Mô hình tổ chức quản lý sản xuất - ndung tt

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

 Mô hình tổ chức quản lý sản xuất

Để việc sản xuất được hiệu quả, mỗi doanh nghiệp, công ty đều sẽ tổ chức một
cơ cấu mô hình tổ chức quản lý sản xuất. Tuy nhiên, mỗi một doanh nghiệp
đều có một đặc thù ngành nghề khác nhau, vì vậy mà họ sẽ có cách tổ chức và
sắp xếp mô hình tổ chức cũng sẽ khác nhau. Nhưng tuy vậy thì dù có điều hành
và vận hành khác biệt thì các mô hình tổ chức đều sẽ có các bộ phận chính – là
những bộ phận cơ bản và không thể thiếu. Và những bộ phận đó thì gồm có :
 Bộ phận quản lý
Bộ phận quản lý là một bộ phận nòng cốt trong cơ cấu mô hình quản lý sản
xuất, giữ rất nhiều trọng trách quan trọng. Trong các doanh nghiệp thì bộ phận
quản lý thường là vị trí của những người đứng đầu như giám đốc, trưởng
phòng của các bộ phận,…
Và nhiệm vụ của bộ phận quản lý thì rất nhiều, như là thông duyệt kế hoạch,
hoạch định tổ chức sản xuất, phân bổ và bổ nhiệm nhân lực, giám sát, kiểm
soát và tính toán khai thác hiệu quả các tiềm lực để đảm bảo việc sản xuất
được trơn tru, đúng tiến độ. Và trong số đó thì việc kiểm soát hệ thống là yếu
tố quan trọng nhất, vì vậy mà trong việc kiểm soát này các doanh nghiệp cũng
thường chia làm 2 bộ phận :
Quản lý chất lượng : đây là bộ phận giám sát, kiểm định chất lượng sản
phẩm. Và việc một doanh nghiệp có một bộ phận quản lý chất lượng tốt sẽ
giúp doanh nghiệp có thêm lợi thế cạnh tranh trên thị trường, nâng cao
được độ uy tín của doanh nghiệp và làm mãn nhãn người tiêu dùng

Quản lý tồn kho : đây là bộ phận kiểm soát và quản lý các sản phẩm, mặt
hàng tồn đọng của doanh nghiệp. Quản lý tốt sự tồn kho sẽ giúp doanh
nghiệp tránh được các tình trạng tồi tệ là dư thừa hoặc thiếu hụt hàng hóa

 Bộ phận sản xuất chính


Đây là bộ phận chịu trách nhiệm trực tiếp việc vận hành, sản xuất và chế tạo ra
sản phẩm. Và các nguyên vật liệu mà bộ phận này tham gia sản xuất chính là
vật liệu để tạo ra những sản phẩm chính, tiêu biểu của doanh nghiệp
Ví dụ : bộ phận cắt may, đóng gói trong một nhà máy may dệt
 Bộ phận sản xuất phụ trợ
Giống với cái tên, bộ phận này là bộ phận hỗ trợ, giúp đỡ cho các hoạt động
vận hành và sản xuất của bộ phận sản xuất chính. Và đương nhiên, các hoạt
động của bộ phận này sẽ tác động trực tiếp đến các sản phẩm chính thức và
tiêu biểu của doanh nghiệp rất nhiều. Việc này nhằm đảm bảo các sản phẩm
chính thức có thể được vận hành sản xuất một cách hiệu quả, đều đặn, liên tục
và trơn tru
Lấy ví dụ về bộ phận sản xuất này thì có bộ phận sản xuất bao bì của một nhà
máy sản xuất phân bón trồng cây
 Bộ phận sản xuất phụ
Bộ phận sản xuất phụ là một bộ phận tiếp nhận các vật thải, phế liệu, phế
phẩm từ bộ phận sản xuất chính để chế tạo ra các sản phẩm phụ, sản phẩm
nhỏ, không nằm trong kế hoạch và doanh mục chính của doanh nghiệp
Tuy nhiên ở đây tụi mình để dòng các doanh nghiệp phải tính toán kĩ lưỡng là
tại vì sao ? Vì không hẳn là doanh nghiệp nào cũng có bộ phận này trong mô
hình sản xuất của mình. Việc tiếp nhận và tái sản xuất lại các phế phẩm chỉ là
việc phụ, nếu tính toán toán thấy việc đưa bộ phận này vào mô hình sản xuất
sẽ không có hiệu quả, không thu được lợi nhuận, các doanh nghiệp sẽ trực tiếp
bãi bỏ bộ phận này
 Bộ phận phục vụ sản xuất
Để việc sản xuất diễn ra suôn sẻ, trơn tru và hiệu quả thì không thể nào thiếu
các cơ sở vật chất, các nguyên vật liệu. Vì vậy doanh nghiệp tổ chức bộ phận
phục vụ sản xuất nhằm mục đính cung ứng, cung cấp, điều chuyển và điều
chỉnh các nhiên liệu, nguyên vật liệu và dụng cụ lao động cần thiết cho các bộ
phận sản xuất
Các vị trí của bộ phận phục vụ sản xuất thường là quản lý các kho nguyên vật
liệu, giám sát điều chỉnh, điều chuyển trong nội bộ lẫn các đơn vị hợp tác bên
ngoài của doanh nghiệp

You might also like