Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHỤ TẢI CÁC TÍNH CHẤT CỦA PHỤ
TẢI ĐIỆN.......................................................................................................................... 2
1.1. Phụ tải điện..............................................................................................................2
1.2. Các tính chất của phụ tải điện..................................................................................2
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC TÍNH CỦA PHỤ TẢI ĐỘNG CƠ KHÔNG
ĐỒNG BỘ VÀ PHỤ TẢI TỔNG HỢP...........................................................................4
2.1 Khái niệm đặc tính phụ tải........................................................................................4
2.2 Đặc tính làm việc của phụ tải động cơ ĐB và máy bù ĐB........................................5
2.2.1 Động cơ ĐB.......................................................................................................5
2.2.2 Máy bù ĐB.........................................................................................................6
2.3 Đặc tính làm việc của phụ tải động cơ không đồng bộ (KĐB)..................................7
2.3.1 Sơ đồ thay thế và quan hệ công suất của động cơ KĐB.....................................8
2.3.2 Đặc tính công suất của động cơ KĐB..............................................................10
2.4 Đặc tính phụ tải lò hồ quang điện...........................................................................11
2.5 Đặc tính phụ tải chiếu sáng.....................................................................................16
2.6 Đặc tính của phụ tải hỗn hợp..................................................................................17
2.7 Kết luận................................................................................................................... 20

-1-
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHỤ TẢI
CÁC TÍNH CHẤT CỦA PHỤ TẢI ĐIỆN
1.1. Phụ tải điện
Phụ tải của hệ thống điện là nơi điện năng được biến đổi thành các dạng năng lượng
khác phục vụ cho sản xuất và đời sống như cơ năng, nhiệt năng và quang năng…
Danh từ phụ tải còn được dùng chỉ các hộ dùng điện nói chung.
Phụ tải bao gồm công suất của các thiết bị dùng điện và tổn thất công suất trên lưới
điện từ điểm nối thiết bị dùng điện đến điểm đấu phụ tải.

1.2. Các tính chất của phụ tải điện


a) Biến thiên theo quy luật ngẫu nhiên:
Hoạt động của các thiết bị dung điện riêng lẻ vừa có tính quy luật vừa có tính ngẫu
nhiên, do đó hoạt động của một tập hợp thiết bị dung điện cũng có tính chất như vậy. Ví
dụ: Đèn trong các gia đình được dung quy luật là vào buổi tối và đêm, nhưng thời điểm
bật tắt cụ thể lại là ngẫu nhiên. Số lượng thiết bị dùng điện càng nhiều, hay là phụ tải càng
lớn thì tính ngẫu nhiên càng giảm, tính quy luật càng tăng.
Khi số lượng thiết bị dùng điện lớn đến mức nào đó, thì bắt đầu có quy luật biến
thiên rõ và tương đối ổn định, với các phụ tải này đã có thể lập ra đồ thị phụ tải ngày
đêm trung bình, lấy trung bình từng thời điểm trong nhiều ngày với độ tán xạ nhất
định. Thiết bị dùng điện càng nhiều thì độ tán xạ càng nhỏ.
Ta xét công suất max của phụ tải: Đối với phụ tải nhỏ ta chỉ có thể biết công suất
max xảy ra trong một khoảng thời gian nào đó (tính quy luật), nhưng thời điểm cụ thể
thì không biết và chúng thay đổi hàng ngày trong khoảng thời gian đã cho. Công suất
max của các ngày trong năm cũng khác nhau. Ví dụ phụ tải dân dụng của một nhóm
dân cư, của một trạm phân phối dân dụng có công suất max trong khoảng từ 6 đến 9
giờ tối, nhưng thời điểm cụ thể thì ngẫu nhien.
Công suất max mà ta cần biết là công suất max năm của phụ tải. Với phụ tải nhỏ ta
có thể biết công suất này xảy ra trong mùa nào, còn cụ thể vào ngày nào thì không
biết.
Phụ tải của một trạm biến áp trung gian có quy luật ổn định hơn nhiều, có thể biết
được công suất max xảy ra trong khoảng thời gian hẹp hơn và độ tán xạ cũng nhỏ hơn
b) Có tính mùa
Cùng một phụ tải nhưng trong các mùa khác nhau trong năm có công suất yêu cầu
khác nhau. Ví dụ: trạm bơm tưới tiêu, quạt điện và điều hòa không khí…
c) Giá trị phụ tải phụ thuộc vào thời tiết
-2-
Trong 2 ngày kề nhau, nếu nhiệt độ khác nhau thì phụ tải có thể khác nhau đáng
kể.
d) Giá trị thực dùng của phụ tải phụ thuộc điện áp và tần số
Khi tần số và điện áp có giá trị danh định thì công suất thực dùng bằng công suất
yêu cầu, nhưng khi tần số hay điện áp khác danh định thì công suất thực dùng sẽ khác
đi. Khi tần số và điện áp thấp hơn định mức thì công suất thực dùng sẽ nhỏ hơn công
suất yêu cầu và ngược lại.
Đặc tính công suất của nút phụ tải 110kV có dạng chuẩn trên hình sau :
Đặc tính công suất của các thiết bị dùng điện

-3-
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC TÍNH CỦA PHỤ TẢI ĐỘNG CƠ
KHÔNG ĐỒNG BỘ VÀ PHỤ TẢI TỔNG HỢP
2.1 Khái niệm đặc tính phụ tải
Đặc tính phụ tải được xác định qua một vài thông số đặc trưng cho sự làm việc
của một phụ tải cụ thể, ví dụ như sự biến thiên của CSTD P theo điện áp U hoặc sự
biến thiên của CSPK Q theo điện áp U,...
Đặc tính phụ tải có thể xác định cho một thành phần phụ tải (đèn chiếu sáng,
động cơ,...), một nhóm phụ tải (phụ tải dân cư, phụ tải công nghiệp, thương mại,...) hay
một phụ tải tổng hợp tại một nút phụ tải bất kỳ.
Khi chế độ của HTĐ thay đổi thì trong phụ tải cũng xảy ra các quá trình quá độ.
Các quá trình xảy ra trong nút phụ tải khi chế độ thay đổi có ảnh hưởng ngược lại tới
chế độ làm việc HTĐ, đặc biệt là đến ổn định. Các ảnh hưởng này được xét thông qua
các đường đặc tính tĩnh của phụ tải tức là quan hệ giữa công suất do phụ tải tiêu thụ P,
Q và điện áp đặt trên cực phụ tải. Chỉ khi điện áp bằng giá trị định mức thì công suất
thực dùng mới bằng công suất thiết kế và ngược lại.
Ví dụ một nút phụ tải 110 kV bao gồm máy biến áp 110/35/6 kV, đường dây 35
kV, mạng điện phân phối 6 kV bao gồm các máy biến áp hạ áp, thiết bị dùng điện như
động cơ KĐB, động cơ ĐB, máy bù ĐB, lò điện, ánh sáng,...với thành phần trung bình
của các loại thiết bị dùng điện trong một nút phụ tải tổng hợp như trong bảng sau:
Bảng 2.1. Thành phần phụ tải trong một nút phụ tải tổng hợp
Tên phụ tải Thành phần
(%)
Động cơ KĐB 48
Động cơ ĐB 10
Chiếu sáng 25
Lò điện và đốt nóng 10
Tổn thất trong mạng điện 7
Trước khi đi nghiên cứu các đường đặc tính tĩnh của phụ tải tổng hợp, ta xét các
đường đặc tính của các phụ tải thành phần.

-4-
2.2 Đặc tính làm việc của phụ tải động cơ ĐB và máy bù ĐB
2.2.1 Động cơ ĐB
Động cơ điện xoay chiều dùng nhiều trong sản xuất thường là những động cơ
điện KĐB. Tuy nhiên các động cơ ĐB do có những ưu điểm nhất định nên trong thời
gian gần đây đã được sử dụng rộng rãi hơn và có thể so sánh được với động cơ KĐB
trong lĩnh vực truyền động điện.
Về ưu điểm, trước hết là động cơ điện ĐB do được kích thích bằng dòng một
chiều nên có thể làm việc với hệ số công suất cos =1 và không cần lấy CSPK từ lưới,
kết quả là hệ số công suất lưới điện được nâng cao, làm giảm điện áp rơi và tổn hao
công suất trên đường dây. Ngoài ưu điểm chính đó, động cơ điện ĐB còn ít chịu ảnh
hưởng đối với sự thay đổi điện áp của lưới điện do mômen của động cơ điện ĐB chỉ tỉ
lệ với điện áp (U) trong khi động cơ KĐB tỷ lệ với bình phương điện áp (U 2). Vì vậy
khi điện áp của lưới điện sụt thấp do sự cố, khả năng giữ tải của động cơ điện ĐB lớn
hơn, trong trường hợp đó nếu tăng kích thích, động cơ điện ĐB có thể làm việc an toàn
và cải thiện được điều kiện làm việc của cả lưới điện. Ngoài ra, hiệu suất động cơ ĐB
thường cao hơn hiệu suất của động cơ KĐB vì động cơ KĐB có khe hở tương đối lớn
nên tổn hao sắt phụ lớn hơn.
Nhược điểm của động cơ ĐB so với động cơ KĐB là ở chỗ cấu tạo phức tạp, đòi
hỏi phải có máy kích từ hoặc nguồn cung cấp dòng một chiều khiến cho giá thành cao.
Hơn nữa việc mở máy động cơ ĐB cũng phức tạp hơn và việc điều chỉnh tốc độ của nó
chỉ có thể thực hiện được bằng cách thay đổi tần số của nguồn điện.
Để xem xét sự ảnh hưởng của các thông số vận hành tới sự tiêu thụ CSTD và
CSPK của động cơ ĐB, sau đây sẽ đi nghiên cứu các đặc tính làm việc của động cơ
ĐB với giả thiết tốc độ quay n của động cơ và điện áp U của mạng điện là không đổi.
a. Đặc tính CSTD:
Theo [1] ta có đặc tính CSTD của động cơ ĐB:

P= (2-1)

Trong đó:

-5-
U: điện áp trên cực động cơ.
Eq: sức điện động chỉ phụ thuộc vào dòng điện kích thích chạy trong cuộn dây
rôto.
δ: góc quay tương đối giữa Eq và U, δ thường trong khoảng (250 300).
Xd: điện kháng dọc trục.
Đặc tính công suất của động cơ điện ĐB như hình 2.1.

Hình 2.1. Đặc tính CSTD của động cơ ĐB


b. Đặc tính CSPK:

Q= (2-2)

CSPK của động cơ điện ĐB khi P = const phụ thuộc vào giá trị của Xd và Eq. Khi

, tức là khi quá kích thích động cơ ĐB phát CSPK vào lưới.
2.2.2 Máy bù ĐB
Máy bù ĐB không tiêu thụ CSTD nên góc = 0 do đó đặc tính CSPK có dạng:

Q= (2-3)

Máy bù ĐB phát CSPK vào lưới khi tức là nó luôn làm việc ở trạng
thái quá kích thích Eq > U. Đặc tính của Q theo U phụ thuộc vào độ lớn của E q. Khi
máy bù ĐB phát công suất định mức E > 2U. Đường đặc tính CSPK của máy bù ĐB
có dạng như trên hình 2.2 các đường 1 và 2.

-6-
Hình 2.2. Đặc tính CSPK của máy bù ĐB

2.3 Đặc tính làm việc của phụ tải động cơ không đồng bộ (KĐB)
Máy điện KĐB là máy điện xoay chiều chủ yếu dùng làm động cơ điện. Do kết
cấu đơn giản, hiệu suất cao, giá thành rẻ nên động cơ điện KĐB là loại máy được dùng
rộng rãi nhất trong các ngành của nền kinh tế quốc dân với công suất từ vài chục đến
hàng nghìn kW. Trong công nghiệp thường sử dụng máy điện KĐB làm nguồn lực cho
các máy cán thép, làm động lực cho các máy công cụ ở các nhà máy công nghiệp
nhẹ,... Trong nông nghiệp dùng làm máy bơm, máy gia công chế biến nông sản. Trong
đời sống máy điện KĐB cũng đóng các vai trò quan trọng như: quạt gió, động cơ trong
tủ lạnh,...Theo sự phát triển của nền sản xuất điện khí hóa, tự động hóa và sinh hoạt
hàng ngày, phạm vi sử dụng máy điện KĐB ngày càng rộng rãi.
Tuy nhiên máy điện KĐB có nhược điểm như: hệ số công suất cosφ thấp gây tổn
thất nhiều CSPK của lưới điện, không nên sử dụng lúc non tải hoặc không tải, khó điều
chỉnh tốc độ, đặc tính mở máy không tốt, dòng mở máy lớn, momen mở máy nhỏ. Để
khắc phục những nhược điểm này có một số biện pháp như: hạn chế vận hành non tải,
cải thiện đặc tính mở máy bằng cách điều chỉnh tốc độ (bằng cách thay đổi điện áp,
thêm điện trở phụ vào mạch rôto hoặc nối cấp), hay dùng rôto có rãnh sâu, rôto lồng
sóc kép để hạ dòng khởi động, đồng thời tăng momen mở máy, chế tạo rôto có khe hở
thật nhỏ để hạn chế dòng điện từ hóa và nâng cao hệ số công suất.

-7-
Trên thực tế động cơ KĐB chủ yếu là động cơ rôto lồng sóc vì có ưu điểm giá
thành rẻ, dễ sử dụng nên hiện nay được áp dụng rộng rãi (chiếm 90% số lượng và 55%
về công suất động cơ KĐB).
2.3.1 Sơ đồ thay thế và quan hệ công suất của động cơ KĐB
Theo [4] mạch điện thay thế hình T của động cơ KĐB như hình 2.3.

Hình 2.3. Sơ đồ thay thế động cơ KĐB


Trong đó:
U1: điện áp lưới.
I1: dòng điện stato, I’2: dòng điện trên rôto quy đổi về phía stato s:
hệ số trượt.
r1, x1, r2, x2: điện trở và điện kháng tản trên dây quấn stato và rôto. r’ 2, x’2:
điện trở và điện kháng tản trên dây quấn rôto quy đổi về phía stato.
: điện trở từ hóa đặc trưng cho tổn hao sắt.
: điện kháng từ hóa biểu thị sự hỗ cảm giữa stato và rôto.
- Quan hệ công suất trong động cơ KĐB:
Phương trình điện áp cung cấp cho động cơ:
= - + (r1 + jx1) (2-4)

Công suất động cơ điện lấy từ lưới:


P1 = m1.U1.I1.cosφ (2-5)
Với m1 là số pha nguồn cung cấp.
Tổn hao đồng trong dây quấn stato:

-8-
pCu1 = m1. .r1 (2-6)
Tổn hao trong lõi sắt của stato:
pFe = m1. . (2-7)
Công suất điện từ truyền qua rôto:
Pđt = P1 - pCu1 - (2-8)
Tổn hao đồng trong rôto:
pCu2 (2-9)
Do đó công suất cơ của động cơ điện bằng:

Pcơ = Pđt - pCu2 (2-10)


Khi động cơ quay có tổn hao cơ pcơ và tổn hao phụ pf, do đó công suất đưa ra đầu
cực động cơ điện P2 bằng: P2 = Pcơ - pcơ - pf.

Như vậy công suất đưa ra đầu trục bằng:


P2 = P1 – (pCu1+ pFe + pcơ + pf) (2-11)
- CSPK động cơ KĐB lấy điện từ lưới vào:
Q1 = m1.U1.I1.sinφ. (2-12)
Một phần nhỏ công suất phản kháng này được dùng để sinh ra từ trường tản trong
mạch điện sơ cấp q1 và thứ cấp q2:

q1= m1. . x1 và q2= m1. 2. (2-13)


Công suất phản kháng còn lại sinh ra từ trường khe hở:
Qm = m1.E1.I0 = m1. . (2-14)
Q = Qm + q1 + q2 = = m1.U1.I1.sinφ (2-15)

Do I0 và Qm tương đối lớn nên hệ số công suất của máy thấp, thường cosφ đm nằm
trong khoảng 0,7 0,95.
- Momen điện từ cực đại và hệ số trượt giới hạn của động cơ KĐB:
Dòng điện phía rôto quy đổi về phía stato:

(2-16)

-9-
Thay (2-16) vào (2-8) ta có quan hệ điện từ với hệ số trượt như sau:

Để tìm momen cực đại ta tìm đạo hàm dM/ds và cho dM/ds=0, ta được momen
cực đại Mmax tương ứng với hệ số trượt giới hạn sgh:

Dấu “ + ” dùng cho động cơ điện, dấu “ - ” dùng cho máy phát điện.
2.3.2 Đặc tính công suất của động cơ KĐB
Trong tính toán động cơ KĐB thường được thay thế bởi một trong 3 dạng: mô
hình mang tính chất cơ thuần túy, mô hình rôto 1 lồng sóc và rôto 2 lồng sóc. Trong
phạm vi luận văn này, sẽ sử dụng sơ đồ thay thế gần đúng động cơ KĐB mang tính
chất cơ thuần túy như hình 2.4.

Hình 2.4. Sơ đồ thay thế động cơ KĐB


Trong đó:
U: điện áp cung cấp cho động cơ.
Xs là tổng điện kháng tản của động cơ, : điện kháng từ hóa.

-10-
Dựa vào sơ đồ thay thế trong hình 2.4 ta có:
CSTD của động cơ KĐB:

Trong đó: là CSPK từ hóa, QS là CSPK tản do hệ số trượt gây nên.

Khi moment của máy công tác là hằng số thì CSTD của động cơ KĐB là hằng số
không phụ thuộc vào điện áp, quan hệ P = f(U) là đường nằm ngang trên hình 2.5.
Với P là hằng số theo (2-20) thì và s tỉ lệ với nhau do đó đường biểu diễn
CSPK tản QS theo U có dạng như đường biểu diễn s theo U còn công suất từ hóa có
dạng parabol, cộng QS và ta được Q như hình 2.5.

Hình 2.5. Đặc tính tĩnh của động cơ KĐB

2.4 Đặc tính phụ tải lò hồ quang điện


Lò hồ quang điện sử dụng nhiệt lượng để nung chảy kim loại được tạo ra do sự
phóng điện giữa các điện cực hoặc giữa một điện cực và vật liệu kim loại để nóng
chảy. Các lò thuộc loại này được sử dụng chính cho cho công nghệp sản xuất gang,

-11-
thép. Các lò hồ quang điện thường dùng trực tiếp lưới điện trung thế có cấp điện áp từ
6 kV đến 35 kV hạ xuống, điện áp của lò dưới 1kV tuỳ theo từng công nghệ lò. Các bộ
điều chỉnh dòng điện thường có kết cấu của bộ điều áp dưới tải. Các bộ điều khiển này
sẽ bao gồm bộ điều khiển tỷ số biến áp và bộ đổi nấc cuộn cảm cao áp nối tiếp với điện
cực. Phân loại lò hồ quang điện: theo dòng điện sử dụng chia làm 2 loại là lò hồ quang
điện sử dụng nguồn một chiều và nguồn xoay chiều, theo cách cháy của ngọn lửa dòng
hồ quang chia làm 2 loại là lò nung nóng gián tiếp và lò nung nóng trực tiếp.

Phần lớn lò hồ quang điện có công suất lớn tới hàng chục MVA do đó hầu hết các
lò hồ quang điện đều là phụ tải lớn và có tính chất điển hình tải phi tuyến trên HTĐ.
Khi lò hồ quang điện vận hành, dòng điện gây ra dòng hồ quang liên tục thay đổi theo
kim loại nóng chảy, đồng thời khi điều chỉnh các điện cực, khi thổi ôxy vào lò cũng
luôn làm cho dòng hồ quang biến đổi nhanh trong phạm vi rộng và không ổn định. Qua
phân tích thực tế cho thấy dòng điện của lò hồ quang điện chứa nhiều sóng hài và còn
có dòng điện tần số thấp. Chính dòng điện tần số thấp này sẽ tác động tới dao động
điện áp ở hệ thống điện cung cấp làm cho điện áp lưới điện liên tục dao động. Lò hồ
quang điện cũng tiêu thụ cả CSTD và CSPK của lưới điện. Các yếu tố này kết hợp với
nhau gây ảnh hưởng xấu đến điện áp nói riêng và ảnh hưởng đến chất lượng điện năng
của hệ thống điện nói chung.
Để xem xét các đặc tính làm việc và ảnh hưởng của phụ tải của lò hồ quang điện
tới ổn định điện áp trong HTĐ ta sẽ đi xem xét sơ đồ cấp điện như hình 2.6 và sơ đồ
thay thế lò hồ quang như hình 2.7 [11]:

-12-
Hình 2.6. Sơ đồ cấp điện cho lò hồ quang

Hình 2.7. Sơ đồ thay thế tương đương lò hồ quang điện


Các phần tử chính trong sơ đồ bao gồm máy biến áp lò, cáp nguồn, nguồn hồ
quang (điện cực). Trong đó:
U là điện áp dây phía thứ cấp của máy biến áp lò.
I là dòng điện cực (giả thiết là hình sin).
R1, X1 là điện trở, điện kháng pha của cáp điện, thanh cái lò.
X2 là điện kháng pha của điện cực, R2 là điện trở hồ quang.
Với X = X1 + X2 ; R = R1 + R2, ta có:

-13-
Dòng điện dây trong lò:

Công suất hồ quang:


Phq = P – PL = (2-30)
Dòng điện trong lò tương ứng với công suất hồ quang lớn nhất là nghiệm của
phương trình: dPhq/dI = 0

Tương đương với phương trình:


aI4 +bI2 + c = 0
trong đó: a = 36X2I4 ; b = 12U2I2 ; c = U4
Giải phương trình với I là ẩn, ta có dòng điện tại điểm công suất vận hành lớn
nhất:

-14-
Nếu bỏ qua tổn hao công suất (R 1 = 0, PL = 0) thì dòng điện lớn nhất tại điểm
công suất vận hành lớn nhất:

Do lò hồ quang là phụ tải dòng điện nên ta sẽ xem xét các đường đặc tính biểu
diễn mối quan hệ công suất của lò hồ quang với dòng điện hồ quang và hệ số công suất
qua ví dụ sau.

Giả thiết các thông số của lò hồ quang: X=2,9 m.ohm/pha, điện áp dây thứ cấp

máy biến áp lò U=420V, R1 =0,5m.ohm/pha, dòng điện lò hồ quang I=(0 80) kA, điện

trở hồ quang R2 biến thiên.

Dựa vào các công thức nêu trên ta xác định được các đường đặc tính công suất

như hình 2.8 và 2.9 (phần tính toán xem mục 1 và 2, phụ lục). Qua các đường đặc tính

trên hình 2.8 ta thấy nếu dòng điện lớn hơn giá trị I max thì công suất hồ quang Phq sẽ

giảm, trong khi đó công suất tổn hao P L vẫn tăng. Nếu tính đến hiệu suất thì rõ ràng

phải giữ lò hoạt động phía bên trái điểm công suất hồ quang Phq cực đại.

-15-
Hình 2.8. Đặc tính công suất – dòng điện của lò hồ quang điện

Hình 2.9. Đặc tính công suất – cosφ của lò hồ quang điện
Qua hình 2.9 ta thấy tại điểm công suất hồ quang cực đại thì cosφ tại điểm đó
khoảng 0,8. Trong khoảng cosφ < 0,8 khi cosφ giảm thì P hq giảm trong khi CSPK tiêu
thụ tăng, cosφ càng thấp CSPK tiêu thụ càng lớn do vậy khi vận hành lò hồ quang
không nên vận hành tại cosφ thấp, điều này sẽ ảnh hưởng đến ổn định điện áp phụ tải.

-16-
2.5 Đặc tính phụ tải chiếu sáng
Đặc tính phụ tải của một số loại đèn chiếu sáng có thể được biểu diễn dưới dạng
hàm số mũ như sau:

(2-33)
Trong đó:
P0 là công suất tiêu thụ ở điện áp định mức U0. U
là điện áp thực (0,9.U0 U 1,1.U0).
P là công suất tiêu thụ khi điện áp là U.
Các giá trị np và nq được xác định theo thực nghiệm như bảng 2.2 [12]:
Bảng 2.2. Thông số cho đặc tính dạng hàm số mũ
Loại đèn np nq
Đèn sợi đốt 1,5-1,55 0
Đèn huỳnh quang 2,0 – 2,2 4,5 – 6,5
Đèn thủy ngân 2,2 – 2,4 4-6
Đèn natri cao áp 2,1 – 2,5 0
Đèn hơi natri áp suất thấp 0,3 – 0,5 0

Hình 2.10. Đặc tính phụ tải của phụ tải đèn dưới dạng hàm số mũ

-17-
Dựa vào bảng 2.2 và hình 2.10 ta thấy :
- CSTD tiêu thụ của đèn huỳnh quang, đèn thủy ngân và đèn natri cao áp tỷ lệ
xấp xỉ bình phương điện áp. Trong khi đèn Natri áp suất thấp hoạt động như tải công

suất không đổi , còn phụ tải đèn sợi đốt phụ thuộc vào điện áp nằm

giữa loại tải dòng không đổi và tải trở kháng không đổi .
- CSPK tiêu thụ của đèn huỳnh quang và đèn thủy ngân phụ thuộc lớn vào điện
áp, các loại còn lại không tiêu thụ CSPK.
2.6 Đặc tính của phụ tải hỗn hợp
Khi nghiên cứu ổn định phụ tải hỗn hợp chúng ta có thể xem xét qua đường đặc
tính tĩnh thực tế của phụ tải tổng hợp hoặc đặc tính thay thế của phụ tải tổng hợp.
a) Đường đặc tính tĩnh thực tế của phụ tải tổng hợp:
Đường đặc tính tĩnh thực tế của phụ tải tổng hợp được xây dựng bằng cách đo
đạc hoặc tính toán cho từng nút phụ tải riêng biệt. Điều này khá phức tạp vì trong HTĐ
có rất nhiều nút, cho nên để đơn giản người ta xây dựng các đường đặc tính mẫu cho
các loại phụ tải khác nhau.
Một đặc trưng quan trọng của phụ tải là đạo hàm CSTD và CSPK theo điện áp U
ở nút phụ tải: dP/dU và dQ/dU. Các đạo hàm này gọi là hiệu ứng điều chỉnh của phụ
tải, nó cho biết khả năng phụ tải tự giữ ổn định điện áp ở nút của nó. Thật vậy, giả sử
một lý do nào đó điện áp U tăng lên, CSPK do phụ tải tiêu thụ cũng tăng lên theo, do
đó công suất trong mạng cũng tăng lên gây ra tổn thất điện áp phụ thêm, kết quả là
điện áp U giảm xuống vì: U = E – ∆U (U là điện áp tại nút phụ tải, E là điện áp nguồn
bằng hằng số, ∆U là tổn thất điện áp trong mạng điện).
Giá trị hiệu ứng điều chỉnh càng cao thì khả năng tự ổn định điện áp càng lớn.
Hiệu ứng điều chỉnh của phụ tải tác dụng khi U = U đm vào khoảng 0,3 0,5. Ảnh
hưởng của phụ tải đến ổn định HTĐ thông qua hiệu ứng điều chỉnh.
b) Đường đặc thay thế của phụ tải tổng hợp:

-18-
Việc tính toán đặc tính tĩnh thực tế của phụ tải khá phức tạp do vậy để đơn giản
các tính toán mạng điện và HTĐ phụ tải có thể thay thế bằng nhiều cách khác nhau
như: bằng tổng trở cố định hoặc bằng đặc tính tĩnh (dạng hàm mũ, hàm đa thức...):
- Khi thay thế phụ tải bằng tổng trở ta có thể mắc nối tiếp hoặc song song.

Hình 2.11. Tổng trở thay thế phụ tải và đặc tính công suất phụ tải
Đối với trường hợp mắc song song:
Rpt = /P0 , Xpt = /Q0 (2-34)
Trường hợp mắc nối tiếp:

Khi U = Uđm và trong hệ đơn vị tương đối P0 = 1, Q0 = 1 thì:


(dP/dU)đm = (dQ/dU)đm = 2 có nghĩa là nếu U giảm 1% thì P, Q giàm 2 %.

Giá trị thay thế của Rpt và Xpt được tính toán với công suất phụ tải khi điện áp là
định mức, khi U = Uđm thì ta có P0 và Q0.
So với hiệu ứng điều chỉnh của các đường đặc tính tĩnh thực tế của phụ tải, các
giá trị này lớn hơn rất nhiều nhất là đối với CSTD. Do vậy để tính chính xác tính ổn

-19-
định HTĐ tốt nhất là sử dụng đường đặc tính tĩnh thực tế của phụ tải.
- Thay thế phụ tải bằng một hàm đa thức:
Mỗi nút phụ tải tổng hợp nhiều loại phụ tải khác nhau. Phụ tải thực tế phụ thuộc vào
cả điện áp và tần số của hệ thống. Nhưng trong tính toán ổn định tĩnh đã giả thiết tần số là
không đổi nên chỉ quan tâm tới ảnh hưởng của điện áp tới CSTD và CSPK của phụ tải.
Chỉ khi điện áp có giá trị bằng giá trị định mức thì công suất thực dùng của phụ tải mới
bằng công suất thiết kế. Ở các nút điện áp cao P,Q tính theo công thức:

Trong đó:
Pđm, Qđm là công suất phụ tải ở điện áp định mức..
ap, bp, cp là các hệ số. aq, bq, cq là các hệ số.
Giá trị trung bình của các hệ số như sau [12]:
Bảng 2.3. Các hệ số ap,bp, cp
ap bp cp P/ U
0 0,6 – 0,9 – 1,2 0,4 – 0,3 – 0,2 0,6 – 0,9 – 1,2
Bảng 2.4. Các hệ số aq, bq, cq phụ thuộc cosφ
Cosφ 0,83 0,87 0,88 0,90 0,91 0,93
aq 9.6 11,4 13,5
bq -15,3 -18,5 -22,2
cq 6,7 8,1 9,7
Q/ U 0,39 0,43 0,48
Đặc tính tĩnh của phụ tải tổng hợp có dạng như hình 2.12.

-20-
Hình 2.12. Đặc tính tĩnh phụ tải tổng hợp
Độ nhạy điện áp trong trường hợp này được xác định như sau:

Độ nhạy điện áp nói lên khả năng của phụ tải tự giữ ổn định điện áp tại nút đó.
2.7 Kết luận
Việc nghiên cứu đặc tính làm việc của phụ tải là động cơ ĐB, máy bù ĐB, động
cơ KĐB, lò hồ quang điện, đèn chiếu sáng cho phép ta hiểu rõ các quá trình năng
lượng, các thông số để thành lập được các sơ đồ thay thế tính toán cũng như thành lập
được các đường cong phụ thuộc của các đại lượng U, I, P, Q vào các thông số góc lệch
φ (giữa U và I), góc lệch δ (giữa E và I) và hệ số trượt,...
Qua nghiên cứu thấy rõ và xây dựng được mối quan hệ phụ thuộc của P, Q vào
điện áp để nhận dạng được các đặc tính của từng phụ tải dùng cho việc đánh giá ổn
định trong các phần tiếp theo.

-21-

You might also like