Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

TỰ LUẬN ĐỊA

Câu 1:Giải thích tình hình phát triển kinh tế của LB Nga
a)LB Nga từng là trụ cột của Liên bang Xô viết
- Năm 1917 Liên bang Xô viết được thành lập.
- LB Nga là một thành viên và đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô trở thành cường
quốc. Nhiều sản phẩm công - nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong Liên Xô.

b)Thời kì đầy khó khăn, biến động (thập niên 90 của thế kỉ XX)
- Vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô ngày càng bộc lộ nhiều yếu kém.
- Đầu những năm 1990, Liên Xô tan rã, Liên bang Nga độc lập nhưng gặp nhiều khó khăn:
 Tốc độ tăng trưởng GDP âm.
 Sản lượng các ngành kinh tế giảm.
 Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, tình hình chính trị, xã hội bất ổn.
 Vị trí, vai trò của LB Nga trên trường quốc tế suy giảm.

c)Nền kinh tế Nga đang khôi phục lại vị trí cường quốc

* Chiến lược kinh tế mới


-Từ năm 2000, LB Nga bước vào thời kì mới với chiến lược :
 + Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.
 + Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường.
 + Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.
 + Nâng cao đời sống nhân dân.
-> Khôi phục lại vị trí cường quốc.

*Những thành tựu đạt được sau năm 2000


 - Sản lượng kinh tế tăng.
 - Dự trữ ngoại tệ lớn thứ 4 thế giới.
 - Trả xong các khoản nợ nước ngoài.
 - Xuất siêu.
 - Đời sống nhân dân được cải thiện.
 - Vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.
 - Nằm trong nhóm nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới ( G8).
 - Tuy vậy, trong quá trình phát triển kinh tế, LB Nga còn gặp nhiều khó khăn như sự phân
hóa giàu nghèo, nạn chảy máu chất xám.

Câu 2:Giải thích được sự phát triển và phân bố của các ngành kinh tế chủ chốt ở Nhật
Bản?
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế bị suy sụp nghiêm trọng. Đến 1952, kinh tê’ khôi
phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 – 1973.
Nguyên nhân chủ yếu: chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp, tăng vốn, gán liền với áp
dụng kĩ thuật mới; tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng
giai đoạn; duy trì cơ cấu kinh tê hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những tổ
chức sản xuât nhỏ, thủ công.
– Những năm 1973 – 1974 và 1979 – 1980, do khủng hoảng dầu mỏ tốc độ tăng trưởng nền
kinh tế giảm xuôhg. Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 – 1990, tốc
độ tăng GDP trung bình đạt 5,3%.
– Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chậm lại.
– Hiện nay, Nhật Bản đứng thứ hai thế giới về kinh tế, khoa học – kĩ thuật, tài chính. GDP đứng
thứ hai thế giới sau Hoa Kì.

TỰ LUẬN GD
Câu 1: Có ý kiến cho rằng: Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lí mọi mặt của đời
sống xã hội bằng pháp luật, vì thế nhà nước nào quản lí xã hội bằng pháp luật cũng là
Nhà nước pháp quyền. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Em hiểu thế nào là Nhà
nước pháp quyền?
TRẢ LỜI
=> Em không đồng ý với ý kiến nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý mọi mặt về đời
sống xã hội bằng pháp luật vì thế nhà nước nào quản lý xã hội bằng pháp luật cũng là nhà
nước pháp quyền bởi vì:

- Nhà nước pháp quyền là nhà nước do dân,của dân vì dân,tổ chức xã hội và mọi người đều
được bình đẳng đều được thực hiện trên cơ sở pháp luật:

+Bảo đảm được các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.

- Đối với Nhà nước phong kiến ngày xưa cũng quản lí xã hội bằng pháp luật nhưng không bảo
vệ quyền lợi cho nhân dân:

 Mang bản chất giai cấp của giai cấp thống trị.

 Dùng lực lượng quân đội để khống chế các giai cấp thấp như công nhân và nông dân.

 Mọi người thuộc giai cấp thấp không có quyền tự do,bị bóc lột vơ vét sức lực và của cải.

=> Không phải nhà nước nào quản lí xã hội bằng pháp luật cũng là nhà nước pháp luật.

Câu 2: Trong 1 buổi thảo luận về vấn đề dân số, có 2 quan niệm như sau:
- Quan niệm thứ nhất: Nên để cho dân số gia tăng 1 cách tự nhiên, Nhà nước không
nên can thiệp vào để hạn chế tốc độ gia tăng dân số.
- Quan niệm thứ 2: Cần thúc đẩy cho dân số gia tăng nhanh vì dân số nhanh sẽ có
nguồn nhân lực dồi dào, sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, vì vậy sẽ làm lợi cho đất
nước.
Theo em, hai quan niệm trên đúng hay sai? Vì sao? Có phải tất cả các nước trên
thế giới đều hạn chế tốc độ gia tăng dân số không? Cho ví dụ minh họa?
TRẢ LỜI
=> Theo em hai quan niệm trên đều sai, vì:

+ Quan niệm 1 thì để gia tăng tự nhiên không có sự kiểm soát thì chúng ta sẽ phải nhiều vấn
đề xã hội như vấn đề về giới, vấn đề thực phẩm, vấn đề học tập,...

+ Quan niệm 2 nếu thúc đẩy gia tăng dân số thì sẽ làm nước ta đối mặt với điều kiện tự nhiên
không phù hợp. Nếu gia tăng gia số mà không đi liền với việc đào tạo và kỹ thuật hóa vào công
cuộc sản xuất thì nguồn nhân lực có dồi dào cũng không đảm bảo được chất lượng chuyên
môn. Như vậy vấn đề giải quyết việc làm lại còn bị đặt năng hơn.

- Không phải các nước trên thế giới đều hạn chế tốc độ gia tăng dân số. Vì có một số nước dân
số già nhiều thiếu nguồn nhân lực trẻ. Các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapo,.... là
những nước muốn thúc đẩy dân số tăng nhanh.

Câu 3: Trong các giờ sinh hoạt lớp hoặc chi Đoàn, Minh thường rất hăng hái phát biểu ý
kiến, nhưng nhiều khi không theo sự điều khiển của lớp trưởng và bí thư, có khi nói át
cả lời người khác, hoặc phát biểu không vào chủ đề cuộc sinh hoạt. Thấy thế một số bạn
lấy làm khó chịu, nhưng một số bạn lại cho rằng để phát huy dân chủ, phát biểu thế nào
là quyền của mỗi người, nên Minh không có gì đáng trách.
Câu hỏi :1. Em có tán thành ý kiến của một số bạn không? Vì sao?
2. Theo em chúng ta nên sử dụng quyền dân chủ như thế nào
TRẢ LỜI

=> 1. Em không tán thành với ý kiến của một số bạn. Vì quyền dân chủ phải đi đôi với kỉ luật
bởi tính dân chủ thiên về tự do thể hiện những ý kiến quan điểm, lập trường, hành động của
một cá nhân. Tuy nhiên nếu như mỗi cá nhân đều chỉ biết làm theo ý muốn, sở thích của mình
thì trong cộng đồng, tập thể xã hội sẽ trở nên hỗn loạn. Vậy nên cần có kỉ luật để con người
điều chỉnh hành vi và có khuôn khổ trọng việc thể hiện hành động của cá nhân mình.

2. Theo em , chúng ta sẽ sử dụng quyền dân chủ một cách hợp lý : đưa ra những ý kiến hoặc
mong muốn của mình làm giúp ích cho từng cá nhân cũng như cộng đồng hoặc tập thể tiến bộ
lên. Không nên vì tính dân chủ gây mất đi kỉ luật của tập thể cộng đồng.

Câu 4: Em hãy giải thích và nêu thái độ của mình đối vớ những quan niệm sau: Trời sinh
voi, trời sinh cỏ; đông con hơn nhiều của?
TRẢ LỜi
Câu 4( tham khảo thêm của H)

Trời sinh voi, trời sinh cỏ

Ta có thể hiểu câu này theo hai nghĩa đen và bóng.


 Nếu hiểu nghĩa đen thì đó là một quy luât tự nhiên, khi trời sinh voi thì tất nhiên phải sinh
ra cỏ để nuôi sống loài voi.

 Tuy nhiên, nếu hiểu theo nghĩa bóng thì câu này có nghĩa là bố mẹ sinh con ra thì con ắt sẽ
tìm được cách mưu sinh không cần bố mẹ nuôi dưỡng.

Đây là quan niệm sai trái, em không đồng tình vì nó thể hiện sự thiếu trách nhiệm của cha mẹ
đối với con cái.

Đông con hơn nhiều của

Ta hiểu câu này như sau:

 Về nghĩa đen câu này muốn nói con cái là thứ quý giá nhất và không một thứ của quý nào
có thể sánh bằng.

 Nghĩa bóng câu nói này là sinh nhiều con cái sau này còn có người chăm sóc khi về già
còn hơn là có của nhưng không có người chăm sóc.

Em không đồng tình với quan điểm này bởi nó thể hiện sự ích kỉ của bố mẹ. Bố mẹ muốn sau
này có người chăm sóc khi về già nhưng bố mẹ không nghĩ đến quá trình chăm con như thế
nào để lớn đến khi phụng dưỡng cha mẹ. Đó là quá trình vất vả, nhà ít con đã vất vả, nhà nhiều
con càng vất vả hơn. Do đó, các con chắc chắn sẽ thiếu thốn đủ thứ và thậm chí không được đi
học.

TỰ LUẬN SINH
Câu 1: Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp ở thực vật?

Tiêu chí Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp


Khái niệm Sinh trưởng theo chiều dài ( hoặc cao) Sự sinh trưởng theo chiều ngang ( chu
của thân, rễ vi) của thân và rễ
Cơ chế Do hoạt động nguyên phân của các tế Do hoạt động nguyên phân của các tế
nguyên bào thuộc mô phân sinh đỉnh bào thuộc mô phân sinh bên
nhân
KQ Tăng chiều dài, cao Tăn chiều ngang
Đại diện Cây một lá mầm, hoặc thân non của Cây hai lá mầm
cây hai lá mầm

Câu 2: Nêu điều cần tránh trong việc ứng dụng các chất điều hoà sinh trưởng nhân tạo
là gì? Vì sao?

- Không nên sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo vào các sản phẩm trực tiếp làm
thức ăn vì các chất nhân tạo không có các enzim phân giải, chúng sẽ tích lũy lại trong nông
phẩm gây độc hại cho người và động vật.

Câu 3: Nêu và giải thích sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của
động vật? Tại sao vào màu đông cần có biện pháp giữ ấm và cho gia súc ăn nhiều hơn?
* Ảnh hưởng:

- Nhiệt độ là yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển ở ĐV đặc biệt là ĐV biến
nhiệt

+Ở nhiệt độ phù hợp ĐV sinh trưởng, phát triển tốt. Ở nhiệt độ quá cao hay quá thấp → sinh
trưởng chậm, thậm chí là ngừng. Do nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.

- VD: Cá rô phi VN sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 20-35 độ C

* Ứng dụng:

Gia súc thuộc nhóm động vật hằng nhiệt. Vào mùa đông khi nhiệt độ môi trường xuống thấp
(trời rét), do thân nhiệt cao hơn so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào
môi trường xung quanh. Để bù lại số nhiệt lượng đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế
chống lạnh được tăng cường, quá trình phân hủy các chất hữu cơ giúp sinh nhiệt cho cơ thể. Vì
vậy nên giữ ấm cho gia súc ăn nhiều hơn để tăng lượng chất hữu cơ cho cơ thể, tăng sức đề
kháng, chống rét, mới sinh trưởng bình thường được.

Câu 4: Nêu và giải thích sự ảnh hưởng của thức ăn đến sự sinh trưởng và phát triển của
động vật?

* Ảnh hưởng: Thức ăn rất QT đối vs sinh trưởng và phát triển của ĐV vì:

 Người & ĐV là snh vật dị dưỡng, ko tự tổng hợp đc chất hữu cơ, phải lấy dinh dưỡng từ
thức ăn.
 Chất dinh dưỡng trg thức ăn đc sd để hình thành và tăng số lượng TB cơ thể.
 Chất dinh dưỡng trg thức ăn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.

-VD: Thiếu protein → ĐV chậm lớn, gầy yếu, dễ bị bệnh.

* Ứng dụng:

Cần xây dựng khẩu phần ăn hợp lí:

- Thức ăn ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng.

- Thiếu protein động vật chậm lớn và gầy yếu , dễ mắc bệnh . Thiếu vitamin gây bệnh còi
xương chậm lớn ở động vật .
- Ăn quá nhiều thức ăn có thể dẫn đến bệnh béo phì
- Nguyên tắc lập khẩu phần ăn:
 Đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cơ thể
 Đảm bảo cân đối các thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn
 Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, vitamin, muối khoáng, và cân đối về thành phần các
chất hữu cơ.
Câu 5: Ghép chồi và ghép cành ( Thao tác, vai trò của phương pháp)?
- Thao tác: Ghép 1 đoạn thân, cành của cây này lên gốc 1 cây khác ( cây gốc ghép).
- Vai trò: Trong phương pháp ghép chồi, ghép cành, phải cắt bỏ hết lá của cành ghép và phải
cột chặt mắt ghép và cành ghép vào gốc ghép để giảm mất nước qua con đường thoát hơi
nước nhằm tập trung nước nuôi các tế bào cành ghép, nhất là các tế bào mô phân sinh để đảm
bảo sự sống sót và tiếp tục sinh trưởng.

Câu 6: Chiết cành và giâm cành ( Thao tác, vai trò của phương pháp)?

- Chiết cành: chọn cây khỏe, mập, gọt lớp vỏ, bọc đất mùn quanh lớp vỏ bóc hay ghim giữ phần
bóc vỏ xuống lớp đất mặt, đợi khi ra rễ cắt rời cành đem trồng.
- Giâm cành là phương pháp nhân giống cây trồng bằng cơ quan sinh dưỡng. 
- Vai trò:
+ Giữ nguyên được tính trạng tốt mong muốn.
+ Thời gian cho thu hoạch sản phẩm ngắn vì cây từ cành giâm và cành chiết sớm ra hoa, kết
quả: chỉ 2-5 năm tùy loài cây, tùy tuổi sinh lí (tuổi chủng loại) của cành.

LÍ THUYẾT TRẮC NGHIỆM SINH


Bài 34 – Sinh trưởng ở thực vật
-Sinh trưởng của thực vật là: quá trình tăng lên về kích thước của cơ thể do tăng số lượng và
kích thước tế bào.
-Kết quả của sinh trưởng sơ cấp là: làm tăng chiều dài của thân và rễ
-Kết quả của sinh trưởng thứ cấp là: làm tăng chiều ngang → gỗ lõi , gỗ dác và vỏ là kết quả.
-Khi nói về sự ảnh hưởng của các điều kiện môi trường tới sự sinh trưởng ở thực vật:
+ Dinh dưỡng khoáng tham gia điều tiết các hoạt động sống.
+ Á/s có thể lm biến đổi hình thái thực vật.
+ Nước có tham gia điều hòa nhiệt độ cho thực vật.
+ Một số khoáng là thành phần cuả diệp lục, cần để hình thành bộ máy quang hợp.
Bài 35 – Hoocmôn thực vật
-Hoocmôn thực vật khái niệm, nơi tạo thành và đặc điểm :
+ Khái niệm: Phitôhoocmôn – là chất hữu cơ do thực vật tiết ra.
+ Đặc điểm:
 Tạo ra ở một nơi nhưng gây phản ứng ở nơi khác.
 Đc vận chuyển trg mạch gỗ và mạch rây.
 Vs nồng độ thấp gây biến đổi lớn.
 Tính chuyên hoá thấp hơn hoocmôn động vật.
-Vai trò của hoocmôn GA ở mức độ tế bào là: lm tăng số lần nguyên phân, tăng sinh trưởng,
dãn dài tế bào.
-Ở mức độ tế bào, xitokinin có vai trò: kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình già
của tế bào.
-Tương quan giữa chất kích thích và chất ức chế GA/AAB có vai trò gì: điều tiết trạng thái sinh
lí của hạt.
-Tương quan giữa AIA và xitokinin có vai trò gì: điều tiết sự phát triển của mô callus.
-Người ta sử dụng hoocmôn AIA để: tăng sự ra rễ phụ ở cành giâm.
-Những ứng dụng của hoocmôn GA trong trồng trọt:
+ Phá ngủ cho củ, hạt, chồi.
+ Tăng sinh trưởng chiều cao của cây lấy sợi.
+ Tăng thu hoạch sinh khối tươi.
Bài 36 – Phát triển ở thực vật có hoa
- Phát triển ở thực vật là: toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm sinh
trưởng, phân hóa, phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
- Các nhân tố chi phối sự ra hoa ở thực vật:
+ Tuổi cây / Quang chu kì/ Xuân hóa/ Hoocmôn florigen.
- Nghiên cứu quang chu kì có ứng dụng: xác định mùa vụ và khu vực địa lí khi trồng cây.
- Dựa vào quang chu kì có thể phân loại cây:
+ Cây trung tính: ra hoa không phụ thuộc vào quang chu kì: hướng dương, lạc, cà
chua,...
+ Cây ngày ngắn: ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ: đậu tương, vừng,
mía,....
+ Cây ngày dài: ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12 giờ: củ cải đường,
thanh long, lúa mì,...
- Mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển: gắn bó, tác động qua lại sinh trưởng gắn vs phát
triển, phát triển dựa trên sinh trưởng.

Bài 37 – Sinh trưởng và phát triển ở động vật

- sinh trưởng của động vật là: sự tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế
bào.

- Phát triển của cơ thể động vật bao gồm:

+ tăng kích thước cơ thể.

+ biệt hóa tế bào.

+ Phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.


- phát triển qua biến thái là: là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo,
sinh lí khác con trưởng thành.
- phát triển không qua biến thái là: con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lý tương tự con
trưởng thành.
- Đại diên ĐV phát triển qua biến thái không hoàn toàn: gián, châu chấu, cào cào...
- Đại diên ĐV phát triển qua biến thái hoàn toàn: bướm, ruồi, ếch…
- Mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật là: Sinh trưởng là tiền đề cho phát
triển. Phát triển là cơ sở cho sinh trưởng.
Bài 38 + 39 – Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Hoocmôn GH được tiết ra từ đâu, vai trò của hoocmon này:
+ Tiết ra từ tuyến yên.
+ Vai trò: Kích thích phân chia tế bào, tăng kích thước tế bào, kích thích phát triển
xương.
- Vai trò và nơi sản xuất ra, vai trò của hoocmôn tiroxin đối với sự sinh trưởng và phát triển của
các loài lưỡng cư là:
+ Nơi tạo ra: tuyến giáp.
+ Gây biến thái từ nòng nọc thành ếch.
- Hoocmôn ơstrôgen được tiết ra từ: buồng trứng
- Vai trò của hoocmon Ơstrôgen và testostêrôn: Kích thích phát triển mạnh ở dậy thì.
Testotêrôn làm tăng tổng hợp protêin, phát triển cơ bắp.
Bài 41 – Sinh sản vô tính ở thực vật
-Sinh sản vô tính là: không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau
và giống cây mẹ.
- Các con đường phát tán bào tử là: gió, nước, động vật.
- Đặc điểm của sinh sản vô tính:
+Con hoàn toàn giống nhau, giống mẹ.
+Không có sự hợp nhất giao tử đực và cái.
- Nêu các phương pháp nhân giống vô tính: ghép chồi, ghép cành; chiết cành, giâm cành; nuôi
cấy mô tế bào.
- Ưu điểm của công nghệ nuôi cấy tế bào và mô thực vật:
+Tạo ra lượng lớn cây con
+Hệ số nhân giống cao
+Trong quá trình sản xuất không chịu ảnh hưởng bởi thời tiết
Bài 42 – Sinh sản hữu tính ở thực vật
- Sinh sản hữu tính ở thực vật là: có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo hợp tử phát
triển thành cơ thể mới.
- đặc trưng của sinh sản hữu tính:
+ Luôn có quá trình hình thành và hợp nhất giao tử đực với giao tử cái, luôn có sự trao
đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen
+ Gắn liền với phân bào giảm nhiễm
+ Tạo sự đa dạng di truyền nhờ nguồn biến dị tổ hợp phong phú
-Thụ tinh kép ở thực vật là: Cùng lúc một giao tử đực thứ nhất thụ tinh với trứng tạo hợp tử 2n
và một giao tử đực thứ 2 hợp nhất với nhân (2n) tạo nhân tam bội.
- Ưu điểm của sinh sản hữu tính ở thực vật: Tạo các cá thể có thể thích nghi ngay cả khi môi
trường sống thay đổi.
- Cơ sở của sinh sản hữu tính ở thực vật: Kết hợp 3 quá trình: nguyên phân, giảm phân, thụ
tinh.

You might also like