Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 86

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học


Bộ môn Xét nghiệm

BÁO CÁO THỰC TẬP


HÓA SINH
Bệnh viện Bình Dân

Môn học: KTXN2: Hóa Sinh


Tên sinh viên: Trần Khải Văn
Lớp: Cử nhân Xét nghiệm 2019
MSSV: 1956010022

TP. HỒ CHÍ MINH – 2023


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ
Tiếng Việt
BV Bệnh viện
BN Bệnh nhân
KTV Kỹ thuật viên
PXN Phòng xét nghiệm
TB Tế bào
XN Xét nghiệm
SH Sinh hóa
MD Miễn dịch
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
Tiếng nước ngoải
AFP Alpha-fetoprotein
β-hCG Beta human Chorionic Gonadotropins
BNP B- Type Natriuretic Peptide
CA125 Cancer antigen 125
FSH Follicular Stimulating Hormone
CA 19-9 Carbohydrate Antigen 19-9
GGT Gama Glutamyl Transferase
CEA Carcino Embryonic Antige
hs-CRP C-Reactive Protein high sesitivity
LDH Lactat dehydrogenase
LH Luteinizing Hormone
ALP Alkaline Phosphatase
PSA Prostate-Specific Antigen
PTH Parathyroid Hormon
FT3 Free Triiodothyronin
FT4 Free Thyroxine
TSH Thyroid Stimulating hormone
LDL-C Low Density Lipoprotein – Cholesterol
HDL-C High Density Lipoprotein – Cholesterol
AST Alanine aminotransferase
ALT Aspartate aminotransferase
SHBG Sex Hormone-Binding Globulin
QC Quality Control
CLIA Chemiluminescence Immunoassay
CLEIA Chemiluminescence Enzyme Immunoassay

1
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................1
MỤC LỤC......................................................................................................................... 2
DANH MỤC HÌNH...........................................................................................................5
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................6
MỤC ĐÍCH THỰC TẬP...................................................................................................7
A. GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN...........................................................................................8
1. Bệnh viện Bình Dân.......................................................................................................8
1.1. Giới thiệu chung......................................................................................................8
1.2. Sơ đồ tổ chức bệnh viện...........................................................................................9
1.3. Chức năng – nhiệm vụ.............................................................................................9
2. Khoa xét nghiệm..........................................................................................................10
2.1. Giới thiệu chung....................................................................................................10
2.2. Sơ đồ tổ chức.........................................................................................................12
2.3. Trang thiết bị..........................................................................................................13
B. NỘI DUNG THỰC TẬP.............................................................................................14
1. Xét nghiệm Sinh hóa....................................................................................................14
1.1. Thiết bị phân tích...................................................................................................14
1.1.1. Máy ARCHITECT Ci8200..............................................................................14
1.1.2. Máy phân tích HbA1c tự động Tosoh HLC 723-G8........................................16
1.2. Các xét nghiệm thực hiện:......................................................................................18
1.2.1. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan mật.........................................................18
1.2.2. Xét nghiệm lipid máu......................................................................................20
1.2.3. Xét nghiệm đánh giá chức năng thận...............................................................20
1.2.4. Xét nghiệm đái tháo đường..............................................................................22
1.2.5. Một số xét nghiệm khác...................................................................................22
2. Xét nghiệm Miễn dịch..................................................................................................24
2.1. Thiết bị phân tích...................................................................................................24
2.1.1. Máy ARCHITECT Ci8200..............................................................................24
2.1.2. Máy UniCel DxI800......................................................................................25

2
2.1.3. Máy HISCL-5000............................................................................................26
2.2. Các xét nghiệm thực hiện.......................................................................................28
2.2.1. Xét nghiệm các dấu ấn ung thư........................................................................28
2.2.2. Xét nghiệm các hormone nội tiết.....................................................................30
2.2.3. Xét nghiệm chẩn đoán HIV.............................................................................34
2.2.4. Xét nghiệm chẩn đoán virus viêm gan.............................................................34
2.2.5. Xét nghiệm men tim........................................................................................35
3. Xét nghiệm ion đồ và khí máu.....................................................................................36
3.1. Thiết bị phân tích...................................................................................................36
3.1.1. Máy phân tích ion đồ.......................................................................................37
3.1.2. Máy phân tích ion đồ kết hợp khí máu............................................................37
3.2. Các xét nghiệm thực hiện.......................................................................................38
3.2.1. Xét nghiệm ion đồ...........................................................................................38
3.2.2. Xét nghiệm khí máu động mạch......................................................................40
4. Xét nghiệm nước tiểu...................................................................................................41
4.1. Thiết bị phân tích...................................................................................................41
4.1.1. Máy Sysmex UC 3500.....................................................................................42
4.1.2. Máy Sysmex UF 5000.....................................................................................43
4.2. Xét nghiệm thực hiện.............................................................................................44
4.2.1. Tổng phân tích nước tiểu.................................................................................44
4.2.2. Soi cặn lắng.....................................................................................................47
C. QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG PXN.......................49
1. Trước xét nghiệm.........................................................................................................49
1.1. Tiếp nhận...............................................................................................................49
1.2. Lấy máu.................................................................................................................50
1.3. Vận chuyển mẫu....................................................................................................51
1.4. Xử lý bệnh phẩm....................................................................................................51
2. Trong xét nghiệm.........................................................................................................52
2.1. Kế hoạch thực hiện nội kiểm của PXN..................................................................53
2.2. Quản lý kết quả nội kiểm.......................................................................................57

3
2.3. Đánh giá kết quả nội kiểm.....................................................................................59
2.4. Xử lý và khắc phục kết quả nội kiểm không đạt....................................................65
3. Sau xét nghiệm.............................................................................................................65
3.1. Xuất kết quả xét nghiệm........................................................................................65
3.2. Tình huống lâm sàng..............................................................................................66
Tình huống 1.............................................................................................................66
Tình huống 2.............................................................................................................67
Tình huống 3.............................................................................................................68
Tình huống 4.............................................................................................................69
3.3. Phê duyệt và trả kết quả.........................................................................................71
3.4. Lưu mẫu................................................................................................................. 71
CẢM NHẬN VÀ TỔNG KẾT.........................................................................................72
ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN....................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................74

4
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Logo bệnh viện......................................................................................................8
Hình 2: Khu khám và điều trị Kỹ thuật cao........................................................................8
Hình 3: Sơ đồ tổ chức bệnh viện........................................................................................9
Hình 4: Chính sách chất lượng và mục tiểu chất lượng của khoa Xét nghiệm.................11
Hình 5: Sơ đồ tổ chức khoa Xét nghiệm..........................................................................12
Hình 6: Sơ đồ khu vực và luồng công việc khoa Xét nghiệm..........................................13
Hình 7: Máy ARCHITECT Ci8200.................................................................................14
Hình 8: Máy Tosoh HLC 723-G8....................................................................................16
Hình 9: Các thành phần phản ứng theo nguyên lý miễn dịch hóa phát quang
CHEMIFLEX................................................................................................................... 25
Hình 10: Máy UniCel DxI800..........................................................................................25
Hình 11: Máy HISCL-5000..............................................................................................26
Hình 12: Các bước phản ứng của phương pháp CLEIA...................................................27
Hình 13: Máy ion đồ K-Lite 6 (trái) và Erba Lite Plus (phải)..........................................36
Hình 14: Máy phân tích ion đồ kết hợp khí máu Cobas b221..........................................37
Hình 15: Máy phân tích nước tiểu Sysmex UC3500 (phải) và máy đọc cặn lắng Sysmex
UF5000 (trái).................................................................................................................... 41
Hình 16: Cảm biến màu và cách phân tích màu dựa trên nguyên lý phản xạ quang học. .42
Hình 17: Nguyên lý đo tỉ trọng........................................................................................42
Hình 18: Nguyên lý dòng chảy tế bào..............................................................................43
Hình 19: Quy định về giờ hẹn trả kết quả.........................................................................49
Hình 20: Hệ thống vận chuyển mẫu tự động....................................................................51
Hình 21: Các máy ly tâm tại PXN....................................................................................52
Hình 22: Mẫu nội kiểm Randox Sinh hóa........................................................................53
Hình 23: Các thông số XN của mẫu nội kiểm Randox Sinh hóa......................................53
Hình 24: Mẫu nội kiểm Randox Miễn dịch......................................................................54
Hình 25: Các thông số XN của mẫu nội kiểm Randox Miễn dịch....................................54
Hình 26: Mẫu nội kiểm ion đồ và khí máu (trái) và mẫu nội kiểm ion đồ (phải).............56
Hình 27: Mẫu nội kiểm tổng phân tích nước tiểu.............................................................56
Hình 28: Mẫu nội kiểm XN cặn lắng nước tiểu................................................................57
Hình 29: Mẫu nội kiểm HbA1c........................................................................................57
Hình 30: Phần mềm quản lý kết quả nội kiểm..................................................................58
Hình 31: Giao diện hiển thị các kết quả và báo lỗi...........................................................58
Hình 32: Giao diện xem biểu đồ Levey-Jennings.............................................................59
Hình 33: Quy tắc 12s......................................................................................................... 60
Hình 34: Quy tắc 13s......................................................................................................... 60
Hình 35: Quy tắc 22s, trường hợp 1.................................................................................61
Hình 36: Quy tắc 22s, trường hợp 2...................................................................................61

5
Hình 37: Quy tắc R4s........................................................................................................ 62
Hình 38: Quy tắc 41s, trường hợp 1...................................................................................62
Hình 39: Quy tắc 41s, trường hợp 2...................................................................................63
Hình 40: Quy tắc 10x, trường hợp 1.................................................................................63
Hình 41: Quy tắc 10x, trường hợp 2.................................................................................64
Hình 42: Kết quả XN tình huống 1..................................................................................66
Hình 43: Kết quả XN tình huống 2..................................................................................67
Hình 44: Kết quả XN tình huống 3..................................................................................68
Hình 45: Kết quả tiền sử Na+ của tình huống 3...............................................................68
Hình 46: Kết quả sau khi xử lý của tình huống 3.............................................................69
Hình 47: Kết quả XN tình huống 4..................................................................................69
Hình 48: Kết quả sau khi xử lý của tình huống 4.............................................................70
Hình 49: Phiếu trả kết quả XN chung với phiếu chỉ định.................................................71

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1: Các trang thiết bị tại PXN...................................................................................13
Bảng 2: Thông số kỹ thuật máy ARCHITECT ci8200 – module Sinh hóa......................14
Bảng 3: Các phương pháp đo quang trong XN Sinh hóa..................................................15
Bảng 4: Thông số kỹ thuật máy Tosoh HLC 723-G8.......................................................17
Bảng 5: Các hóa chất và công dụng trong việc phân tích HbA1c.....................................17
Bảng 6: Thông số kỹ thuật máy ARCHITECT ci8200 - module Miễn dịch.....................24
Bảng 7: Thông số kỹ thuật máy UniCel DxI800..............................................................26
Bảng 8: Thông số kỹ thuật máy HISCL-5000..................................................................27
Bảng 9: Thông số máy Erba Lyte Plus và K-lite 6...........................................................37
Bảng 10: Nguyên nhân của các thay đổi về màu sắc nước tiểu........................................44
Bảng 11: Lịch thực hiện nội kiểm các XN Miễn dịch tại PXN\.......................................55
Bảng 12: Diễn giải các quy luật Westgard.......................................................................64

6
MỤC ĐÍCH THỰC TẬP
Sau thời gian 4 tuần thực tập cùng với việc được quan sát, tham gia làm việc thực tế tại
Bệnh viện Bình Dân, em đã có cái nhìn bao quát hơn về ngành nghề và tầm quan trọng
của xét nghiệm Hóa Sinh – Miễn dịch trên lâm sàng. Qua đợt thực tập này, em không chỉ
có cơ hội để củng cổ lại lý thuyết mà còn tích lũy được những kinh nghiệm thực tế trong
quá trình tham gia vào làm việc tại bệnh viện. Để quá trình thực tập diễn ra hiệu quả, em
đã đề ra các mục tiêu sau:
- Thành thạo kỹ thuật lấy máu và nhận định được các mẫu bệnh phẩm nào là đạt hoặc
không đạt chất lượng.
- Thực hiện thành thạo các kỹ thuật xét nghiệm Sinh hóa – miễn dịch đang được thực
hiện tại khoa.
- Nắm được mục đích của các xét nghiệm, cách đánh giá kết quả xét nghiệm, cách biện
luận những kết quả xét nghiệm kết hợp với chẩn đoán lâm sàng và kết xử lý khi có kết
quả xét nghiệm bất thường.
- Nắm được sơ đồ, cơ cấu tổ chức và quá trình hoạt động của phòng xét nghiệm hóa sinh
tại bệnh viện thực tập.
- Học hỏi cách vận hành và hiểu rõ nguyên lý thực hiện xét nghiệm của những máy móc,
thiết bị đang được sử dụng tại phòng xét nghiệm.

7
A. GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN
1. Bệnh viện Bình Dân
1.1. Giới thiệu chung
Thành lập từ năm 1954, Bệnh viện Bình Dân là
chiếc nôi của ngành ngoại khoa của TP.Hồ Chí
Minh và các tỉnh thành phía Nam. Logo bệnh
viện mang ý nghĩa “Thuận buồm xuôi gió”.
Với bề dày truyền thống giảng dạy và học tập,
trong hợp tác với các trường Y khoa hàng đầu,
Bệnh viện Bình Dân là địa chỉ uy tín của người
dân trong lựa chọn nơi khám chữa bệnh và là
ngôi trường thực hành lâm sàng chất lượng của
các thế hệ giảng viên và học viên y khoa.
Hình 1: Logo bệnh viện
Với 790 giường bệnh, số ca phẫu thuật hằng
năm
của Bệnh viện Bình Dân lên đến hơn 10.000 ca phẫu thuật tổng quát và 13.000 ca phẫu
thuật niệu khoa. Bên cạnh đó, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú mỗi
năm gần 400.000 người.
Bệnh viện được chia thành 2 khu tọa lạc 2 bên đường Điện Biên Phủ gồm khu khám
thường và nội trú tại số 371 Điện Biên Phủ và khu khám và điều trị kỹ thuật cao tại số
408 Điện Biên Phủ và cùng tọa lạc tại phường 4, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Cả 2
khu được liên kết với nhau thông qua một cầu vượt có mái che.

Hình 2: Khu khám và điều trị Kỹ thuật cao

8
1.2. Sơ đồ tổ chức bệnh viện

Hình 3: Sơ đồ tổ chức bệnh viện


1.3. Chức năng – nhiệm vụ
Nhờ có đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện không ngừng cống hiến giúp đóng góp một vị trí
không thể thiếu đối với ngành Y tế của TP. HCM nói riêng và đối với cả phía Nam nói
chung. Bệnh viện Bình Dân có nhiều chức năng nhiệm vụ:

9
- Phụ trách công tác khám, chữa bệnh tuyến cuối cho khu vực phía Nam về phẫu thuật
tổng quát và niệu khoa.
- Đào tạo giảng dạy và là đơn vị thực tập không chỉ cho các trường Y lớn trong nước mà
còn đến từ các nước trong khu vực.
- Nghiên cứu khoa học.
- Chỉ đạo tuyến về phẫu thuật tổng quát, niệu khoa và nam khoa với trang thiết bị hiện
đại, phát triển nhiều lĩnh vực chuyên sâu do các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ
chuyên gia đảm trách.
Chính sách chất lượng của bệnh viện luôn giúp cho bệnh nhân yên tâm khi đến thăm
khám và điều trị tại bệnh viện, chúng gồm:
Chuyên nghiệp
- Chuyên nghiệp trong mọi tác phong, thái độ đối với người bệnh, thân nhân và đồng
nghiệp.
- Chuyên nghiệp hóa mọi quy trình chăm sóc, điều trị người bệnh và hệ thống quản lý.
Chuyên sâu
- Liên tục phát triển những quy trình kỹ thuật chuyên sâu trong chẩn đoán và điều trị
người bệnh.
- Chủ động, tích cực phát triển các chuyên ngành chuyên sâu theo kịp trình độ các nước
tiên tiến trên thế giới.
Phát triển bền vững
- Xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, sáng tạo, tinh thông nghiệp vụ và tận
tâm trong công việc.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phát triển kỹ thuật
cao.
2. Khoa xét nghiệm
2.1. Giới thiệu chung
Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Bình Dân thành lập từ năm 1954, cùng đồng hành với sự
phát triển của bệnh viện cho đến nay - là khoa cận lâm sàng có chức năng, nhiệm vụ thực
hiện các kỹ thuật xét nghiệm sinh hóa – miễn dịch, huyết học, vi sinh nhằm xác định các
tác nhân gây bệnh phục vụ công tác chẩn đoán, chăm sóc, theo dõi và điều trị bệnh nhân.
Với cơ sở vật chất được trang bị, hỗ trợ tích cực từ phía lãnh đạo Bệnh Viện, Sở Y Tế
TP.HCM, Khoa xét nghiệm chia thành các tổ chuyên môn như sau:

10
 Tổ Sinh hóa – Miễn dịch: Thực hiện các xét nghiệm sinh hóa - miễn dịch nhằm
đánh giá chức năng các cơ quan trong cơ thể.
 Tổ Huyết học – Ngân hàng máu: Thực hiện các xét nghiệm huyết học – đông máu,
xác định nhóm máu, cross-match phục vụ cho việc truyền máu/ dự trù máu cho
các ca phẫu thuật.
 Tổ Vi sinh: Thực hiện các xét nghiệm vi sinh chẩn đoán các vi sinh vật, virus gây
bệnh trên người.
Vào ngày 31 tháng 03 năm 2022, Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Bình Dân chính thức đón
nhận chứng chỉ công nhận ISO 15189:2012 do Văn phòng công nhận năng lực đánh giá
sự phù hợp về tiêu chuẩn chất lượng (AOSC) cấp.

Hình 4: Chính sách chất lượng và mục tiểu chất lượng của khoa Xét nghiệm
Việc đạt chuẩn ISO 15189 chứng tỏ các kết quả xét nghiệm của Bệnh viện Bình Dân có
độ chính xác và độ tin cậy cao được công nhận từ các tổ chức trong và ngoài nước trong
cùng hệ thống, đồng thời khẳng định năng lực của Khoa Xét nghiệm, tạo niềm tin cho
người bệnh, hướng tới một tương lai liên thông kết quả xét nghiệm trong toàn ngành y tế.
Đây là yếu tố thuận lợi cho bệnh viện trong chẩn đoán điều trị và nghiên cứu lâm sàng.

11
2.2. Sơ đồ tổ chức

Hình 5: Sơ đồ tổ chức khoa Xét nghiệm

Nhân viên thuộc Tổ Sinh hóa – Miễn dịch sẽ được phân vào các khâu với nhiệm vụ và
chức năng khác nhau:
- Khâu kỹ thuật cao: thực hiện xét nghiệm SH-MD các mẫu bệnh phẩm gửi từ khu lấy
máu Kỹ thuật cao (các mẫu với đầu code 10x, 14x, 33x)
- Khâu nội trú: thực hiện mẫu có các SH lẻ và HbA1c.
- Khâu ngoại trú: thực hiện xét nghiệm SH – MD các mẫu bệnh phẩm gửi từ khu lấy máu
phòng khám.
- Khâu nước tiểu: thực hiện xét nghiệm nước tiểu, cặn lắng, nước tiểu 24h, dịch cơ thể.
- Khâu ion: thực hiện mẫu ion đồ và khí máu (động mạch, tĩnh mạch).
- Khâu lấy máu tại khu phòng khám và khu kỹ thuật cao.

12
Hình 6: Sơ đồ khu vực và luồng công việc khoa Xét nghiệm
2.3. Trang thiết bị
Khu vực xét nghiệm Sinh hóa – Miễn dịch có các máy xét nghiệm đang vận hành được
liệt dưới bảng sau.
Bảng 1: Các trang thiết bị tại PXN
Loại máy Thông tin máy
Máy Sinh hóa – Miễn dịch Model: Architect ci8200
Xuất xứ: Abbott – Mỹ
Máy Miễn dịch Model: UniCel DxI800
Xuất xứ: Beckman Coulter – Mỹ
Model: HISCL - 5000
Xuất xứ: Sysmex – Nhật Bản
Máy Ion đồ Model: ERBA LYTE Plus
Xuất xứ: Erba Mannheim – Đức
Model: Electrolyte Analyzer
Xuất xứ: Cornley – Trung Quốc
Máy Ion đồ - Khí máu Model: Cobas b 221
Xuất xứ: Roche – Thụy Sỹ
Máy Tổng phân tích nước tiểu Model: UC – 3500
Xuất xứ: Sysmex – Nhật Bản
Máy đo cặn lắng Model: UC – 5000

13
Xuất xứ: Sysmex – Nhật Bản
Máy HbA1c Model: Tosoh HLC 723-
G8 Xuất xứ: Tosoh – Nhật
Bản

B. NỘI DUNG THỰC TẬP


1. Xét nghiệm Sinh hóa
1.1. Thiết bị phân tích
1.1.1. Máy ARCHITECT Ci8200

Hình 7: Máy ARCHITECT Ci8200


Hiện nay, phòng xét nghiệm tại bệnh viện sử dụng máy ARCHITECT ci8200, tích hợp 2
máy ARCHITECT c8000 và ARCHITECT i2000SR, để chạy cả xét nghiệm Sinh hóa và
Miễn dịch. Nhờ tốc độ phân tích nhanh và khả năng thực hiện được nhiều xét nghiệm mà
hệ máy này có thể phù hợp để sử dụng tại các PXN có khối lượng công việc nhiều như ở
bệnh viện Bình Dân. Một vài thông số kỹ thuật của máy được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Thông số kỹ thuật máy ARCHITECT ci8200 – module Sinh hóa
Nguyên lý xét nghiệm Sinh hóa: Kỹ thuật đo quang (Photometric Technology), sử
dụng cách tử nhiễu xạ tạo ra 16 bước song đo khác nhau từ
340 nm – 804 nm.
Tốc độ xét nghiệm 1200 xét nghiệm/ giờ
14
Dung lượng chứa mẫu Chứa được 367 mẫu với:
- 35 vị trí cho mẫu ưu tiên.
- 32 vị trí trên vòng chứa trữ lạnh dành cho dung dịch chuẩn
(Cal) và dung dịch kiểm tra (QC).
- Số vị trí còn lại là mẫu chạy thường quy. Trong đó, module
sinh hóa có 150 vị trí chạy
Dung lượng thuốc thử Sinh hóa: có 2 vòng chứa thuốc thử trữ lạnh với vòng 1 có 65
vị trí cho thuốc thử R1 và vòng 2 có 56 vị trí cho thuốc thử
R2.
 Nguyên lý hoạt động:
Nguyên lý đo quang: dựa trên nguyên lý của hiện tượng quang phổ hấp thụ - là quá trình
tương tác giữa hạt photon của ánh sáng với các phần vật chất. Khi ta chiếu một chùm tia
sáng gồm các photon có các mức năng lượng khác nhau đi qua một dung dịch chất hấp
thụ. Dung dịch chỉ hấp thụ chọn lọc những photon nào có mức năng lượng phù hợp với
các mức năng lượng điện tử, năng lượng dao động và năng lượng quay của phân tử chất
đó. Như vậy các phân tử vật chất có cấu trúc khác nhau sẽ cho những phổ hấp thụ với các
đỉnh và bước sóng đặc trưng khác nhau.
Dựa trên cơ sở mật độ quang của dụng dịch tỉ lệ với nồng độ của chất đó. Ta có thể xác
định được mật độ quang của các dung dịch bằng máy đo quang. Trong phép đo quang,
các kỹ thuật xét nghiệm sẽ chuyển chất cần đo X không có màu thành hợp chất có màu
RX bằng thuốc thử R thích hợp. Bằng cách dùng một chất chuẩn có nồng độ C 0 đã biết
trước, ta sẽ xác định được nồng độ C của chất cần đo.
Bảng 3: Các phương pháp đo quang trong XN Sinh hóa
Các phép đo quang Nguyên lý Xét nghiệm thực hiện
Đo điểm cuối Là phép đo mật độ quang (OD, A) Glucose, protein, Albumin,
của dung dịch chất thử mà trong Cholesterol, Triglyceride,
quá trình thực hiện phản ứng xảy HDL-C, LDL-C,
ra hoàn toàn sau một thời gian Bilirubin,…
nhất định. Tại thời điểm đó phản
ứng kết thúc và tạo ra phức hợp
màu đặc trưng và bền vững.
Mật độ đo được tỉ lệ thuận với
nồng độ.
Đo động học Phép đo này sử dụng cho các xét GOT, GPT, GGT, ALP,
enzyme nghiệm hóa sinh tìm hoạt độ các LDH, Amylase,
enzyme trong huyết thanh. Ammoniac, Acid uric,…
Phản ứng enzyme thường không
tạo phức hợp màu mà làm thay
đổi
độ đục của dung dịch phản ứng
15
trong khoảng thời gian nhất định.

16
Việc xác định hoạt độ của enzyme
không thể xác định bằng phép đo
điểm cuối mà phải sử dụng phép
đo động học ở nhiều thời điểm
(t1, t2,
t3, ..., tn )
Đo độ đục Khi chất cần phân tích có nồng độ hs-CRP, IgA, IgM,…
rất thấp, không đo được bằng PP
đo quang thông thường. Ta sử
dụng thuốc thử là kháng thể đặc
hiệu với chất cần đo tạo thành
phức hợp dưới dạng hạt nhỏ
không tan khuếch tán trong dung
môi tạo ra độ đục của dung dịch
sau phản ứng. Dung dịch này hấp
thụ bước sóng nhất định cho mật
độ quang tỉ lệ với độ đục (nồng
độ chất phân
tích càng cao, độ đục càng nhiều).

Ngoài ra, với phương pháp đo FlexRateTM trong module Sinh hóa giúp mở rộng độ
tuyến tính của các xét nghiệm định lượng enzyme, tăng gấp 12 lần so với các xét nghiệm
tương tự của các công ty khác. Nhờ phương pháp này, máy giúp ta giảm đi nhu cầu pha
loãng mẫu so với các máy xét nghiệm Sinh hóa khác, tăng tốc độ xét nghiệm và giảm chi
phí do pha loãng.
1.1.2. Máy phân tích HbA1c tự động Tosoh HLC 723-G8

17
Hình 8: Máy Tosoh HLC 723-G8

18
Với xét nghiệm HbA1c mẫu bệnh phẩm phải sử dụng là máu toàn phần nên ta dùng ống
EDTA và điều này cũng tiện cho việc thực hiện chung xét nghiệm công thức máu. Thiết
bị xét nghiệm được PXN sử dụng để phân tích thông số này đó là TOSOL HLC 738-G8.
Một số đặc điểm của máy được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4: Thông số kỹ thuật máy Tosoh HLC 723-G8
Phương pháp phân tích Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) trao đổi ion –
tiểu chuẩn vàng trong việc phân tích HbA1c.
Thời gian phân tích 1,6 phút mỗi mẫu
Loại bệnh phẩm - thể tích cần - Máu toàn phần: 4 µL
thiết - Máu toàn phần đã pha loãng: 80 µL
Khả năng nạp mẫu Tùy yêu cầu phòng xét nghiệm mà có thể dùng
hệ thống tải 90 mẫu hoặc nâng cấp lên 290 mẫu.
Các chế độ phân tích - Chỉ HbA1c.
- HbA1c cùng với các biến thể
- Chế độ chạy β-Thalassemia
 Nguyên lý hoạt động:
Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) hoạt động với nguyên tắc cơ bản: tách một mẫu gồm
hỗn hợp thành phần thành các bộ phận cấu thành của nó dựa trên sự khác biệt về ái lực
giữa các phân tử khác nhau với pha động và pha tĩnh được sử dụng trong quá trình tách.
Trong phương pháp HPLC trao đổi ion, bề mặt pha tĩnh được phủ bởi các ion tích điện
trái dấu với các ion trong mẫu. Điện tích trên mẫu càng mạnh thì sẽ bị hút mạnh hơn vào
bề mặt pha tĩnh có chứa ion và do đó, nó sẽ bị lưu giữ và rửa giải. Pha động là các dung
dịch đệm, được kiểm soát cả về pH và cường độ ion.
Theo nguyên lý đó, máy phân tích Tosoh HLC 723 G8 hoạt động như sau:
Bảng 5: Các hóa chất và công dụng trong việc phân tích HbA1c
Hóa chất Công dụng
Dung dịch làm tan máu (His Hemolysis) Những dung dịch này giúp pha loãng và ly
và Dung dịch rửa (Wash Solution) giải mẫu máu toàn phần trước khi bơm
một phần nhỏ vào cột sắc ký TSKgel G8
Variant His để đo A1c dạng ổn định (s-
A1c)

Nguyên tố lọc Lọc bỏ các phân tử không cần thiết trước


khi bơm mẫu vào cột sắc ký.
Cột sắc ký TSKgel G8 Variant HSi Dùng để tách biệt HbA1c dạng ổn định (s-
A1c) với các biến thể khác trong

19
hemoglobin một cách nhanh chóng và
chính xác.
Các dung dịch đệm rửa giải: Các thành phần trong hemoglobin (A1a,
- G8 Variant Elution Buffer HSi No. 1 (S) A1b, F, l-A1c, s-A1c) sẽ được phân tách
- G8 Variant Elution Buffer HSi No. 2 (S) dần theo từng bước bằng 3 dung dịch đệm
- G8 Variant Elution Buffer HSi No. 3 (S) rửa với nồng độ muối và pH khác nhau.
Những thành phần bị tách ra sẽ tương tác
với các ion dương gắn trên các bề mặt của
cột lọc tại những vị trí xác định.
Các thành phần Hb sau khi được tách ra sẽ được đưa qua hệ thống đo quang bằng đèn
LED theo dòng chảy và được đo ở bước sóng 415nm. Nhờ dữ liệu đo được ở từng thành
phần mà máy có thể tính ra tỉ lệ phần trăm HbA1c một cách chính xác. Cả quá trình phân
tích này chỉ mất 1,6 phút.
1.2. Các xét nghiệm thực hiện:
1.2.1. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan mật
XN Giá trị BT Mục đích Lưu ý
Bilirubin - Bilỉrubin toàn - Chẩn đoán các bệnh lý gan - Bệnh nhân phải nhịn ăn từ 4
phần: < 17.1 mật và tình trạng tan máu. - 8h trước khi lấy máu.
μmol/L - Theo dõi hiệu quả của điều trị - Cần phải tách nhanh hồng
- Bilirubin trực tiếp: quang cho trẻ sơ sinh bị vàng cầu, do tan máu có thể làm
< 5 μmol/L da. sai lệch kết quả.
- Bilirubin gián tiếp: - Phát hiện những trường hợp - Tránh để mẫu bệnh phẩm
< 12 μmol/L (chỉ số có vàng da tiềm ẩn mà lâm tiếp xúc trực tiếp với ánh
được tính toán) sàng chưa phát hiện được. sáng mặt trời hay ánh sáng
- Đánh giá mức độ nặng của nhân tạo. Nếu tiếp xúc >1h
một số bệnh lý gan. sẽ làm giảm nồng độ
- Thăm dò các tắc mật (trong và bilirubin của bệnh phẩm.
ngoài gan). - Tiếp xúc 24h trước đó với
thuốc cản quang có thể làm
thay đổi kết quả xét nghiệm.
Alkaline - Nữ: 30-100 U/L - Chẩn đoán tình trạng ứ mật - Bệnh nhân phải nhịn ăn từ
phosphatase - Nam: 45-115 U/L nếu chỉ số tăng gấp 5 lần giá trị 10-12h trước khi lấy máu xét
(ALP) bình thường. nghiệm.
- Chẩn đoán bệnh lý xương có - Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng
đi kèm tăng nồng độ tạo cốt cầu có thể làm thay đổi kết
bào. quả XN.
- Theo dõi các bệnh lý khối u
(gợi ý có di căn xương hay
gan).

20
AST < 35 U/L Xác định tình trạng phân hủy tế - Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng
bào có nguồn gốc từ gan, cơ cầu có thể làm thay đổi kết
tim hay cơ vân, từ đó: quả XN.

21
ALT - Đánh giá được tình trạng tổn
thương gan, với tỉ lệ AST/ALT
< 1 ngoại trừ xơ gan do rượu
- Theo dõi tác động độc trên tế
bào gan của các thuốc sử dụng
có nguy cơ gây độc cho gan.
- Đánh giá được tình trạng tổn
thương cơ tim trong NMCT
(hiện nay ít sử dụng), chủ yếu
là tăng AST nên tỉ lệ
AST/ALT >
1
GGT - Trị số trung bình: - Chẩn đoán một số bệnh lý gan - Yêu cầu nhịn ăn 8h trước
11 - 50 U/L, ở nữ mật hay các tình trạng nghiện khi lấy máu XN và không
thấp hơn ở nam. rượu mạn tính. được uống rượu trong vòng
24h trước khi lấy máu.
- Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng
cầu có thể làm thay đổi kết
quả XN.
Albumin 4,5 – 5,5 g/L - Đánh giá mức độ tổng hợp tế - Tình trạng thiếu máu cục
bào của gan. bộ gây biến đổi kết quả XN
- Đánh giá tình trạng dinh do khả năng gắn với kim loại
dưỡng của bệnh nhân. của albumin bị giảm đi.
- Thăm dò, đánh giá các tình -Trong khi có thai, nồng độ
trạng của bệnh lý mạn tính. albumin máu giảm đi đôi
chút, trái lại nồng độ các
globulin tăng lên bù trừ.
- Khi có tình trạng hòa loãng
máu hoặc cô đặc máu sẽ gây
biến đổi số lượng các thành
phần protein máu (kể cả
albumin) song tỷ lệ phần
trăm không thay đổi và sự
biến đổi này xẩy ra song
song với các biến đổi giá trị
hematocrit.
- Cần lưu ý các thuốc có thể
làm biến đổi kết quả XN.

22
NH3 10-47 μmol/L - Suy gan làm NH3 tăng cao - Yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn
trong máu gây độc cho não, vì 8h trước khi lấy máu, có thể
thế mà NH3 máu thường chỉ uống nước bình thường.
định để theo dõi tình trạng bệnh - Tránh hoạt động thể lực
não do gan, trong diễn biến suy quá mức hoặc hút thuốc ngay
gan nặng, xơ gan giai đoạn trước khi lấy máu.
cuối. - Chế độ ăn chứa quá nhiều
hay quá ít protein làm ảnh
hưởng kết quả xét nghiệm.
1.2.2. Xét nghiệm lipid máu
XN Giá trị BT Mục đích Lưu ý
Cholesterol 120 – 200 mg/dL - Nghiên cứu các tình trạng rối - Yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn
toàn phần hay 3,1 - 5,2 loạn lipoprotein máu. 12h trước khi lấy máu.
mmol/L. - Đánh giá nguy cơ hình thành Không được uống rượu
HDL-C - Nam:35–54 mg/dL mảng xơ vữa ĐM. Trong đó, trong vòng 24h trước khi lấy
hay 0,9 – 1,4 LDL-C là yếu gây xơ vữa còn máu.
mmol/L. HDL-C là yếu tố làm giảm
- Nữ: 45–64 nguy cơ xơ vữa ĐM.
mg/dL hay 1,1 - - Nghiên cứu chức năng của
1,7 mmol/L. gan.
LDL-C 80 – 150 mg/dL hay - Hỗ trợ cho chẩn đoán các tình
2,1 – 3,9 mmol/L trạng rối loạn chức năng tuyến
giáp.
Triglyceride - Bình thường < 150 - Định lượng triglyceride giúp - Yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn
mg/dL đánh giá tình trạng lipid trong 12h trước khi lấy máu.
hay < 1.7 mmol/L cơ thể, giúp kiểm soát lượng Không được uống rượu
- Giới hạn cao : 150- lipid đưa vào và theo dõi trong vòng 24h trước khi lấy
199 mg/dL hay 1.7- chuyển hóa lipid trong cơ thể. máu.
2.25 mmol/L - Tăng triglyceride trong máu - Có thai và lấy máu khi BN
- Cao: 200-499 dẫn đến xơ vữa ĐM, gây nguy không nhịn ăn sẽ làm tăng
mg/dL hay 2.26- cơ về các bệnh tim mạch và đột TG máu.
5,64 mmol/L qụy.
- Rất cao: > 500
mg/dL hay > 5,65
mmol/L.
1.2.3. Xét nghiệm đánh giá chức năng thận
XN Giá trị BT Mục đích Lưu ý
Urê máu 1.7 – 8.3 mmol/L - Chẩn đoán tình trạng suy - Hướng dẫn bệnh nhân
thận, nhất là khi tăng song song không nên ăn quá nhiều
với creatin. protein trước khi lấy máu.
- Đánh giá mức độ cung cấp
protein của một chế độ ăn khi

23
tăng đơn độc urê máu mà - Tăng giả tạo nồng độ Urê
không kèm tăng creatinine. máu có thể xảy ra khi để
- Xét nghiệm không thể thiếu bệnh phẩm xảy ra vỡ hồng
trước khi quyết định cho BN cầu.
dùng loại thuốc có nguy cơ gây
độc thận.
- Cho phép đánh giá mức độ
nặng của suy thận và giúp
quyết định có cần phải lọc
máu cấp
cứu không.
Creatinin - Nam: 90 – 120 - Chẩn đoán và đánh giá mức - Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng
μmol/L độ suy thận. cầu có thể làm thay đổi kết
- Nữ: 75 – 110 - Kết hợp với urê máu giúp quả XN.
μmol/L chẩn đoán phân biệt các trường - Nồng độ creatinin máu vào
hợp suy thận: cuối buổi chiều sẽ tăng cao
+ Suy thận nguồn gốc trước hơn 20-40% so với buổi
thận: thường tỉ lệ urê/creatinine sáng.
>40. - Chế độ ăn quá nhiều thịt
+ Suy thận nguồn gốc sau thận: cũng có thể làm thay đổi kết
thường tỉ lệ thường tỉ lệ quả XN.
urê/creatinine < 40.
eGFR ≥ 90 - Sàng lọc và phát hiện tổn - Độ lọc cầu thận ước tính
(Độ lọc cầu ml/phút/1,73m 2
thương thận sớm, giúp chẩn eGFR của một người sẽ
thận ước đoán bệnh thận mãn tính. giảm dần theo tuổi tác, theo
tính) - Theo dõi tình trạng hiện tại một số bệnh và có xu hướng
của thận, đánh giá chức năng tăng trong thai kỳ.
thận. - Trong thực tế lâm sàng,
bệnh nhân bị bệnh thận mạn
tính có thể sử dụng một số
thuốc gây ảnh hưởng đến
chức năng thận. Những loại
thuốc này cần được điều
chỉnh liều dùng, tránh sử
dụng hoặc thay thế bằng
thuốc khác ít ảnh hưởng hơn.
Acid uric 155 – 428 - Chẩn đoán các bệnh lý gây - Yêu cầu bệnh nhân phải
U//mL biến đổi nồng độ acid uric. nhịn ăn 4-8h trước khi lấy
- Theo dõi điều trị bệnh gout. máu.
- Hữu ích trong việc theo dõi - Cần lưu ý các thuốc có thể
độ nặng và tiên lượng các làm tăng hoặc giảm nồng độ
BN acid uric máu.
nhiễm độc thai nghén nặng với
nguy cơ sản giật và tiền sản
24
giật.

25
Protein <30mg/24 giờ Bình thường trong nước tiểu
niệu 24h không có hoặc có rất ít protein
do cơ chế tái hấp thu protein ở
thận. Vì vậy mà protein niệu là
thông số quan trọng trong chẩn
đoán các bệnh thận tiết niệu.
1.2.4. Xét nghiệm đái tháo đường
XN Giá trị BT Mục đích Lưu ý
Glucose - Nồng độ bình - Chẩn đoán các bất thường - Bệnh nhân phải được nhịn
máu thường lúc đói là < chuyển hóa glucid. ăn tuyệt đối trong vòng ít
5,6 mmol/L (hay nhất 8 giờ trước khi lấy máu.
<100 mg/dL) - Nếu có thể, yêu cầu BN
- Rối loạn nồng độ ngưng dùng insulin và thuốc
glucose máu lúc đói: hạ đường huyết cho tới khi
5,9-6,9 mmol/L (hay lấy hết các mẫu máu làm xét
100-125 mg/dL) nghiệm
- Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng
cầu sẽ làm thay đổi kết quả
XN.
HbA1c - Bình thường < - Theo dõi sự tuân thủ điều trị - Giảm thời gian sống trung
5,6% và mức độ kiểm soát nồng độ bình của hồng cầu có thể là
- Nguy cơ: 5,7 – glucose huyết dài hạn ở nguyên nhân gây ước tính
6,4% bệnh nhân bị ĐTĐ nồng độ HbA1c thấp hơn giá
- ĐTĐ: > 6,5% - Chỉ số đánh giả hiệu quả điều trịt hực.
trị hay kiểm soát đường huyết - Có các hemoglobin bất
- Chẩn đoán ĐTĐ. thường cũng có thể là
nguyên nhân làm sai lệch kết
quả.
- Nồng độ HbA1c rất thường
bị ước tính cao hơn giá trị
thực khi có tình trạng suy
thận.
1.2.5. Một số xét nghiệm khác
XN Giá trị BT Mục đích Lưu ý
Amylase 22 – 80 U/L - Để khẳng định chẩn đoán - Nếu xét nghiệm trên huyết
viêm tụy cấp hay đợt cấp của thanh, yêu cầu bệnh nhân
viêm tụy. Là một xét nghiệm phải nhịn ăn trước khi lấy
không thể thiếu đối với tất cả máu.
trường hợp đau bụng bị nghi - Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng
vấn do nguồn gốc tụy và các cầu có thể làm thay đổi kết
trường quả XN.
hợp vàng da không rõ nguồn
gốc.
26
27
- Chẩn đoán phân biệt đau bụng - Bệnh phẩm bị nhiễm bẩn
do viêm tụy cấp với đau bụng nước bọt có thể làm tăng kết
cần điều trị ngoại khoa do quả giả tạo.
nguyên nhân khác. - Tăng triglyceride nặng (>5
lần giá trị giới hạn trên) có
thể gây ức chế hoạt độ
enzyme.
- Suy thận có thể gây tăng
vừa hoạt độ amylase máu.

LDH 205 -450 U/L Gia tăng hoạt độ các LDH - Để xảy ra tình trạng bệnh
chứng tỏ có tình trạng hoại tử phẩm bị vỡ hồng cầu và BN
tế bào, gặp ở các bệnh lý: cố gắng thể lực quá mức
- Bệnh lý tim: NMCT, trước khi lấy máu sẽ làm
- Bệnh lý gan: xơ gan, vàng da thay đổi kết quả XN.
tắc mật,…
- Bệnh lý cơ vân: viêm đa cơ,
loạng dưỡng cơ,…
- Bệnh lý huyết học: thiếu máu
tan máu, thiếu acid folic,…
- Bệnh lý thận: viêm cầu thận,
ghép thận,…
- Bệnh lý phổi: nhồi máu phổi,
tắc mạch phổi,…
hs-CRP  <1,0 mg/L = Đánh giá nguy cơ bị bệnh tim - Kết quả âm tính giả: dùng
Nguy cơ thấp mạch. Đây là yếu tố chính gây các thuốc kháng viêm không
nhất tình trạng xuất hiện và đứt rách phải steroid, aspirin, statin,
 1,0-3,0 mg/L = mảng xơ vữa mạch. thuốc chẹn β giao cảm.
Nguy cơ trung - Tăng nồng độ hs-CRP dự báo - Kết quả dương tính giả:
bình BN có nguy cơ bị sự cố mạch dùng các thuốc điều trị
 >3,0 mg/L = vành, đột quỵ, bệnh động mạch hormon thay thế, thuốc ngừa
Nguy cơ cao nhất ngoại biên và ĐTĐ týp 2. thai uống.
- Đặt dụng cụ ngừa thai
trong CTC.
- Gắng sức thể lực quá mạnh.
- Có thai.
- Béo phì.
Ferritin 10 – 250 μg/L - Đánh giá kho dự trữ sắt có thể - Yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn
huy động được của cơ thể. trước khi lấy máu.
- Được sử dụng để chẩn đoán - Tăng giả tạo nồng độ
phân biệt các loại thiếu máu khi ferritin máu có thể xảy ra
phối hợp định lượng nồng đọ khi:

28
ferritin với xác định nồng độ  Dùng các chất bổ sung sắt
sắt và khả năng gắn sắt toàn cơ và thức ăn có chứa hàm
thể. lượng sắt cao.
- Chẩn đoán và theo dõi đáp  Sau khi truyền máu.
ứng điều trị ở các BN bị nhiễm  Sau khi dùng chất đồng vị
thiết huyết tố. phóng xạ để chụp xạ
hình.
 Huyết thanh có nồng độ
lipid cao.
2. Xét nghiệm Miễn dịch:
2.1. Thiết bị phân tích:
2.1.1. Máy ARCHITECT Ci8200
Như đã giới thiệu, ARCHITECT ci8200 của hãng Abbott tích hợp sinh hóa và miễn dịch
với module i2000SR phân tích miễn dịch. Ngoài các xét nghiệm sinh hóa lẻ, PXN cũng
sử dụng máy này cho những chỉ định xét nghiệm có cả sinh hóa và miễn dịch. Một số đặc
điểm của module miễn dịch được như sau:
Bảng 6: Thông số kỹ thuật máy ARCHITECT ci8200 - module Miễn dịch
Nguyên lý xét nghiệm Miễn dịch: Kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch Hóa phát quang
tiên tiến nhất CHEMIFLEX.
Tốc độ xét nghiệm 200 xét nghiệm/giờ
Dung lượng chứa mẫu Chứa được 367 mẫu với:
- 35 vị trí cho mẫu ưu tiên.
- 32 vị trí trên vòng chứa trữ lạnh dành cho dung dịch chuẩn
(Cal) và dung dịch kiểm tra (QC).
- Số vị trí còn lại là mẫu chạy thường quy. Trong đó, miễn
dịch có 150 vị trí chạy.
Dung lượng thuốc thử Khay thuốc thử trữ lạnh có 25 vị trí chứa được đồng thời 25
kit thuốc thử khác nhau. Các hộp thuốc thử được nhận diện
tự động bằng hệ thống mã vạch (barcode). Các lọ dung dịch
có thể phân biệt nhờ mã hóa màu sắc.

 Nguyên lý hoạt động:


Kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch hóa phát quang sử dụng hạt từ (Chemiluminescent
Magnetic Immunoassay – CMIA hay CHEMIFLEX): phương pháp này được thực hiện
bằng cách gắn phức hợp KN-KT trên pha rắn chứa các vi hạt từ. Những chất được sử
dụng trong phương pháp này gồm:
- Hạt từ được phủ KT gắn trên pha rắn: dùng để kết hợp với chất cần phân tích có bản
chất là KN tạo phức hợp KN-KT

29
- Chất cộng hợp để gắn KT: ở đây sử dụng một chất dẫn xuất của Acridinium do nhà sản
xuất thiết kế.
- Thuốc thử Pre-Trigger và Trigger: có bản chất acid/ base để thay đổi pH môi trường
phản ứng khiến cho chất cộng hợp đã gắn KT phát ra tính hiệu quang.
Tín hiệu quang sẽ được khuếch đại và đo lường bởi một ống nhân quang. Số tín hiệu đo
được sẽ phản ánh được nồng độ của chất cần phân tích có trong mẫu.

Hình 9: Các thành phần phản ứng theo nguyên lý


miễn dịch hóa phát quang CHEMIFLEX

Một ưu điểm của máy ARCHITECT Ci8200 là nó không bị ảnh hưởng bởi biotin ngoại
sinh [7]. Phương pháp này của máy cũng giúp giảm đi thời gian ủ và thời gian phản ứng
nên thời gian hoàn xét nghiệm nhanh hơn so với các phương pháp xét nghiệm khác.
2.1.2. Máy UniCel DxI800

Hình 10: Máy UniCel DxI800

30
Máy UniCel DxI800 được dùng để chạy các mẫu có chỉ định chạy các xét nghiệm miễn
dịch lẻ, một vài đặc điểm của máy là:
Bảng 7: Thông số kỹ thuật máy UniCel DxI800
Nguyên lý xét nghiệm Miễn dịch hóa phát quang (CLIA)
Tốc độ xét nghiệm 400 xét nghiệm/ giờ
Dung lượng thuốc thử Có 50 vị trí nạp thuốc thử
Số mẫu chạy tối đa Trong một lần chạy có thể nạp tối đa 30 rack với 120 mẫu

 Nguyên lý hoạt động


Máy UniCel DxI800 hoạt động dựa theo nguyên lý miễn dịch hóa phát quang
(Chemiluminescent Immunoassay – CLIA): nguyên lý KN (chất cần phân tích trong mẫu
bệnh phẩm) kết hợp với KT (trong thuốc thử) có gắn chất đánh dấu (thường là phân tử
Acridinium ester). Nhờ chất đánh dấu có khả năng phát quang khi thay đổi pH của dung
dịch phản ứng và tín hiệu phát quang được khuếch đại qua một ống nhân quang mà người
ta có thể định lượng các chất có nồng độ rất thấp hoặc các chất bất thường trong cơ thể
với độ chính xác rất cao so với các kỹ thuật hóa sinh thông thường khác.
Khác với Chemiflex của máy ARCHITECT, phương pháp này cần đến cầu nối biotin-
streptavidin trong quá trình phân tích, do đó biotin ngoại sinh có thể ảnh hưởng tới kết
quả xét nghiệm giảm giả tạo hoặc tăng giả tạo tùy vào từng loại xét nghiệm. [7]
2.1.3. Máy HISCL-5000

Hình 11: Máy HISCL-5000

31
Cũng tương tự như vậy, máy HISCL-5000 được dùng để chạy các mẫu có chỉ định chạy
xét nghiệm miễn dịch lẻ, một vài đặc điểm của máy là:
Bảng 8: Thông số kỹ thuật máy HISCL-5000
Nguyên lý xét nghiệm Miễn dịch hóa phát quang enzyme (CLEIA)
Tốc độ xét nghiệm 200 xét nghiệm/ giờ
Thời gian ra kết quả 17 phút kể từ khi hút mẫu
Số mẫu chạy tối đa Trong một lần chạy có thể nạp tối đa 20 rack với 100 mẫu
 Nguyên lý hoạt động:
Máy HISCL-5000 hoạt động dựa theo nguyên lý miễn dịch hóa phát quang enzyme
(CLEIA) với các phản ứng như sau:
- Một KT đơn dòng được biotin hóa sẽ thêm vào và gắn với chất cần phân tích (KN).
- Các hạt từ Streptavidin gắn sẵn trên pha rắn sẽ bắt các KT được biotin hóa tạo thành
phức hợp Avidin-biotin liên kết vô cùng chặt chẽ. Tiến hành rửa để loại bỏ những chất tự
do còn sót lại.
- Một kháng thể thứ cấp chứa enzyme được đánh dấu là phosphatase kiềm (ALP) được
thêm vào gắn với KN. Tiến hành rửa giải lần hai để loại bỏ các KT thừa.
- Thêm cơ chất hóa phát quang - đối với hãng thì là CDP-Star © - để phản ứng với
enzyme phát ra tín hiệu quang. Dung dịch đệm đóng vai trò tạo môi trường phù hợp cho
phản ứng.
- Thiết bị phát hiện tín hiệu sẽ đo và xuất ra kết quả trong vòng 17 phút.

Hình 12: Các bước phản ứng của phương pháp CLEIA

32
Cũng giống như máy UniCel DxI800, phương pháp này có sử dụng biotin nên khi trong
cơ thể bệnh nhân có một lượng dư biotin, biotin tự do sẽ gắn với hạt từ streptavidin trên
giếng chiếm vị trí của biotin gắn kháng thể. Khi đó, các phức hợp KT biotin hóa - KN
không được cố định trên giếng sẽ bị rửa trôi, kết quả là thu được tín hiệu giảm giả tạo,
dẫn tới ảnh hưởng đến kết quả của chất cần phân tích trong mẫu.
2.2. Các xét nghiệm thực hiện
2.2.1. Xét nghiệm các dấu ấn ung thư
XN Giá trị tham chiếu Chỉ định Ý nghĩa
AFP Người trưởng thành - Tuyệt đối: ung thư tế bào gan, - AFP tăng cao trong ung thư
AFP < 10 ng/mL u tế bào mầm, theo dõi sau điều gan: 70 – 95 % trong ung
trị u gan, u tế bào mầm. thư gan nguyên phát và 60%
- Tương đối: Theo dõi bệnh u tế bào mầm
nhân xơ gan ung thư hóa, theo - AFP tăng theo sự lan rộng
dõi bệnh nhân sau điều trị cắt của khối u (tb 50 – 500
bỏ u tinh hoàn. ng/mL)
- Di căn, AFP < 400 ng/mL
- AFP rất có ích trong theo
dõi bệnh nhân có nguy cơ
cao mắc ung thư gan: viêm
gan B, C.
- AFP cũng tăng trong các
bệnh lành tính: viêm gan cấp
và mạn.
PIVKA-II < 40 mAU/mL - Chỉ định cho đối tượng bệnh - PIVKA-II không xuất hiện
nhân nguy cơ: nhiễm virus ở bình thường, nhưng ở
viêm gan B (HBV) hoặc virus người bị bệnh gan và gan ác
viêm gan C (HCV) mạn tính, tính, PIVKA-II có thể xuất
xơ gan, nghiện rượu, béo phì, hiện dù cơ thể không bị thiếu
đái tháo đường,… hụt vitamin K.
- Hỗ trợ chẩn đoán và tiên - PIVKA-II > 400 mAU/mL
lượng ở bệnh nhân bị ung thư có liên quan đến việc tái phát
biểu mô tế bào gan (HCC) và HCC ở bệnh nhân ghép gan.
theo dõi HCC trong quá trình - Kết hợp PIVKA-II, AFP và
điều trị. AFP-L3 giúp cải thiện đáng
kể khả năng phát hiện HCC
với độ nhạy đến 84% và độ
đặc hiệu 94%.
CA 19-9 < 37 U/mL Theo dõi điều trị và tái phát Ung thư tụy: tăng cao (100
trên bệnh nhân u tụy, gan, mật, U/mL), bệnh nhân có
dạ dày. CA19.9
> 10.000 U/mL hầu như
luôn có di căn.
33
Ngoài ra, CA19.9 tăng trong:
- Ung thư biểu mô gan.
- Ung thư túi mật.
- Ung thư dạ dày.
- Ung thư đại trực tràng.
CA 125 < 35 U/L - Phụ nữ có khối u vùng chậu - Tăng cao trong ung thư
- Theo dõi tiên lượng trong ung biểu mô buồng trứng
thư buồng trứng. - Tăng nhẹ trong giai đoạn
- Nghi ngờ ung thư tụy (tương sớm, u nhỏ, đáp ứng điều trị
đối) tốt. Tăng cao trong giai đoạn
muộn, đáp ứng kém với hóa
trị.
- Tăng cao trong 50% ung
thư buồng trứng giai đoạn I
và 60% giai đoạn II
- Sau cắt bỏ u buồng trứng 3
tháng mà CA125 vẫn cao
chứng tỏ khối u được cắt bỏ
không hết
- CA125 tăng còn gặp trong
ung thư cổ tử cung, phổi,
ống tiêu hóa. Ngoài ra còn
tăng trong bệnh lành tính
như lạc nội mạc tử cung, u
nang
buồng trứng, u cơ,…
CEA < 2.5 ng/mL - Chỉ định trong chẩn đoán ung - Tăng trong ung thư đại trực
thư đại trực tràng, theo dõi đáp tràng, tuy nhiên độ nhạy
ứng điều trị và diễn tiến của thấp trong giai đoạn sớm
ung thư đại trực tràng. - CEA > 20 ng/mL có thể
- CEA có giá trị trong tiên bệnh đã di căn.
lượng bệnh, nồng độ trước - CEA cũng tăng trong các
phẫu thuật càng cao thì khả bệnh lý khác:
năng tái phát bệnh càng sớm và  Ác tính: vú, phổi, tụy,
giảm khả năng sống còn. tuyến giáp, ung thư
vú di căn
 Lành tính: polyp đại
tràng, viêm ruột, xơ
gan, viêm gan mạn,
phù phổi,...
PSA < 4 mg/mL - Nghi ngờ ung thư tuyến tiền - Kết hợp thăm khám trực
liệt. tràng làm tăng khả năng phát
- Sàng lọc ung thư tuyến tiền hiện ung thư tuyến tiền liệt
liệt ở nam giới > 50tuổi
34
35
- Theo dõi hiệu quả điều trị tPSA vẫn tăng cao sau phẫu
- Tăng cao trong ung thư tuyến thuật cắt bỏ khối u chứng tỏ
tiền liệt. còn sót
- Sàng lọc PSA có giá trị
khoảng 3%.
- Khi tPSA tăng cao thì xác
suất phát hiện ung thư tuyến
tiền liệt tăng. Khi tăng quá
cao, chứng tỏ khối u không
còn giới hạn ở cơ quan, có
khả năng di căn vùng hạch
chậu (> 50 ng/mL)
- fPSA/tPSA dùng phối hợp
tPSA để chẩn đoán phân biệt
ung thư tuyến tiền liệt với
bệnh lành tính tuyến tiền liệt
vì % fPSA thấp hơn nhiều ở
bệnh nhân ung thư tuyến tiền
liệt.
2.2.2. Xét nghiệm các hormone nội tiết
XN Giá trị tham chiếu Mục đích Lưu ý
Cortisol - 8h sáng đến 12h - Định lượng nồng độ cortisol - Nồng độ cortisol máu có
trưa: 5-25 µg/dL máu giúp chẩn đoán hội chứng thể thay đổi khi gắng sức,
- 12h trưa đến 20h Cushing và suy thượng thận. khi ngủ và trong tình trạng
tối: 5-15 µg/dL stress.
- 20h tối đến 8h - Mẫu bệnh phẩm bị vỡ
sáng: 0-10 µg/dL hồng cầu có thể làm thay đổi
kết quả XN.
FT3 2,31-4,29 ng/L - Chỉ định khi BN có biểu hiện
các triệu chứng cường giáp
song nồng độ T4 tự do bình
thường hay ở mức ranh giới,
XN giúp:
 Đánh giá chức năng tuyến
giáp.
 Chẩn đoán các trường hợp
cường giáp do T3.
 Theo dõi hiệu quả điều trị
đối với tình trạng cường
giáp. Nếu nồng độ T3 trong
giới hạn bình thường,
chứng tỏ thuốc điều trị có

36
hiệu quả kiểm soát tình
trạng cường giáp.
FT4 8,6-17,9 ng/L Để chẩn đoán tình trạng cường - Tiến hành sử dụng chất
chức năng và suy chức năng đồng vị phóng xạ để chụp xạ
tuyến giáp, nhất là khi nồng độ hình trong vòng 1 tuần trước
globulin mang thyroxin (TBG) khi lấy máu XN có thể làm
bình thường. thay đổi kết quả XN.
- Các điều trị trước đó có thể
ảnh hưởng đến chức năng
tuyến giáp hay làm nhiễu kết
quả định lượng nồng độ
FT4.
TSH 0,5-5 mIU/L - Chẩn đoán các tình trạng rối - Mẫu bệnh phẩm bị vỡ
loạn chức năng tuyến giáp hồng cầu có thể làm thay đổi
(cường giáp và suy giáp). kết quả XN.
- Chẩn đoán phân biệt nguồn - Các thăm dò tiến hành gần
gốc suy giáp là tại tuyến giáp đây có sử dụng chất đồng vị
(tiên phát) hay ngoài tuyến phóng xạ có thể làm thay đổi
giáp (thứ phát): kết hợp định kết quả XN.
lượng đồng thời FT4. - Nồng độ TSH biến đổi
- Theo dõi đáp ứng điều trị của theo nhịp ngày đêm. Nồng
bệnh nhân bị rối loạn chức độ nền xảy ra quanh thời
năng tuyến giáp. điểm 10h sáng và cao nhất
vào lúc 10h
đêm.
PTH 10-60 ng/L - Chẩn đoán tình trạng rối loạn - Yêu cầu BN nhịn ăn 8-10h
chức năng tuyến cận giáp trước khi lấy máu XN. Nồng
(cường chức năng và suy chức độ PTH cũng thay đổi trong
năng). ngày (nồng độ đạt đỉnh vào
- Đánh giá các BN có nồng độ 2h sáng).
Canxi máu bất thường và theo - Các kết quả thấp giả tạo có
dõi các tình trạng bệnh lý có thể xảy ra sau khi BN uống
tác động tới nồng độ Canxi sữa.
máu như suy thận mạn. - Một số yếu tố có thể tác
động tới nồng độ PTH là: có
thai, đang trong thời kì cho
con bú, tăng lipid máu và
dùng chất đồng vị phóng xạ
để chụp xạ hình trong vòng
1
tuần trước đó
Estradiol - Nữ: - Xác định chức năng buồng - Mẫu bệnh phẩm bị vỡ
 Giai đoạn tạo trứng của người phụ nữ ngoài hồng cầu có thể làm thay đổi
nang buồng thời gian có thai và để chẩn kết quả XN.
37
trứng: 20-120 đoán nguyên nhân dậy thì sớm
ng/L ở nữ.

38
 Giai đoạn tạo - Xác định tình trạng mất kinh - Nồng độ estradiol cao kèm
hoàng thể: 80- là do mãn kinh, có thai hay do nồng độ FSH và LH cao:
200 ng/L. một vấn đề nội khoa gây nên. BN có thể ở GĐ đỉnh rụng
 Thời kỳ mãn - Để tìm kiếm tình trạng bài trứng.
kinh: <30 ng/L. xuất bất thường estrogen ở nam - Nồng độ estradiol rất thấp
- Nam: <30 ng/L có bệnh cảnh vú to kèm với nồng độ FSH và
LH tăng cao: BN ở giai đoạn
mãn
kinh hay bị một bệnh lý
buồng trứng.
FSH - Nữ: - Đánh giá chức năng của trục - Mẫu bệnh phẩm bị vỡ
 GĐ tạo nang dưới đồi – tuyến sinh dục ở cả hồng cầu hay có chất đồng
buồng trứng: nam và nữ. vị phóng xạ để chụp xạ hình
1,68-15 IU/L. - XN này chủ yếu được sử trong vòng 1 tuần trước khi
 Giữa chu kì dụng để chẩn đoán tình trạng lấy máu XN có thể làm thay
kinh: 21,9-56.6 giảm chức năng tuyến sinh đổi kết quả XN.
IU/L. dục, vô sinh, các rối loạn kinh
 GĐ tạo hoàng nguyệt, dậy thì sớm và mãn
thể: 0,61-16,3 kinh.
IU/L. - XN hữu ích trong thăm dò
 Sau GĐ mãn các BN hiếm muộn:
kinh: 14,2-5,3  Ở nữ, XN định lượng
IU/L. FSH luôn được làm
- Nam: 1,24-7,8IU/L cùng với LH và
estradiol.
 Ở nam, FSH luôn được
phân tích kết hợp với
XN tinh dịch đồ.
LH - Nam giới: 1.7 – - Đánh giá chức năng của trục - Mẫu bệnh phẩm bị vỡ
8.6 mIU/ml dưới đồi – sinh dục ở cả nam hồng cầu hay có chất đồng
- Nữ giới: và nữ giới. vị phóng xạ để chụp xạ hình
 Pha nang: 3.4- - Thường được chỉ định ngay trong vòng 1 tuần trước khi
12.6 mIU/ml đầu tiên khi muốn xác định tình lấy máu XN có thể làm thay
 Pha rụng trứng: trạng rụng trứng có xảy ra đổi kết quả XN.
14.0 – 95.6 không và đánh giá các BN bị
mIU/ml vô kinh và hiếm muôn.
 Thể vàng: 1.0 – - Rất hữu ích khi làm bilan tình
11.4 mIU/ml trạng không dậy thì:
 Ở nữ: LH tăng rất cao kèm
estradiol thấp chứng tỏ có
tổn thương buồng trứng týp
Turner.
 Ở nam: LH tăng rất cao
kèm với nồng độ
39
testosterone
thấp chứng tỏ có tổn
thương tinh hoàn týp
Klinefelter.

40
 LH bình thường hay thấp đi
kèm nồng độ testosterone
thấp chứng tỏ có tổn
thương
vùng dưới đồi – tuyến yên.
β-hCG 0,0 – 5,0 mIU/mL - Xác định số thai: dự đoán - Xét nghiệm quá sớm: Khi
được một người mang thai đơn hàm lượng β-hCG còn quá ít
hay đa thai. Ở giai đoạn sớm, sẽ dẫn đến hiện tượng âm
khi nồng độ hCG tăng rất cao tính giả.
so với mức cùng độ tuổi thai - Mẫu xét nghiệm không đạt
thì có thể nghi ngờ đa thai. yêu cầu cũng có khả năng
Nhưng phải kết hợp với siêu làm sai lệch kết quả xét
âm thai thì mới kết luận được. nghiệm.
- Phát hiện sớm thai ngoài tử - Một số thuốc hoặc thực
cung. phẩm có thể làm tăng hoặc
- Phát hiện thai lưu, cần kết giảm hàm lượng β-hCG
hợp với siêu âm thai. trong cơ thể.
- Tầm soát hội chứng Down
của thai nhi.
- Phát hiện các bệnh lý liên
quan đến tế bào nuôi ở nhau
thai hoặc các bệnh lý ở tử
cung, buồng trứng.
- Dự đoán tuổi thai nhi một
cách tương đối.
Testosterone - Nam: 437-707 - Ở nam, XN giúp đánh giá - Mẫu máu nên được lấy vào
ng/dL hay 15,2-24,2 chức năng của tế bào Leydig lúc 7h sáng là thời điểm
nmol/L. của tinh hoàn, thăm dò tình nồng độ testosterone đạt
- Nữ: 24-47 ng/dL trạng vô sinh hay suy tinh mức cao nhất
hay 0,83-1,63 hoàn, cũng như trong theo dõi - BN trước khi lấy máu
nmol/L. các UT tuyến tiền liệt được không được hoạt động thể
điều trị bằng thuốc kháng lực quá mức, không có tình
androgen. trạng buộc phải nằm bất
- Ở nữ, XN giúp tìm kiếm một động dài ngày hay vừa chịu
tình trạng cường androgen ở một ca mổ lớn
phụ nữ bị rậm lông, XN còn
giúp đánh giá các khối u buồng
trứng.
- Ở cả hai giới: XN hữu ích để
đánh giá tình trạng vô sinh

41
SHBG - Nam (17- 65 tuổi) - SHBG là hormone giới tính SHBG tăng sinh lý ở phụ nữ
SHBG từ 14.5 - 48.4 gắn globulin, là một protein có thai, tăng bệnh lý trong
nmol/L được sản xuất bởi gan và liên các trường hợp:
kết chặt chẽ với các hormone  Bệnh gan
 Cường giáp

42
- Nữ (17 - 50 tuổi) như testosterone, DHT,  Rối loạn ăn uống
SHBG từ 26.1 - 110 estrogen.  Thiểu năng sinh dục
nmol/L - Xét nghiệm đo lường mức độ SHBG giảm sinh lý ở người
- Nữ mãn kinh từ SHBG trong máu thường được béo phì, giảm bệnh lý trong
14.1 - 68.9 nmol/L sử dụng để đánh giá sự thiếu các trường hợp:
hụt hoặc dư thừa testosterone.  Hội chứng buồng trứng
đa nang
 Suy giáp
 Sử dụng androgen
 Bệnh cushing
2.2.3. Xét nghiệm chẩn đoán HIV
XN Giá trị tham chiếu Mục đích Lưu ý
HIV Âm tính Là xét nghiệm sàng lọc cho: - Kết quả tìm KT có thể (-)
Ag + Ab - Tất cả BN trước khi bắt đầu trong vòng 3-6 tháng sau khi
điều trị lao. nhiễm HIV do đang trong
- Tất cả BN đến khám và điều GĐ tiềm tàng của virus và
trị các bệnh lây qua đường tình BN sẽ hoàn toàn không có
dục cần được sàng lọc HIV triệu chứng, dễ dàng bị BN
thường quy cho mỗi lần đến bỏ qua.
khám phát khi xuất hiện một - Khi một đối tượng được
vấn đề khó chịu mới. CĐ bị nhiễm HIV, NVYT
- XN sàng lọc phải là tự cần động viên hướng dẫn
nguyện, chỉ được thực hiện khi BN để họ nhận thức được
BN đồng ý và hiểu rõ ý nghĩa. tầm quan trọng của việc
thông báo tình trạng nhiễm
của mình cho vợ hay chồng
hoặc các bạn tình hiện tại
của BN. Đồng thời khuyến
cáo những đối tượng có
quan hệ tình dục với BN
nên làm test sàng lọc HIV.
2.2.4. Xét nghiệm chẩn đoán virus viêm gan
XN Giá trị tham chiếu Mục đích Lưu ý
HCV Ab <1: nonreactive - Xác định tình trạng nhiễm Tiến hành thăm dò chẩn đoán
1 – <5: gray zone virus viêm gan C nhưng sử dụng chất đồng vị phóng
Đơn vị : S/CO không cho biết là bệnh nhân xạ trong vòng 1 tuần trước
ở giai đoạn cấp, mạn hay đã khi lấy máu XN có thể gây
ổn định. tăng giả tạo kết quả XN.
HBsAg <1:nonreactive - Là KN bề mặt của virus và là
Đơn vị : S/CO một chất chỉ điểm chính của
viêm gan B. Đây là yếu tố chỉ
điểm sớm nhất cho tình trạng

43
nhiễm virus cấp và xuất hiện
trước HBeAg, HBeAb.
- Trong trường hợp HBsAg tồn
tại kéo dài trên 6 tháng, phải
xem xét kĩ lưỡng về khả năng
tiến triển sang tình trạng viêm
gan mạn.
- Kết quả (-): BN chưa bao giờ
bị phơi nhiễm virus viêm gan B
hoặc đã hồi phục và đã hết
virus hoàn toàn.
HBsAb <10: nonreactive - Đây là KT xuất hiện cuối
Đơn vị: mIU/mL cùng về phương diện thời gian
và xuất hiện sau khi HBsAg
biến mất từ 2-16 tuần.
- Chỉ dẫn tình trạng khỏi bệnh
lâm sàng và chứng tỏ BN đã có
MD đối với virus viêm gan B
ngoại trừ và subtype hiếm gặp
của loại virus này.
- KT tồn tại nhiều tháng tới
nhiều năm.
- XN được chỉ định để xác định
là có cần tiêm vaccine cho đối
tượng có nguy cơ bị viêm gan
B
hay không.
2.2.5. Xét nghiệm men tim
XN Giá trị tham chiếu Mục đích Lưu ý
BNP < 100 pg/mL - XN định lượng BNP giúp - Nồng độ tăng lên theo độ
chẩn đoán tình trạng suy tim. tuổi và ở giới nữ.
- Giúp phân biệt tình trạng khó - Tình trạng béo phì có thể
thở do suy tim với các tình gây giảm giả tạo nồng độ
trạng khó thở do các nguyên BNP.
nhân khác. - BN bị suy thận hay đang
được lọc máu có thể bị tăng
BNP bất kể có bị suy tim
không.
- Các BN có tình trạng suy
tim phải có thể có nồng độ
BNP lên đến 300-400
pg/mL.
- Các BN mới bị tăng BNP
44
cần được đánh giá sâu về tim

45
mạch với điện tâm đồ, siêu
âm tim.
hs- < 0,034 ng/mL - Khi BN có biểu hiện đau ngực - Enzyme này vẫn có thể bị
Troponin I tới khoa cấp cứu, cần tiến hành tăng khi có tình trạng tổn
ngay lập tức định lượng thương cơ vân, nồng độ
troponin. Sau đó XN này được troponin nói chung không bị
làm lại 2-3 lần trong vòng 12- tác động do tiêm chọc nhiều
16h. lần vào cơ, chấn thương,
- Cần thực hiện Troponin với gắng sức thể lực quá mạnh
các chỉ điểm sinh học khác hay dùng thuốc.
đánh giá tổn thương tim cho tất - Chỉ nên sử dụng XN định
cả BN có biểu hiện khó chịu ở lượng troponin như một
ngực gợi ý có hội chứng mạch thành phần trong toàn bộ
vành cấp. bệnh cảnh lâm sàng, cần tiến
hành khai thác tiền sử và
bệnh sử của BN, khám thực
thể và làm các XN khác như
điện tâm đồ để chẩn đoán
bệnh mạch vành.
3. Xét nghiệm ion đồ và khí máu
3.1. Thiết bị phân tích
Tại PXN của bệnh viện, có 2 máy phân tích ion đồ tự động thuộc dòng K-Lite 6, 1 máy
phân tích ion đồ thủ công là Erba Lyte Plus và 1 máy vừa có thể chạy ion đồ, vừa có thể
chạy xét nghiệm khí máu là Cobas b221.

Hình 13: Máy ion đồ K-Lite 6 (trái) và Erba Lite Plus (phải)

46
3.1.1. Máy phân tích ion đồ
Bảng 9: Thông số máy Erba Lyte Plus và K-lite 6
Thông số Erba Lyte Plus K-Lite 6
Nguyên lý đo Điện cực chọn lọc Điện cực chọn lọc
Số mẫu/ 1 lần chạy 1 mẫu 25 mẫu
Lượng mẫu 150 µL 150 µL khi chạy thủ công
65 µL khi chạy tự động
 Nguyên lý hoạt động:
Điện cực chọn lọc (ISE): sử dụng màng chọn lọc ion ngăn cách giữa dung dịch mẫu và
dung dịch điện ly tham chiếu đã biết trước nồng độ. Màng lọc hoạt động như một bộ trao
đổi ion, có tính thấm riêng biệt với từng loại ion tạo nên chênh lệch điện thế giữa bên
trong và bên ngoài màng. Sự chênh lệch này được đo bằng điện kế, từ đó cung cấp giá trị
so sánh với điện cực chuẩn để tính toán nồng độ từng ion cần đo trong mẫu bệnh nhân.
Đối với PXN, do thực hiện 4 thông số nên hệ thống sẽ gồm các điện cực nối tiếp nhau là
K+, Na+, Ca2+ và Cl-. Mẫu bệnh phẩm được hút và bơm vào hệ thống các điện cực này.
Từng ion tương ứng sẽ được giữ lại bởi màng lọc tại mỗi điện cực và máy sẽ tiến hành đo
điện thế. Tiếp theo, một dung dịch chuẩn với nồng độ các ion cần đo đã biết được bơm
qua các điện cực đó. Độ chênh lệch điện thế giữa hai lần đo tỉ lệ với nồng độ ion tương
ứng mà nồng độ ion của dung dịch chuẩn là biết trước nên máy sẽ tính toán được nồng độ
các ion trong mẫu bệnh phẩm.
3.1.2. Máy phân tích ion đồ kết hợp khí máu

Hình 14: Máy phân tích ion đồ kết hợp khí máu Cobas b221

47
 Nguyên lý hoạt động:
Xét nghiệm ion đồ: nguyên lý như máy K-Lite 6 và Erba Lyte Plus đã kể trên.
Để thực hiện xét nghiệm khí máu, ngoài các điện cực ion ra, máy còn có các điện cực:
pO2, pCO2 và pH.
- Điện cực đo pH: điện cực quy chiếu là điện cực calomel. Khi mẫu bệnh phẩm đi qua
điện cực thì ở bề mặt giữa điện cực và bệnh phẩm phát sinh điện thế mà trị số phụ thuộc
vào nồng độ ion H+.
- Điện cực đo áp suất riêng phần pCO2: CO2 thấm qua một màng silicon đặc hiệu để tiếp
xúc với dung dịch bicarbonate và làm thay đổi pH của dung dịch này. Đo thay đổi pH
như một pH kế. Kết quả biểu thị ra pCO2.
- Điện cực chọn lọc O2: điện cực platin được âm cực hóa so với điện cực quy chiếu. O2
thấm qua màng sẽ khử cực một phần bề mặt của catot và làm giảm điện trở của mạch
điện. Cường độ dòng điện đo được tỷ lệ thuận với nồng độ O2 của dung dịch.
→ Từ ba thông số được đo trực tiếp trên, máy đo khí máu tính toán ra các thông số khác
như: HCO3-, HCO3- chuẩn (SB), kiềm dư (BE), kiềm đệm (BB),...là những thông số cần
thiết để đánh giá trạng thái toan-kiềm của người bệnh.
3.2. Các xét nghiệm thực hiện
3.2.1. Xét nghiệm ion đồ
XN Giá trị tham chiếu Mục đích Lưu ý
Na+ 135-145 mmol/L - Xác định nguyên nhân và - Tăng protid máu, tăng lipid
phản ánh tình trạng điện giải máu, truyền dextran, tăng
của cơ thể. glucose máu, dùng thuốc lợi
- Chỉ định khi BN có các triệu tiểu,… là các nguyên nhân
chứng mất cân bằng Natri và có thể làm giảm giả Natri
các rối loạn liên quan đến bất máu.
thường nồng độ Natri như rối
loạn thần kinh (lú lẫn, kích
động, hôn mê)
- Theo dõi các tình trạng suy
thận, xơ gan, đái tháo đường,
bệnh lý khối u và ở BN đang
được điều trị bằng truyền dịch
tĩnh mạch.
K+ 3,5-5 mmol/L - Đánh giá tình trạng cân bằng - Sử dụng garô khi lấy máu
toan-kiềm, tình trạng co của cơ có thể làm thay đổi kết quả
vân và cơ tìm, tình trạng nhu XN:
động ruột,… đặt garô và yêu cầu co duỗi
tay trong khi tiến hành lấy
48
- Đánh giá các BN bị rối loạn máu có thể làm tăng 20% kết
nhịp tim, rối loạn chức năng quả nồng độ K+ máu.
thận, BN có tình trạng lú lẫn ý - Bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu,
thức và rối loạn tiêu hóa. điều trị bằng thuốc lợi tiểu
giữ K+, truyền dịch K+,
bệnh thận mạn giai đoạn
cuối,.. làm tăng K+.
- Dùng thuốc lợi tiểu thải K+,
một số bệnh lý như tiêu
chảy,… làm giảm K+.
Cl- 96-106 mmol/L - Đánh giá tình trạng cân bằng - Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng
toan-kiềm và tình trạng rối loạn cầu có thể làm thay đổi kết
nước, điện giải. Thường ít quan quả XN.
trọng do thay đổi kèm với Na+ - Sử dụng garô tĩnh mạch
nên việc phân tích là tương tự quá lâu trong khi lấy máu có
như đối với Na+ máu. thể làm thay đổi kết quả XN.
- Chỉ định để đánh giá những
BN than phiền có triệu chứng
nôn kéo dài, tiêu chảy hay yếu
mệt.
Ca2+ 1,1-1,4 mmol/L - Cung cấp các thông tin liên - Sử dụng garô tĩnh mạch
quan đến chức năng tuyến cận quá lâu trong khi lấy máu
giáp và chuyển hóa Canxi trong gây tình trạng ứ trệ tĩnh
cơ thể. mạch và có thể làm thay đổi
- Chỉ định để đánh giá các bệnh kết quả XN.
lý ác tính, do các tế bào ung thư
giải phóng Canxi thường gây
tăng Canxi máu nặng.
- Chỉ số Canxi ion hóa đánh giá
tình trạng bệnh lý của cơ thể
chính xác hơn Canxi toàn phần
vì phần Canxi ion hóa mới là
phần Canxi lưu hành có tác
dụng sinh học và được điều hòa
bởi các hormone của cơ thể.
Một số yếu tố ảnh hưởng khác:
- Điện cực đến tuổi thọ có thể làm giảm giả tạo các thông số ion đồ.
- Sử dụng chất chống đông không phù hợp có thể ảnh hưởng đến kết quả XN ion đồ.
+ Kali oxalate - Sodium fluoride (NaF): thành phần có chứa Na+ , K+ làm tăng giả tạo
Na+, K+ . Các chất chông đông này còn kết hợp với Ca2+ làm ngăn cản con đường đông
máu và làm giảm giả tạo Ca2+.

49
+ EDTA: tăng giả tạo K+, làm giảm giả tạo Na+ và Cl- (cơ chế ức chế ngược); chất
chống đông còn tạo phức với Ca2+ nên làm giảm giả tạo ion này.
+ Sodium citrate: tăng giả tạo Na+, ngoài ra citrate tạo phức rất ái lực với Ca2+ làm giảm
giả tạo Ca2+.
3.2.2. Xét nghiệm khí máu động
mạch Chỉ định:
- Khi có nghi ngờ suy hô hấp: để giúp chẩn đoán, phân độ và tìm nguyên nhân.
- Khi sử dụng oxy: để cho chỉ định, định mức độ, và theo dõi hiệu quả.
- Theo dõi mức thông khí phế nang.
- Khi thở máy: để cài đặt thông số, theo dõi hiệu quả.
- Khi có rối loạn thăng bằng toan-kiềm
- Đánh giá chức năng hô hấp trước khi giải phẫu lồng ngực.
Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm khí máu:
- pH/pCO2 và đặc biệt là pO2 là những thông số không ổn định, thay đổi nhanh chóng
dưới tác động của hiện tượng bên ngoài, không nhất thiết phải có nguồn gốc bệnh lý.
- Tâm lý, sự lo lắng của BN dẫn đến tăng thông khí -> giảm pCO2 khi phân tích, vì vậy
phải chú ý đến việc tiếp xúc với BN về mặt tâm lý.
- Khi tông khí hỗ trợ hoặc thống khí có kiểm tra nhận thấy tăng FiO2 hoặc thay đổi nhịp
thở thì ít nhất phải đợi ổn định 20 phút mới lấy máu.
- Nhiệt độ cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả của khí máu động mạch ở những BN
sốt hoặc hạ thân nhiệt, vì vậy nên ghi lại nhiệt độ cơ thể tại thời điểm lấy máu.
- Độ cao nơi sinh sống so với mực nước biển có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm:
O2 trong máu của giảm khi độ cao so với mực nước biển tăng lên.
- Tuổi tác, hút thuốc lá.
- Quá trình lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu không đúng cách, không đảm bảo thời
gian cũng gây sai lệch kết quả XN.
- Chất chống đông không phù hợp, điện cực đến tuổi thọ.
Lưu ý:
- Mẫu máu bị nhiễm không khí và có bọt khí trong xi lanh cần phải đuổi khí trước khi
bơm vào chỗ nạp mẫu thực hiện XN.

50
- Không chạy mẫu khi bị đông.
- Bệnh phẩm lấy phải đủ thể tích yêu cầu.
- Không chạy mẫu sau hơn 2 giờ sau khi đem đến PXN.
4. Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu gồm 2 phần :
+ Tổng phân tích nước tiểu 10 thông số: xác định sự thay đổi các tính chất lý hóa và các
thành phần hóa học nhằm phản ánh sự rối loạn chuyển hóa các chất và các hoạt động của
các cơ quan như gan, thận, tuyến nội tiết.
+ Soi cặn lắng nước tiểu phát hiện các tế bào, các tinh thể bất thường.
4.1. Thiết bị phân tích
Tại bệnh viện Bình Dân, máy Sysmex UC 3500 được sử dụng để xét nghiệm tổng phân
tích nước tiểu riêng lẻ, nếu có chỉ định phân tích nước tiểu kèm cặn lắng tế bào thì sẽ
chạy máy UF 5000 cho xét nghiệm cặn lắng trước rồi sau đó tiếp tục chạy mẫu bằng máy
UC 3500 để xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.

Hình 15: Máy phân tích nước tiểu Sysmex UC3500 (phải) và máy đọc cặn lắng Sysmex
UF5000 (trái)

51
4.1.1. Máy Sysmex UC 3500
 Nguyên lý hoạt động:
Phương pháp phản xạ quang
học và xử lý hình ảnh bằng cảm
biến màu CMOS: dựa trên hiện
tượng tương tự như cách mắt
chúng ta nhận biết màu sắc. Ví
dụ khi ánh sáng trắng chiếu vào
quả táo và phản xạ lại vào mắt
ta, những màu khác bị hấp thu
và chỉ phản xạ lại màu đỏ. Dựa
trên nguyên lý như vậy, người ta
thiết kế cảm biến màu CMOS Hình 16: Cảm biến màu và cách phân tích màu dựa
để xác định rõ màu phản xạ của trên nguyên lý phản xạ quang học
các pad trên que thử nước tiểu.
Mẫu nước tiểu sẽ được nhỏ lên mỗi pad đúng và đủ thông qua kim với đầu phun kiểu nhỏ
giọt. Vị trí của mỗi pad trên que được nhận diện bởi bộ cảm biến tích hợp, và mẫu sẽ
được nhỏ trên mỗi pad tại vị trí phân tích. Mẫu sẽ được nhỏ ở độ cao cố định từ bề mặt
của pad và điều này giúp duy trì sự ổn định của mỗi lần nhỏ đồng thời ngăn ngừa nhiễm
chéo giữa các pad. Trước khi mẫu được nhỏ lên pad , một lượng mẫu cố định được cho
vào khe đếm để phân tích tỉ trọng (SG) , màu sắc và độ đục.
Nguyên lý đo quang
Sau khi mẫu nhỏ lên các pad , que thử di chuyển vào vị trí đo sau thời gian cố định , que
thử sẽ được quét với cảm biến màu sắc CMOS và bắt đầu đo , tạo thành dữ liệu hình ảnh
2 chiều trên toàn bộ que thử. Tuy nhiên, nước tiểu của bệnh nhân đôi khi cũng có những
màu sắc bất thường làm ảnh hưởng khả năng đọc của cảm
biến dẫn đến phân tích sai kết quả. Để giảm thiểu tình
trạng này, que thử đặc biệt còn có thêm blank pad được
sử dụng để điều chỉnh lại ảnh hưởng của những mẫu
nước tiểu có màu bất thường này. Chỉ số R% được tính
từ dữ liệu hình ảnh 2 chiều thông qua việc so sánh mỗi
pad với pad tham chiếu, sau đó giá trị phân tích được
chuyển đổi từ đường cong chuẩn thành các đặc tính
màu sắc của mỗi pad.
Nguyên lý đo tỉ trọng ( SG )
Ánh sáng phát ra từ nguồn sáng LED đi qua lăng kính,
được phản xạ bởi bề mặt của mẫu, và đi vào một cảm Hình 17: Nguyên lý đo tỉ trọng

52
biến vị trí. Vị trí của ánh sáng đi vào đầu thu sẽ thay đổi do những thay đổi gây ra bởi tỉ
trọng của các mẫu được phân phối trong khe đếm. Việc phát hiện vị trí đầu vào này phản
ánh chi số khúc xạ của mẫu, và được chuyển đổi thành một giá trị tỉ trọng.
Nguyên lý đo độ đục và màu sắc
Nguồn sáng LED sử dụng 4 màu và thu được dữ liệu hấp thụ thông qua quá trình phân
tích màu sắc. Dữ liệu hấp thụ thu được phân loại thành 5 bậc mỗi 4 vùng bước sóng, và
được nhận diện theo từng bậc màu sắc và cũng là màu sắc nước tiểu. Hiệu chỉnh độ đục
được thực hiện để phân loại và nhận diện như màu nước tiểu.
4.1.2. Máy Sysmex UF 5000
 Nguyên lý hoạt động:
Đếm tế bào dòng chảy huỳnh quang và phân loại tế bào thông qua các phép đo ánh sáng
tán xạ thẳng (FSC), ánh sáng tán xạ bên (SSC), ánh sáng huỳnh quang bên (SFL) và ánh
sáng tán xạ bên khử cực (DSS). Dựa trên sự tán xạ ánh sáng khi cho chùm tia sáng chiếu
qua tế bào máu. Góc tán xạ sẽ thay đổi và tỉ lệ nghịch với kích thước của tế bào. Bộ đọc
cảm nhận quang sẽ đo góc tán xạ và đưa ra kích cỡ của xung phù hợp. Số lượng xung
tương ứng với số tế bào đã đi qua.

Hình 18: Nguyên lý dòng chảy tế bào

53
4.2. Xét nghiệm thực hiện
4.2.1. Tổng phân tích nước
tiểu Chỉ định:
- Là một test sàng lọc thường quy thường được chỉ định như một phần của quy trình
khám lâm sàng cho BN ngoại trú, làm bilan chuẩn bị mổ và cho BN nhập viện điều trị nội
trú.
- XN được chỉ định để chẩn đoán các tình trạng nhiễm trùng của thận và đường tiết niệu
cũng như để chẩn đoán các bệnh lý không thuộc hệ thống thận tiết niệu song gây các thay
đổi trong thành phần nước tiểu.
Biểu hiện đại thể:
Được mô tả bằng độ trong của nước tiểu. Các bất thường trong biểu hiện đại thể nước
tiểu có thể chỉ dẫn có tình trạng nhiễm trùng tiểu hay đái máu đại thể hay không.
- Kết quả bình thường: nước tiểu trong vắt tới hơi đục/
- Các thay đổi có thể gặp như: nước tiểu vẩn đục do VK, mỡ, các tế bào hồng cầu, tế bào
bạch cầu hay thay đổi pH niệu; nước tiểu vẩn khói do có máu trong nước tiểu.
- Các yếu tố góp phần làm thay đổi: nước tiểu bị kiềm do để lâu không làm XN sẽ bị vẩn
đục; nhiễm bẩn mẫu nước tiểu do các chất tiết âm đạo làm biểu hiện đại thể nước tiểu bị
thay đổi.
Màu sắc nước tiểu:
Tương ứng với tỉ trọng: nước tiểu hòa loãng (có tỉ trọng thấp) sẽ gần như không màu, trái
lại nước tiểu đặc (có tỉ trọng cao) sẽ có màu vàng sẫm.
Bảng 10: Nguyên nhân của các thay đổi về màu sắc nước tiểu
Thay đổi màu sắc Nguyên nhân bệnh lý Nguyên nhân do thuốc
nước tiểu
Xanh lơ/ xanh sẫm
Nhiễm trùng do vi khuẩn, Xanh methylene, triamterene,
nhiễm trùng đường …
tiểu trên do
Pseudomonas.
Nâu/ đen Bị chứng alkapton niệu, khối u Thuốc chống đông, methyldopa,
hắc tố, sắc tố mật, sulfate sắt,…
Methemoglobin.
Vàng sẫm đến Nước tiểu bị cô đặc, có Thuốc cascara (gây nhiễm acid
màu hổ phách bilirubin trong nước tiểu nước tiểu), do thức ăn như ăn
nhiều carrot
Màu nước cam Có muối mật trong nước tiểu, Thuốc chống đông,
sốt phenothiazine, …
54
Đỏ Gắng sức quá mức, porphyria Thức ăn: củ cải đường, đại
niệu hoàng, quả mâm xôi.
Thuốc chống đông, cascara,
rifampin,…
10 thông số xét nghiệm nước tiểu
Thông số Ý nghĩa Thay đổi trong bệnh lý
pH: 4.7 – 8.0 Dùng để đánh giá nước tiểu có tính - pH nước tiểu tăng nghĩa là có
(trung bình chất acid hay base. nhiễm khuẩn thận (có lúc giảm),
6.0) suy thận mạn, hẹp môn vị, nôn
mửa
- pH nước tiểu giảm khi nhiễm
cetone do tiểu đường, tiêu chảy
mất nước.
Tỉ trọng Giúp đánh giá nước tiểu loãng hay - Tỉ trọng tăng trong bệnh đái
(SG): từ 1.003 cô đặc (do uống quá nhiều nước tháo đường.
– 1.030 hay do thiếu nước).
- Tỉ trọng giảm trong bệnh đái
tháo nhạt. Tỉ trọng thấp kéo dài
cũng thường gặp trong suy thận.
Nitrite: bình Dấu hiệu phát hiện tình trạng nhiễm Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường
thường không trùng đường tiểu. tiết niệu tạo ra 1 loại enzyme có
có trong nước khả năng chuyển nitrate niệu ra
tiểu (âm tính) thành nitrite. Do đó, xét nghiệm
nước tiểu tìm thấy nitrite có
nghĩa là có nhiễm trùng đường
tiết niệu. Vi khuẩn có khả năng
nhiễm trùng cao nhất là E. Coli.
Bạch cầu: giá Dấu hiệu phát hiện tình trạng nhiễm Khi xét nghiệm nước tiểu có
trị tham khảo: trùng đường tiểu. chứa bạch cầu, thai phụ có thể
<10 Leu/μL. đang bị nhiễm khuẩn hoặc nấm
(có giá trị gợi ý nhiễm trùng tiểu
chứ không khẳng định được).
Trong quá trình chống lại các vi
khuẩn xâm nhập, một số bạch
cầu đã chết và đào thải ra ngoài
qua nước tiểu.
Cần kết hợp với thông số nitrite

55
để xác định loại vi khuẩn gây
viêm nhiễm.
Glucose: giá Là dấu hiệu thường gặp ở bệnh Bình thường thì trong nước tiểu
trị tham khảo: nhân tiểu đường. sẽ không có hoặc có rất ít
<20 mg/dL glucose. Khi lượng đường huyết
trong máu tăng rất cao, ví dụ như
trong bệnh lý đái tháo đường
không kiểm soát thì đường sẽ
thoát ra nước tiểu. Glucose cũng
được tìm thấy trong nước tiểu
khi thận bị tổn thương hoặc bị
bệnh.
Ăn nhiều thức ăn ngọt trước khi
xét nghiệm nước tiểu, sự gia tăng
glucose trong nước tiểu là điều
bình thường. Nhưng nếu lượng
đường ở lần xét nghiệm nước
tiểu thứ hai cao hơn lần đầu, đây
là dấu hiệu cảnh báo BN có nguy
cơ mắc bệnh tiểu đường.
Cetone: giá Dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân Đây là chất được thải ra ở đường
trị tham khảo tiểu đường không được kiểm soát, tiểu, dấu hiệu nhận biết thai phụ
là: < 5 mg/dl. chế độ ăn ít chất carbohydrate, và thai nhi đang thiếu dinh
nghiện rượu, nhịn ăn trong thời dưỡng hoặc mắc chứng tiểu
gian dài. đường.
Protein Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở Nếu lượng protein nhiều có thể
(PRO): trong thận, có máu trong nước tiểu hay có bị rò rỉ trong nước tiểu, chứng tỏ
nước tiểu có nhiễm trùng đường tiểu, giúp phát BN đang gặp vấn đề về thận và
lượng rất ít hiện bệnh tiền sản giật trong thai cần điều trị sớm.
protein - giá kỳ;
trị tham khảo:
<10 mg/dL
Urobilinogen Giúp phát hiện bệnh xơ gan, viêm Urobilinogen có trong nước tiểu
(URO): giá gan do nhiễm khuẩn, virus, suy tim có thể là dấu hiệu của bệnh về
trị tham chiếu xung huyết có vàng da,... gan (xơ gan, viêm gan) làm dòng
bình chảy của dịch mật từ túi mật bị
nghẽn.

56
thường: <1
mg/dL
Bilirubin Giúp rà soát được một số bệnh như:
(BIL): giá trị xơ gan, sỏi mật, vàng da tắc mật,
tham khảo là viêm gan do vi rút hoặc ngộ độc
<0,2 mg/dl thuốc, ung thư đầu tụy, …
Máu (BLO): Dấu hiệu giúp phát hiện có nhiễm Viêm, bệnh, hoặc những tổn
hồng cầu, trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất thương thận, niệu quản, bàng
hemoglobin, huyết từ bàng quang hoặc bướu quang, niệu đạo có thể làm xuất
myoglobin: thận; hiện máu trong nước tiểu.
giá trị tham
khảo là <5
/uL
4.2.2. Soi cặn lắng
Chỉ định:
- XN cho phép chẩn đoán: tình trạng nhiễm khuẩn nước tiểu, đái máu vi thể, sỏi tiết niệu.
- Theo dõi hiệu quả của một điều trị bằng kháng sinh
- Hướng dẫn một số chẩn đoán ví dụ như có các trụ hồng cầu chứng tỏ nguồn gốc thận
của một chảy máu.
Các thành phần trong XN soi cặn lắng:
Thành phần Giá trị bình Nguyên nhân bệnh lý
thường
Hồng cầu <23/µL Các nguyên nhân thường gặp trong đái máu vi thể:
- Đặt sone tiểu.
- U biểu mô tuyến và UT tuyến tiền liệt.
- Viêm bàng quang.
- Sỏi thận và sỏi niệu quản,…
Bạch cầu <25/µL - Nhiễm bẩn bởi các vi khuẩn ở niệu đạo, âm đạo
hay ống tiêu hóa. Cấy nước tiểu có thể âm tính
hoặc dương tính với nhiều mầm bệnh.
- Đặt sone bàng quang lâu ngày.
- Nhiễm khuẩn nước tiểu: trong trường hợp này
cấy nước tiểu dương tính với >100.000 VK/mL
nước tiểu.
- Khối u bàng quang.
- Viêm thận do lupus
TB biểu mô - Dạng vảy: <3/µL - Nhiễm bẩn từ niệu đạo hay âm đạo.

57
- Không dạng vảy: - Viêm bàng quang.
+ TBBM chuyển - Tổn thương ống thận (viêm đài bể thận, hoại tử
tiếp: <1/µL ống thận, hoại tử nhú thận, tổn thương do độc tố
+ TBBM ống hay do thuốc).
thận: <1/µL
Trụ niệu - Trụ trong: <1/µL Hình thành dưới tác động của quá trình đào thải
- Trụ bệnh lý: các protein, bạch cầu, hồng cầu hay các mảnh vụn
<1/µL tế bào trong lòng các ống thận:
- Trụ biểu mô: viêm thận-cầu thận, hội chứng thận
hư, ngộ độc kim loại nặng,…
- Trụ mỡ: ĐTĐ, bệnh thận mạn, suy giáp, …
- Trụ hạt: suy thận cấp, suy thận mạn, ngộ độc chì
mạn, viêm thận-cầu thận,…
- Trụ hyalin: nước tiểu acid, suy thận mạn, suy tim
ứ huyết, protein niệu,…
- Trụ hồng cầu: tình trạng viêm cấp, nhồi
máu thận, thiếu máu HC hình liềm,…
Tinh thể <10/µL Khi có nhiều tinh thể được hình thành trong nước
tiểu có thể dự báo nguy cơ bị sỏi thận. Các loại
tinh thể chính có thể gặp khi XN nước tiểu là:
- Tinh thể Canxi oxalate.
- Tinh thể Acid uric.
- Tinh thể Cystin.
- Tinh thể Phosphate ammoniac – magie.
Vi trùng <1200/µL Các mầm bệnh chính gây nhiễm khuẩn nước tiểu
Vi nấm <1/µL là:
- E. coli.
- Klebsiella.
- Proteus.
- Cầu khuẩn ruột Enterococci.
Nếu cấy định lượng nước tiểu thấy mọc 10.000-
100.000 VK/mL thì không có ý nghĩa nhiễm trùng
tiểu, trừ khi BN đang dùng kháng sinh.
Lưu ý:
- Mẫu bệnh phẩm phải sạch, tươi (thực hiện trong vòng 2h).
- Đôi khi cho kết quả dương giả và âm giả.

58
C. QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM VÀ
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG PXN
Một quy trình xét nghiệm gồm có 3 giai đoạn là trước xét nghiệm -> trong xét nghiệm ->
sau xét. Trong mỗi giai đoạn như thế, người KTV luôn phải đảm bảo tuân thủ đúng quy
trình để cho ra kết quả xét nghiệm chính xác và tin cậy. Vì vậy, tất cả các khâu trong quá
trình xét nghiệm đều phải được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo PXN vận hành đúng theo
mục tiêu chất lượng đặt ra.
1. Trước xét nghiệm
1.1. Tiếp nhận
Hướng dẫn bệnh nhân bốc số thứ tự, xếp hàng chờ tiếp nhận. Khi đến lượt thì người tiếp
nhận lấy phiếu chỉ định xét nghiệm đã có mộc cùng với biên lai thu tiền của bệnh nhân để
tiến hành thủ tục.
Xem và kiểm tra phiếu chỉ định. Hỏi thông tin bệnh nhân như họ tên, năm sinh, địa chỉ,…
để tránh nhầm lẫn người này với người kia trong quá trình tiếp nhận. Ngoài ra, nếu thấy
có xét nghiệm mà yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn thì cần hỏi thêm bệnh nhân là họ đã ăn
uống gì chưa. Nếu chẳng may BN đã ăn rồi thì trên thực tế, ta không từ chối tiếp nhận mà
chỉ lưu ý với BN là hãy đề cập lại vấn đề mình đã ăn uống trước XN với bác sĩ để họ tùy
tình hình mà xem xét có lấy lại máu để kiểm tra hay không.
Tiến hành quét code trên phiếu chỉ định
để in ra phiếu hẹn có đầy đủ thông tin
bệnh nhân và cấp cho họ một mã code.
Dán mã code lên các ống máu, lọ nước
tiểu, phiếu chỉ định và phiếu hẹn, sau đó
hẹn trả kết quả. Ghi đầy đủ thông tin như
giờ tiếp nhận, giờ trả kết quả vào phiếu
hẹn. Để tiện cho việc sắp xếp các phiếu
chỉ định thì cũng cần phải ghi số thứ tự
trên phiếu hẹn của bệnh nhân vào một
góc của phiếu chỉ định.
Thời gian trả kết quả xét nghiệm phụ
thuộc vào các loại xét nghiệm và điều
kiện của trang thiết bị tại phòng xét
nghiệm (máy móc hôm đó có hư hỏng
hay cần bảo trì không,…), mức độ khẩn
cấp của lâm sàng để có thể đưa ra những
tiểu chuẩn về
thời gian trả xét nghiệm phù hợp. Hình 19: Quy định về giờ hẹn trả kết quả

59
Giờ hẹn như là một cam kết và người KTV phải đảm bảo trả kết quả đúng giờ cho BN.
Nếu gặp trường hợp không thể trả kết quả đúng giờ đã hẹn thì phải linh hoạt trong việc
giải thích và hẹn lại bệnh nhân sao cho hợp lý.
Ngoài việc dán mã code lên ống máu, còn phải ghi thêm các thông tin họ tên và năm sinh
của bệnh nhân nhưng số lượng BN trên thực tế quá đông nên chỉ cần ghi số thứ tự trên
phiếu hẹn vào ống. Khi đã thực hiện xong, gọi tên xác nhận sự có mặt của bệnh nhân tại
phòng lấy mẫu, đưa các ống, phiếu hẹn và phiếu chỉ định cho bệnh nhân. Hướng dẫn lấy
nước tiểu đúng cách, cho vào các lọ nếu có chỉ định xét nghiệm nước tiểu và hướng dẫn
bệnh nhân qua ghế lấy máu.
1.2. Lấy máu
Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết trước khi lấy máu: bơm tiêm các loại, gòn khô, gòn cồn,
khay để ống máu, dây garô, găng tay, gối kê tay, bút dạ, thùng hủy kim. Lưu ý luôn đậy
hộp gòn cồn lại để tránh cồn bay hơi hoặc bị nhiễm.
Tiến hành lấy máu theo quy trình:
- Một lần nữa kiểm tra lại tên tuổi bệnh nhân, địa chỉ, mã code của phiếu chỉ định và
phiếu hẹn. Lưu ý khi hỏi bệnh nhân không đọc tên người bệnh và không được yêu cầu
người bệnh xác nhận tên người bệnh, mà hỏi và đề nghị người bệnh tự nói rõ họ tên, năm
sinh, địa chỉ. Trong trường hợp bệnh nhân không có nhận thức tốt thì nên mời người nhà
của họ trả lời thay để đảm bảo khai thác thông tin chính xác.
- Gửi phiếu hẹn lại cho bệnh nhân và hướng dẫn bệnh nhân lấy kết quả.
- Buộc garo cách vị trí lấy máu từ 3-5 cm, kêu bệnh nhân nắm tay lại nhưng không được
gồng. Sau đó, tiến hành tìm vein ở khuỷu tay và nếu không thấy được thì đổi tay. Còn
nếu ở khuỷu cũng không được thì lấy ở mu bàn tay.
- Nên tìm những vein to, nổi rõ tránh những vein nhỏ, mảnh, dễ chạy.
- Sau khi đã xác định được vein, dùng kiềm gắp gòn cồn và tiến hành sát trùng theo chiều
thẳng đứng từ trên xuống dưới hoặc theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài khoảng 5 cm
(không được để đầu kiềm chạm vào vị trí sát trùng vì theo nguyên tắc, kiềm là dụng cụ vô
khuẩn). Lưu ý là sau khi sát trùng thì không tay dùng tay chạm vào vị trí đó.
- Xé bao lấy bơm kim tiêm có thể tích phù hợp, kéo piston kiểm tra kim và chỉnh đốc kim.
- Dùng một tay kéo căng da để cố định vein (có thể dùng 2 ngón tay để căng da để tránh
vein chạy), tay còn lại cầm bơm kim tiêm đâm vào theo chiều của vein theo góc, mặt vát
kim hướng lên.
- Lấy máu đủ lượng (đối với các xét nghiệm đông máu phải đúng 2ml do thừa hoặc thiếu
có thể dẫn đến sai lệch kết quả), trong lúc lấy kêu bệnh nhân thả lỏng tay.

60
- Tháo garô, đè gòn khô lên chỗ lấy máu nhưng tránh đè vào mũi kim tại vị trí đâm vào
để tránh gây đau cho BN. Sau đó rút kim ra và kêu bệnh nhân dùng tay còn lại giữ gòn.
- Hủy kim vào bình chứa vật sắc nhọn rồi bơm máu vào ống theo đúng thứ tự quy định:
Chai cấy máu → Ống Citrate (xanh lá) → Serum (đỏ) → ống Heparin (đen) → ống
EDTA (xanh dương). Lưu ý là máu sau khi bơm vào các ống, lắc nhẹ để trộn đều máu với
chất chống đông. Riêng ống serum không cần lắc.
- Dán băng keo chỗ lấy máu.
1.3. Vận chuyển mẫu
Đối với mẫu máu, nước tiểu thường sẽ giữ lại phiếu chỉ
định, còn mẫu cấy vi sinh thì phiếu chỉ định sẽ nộp kèm
với mẫu. Người làm hành chính tại khu vực phòng lấy
máu sẽ thu phiếu chỉ định và tiến hành quét code để
nhập thông tin BN lên hệ thống. Nếu chưa quét code thì
một số máy ở phòng máy sẽ không nhận được chỉ định
và sẽ không phân tích mẫu đó.
Kiểm tra mẫu máu có bị tán huyết hay bị thiếu hụt
không. Nếu có, phải nhanh chóng thông báo lại với bệnh
nhân để kịp thời lấy lại mẫu. Mẫu bệnh phẩm sau khi lấy
cần được gửi đến phòng xét nghiệm trong vòng 2 giờ.
Cần lưu ý phải vặn chặt các nắp của ống nước tiểu và
các ống máu trước khi bỏ vào hệ thống chuyển mẫu tự
động để tránh bật nắp và làm đổ mẫu vì việc làm mất
mẫu rất
tai hại trong một số trường hợp cấp cứu hoặc ở bệnh Hình 20: Hệ thống vận chuyển
nhân khó lấy mẫu. Ngoài ra, việc tràn đổ còn có thể gây mẫu tự động
nhiễm chéo giữa các mẫu.
1.4. Xử lý bệnh phẩm
Đối với các xét nghiệm HbA1c đặt trong ống EDTA thì không cần quay ly tâm mà thay
vào đó, ta tiến hành mở nắp và cho chạy máy luôn. Thông thường thì ống EDTA sẽ còn
có xét nghiệm CTM nên ta sẽ phải lựa ra những mẫu chạy cả HbA1c + CTM để đưa qua
khu vực xét nghiệm huyết học chạy trước. Một lưu ý khi chạy HbA1c là kim hút sẽ hút
mẫu khi vừa chạm vào phần mẫu bên trong ống, vì vậy cần phải dùng que tăm chọc bể
các bong bóng lớn để tránh ảnh hưởng kết quả. Tương tự đối với các ống nước tiểu, ta
cần phải dùng pipette hút hết bọt trước khi đặt vào máy chạy tổng phân tích nước tiểu.
Còn với các ống còn lại đều quay ly tâm với tốc độ 9000 vòng/phút trong 5 phút. Sau khi
ly tâm việc đánh giá chất lượng mẫu là rất cần thiết:

61
Hình 21: Các máy ly tâm tại PXN
- Các mẫu bị tán huyết có thể làm ảnh hưởng đến các kết quả ion (đặc biệt là K+) và các
xét nghiệm sinh hóa khác. Vì vậy, cần thiết phải yêu cầu lấy lại mẫu đối với các trường
hợp bị tán huyết nặng, riêng các mẫu bị tán huyết nhẹ có thể tiến hành xét nghiệm như
bình thường, nhưng phải ghi chú tình trạng mẫu lên phiếu kết quả.
- Các mẫu có huyết tương bị đục như sữa (có thể do lấy máu lúc bệnh nhân mới ăn xong
khiến triglyceride quá cao) hoặc các mẫu có một chỉ số nào đó bị vượt ngưỡng giới hạn
tuyến tính khiến máy báo lỗi thì phải tiến hành pha loãng mẫu. Với mẫu huyết tương
hoặc huyết thanh ta pha loãng mẫu với nước muối sinh lý, còn với mẫu nước tiểu ta pha
loãng mẫu với nước cất. Pha theo thứ tự tỷ lệ 1/2, 1/4 , 1/8 ,... đến khi máy đo được. Sau
khi pha loãng, lưu ý phải nhân kết quả với hệ số pha loãng. Cần lưu ý một số XN mà máy
chế độ chạy pha loãng sẵn và tự động trả kết quả về đúng trị số gốc để tiết kiệm thời gian
thao tác.
- Cần đặc biệt lưu ý đối với các mẫu bị đông có thể làm sai lệch kết quả hay nghiêm trọng
hơn đó là nghẹt kim hút khiến cho PXN phải mất thời gian xử lý lỗi, làm ảnh hưởng thời
gian trả kết quả cho BN. Vì vậy việc xử lý các mẫu này là rất quan trọng bằng cách dùng
que vớt các cục máu đông nhỏ ra và tiến hành xét nghiệm như bình thường. Các mẫu có
cục đông lớn hơn thì phải dùng que đè cục đông xuống và quay ly tâm lại.
- Các mẫu có huyết tương/ huyết thanh quá ít do lấy mẫu không đủ, cần phải xem xét chỉ
định yêu cầu làm ít hay nhiều XN. Nếu thực hiện ít XN và người KTV ước lượng thấy đủ
thì tiến hành chiết huyết tương/ huyết thanh ra một cup nhỏ và chạy XN như thường. Còn
nếu mẫu quá ít mà phải thực hiện nhiều XN thì buộc KTV phải yêu cầu bên hành chính
xin lấy máu lại.
2. Trong xét nghiệm
Hiện nay, các máy móc thiết bị ngày càng hiện đại nên việc thực hiện xét nghiệm hiện đã
trở nên đơn giản hơn nhiều nhưng để đảm bảo mọi thứ luôn vận hành tốt thì một PXN sẽ
62
phải thực hiện nghiêm công tác kiểm soát chất lượng trong nội bộ PXN của mình thông
qua nội kiểm tra chất lượng xuất nghiệm (IQC). Việc QC phải được thực hiện hàng ngày
và không được trả kết quả cho bệnh nhân nếu kết quả QC không phù hợp.
2.1. Kế hoạch thực hiện nội kiểm của PXN
Việc lập ra một kế hoạch để thực hiện nội kiểm giúp KTV thực hiện đúng và đủ những
xét nghiệm cần nội kiểm, đảm bảo tiến độ công việc trong ngày không bị trì trệ và giúp
cho người phụ trách quản lý kết quả nội kiểm dễ dàng đánh giá, theo dõi.
 Sinh hóa:
- Mẫu nội kiểm Randox: sản xuất tại Anh. Đây là một hãng
sản xuất vật liệu kiểm chuẩn và hóa chất phân tích lớn nhất thế
giới. Các sản phẩm đều được cấp chứng chỉ như ISO
13485:2003, UKAS, CE Mark, FDA Cleared, ... Sinh phẩm có
2 mức nồng độ:
+ Randox Assayed Chemistry Premium Plus Level 2 (ký hiệu
QC1530)
+ Randox Assayed Chemistry Premium Plus Level 3 ( ký hiệu Hình 22: Mẫu nội kiểm
QC1532) Randox Sinh hóa
Một điểm tiện lợi khi sử dụng mẫu nội kiểm này là nó có thể thực hiện được lên đến 70
thông số xét nghiệm như bộ mỡ, bộ chỉ dấu tim mạch, miễn dịch, protein, sinh hóa
thường quy, các kim loại vi lượng, …

Hình 23: Các thông số XN của mẫu nội kiểm Randox Sinh hóa
63
Lịch thực hiện nội kiểm:
+ Thực hiện mỗi ngày (kể cả thứ 7, chủ nhật và ngày lễ) cho cả 2 level: QC1530 và QC1532.
+ Riêng Lactate và LDH chỉ chạy vào thứ 2 cũng bằng thuốc QC1530 và QC1532.
+ Xét nghiệm LDL do không có trong QC1530 và QC1532 nên sử dụng mẫu nội kiểm
riêng và nhập là QC20201, QC20202, QC20203.
 Miễn dịch:
Các xét nghiệm miễn dịch cũng được sử
dụng mẫu nội kiểm của Randox gồm 3
mức:
+ Immunoassay Premium Plus Level 1 (ký
hiệu QC3109)
+ Immunoassay Premium Plus Level 2 (ký
hiệu QC3110)
+ Immunoassay Premium Plus Level 3 (ký
hiệu QC3111) Hình 24: Mẫu nội kiểm Randox Miễn dịch
Mẫu nội kiểm này cung cấp các thông số của 55 xét nghiệm miễn dịch về hormone sinh
dục, tuyến giáp, dấu ấn ung thư,...

Hình 25: Các thông số XN của mẫu nội kiểm Randox Miễn dịch
64
Ngoài ra, PXN còn thực hiện nhiều XN khác mà mẫu nội kiểm của Randox không có nên
sẽ sử dụng thêm mẫu nội kiểm của chính hãng Abbott dành cho máy ARCHITECT
ci8200 như: HIV, HBsAg, BNP, Troponin I, SHBG, PIVKA-II, Syphilis,…
Lịch thực hiện nội kiểm:
Được thiết lập để đảm bảo những xét nghiệm quan trọng như HIV, HBsAg luôn được
chạy hàng ngày, còn các xét nghiệm ít sử dụng hơn thì sẽ có lịch chạy theo ngày để đảm
bảo mỗi tuần đều chạy ít nhất 1 lần. Các xét nghiệm đều được chạy ở ít nhất 2 mức nồng
độ. Cách sắp xếp như vậy giúp tiết kiệm hóa chất tiêu hao mà vẫn đảm bảo độ tin cậy của
kết quả xét nghiệm.
Bảng 11: Lịch thực hiện nội kiểm các XN Miễn dịch tại PXN\
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4
19/12/2022 20/12/2022 21/12/2022
HIV HIV HIV
HBsAg HBsAg HBsAg
Anti HCV Troponin SHBG
Anti HBs I BNP CA19-9
UPro PIVKA-II
QC3109 + Estradiol + β-hCG QC3109 + CA125 + CA15-3 QC3110 + Cortisol
QC3110 + Estradiol + β-hCG QC3111 + CA125 + CA15-3 QC3111 + Cortisol
Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7, Chủ nhật
22/12/2022 23/12/2022 24-25/12/2022
HIV HIV
HBsAg HBsAg
PCT HbA1c Không thực hiện
CRP NH3
Syphilis TP CYFRA 21-1
QC3109 QC3109
QC3110 QC3111

Các xét nghiệm sử dụng mẫu nội kiểm Randox để chạy hằng ngày theo lịch trên gồm:
CEA, AFP, FT3, FT4, TSH, FSH, LH, Testosterone, TPSA, FPSA, Prolactin.
 Điện giải đồ và khí máu:
Hiện tại khoa đang sử dụng 3 máy ion đồ và trong đó có máy Cobas b221 có tích hợp cả
chức năng đo khí máu. Vì vậy mà khoa dùng 2 loại mẫu nội kiểm, một loại dành riêng
cho Cobas b221 do chính hãng Cobas sản xuất và loại còn lại dùng chung cho máy K-
Lite 6 và Erba Lyte Plus.

65
Hình 26: Mẫu nội kiểm ion đồ và khí máu (trái) và mẫu nội kiểm ion đồ (phải)
Lịch thực hiện nội kiểm:
Việc chạy QC ion đồ hoặc ion đồ + khí máu được thực hiện vào Thứ 3 hàng tuần và
luôn phải chạy ở cả 3 mức nồng độ.
Các thông số QC ion đồ là: Na+, K+, Cl-, Ca2+.
Các thông số QC ion đồ và khí máu là: Na+, K+, Cl-, Ca2+, pCO2, pO2, pH, Hct.
 Tổng phân tích nước tiểu
Mẫu nội kiểm được sử dụng là mẫu nội kiểm của chính nhà sản
xuất Sysmex với 2 mức nồng độ:
+ UC - Control L
+ UC - Control H
Lịch thực hiện nội kiểm:
Việc nội kiểm XN tổng phân tích nước tiểu được thực hiện
hằng ngày vào đầu buổi sáng trên máy Sysmex UC3500 ở cả
2 mức
nồng độ. Ngoài 10 thông số thông thường thì máy còn phân Hình 27: Mẫu nội kiểm
tích thêm Creatinin và Albumin tạo thành một bộ XN 12 thông tổng phân tích nước tiểu
số.
 Cặn lắng nước tiểu
Cũng giống như máy UC-3500, máy cặn lắng UF-5000 cũng sử dụng mẫu nội kiểm của
của riêng nhà sản xuất với 2 mức nồng độ :
+ UF - Control L
+ UF - Control H
Lịch thực hiện nội kiểm:
66
Việc nội kiểm cặn lắng nước tiểu được thực hiện hằng ngày vào đầu buổi sáng trên máy
Sysmex UF5000 ở cả 2 mức nồng độ.

Hình 28: Mẫu nội kiểm XN cặn lắng nước tiểu


 HbA1c
Mẫu nội kiểm được sử dụng là mẫu nội kiểm đi kèm
của nhà sản xuất Tosoh với 2 mức nồng độ:
+ HbA1c Control Level 1 (ký hiệu QC20201)
+ HbA1c Control Level 2 (ký hiệu QC20202)
Lịch thực hiện nội kiểm:
Nội kiểm HbA1c trên máy Tosoh được thực hiện vào
Thứ 6 hàng tuần ở cả 2 mức nồng độ. Mẫu nội kiểu sẽ
được chiết ra cốc và chạy như mẫu BN.
2.2. Quản lý kết quả nội kiểm Hình 29: Mẫu nội kiểm HbA1c
Tại PXN, có một khu vực dành riêng cho việc quản lý kết quả nội kiểm xét nghiệm bằng
phần mềm quản lý chất lượng nội kiểm Acusera 24.7 của Randox. Đây là công cụ giúp
giám sát và phân tích các dữ liệu nội kiểm chuẩn hàng ngày và so sánh các kết quả với
các PXN sử dụng cùng lô chất chuẩn khác.

67
Hình 30: Phần mềm quản lý kết quả nội kiểm
Các tính năng hỗ trợ của phần mềm là:
- Tổng hợp các kết quả QC từ nhiều ngày trên một màn hình.
- Hiển thị các lỗi vi phạm theo quy luật Westgard ngay kế bên cột kết quả.

1.4s F

Hình 31: Giao diện hiển thị các kết quả và báo lỗi
68
- Có chế độ hiển thị kết quả dưới dạng biểu đồ Levey-Jennings cho một hoặc nhiều thông
số xét nghiệm.

Hình 32: Giao diện xem biểu đồ Levey-Jennings


2.3. Đánh giá kết quả nội kiểm
Để đánh giá kết quả nội kiếm, chúng ta dựa trên :
- Kết quả lần chạy hiện tại.
- Kết quả của các lần chạy trước.
- Kết quả của các nồng độ khác nhau trong cùng thời điểm.
- Biểu đồ Levey – Jennings.
- Các quy tắc Westgard
Quy tắc Westgard được James Westgard đề nghị sử dụng. Ông là Giáo sư danh dự của
Khoa Bệnh học và Y học phòng thí nghiệm tại trường Đại học Y khoa Wisconsin. Năm
1981, James Westgard đã công bố trên tạp chí Hóa sinh lâm sàng một đề tài về kiểm tra
chất lượng phòng xét nghiệm, ông đưa ra các quy tắc để đánh giá kết quả phân tích trong
phòng xét nghiệm Y khoa dựa trên biểu đồ kiểm soát chất lượng.

69
Các quy tắc Westgard được xây dựng dựa trên phương pháp thống kê, giúp phát hiện
những trường hợp sai số ngẫu nhiên hoặc sai số hệ thống. Áp dung các quy tắc này chúng
ta sẽ biết kết quả nội kiểm có đạt hay không.

Hình 33: Quy tắc 12s

Hình 34: Quy tắc 13s

70
Hình 35: Quy tắc 22s, trường hợp 1

Hình 36: Quy tắc 22s, trường hợp 2

71
Hình 37: Quy tắc R4s

Hình 38: Quy tắc 41s, trường hợp 1

72
Hình 39: Quy tắc 41s, trường hợp 2

Hình 40: Quy tắc 10x, trường hợp 1

73
Hình 41: Quy tắc 10x, trường hợp 2

Bảng 12: Diễn giải các quy luật Westgard


Quy tắc Diễn giải Loại sai số Hành động
12s Có một kết quả QC nằm ngoài khoảng ± 2SD Ngẫu nhiên Cảnh báo
và rơi vào khoảng từ +2SD → +3SD hoặc từ Hệ thống
-2SD → -3SD
13s Có một kết quả nằm ngoài dải ± 3SD Ngẫu nghiên Loại bỏ
22s Trường hợp 1: khi trong cùng một thời điểm Hệ thống Loại bỏ
kết quả QC của 2 mức nồng độ khác nhau
cùng nằm về một phía ngoài khoảng ± 2SD.
Trường hợp 2: khi ở 2 thời điểm liên tiếp kết
quả QC của cùng một mức nồng độ nằm cùng
về một phía ngoài khoảng ± 2SD.
R4s Kết quả QC của 2 mức nồng độ khác nhau Ngẫu nhiên Loại bỏ
trong cùng một thời điểm cách nhau 4 SD. Tức
là một
nồng độ vượt quá +2SD và một nồng độ vượt
quá -2SD.
41s Trường hợp 1: kết quả QC cùng 1 nồng độ ở 4 Hệ thống Loại bỏ
lần liên tiếp nằm cùng một phía trong khoảng
từ -1SD đến -2SD hoặc từ +1SD đến +2SD.
Trường hợp 2: kết quả QC của 2 mức nồng độ
khác nhau trong 2 lần liên tiếp nằm cùng một
74
phía trong khoảng +1SD đến + 2SD hoặc -
1SD đến -2SD.
10x Trường hợp 1: kết quả QC của cùng 1 nồng độ Hệ thống Loại bỏ
trong 10 ngày liên tiếp nằm cùng về một phía
so với giá trị trung bình.
Trường hợp 2: kết quả QC của hai mức nồng
độ khác nhau trong 5 ngày liên tiếp nằm
một phía so với giá trị trung bình.

2.4. Xử lý và khắc phục kết quả nội kiểm không đạt


Khi kết quả nội kiếm không đạt (phải loại bỏ kết quả) thì phòng xét nghiệm sẽ tiến hành
các bước sau :
Bước 1: Ngừng xét nghiệm không đạt đó trên thiết bị hiện tại và chạy mẫu bệnh nhân
bằng một thiết bị khác.
Bước 2: Loại trừ nguyên nhân do sai số thô bạo.
Bước 3: Phân loại sai số (sai số hệ thống, sai số ngẫu nhiên, hiện tượng lệch/trượt) nhằm
khu trú lại các nguyên nhân có thể xảy ra.
Bước 4: Rà soát lại hệ thống xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây sai số.
Bước 5: Xác định và tiến hành những hành động khắc phục cần thiết.
Bước 6: Chạy lại mẫu nội kiểm để chứng minh vấn đề đã được giải quyết sau khi thực
hiện hành động khắc phục, nếu :
 Kết quả nội kiểm trong giới hạn kiểm soát: Kết quả xét nghiệm của thời điểm hiện
tại sẽ được trả cho bệnh nhân, đồng thời phòng xét nghiệm cần xem xét lại các kết
quả xét nghiệm trong khoảng thời gian trước đó.
 Kết quả nội kiểm vẫn ngoài giới hạn kiểm soát: thông báo cho lãnh đạo phòng xét
nghiệm để có hướng giải quyết, tuyệt đối không được trả kết quả xét nghiệm cho
bác sĩ lâm sàng hoặc bệnh nhân.
Bước 7: Ghi nhận lại trong hồ sơ các công việc đã thực hiện, đồng thời tiếp tục theo dõi
hiệu quả của hành động khắc phục.
3. Sau xét nghiệm
3.1. Xuất kết quả xét nghiệm
Trước khi duyệt và trả kết quả, người KTV phải đảm bảo hững chỉ số xét nghiệm phải
đầy đủ như chỉ định và phải được truyền chính xác từ các máy xét nghiệm đến phần mềm
quản lý kết quả. Hiện nay, việc truyền dữ liệu này có thể được thực hiện tự động và chính
xác nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin. Tuy nhiên, để quá trình xuất kết quả
diễn ra
75
76
suôn sẽ thì PXN phải có những quy trình hướng dẫn các KTV sử dụng phần mềm quản lý
kết quả xét nghiệm.
3.2. Tình huống lâm sàng
Những kết quả xuất ra không phải lúc nào cũng nằm trong khoảng giá trị bình thường mà
sẽ có những trường hợp có một hoặc nhiều kết quả xét nghiệm cao hoặc thấp hơn giá trị
bình thường của chúng. Khi đó, người KTV sẽ phải phân tích và đưa ra những biện pháp
xử lý trước khi duyệt và trả kết quả.
Tình huống 1
Bệnh nhân nam, 50 tuổi đến khám tại khoa nội thận, sau khi tiếp nhận chỉ định và thực
hiện các xét nghiệm sinh hóa và ion đồ thì có những chỉ số bất thường sau. Được biết,
chẩn đoán ban đầu của bệnh nhân này là: Suy thận mạn.

8.6
9

Hình 42: Kết quả XN tình huống 1


Phân tích tình huống:
- Độ lọc cầu thận (eGFR) tính bằng các công thức đều cho thấy chỉ số này bị giảm nặng.
Khi đối chiếu với các giai đoạn của độ lọc cầu thận cho thấy bệnh nhân bị suy thận mạn
giai đoạn 5. Cùng với đó là nồng độ ure, creatinine và acid uric máu đều tăng cao và
chúng là dấu hiệu cho thấy chức năng thận đang bị suy giảm nghiêm trọng.
- Glucose tăng ở bệnh nhân này có thể là gợi ý cho việc tình trạng suy thận mạn này của
bệnh nhân là tiến triển từ bệnh đái tháo đường – một trong những nguyên nhân làm tổn
thương thận dẫn đến suy thận mạn.
- Chỉ số albumin giảm chứng tỏ có hiện tượng mất albumin qua đường tiểu và tình trạng
này thường gặp trong hội chứng thận hư, suy thận cấp, suy thận mãn, viêm vi cầu thận
cấp,...

77
- Na+ máu giảm thường gặp ở bệnh nhân suy thận do bài tiết rất nhiều muối trong nước
tiểu.
Kết luận: từ các phân tích trên, khả bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn 5, có thể là tiến
triển từ đái tháo đường. Điều này là phù hợp với chẩn đoán sơ bộ
=> Có thể tiến hành trả kết quả.
Tình huống 2
Bệnh nhân nữ, 55 tuổi đến khám tại khoa tổng quát và sau khi tiếp nhận chỉ định và thực
hiện các xét nghiệm sinh hóa, miễn dịch thì có những chỉ số bất thường sau. Được biết,
chẩn đoán ban đầu của bệnh nhân này là: Ung thư biểu mô tế bào gan.

Hình 43: Kết quả XN tình huống 2

Phân tích tình huống:


- Chỉ số AST và ALT vượt mức bình thường, có tỉ lệ AST/ALT > 1 -> bệnh nhân có khả
năng bị xơ gan.
- Bilirubin trực tiếp tăng có khả năng do tán huyết trong bệnh lý ung thư. Còn bilirubin
gián tiếp tăng có khả năng là do xơ gan, viêm gan do virus, xâm nhiễm gan do bệnh lý
khối u, … ngoài ra còn tăng trong các trường hợp tắc mật.
- Albumin giảm -> cho thấy chức năng tổng hợp của gan đang bị suy giảm.

78
- Chất chỉ điểm đặc hiệu cho ung thư gan là AFP, PIVKA-II đều tăng ở mức báo động
Kết luận: các kết quả XN trên đều hướng đến kết luận là khả năng cao bệnh nhân bị ung
thư gan, nguyên nhân có thể là do tiến triển từ những tình trạng tổn thương gan như viêm
gan, xơ gan. Điều này là phù hợp với chẩn đoán ban đầu.
=> Có thể tiến hành trả kết quả.
Tình huống 3
Bệnh nhân nam, 49 tuổi đến khám tại khoa nội thận khi làm xét nghiệm ion đồ thấy rằng
có nhiều kết quả xét nghiệm bất thường. Được biết chẩn đoán ban đầu của bệnh nhân này
là: Suy thận mạn.

Hình 44: Kết quả XN tình huống 3

Phân tích tình huống:


- Trong suy thận mạn, Natri máu sẽ giảm do bài tiết nhiều trong nước tiểu nhưng ở xét
nghiệm này của bệnh nhân thì Natri lại tăng cao. Điều này càng bất thường hơn khi mà
kết quả tiền sử của bệnh nhân thì Natri của bệnh nhân đều nằm ổn định ở khoảng giá trị
bình thường.

Hình 45: Kết quả tiền sử Na+ của tình huống 3


- Do sai số quá lớn, có thể nghĩ tới trường hợp ống máu bị nhiễm chất chống đông. Có 2
hướng xử lý là:
(1) Đề nghị lấy lại máu bằng ống Heparin để làm lại xét nghiệm.
(2) Thực hiện lại xét nghiệm này bằng ống Serum trên một máy khác.
Tại thời điểm gặp trường hợp này, KTV phụ trách chạy ion đồ đã chọn phương án 2 là
chạy lại trên máy khác bằng ống đỏ vì may mắn là bệnh nhân còn làm các xét nghiệm
Sinh hóa. Phương án này sẽ không cần phải làm phiền bệnh nhân lấy máu lại. Kết quả thu
được như sau:

79
Hình 46: Kết quả sau khi xử lý của tình huống 3

Kết luận: từ kết quả lần 2, có thể thấy là Natri máu của bệnh nhân nằm vào khoảng giá
trị bình thường, điều này chứng tỏ kết quả Natri cao trước đó chỉ là một sai số ngẫu nhiên
mà khả năng cao là do nhiễm chất chống đông.
=> Có thể tiến hành trả kết quả ion đồ.
Tình huống 4
Bệnh nhân nữ, 72 tuổi được chỉ định làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu và cặn lắng
cho thấy có nhiều kết quả bất thường. Được biết chẩn đoán ban đầu của bệnh nhân này là:
Bàng quang thần kinh không được ức chế, không phân loại nơi khác.

Hình 47: Kết quả XN tình huống 4


Phân tích tình
huống:
- Về chẩn đoán của bệnh nhân này thì đây là tình trạng bàng quang mất đi khả năng giãn
nở để chứa nước tiểu từ niệu quản và co bóp để tống nước tiểu ra khỏi bàng quang. Điều
này khiến cho bệnh nhân tiểu không kiểm soát và dẫn tới suy thận, nhiễm trùng tiểu.

80
- Các thông số protein, hồng cầu, bạch cầu và albumin trong tổng phân tích nước tiểu đều
tăng cho thấy có sự suy giảm chức năng thận và có khả năng BN bị nhiễm trùng tiểu.
- Xét nghiệm cặn lắng càng cho thấy rõ hơn rằng số lượng hồng cầu, bạch cầu của bệnh
nhân đang ở mức rất cao so với bình thường. Chỉ số đáng lưu ý ở đây là số lượng vi trùng
máy đo ra tới 4+ và điều này gần như khẳng định được rằng bệnh nhân khả năng cao có
nhiễm trùng tiểu.
- Tuy nhiên, muốn trả kết quả thì cần phải xử lý chỉ số đếm vi trùng này vì mẫu nước tiểu
đang quá đặc nên máy đã không đo được ra một con số cụ thể. Các bước cần làm là:
 Pha loãng nước tiểu bằng nước cất theo tỉ lệ 1/2.
 Chiết nước tiểu đã pha loãng vào ống đỏ và đem quay ly tâm.
 Đổ ra cup nhỏ và tiến hành thực hiện lại xét nghiệm cặn lắng trên máy theo chế độ
chạy thủ công.
- Kết quả thu được như sau:

Hình 48: Kết quả sau khi xử lý của tình huống 4


Kết luận: có thể thấy là kết quả số đếm vi trùng đã được thể hiện ra con số cụ thể và khi
phân tích các kết quả xét nghiệm thì có thể hướng đến khả năng bệnh nhân bị nhiễm
trùng tiểu. Một điều cần lưu ý nữa là các kết quả của những chỉ số khác cũng cao hơn so
với lần đo đầu tiên do mẫu bệnh phẩm đã được quay ly tâm khiến cho các tế bào và thành
phần khác tập trung lại hơn.
=> Có thể tiến hành trả kết quả, lấy kết quả đo lần 2.

81
3.3. Phê duyệt và trả kết quả
Người có thể duyệt kết quả là KTV làm việc tại các khâu trong PXN, làm khâu nào thì sẽ
chỉ duyệt kết quả XN khâu đó. Tại mỗi nơi lấy máu đều có bàn hành chính để kiểm tra
các kết quả đã duyệt một lần nữa và tiến hành in phiếu kết quả.
Kết quả sau khi in sẽ được kẹp chung
với phiếu chỉ định ban đầu. Cần đảm
bảo giấy kết quả đúng các thông tin mã
code, họ tên bệnh nhân, khoa phòng với
phiếu chỉ định trước khi bấm ghim. Làm
vậy để tránh trường hợp bấm nhầm
phiếu chỉ định của bệnh nhân này với
kết quả của bệnh nhân khác.
Sắp xếp các phiếu kết quả theo thứ tự
trên phiếu hẹn của bệnh nhân đã được
ghi lúc tiếp nhận. Khi đến giờ trả kết
quả, người phụ trách trả kết quả nhận
phiếu hẹn từ bệnh nhân và tìm kiếm
giấy kết quả với số thứ tự tương ứng
trên phiếu hẹn. Trước khi trả kết quả
cho bệnh nhân, cần phải kiểm tra và hỏi
rõ thông tin bệnh nhân. Cũng như lúc
tiếp nhận và lấy máu, việc hỏi thông tin
bệnh nhân phải tránh việc đọc họ và tên
BN và không được yêu cầu BN xác
nhận tên của họ, mà hãy hỏi và đề nghị
người bệnh tự nói rõ họ
tên, năm sinh, địa chỉ của mình. Hình 49: Phiếu trả kết quả XN chung với phiếu
3.4. Lưu mẫu chỉ định
Các mẫu khi chạy xong sẽ được xếp lên các khay và lưu vào tủ lạnh vào cuối ngày làm
việc. Đối với mẫu Sinh hóa – Miễn dịch thì sẽ có một phiếu lưu mẫu ghi lại các mẫu đã
chạy theo thứ tự và người KTV phải xếp các mẫu lên khay theo đúng thứ tự đã ghi để
thuận tiện trong việc tìm lại mẫu khi cần. Còn đối với mẫu ion đồ và nước tiểu thì các anh
chị KTV thường lưu mẫu ngay khi chạy máy và valid kết quả.

82
CẢM NHẬN VÀ TỔNG KẾT
Đầu tiên thì em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô trong bộ môn xét nghiệm của
trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch vì đã tạo cơ hội cho chúng em có được một kỳ
thực tập vô cùng bổ ích tại bệnh viện Bình Dân. Đồng thời, em cũng cảm ơn các anh chị
KTV trong khoa xét nghiệm của bệnh viện Bình Dân vì đã hướng dẫn tận tình và tạo cơ
hội cho em và các bạn được tham gia thực hành nhiều nhất có thể.
Trải qua bốn tuần thực tập, tụi em được phân công hai tuần lấy máu tại các khu khác
nhau và hai tuần học tập trong phòng máy. Các khâu đều được phân chia đều với nhau để
sao cho mỗi bạn đều được có từ 3-4 ngày trải nghiệm tại mỗi khâu. Việc thực hành trong
PXN đã giúp em có cơ hội ôn lại lý thuyết và áp dụng những gì mình đã học vào thực tế
nhưng điều khiến em ấn tượng hơn cả khi thực tập tại bệnh viện là khoảng thời gian em
được thực tập tại các khu lấy máu. Ở những bệnh viện trước thì việc thực tập của tụi em
hoàn toàn là ở trong PXN nên việc được phân đi lấy máu đến 2 tuần tại bệnh viện Bình
Dân khiến em có phần hơi lo lắng. Điều khiến em không tự tin là do em vẫn chưa có
nhiều kinh nghiệm trong việc lấy máu. Hơn nữa, em vẫn chưa quen với việc phải tiếp xúc
với bệnh nhân nên chưa biết được cách ứng xử khi gặp nhiều tình huống khác nhau trên
thực tế. Tuy nhiên, với sự hướng dẫn tận tình của các anh chị KTV thì em cũng dần tự tin
hơn trong việc lấy máu và em cũng đã đúc kết được những bài học kinh nghiệm cho bản
thân để sau này có thể tự tin xử lý những tình huống tương tự.
Sau đợt thực tập này, em đã học hỏi được nhiều kiến thức thực tế về hóa sinh và quy trình
xét nghiệm tại bệnh viện. Để đạt được những thành quả như vậy, không thể thiếu sự giúp
đỡ nhiệt tình và những lời khuyên hữu ích từ các anh chị KTV.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn đến tất cả mọi người đã giúp đỡ em và các thành
viên trong nhóm dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp trong suốt quá trình chúng em
thực tập tại bệnh viện. Kính chúc mọi người luôn có thật nhiều sức khỏe và thành công
trong cuộc sống.

83
ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đạt Anh và Nguyễn Thị Hương (2013), Các xét nghiệm thường quy áp dụng
trong thực hành lâm sàng, NXB Y học.
2. Lê Thị Mai Dung (2020), Các phương pháp và kỹ thuật hóa sinh sử dụng trong xét
nghiệm, tập 1, NXB Y học.
3. Lê Xuân Trường (2013), Hóa sinh lâm sàng, NXB Y học.
4. Trần Hữu Tâm (2015). Những vấn đề cơ bản trong đảm bảo chất lượng xét nghiệm y
khoa, NXB Y học.
5. Trần Hữu Tâm (2019), Nội kiểm tra chất lượng xét nghiệm, NXB Y học.
6. Tài liệu hướng dẫn về các phương pháp xét nghiệm miễn dịch của hãng Abbott.
7. Sysmex (2019), Công nghệ đo lường của máy phân tích nước tiểu tự động UC-
3500, Sysmex Journal International, 29 (2).
8. Zhang Y, Wang R, Dong Y, Huang G, Ji B, Wang Q. (2020), Assessment of
biotin interference in thyroid function tests, Medicine (Baltimore).

85

You might also like