Cai Dat May Ao Va Ubuntu (v2)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

Tài liệu hướng dẫn thực hành Hệ điều hành

PHẦN I: CÁC LỆNH CƠ BẢN TRONG LINUX

I.1. CÀI ĐẶT MÁY ẢO VÀ UBUNTU

I.1.1. Cài đặt máy ảo VirtualBox


VirtualBox là phần mềm mô phỏng hệ thống máy tính như các hệ thống thực tế, được gọi là
máy ảo. Đây là phần mềm do hãng Oracle xây dựng.

Để cài đặt VirtualBox, ta cần thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Download bộ cài đặt VirtualBox tại địa chỉ,

https://www.virtualbox.org/wiki/Downloads
sau đó, chọn Platform packages là Windows hosts

Bước 2: Chạy tệp vừa download để bắt đầu cài đặt

Tiếp tục cài đặt theo các lựa chọn mặc định (nháy vào Next khi có yêu cầu).

Khoa Công nghệ thông tin - UTEHY 1


Tài liệu hướng dẫn thực hành Hệ điều hành

Bước 3: Kết thúc cài đặt. Nhấn vào nút <<Finish>>


I.1.2. Tạo máy ảo
Bước 1: Khởi động VirtualBox sau khi cài đặt xong. Nháy vào icon

Phần mềm khởi động với giao diện

Bước 2: Nháy chuột vào nút <<New>> để tạo mới máy ảo, sau đó gõ tên máy ảo và lựa
chọn các thông số
Name: <<Gõ tên máy ảo tại đây>>
Machine Folder: <<Chọn đường dẫn cho máy ảo>>

Type: Chọn kiểu máy ảo <<Linux>>


Version: Chọn phiên bản <<Ubuntu (64 bit)>>

Khoa Công nghệ thông tin - UTEHY 2


Tài liệu hướng dẫn thực hành Hệ điều hành

Chọn <<Next>>

Bước 3: Thay đổi dung lượng bộ nhớ RAM dành cho máy ảo. Mặc định là 1024MB.

Chọn <<Next>>

Khoa Công nghệ thông tin - UTEHY 3


Tài liệu hướng dẫn thực hành Hệ điều hành

Bước 4: Tạo ổ cứng ảo. Kích thước mặc định đề xuất là 10GB

Sau đó chọn <<Create>>

Khoa Công nghệ thông tin - UTEHY 4


Tài liệu hướng dẫn thực hành Hệ điều hành

Chọn <<VDI (VirtualBox Disk Image)>>, sau đó chọn <<Next>>

Chọn <<Dynamiccaly allocated>> (Cấp phát động), sau đó chọn <<Next>>

Khoa Công nghệ thông tin - UTEHY 5


Tài liệu hướng dẫn thực hành Hệ điều hành

Thay đổi kích thước ổ đĩa (Mặc định là 10GB). Ví dụ gõ vào dung lượng là <<50GB>>
Tiếp theo chọn <<Create>>
I.1.3. Cài đặt Ubuntu trên máy ảo
Chú ý: Trong quá trình cài đặt, giữ kết nối mạng cho máy tính đang dùng, tạm gọi là máy
“Máy thật”. Máy ảo sẽ tự kết nối mạng theo “Máy thật”
Bước 1: Khởi động VitualBox, sau đó chọn máy ảo đã tạo  Nháy chuột vào <<Start>>

Bước 2: Máy ảo mới chưa có hệ điều hành, vì vậy cần tạo ổ đĩa DVD ảo bằng file .ISO
chứa bộ cài Ubuntu.

- Download file .ISO tại địa chỉ https://releases.ubuntu.com/20.04/ubuntu-


20.04.2.0-desktop-amd64.iso
- Tạo ổ DVD ảo với tệp .ISO vừa download bằng cách vào mục <<Devices>> 
<<Optical Devices>> <<Choose a disk file>>

Tiếp theo đó chọn đường dẫn và file vừa tải về và chọn <<Open>>

Khoa Công nghệ thông tin - UTEHY 6


Tài liệu hướng dẫn thực hành Hệ điều hành

Bước 3: Khởi động lại máy ảo và bắt đầu quá trình cài đặt

Bước 4: Chọn ngôn ngữ, sau đó nháy chuột vào <<Install Ubuntu>>

Khoa Công nghệ thông tin - UTEHY 7


Tài liệu hướng dẫn thực hành Hệ điều hành

 Chọn Keyborad layout <<English US>>  Chọn <<Continue>>

Chọn <<Normal Installation>>  Chọn <<Continue>>

Khoa Công nghệ thông tin - UTEHY 8


Tài liệu hướng dẫn thực hành Hệ điều hành

Chọn <<Erase disk and install Ubuntu>>  <<Install Now>>  Sau đó chọn
<<Contunue>>

Gõ vào múi giờ theo địa danh <<Ho Chi Minh>>  <<Continue>>

Khoa Công nghệ thông tin - UTEHY 9


Tài liệu hướng dẫn thực hành Hệ điều hành

Gõ vào các thông tin


Your name: <<Tên của bạn >>

Your computer’s name: <<Tên máy tính của bạn>>

Pick a username: <<Tên tài khoản người dùng>>

Choose a password: <<Mật khẩu>> (Gồm cả chữ cái, số và dấu)


Confirm your password: <<Gõ lại mật khẩu>> (Gõ lại mật khẩu)

Chờ máy tự cài đặt

Khoa Công nghệ thông tin - UTEHY 10


Tài liệu hướng dẫn thực hành Hệ điều hành

Bước 5: Khởi động lại Ubuntu

Bước 6: Bắt đầu làm việc với Ubuntu bằng việc đăng nhập vào hệ thống theo tài khoản
đã tạo

Khoa Công nghệ thông tin - UTEHY 11


Tài liệu hướng dẫn thực hành Hệ điều hành

I.2. Các lệnh Linux cơ bản

Linux là một họ hệ điều hành mã nguồn mở dựa trên nền tảng Unix được phát hành lần đầu vào
năm 1991 bởi Linus Torvard. Các bản phân phối bao gồm nhân Linux và các thư viện và phần
mềm hệ thống hỗ trợ, nhiều thư viện được cung cấp bởi GNU Project. Có nhiều phiên bản của
Linux gồm: Ubuntu, Debian, Fedora..

Sau đây chúng ta thực hiện các lệnh của Linux trên môi trường Ubuntu Desktop 20.04.
Để thực hiện được các lệnh trên Terminal của Linux, chúng ta cần khởi động Terminal bằng
cách gõ tổ hợp phím <<Ctrl+Alt+T>>, su đó nhập lệnh vào ngay sau dấu << $>>

I.2.1. Các lệnh cơ bản

1. Lệnh date

Công dụng: Sử dụng để kiểm tra ngày của hệ thống


Cú pháp: date +%<tùy chọn>
Lưu ý: có thể sử dụng lệnh date với các tùy chọn
Tùy chọn Mục đích Ví dụ Kết quả
+%m Chỉ hiển thị tháng date +%m 02
+%h Hiển thị tháng dạng chữ date +%h Thg 2
+%d Hiển thị ngày trong tháng date +%d 23

Khoa Công nghệ thông tin - UTEHY 12


Tài liệu hướng dẫn thực hành Hệ điều hành

+%y Hiển thị hai chữ số cuối của năm date +%y 21
+%H Hiển thị giờ hiện tại date +%H 16
+%M Hiển thị phút hiện tại date +%M 00
+%S Hiển thị giây hiện tại date +%S 52
Ví dụ:

2. Lệnh cal

Công dụng: Hiển thị lịch tháng


Cú pháp: cal <tháng> <năm>
Ví dụ:

3. Lệnh echo

Công dụng: In ra màn hình đoạn văn bản


Cú pháp: echo “<Đoạn văn bản cần hiển thị>”
Ví dụ:

4. Lệnh ls

Công dụng: Liệt kê các file và thư mục

Khoa Công nghệ thông tin - UTEHY 13


Tài liệu hướng dẫn thực hành Hệ điều hành

Cú pháp: ls [đường dẫn] [-<tùy chọn>]


Tùy chọn Mô tả
-l Hiển thị toàn bộ thông tin về file/thư mục
-t Sắp xếp theo thời gian tạo file/thư mục
-u Sắp xếp theo thời gian sửa file/thư mục
-s Sắp xếp theo kích thước file/thư mục
-r Sắp xếp theo thứ tự từ z đến a
[a-m]* Liệt kê tất cả các file/thư mục có chữ cái đầu từ a đến m
> tên file Liệt kê các file, thư mục vào một file text
Ví dụ:

5. Lệnh man

Công dụng: Xem trợ giúp về một lệnh của Linux


Cú pháp: man <lệnh cần trợ giúp>
Ví dụ:

Khoa Công nghệ thông tin - UTEHY 14


Tài liệu hướng dẫn thực hành Hệ điều hành

6. Lệnh Who, Whoami

Công dụng: Xem thông tin về ngừoi dùng hiện tại


Cú pháp: whoami hoặc who
Ví dụ:

7. Lệnh uptime

Công dụng: Xem thời gian thực hiện của phiên làm việc hiện tại
Cú pháp: uptime
Ví dụ:

8. Lệnh uname

Công dụng: Hiển thị thông tin hệ thống


Cú pháp: uname [-a]
Ví dụ:

9. Lệnh hostname

Công dụng: Hiển thị hệ thống, địa chỉ ip, tên miền…
Cú pháp: hostname [-<tùy chọn>]
Ví dụ:

10. Lệnh sudo

Sudo là viết tắt của “substitute user do“, hoặc “super user do”

Khoa Công nghệ thông tin - UTEHY 15


Tài liệu hướng dẫn thực hành Hệ điều hành

Công dụng: Sử dụng khi cấp quyền admin cho người sử dụng để thực hiện các thao tác
của người quản trị.
Cú pháp: sudo <thao tác cần có quyền quản trị>
Ví dụ:

Lệnh sudo ls /root cấp quyền admin để người dùng có thể xem được thư mục /root, trong
khi, nếu không sử dụng lệnh sudo, lệnh ls /root không thể thực hiện vì chưa được cấp
quyền.

11. Lệnh clear

Công dụng: Xóa màn hình terminal


Cú pháp: clear

I.2.2. Các lệnh liên quan đến quản lý file

12. Lệnh cat

Công dụng: Lệnh này được sử dụng nhiều trong Linux vì nó có thể thay thế nhiều lệnh
khác, đồng thời có thể tạo file, hiển thị nội dung file và nối files..
Cú pháp:
cat tên_file [less|more] #hiển thị nội dung file (với less hạn chế hoặc more hiển thị
thêm. Muốn xem thêm sử dụng các phìm PgUp, PgDown)
cat >tên_file #tạo file mới. Kết thúc bằng Ctrl+C
cat -n tên_file #hiển thị số dòng của file
cat file1 > file2 # copy nội dung file1 sang file2
cat file1>>file2 #thêm nội dung file1 vào nội dung file2
Ví dụ:

Khoa Công nghệ thông tin - UTEHY 16


Tài liệu hướng dẫn thực hành Hệ điều hành

13. Lệnh grep

Công dụng: Tìm kiếm từ cụ thể hoặc một mẫu liên quan đến từ đó từ các file
Cú pháp: grep <từ hoặc mẫu> <tên file>
Chú ý: Nếu muốn tìm trong nhiều file thì có thể sử dụng các ký tự đặc biệt, ví dụ, dấu *
Ví dụ:

14. Lệnh mkdir

Công dụng: Tạo thư mục


Cú pháp: mkdir [đường dẫn/]<tên thư mục]
Ví dụ:

15. Lệnh rm

Khoa Công nghệ thông tin - UTEHY 17


Tài liệu hướng dẫn thực hành Hệ điều hành

Công dụng: Xóa một hoặc nhiều file


Cú pháp: rm [đường dẫn/]<tên file>
Ví dụ:

16. Lệnh touch

Công dụng: Tạo một file trống


Cú pháp: touch [đường dẫn/]<tên file>
Ví dụ:

17. Lệnh cp

Công dụng: Copy file


Cú pháp: cp <file nguồn> <file đích>
Ví dụ:

18. Lệnh mv

Công dụng: Đổ tên file


Cú pháp: mv <file cũ> <file mới>
Ví dụ:

19. Lệnh cut

Công dụng: Được sử dụng để cắt đi một phần của đoạn văn bản trong file
Cú pháp: cut [tùy chọn] <tên file>

Khoa Công nghệ thông tin - UTEHY 18


Tài liệu hướng dẫn thực hành Hệ điều hành

Ví dụ:

Trong ví dụ trên, tùy chọn -c được sử dụng cho các cột ký tự. Ví dụ cut -c 3- f1.txt sẽ
thực hiện cắt đi và giữ lại các ký tự từ thứ 3 đến hết dòng trong file f1.txt, ngược lại với
lệnh cut -c 1-16 f1.txt sẽ cắt đi và chỉ giữ lại các ký tự từ 1 đến 6 trong các dòng của tệp
văn bản f1.txt.

20. Lệnh head

Công dụng: Hiển thị ra tiêu đề của văn bản (10 dòng đầu)
Cú pháp: head <tên file>
Ví dụ:

21. Lệnh tail

Khoa Công nghệ thông tin - UTEHY 19


Tài liệu hướng dẫn thực hành Hệ điều hành

Công dụng: Hiển thị phần đuôi của tệp (10 dòng)
Cú pháp: tail <tên file>
Ví dụ:

22. Lệnh wc

Công dụng: Được sử dụng để đếm các từ trong văn bản (word count)
Cú pháp: wc [-tùy chọn] <tên file>
Các tùy chọn cơ bản gồm:
-l: Lines – Đếm số dòng
-w: Words – Đếm từ
-c: Characters – Đếm số ký tự
Ví dụ:

23. Lệnh chmod

Công dụng: Thay đổi quyền truy cập file hoặc thư mục
Cú pháp: chmod <quyền truy cập> <file>
Các quyền truy nhập file có thể tham khảo trong hình vẽ dưới đây:

Khoa Công nghệ thông tin - UTEHY 20


Tài liệu hướng dẫn thực hành Hệ điều hành

Ví dụ:

Chú ý: Ngoài việc sử dụng quyền truy cập theo giá trị thập phân dựa trên bit nhị phân như ví
dụ trên, chúng ta cũng có thể sử dụng các lựa chọn bằng kí hiệu như sau:

chmod u=rwx,g=rw,o=rw f1.txt //Quyền Read, Write cho cả User, Group và Other, song

chmod u=rwx,go=rw f1.txt //Group và User không có quyền eXcute

chmod u+x f1.txt //Thiết lập quyền eXcute cho User


chmod o-wx f1.txt //Loại bỏ quyền Write và eXcute cho Other

chmod -R 755 OS_2021 //Cấp quyền 755 cho toàn bộ tệp tin trong thư mục
OS_2021

24. Lệnh gedit

Công dụng: Mở trình soạn thảo Gedit trong giao diện GUI của Ubuntu
Cú pháp: gedit [tên file]
Ví dụ: gedit sample1.c

Khoa Công nghệ thông tin - UTEHY 21


Tài liệu hướng dẫn thực hành Hệ điều hành

I.2.3. Một số chú ý


- Khi sử dụng các lệnh của Linux, chúng ta có thể sử dụng các dẫn hướng như sau

> tên_file_text: Xóa nội dung tên_file_text (nếu đã tồn tại) và kết xuất kết quả ra file text
>> tên_file_text: Chèn kết quả kết xuất và nội dung tên_file_text

; :Dùng khi cần thực hiện nhiều lệnh trên cùng dòng lệnh. Dấu (;) được sử dụng để kết
thúc lệnh trước.

| :Dùng để kết hợp một lệnh trong khi thực hiện một lệnh khác

- Linux phân biệt chữ hoa, chữ thường. Trong Linux, các lệnh là một chuỗi ký tự thường, vì vậy,
khi gõ lệnh chúng ta cần phải gõ đúng quy định

I.2.4. Cài đặt ứng dụng trên Ubuntu


Cách 1: Cài đặt trên giao diện GUI (Graphic User Interface)
Bước 1: Nháy vào biểu tượng

Bước 2: Nháy vào nút tìm kiếm

Khoa Công nghệ thông tin - UTEHY 22


Tài liệu hướng dẫn thực hành Hệ điều hành

Bước 3: Gõ tên ứng dụng cần cài đặt, sau đó chọn ứng dụng

Bước 4: Nháy chuột vào nut Install

Bước 5: Gõ mật khẩu

Sau đó chờ đến khi ứng dụng được cài đặt xong

Khoa Công nghệ thông tin - UTEHY 23


Tài liệu hướng dẫn thực hành Hệ điều hành

Bước 6: Hoàn tất

Sau khi cài đặt xong, biểu tượng của úng dụng đã hiển thị trên màn hình. Chúng ta có thể
sử dụng ứng dụng như trên Windows.

Cách 2: Cài đặt thông qua dòng lệnh với gói có sẵn của ứng dụng cho Ubuntu

Bước 1: Cập nhật các thay đổi của Ubuntu

sudo apt-get update

Bước 2: Kiểm tra các phiên bản của ứng dụng. Ví dụ Python3

sudo apt-cache search python | grep ^python3

Bước 3: Cài đặt ứng dụng


sudo apt-get install python3.9

Trong quá trình cài đặt, hệ thống đưa ra lựa chọn Y/N, chúng ta nên chọn Y để
chấp nhận yêu cầu của hệ thống.
Bước 4: Chạy thử ứng dụng

Khoa Công nghệ thông tin - UTEHY 24

You might also like