Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Đề cương ôn tập Địa chất công trình

1. Anh (chị) hãy nêu khái niệm khoáng vật? kể tên 3 khoáng vật trong thang độ cứng
Mohs? Anh (chị) hãy nêu khái niệm đá magma? Hãy kể tên 3 loại đá magma?khái
niệm đá biến chất? Hãy nêu 3 loại đá biến chất? Theo anh (chị) trong tự nhiên có
bao nhiêu loại đá (phân loại theo nguồn gốc thành tạo)? Hãy kể tên các loại đá đó?

2. Theo anh (chị) dựa vào chỉ tiêu nào để đánh giá tính nứt nẻ của khối đá trong xây
dựng? Anh (chị) hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa khe nứt và đứt
gãy

3. Nêu khái niệm nước không áp lực? nước có áp lực? Anh (chị) hãy so sánh giữa
nước có áp lực và nước không áp lực?

4. Anh (chị) hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa tầng chứa nước đồng nhất và
tầng chứa nước không đồng nhất? vẽ hình minh họa?

5. Anh (chị) hãy nêu khái niệm vỏ phong hóa? Trình bày sự phân đới thẳng đứng của
vỏ phong hóa? Nêu một số biện pháp phòng chống hiện tượng phong hóa?.

6. Nêu ảnh hưởng của hiện tượng xói ngầm đến công trình xây dựng? Nêu các biện
pháp phòng chống hiện tượng xói ngầm?

7. Anh (chị) hãy trình bày nguyên nhân gây ra hiện tượng karst? Ảnh hưởng của karst
đối với công trình xây dựng?

8. Anh (chị) hãy nêu khái niệm Động đất? Chấn tiêu, chấn tâm động đất? Trình bày
một số biện pháp phòng chống động đất trong xây dựng?

9. Phân tích các yếu tố của điều kiện địa chất công trình?. Theo anh (chị) vì sao mẫu
lưu trữ chỉ lưu lại địa tầng hố khoan trong một thời gian nhất định?
BT1: Thí nghiệm một mẫu đất xác định được: khối lượng riêng là 2,71g/cm3; độ ẩm giới
hạn dẻo 23,2% và độ ẩm giới hạn chảy 37,4%. Biết độ bão hòa 89% và độ rỗng 44,8%;
Hãy xác định:
1. Hệ số rỗng?
2. Độ ẩm tự nhiên? khối lượng thể tích bão hòa?
3. Khối lượng thể tích (KLTT) tự nhiên và KLTT khô?
4. Tên và trạng thái của đất?

BT2: Thí nghiệm một mẫu đất xác định được độ ẩm tự nhiên là 21,38%, Khối lượng thể
tích tự nhiên 1,82 g/cm3; khối lượng riêng 2,68 g/cm3; độ ẩm giới hạn dẻo 18,5%, độ ẩm
giới hạn chảy 25,3%. Hãy xác định:
1. Hệ số rỗng và độ rỗng?
2. Độ bão hòa?
3. Khối lượng thể tích khô? khối lượng thể tích bão hòa?
4. Tên và trạng thái của đất?

BT3: Một mẫu đất rời có khối lượng tự nhiên là 2240g với thể tích mẫu đất là 1280cm3;
độ ẩm là 12,5%. Để mẫu đất bão hòa hoàn toàn thì lượng nước thêm vào là 216g.
1. Tính khối lượng thể tích khô?
2. Tính độ ẩm của mẫu đất khi bão hòa hoàn toàn?
3. Tính hệ số rỗng của mẫu đất?

BT4: Một lớp đất rời thí nghiệm cho kết quả như sau: Độ ẩm 15,5%, khối lượng thể tích
tự nhiên là 1,44T/m3. Người ta đem mẫu đất thí nghiệm xác định hệ số rỗng lớn nhất là
1,25 và hệ số rỗng nhỏ nhất là 0,62. Biết khối lượng thể tích bão hòa là 1,78T/m3
1. Tính hệ số rỗng, độ rỗng?
2. Tính độ bão hòa? Xác định trạng thái của đất rời?
3. Xác định kết cấu của đất thông qua độ chặt tương đối D?
BT5: Mặt cắt địa tầng từ trên mặt đất
xuống như hình vẽ
Lớp 1 : Cát
Lớp 2 : Á cát
Lớp 3 : Á sét, khối lượng thể tích tự nhiên
1,70T/m3
Lớp 4 : Cát hạt thô, lớp cát này là một tầng
chứa nước, cao trình mực nước áp lực bên
trên đáy hố móng là +6 m, cao trình đáy
hố móng -1 m.
Lớp 5 : xem như đáy cách nước
5.1. Hãy đánh giá độ ổn định của đáy hố
móng dự kiến?
5.2. Nếu xảy ra hiện tượng bục đáy hố
móng thì xác định bề dày của lớp cách
nước an toàn dưới đáy hố móng?

BT6: Trong khu đất xây dựng bố trí 2 giếng


khoan. Cao trình miệng các giếng khoan là
30m. Đáy cách nước ở cao trình 2m. Mực
nước ổn định trong giếng khoan (1) và (2)
cách mặt đất 2m và 6m. Hệ số thấm của đất đá
k = 17m/ngđ.
1. Tính lưu lượng đơn vị của dòng ngầm.
2. Cách mặt cắt (1) 20m đào hố móng sâu
5,5m. Hỏi nước có chảy vào hố móng không?

BT7. Nền đê là lớp đất rời không đồng nhất, không phân lớp gồm các hạt có kích thước
khác nhau. Kết quả thí nghiệm mẫu cát lấy ở hiện trường cho biết tỷ trọng là 2,65; khối
lượng thể tích tự nhiên là 1,68g/cm3 và độ ẩm là 18,1%. Mực nước ở thượng lưu 7m, hạ
lưu là 2m, chiều dài dòng thấm là 3m. Hãy:
1. Đánh giá khả năng xảy ra xói ngầm dưới nền đê?
2. Nếu xảy ra xói ngầm thì xác định chiều dài lớp phủ chống thấm phía ngoài đê để
ngăn chặn hiện tượng xói ngầm dưới nền đê?

You might also like