Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Đề 3 : Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ

chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc
cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng
cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề
có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn
chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học
hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền
tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc
sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì
bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những
kỹ năng làm việc của bản thân mình”

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
→ Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận.
Câu 2. Xác định hình ảnh so sánh trong câu văn sau: “Học hỏi giống
như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng
cho sự thông thái, khôn ngoan”.
→ Hình ảnh so sánh trong câu văn là: Học hỏi giống
0
sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức. (So sánh học
giỏi giống với hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức)

Câu 3. Em có đồng tình với ý kiến :“ Học là việc cả đời, chẳng bao
giờ kết thúc ngay cả khi đã đạt được nhiều bằng cấp ”?
→ Em hoàn toàn đồng ý .... Bởi kiến thức trong cuộc đời là vô
hạn.Vì vậy chúng ta phải học cả đời, hay nói đúng hơn viẹc học
chẳng bao giờ kết thúc, kể cả khi chúng ta đã có nhiều bằng cấp.
Câu 5. Hãy trình bày ý nghĩa của văn bản?
→ Ý nghĩa: Đoạn trích khuyên chúng ta hãy cố gắng, nỗ lực học
tập để thành công,..Đứng trước khó khăn không lùi bước, mà phải
kiên trì vượt qua, mỗi lần thất bại không nản lòng, lấy lần thất bại
sẽ là kinh nghiệm để cho những bài học sau. 
Đề 4 : Đã có nhiều nghiên cứu về tác động của công nghệ hay
smartphone* đối với cuộc sống của con người. Hầu hết đều chỉ ra tác dụng
hữu ích của nó đối với sinh hoạt cộng đồng. Bên cạnh đó, không thể tránh
khỏi những tác động tiêu cực đối với giao tiếp, đặc biệt là làm giảm vai trò
của giao tiếp trực tiếp. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu thì ở các nước
phương Tây ít thấy những tác động tiêu cực của smartphone tới giao tiếp
trựe tiếp, hơn ở Việt Nam. Các nước phương Tây tiếp nhận công nghệ rắt
chủ động.
Trong những cuộc hội họp, gặp gỡ, giao lru, họ thường gạt bỏ hết những
cuộc điện thoại, những nhu cầu tìm hiều thông tin trên mạng; đề tập trung
tiếp nhận thông tin của người đối diện và giao tiếp với bạn bè. Ở Việt Nam,
chúng ta tiếp nhận công nghệ một cách hoàn toàn thụ động và bị phụ thuộc
vào công nghệ, mà cụ thể là smartphone, cho nên chúng ta phải đối mặt với
nhiều tác động mặt trải của nó.
Căn nguyên sâu xa của việc bị smartphone lấn át giao tiếp trực tiếp, đó là
do bản thân ngiười sử dụng đôi khi có tâm lý thiếu tự tin, hay e ngại, sợ
người khác đảnh giả khi giao tiếp trực tiếp. Vì vậy họ chọn giao lưu trên
mạng, qua chiếc smartphone, thay thế cho việc phải đổi mặt với người
khác...
Câu 1: PTBĐ chính của đoạn trích là : NGHỊ LUẬN
Câu 2: Chỉ ra điểm khác nhau cơ bản khi tiếp nhận công nghệ hay
smartphone giữa các nước phương Tây và Việt Nam :
- Ở phương Tây, người ta tiếp nhận công nghệ hay smartphone
rất chủ động.
- Ở Việt Nam, việc tiếp nhận công nghệ hay smartphone thụ
động. Đặc biệt là họ để smartphone lấn át, làm giảm vai trò của
việc giao tiếp trực tiếp.
Câu 3: Hai tác động tiêu cực của smartphone đối với đời sống của
con người Việt Nam hiện nay :
- Điện thoại can thiệp vào quá trình giao tiếp của con người, làm
giảm vai trò giao tiếp trực tiếp.
- Người dùng chăm chú vào điện thoại thường xuyên dễ tổn
thương mắt, không quan tâm đến ai và thiếu kỹ năng xã hội.
Câu 4: Em có đồng tình với ý kiến " Căn nguyên sâu sa của việc
smartphone lấn át giao tiếp trực tiếp, đó là do bản thân người sử
dụng đôi khi có tâm lý thiếu tự tin hay e ngại sợ người khác đảnh
giả khi giao tiếp trực tiếp. " ko? Vì sao?
- Em đồng tình với ý kiến
- Bởi lẽ những người tự ti về bản thân, e ngại thường có xu
hướng khép mình, ngại giao tiếp 1 cách trực tiếp với người khác.
Họ có thể rất nhiệt tình, rất sôi nổi trên mạng xã hội, qua điện
thoại, ... thế nhưng lại trái ngược ở đời thực. Vì vậy dẫn đến hiện
tượng sử dụng smartphone như là 1 công cụ, có thể giao tiếp,
nhưng là 1 cách gián tiếp, thay vì trực tiếp để không bị đánh giá,
phán xét từ người khác.

Đề 5 : Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp
nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người.
Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng
và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa.
Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ,
tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi
người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói, "Người
bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy
cơ hội trong mỗi khó khăn". Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị
chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng
sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất
yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không
muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất
bại một cách tích cực.

Câu 1: Xác định chủ đề chính của đoạn trích?


Chủ đề chính của đoạn trích là nói về sự tất yếu của thành công và
thất bại trong cuộc sống của con người.
Câu 2: Tại sao tác giả lại nói: … “thất bại là một lẽ tự nhiên và là một
phần tất yếu của cuộc sống”…
- “Lẽ tự nhiên” hay “phần tất yếu” tức là điều khách quan, ngoài ý
muốn con người và con người không thể thay đổi.
+ Bởi vì trong cuộc sống không ai là không gặp thất bại. Có người
thấy bại nhiều, thấy bại lớn. Có người thất bại ít, thất bại nhỏ.
+ Vì đó là điều tất yếu nên ta đừng thất vọng và chản nản. Hãy
dũng cảm đối mặt và vượt qua.
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về lời khuyên: “Hãy thất bại một
cách tích cực”
- Thất bại một cách tích cực được hiểu theo những ý nghĩa sau:
+ nghĩa là thất bại nhưng không bi quan, chán nản
+ nghĩa là thất bại nhưng hiểu được nguyên nhân vì sao mình thất
bại
+ thất bại nhưng biết tự mình đứng lên, rút ra bài học và tiếp tục
hành động.
Câu 4: Điều anh chị tâm đắc nhất qua đoạn trích là gì?
Không nên sợ thất bại. Cần nhận ra mặt tích cực của sự thất bại để
không tiếp tục phạm phải sai lầm.

You might also like