.
- Liều thông thường trên bệnh nhân có chức năng thận bình thường là 500mg
truyền tĩnh mạch 1 giờ mỗi 8 giờ . Chế độ liều này đã được chứng minh đạt
được 35% T>MIC mục tiêu đối với các vi khuẩn nhạy cảm có MIC ≤ 1 μg/ml
. Với vi khuẩn có MIC ≥2 μg/ml , %T >MIC mục tiêu tương tự có thể đạt

45
được bằng cách tăng thời gian truyền (> 1 giờ ) mà không tăng tổng liều mỗi
ngày . Liều mô hình truyền tĩnh mạch trong 4-6h đạt được %T >MIC mục
tiêu cao hơn. Do đó , doripenem dùng với liều 500mg mỗi 8 giờ truyền sau 4
giờ được lựa chọn để tối ưu hóa thoogn số dược động học/ dược lực học
( pharmacokinetics/ pharmacodynamics – PK/PD) . Trong thử nghiệm lâm
sàng pha 3 ở bệnh nhân VPTM là nhiễm khuẩn thường do tác nhân đa kháng
thuốc có MIC cao . [32]
- Tương tự như các kháng sinh nhóm beta lactam khác ,khoảng thời gian nồng
độ doripenem trong huyết tương đạt trên MIC (T>MIC) đối với vi khuẩn gây
bệnh tỉ lệ thuận với hiệu quả của thuốc trong các nghiên cưu dược động học /
dược lực học tiền lâm sàng . Kéo dài thời gian truyền thuốc 4h sẽ làm tăng
tối đa T > MIC của liều dùng thuốc và là cơ sở cho việc khuyến cáo truyền
thuốc trong 4 giờ cho các bệnh nhân viêm phổi tại bệnh viện bao gồm cả
viêm phổido đặt nội khí quản có nguy cơ nhiễm các vi khuẩn nhạy cảm . [33]

3.4. Dược động học .


- Hấp thu : Sau khi truyền tĩnh mạch 500 mg doripenem trong 1 giờ, nồng độ
tối đa đo được trong huyết tương là 23 microgam/ml, giảm thành 10
microgam/ml sau 1,5 giờ và 1 microgam/ml sau 6 giờ. [31]
- Phân bố : Doripenem liên kết với protein huyết tương dưới 10% và được
phân bố rộng rãi tới các mô và dịch của cơ thể, bao gồm các tổ chức trong ổ
bụng, dịch rỉ màng bụng, mật, mô túi mật và nước tiểu. Thể tích phân bố ở
trạng thái cân bằng ở người trưởng thành khỏe mạnh là 16,8 lít (dao động từ
8,09 – 55,5 lít). [28] Thể tích phân bố ở trạng thái cân bằng ở người trưởng
thành khỏe mạnh là 16,8 lít (dao động từ 8,09 – 55,5 lít). [30]

46
- Chuyển hóa : Doripenem chuyển hóa một phần thành chất chuyển hóa mở
vòng không còn hoạt tính (doripenem M1), chủ yếu nhờ dehydropeptidase-I.
Nghiên cứu in vitro cho thấy thuốc không chuyển hóa bởi các enzym gan
cytochrom P450. [34] .Trong nghiên cứu in vitro đã xác định doripenem
không ức chế hoặc kích hoạt các đặc tính của đồng dạng CYP 1A2, 2A6,
2C9, 2C19,ME. 2D6, 2E1 hoặc 3A4. [30]
- Thải trừ : Doripenem thải trừ chủ yếu dưới dạng không đối qua thận, nhờ
bài tiết ở ống thận và lọc qua cầu thận. Sau khi dùng một liều đơn doripenem
500 mg, 75% liều ban đầu ở dạng không đối và 15% liều ban đầu dưới dạng
chất chuyển hóa được tìm thấy trong nước tiểu trong vòng 48 giờ. Ít hơn 1%
liều dùng thải trừ qua phân. Doripenem không bị tích lũy khi dùng chế độ
liều lặp lại ở người có chức năng thận bình thường. Nửa đời thải trừ trong
huyết thanh của thuốc khoảng 1 giờ, kéo dài hơn ở người suy thận. Thuốc bị
loại trừ bởi thẩm tách máu. [35].
3.5. Chỉ định

Doripenem được chỉ định cho các trường hợp nhiễm khuẩn gây ra bởi các vi
khuẩn nhạy cảm với thuốc. Bao gồm:

- nhiễm khuẩn trong ổ bụng phức tạp


- nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp
- nhiễm khuẩn đường hô hấp bao gồm viêm phổi mắc phải tại bệnh viện
(kể cả bệnh nhân viêm phổi do thở máy)
- viêm phổi ở bệnh nhân xơ hang. [28]
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, kể cả viêm thận-bể thận có
hoặc không biến chứng và những trường hợp có vãng khuẩn huyết [36]

47
- đồng thời do có hoạt tính diệt khuẩn phổ rộng trên cả vi khuẩn gram
dương & gram âm hiếu khí và kỵ khí, doripenem có thể được sử dụng để
điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn hỗn hợp hoặc phức tạp. Cần tiến
hành lấy các mẫu bệnh phẩm thích hợp để phân lập và xác định tác nhân
gây bệnh, đồng thời xác định mức độ nhạy cảm của chúng với doripenem.
Trong trường hợp không có các dữ liệu này, lựa chọn điều trị theo kinh
nghiệm dựa vào đặc điểm dịch tễ học và kiểu nhạy cảm của các vi khuẩn
tại địa phương. [36]
3.6. Chống chỉ định.
- Quá mẫn với doripenem hoặc các thuốc khác cùng nhóm carbapenem. Có
tiền sử bị phản ứng phản vệ khi dùng beta-lactam. [28]
- Bệnh nhân đang dùng thuốc chứa Natri Valproat (bởi vì thuốc này có thể làm
giảm nồng độ của Natri Valproat trong huyết tương). [34]
3.7. Cách dùng
- Doripenem được truyền tĩnh mạch trong 1 giờ hoặc 4 giờ.
Hoàn nguyên: Thêm 10 ml nước cất pha tiêm hoặc dung dịch tiêm natri
chlorid 0,9% vào lọ thuốc 250 mg hoặc 500 mg doripenem, lắc nhẹ để tạo
hỗn dịch 25 mg/ml hoặc 50 mg/ml. Hỗn dịch này bắt buộc phải được pha
loãng tiếp trước khi tiêm truyền cho bệnh nhân.
- Pha loãng trước khi truyền:
Hỗn dịch sau khi hoàn nguyên được pha loãng tiếp bằng cách bơm vào túi
dịch truyền 50 ml hoặc 100 ml (lọ bột 250 mg) hoặc 100 ml (lọ bột 500 mg)
dung dịch natri chlorid 0,9% hoặc dung dịch glucose 5%, lắc đều để tạo dung
dịch trong suốt. [31]
3.8. Liều dùng
- Liều dùng doripenem khi nhiễm khuẩn

48
Thời gian Thời gian
Nhiễm khuẩn Liều Tần suất
truyền ( giờ ) duy trì

Nk trong ổ bụng có 500mg Q8 giờ 1 5-14


biến chứng ngày**

NK tiết niệu có 500mg Q8giờ 1


biến chứng kể cả 10 ngày**§
viêm thận, bể thận

- ** Thời gian duy trì bao gồm cả khoảng chuyển đổi sang liệu pháp uống
thích hợp, sau khi dùng liệu pháp tiêm tối thiểu 3 ngày, một khi cải thiện lâm
sàng được chứng minh.
- § Thời gian duy trì có thể mở rộng lên đến 14 ngày đối với bệnh nhân đồng
thời bị nhiễm khuẩn máu [29]

Liều dùng cho người lớn:


- Doripenem dùng ở dạng mononhydrat nhưng liều được khuyến cáo theo
lượng doripenem khan. 1,04 g doripenem monohydrat tương đương khoảng
1 g doripenem khan.
- Liều thường dùng của doripenem là 500 mg, cứ 8 giờ dùng 1 lần, truyền tĩnh
mạch trong 1 giờ. Trong những trường hợp nhiễm khuẩn rất nặng hoặc gây
ra bởi những chủng vi khuẩn ít nhạy cảm, cần truyền thuốc kéo dài trong 4
giờ. Thời gian của đợt điều trị có thể từ 5 – 14 ngày, tùy thuộc vào vị trí
nhiễm khuẩn, vào mức độ nặng và đáp ứng của bệnh nhân trên lâm sàng. Sau
ít nhất là 3 ngày điều trị bằng doripenem truyền tĩnh mạch, tùy thuộc vào đáp

49
ứng lâm sàng của bệnh nhân, có thể chuyển sang dùng kháng sinh thích hợp
đường uống.
Liều dùng ở trẻ em:
- Không sử dụng doripenem cho trẻ em dưới 18 tuổi do độ an toàn và hiệu quả
của thuốc chưa được xác định.
Người cao tuổi: 
- Không cần hiệu chỉnh liều doripenem ở bệnh nhân trên 65 tuổi có chức năng
thận bình thường. Tuy nhiên cần lựa chọn liều dùng cẩn thận vì bệnh nhân
cao tuổi thường bị giảm chức năng thận hoặc tăng nitơ huyết trước thận so
với người trẻ tuổi. [28]
3.9. Tác dụng không mong muốn .
Trong các nghiên cứu pha 2 và 3, khi dùng doripenem với liều 500 mg
cách 8 giờ một lần, tỉ lệ gặp ADR là 32%. Tỉ lệ bệnh nhân sử dụng
doripenem phải ngừng thuốc do ADR là 0,1%.
- Rất thường gặp, ADR >1/10
+ TKTW: Đau đầu.
+ Tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu chảy.
- Thường gặp, 1/10 > ADR >1/100
+ Nhiễm khuẩn: Nhiễm candida ở miệng, nhiễm nấm âm đạo.
+ Da và tổ chức dưới da: Ban (bao gồm cả viêm da dị ứng/bọng nước,
ban đỏ, ban sần, mày đay và ban đỏ đa dạng).
+ Gan, mật: Tăng enzym gan.
+ Máu và hệ bạch huyết: Thiếu máu.
+ Thận: Suy giảm chức năng thận.
- Ít gặp, 1/100 > ADR >1/1 000
+ Tiêu hóa: Viêm đại tràng do C. difficile.

50
+ Máu và hệ bạch huyết: Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính.
+ Miễn dịch: Phản ứng quá mẫn. [28]
- Hướng dẫn cách xử trí ADR:
+ Nếu xảy ra phản ứng quá mẫn ở bệnh nhân dùng doripenem, cần
ngừng thuốc và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp (ví dụ
epinephrin, corticosteroid, truyền dịch, truyền kháng histamin, các
amin tăng huyết áp, thở oxygen và duy trì đường thở).
+ Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy trong hoặc sau khi điều trị bằng
doripenem, cần theo dõi và có chấn đoán, điều trị phù hợp. Một số
trường hợp tiêu chảy và viêm đại tràng giả mạc có thể hết khi ngừng
thuốc, tuy nhiên với các trường hợp nặng, cần truyền dịch và điện giải,
bố sung protein và sử dụng các thuốc có tác dụng đối với C.
difficile (metronidazol đường uống hoặc vancomycin).
3.10. Tương tác thuốc .
- Probenecid:
Probenecid cạnh tranh với Doripenem đối với việc bài tiết ở ống thận và
làm giảm độ thanh thải qua thận của Doripenem, do đó làm tăng AUC
của doripenem và thời gian bán hủy trong huyết tương. Sử dụng đồng thời
probenecid với doripenem không được khuyến cáo.
- Acid valproic:
Dùng đồng thời doripenem và acid valproic làm giảm đáng kể nồng độ
acidvalproic trong huyết thanh dưới khoảng trị liệu đã được chứng minh.
Các mức giảm acid valproic có thể dẫn đến kiểm soát không thích đáng
cơn động kinh. Trong một nghiên cứu tương tác, nồng độ trong huyết
thanh của acid valproic đã giảm rõ rệt (AUC đã giảm 63%), sau khi dùng
đồng thời doripenem và acid valproic. Sự tương tác có khởi đầu nhanh

51
chóng. Vì khi bệnh nhân được cho dùng chỉ có bốn liều doripenem, nồng
độ acid valproic giảm thêm có thể không ngăn chặn được khi còn sử dụng
đồng thời. [30]
Việc giảm nồng độ acid valproic cũng đã có báo cáo khi dùng chung với
các tác nhân carbapenem khác, giảm 60 -100% nồng độ acid valproic đạt
được trong khoảng hai ngày. Do đó liệu pháp kháng khuẩn thay thế hoặc
chống co giật bổ sung khác cần được xem xét.
- Cytochrome P450
Doripenem ít hoặc không qua chuyển hóa trung gian Cytochrome P450
(CYP450). Dựa trên nghiên cứu in vitro doripenem sẽ ức chế hoặc kích
hoạt các đặc tính của CYP450 không thể xảy ra. Vì vậy, không xảy ra
tương tác thuốc liên quan đến CYP450. [29]
3.11. Thận trọng:
Phản ứng quá mẫn
- Quá mẫn nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong (sốc phản vệ) và phản ứng da
nghiêm trọng đã được báo cáo ở những bệnh nhân dùng kháng sinh bcta-
lactam.
- Nếu phản ứng dị ứng với doripenem xảy ra, ngừng thuốc. Phản ứng quá mẫn
cấp tính (sốc phản vệ) nghiêm trọng cần phải điều trị khẩn cấp với
epinephrin và các biện pháp cấp cứu khác, bao gồm thở Oxy, truyền dịch IV,
kháng histamin IV, corticosteroid, các amin tăng huyết áp và kiểm soát
đường hô hấp, như là chỉ định lâm sàng.

Động kinh, co giật

52
- Động kinh đã được báo cáo trong quá trình điều trị với các carbapenem, bao
gồm doripenem. Co giật trong các thử nghiệm lâm sàng với doripenem xảy
ra phổ biến nhất ở những người có sẵn rối loạn trên hệ thần kinh trung ương
(ví dụ đột quỵ hoặc tiền sử động kinh), tổn thương chức năng thận và ở liều
lớn hơn 500 mg..

Ở bệnh nhân bị viêm phổi do thở máy


- Thuốc có thể làm tăng tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân bị viêm phổi do thở
máy.

Nhi khoa

- An toàn và hiệu quả ở những bệnh nhi chưa được thiết lập.
Lão khoa
- Thuốc Dorvo được biết về căn bản là bài tiết qua thận và nguy cơ phản
ứng phụ với thuốc có thể lớn hơn ở những bệnh nhân có chức năng thận
suy giảm hoặc tăng ure huyết trước thận. Do người già có nhiều khả
năng đã giảm chức năng thận hoặc tăng ure huyết trước thận, cần thận
trọng trong việc lựa chọn liều và có lẽ hữu ích trong việc giám sát chức
năng thận.
Bệnh nhân bị suy thận
- Điều chỉnh liều Dorvo là cần thiết ở những bệnh nhân suy chức năng
thận vừa hoặc nặng. Đối với những bệnh nhân như vậy nên giám sát
chức năng thận.
Thời kỳ mang thai:

53
- Trong các nghiên cứu trên động vật, doripenem không gây tác dụng
bất lợi nào đối với thai nhi. Chưa có các nghiên cứu có đối chứng được
thực hiện trên phụ nữ có thai và không rõ thuốc có gây hại cho thai nhi
hay không. Chỉ sử dụng doripenem cho phụ nữ có thai sau khi cân
nhắc kỹ, thấy lợi ích vượt trội nguy cơ. [37]
Thời kỳ cho con bú:
- Không rõ thuốc có bài tiết vào sữa mẹ hay không. Nghiên cứu trên
chuột cho thấy doripenem và chất chuyển hóa có bài tiết vào sữa.Cân
nhắc lợi ích của việc cho trẻ tiếp tục hay ngừng bú mẹ khi sử dụng
doripenem cho phụ nữ đang nuôi con bú. [37]
4. ERTAPENEM
4.1 Công thức hóa học .

4.2.Tên hoạt chất và biệt dược


- Tên chung quốc tế :Ertapenem
- Phân loại: Thuốc Kháng sinh nhóm beta-lactam, phân nhóm carbapenem.
- Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs,
Prescription only medicine)
- Tên biệt dược gốc: Invanz
- Biệt dược chung : Ertapenem, Ertacrit, Farvinem 1 g, Car – Tapen 1 g, 
- Dạng thuốc :thuốc bột pha tiêm .

54
Hình 17 . Một số chế phẩm dạng thuốc bột pha tiêm của Ertapenem

4.3. Dược lý và cơ chế tác dụng


- Ertapenem là một kháng sinh tổng hợp nhóm carbapenem, có cấu trúc và tác
dụng dược lý tương tự các thuốc trong nhóm là imipenem và meropenem.
Khác với imipenem, ertapenem bền vững với tác dụng thủy phân của
dehydropeptidase 1 (DHP-1) có ở vi nhung mao của tế bào ống lượn gần của
thận, vì vậy không cần dùng cùng với chất ức chế DHP-1 như cilastatin.
- Thuốc có tác dụng diệt khuẩn thông qua ức chế sự tổng hợp vách tế bào của
các vi khuẩn Gram âm và Gram dương hiếu khí và kị khí do gắn với protein

55
liên kết penicillin (PBP), và làm bất hoạt các protein này. [39] Tác dụng của
ertapenem có phần mạnh hơn so với imipenem in vitro, tuy nhiên phổ tác
dụng của ertapenem hẹp hơn của imipenem. Ertapenem không có tác dụng
đối với Acinetobacter và Pseudomonas aeruginosa.
- Ertapenem có tác dụng trên các vi khuẩn Gram dương và Gram âm hiếu khí,
các vi khuẩn kị khí. Thuốc bền vững với nhiều loại beta- lactamase (bao gồm
penicilinase, cephalosporinase và betalactamase phổ rộng). Ertapenem có tác
dụng trên các vi khuẩn in vitro và trên lâm sàng sau: Staphylococcus aureus
(chỉ bao gồm các chủng nhạy cảm với methicilin) Streptococcus pneumoniae
(chủng nhạy cảm penicilin), S. pyogenes, S. agalactiae, Escherichia coli,
Haemophylus influenzae (chỉ bao gồm các chủng không tiết beta-lactamase),
Klebsiella pneumoniae, Moxarella catarrhalis, Bacteroides fragilis, B.
distasonis, B. ovatus, B. thetaiotaomicron, B. uniformis, Clostrium
clostridioforme, Eubacterium lentum, Peptostreptococcus spp.,
Porphyromonas asaccharolytica và Prevotella bivia. [40]

4.1. Dược động học .

- Hấp thu : Sau khi truyền tĩnh mạch 1g ertapenem trong 30 phút cho người
lớn, nồng độ đỉnh trong huyết tương thu được là 155 microgam/ml, ngay khi
kết thúc truyền, giảm xuống còn 9 microgam/ml sau 12 giờ và 1
microgam/ml sau 24 giờ. Sau khi tiêm bắp liều như trên, nồng độ thuốc trong
huyết tương khoảng 67 microgam/ml, đạt được sau 2 giờ. Sinh khả dụng của
thuốc khi tiêm bắp là 90%.

Diện tích dưới đường cong nồng độ thuốc trong huyết tương (AUC) với
thời gian của ertapenem ở người lớn tăng tỉ lệ với liều trong khoảng liều từ

56
0,5 – 2 g. Không thấy có sự tích lũy thuốc ở người lớn khi dùng nhiều liều
tĩnh mạch từ 0,5 – 2 g mỗi ngày.

- Phân bố : Thuốc liên kết với protein huyết tương trên 90%. Ở người lớn, tỉ
lệ liên kết protein của ertapenem giảm đi khi nồng độ thuốc tăng lên.
Ertapenem không đẩy nhiều các thuốc gắn mạnh vào protein tuần hoàn như
warfarin, ethinyl estradiol và norethindron. Thể tích phân bố của ertapenem
ở người lớn là 0,12 lít/kg, ở trẻ 3 tháng đến 12 tuổi là 0,21 lít/kg và ở trẻ 13 –
17 tuổi là 0,17 lít/kg. Ertapenem có bài tiết vào sữa

- Chuyển hóa : một phần ertapenem bị thủy phân vòng beta-lactam bởi
dehydropeptidase I ở thận thành chất chuyển hóa vòng mở không còn hoạt
tính. [40]

Nghiên cứu in vitro trên microsome tế bào gan người cho thấy ertapenem
không ức chế sự chuyển hóa của những thuốc qua xúc tác của 6 đồng dạng
cytochrom P450 (CYP) chủ yếu là 1A2, 2C9, 2C19, 2D6, 2E1 và 3A4. [41]

- Thải trừ:  Nửa đời thải trừ của thuốc khoảng 4 giờ ở người lớn và khoảng
2,5 giờ ở trẻ từ 3 tháng đến 12 tuối. Nửa đời thải trừ bị kéo dài hơn ở bệnh
nhân suy thận. Khoảng 80% liều dùng được thải trừ qua thận, khoảng 38% ở
dạng không đối và 37% ở dạng đã chuyển hóa. Khoảng 10% liều dùng được
thải trừ qua phân ở dạng không đối. Độ thanh thải toàn phần ở người lớn là
1,8 lít/giờ, ở trẻ em là 0,64 – 1,02 ml/phút/kg. [39]

Thẩm tách máu giúp loại trừ khoảng 30% lượng ertapenem. [42]

4.2. Chỉ định

57
4.3.

Ertapenem được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn từ trung bình tới nghiêm
trọng ở người lớn gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh này, cũng
như điều trị khởi đầu theo kinh nghiệm trước khi xác định được vi khuẩn gây
bệnh trong các nhiễm khuẩn sau:

- Nhiễm khuẩn có biến chứng trong ổ bụng.

- Nhiễm khuẩn có biến chứng ở da và tổ chức da, bao gồm nhiễm khuẩn chi
dưới do tiểu đường.

- Nhiễm khuẩn đường hô hấp mắc phải. [43]

- Nhiễm khuẩn có biến chứng ở đường tiết niệu bao gồm viêm thận – bể thận.

- Nhiễm khuẩn cấp ở khung chậu, bao gồm viêm cơ- màng trong (nội mạc) tử
cung sau đẻ, sảy thai nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn phụ khoa sau mổ.

- Nhiễm khuẩn huyết. [44]

4.5. Chống chỉ định


- Người quá mẫn cảm với các thành phần của Ertapenem hoặc với các
kháng sinh cùng nhóm, hoặc ở người bệnh đã có phản ứng phản vệ với b-
lactam.
- Do Ertapenem có chứa dung môi là lidocain HCl, nên cấm tiêm bắp cho
người đã có quá mẫn cảm với thuốc tê nhóm amid và ở người bệnh có
choáng nghiêm trọng hoặc blốc tim (tham khảo thêm thông tin kê toa với
lidocain HCl).

58
4.6. Tác dụng không mong muốn.

Trong các nghiên cứu lâm sàng, tổng số người bệnh là trên 1900, trong đó
hơn 1850 người dùng liều 1 gam Ertapenem. Phần lớn những phản ứng có
hại được báo cáo trong nghiên cứu lâm sàng là từ nhẹ tới trung bình. Những
phản ứng có liên quan đến ertapenem chiếm khoảng 20% số người bệnh
được điều trị bằng ertapenem. Ngừng thuốc do phản ứng thường gặp ở 1,3%
số người bệnh.

Những phản ứng hay gặp nhất sau khi tiêm thuốc này là tiêu chảy (4,3%),
biến chứng ở tĩnh mạch nơi truyền (3,9%), buồn nôn (2,9%), nhức đầu
(2,1%).

Sau khi tiêm ertapenem, đã gặp ở người bệnh những phản ứng sau đây có
liên quan tới dùng thuốc:

Hay gặp (≥ 1/100; < 1/10):

- Rối loạn hệ thần kinh: Nhức đầu.


- Rối loạn mạch máu: Biến chứng ở nơi truyền tĩnh mạch, viêm tĩnh
mạch/huyết khối.
- Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn.

Ít gặp (>1/1000, < 1/100):

- Rối loạn thần kinh: Chóng mặt, buồn ngủ, mất ngủ, co giật, lú lẫn.
- Rối loạn tim mạch: Hạ huyết áp, thoát mạch.
- Rối loạn hô hấp: Khó thở.

59
- Rối loạn tiêu hóa: nhiễm nấm Candida miệng, táo bón, ợ chua, tiêu chảy do
C.difficile, khô miệng, khó tiêu, chán ăn.. [45]
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
- Nếu xảy ra các ADR nghiêm trọng, cần ngừng dùng ertapenem và áp dụng
các biện pháp điều trị thích hợp.
- Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy trong hoặc sau khi điều trị bằng ertapenem, cần
theo dõi và có chấn đoán, điều trị phù hợp.
4.5. Cách dùng.
- Ertapenem được dùng theo đường tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch trong
khoảng 30 phút. Có thể truyền tĩnh mạch một lần mỗi ngày tới tối đa 14
ngày hoặc tiêm bắp tới tối đa 7 ngày.
Để truyền tĩnh mạch:
- Cho người lớn: Hòa tan lọ bột 1 g ertapenem với 10 ml nước cất pha tiêm
hoặc dung dịch natri clorid 0,9% pha tiêm, lắc kỹ sau đó pha loãng với 50 ml
dung dịch natri clorid 0,9% pha tiêm;
- Cho trẻ em: Hòa tan lọ bột 1 g ertapenem với 10 ml nước cất pha tiêm hoặc
dung dịch natri clorid 0,9% pha tiêm, lắc kỹ sau đó pha loãng liều cần dùng
với dung dịch natri clorid 0,9% pha tiêm để được dung dịch thuốc có nồng
độ 20 mg/ml hoặc ít hơn.
tĩnh mạch trong khoảng 30 phút, cần hoàn thành việc truyền tĩnh mạch trong
vòng 6 giờ kể từ khi pha thuốc.
Để tiêm bắp: 
Lọ bột ertapenem natri pha tiêm cần được pha với 3,2 ml dung dịch lidocain
pha tiêm 1% (không chứa epinephrin), lắc kỹ để đảm bảo tan hết. Dung dịch
này không được phép tiêm tĩnh mạch. Toàn bộ lọ thuốc sau đó được rút ra và

60
tiêm bắp sâu vào một khối cơ lớn như mông hoặc phần ngoài của đùi. Thuốc
sau khi pha phải được tiêm trong vòng 1 giờ. [46]
4.6. Liều dùng
Liều thường dùng của Ertapenem ở người lớn là mỗi ngày 1 gam, dùng mỗi
ngày một lần.

- Có thể truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Nếu truyền Ertapenem theo đường
tĩnh mạch, cần kéo dài thời gian truyền là ≥ 30 phút.
- Nên thay truyền tĩnh mạch Ertapenem bằng đường tiêm bắp để điều trị các
nhiễm khuẩn chỉ cần tiêm bắp.
- Thời hạn dùng Ertapenem thông thường là 3-14 ngày, thay đổi theo loại
nhiễm khuẩn, và tùy theo vi khuẩn gây bệnh (xem Chỉ định). Nếu có chỉ định
của lâm sàng, có thể chuyển sang kháng sinh dùng đường uống khi thấy có
cải thiện về lâm sàng.
Trong các nghiên cứu lâm sàng có đối chứng, người bệnh được điều trị từ 3
tới 14 ngày. Thời gian điều trị kéo dài bao lâu là do bác sỹ điều trị quyết định
dựa vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của nhiễm khuẩn, và vào đáp ứng lâm
sàng của người bệnh. Trong một số nghiên cứu, điều trị chuyển sang dùng
kháng sinh uống theo sự thận trọng của bác sỹ điều trị sau khi thấy rõ có cải
thiện về lâm sàng. [44]
- Với người suy thận: có thể dùng Ertapenem chống nhiễm khuẩn cho người
suy thận. Với người bệnh có độ thanh lọc creatinin > 30mL/phút/1,73m2, thì
không cần điều chỉnh liều. Nhưng với người suy thận đang tiến triển (độ
thanh lọc creatinin ≤ 30mL/phút/1,73m2) bao gồm người thẩm phân lọc
máu, thì liều mỗi ngày cần là 500mg. [45].

61
4.7. Thận trọng
- Thận trọng khi sử dụng cho các bệnh nhân quá mẫn với kháng sinh nhóm
beta-lactam (bao gồm các penicilin, cephalosporin), do tăng nguy cơ xảy ra
phản ứng phản vệ đe dọa tính mạng.
- Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với nhiều dị nguyên khác nhau cũng tăng
nguy cơ bị phản ứng quá mẫn đe dọa tính mạng với beta-lactam.
- Không nên sử dụng cho bệnh nhân nhi bị viêm màng não do khả năng thấm
vào dịch não tủy của thuốc không đầy đủ.
- Co giật và các phản ứng bất lợi trên TKTW đã được báo cáo khi sử dụng
ertapenem, nguy cơ tăng lên ở những người sẵn có bệnh ở hệ thống TKTW
(ví dụ như tốn thương não, tiền sử động kinh) hoặc bị suy chức năng thận.
Cần giảm liều hoặc ngừng dùng ertapenem nếu cần thiết.
- Độ an toàn và hiệu quả của thuốc chưa được xác định ở bệnh nhân nhi dưới 3
tháng tuối.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
- Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Thời kỳ mang thai:
- Chưa có nghiên cứu đầy đủ về sử dụng ertapenem cho phụ nữ mang thai nên
chưa rõ ảnh hưởng của thuốc khi sử dụng cho đối tượng này. Vì vậy, chỉ sử
dụng ertapenem cho phụ nữ mang thai nếu lợi ích cho mẹ vượt trội nguy cơ
gây hại cho thai nhi.
Thời kỳ cho con bú:
- Ertapenem bài tiết vào sữa. Do nguy cơ xảy ra các ADR với trẻ bú mẹ, nên
tránh sử dụng ertapenem cho bệnh nhân đang nuôi con bú.
4.8. Tương tác thuốc .

62
- Khi phối hợp ertapenem với probenecid, thì probenecid cạnh tranh dẫn đến
ức chế sự đào thải tích cực của ertapenem qua ống thận, nên làm tăng tuy ít
nhưng có ý nghĩa thời gian bán thải (tăng 19%) và thời gian lưu lại của
ertapenem trong cơ thể (25%). Không cần điều chỉnh liều ertapenem khi phối
hợp với probenecid. Vì có tác dụng không đáng kể tới thời gian bán thải của
ertapenem, nên không dùng probenecid để kéo dài thời gian bán thải của
ertapenem.
- Nghiên cứu in vitro cho thấy ertapenem không ức chế sự vận chuyển của
digoxin hoặc của vinblastin qua trung gian P-glycoprotein. Cũng nghiên cứu
in vitro trên micrôsom gan người, thấy ertapenem không ức chế chuyển hóa
của thuốc khác qua xúc tác của 6 dưới-lớp của cytochrom P450 (CYP) là:
1A2, 2C9, 2C19, 2D6, 2E1 và 3A4. Chưa chắc có tương tác thuốc với
ertapenem qua cơ chế ức chế thanh thải thuốc qua trung gian của P-
glycopotein hoặc qua xúc tác của cytochrom P450.
Ngoài probenecid, chưa có các nghiên cứu khác về tương tác chuyên biệt ở
lâm sàng. [47]

63
PHẦN 3 :KẾT LUẬN
Kháng sinh nhóm Carbapenem có hoạt tính diệt khuẩn và phổ tác dụng rộng thông
qua liên kết với các protein gắn penicillin. Từ đó, giúp ức chế enzyme
transpeptidase xúc tác cho quá trình tạo thành liên kết chéo giữa các chuỗi peptide
gắn trên khung peptidoglycan làm dẫn đến ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn.
Kháng sinh Carbapenem cũng được thử nghiệm trên lâm sàng rất phong phú và
chứng minh được hiệu quả trong điều trị các nhiễm khuẩn trung bình đến nặng, đặc
biệt có ý nghĩa rất lớn trong điều trị các trường hợp vi khuẩn kháng kháng sinh.

Sau thời gian tiến hành tìm hiểu tổng quan về kháng sinh nhóm carbapenem , em
đã thu được kết quả sau :

1. Đặc điểm chung của 4 loại kháng sinh nhóm carbapenem : Phổ tác dụng ,
dược động học , dược lực học , tác dụng , chỉ định ,……….
2. Tìm hiểu được về các chế phẩm kháng sinh nhóm carbapenem có mặt trên
thị trường
3. Đặc điểm riêng của từng loại kháng sinh nhóm carbapenem .

Do khả năng tìm hiểu của bản thân còn nhiều hạn chế sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót kính mong thầy cô sẽ đóng góp ý kiến để em có thể chỉnh sửa và hoàn
thiện cũng như cập nhật lại kiến thức còn rỗng . Em xin chân thành cảm ơn .

64
PHẦN 4 : DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Theo BS CKI. Lê Quan Anh Tuấn - Trưởng khoa Ngoại Gan Mật Tụy Bệnh
viện Đại học Y Dược TPHCM , Tổng quan sử dụng kháng sinh trong ngoại
khoa: Gánh nặng y tế và thách thức điều trị , (2021, Nov.).
2. Hien , Luận Văn: Phân Tích Thực Trạng Sử Dụng Kháng Sinh Carbapenem,
( 2020, May) .
3. Dược sĩ Hồng Hạnh, KHÁNG SINH NHÓM CARBAPENEM: Những điều cần
biết và cách dùng , (2020, Oct.) .
4. B.S Nhi khoa Đỗ Mỹ Linh. Pharmog .
5. Đơn vị Dược lâm sàng – Thông tin thuốc – Khoa Dược , Tiếp cận Dược lý lâm
sàng: sử dụng các kháng sinh cần ưu tiên quản lý, (2021, May) .
6. N.T.Hiền, Nhịp cầu dược lâm sàng, (2018, Nov.) .
7. Editor, Nhóm Carbapenem gồm 4 kháng sinh: Imipenem, meropenem,
ertapenem và doripenem. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài của Icondom,
( 2020, Nov.) .
8. Cerner Multum™ (updated 22 Feb 2023), ASHP (updated 12 Feb 2023) and
others. IBM Watson Micromedex (updated 5 Feb 2023), drug.com , (2021, Oct.)
.
9. Pharmog team. Cilastatin + Imipenem.
10. Ha - Vo –Thi, NHÓM KHÁNG SINH CARBAPENEM , (2022) .
11.Thông tin Imipenem và thuốc ức chế enzym.
12. BS. Tôn Thất Quỳnh Trung - Tổng Giám đốc, Imipenem và thuốc ức chế
enzym, (2017, May) .

13. Huỳnh Văn Tốt , nhà thuốc An Khang , (2017) .

65
14.NÔNG THỊ THANH PHƯƠNG , phân tích dược động học của imepenem trên
bệnh nhân bỏng tại khoa hồi sức bệnh viện bỏng quốc giá , (2017 hà nội) .
15. Meropenem , Wikipedia Bách Khoa toàn thư , (2022, Feb.) .

16.Thuốc biệt dược và các nguồn uy tín khác. Dược thư quốc gia Việt N Bộ Y tế
mới nhất , Thuốc Meropenem, . (2023) .

17. Thuốc Meropenem, thông tin đầy đủ và chính xác hơn 82.000 Thuốc Tây/Tân
dược, Đông y, Thảo dược, Thực phẩm chức năng ở Việt Nam. (2023)

18. Thông tin và hướng dẫn sử dụng dụng immepenem.

19. Phạm Thị Thảo, thông tin và hướng dẫn sử dụng thuốc : meropenem , . (2018,
Apr.) .

20. Hộ kinh doanh nhà thuốc thân thiện , (2018) Công dụng của Thuốc
Meropenem Kabi 500mg , (2018) .

21. Designed by PA Vietnam , Giới thiệu sản phẩm đào tạo hệ thông phân phối
thuốc đối tác tin tức liên hệ SITEMAP , (2010) .

22. Trần Tiến Phong , Meronem: thuốc điều trị nhiễm khuẩn gây ra bởi một hay
nhiều vi khuẩn , (2021, Jan.) .

23. Bác sĩ khoa nhi - Đỗ Mỹ Linh. Meropenem – Meropenem


Kabi/Merugold/Tiepanem.

24. Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh. Meropenem – Maxpenem Injection.

66
25. Meropenem 500mg ,, (2018, Jan.) .

26. Dược sĩ Dương Anh Hoàng , Những điều cần biết về thuốc kháng sinh
Meronem (meropenem) , (2022, Sep.) .

27. Inc., a non-profit organization. Wikipedia® is a registered trademark of the


Wikimedia Foundation , Doripenem , (2023, Jan.) .

28. Dược thư quốc gia , CHUYÊN LUẬN THUỐC Doripenem , (2018) .

29. Nguyễn Xuân , Thuốc Dorvo : Thành phần liều dùng , (2022, Nov.) .

30. PharmogTeam. Doripenem – Dorvo .

31. Thông tin thuốc Doripenem có trong Dược thư Quốc Gia Việt Nam mới nhất ,
Thuốc Doripenem , (2023) .

32. Honganh20 , Khóa luận Phân tích việc sử dụng doripenem trong điều trị viêm
phổi bệnh viện tại khoa hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai , (2022, Feb.).

33. LY , Hướng dẫn sử dụng Doribax ( Doripenem for Injection) , (2015, July) .

34.Trần Tiến Phong , Doripenem: Dionem, Doribax, thuốc kháng sinh nhóm
carbapenem họ beta lactam , (2021 ) .

35. Ertapenem, WIKIPEDIA bách khoa toàn thư mở , (2021, Nov.) .

36. Trần Tiến Phong , Ertapenem natri: Invanz, thuốc kháng sinh nhóm
carbapenem, họ beta lactam , (2019, Mar.) .

67
37. Thuốc Ertapenem Natri , (2023) .

38. Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên , Thuốc Invanz (ertapenem): Công dụng, cách
dùng và những điều cần lưu ý , . (2022, Apr.) .

39. Admin. (2018, May) Dược chất Ertapenem – Thuốc trị ký sinh trùng, chống
nhiễm khuẩn | Thông tin chi tiết tác dụng, liều dùng, lưu ý, (2018, May) .

40.Công tác dụng Thuốc Ertapenem và Liều lượng, Cách dùng, (2023) .

41.Dược sĩ Kim Oanh , (2019, July) .

42.NÔNG THỊ THANH PHƯƠNG, Phân tích dược động học của imepenem trên
bệnh nhân bỏng.

43.LY , hướng dẫn sử dụng thuốc doribax (dorienem for injection ) , (2015, July).

44. Dược thư Quốc gia Việt Nam 2018


45. Bộ Y tế, Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, kèm theo quyết định 708/QĐ-BYT ngày
02/03/2015.
46.  Bệnh viện chợ Rẫy, Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, Nhà xuất bản y học,
(2018) .
47. Zhanel, George G., et al. “Comparative review of the carbapenems.” Drugs 7
(2007): 1027-1052 .
48. Carbapenems: a potent class of antibiotics, Nicolau, D.P.. Expert Opin
Pharmacother, 2008. 9(1): p.  23-37.
49. Carbapenems. British Nation Formulary for Children 2011 -2012, p. 2 72.

68
69

You might also like