Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Tìm nội dung: Mỹ thuật nhà Nguyễn

I. Khái quát về bối cảnh XH thời Nguyễn

- Chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài mấy chục năm, Nguyễn Ánh dẹp bạo loạn lên
ngôi vua 

- Chọn Huế làm kinh đô, xây dựng nền kinh tế vững chắc 

- Thi hành chính sách "Bế quan toả cảng", ít giao thiệp với bên ngoài 

- Mĩ thuật phát triển nhưng rất hạn chế, đến cuối triều Nguyễn mới có sự giao lưu
với mĩ thuật thế giới- đặc biệt là mĩ thuật châu Âu.

II. Một số thành tựu về mĩ thuật

- Mĩ thuật thời Nguyễn phát triển đa dạng, còn để lại một số công trình nghệ
thuật có giá trị cho kho tăng văn hóa dân tộc như tháp chùa Thiên Mụ (Huế), pho
tượng Thánh Giống bằng đồng kích thước trong đối lớn ở Gia Lâm (Hà Nội) và
lăng Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, các cung điện ở Huế...

- Mĩ thuật thời Nguyễn (thế kỉ 19): hầu như được tách ra làm hai hướng:

+ Một hướng của triều đình tập trung cho các cung điện và các lăng tắm nhà vua ở
Huế. Quy mô, tầm cỡ lớn hơn những thời trước đó nhưng nghệ thuật cũng không
có gì nổi trội hơn. Tuy nhiên, đã hoạch định được một phong cách cung đình ổn
định để ngày nay xứng đáng được công nhận là di sản văn hoá thế giới

+ Hướng thứ hai là hướng nghệ thuật lan toả rộng rãi trong nhân dân như chạm
khắc trang trí đình làng tượng ở đền chùa, tranh thờ, tranh dân gian, đồ gốm, để
thủ công mĩ nghệ vẫn phát triển và tiếp nối được truyền thống.

1. Kiến trúc
- Trong gần 400 năm (1558- 1945), Huế đã từng là Thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn
ở Đàng Trong, là Kinh đó của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia thống
nhất dưới 13 triển vua Nguyễn. Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng
những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng
cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.

- Trải qua bao thế kỷ, biết bao tinh hoa của cả nước đã được chắt lọc và hội tụ về
đây hình thành nên một nền văn hóa giàu bản sắc để hoàn thiện bức tranh thiên
nhiên tuyệt vời sẵn sàng phô bày sông núi thơ mộng. Vì vậy, nói đến Huế, người
ta nghĩ ngay đến những thành quách, những cung điện vàng son, những đền đài
nguy nga tráng lệ, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam thắng cảnh cổ
kính, những thắng tích thiên nhiên thợ trời khéo tạc.

- Kiến trúc kinh thành Huế là một quần thể kiến trúc bao gồm Hoàng thành, các
cung điện, lăng tẩm... được xây dựng từ năm 1805; Đó là sự kết hợp độc đáo giữa
nguyên tắc kiến trúc truyền thống Việt Nam, tư tưởng triết lý phương Đông với
thuyết âm dương ngũ hành của Dịch học Trung Hoa và những nét chịu ảnh hưởng
của kiến trúc quân sự phương Tây. Không gây ấn tượng trấn áp tinh thần, cũng
không có vẻ hoang sơ dã thảo, mang không khí tôn nghiêm nhưng không mất đi
vẻ êm đềm.

- Do phải tiếp xúc trực tiếp với nắng mưa gió bão nên tạo hình thể hiện ở đây
thường sử dụng vật liệu làm bằng pháp lam, gốm tráng men, vôi vữa, khảm sành
sứ… Chính vì vậy, kiến túc cung đình Huế vẫn giữ được nét rực rỡ trước khí hậu và
thời gian.

a. Hoàng Thành, Tử Cấm Thành, Đàn Nam Giao 

b. Cung điện: Điện Thái Hoà, điện Kim Loan

c. Lăng tẩm: lăng Minh Mạng, Gia Long, Tự Đức, Khải Định
- Nằm bên bờ sông Hương, là 1 quần thể kiến trúc rộng lớn và đẹp nhất nước ta
thời đó.

- Thành có 10 cửa chính để ra vào. Bên trên cửa thành xây các gác có mái uốn
cong hình chim phượng.

- Nằm giữa kinh thành Huế là Hoàng thành. Cửa chính vào Hoàng thành gọi là Ngọ
Môn. Tiếp đến là hồ Thái Dịch, ven hồ có hàng cây đại, cầu Trung Đạo bắc qua hồ
Thái Dịch dẫn đến điện Thái Hoà nguy nga tráng lệ.

- Lăng tẩm: Là các công trình có giá trị nghệ thuật cao được XD theo sở thích của
vua, kết hợp hài hoà giữa kiến trúc và thiên nhiên như lăng Gia Long, Minh Mạng,
Tự Đức..

- Kiến trúc cung đình có khuynh hướng hướng tới những công trình có quy mô
lớn, thường sử dụng hình mẫu trang trí mang tính quy phạm gắn với tư tưỏng
Nho giáo, cách thể hiện nghiêm ngặt, chặt chẽ.

- Thiên nhiên và cảnh quan được coi trọng trong kiến trúc cung đình.

* Cố Đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới năm 1993. 

2. Điêu khắc, đồ hoạ và hội họa

a. Điêu khắc

- Điêu khắc mang tính tượng trưng rất cao, làm giống như thật, sa vào chi tiết

- Tượng con vật, nghê, voi, sư tử: mắt mũi, chân móng được diễn tả rất kĩ, chất
liệu đá, đồng ...

- Tượng người: các quan hầu, hoàng hậu, cung phi, công chúa...diễn tả khối làm rõ
nét mặt , phong thái ung dung...
- Điêu khắc Phật giáo tiếp tục phát huy truyền thống của khuynh hướng dân gian
làng xã. Tiêu biểu là các pho tượng thờ: La Hán, Kim Cương, Thánh mẫu...thanh
tao và trang nhã, hiền hậu đầy vẻ uy nghiêm.

b. Đồ hoạ, hội hoạ

- Cùng với tranh dân gian Đông Hồ vfa Hàng Trống đã nổi tiếng từ lâu đời còn có
dòng tranh Kim Hoàng(Hà Tây), tranh làng Sình(Huế).

- Các dòng tranh dân gian phát triển mạnh, có nội dung và hình thức ổn định,
không chỉ đáp ứng nhu cầu về tâm linh và thẩm mĩ của nhân dân lao động mà còn
ẩn chứa những nội dung về giáo dục đạo đức, nhân cách trong cuộc sống hàng
ngày.

- "Bách khoa thư văn hoá vật chất của Việt nam"hơn 700 trang với 4000 bức vẽ
miêu tả cảnh sinh hoạt hằng ngày , những công cụ đồ dùng của Việt Bắc.

- Giai đoạn đầu chưa có thành tựu gì đáng kể.

- Về sau khi trường Mỹ thuật Đông Dương thành lập (1925) mỹ thuật Việt Nam đã
có sự tiếp xúc với mĩ thuật châu Âu mở ra một hướng mới cho sự phát triển của
mĩ thuật Việt Nam. Các hoạ sĩ VN vừa biết tiếp thu kiến thực hội hoạ phương tây,
vừa biết chắt lọc, gạt bỏ những yếu tố lai căng, pha tạp để tạo nên một phong
cách hội hoạ hiện đại mang bản sắc dân tộc.

III. Đặc điểm của mĩ thuật thời Nguyễn

- Kiến trúc hài hoà với thiên nhiên, luôn kết hợp với nghệ thuật trang trí và có kết
cấu tổng thể chặt chẽ.

- Điêu khắc và đồ hoạ phát triển đa dạng, kế thừa truyền thống dân tộc và bước
đầu tiếp thu nghệ thuật châu Âu.

IV. Liên hệ
- Việt Nam có một kho tàng mỹ thuật cổ đại đáng quý. Nếu chúng ta biết
cách khai thác, chúng sẽ được phát huy một cách tối đa góp phần quảng bá
hình ảnh mĩ thuật Việt Nam đến nhiều người hơn hay thậm chí là nhiều
nước khác. Ta có thể ứng dụng vào thiết kế của mình bằng cách thu nhỏ
những mô típ gốc hoặc từ vốn mỹ thuật cổ truyền, sáng tạo những sản
phẩm mới, có tính ứng dụng cao trong đời sống hằng ngày. Đương nhiên,
việc trở ngại từ thị trường là một trong những điều ta cần lưu ý khi lựa
chọn mĩ thuật cổ đại để đưa vào thiết kế.

You might also like