Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

GIẢI BÀI TOÁN THEO PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY MỚI

PHẦN ANCOL
Phần I: Tư duy dồn chất giải toán đốt cháy ancol.
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,07 mol hỗn hợp X chứa 3 ancol no, đơn chức, mạch hở cần dùng vừa đủ
0,21 mol O2. Khối lượng X ứng với 0,07 mol là?
A. 3,22 B. 3,45 C. 3,08 D. 2,94
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol hỗn hợp X chứa 4 ancol no, đơn chức, mạch hở cần dùng vừa đủ
0,42 mol O2. Từ lượng X trên có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam ete?
A. 5,02 B. 4,26 C. 5,00 D. 4,16
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa 4 ancol no, đơn chức, mạch hở cần dùng vừa đủ
0,54 mol O2 thu được CO2 và 9,0 gam H2O. Giá trị của m là?
A. 8,64 B. 11,52 C. 14,04 D. 7,56
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa 4 ancol no, đơn chức, mạch hở cần dùng vừa đủ
0,63 mol O2 thu được CO2 và 10,44 gam H2O. Từ lượng X trên có thể điều chế được tối đa bao nhiêu
gam este?
A. 6,88 B. 6,24 C. 7,32 D. 7,64
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X chứa 4 ancol no, đơn chức, mạch hở cần dùng vừa đủ 0,63
mol O2 thu được CO2 và 10,44 gam H2O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng ancol vào bình đựng K dư thì
khối lượng bình sẽ tăng thêm bao nhiêu gam?
A. 8,60 B. 8,76 C. 9,16 D. 9,12
Câu 6: Hỗn hợp X chứa nhiều ancol đều đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X
cần vừa đủ 0,31 mol O2 thu được CO2 và m gam H2O. Mặt khác, lượng X trên có thể làm mất màu tối
đa 100ml dung dịch nước Br2 1M. Giá trị m là?
A. 4,32 B. 4,50 C. 4,68 D. 5,40
Câu 7: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic, propan − 1, 2 − điol và butan (trong đó số mol của
propan − 1, 2 − điol và butan bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được 50,16 gam CO2 và
29,16 gam H2O. Giá trị của m là?
A. 29,92 B. 28,92 C. 24,60 D. 26,94
Câu 8: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic, glixerol và butan (trong đó số mol của glixerol bằng
½ số mol của butan). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 67,76 gam CO2 và 38,16 gam H2O. Giá
trị của m là?
A. 34,0 B. 32,0 C. 35,2 D. 38,0
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X gồm 3 ancol, bằng O2 (vừa) thu được nước và 7,168 lít
khí (đktc) CO2 . Mặt khác, cho 0,16 mol X trên vào bình đựng Na dư thì thấy khối lượng bình tăng m
gam đồng thời có 3,584 lít khí (đktc) thoát ra. Giá trị của m là?
A. 9,36 B. 9,92 C. 9,60 D. 10,08
Câu 10: Hỗn hợp X chứa nhiều ancol đều đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần vừa
đủ 0,31 mol O2 thu được CO2 và H2O với tổng khối lượng là m gam. Mặt khác, lượng X trên có thể làm
mất màu tối đa 100ml dung dịch nước Br2 1M. Giá trị m là?
A. 18,32 B. 14,88 C. 16,68 D. 16,34
Câu 11: Hỗn hợp X chứa nhiều ancol đều đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,18 mol X cần vừa
đủ 0,39 mol O2 thu được H2O và m gam CO2 . Mặt khác, lượng X trên có thể làm mất màu tối đa 60ml
dung dịch nước Br2 1M. Giá trị m là?
A. 10,56 B. 14,08 C. 11,44 D. 12,32
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X chứa 4 ancol no, đơn chức, mạch hở cần dùng vừa đủ
0,39 mol O2. Khối lượng X ứng với 0,1 mol là?
A. 5,02 B. 4,6 C. 5,44 D. 4,16
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X chứa 4 ancol no, đơn chức, mạch hở cần dùng vừa đủ
0,465 mol O2 . Khối lượng X ứng với 0,15 mol là?
A. 7,04 B. 5,02 C. 6,48 D. 8,12
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X chứa 4 ancol no, đơn chức, mạch hở cần dùng vừa đủ
0,63 mol O2 thu được CO2 và 10,44 gam H2O . Giá trị của a là?
A. 0,16 B. 0,18 C. 0,14 D. 0,17
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X chứa 4 ancol no, đơn chức, mạch hở cần dùng vừa đủ
0,75 mol O2 thu được b mol CO2 và c mol H2O . Mặt khác, cho toàn bộ lượng ancol vào bình đựng K
dư thì khối lượng bình sẽ tăng 10,4 gam. Giá trị của (a+b+c)?
A. 1,4 B. 1,8 C. 1,5 D. 1,7
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X chứa 4 ancol no, đơn chức, mạch hở cần dùng vừa đủ
0,825 mol O2 thu được CO2 và H2O . Mặt khác, cho toàn bộ lượng ancol vào bình đựng K dư thì khối
lượng bình sẽ tăng 47,8 gam. Giá trị của a?
A. 0,23 B. 0,25 C. 0,24 D. 0,27
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X chứa 4 ancol no, đơn chức, mạch hở cần dùng vừa đủ V
lít O2 (đktc) thu được H2O và 11,44 gam CO2. Mặt khác, cho toàn bộ lượng ancol vào bình đựng K dư
thì khối lượng bình sẽ tăng 53,4a gam. Giá trị của V?
A. 8,736 B. 8,848 C. 8,96 D. 9,408
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa 4 ancol no, đơn chức, mạch hở cần dùng vừa đủ
0,6 mol O2 thu được CO2 và 7,74 gam H2O. Biết lượng X trên có thể phản ứng tối đa với dung dịch
chứa 0,18 mol Br2. Giá trị của m là?
A. 9,02 B. 8,6 C. 9,14 D. 8,78
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa 4 ancol no, đơn chức, mạch hở cần dùng vừa đủ
0,4 mol O2 thu được CO2 và 5,58 gam H2O. Biết lượng X trên có thể phản ứng tối đa với dung dịch chứa
0,1 mol Br2. Giá trị của m là?
A. 6,23 B. 5,98 C. 6,08 D. 6,18
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa 4 ancol no, đơn chức, mạch hở cần dùng vừa đủ
0,445 mol O2 thu được CO2 và 6,66 gam H2O. Biết lượng X trên có thể phản ứng tối đa với dung dịch
chứa 0,1 mol Br2 . Giá trị của m là?
A. 6,23 B. 5,98 C. 6,94 D. 6,18
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X chứa 4 ancol no, đơn chức, mạch hở cần dùng vừa đủ 0,445
mol O2 thu được CO2 và 6,66 gam H2O. Biết lượng X trên có thể phản ứng tối đa với dung dịch chứa
0,1 mol Br2. Mặt khác, cho toàn bộ lượng X trên vào bình đựng Na thấy khối lượng bình tăng m gam.
Giá trị của m là?
A. 6,23 B. 5,98 C. 6,94 D. 6,80
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X chứa 4 ancol no, đơn chức, mạch hở cần dùng vừa đủ 0,445
mol O2 thu được CO2 và 6,66 gam H2O. Biết lượng X trên có thể phản ứng tối đa với dung dịch chứa
0,1 mol Br2. Mặt khác, cho toàn bộ lượng X trên vào bình đựng Na thấy V lít khí (đktc) thoát ra. Giá trị
của V là?
A. 1,568 B. 1,344 C. 2,240 D. 1,120
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa 4 ancol no, đơn chức, mạch hở cần dùng vừa đủ
0,445 mol O2 thu được CO2 và 6,66 gam H2O. Biết lượng X trên có thể phản ứng tối đa với dung dịch
chứa 0,1 mol Br2. Từ lượng X trên có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam este?
A. 5,68 B. 5,88 C. 6,04 D. 5,84
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X chứa CH3OH, C2H5OH, C3H7OH và C4H9OH cần dùng vừa đủ
0,6 mol O2 thu được CO2 và 9,9 gam H2O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng X trên vào bình đựng Na thấy
khối lượng bình tăng a gam. Giá trị của a là?
A. 7,26 B. 9,68 C. 8,12 D. 8,15
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X chứa CH3OH, C2H5OH, C3H7OH và C4H9OH cần dùng vừa đủ
0,6 mol thu được CO2 và 9,9 gam H2O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng X trên vào bình đựng Na dư thấy
có V lít khí (đktc) thoát ra. Giá trị của V là?
A. 1,120 B. 1,344 C. 1,680 D. 1,792
Câu 26: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic, propan − 1, 2 − điol và butan (trong đó số mol
propan − 1, 2 − điol của và butan bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 43,12 gam CO2 và
24,84 gam H2O. Giá trị của m là?
A. 20,92 B. 18,92 C. 24,18 D. 22,94
Câu 27: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic, glixerol và butan (trong đó số mol của glixerol
bằng 1/2 số mol của butan). Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được 67,76 gam CO2 và 38,16 gam
H2O. Cho toàn bộ lượng X trên vào bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng a gam. Giá trị của a
là?
A. 29,46 B. 32,00 C. 31,42 D. 30,08
Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X gồm 3 ancol, cần dùng vừa đủ V lít khí O2, thu được
nước và 12,32 lít khí CO2. Mặt khác, cho 0,5 mol X trên tác dụng hết với Na, sau khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được 12,32 lít khí H2 . Các khí đó ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V gần nhất với?
A. 12,31 lít B. 15,11 lít C. 17,91 lít D. 8,95 lít
Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X gồm 3 ancol, cần dùng vừa đủ V lít khí O2, thu được
nước và 7,168 lít khí CO2. Mặt khác, cho 0,32 mol X trên tác dụng hết với Na, sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được 7,168 lít khí H2. Các khí đó ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V là?
A. 8,96 B. 11,2 C. 7,84 D. 10,08
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X gồm 3 ancol, bằng O2 (vừa), thu được nước và 7,168
lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, cho 0,32 mol X trên tác dụng hết với Na, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được 7,168 lít khí H2. Khối lượng của X ứng với 0,16 mol là?
A. 8,96 B. 9,92 C. 7,84 D. 10,08
Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X gồm 3 ancol, bằng O2 (vừa), thu được 7,168 lít khí
CO2 (đktc) và m gam H2O. Mặt khác, cho 0,16 mol X trên vào bình đựng Na dư thấy có 3,584 lít khí
(đktc) thoát ra. Giá trị của m là?
A. 9,36 B. 8,28 C. 9,00 D. 8,64
Câu 32: Cho hỗn hợp X gồm nhiều ancol đơn chức, mạch hở. Cho m gam X vào bình đựng Na dư thấy
bình tăng (m – 0,18) gam. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 0,49 mol H2 . Mặt khác, lượng X trên
có thể tác dụng tối đa 0,14 mol Br2. Nếu điều chế ete từ lượng ancol trên thì lượng ete thu được tối đa
là?
A. 7,64 gam B. 8,32 gam C. 7,24 gam D. 7,96 gam
Câu 33: Cho hỗn hợp X gồm nhiều ancol đơn chức, mạch hở. Cho m gam X vào bình đựng Na dư thấy
bình tăng (m – 0,21) gam. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 0,57 mol CO2. Mặt khác, lượng X
trên có thể tác dụng tối đa 0,2 mol Br2. Nếu điều chế ete từ lượng ancol trên thì lượng ete thu được tối
đa là?
A. 9,64 gam B. 9,32 gam C. 7,84 gam D. 9,47 gam
Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X chứa 4 ancol no, đơn chức, mạch hở cần dùng vừa đủ
1,035 mol O2 thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho toàn bộ ancol trên bình đựng K dư thì khối lượng
bình tăng 55,64a gam. Giá trị của a là?
A. 0,35 B. 0,30 C. 0,25 D. 0,20
Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X chứa 4 ancol no, đơn chức, mạch hở cần dùng vừa đủ
1,035 mol O2 thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho toàn bộ ancol trên bình đựng K dư thì khối lượng
bình tăng 55,64a gam. Từ lượng X trên có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam ete?
A. 11,64 gam B. 12,35 gam C. 11,91 gam D. 13,47 gam
Phần II: Bài toán tách nước hỗn hợp ancol đơn chức mạch hở.
Câu 1: Hỗn hợp X chưa nhiều ancol no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng
lượng vừa đủ O2 thu được 25,52 gam CO2 và 14,4 gam H2O. Mặt khác, đun nóng toàn bộ lượng X
trên ở 140C có H2SO4 đặc làm xúc tác thì thu được tối đa bao nhiêu gam ete?
A. 10,1 B. 12,08 C. 13,20 D. 9,28
Câu 2: Hỗn hợp X chứa nhiều ancol no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ
0,3 mol O2 thu được CO2 và 5,04 gam H2O. Mặt khác, đun nóng toàn bộ lượng X trên ở 140C có
H2SO4 đặc làm xúc tác thì thu được tối đa bao nhiêu gam ete?
A. 3,33 B. 4,58 C. 2,68 D. 3,52
Câu 3: Đun hai rượu đơn chức với H2SO4 đặc, 140C được hỗn hợp 3 ete. Lấy 0,72 gam một trong
ba ete đem đốt cháy hoàn toàn thu được 17,6 gam CO2 và 0,72 gam H2O. Hai rượu đó là
A. C2H5OH và C2H7OH B. C2H5OH và C4H9OH
C. CH3OH và C2H5OH D. CH3OH và C3H5OH
Câu 4: Đun 1 mol hỗn hợp C2H5OH và C4H9OH (tỷ lệ mol tương ứng là 3:2) với H2SO4 đặc ở 140C
thu được m gam ete, biết hiệu suất phản ứng của C2H5OH là 60% và của C4H9OH là 40%. Giá trị của
m là
A. 19,04 gam B. 53,76 gam C. 28,4 gam D. 23,72 gam
( )
Câu 5: Hỗn hợp X gồm hai X1 và X2 M X1  M X2 . Đun nóng X với H2SO4 đặc thu được 0,03 mol
H2O và hỗn hợp Y gồm hai anken đồng đẳng liên tiếp, ba ete và hai ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Y
thu được 0,13 mol CO2 và 0,15 mol H2O. Công thức phân tử của X1 là
A. C2H5OH B. C3H7OH C. CH3OH D. C3H5OH
Câu 6: Đun nóng 8,68 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng liên tiếp với
H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp Y gồm: ete (0,04 mol), anken và ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn lượng
anken và ete trong Y, thu được 0,34 mol CO2. Nếu đốt cháy hết lượng ancol trong Y thì thu được 0,1
mol CO2 và a mol H2O. Phần trăm khối lượng của ancol có phân tử nhỏ trong X là:
A. 82,95% B. 63,59% C. 69,12% D. 62,21%
Câu 7: Hỗn hợp T gồm hai ancol đơn chức là X và Y ( M X  M Y ) , đồng đẳng kế tiếp của nhau. Đun
nóng 27,2 gam T với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z gồm: 0,08 mol ba ete (có khối
lượng 6,76 gam) và một lượng ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 43,68 lít O2 (đktc). Hiệu
suất phản ứng tạo ete của X và Y lần lượt là
A. 50% và 20% B. 20% và 40%
C. 40% và 30% D. 30% và 30%
Câu 8: Tách nước hoàn toàn 16,6g hỗn hợp A gồm 2 ancol X,Y ( MX  MY ) thu được 11,2g hai
anken kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Tách nước không hoàn toàn 24,9g hỗn hợp A (1400C, xt thích
hợp) thu được 8,895g các ete. Hiệu suất phản ứng tạo ete của X là 50%. Hiệu suất phản ứng tạo ete
của Y là:
A. 70% B. 40% C. 60% D. 50%
Câu 9: Cho hỗn hợp X gồm 0,5 mol C2H5OH và 0,7 mol C3H7OH dẫn qua H2SO4 đặc nóng thu được
m gam hỗn hợp Y gồm các ete và anken. Cho Y vào dung dịch brom dư thì thấy có 1 mol Br2 đã tham
gia phản ứng. Giá trị của m là?
A. 44,3 B. 47,0 C. 43,4 D. 45,2
Câu 10: Chia hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức X và Y ( M X  M Y ) đồng đẳng liên tiếp thành hai
phần bằng nhau:
- Đốt cháy phần 1 thu được 6,272 lít CO2 (đktc) và 7,02 gam H2O.
- Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc ở 140C tạo thành 2,334 gam hỗn hợp 3 ete. Hóa hơi hoàn toàn
hỗn hợp ba ete trên thu được thể tích hơi bằng thể tích của 0,432 gam khí metan (cùng điều kiện).
Hiệu suất của các phản ứng tạo ete của X, Y lần lượt là:
A. 60% và 50% B. 50% và 40%
C. 60% và 30% D. 60% và 40%
Câu 11: Hỗn hợp X chứa nhiều ancol no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 3,68 gam X cần
vừa đủ 0,24 mol O2 thu được CO2 và H2O. Mặt khác, đun nóng toàn bộ lượng X trên ở 140C có
H2SO4 đặc làm xúc tác thì thu được tối đa bao nhiêu gam ete?
A. 2,96 B. 3,04 C. 4,18 D. 3,25
Câu 12: Hỗn hợp X chứa nhiểu ancol no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 2,3 gam X cần vừa
đủ 0,15 mol O2 thu được CO2 và H2O. Mặt khác, đun nóng toàn bộ lượng X trên ở 140C có H2SO4
đặc làm xúc tác thì thu được tối đa bao nhiêu gam ete?
A. 3,28 B. 1,85 C. 2,18 D. 2,45
Câu 13: Hỗn hợp X chứa nhiều ancol no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 3,78 gam X bằng
lượng vừa đủ O2 thu được 7,92 gam CO2. Mặt khác đun nóng toàn bộ lượng X trên ở 140C có H2SO4
đặc làm xúc tác thì thu được tối đa bao nhiêu gam ete?
A. 3,15 B. 2,46 C. 5,22 D. 2,98
Câu 14: Hỗn hợp X chứa nhiều ancol no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa
đủ 0,33 mol O2 thu được CO2 và 5,76 gam H2O. Mặt khác, đun nóng toàn bộ lượng X trên ở 140C
có H2SO4 đặc làm xúc tác thì thu được tối đa bao nhiêu gam ete?
A. 2,78 B. 3,98 C. 3,24 D. 2,56
Câu 15: Hỗn hợp X chứa nhiều ancol no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng
lượng vừa đủ O2 thu được 10,56 gam CO2 và 6,3 gam H2O. Mặt khác, đun nóng toàn bộ lượng X trên
ở 140C có H2SO4 đặc làm xúc tác thì thu được tối đa bao nhiêu gam ete?
A. 4,35 B. 4,96 C. 3,88 D. 3,52
Câu 16: Hỗn hợp X chứa nhiều ancol no, đơn chức, mạch hở. Cho 5,94 gam X vào bình đựng Na dư
thấy khối lượng bình tăng 5,82 gam. Mặt khác, đun nóng toàn bộ lượng X trên ở 140C có H2SO4 đặc
làm xúc tác thì thu được tối đa bao nhiêu gam ete?
A. 4,35 B. 4,96 C. 4,86 D. 4,22
Câu 17: Hỗn hợp X chứa nhiều ancol no, đơn chức, mạch hở. Cho 6,68 gam X vào bình đựng K dư
thấy khối lượng bình tăng 6,55 gam. Mặt khác, đun nóng toàn bộ lượng X trên ở 140C có H2SO4 đặc
làm xúc tác thì thu được tối đa bao nhiêu gam ete?
A. 2,78 B. 5,51 C. 6,52 D. 3,42
Câu 18: Hỗn hợp X chứa nhiều ancol no, đơn chức, mạch hở. Cho 5,72 gam X vào bình đựng K dư
thấy có 1,12 lít khí thoát ra ở (đktc). Mặt khác, đun nóng toàn bộ lượng X trên ở 140C có H2SO4 đặc
làm xúc tác thì thu được tối đa bao nhiêu gam ete?
A. 5,21 B. 4,63 C. 4,82 D. 5,29
Câu 19: Hỗn hợp X chứa nhiều ancol no, đơn chức, mạch hở. Đun nóng 4,24 gam X ở 140C có
H2SO4 đặc làm xúc tác thì thu được tối đa 3,52 gam ete. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng X trên
cần vừa đủ a mol O2. Giá trị của a là?
A. 0,3 B. 0,25 C. 0,45 D. 0,2
Câu 20: Hỗn hợp X chứa nhiều ancol no, đơn chức, mạch hở. Đun nóng 5,2 gam X ở 140C có
H2SO4 đặc làm xúc tác thì thu được tối đa 4,21 gam ete. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng X trên
thu được a mol CO2. Giá trị của a là?
A. 0,16 B. 0,34 C. 0,23 D. 0,35
Câu 21: Hỗn hợp X chứa nhiều ancol no, đơn chức, mạch hở. Đun nóng 6,58 gam X ở 140C có
H2SO4 đặc làm xúc tác thì thu được tối đa 5,32 gam ete. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng X trên
thu được a mol H2O. Giá trị của a là?
A. 0,35 B. 0,56 C. 0,43 D. 0,20
Câu 22: Hỗn hợp X chứa nhiều ancol no, đơn chức, mạch hở. Đun nóng m gam X ở 140C có H2SO4
đặc làm xúc tác thì thu được tối đa 5,97 gam ete. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng X trên thu được
0,48 mol O2. Giá trị của a là?
A. 7,32 B. 9,21 C. 7,77 D. 7,05
Câu 23: Hỗn hợp X chứa nhiều ancol no, đơn chức, mạch hở. Đun nóng m gam X ở 140C có H2SO4
đặc làm xúc tác thì thu được tối đa 4,49 gam ete. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng X trên thu được
x mol CO2 và 0,36 mol H2O. Giá trị của x là?
A. 0,30 B. 0,25 C. 0,22 D. 0,15
Câu 24: Hỗn hợp X chứa nhiều ancol no, đơn chức, mạch hở. Đun nóng m gam X ở 140C có H2SO4
đặc làm xúc tác thì thu được tối đa 5,23 gam ete. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng X trên cần dùng
vừa đủ x mol O2, sản phẩm cháy thu được có chứa 0,42 mol H2O. Giá trị của x là?
A. 0,435 B. 0,758 C. 0,562 D. 0,355
Câu 25: Hỗn hợp X chứa nhiều ancol no, đơn chức, mạch hở. Đun nóng m gam X ở 140C có H2SO4
đặc làm xúc tác thì thu được tối đa 5,88 gam ete. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng X trên cần dùng
vừa đủ 0,495 mol O2. Giá trị của m là?
A. 7,14 B. 9,16 C. 9,28 D. 8,52
Câu 26: Hỗn hợp X chứa nhiều ancol no, đơn chức, mạch hở. Đun nóng m gam X ở 140C có H2SO4
đặc làm xúc tác thì thu được tối đa 5,74 gam ete. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng X trên cần dùng
vừa đủ 0,48 mol O2. Giá trị của m là?
A. 8,60 B. 9,02 C. 5,50 D. 7,00
Câu 27: Hỗn hợp X chứa nhiều ancol no, đơn chức, mạch hở. Đun nóng m gam X ở 140C có H2SO4
đặc làm xúc tác thì thu được tối đa 8,34 gam ete. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng ete trên cần
dùng vừa đủ 0,72 mol O2 thu được m gam H2O. Giá trị của m là?
A. 11,00 B. 9,45 C. 8,21 D. 10,26
Câu 28: Hỗn hợp X chứa nhiều ancol no, đơn chức, mạch hở. Đun nóng m gam X ở 140C có H2SO4
đặc làm xúc tác thì thu được tối đa 9,08 gam ete. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng ete trên cần
dùng vừa đủ 0,78 mol O2 thu được m gam H2O. Giá trị của m là?
A. 9,44 B. 10,65 C. 11,16 D. 12,48
Câu 29: Đun 132,8 gam hỗn hợp 3 ancol no, đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc ở 140C thu được
các hỗn hợp ete có số mol bằng nhau và có khối lượng là 111,2 gam. Số mol mỗi ete có giá trị nào sau
đây?
A. 0,4 mol B. 0,2 mol C. 0,3 mol D. 0,1 mol
Câu 30: Đun nóng hỗn hợp gồm 2 ancol đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với
axit H2SO4 đặc ở 140C , thu được 6 gam hỗn hợp 3 ete và 1,8 gam nước. CTPTcủa hai ancol trên?
A. CH3OH và C2H5OH B. C3H7OH và C4H9OH
C. C2H5OH và C3H7OH D. C3H5OH và C4H7OH
Câu 31: Đun nóng 66,4 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức với H2SO4 đặc thu được 55,6 gam hỗn hợp 6
ete với số mol bằng nhau. Số mol của mỗi ancol là:
A. 0,2 mol B. 0,4 mol C. 0,5 mol D. 0,3 mol
Câu 32: Thực hiện phản ứng đêhidrat hoàn toàn được 4,84 gam hỗn hợp A gồm 2 ancol, thu được hỗn
hợp hai olefin hơn kém nhau 14 đvC trong phân tử. Lượng hỗn hợp olefin này làm mất màu vừa đủ
0,9 lít dung dịch Br2 0,1M. Phần trăm theo khối lượng của ancol có số cacbon nhỏ trong hỗn hợp A là:
A. 33,33% B. 28,45% C. 28,92% D. 38,02%
Câu 33: Hỗn hợp X gồm hai ancol X 1 và X2 (MX1<MX2). Đun nóng X với H2SO4 đặc thu được 0,03
mol H2O và hỗn hợp Y gồm hai anken đồng đẳng kế tiếp, ba ete và hai ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn
Y thu được 0,13 mol CO2 và 0,15 mol H2O. Công thức phân tử của X 1 là:
A. C2H5OH B. C3H7OH C. CH3OH D. C3H5OH
Câu 34: Cho 11 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức, mạch hở vào bình đựng Na dư. Sau khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn thấy thoát ra 3,36 lít khí H2. Nếu cho hỗn hợp ancol đó vào bình đựng dung dịch H2SO4
đặc ở 140C thu được m gam ete. (Hiệu suất của phản ứng tạo ete là 80%). Giá trị của m là
A. 8,80 B. 4,48 C. 8,30 D. 6,64
Câu 35: Đun 1 mol hỗn hợp C2H5OH và C4H9OH (tỷ lệ mol tương ứng là 3:2) với H2SO4 đặc ở
140C thu được m gam ete, biết hiệu suất phản ứng của C2H5OH là 60% và của C4H9OH là 40%. Giá
trị của m là
A. 28,4 B. 53,76 C. 23,72 D. 19,04
Câu 36: Đun nóng m (g) ancol với H2SO4 đặc làm chất xúc tác ở đk thích hợp thu được m (g) chất
hữu cơ B có tỉ khối so với X là 0,7. CTPT X là
A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. C4H7OH
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm ba ancol (đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng),
thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng m gam X với H2SO4 đặc
thì tổng khối lượng ete tối đa thu được là
A. 6,50 gam B. 7,85 gam C. 7,40 gam D. 5,60 gam
Câu 38: Chia hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức X và Y (MX < MY) là đồng đẳng kế tiếp thành hai
phần bằng nhau.
- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 3,808 lít khí CO2 (đktc) và 4,32 gam H2O.
- Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc ở 140 tạo thành 1,996 gam hỗn hợp ba ete. Hóa hơi hoàn toàn hỗn
hợp ba ete trên, thu được thể tích hơi là 0,3864 lít ( 136,5 và 2 atm). Hiệu suất phản ứng tạo ete của
X và Y lần lượt là
A. 62,5% và 70% B. 70% và 62,5% C. 50% và 50% D. 65,2% và 70%
Câu 39: Nung 47 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol A, B (MA < MB) với nhôm oxit thu được hỗn hợp Y
gồm 3 ete (các ete có số mol bằng nhau), 0,33 mol hỗn hợp ancol dư, 0,27 mol hỗn hợp 2 anken và
0,42 mol nước. Biết hiệu suất anken hóa của các ancol là như nhau. Phần trăm khối lượng của A trong
X là:
A. 48,94% B. 68,51% C. 48,94 hoặc 68,51% D. Đáp án khác
Câu 40: X là một ancol, khi đun X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ 180C thu được 3 anken đồng phân.
Đốt cháy hoàn toàn 0,23 mol hỗn hợp Q gồm X và axit pentaonic cần x mol O2. Đem toàn bộ sản
phẩm chát hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 lấy dư thu được 200,94 gam kết tủa và khối lượng dd
bazơ giảm y gam. Giá trị tương ứng của x,y lần lượt là
A. 1,11 và 125,61 B. 1,43 và 140,22 C. 1,71 và 98,23 D. 1,43 và 135,36
Câu 41: Cho hỗn hợp X gồm 0,5 mol C2H5OH và 0,7 mol C3H7OH dẫn qua H2SO4 đặc nóng thu
được m gam hỗn hợp Y. Cho Y vào dung dịch brom dư thì thấy có 1 mol Br2 đã tham gia phản ứng.
Biết khi cho Na vào Y thì không có khí thoát ra. Giá trị của m là:
A. 47 B. 45,2 C. 43,4 D. 44,3
Câu 42: Tách nước hoàn toàn từ 25,8 gam hỗn hợp A gồm 2 ancol X và Y ( M X  M Y ) , sau phản ứng
thu được hỗn hợp B gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn B cần vừa đủ
1,8 mol O2. Mặt khác nếu tách nước không hoàn toàn 25,8 gam A (ở 140C , xúc tác H2SO4 đặc), sau
phản ứng thu được 11,76 gam hỗn hợp các ete. Biết hiệu suất ete hóa của Y là 50%. Hiệu suất ete hóa
của X là
A. 35% B. 65% C. 60% D. 55%
Câu 43: Đun 5,3 gam hỗn hợp X gồm hai ancol A, B ( M A  M B ) với dung dịch H2SO4 đặc ở 170C
thu được 3,86 gam hỗn hợp Y gồm hai anken đồng đẳng liên tiếp và hai ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn
3,86 gam hỗn hợp Y thu được 0,25 mol CO2 và 0,27 mol H2O. Mặt khác, đun 5,3 gam hỗn hợp X với
H2SO4 đặc ở 140C thì thu được 2,78 gam hỗn hợp hơi Z gồm 3 ete có tỉ khối so với H2 là 139/3. Vậy
hiệu suất phản ứng tạo ete của A và B lần lượt
A. 40 và 80% B. 80% và 40%
C. 33,33% và 66,67% D. 66,67% và 33,33%
Câu 44: Hỗn hợp A gồm hai ancol đơn chức kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Chia A làm 2 phần bằng
nhau. Phần 1 đốt cháy được 0,6 mol CO2 và 1,0 mol H2O. Phần 2 đun với H2SO4 đặc ở 140C được
5,72 gam hỗn hợp ete có tỉ khối so với H 2 = 28,6. Hiệu suất phản ứng ete hóa với mỗi ancol
A. 40%; 50% B. 40%; 60% C. 50%; 50% D. 45%; 45%
Câu 45: Cho hỗn hợp X gồm 0,3 mol C2H5OH và 0,4 mol C3H7OH dẫn qua H2SO4 đặc nóng thu
được m gam hỗn hợp Y gồm các ete và anken. Cho Y vào dung dịch brom dư thì thấy có 0,4 mol Br2
đã tham gia phản ứng. Giá trị của m là:
A. 24,3 B. 47,2 C. 27,9 D. 45,2
Phần III:Bài toán oxi hóa ancol tạo anđehit hoặc axit.
Câu 1: Hỗn hợp X gồm etanol, propan-1-ol, butan-1-ol, pentan-1-ol. Oxi hóa không hoàn toàn một
lượng X bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được H2O và hỗn hợp Y gồm 4 anđehit tương
ứng và 4 ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 1,875 mol O2, thu được thu được 1,35 mol
khí CO2, và H2O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng Y trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong
NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 64,8 B. 27,0 C. 32,4 D. 43,2
Câu 2: Oxi hóa 9,2 gam ancol etylic bằng CuO đun nóng thu được 13,2 gam hỗn hợp gồm anđehit,
axit, ancol dư và nước. Hỗn hợp này tác dụng với Na sinh ra 3,36 lít H2. Phần trăm ancol bị oxi hóa là
A. 75%. B. 50%. C. 25%. D. 90%.
Câu 3: Cho 4,6 gam một ancol no, đơn chức phản ứng với CuO nung nóng, thu được 6,2 gam hỗn
hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng
dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 10,8 B. 21,6 C. 43,2 D. 16,2
Câu 5: Cho m gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức X1, X2 đồng đẳng kế tiếp (MX1<MX2). Phản
ứng với CuO nung nóng, thu được 0,25 mol H2O và hỗn hợp Y gồm hai anđehit tương ứng và hai
ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 0,5 mol CO2 và 0,65 mol H2O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng
Y trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, kết thúc các phản ứng thu được
0,9 mol Ag. Hiệu suất tạo anđehit của X1, X2 lần lượt là:
A. 66,67% và 50%. B. 66,67% và 33,33%.
C. 50% và 66,67%. D. 33,33%.% và 50%.
Câu 6: Oxi hóa 25,6 gam CH3OH, thu được hỗn hợp sản phẩm X gồm HCHO, HCOOH, H2O và
CH3OH dư, biết rằng có 75% lượng CH3OH ban đầu đã bị oxi hóa. Chia X thành hai phần bằng nhau:
- Phần một phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được m gam Ag.
- Phần hai phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 1M.
Giá trị của m là
A. 64,8. B. 108,0. C. 129,6. D. 32,4.
Câu 7: Oxi hóa 0,08 mol một ancol đơn chức thu được hỗn hợp X gồm cacboxylic, anđehit, ancol dư,
nước. Ngưng tụ toàn bộ hỗn hợp X rồi chia làm hai phần bằng nhau: Phần 1 cho tác dụng với Na dư
thu được 0,504 lít khí H2 (đktc). Phần 2 cho tham gia phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu được 9,72
gam Ag. Phần trăm khối lượng ancol bị oxi hóa là:
A. 40,00 % B. 62,50 % C. 50,00 % D. 31,25 %
Câu 1: Oxi hóa ancol etylic bằng oxi (xt men giấm) thu được hỗn hợp lỏng X (hiệu suất oxi hóa đạt
50%). Cho hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Vậy khối lượng axit thu được
A. 9 gam B. 6 gam C. 8 gam D. 12 gam
Câu 2: Oxi hóa ancol etylic bằng oxi (xt men giấm) thu được hỗn hợp lỏng X (hiệu suất oxi hóa đạt
50%). Cho hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Vậy khối lượng ancol ban đầu
A. 9,2 gam B. 11,5 gam C. 13,8 gam D. 6,90 gam
Câu 3: Oxi hóa ancol etylic bằng oxi (xt men giấm) thu được hỗn hợp lỏng X (hiệu suất oxi hóa đạt
50%). Cho hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 3,35 lít H2 (đktc). Số mol O2 đã tham gia phản
ứng là?
A. 0,08 B. 0,06 C. 0,20 D. 0,10
Câu 4: Oxi hóa ancol etylic bằng oxi (xt men giấm) thu được hỗn hợp lỏng X (hiệu suất oxi hóa đạt
40%). Cho hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 5,488 lít H2 (đktc). Vậy khối lượng axit thu được
A. 9,0 gam B. 6,6 gam C. 8,4 gam D. 12,6 gam
Câu 5: Oxi hóa ancol etylic bằng oxi (xt men giấm) thu được hỗn hợp lỏng X (hiệu suất oxi hóa đạt
40%). Cho hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 5,488 lít H2 (đktc). Vậy khối lượng ancol ban đầu
A. 11,5 gam B. 17,48 gam C. 18,4 gam D. 16,1 gam
Câu 6: Oxi hóa ancol etylic bằng oxi (xt men giấm) thu được hỗn hợp lỏng X (hiệu suất oxi hóa đạt
40%). Cho hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 5,488 lít H2 (đktc). Số mol O2 đã tham gia phản
ứng là?
A. 0,14 B. 0,16 C. 0,12 D. 0,15
Câu 7: Oxi hóa 4,6 gam ancol etylic bằng oxi (xt men giấm) thu được hỗn hợp lỏng X (hiệu suất oxi
hóa đạt H%). Cho hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 1,792 lít H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng
oxi hóa là?
A. 30% B. 50% C. 60% D. 40%
Câu 8: Oxi hóa 4,6 gam ancol etylic bằng oxi (xt men giấm) thu được hỗn hợp lỏng X (hiệu suất oxi
hóa đạt H%). Cho hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 1,792 lít H2 (đktc). Khối lượng axit thu
được là?
A. 3,0 gam B. 3,6 gam C. 4,2 gam D. 4,8 gam
Câu 9: Oxi hóa 4,6 gam ancol etylic bằng O2 ở điều kiện thích hợp thu được 6,6 gam hỗn hợp X gồm
anđehit, axit, ancol dư và nước. Hỗn hợp X tác dụng với natri sinh ra 1,68 lít H2 (đktc). Hiệu suất
phản ứng chuyển hóa ancol thành anđehit là
A. 75%. B. 50%. C. 33%. D. 25%.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 12,72 gam hỗn hợp X chứa 3 ancol no bằng lượng O2 vừa đủ thu được
tổng khối lượng CO2 và H2O là 29,2 gam (hiệu số mol của H2O và CO2 là 0,21 mol). Mặt khác, cho
Na dư vào cùng lượng X trên thu được a mol khí H2. Giá trị của a là:
A. 0,205 B. 0,196 C. 0,215 D. 0,185
Câu 11: Hỗn hợp X gồm 1 ancol A và 2 sản phẩm hợp nước của propen. dX/H2 = 23. Cho m gam X
đi qua ống đựng CuO (dư) nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y
gồm 3 chất hữu cơ và hơi nước, khối lượng ống sứ giảm 3,2 gam. Cho Y tác dụng hoàn toàn với
lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, tạo ra 48,6 gam Ag. Phần trăm khối lượng của propan-1-ol
trong X là
A. 65,2% B. 16,3% C. 48,9% D. 83,7%
Câu 12: Cho 6,44 gam một ancol đơn chức phản ứng với CuO đun nóng, thu được 8,68 gam hỗn hợp
X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3,
thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 60,48. B. 45,63. C. 30,24. D. 21,60.
Câu 13: Hỗn hợp X gồm ancol etylic và hai hiđrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng. Hóa hơi m gam
X thu được thể tích bằng với thể tích của 0,96 gam oxi ở cùng điều kiện. Mặt khác đốt cháy m gam X
cần vừa đủ 0,3 mol O2, sau phản ứng thu được 0,195 mol CO2. Phần trăm số mol C2H5OH trong hỗn
hợp hợp
A. 60%. B. 50%. C. 70%. D. 25%.
Câu 14: M là hỗn hợp của ancol no X và axit đơn chức Y, đều mạch hở. Đốt cháy hết 0,4 mol M cần
30,24 lít O2 đktc thu được 52,8 gam CO2 và 19,8 gam nước. Biết số nguyên tử cacbon trong X và Y
bằng nhau. Số mol Y lớn hơn số mol của X. CTPT của X, Y là
A. C3H8O2 và C3H6O2 B. C3H8O và C3H6O2
C. C3H8O và C3H2O2 D. C3H8O2 và C3H4O2
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một ancol X no, mạch hở, cần vừa đủa 8,96 lit khí O2 (ở đktc).
Mặt khác, nếu cho 0,2 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch có màu
xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X tương ứng là
A. 4,9 gam và propan-1,3-điol. B. 9,8 gam và propan-1,2-điol.
C. 9,8 gam và glixerol. D. 4,9 gam và propan-1,2-điol.
Câu 16: Cho 6,9 gam một ancol đơn chức phản ứng với CuO đun nóng, thu được chất rắn A và 9,3
gam hỗn hợp X gồm andehit, nước, ancol dư. Cho toàn bộ lượng X phản ứng hoàn toàn với lượng dư
dung dịch AgNO3/NH3 thu được a gam Ag. Giá trị của a là
A. 64,8. B. 24,3. C. 32,4. D. 16,2.
Câu 17: Oxi hóa hoàn toàn m gam hai ancol đơn chức, bậc một, mạch hở, đồng đẳng liên tiếp nhau
bằng CuO dư, nung nóng thu được hỗn hợp hơi X có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75. X làm mất màu
vừa đủ 200 ml dung dịch nước Br2. Giá trị của m là:
A. 11,7 B. 8,9 C. 11,1 D. 7,8
Câu 18: Oxi hóa ancol bằng etylic bằng oxi (xt men giấm) thu được hỗn hợp lỏng X (hiệu suất oxi
hóa đạt 50%). Cho hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít H2. Khối lượng axit thu được ?
A. 9 gam B. 6 gam C. 18 gam D. 12 gam
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol đồng đẳng liên tiếp thu được 0,66 gam CO2 và
0,45 gam nước. Nếu tiến hành oxi hóa hoàn toàn hỗn hợp ancol trên bằng CuO, sản phẩm tạo thành
cho tác dụng hết với dung dịch chứa AgNO3/NH3 dư thì lượng kết tủa Ag thu được là
A. 1,08 gam. B. 3,24 gam. C. 1,62 gam. D. 2,16 gam.
Câu 20: Oxi hóa 4,6 gam ancol etylic bằng O2 ở điều kiện thích hợp thu được 6,6 gam hỗn hợp X
gồm anđehit, axit, ancol dư và nước. Hỗn hợp X tác dụng với natri dư sinh ra 1,68 lít H2 (đktc). Hiệu
suất của phản ứng chuyển hóa ancol thành anđehit là
A. 75%. B. 50%. C. 33%. D. 25%.
Câu 21: Oxi hóa 9,2 gam ancol etylic bằng CuO đun nóng thu được 13,2 gam hỗn hợp gồm anđehit,
axit, ancol dư và nước. Hỗn hợp này tác dụng với Na sinh ra 3,36 lít H2 Phần trăm ancol bị oxi hóa ?
A. 75%. B. 50%. C. 25%. D. 90%.
Câu 22: Cho m gam một ancol no đơn chức X qua bình đựng CuO (dư) đun nóng. Sau khi phản ứng
hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam và thu được một hỗn hợp hơi Y gồm
nước và andehit có tỷ khối đối với H2 là 15,5. Giá trị của m là:
A. 0,32. B. 0,64 C. 0,80 D. 0,92.
Câu 23: X và Y là hai ancol đều có khả năng hòa tan Cu(OH)2. Đốt cháy một lượng với tỉ lệ bất kỳ
hỗn hợp X và Y đều thu được khối lượng CO2 gấp 1,833 lần khối lượng H2O. Nếu lấy 5,2 gam hỗn
hợp của X và Y thì hòa tan tối đa m gam Cu(OH)2. Giá trị của m có thể là
A. 5,88. B. 5,54 C. 4,90. D. 2,94.
Câu 24: Oxi hóa m gam một ancol no đơn chức X được hỗn hợp Y gồm axit, andehit, ancol dư và nước
Chia hỗn Y thành 3 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 54g kết tủa Ag
Phần 2: Phân tích thì thấy có chứa 0,15 mol ancol X.
Phần 3: Cho tác dụng với Na dư thu được 5,6 lit (đktc) khí H2
Xác định công thức cấu tạo của X và hiệu suất phản ứng oxi hóa của X
A. CH3OH và 57,14% B. CH3CH2OH và 33,33%
C. CH3OH và 33,33% D. CH3CH2OH và 42,85%
Câu 25: Hỗn hợp X gồm 2 ancol A, B (đều no, đơn chức, mạch hở, có số mol bằng nhau và
M A  M B ). Lấy 10,60 gam X tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Mặt khác, oxi hóa 10,60
gam X bằng CuO dư rồi cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 43,2
gam kết tủa. Số công thức cấu trạo phù hợp với B là:
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Câu 26: Oxi hóa 25,6 gam CH3OH, thu được hỗn hợp sản phẩm X gồm HCHO, HCOOH, H2O và
CH3OH dư, biết rằng có 75% lượng CH3OH ban đầu đã bị oxi hóa. Chia X thành hai phần bằng nhau:
- Phần một phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được m gam Ag.
- Phần hai phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của m là
A. 64,8. B. 108,0. C. 129,6. D. 32,4.
Câu 27: Oxi hóa 1 ancol đơn chức bằng O2 có mặt chất xúc tác thu được hỗn hợp X. Chia X thành ba
phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hết với Na thu được 8,96 lít H2 (đktc) và hỗn hợp Y, làm khô Y thu
được 48,8 gam chất rắn khan. Phần 2 tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc).
Phần ba, tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 g bạc. CTCT của ancol đã dùng là:
A. C2H3CH2OH B. C2H5OH
C. C2H5CH2OH D. CH3OH
Câu 28: Chia m gam hỗn hợp X gồm hai ancol A, B (MA<MB) thành hai phần bằng nhau.
Phần 1 cho tác dụng với Na(dư) thu được 2,8 lít H2.
Phần 2 đem oxi hóa hoàn toàn bởi CuO đun nóng thu được hai anđehit tương ứng. Đốt cháy hoàn toàn
hai anđehit này thu được 15,68 lít CO2 và 12,6 gam H2O.
Mặt khác, nếu cho toàn bộ lượng anđehit trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun
nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thì thu được 75,6 gam kết tủa bạc.
Công thức phân tử của ancol B ?
A. C5H12O. B. C2H6O. C. C4H10O. D. C3H8O.
Câu 29: Chia m gam ancol X thành hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng hết với 8,05 gam Na thu
được a gam chất rắn và 1,68 lít khí (đktc). Phần hai phản ứng với CuO dư, đun nóng, thu được chất
hữu cơ Y. Cho Y phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 64,8 gam Ag. Biết
các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là?
A. 8,1. B. 12,7. C. 16,2. D. 25,4.
Câu 30: Chi 16,96 gam hỗn hợp gồm 2 ancol đều đơn chức, mạch hở thành 2 phần bằng nhau:
+ Phần 1: tác dụng với Na dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc).
+ Phần 2: đem đun nóng với CuO, thu dược hỗn hợp D gồm 2 anđehit. Lấy toàn bộ F tác dụng với
dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 69,12 gam Ag.
Công thức của 2 ancol có khối lượng phân tử lớn là.
A. CH2=CH-CH2OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. CH  C-CH2OH
Câu 31: Oxi hoa m gam ancol etylic một thời gian thu được hỗn hợp X. Chia X thành 3 phần bằng
nhau:
- Phần 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaHCO3 thoát ra 4,48 lít khí.
- Phần 2 tác dụng với Na dư thoát ra 8,6 lít khí
- Phần 3 tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo thành 21,6 gam Ag. Các phản ứng của hỗn hợp X
xảy ra hoàn toàn. Thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m và hiệu suất phản ứng oxi hóa ancol etylic
A. 124,2 và 33,33% B. 96 và 60%
C. 82,8 và 50% D. 96,8 và 42,86%
Câu 32: Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của ancol etylic (MX<MY); Z là axit cacboxylic
đơn chức, có cùng số nguyên tử cacbon với X. Đốt cháy hoàn toàn 24,14 gam hỗn hợp T gồm X, Y và
Z cần dùng đủ 27,104 lít khí O2, thu được H2O và 25,312 lít khí CO2. Biết các khí đều đo ở điều kiện
tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng của Z trong T là
A. 58,00%. B. 59,65%. C. 61,31%. D. 36,04%.
Câu 33: X là hỗn hợp chứa hai ancol đều bậc 1. Lấy m gam X chia làm hai phần bằng nhau. Phần một
tác dụng hết với 15,6 gam K thu được x gam chất rắn và 2,016 lít khí (đktc). Phần hai tác dụng với
CuO dư, đun nóng thu được chất hữu cơ Y. Y phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được
43,2 gam Ag. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn phần hai thu được 11,44 gam CO2. Biết các phản ứng xảy
ra hoàn toàn. Giá trị của x là:
A. 25,48 B. 22,32 C. 22,14 D. 26,72
Phần IV: Tìm công thức sử dụng phương pháp BT và suy luận: (tư duy xếp hình)
Câu 1: Hỗn hợp E chứa hai ancol X và Y (đều đơn chức, mạch hở) trong đó Y có một liên kết đôi
C=C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 4,86 gam E cần dùng vừa đủ 0,33 mol O2. Sản phẩm cháy thu
được có chứa 4,86 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E gần nhất với?
A. 71,6%. B. 24,3%. C. 28,4%. D. 45,5%.
Câu 2: Hỗn hợp E chứa hai ancol X và Y (đều đơn chức, mạch hở) trong đó Y có một liên kết đôi
C=C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 8,18 gam E cần dùng vừa đủ 0,54 mol O2. Sản phẩm cháy thu
được có chứa 9,18 gam H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với?
A. 78,73%. B. 34,74%. C. 28,42%. D. 63,44%.
Câu 3: Hỗn hợp E chứa hai ancol X và Y (đều đơn chức, mạch hở) trong đó Y có một liên kết đôi
C=C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 3,68 gam E cần dùng vừa đủ 0,215 mol O2. Sản phẩm cháy
thu được có chứa 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E gần nhất với?
A. 22,99%. B. 41,1%. C. 31,72%. D. 39,13%.
Câu 4: Hỗn hơp E chứa hai ancol X và Y (đều đơn chức, mạch hở) trong đó Y có một liên kết đôi
C=C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 12,58 gam E cần dùng vừa đủ 0,925 mol O2. Sản phẩm cháy
thu được có chứa 13,14 gam H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với?
A. 49,7%. B. 25,6%. C. 41,2%. D. 27,4%.
Câu 5: Hỗn hợp E chứa hai ancol X và Y (đều đơn chức, mạch hở) trong đó Y có một liên kết đôi
C=C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 10,46 gam hỗn hợp E cần dùng vừa đủ 0,82 mol O2. Sản
phẩm cháy thu được có chứa 12,06 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E gần nhất với?
A. 22,18%. B. 37,62%. C. 22,76%. D. 24,1%.
Câu 6: Hỗn hợp E chứa hai ancol X và Y (đều đơn chức, mạch hở) trong đó Y có một liên kết đôi
C=C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 12,28 gam E cần dùng vừa đủ 0,865 mol O2. Sản phẩm cháy
thu được có chứa 12,24 gam H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với?
A. 76,27%. B. 28,22%. C. 55,21%. D. 24,43%.
Câu 7: Hỗn hợp E chứa hai ancol X và Y (đều đơn chức, mạch hở) trong đó Y có một liên kết đôi
C=C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 13,08 gam E cần dùng vừa đủ 0,995 mol O2. Sản phẩm cháy
thu được có chứa 13,68 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E gần nhất với?
A. 77,06%. B. 57,92%. C. 32,84%. D. 43,44%.
Câu 8: Hỗn hợp E chứa hai ancol X và Y (đều đơn chức, mạch hở) trong đó X có một liên kết đôi
C=C và Y có một liên kết ba C  C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 7,14 gam E cần dùng vừa đủ
0,535 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 6,66 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E
gần nhất với?
A. 63,34%. B. 42,55%. C. 32,22%. D. 29,41%.
Câu 9: Hỗn hợp E chứa hai ancol X và Y (đều đơn chức, mạch hở) trong đó X có một liên kết đôi
C=C và Y có một liên kết ba C  C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 15,12 gam E cần dùng vừa đủ
1,14 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 13,32 gam H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E
gần nhất với?
A. 39,8%. B. 57,9%. C. 45,2%. D. 67,4%.
Câu 10: Hỗn hợp E chứa hai ancol X và Y (đều đơn chức, mạch hở) trong đó X có một liên kết đôi
C=C và Y có một liên kết ba C  C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 23,02 gam E cần dùng vừa đủ
1,715 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 20,7 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E
gần nhất với?
A. 36,5%. B. 14,3%. C. 29,7%. D. 89,3%.
Câu 11: Hỗn hợp E chứa hai ancol X và Y (đều đơn chức, mạch hở) trong đó X có một liên kết đôi
C=C và Y có một liên kết ba C  C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 13,04 gam E cần dùng vừa đủ
0,895 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 10,44 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E
gần nhất với?
A. 62,5%. B. 55,8%. C. 32,8%. D. 43,4%.
Câu 12: Hỗn hợp E chứa hai ancol X và Y (đều đơn chức, mạch hở) trong đó X có một liên kết đôi
C=C và Y có một liên kết ba C  C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam E cần dùng vừa đủ
1,065 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 12,24 gam H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E
gần nhất với?
A. 28,4%. B. 53,7%. C. 20,9%. D. 41,4%.
Câu 13: Hỗn hợp E chứa hai ancol X và Y (đều đơn chức, mạch hở) trong đó Y có một liên kết đôi
C=C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 19,44 gam E cần dùng vừa đủ 1,525 mol O2. Sản phẩm cháy
thu được có chứa 17,64 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E gần nhất với?
A. 73,5%. B. 57,9%. C. 32,8%. D. 43,4%.
Câu 14: Hỗn hợp E chứa một ancol đơn chức X và một ancol hai chức Y (đều no, mạch hở). Cho 3,81
gam E vào bình đựng Na dư thấy có 1,064 lít khí (đktc) bay ra. Mặt khác, đốt cháy toàn bộ lượng E
trên thu được 6,82 gam CO2. Phần trăm khối lượng của X có trong E gần nhất với?
A. 35%. B. 30%. C. 25%. D. 45%.
Câu 15: Hỗn hợp E chứa một ancol đơn chức X và một ancol hai chức Y (đều no, mạch hở). Cho 18,9
gam E vào bình đựng Na dư thấy có 5,264 lít khí (đktc) bay ra. Mặt khác, đốt cháy toàn bộ lượng E
trên thu được 33,88 gam CO2. Phần trăm khối lượng của X có trong E gần nhất với?
A. 27%. B. 37%. C. 25%. D. 31%.
Câu 16: Hỗn hợp E chứa một ancol đơn chức X và một ancol hai chức Y (đều no, mạch hở). Cho 19,4
gam E vào bình đựng Na dư thấy có 4,816 lít khí (đktc) bay ra. Mặt khác, đốt cháy toàn bộ lượng E
trên thu được 37,84 gam CO2. Phần trăm khối lượng của Y có trong E gần nhất với?
A. 88%. B. 64%. C. 61%. D. 43%.
Câu 17: Hỗn hợp E chứa một ancol đơn chức X và một ancol hai chức Y (đều no, mạch hở). Cho 10,2
gam E vào bình đựng Na dư thấy có 2,352 lít khí (đktc) bay ra. Mặt khác, đốt cháy toàn bộ lượng E
trên thu được 20,68 gam CO2. Phần trăm khối lượng của Y có trong E gần nhất với?
A. 59%. B. 82%. C. 71%. D. 47%.
Câu 18: Hỗn hợp E chứa một ancol đơn chức X và một ancol hai chức Y (đều no, mạch hở). Cho 8,52
gam E vào bình đựng Na dư thấy có 1,904 lít khí (đktc) bay ra. Mặt khác, đốt cháy toàn bộ lượng E
trên thu được 17,6 gam CO2. Phần trăm khối lượng của X có trong E gần nhất với?
A. 62%. B. 74%. C. 47%. D. 91%.
Câu 19: Hỗn hợp E chứa một ancol đơn chức X và một ancol hai chức Y (đều no, mạch hở). Cho
12,04 gam E vào bình đựng Na dư thấy có 2,912 lít khí (đktc) bay ra. Mặt khác, đốt cháy toàn bộ
lượng E trên thu được 23,76 gam CO2. Phần trăm khối lượng của X có trong E gần nhất với?
A. 39%. B. 25%. C. 48%. D. 63%.

You might also like