Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 32

LỜI NÓI ĐẦU

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô trong khoa
Điện; các thầy, cô trong Ban Giám Hiệu; các Phòng, Ban Trường Đại học Bách
Khoa, Đại học Đà Nẵng đã giảng dạy nhiệt tình, chỉ dẫn và tạo mọi điều kiện
giúp đỡ em trong quá trình học tập để em có sự hiểu biết cơ bản về tầm quan
trọng của điện năng đối với cuộc sống cũng như sự nguy hiểm của điện để đề
phòng những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

Sau thời gian thực tập tại Điện lực Hải Châu, với sự hướng dẫn tận tình
của các anh/chị ở phòng Kỹ thuật & Kế hoạch và đội QLVH tại đơn vị, em đã
hiểu thêm nhiều điều về công tác tổ chức, các chức năng, nhiệm vụ của Điện lực
Hải Châu, cũng như công tác vận hành, quản lý, sửa chữa lưới điện. Đặc biệt với
sự nhiệt tình, luôn hoà nhã của các cán bộ, công nhân tại đơn vị đã giúp em dễ
dàng tiếp cận với công tác thực tế.

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Điện lực Đà Nẵng và Điện Lực
Hải Châu đã tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành tốt đợt thực tập này.

Trân trọng cảm ơn!


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................................1
MỤC LỤC..................................................................................................................................2
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP...................................................................................4
TÓM TẮT...................................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC
ĐÀ NẴNG..................................................................................................................................5
I. Tên gọi, loại hình doanh nghiệp và trụ sở của DNPC.......................................5
II. Hình thức pháp lý , tư cách pháp nhân và chức năng của DNPC.....................5
III. Mục tiêu hoạt động và ngành nghề kinh doanh................................................6
IV. Chủ sở hữu của DNPC.....................................................................................7
V. Người đại diện theo pháp luật của DNPC.....................................................7
PHỤ LỤC I................................................................................................................................8
PHỤ LỤC II...............................................................................................................................9
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC QUẢN LÝ KỸ THUẬT, VẬN HÀNH, KINH DOANH LƯỚI
ĐIỆN PHÂN PHỐI.................................................................................................................10
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ ĐIỆN LỰC HẢI CHÂU:.......................................10
II. TỔNG QUAN VỀ SƠ ĐỒ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI:.................................11
III. CƠ CẤU QUẢN LÝ CỦA LƯỚI ĐIỆN ĐIỆN LỰC HẢI CHÂU:...............15
IV. VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN..............................................................................17
CHƯƠNG 3: CÁC THIẾT BỊ BẢO VỆ TRẠM/ XUẤT TUYẾN ĐIỂN HÌNH DO ĐIỆN
LỰC HẢI CHÂU QUẢN LÝ.................................................................................................23
CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG THU THẬP DỮ LIỆU SCADA/EMS TỪ CÁC THIẾT BỊ
ĐO SỬ DỤNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI...............................................................28
I.TỔNG QUAN HỆ THỐNG SCADA TTDK CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG..............28
II.VẬN HÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH OPERATOR........................................................29
KẾT LUẬN...............................................................................................................................33

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1. Nhận xét, đánh giá quá trình thực tập của sinh viên:
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Đà Nẵng, ngày … tháng … năm 2022

CÔNG TY TNHH MTV


ĐIỆN LỰC HẢI CHÂU
ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

TÓM TẮT
Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng (viết tắt là DNPC) là doanh
nghiệp do Tổng Công ty Điện lực miền Trung nắm giữ 100% vốn điều lệ, có tư
cách pháp nhân, có con dấu riêng, được tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc Nhà
nước theo quy định của Pháp luật và hoạt động theo Doanh nghiệp; đảm bảo
cung cấp điện cho các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh- quốc phòng của thành
phố Đà Nẵng và bảo tồn, phát triển vốn của Tổng Công ty Điện lực miền Trung
giao, sử dụng hợp lý các nguồn lực để tối đa hóa lợi nhuận, tích lũy đầu tư pháp
triển Công ty.

Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, lưới điện phân phối cũng
không ngừng được nâng cấp mở rộng hoặc xây dựng mới, đi kèm theo là việc
phát triển nguồn và lưới để đáp ứng nhu cầu trên. Thực tế vận hành cho thấy, sơ
đồ kết lưới hiện nay chưa được tối ưu, một số vị trí tụ bù trung áp không còn
phù hợp do phụ tải thay đổi. Đồng thời hiện nay các chỉ số về độ tin cậy cung
cấp điện ngày càng được quan tâm và đưa vào chỉ tiêu thi đua của các Điện lực.

Mục tiêu hoạt động trong công tác quản lý vận hành lưới điện của Điện lực
Hải Châu: Đảm bảo điều chỉnh điện áp vận hành tại các trạm nguồn, trạm phân
phối đúng qui định trong giới hạn cho phép và có những kết cấu lưới phù hợp,
đồng thời kết hợp với việc vận hành các điểm tụ bù, nâng cấp, kéo mới và
chuyển đấu nối một số đường dây trung áp phù hợp để phân bổ, chống đầy tải ở
các trạm 110kV và giảm tổn thất điện năng trên lưới điện. Thay đổi phương thức
cắt điện và bảo dưỡng thiết bị để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY


TNHH MTV ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG

I. Tên gọi, loại hình doanh nghiệp và trụ sở của DNPC


1. Tên gọi:
a) Tên tiếng Việt: Công ty TNHH một thành viên Điện lực Đà nẵng
b) Tên giao dịch tiếng Anh: Danang Power Company Limited
c) Tên viết tắt: DNPC
2. Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
3. Địa chỉ trụ sở chính: Số 35 Phan Đình Phùng, phường Hải Châu 1, quận
Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
4. Điện thoại, fax, website:

Điện thoại: +84 236 222 0501 Fax: +84 236 222 0521

Website: www.pcdanang.cpc.vn Email: qcdanang@cpc.vn

5. Nhãn hiệu của DNPC:

II. Hình thức pháp lý , tư cách pháp nhân và chức năng của DNPC
1. DNPC là doanh nghiệp do EVNCPC nắm giữ 100% vốn điều lệ, được tổ
chức dưới hình thức Công ty TNHH MTV theo quy định của Luật doanh
nghiệp, các quy định pháp luật có liên quan và Diều lệ này.
2. DNPC có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, có con dấu, nhãn
hiệu, thương hiệu, được mở tài khoản tại các ngân hàng theo quy định
của pháp luật.
3. DNPC có vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và
các nghĩa vụ tài chính khác bằng toàn bộ tài sản của mình.
4. Các chức năng chủ yếu của DNPC:

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

a) Tiến hành các hoạt động đầu tư phát triển lưới điện phân phối, ký kết
các hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài nhằm
bảo đảm cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà
Nẵng.
b) Trực tiếp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật,
các quan hệ kinh tế giữa DNPC với công ty liên kết được thực hiện
thông qua hợp đồng.
c) Thực hiện những công việc khác được Nhà nước, EVN, EVNCPC giao
cho DNPC tổ chức thực hiện.
d) Xây dựng và tổ chức thực hiện định hướng, kế hoạch phối hợp hoạt
động trong DNPC theo quy định của Điều lệ này.
III. Mục tiêu hoạt động và ngành nghề kinh doanh
1. Mục tiêu hoạt động:
a) Đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho các hoạt động
kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng của Thành phố Đà
Nẵng.
b) Sản xuất và kinh doanh điện năng là ngành nghề kinh doanh chính bảo
toàn và phát triển vốn của EVNCPC đầu tư tại DNPC và vốn của
DNPC đầu tư tại các doanh nghiệp khác; sử dụng hợp lý các nguồn
lực để tối đa hóa lợi nhuận, tích lũy đầu tư phát triển DNPC; hoàn
thành các nhiệm vụ khác do EVNCPC giao.
2. Ngành, nghề kinh doanh:
a) Ngành, nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng;
- Xây dựng, cải tạo lưới điện cấp đến cấp điện áp 110kV; Đầu tư các
công trình nguồn điện, lưới điện;
- Sửa chữa đại tu thiết bị điện đến cấp điện áp 110kV;
- Tư vấn đầu tư xây dựng công trình lưới điện cấp điện áp 110kV, bao
gồm: lập dự án đầu tư, quản lý dự án đầu tư, khảo sát xây dựng thiết
kế, giám sát thi công
- Thí nghiệm, kiểm định, hiệu chỉnh thiết bị điện cấp điện áp 110kV;
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý vận hành, sửa chữa
lưới điện và thiết bị viễn thông;

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

b) Ngành, nghề liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh
chính:
- Tư vấn, thiết kế, lắp đặt, giám sát, cấu hình, kết nối mở rộng phần
cứng và phần mềm của hệ thống SCADA- DMS, các hệ thống tự
động hóa lưới điện, lưới điện thông minh; Tư vấn giải pháp công
nghệ tiết kiệm năng lượng.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng; sử dụng điện; dịch vụ chăm sóc
khách hàng trong các lĩnh vực khác; dịch vụ tư vấn về phát triển
khách hàng sử dụng điện, đánh giá sự hài lòng của khách hàng; cung
cấp thông tin về điện cho khách hàng; đào tạo về lĩnh vực chăm sóc
khách hàng;
c) Tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, DNPC có thể
bổ sung các ngành nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm sau
khi được EVNCPC chấp thuận.
IV. Chủ sở hữu của DNPC
1. Tên Chủ sở hữu: Tổng Công ty Điện lực Miền Trung (EVNCPC)
2. Trụ sở: Số 78A Duy Tân, Phường Hòa Thuận Đông, Quận Hải Châu,
Thành Phố Đà Nẵng
3. Điện thoại: +842362221028 Fax: +842363625071
V. Người đại diện theo pháp luật của DNPC

Giám đốc DNPC là Người đại diện theo pháp luật của DNPC.

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

PHỤ LỤC I

DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CỦA CÔNG


TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 977/QĐ- EVNCPC ngày 12 tháng 02
năm 2019 của Chủ tịch Tổng Công ty Điện lực miền Trung)

1. Điện Lực Hải Châu


2. Điện lực Liên Chiểu
3. Điện lực Sơn Trà
4. Điện lực Cẩm Lệ
5. Điện lực Thanh Khê
6. Điện lực Hòa Vang
7. Xí nghiệp điện cơ

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

PHỤ LỤC II

DANH SÁCH CÁC PHÒNG, BAN, ĐỘI, TỔ CỦA CÔNG TY


TNHH MTV ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG

(Ban hành kèm theo Quyết đinh số:977/QĐ-EVNCPC ngày 12 tháng 02


năm 2019 của Chủ tịch Tổng Công ty Điện lực miền Trung)

1. Văn phòng
2. Phòng Tổ chức và Nhân sự
3. Phòng Kế hoạch và Vật tư
4. Phòng Tài chính Kế toán
5. Phòng Kinh doanh
6. Phòng Kỹ thuật
7. Phòng Quản lý đầu tư
8. Phòng Thanh tra bảo vệ - pháp chế
9. Phòng An toàn
10.Phòng Điều độ
11.Phòng Công nghệ thông tin
12.Phòng Kiểm tra giám sát mua bán điện
13.Phòng Quản lý đấu thầu
14.Ban Quản lý dự án
15.Đội thí nghiệm đo lường
16.Đội sửa chữa nóng lưới điện
17.Đội QLVH Lưới điện cao thế

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC QUẢN LÝ KỸ THUẬT, VẬN HÀNH,


KINH DOANH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ ĐIỆN LỰC HẢI CHÂU


1. Giới thiệu chung:

Lưới điện Hải Châu nhận điện từ Trạm biến áp 110 kV do Công ty Điện
lực Đà Nẵng quản lý gồm : 110kV Xuân Hà (E10), 110kV Liên Trì (E11),
220kV Ngũ Hành Sơn.

Chế độ vận hành bình thường của lưới phân phối là vận hành hở dạng
hình tia và dạng xương cá. Để tăng cường độ tin cậy lưới điện phân phối của
Điện lực Hải Châu có nhiều đường dây liên kết thành mạng vòng kín nhưng vận
hành hở. Vì có lắp đặt mạch vòng nên độ tin cậy cung cấp điện tốt hơn nhưng
gây khó khăn về vấn đề phối hợp cài đặt chức năng bảo vệ role và việc quản lý
vận hành. Do đặc thù phụ tải tập trung, trung tâm của thành phố, nhiều trụ
sở,trung tâm hành chính quan trọng nên phải đảm bảo chất lượng điện năng và
độ tin cậy cung cấp điện cao.

2. Đặc điểm hoạt động:

- Điện Lực Hải Châu là một đơn vị trực thuộc Công Ty Điện Lực Đà Nẵng,
có chức năng quản lý, phân phối lưới điện đến 22 kV. Phân phối điện năng, vận
hành và sửa chữa lưới điện, ký kết hợp đồng mua bán điện, cung ứng sử dụng
điện, thu tiền điện... trong địa bàn được phân công.
- Thay mặt Công Ty Điện Lực Đà Nẵng ký kết hợp đồng mua bán điện
năng, với khách hàng trên địa bàn quản lý. Ngành nghề kinh doanh đã đăng ký
bao gồm:
 Kinh doanh điện năng.
 Vận hành ổn định, an toàn, liên tục, chất lượng lưới điện, phân phối.
 Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp lưới điện phân phối và một số dịch vụ
khác có liên quan.

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang 10


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

 Tư vấn giám sát thi công xây lắp các công trình lưới điện đến cấp điện
áp 22kV.
3. Phạm vi hoạt động:
Phạm vi hoạt động kinh doanh của Điện lực: 13 phường trên địa bàn
quận Hải Châu.

II. TỔNG QUAN VỀ SƠ ĐỒ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI


1. Lưới điện phân phối:

HÌNH 2.1 Bảng thống kê số lượng thiết bị của ĐLHC

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang 11


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

2. Trạm nguồn:
- Trạm 110kV Xuân Hà (E10)
- Trạm 110kV Liên Trì (E11)
- Trạm 220kV Ngũ Hành Sơn

3. Đường dây:
Số tuyến dây quản lý là 16 xuất tuyến trung thế 22kV như sau:

- Đường dây trung áp XT 471 E11


- Đường dây trung áp XT 472 E11
- Đường dây trung áp XT 473 E11
- Đường dây trung áp XT 474 E11
- Đường dây trung áp XT 476 E11
- Đường dây trung áp XT 477 E11
- Đường dây trung áp XT 477 E11
- Đường dây trung áp XT 479 E11
- Đường dây trung áp XT 480 E11
- Đường dây trung áp XT 481 E11
- Đường dây trung áp XT 482 E11
- Đường dây trung áp XT 483 E11
- Đường dây trung áp XT 485 E11
- Đường dây trung áp XT 486 E11
- Đường dây trung áp XT 471 E10
- Đường dây trung áp XT 473 E10
- Đường dây trung áp XT 475 T2NHS

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang 12


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

HÌNH 2.2 Một phần của XT 471 LTR.

4. Công tác quản lý kỹ thuật:


- Công tác theo dõi và cập nhật hồ sơ quản lý kỹ thuật: Sử dụng các phần
mềm
+ PMIS : Hỗ trợ hiệu quả quá trình quản lý kỹ thuật, quản lý thiết bị, quản
lý vận hành, lập tiên lượng dự toán các công trình sửa chữa lớn. Theo dõi
và ghi lại lịch sử sửa, chữa vận hành một cách khoa học, đầy đủ, hỗ trợ
báo cáo, xuất dữ liệu đơn giản hiệu quả. Là cơ sở dữ liệu cho triển khai
thực hiện phân tích, đánh giá công tác sửa chữa, bảo dưỡng, từ đó đưa ra
kế hoạch vận hành bảo dưỡng sửa chữa phù hợp đúng trọng tâm nhất
+ TTHT : Phân quyền người dùng, quản lý thông tin khách hàng như toạ
độ,hình ảnh thực tế. Liên kết thông tin khách hàng và cột điện. Hiển thị
các xuất tuyến,dẫn đường tới vị trí cột,khách hàng.
+ GIS : Hệ thống cho phép lưu trữ và hiển thị thông tin trên bản đồ ở
các tỷ lệ khác nhau có thể dễ dàng quản lý tài sản lưới điện cũng như
cung cấp các thông tin về đường dây, quản lý tài sản (như trụ điện,
máy biến áp ...).  Có thể nắm tổng quan công tác quản lý kỹ thuật, vận

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang 13


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

hành lưới điện. Đồng thời, truy cập toàn bộ các dữ liệu quản lý lưới điện
tại bất cứ thời điểm nào, bất cứ vị trí nào. Trên cơ sở đó, phân tích và ứng
dụng vào công tác thực tế

- Công tác Quản lý tài sản lưới điện


Đã lập hoàn tất sổ theo dõi quản lý vận hành 16 tuyến dây trung thế, Sổ
theo dõi quản lý hành các thiết bị đóng cắt, RMU thuộc tải sản Điện lực
quản lý.

5.Chế độ vận hành của lưới phân phối 22kV Quận Hải Châu
Cấu trúc của lưới phân phối 22kV trên địa bàn Quận Hải
Châu là 3 pha 3 dây, trung tính nối đất trực tiếp tại đầu nguồn -
phía 22kV của máy biến áp 110/22kV, chế độ vận hành bình
thường là vận hành hở, hình tia hoặc dạng xương cá. Để tăng
cường độ tin cậy cung cấp điện, các xuất tuyến 22kV liên lạc với
nhau tại các điểm mở bằng dao cách ly, dao cách ly có tải hoặc
recloser tạo nên cấu trúc mạch vòng nhưng vận hành hở, chủ yếu
để phục vụ chuyển tải cấp điện khi cắt điện công tác hoặc xử lý sự
cố. Công ty cũng đã đưa vào vận hành dự án thí điểm tự động hóa
lưới điện phân phối với chức năng chính là tự động xác định và cô
lập vị trí sự cố, khôi phục cung cấp điện cho các phụ tải không bị
ảnh hưởng.
Hầu hết lưới điện có cấu trúc mạch vòng vận hành hở, một số khu
vực ít dân cư chủ yếu là mạng hình tia.
6.Khó khăn và biện pháp cải thiện của lưới điện Hải Châu
6.1/ Khó khăn:
- Lưới trung tính trực tiếp nối đất cho nên dòng ngắn mạch 1 pha lớn.
- Khu vực thường xuyên xảy ra bão lũ.
- Vì tập trung nhiều khu dân cư nên đường dây hoạt động trên
50% tải cho nên không thể vận hành theo (N – 1) được.
6.2/Các biện pháp để cải thiện:
- Xây dựng mới các xuất tuyến trung áp để giảm tải cho các XT hiện
hữu; Cải tạo, nâng cấp lưới điện đảm bảo chuyển tải qua lại giữa các
XT; Đẩy nhanh tốc độ ngầm hoá lưới điện giảm thiểu nguy cơ sự cố
do vi phạm HLT. Khai thác vận hành hiệu quả hệ thống DAS để
nâng cao độ tin cậy lưới điện; Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn
và lưới điện phù hợp với tốc độ tăng trưởng phụ tải và có tính dự

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang 14


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

phòng.

III.Công tác quản lý vận hành lưới điện:


1.Công tác theo dõi, cập nhật sơ đồ và thông tin lưới điện:

Triễn khai số hoá dữ liệu lưới điện trên chương trình PMIS.

Sử dụng chương trình Thu thập thông tin hiện trường quản lý vị trí mặt bằng lưới
điện, thiết bị:

2.Công tác theo dõi vận hành lưới điện:


a)Theo dõi vận hành TBA đảm bảo thông số kỹ thuật:
Theo dõi trên chương trình QLKT (AMI, IFC), từ đó đề xuất và thực
hiện các phương án cân pha, san tải, hoán chuyển, nâng công suất, xây

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang 15


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

dựng mới TBA để đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục cho khách
hàng. Không để xảy ra sự cố do việc quá tải TBA gây ra.

b)Công tác thí nghiệm định kỳ CBM:


Thực hiện trên các thiết bị chính, khối lượng :

Thiết
bị KH

MBA 160

RMU 19

LBS 12

Tụ bù 7

Cáp
ngầm 47

CBM cấp độ 1 thực hiện đầy đủ 100% nội dung các hạng mục thiết bị và
đảm bảo thời hạn theo yêu cầu.

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang 16


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

IV.Vận hành lưới điện

1. Mục đích:
- Qui trình này nêu lên những nguyên tắc chung để xử lý sự cố tuyến dây,
xử lý nhanh chóng các trường hợp sự cố, bảo đảm an toàn cho người và thiết bị,
đồng thời giảm thời gian mất điện do sự cố.
- Sự cố trung thế: là những sự việc, hiện tượng xảy ra trên lưới điện hoặc
trên thiết bị mang điện áp từ 1000 V trở lên làm gián đoạn việc cung cấp điện
năng.
- Xử lý sự cố: Là những hành động cần thiết của Đơn vị quản lý nhằm mục
đích khắc phục các sự cố và đưa lưới điện hoạt động ở trạng thái bình thường.
- Thiết bị bảo vệ: Là những hệ thống, thiết bị được lắp đặt do nhà quản lý,
nhằm đảm bảo an toàn tính mạng con người, an toàn cho đường dây và các phụ
kiện đi kèm và hạn chế khu vực bị gián đoạn việc cung cấp điện năng.

2. Công tác vận hành và sửa chữa:


a. Đội Vận hành lưới điện :

- Các Tổ Vận hành, các Cán bộ Kỹ thuật - Đội Vận hành có nhiệm vụ tuân
thủ và thực hiện theo Quy trình này và tuỳ theo tình hình thực tế khi có sự cố
xảy ra mà áp dụng hoặc xin ý kiến chỉ đạo từ Ban Giám đốc.
b. Quá trình thu thập các thông tin và xác định nguyên nhân và
vị trí sự cố:

- Công nhân vận hành phải nắm vững các đặc điểm và các thay đổi về kết
cấu lưới của từng tuyến dây.
- Tất cả các điểm thường đóng (NC), các điểm thường mở (NO), các điểm
giao đầu của dây Tam Bình với các tuyến dây khác, CNVH phải cập nhật hằng
ngày các vị trí thay đổi điểm dừng trung thế 22 KV do các yêu cầu công tác.
- Nắm vững đặc tính vận hành của đường dây.
c. Thông tin về sự cố tuyến dây:

- Các thông tin từ nhân dân, các đơn vị khác báo về vị trí và đặc điểm sự
cố.

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang 17


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

- Các thông tin từ sự kiểm tra của CNVH khi có sự cố xảy ra như: tình hình
sự cố, vị trí sự cố, Rơle tác động, các vật tư cần thiết cho việc XLSC.
- Các thông tin từ TT ĐĐHTĐ: bật MC đầu nguồn, chỉ số tải giảm đột
ngột, các Rơle tác động, dòng sự cố các pha, v..v..
d. Biện pháp an toàn 1 công tác điển hình :

- Trước khi tiến hành xử lý sự cố, để đảm bảo an toàn cho nhóm công tác,
TTVH phải thực hiện việc đăng ký cắt điện đường dây với TT-ĐĐHTĐ (Thực
hiện việc đăng ký cắt điện đường dây với TT-ĐĐHTĐ qua hệ thống thông tin
liên lạc bộ đàm).
- Thử điện, tiếp địa 2 đầu nơi công tác và tại các đầu nhánh rẽ theo
QCKTQG về AT Điện.
- Cô lập các nguồn điện khác đi chung trụ tại vị trí XLSC nhằm hạn chế
việc gây ra tai nạn điện.
- Lập rào chắn xung quanh nơi công tác và treo biển báo theo qui định.
e. Kiểm tra và xử lý sự cố:

- Trước tiên kiểm tra đường trục, các máy cắt phân đoạn, máy cắt phụ tải,
các LBFCO, các FCO nằm trên đường trục.
f. Xử lý sự cố đường dây:

- Khi máy cắt thuộc quyền điều khiển nhảy, nhân viên vận hành phải ghi
nhận và báo cáo:
+ Tên, số lần nhảy, tình trạng máy cắt.
+ Bảo vệ rơle nào tác động, các tín hiệu, chỉ thị, thông số sự cố ghi nhận.
+ Tình trạng điện áp đường dây.
+ Tình trạng làm việc của các thiết bị khác.
+ Thời tiết khi xảy ra sự cố nhảy máy cắt.
- Khi nhảy máy cắt đường dây, được phép đóng lại đường dây không quá 3
lần, kể cả lần tự động đóng lại không thành công; đối với các đường dây đi
qua khu vực dân cư, đơn vị quản lý vận hành căn cứ vào tình hình thực tế
để quyết định đống điện trên cơ sở phải đảm bảo an toàn cho người, thiết
bị điện và khả năng đóng lại thành công.
- Không được phép đóng lại đường dây khi đang trong thời gian thực hiện
sửa chữa nóng.

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang 18


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

- Không đóng lại đường dây khi máy cắt nhảy trong trong lúc có gió cấp 6
trở lên, Điều độ viên của cấp điều độ có quyền điều khiển chủ động cho
khóa tự đóng lại của các máy cắt đường dây (nếu chức năng này đang mở).
Nếu đường dây có sự cố thì việc đóng điện trở lại được thực hiện sau khi
đơn vị quản lý vận hành kiểm tra sơ bộ đường dây bằng mắt và không phát
hiện bất thường.
- Khi nhảy máy cắt phân đoạn đường dây, nếu đã đóng điện lần thứ nhất
không thành công, nhân viên vận hành phải thực hiện:
+ Tiến hành phân đoạn tại điểm đã được quy định cụ thể, khoan vùng
để phát hiện và cô lập đoạn đường dây bị sự cố, nhanh chóng cấp điện lại
cho khách hàng;
+ Dựa vào tín hiệu rơ le bảo vệ, dòng ngắn mạch (nếu có được), thiết bị
báo sự cố để phân đoạn.
+ Khi phân đoạn tìm điểm sự cố có trở kháng cao, dòng ngắn mạch nhỏ
hoặc khi phân đoạn theo dòng ngắn mạch mà chưa phát hiện điểm sự cố;
lần lượt thao tác tách từng phần tử trên đường dây theo nguyên tắc tách
phần tử ít quan trọng trước hoặc nhánh rẽ trước đến khi phát hiện được
phần tử bị sự cố
- Thực hiện các biện pháp an toàn bàn giao đoạn đường dây bị sự cố kéo dài
cho đơn vị QLVH kiểm tra, sửa chữa. Lưu ý, chỉ được dùng MC để thao
tác, nghiêm cấm dùng FCO, DCL để khôi phục phụ tải đã được tách ra
trong quá trình xử lý sự cố khi chưa xác định và loại trừ điểm sự cố
g. Xử lý sự cố trạm biến áp:

- Xử lý các hiện tượng khác thường: trong vận hành nếu MBA có những
hiện tượng khác thường như chảy dầu, thiếu dầu, bị nóng quá mức, có
tiếng kêu khác thường, phát nóng cục bộ ở đầu cốt sứ... phải tìm mọi biện
pháp để giải quyết, đồng thời báo cáo với Điều độ viên B35, Lãnh đạo
Điện Lực và ghi vào sổ nhật ký vận hành.
- MBA phải tách ra khỏi vận hành trong các trường hợp sau đây:
+ Có tiếng kêu mạnh không đều và tiếng phóng điện trong MBA.
+ Sự phát nóng của MBA tăng lên bất thường và liên tục tăng trong điều
kiện làm mát bình thường và không bị quá tải.
+ Dầu tràn ra ngoài máy qua bình dầu phụ, vỡ kính phòng nổ hoặc dầu
phun ra van an toàn.

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang 19


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

+ Mức dầu hạ thấp dưới mức qui định và còn tiếp tục hạ thấp.
+ Màu sắc dầu thay đổi đột ngột.
+ Các sứ bị rạn nứt, bị phóng điện bề mặt, đầu cốt bị nóng đỏ quá mức;
+ Khi kết quả phân tích dầu không đạt các tiêu chuẩn.
- Chỉ được phép đóng điện lại MBA nếu đảm bảo các điều kiện sau:
+ Sau khi đo điện trở một chiều MBA: sự chênh lệch điện trở của nấc
tương ứng giữa các pha không được vượt quá +(-) 2% khi cùng nhiệt độ
+ Trị số điện trở cách điện tại thời điểm 60 giây (R 60) của các cuộn dây
không thấp hơn giới hạn cho phép.
Các công tác thực tế :
 Vệ sinh bảo dưỡng ,xử lý tiếp xúc cọc –TBA Minh Khai 5 – 471XHA.

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang 20


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

 Thay tủ điện trạm ,thay TLV và thay cáp lực TBA Tiểu La 3- 481LTR

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang 21


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang 22


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

CHƯƠNG 3: CÁC THIẾT BỊ BẢO VỆ TRẠM/ XUẤT TUYẾN


ĐIỂN HÌNH DO ĐIỆN LỰC HẢI CHÂU QUẢN LÝ

1. Máy cắt tự đóng lại (Recloser):


- Recloser là thiết bị bảo vệ đường dây, dùng để cắt tức thời cô lập sự cố
trên đường dây và tự đóng lại đường dây sau khoảng thời gian trễ. Recloser sẽ
mở khi có sự cố, sau khoảng thời gian được chỉnh định Recloser tự động đóng
lại nếu sự cố thoáng qua (như sét, cây cối chạm vào đường dây) thì đường dây
tiếp tục hoạt động sau lần đóng này, còn ngược lại Recloser sẽ mở hoàn toàn. Số
lần đóng mở và thời gian trễ được chỉnh định thủ công. Recloser ở đây được
điều chỉnh đóng cắt 3 lần khi có sự cố và thời gian trễ chỉ vài giây. Ngoài ra,
Recloser còn được đóng & cắt bằng tay.
- Đối với điện áp 27kV. Có 2 loại Recloser: loại hoạt động với nguồn pin
thường có hình dạng tròn và loại hoạt động với nguồn lấy từ lưới 0,4kV. Hiện
nay các hãng máy cắt đang được sử dụng như: Cooper, Mullet, Noja,...

Hình 2.1 Recloser

2. Dao cách ly:


a. Dao Cách Ly (Distance Switch)
Dao cách ly (DS) là thiết bị có chức năng tạo khoảng hở nhìn thấy được
nhằm tăng cường ổn định về tâm lý cho công nhân sửa chữa đường dây và thiết
bị. Dao cách ly chỉ có thể đóng cắt dòng không tải. Dao cách ly thường được bố
trí trên cột. Trong lưới điện cao áp, dao cách ly ít khi đặt riêng rẽ, mà thường

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang 23


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

được kết hợp với cầu chì và máy cắt điện. Dao cách ly được chế tạo nhiều chủng
loại, kiểu cách khác nhau, có dao cách ly ngoài trời, trong nhà; dao cách ly một,
hai, ba trụ sứ; dao cách ly lưới chém thẳng, quay ngang; dao cách ly một cực
(cầu dao một lửa), ba cực (cầu dao liên động). Dao cách ly thường được đóng
mở bằng tay thông qua cơ cấu chuyển động đặt trên cột.

Hình 2.2 Dao cách ly


b. Dao cắt tải (Load Break Switch)

Hình 2.3 LBS

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang 24


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

Dao cắt tải (LBS) có cấu tạo tương tự như Recloser nhưng không có cuộn
đóng, cuộn cắt và bộ điều khiển nên không thể điều khiển từ xa hoặc kết hợp với
bảo vệ rơle thực hiện chức năng bảo vệ.LBS có thể đóng mở mạch lúc đầy tải.
Việc đóng mở LBS thường được thực hiện bằng xào thao tác và ngay tại nơi đặt
LBS.Để thực hiện chức năng bảo vệ LBS phải sử dụng kết hợp với cầu chì.

3. Chống sét van (Lighting Arrester):


- Là 1 loại thiết bị dùng để bảo vệ các các phần tử trên lưới và đầu các
đường cáp ngầm tránh khỏi sự cố khi có quá điện áp cảm ứng do sét đánh, cũng
như quá điện áp nội bộ, chống sét van được đặt trước và song song với thiết bị
được bảo vệ.
- Chống sét van cũng dùng để bảo vệ quá điện áp cho các phần tử trên lưới
điện (đường dây, trạm biến thế, thiết bị).

Hình 2.4 Chống sét van

4. Cầu chì tự rơi FCO (Fuse Cut Out):


- FCO: cầu chì tự rơi. Khi quá tải hay ngắn mạch, dây chì được gắn trong
FCO sẽ đứt và dao sẽ tự động rơi ra khỏi tiếp điểm. FCO không có bộ phận dập
hồ quang nên chỉ được đóng & cắt không tải. Thực hiện đóng cắt thủ công FCO
bằng cách dùng sào cách điện mốc vào vòng có sẵn trên FCO để đóng hoặc mở
FCO

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang 25


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

Hình 2.5 Cầu chì tự rơi

5. Biến điện áp (TU) - Biến dòng (TI):


Máy biến dòng (TI) và máy biến điện áp đo lường (TU) là những dụng cụ biến đổi
dòng điện và điện áp cần đo thành những dòng điện và điện áp tương ứng theo tỷ lệ
nhất định đã được tiêu chuẩn hoá để mở rộng giới hạn đo cho điện năng kế. Đảm bảo
an toàn cho con người và thiết bị. Ngoài ra chúng còn được sử dụng trong các mạch
bảo vệ.

6. Tủ điện trung thế (RMU):


RMU là thiết bị hợp bộ thực hiện các chức năng kết nối, đo lường, bảo vệ
được ứng dụng rộng rãi trong các trạm đóng cắt trung thế.
Ưu điểm:
- Kích thước nhỏ
- Độ tin cậy cao
- An toàn
- Dễ bảo dưỡng
- Dễ thay thế và mở rộng

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang 26


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

Hìn
h 2.6 RMU

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang 27


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG THU THẬP DỮ LIỆU SCADA/DMS


TỪ CÁC THIẾT BỊ ĐO SỬ DỤNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN PHÂN
PHỐI

I. TỔNG QUAN HỆ THỐNG SCADA TTDK CÔNG TY ĐIỆN


LỰC ĐÀ NẴNG

1. Thiết bị chính tại trung tâm điều khiển:

Hình : Mô hình hệ thống SCADA

Hệ thống thiết bị công nghệ tại phòng điều khiển trung tâm bao gồm:
- Thiết bị truyền thông : PCM, SDH.
- Server chính của hệ thống bao gồm 02 Server (Master/Standby)
chạy ở chế độ Redundant.
- Server lưu trữ dữ liệu quá khứ (History Server): HIS
- Máy tính kỹ sư: Engineer.
- Máy tính cho nhân viên vận hành: Operator 1, Operator 2, Tổ
TTLĐ.

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang 28


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

- Thiết bị đồng bộ thời gian (GPS clock): GPS.


- Hệ thống máy chủ Camera, máy trạm Camera.
- Hệ thống Video Wall, màn hình TV, Camera.
- Hệ thống mạng LAN.

II. VẬN HÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH OPERATOR

Hinh

Sơ đồ nguyên lý 1 sợi tại TBA 110kV:

Các tín hiệu đo lường được hiển thị trên màn hình ở nhiều vị trí khác nhau:

 Công suất tác dụng (MW)

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang 29


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

(MVAr)  Tần số (Hz)


 Dòng điện (A)  Nấc phân áp hiện tại, nhiệt độ
 Điện áp (kV) dầu, cuộn dây (C)

NVVH có thể theo dõi các thông số vận hành và các tín hiệu khác tại các ngăn
đường dây hoặc MBA

 Ví dụ: đường dây 171E9

Hình: Giao diện vận hành ngăn đường dây

- Các thông tin thể hiện trên giám sát ngăn đường dây bao gồm:

 Thông tin giám sát thiết bị (MC, DCL, DTĐ): vị trí khóa Remate/ Local
của ngăn xuất tuyến, trạng thái đóng cắt của thiết bị.
 Thông tin đo lường, giám sát trạng thái ngăn: công suất tác dụng (MW),
công suất phản kháng (MVAr), dòng điện (A), giá trị điện áp (kV),
cosphi, dòng điện sự cố(A).
 Các tín hiệu cảnh báo:
 Tín hiệu bảo vệ Relay: F21 zone 1/2/3, 50BF, quá áp, thấp áp, …
 Tín hiệu trạng thái MCB (ngăn lộ đường dây).
 Tín hiệu trạng thái điều khiển dao cách ly, dao tiếp địa.
 Tín hiệu khí SF6 cảnh báo/ khóa lockout.

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang 30


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

Hình: Giao diện vận hành ngăn MBA

- Các thông tin thể hiện trên màn hình giám sát ngăn MBA bao gồm:

 Thông tin về trạng thái quạt làm mát, hệ thống OLTC.


 Thông tin đo lường: nhiệt độ dầu, nhiệt độ cuộn dây phía hạ áp, phía cao
áp, dòng điện, điện áp, công suất tác dụng, công suất phản kháng cosphi.
 Các tín hiệu cảnh báo của máy biến áp:
 Transformer Bucholz Alarm: Cảnh báo nhiệt độ dầu máy biến áp.
 Transformer Oil Temperature Alarm: Cảnh báo nhiệt độ dầu máy biến
áp
 Transformer HV/MV Winding Temperature Alarm: Cảnh báo nhiệt độ
cuộn dây cao áp/ trung áp.
 Transformer Oil Low/High Alarm: Cảnh báo mức dầu thấp/ cao.
 Transformer Buchholz Trip: Bảo vệ gas máy biến áp tác động cắt MC
 Transformer Oil Temperature Trip: Bảo vệ nhiệt độ máy biến áp tác
dộng cắt MC
 Transformer HV/MV Winding Temperature Trip: Bảo vệ nhiệt độ
cuộn dây cao áp/ trung áp tác động cắt MC.
 Transformer Pressure Relief Trip: Bảo vệ áp lực tăng cao tác động đi
cắt MC

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang 31


Báo cáo thực tập GVHD: TS. Hạ Đình Trúc

 Transformer Rapid Pressure Trip: Bảo vệ áp lực dầu tăng đột biến tác
động đi cắt MC
 SEL 751A(F90) Enale: Tín hiệu chỉ thị Role 751A(F90) đang hoạt
động.

KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ nội dung về quá trình em thực tập tại Điện lực Hải Châu.
Hiện nay:

Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu nhưng do thời gian thực tập
không nhiều, quá trình tiếp xúc thực tế còn hạn chế nên chỉ có thể quan sát sơ bộ
qua hình ảnh chứ không phản ánh được một cách sâu sắc cách xử lý và thao tác
với số liệu ở tình trạng bình thường và khi xảy ra sự cố toàn diện thực tế nhất.
Kính mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô cùng các anh, để việc nghiên
cứu này được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn giảng viên TS. Hạ Đình Trúc và
các anh/chị trong Cty TNHH MTV ĐLĐN và Điện lực Hải Châu đã tận tình
giúp đỡ trong thời gian thực tập vừa qua để em hoàn thành bài báo cáo này.

Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Nguyễn Viết Khanh Trang 32

You might also like