Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

LỜI MỞ ĐẦU

Khi hỏi bất kì người dân Việt Nam nào về lịch sử dân tộc, người ta cũng thấy rùng
mình khi nhớ về một thời khói lửa đạn bom hoang tàn nhưng sáng ngời ý chí quật
cường và tinh thần yêu nước của những người con dân nơi dải đất hình chữ S.

Mỗi người dân Việt Nam chắc hẳn đều không thể nào quên được quá khứ đau thương
và cuộc chiến tranh đẫm nước mắt của dân tộc. Bảo tàng chứng tích chiến tranh được
biết đến là một sự diễn đạt lịch sử trực tiếp về chặng đường tiến tới nền độc lập của
Việt Nam. Đây chính một chặng đường đẫm máu đầy những chết chóc và bom mìn
kéo dài gần hết cả thế kỷ 20 và nó đã được bắt đầu với cuộc chiến chống lại sự xâm
lược của người Pháp. Những hiện vật, những hình ảnh còn sót lại như những minh
chứng đanh thép tố cáo tội ác của bọn thực dân xâm lược, đồng thời phản ánh ý chí
chiến đấu, thắng cuộc để giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta.

Để tái hiện lại những năm tháng lịch sử hào hùng đó, Bảo tàng lịch sử quốc gia - Toạ
lạc tại 216 Trần Quang Khải,Hoàn Kiếm Hà Nội là nơi lưu giữ những hiện vật, phản
ánh các nền văn hóa, lịch sử dựng nước và giữ nước của người Việt Nam từ thuở ban
đầu khai sáng đến ngày ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó là một điểm đến
lựa chọn tuyệt vời cho những tình nhân thích lịch sử, muốn được sống lại những ngày
khói lửa chiến tranh quyết liệt. Viện Bảo tàng mở cửa đón khách cả tuần, trừ thứ hai.
Tại đây còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như Trống đồng Đông Sơn, gốm Bát Tràng,
tượng thần Shiva, cọc gỗ trong trận Bạch Đằng,..

1
I. Giới thiệu chung về bảo tàng

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được thành lập năm 2011 trên cơ sở sáp nhập Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Tọa lạc tại trung tâm Thủ đô Hà
Nội, trên phố Tràng Tiền và Trần Quang Khải, cách hồ Hoàn Kiếm khoảng 500m về
phía đông, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã trở thành một trong những địa điểm văn hóa
hấp dẫn trong quần thể các điểm du lịch được đông đảo công chúng trong và ngoài
nước quan tâm lựa chọn trong chuyến tham quan, du lịch của mình.

Trên cơ sở kế thừa khối di sản của hai bảo tàng đã có bề dày hơn 50 năm phát triển,
Bảo tàng hiện đang lưu giữ, bảo quản một khối lượng tài sản vô giá với trên 200.000
tài liệu, hiện vật phong phú về loại hình, đa dạng về chất liệu có niên đại kéo dài từ
thời nguyên thủy đến ngày nay. Trong đó, gần 8.000 tài liệu, hiện vật, sưu tập hiện vật
có giá trị, độc bản và quý hiếm, nhiều hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia
được lựa chọn trưng bày trên tổng diện tích 3.700m2 tại hai địa điểm: số 1 Tràng Tiền
(giới thiệu về lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử đến triều Nguyễn năm 1945) và số 216
Trần Quang Khải (giới thiệu về lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến nay).

Mỗi tài liệu, hiện vật, sưu tập hiện vật trưng bày đều là những di sản quý giá chứa
đựng những thông điệp của quá khứ, những tinh hoa của nền văn hóa Việt Nam phong
phú, đa dạng và giàu bản sắc. Tham quan Bảo tàng Lịch sử quốc gia, công chúng hiểu
biết thêm về lịch sử văn hóa lâu đời và truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường
trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

II. Hệ thống trưng bày về lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến ngày nay

Tòa nhà tại 216 Trần Quang Khải (Bảo tàng Cách mạng Việt Nam trước đây) được
xây dựng năm 1917 là trụ sở của Sở Thương chính Đông Dương. Năm 1954, miền Bắc
giải phóng, Hội đồng Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định cải
tạo và chuyển đổi nơi này thành Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, trưng bày về lịch sử
Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến ngày nay. Sau 5 năm xây dựng nội dung, Bảo tàng
2
chính thức khánh thành, mở cửa đón khách tham quan vào ngày 06/01/1959. Nội dung
hệ thống trưng bày gồm:

1. Trưng bày thường xuyên:

Tại đây, ta sẽ được tiếp cận với một giai đoạn lịch sử đầy gian khó nhưng hào hùng
của dân tộc Việt Nam, từ thời điểm năm 1858 Pháp nổ súng vào nước ta cho đến khi
Mỹ can thiệp và kết thúc chiến tranh vào năm 1975. Nơi trưng bày thường xuyên này
sẽ tái hiện 1 phần về cuộc sống chiến đấu, lao động, làm việc, xây dựng cơ sở vật chất
trong thời chiến và chuẩn bị những điều kiện cho sự phát triển đất nước ta sau chiến
tranh. Ngoài ra, phần trưng bày thường xuyên tại Bảo tàng lịch sử Quốc Gia còn có
hơn 100 hiện vật nguyên gốc, đều là tặng phẩm của nhân dân Việt Nam, nhân dân thế
giới gửi tặng cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, đây còn là nơi
trưng bày một số vật thể khối có kích thước lớn, mang giá trị lịch sử tiêu biểu.

- Cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam (1858-1945): Giới thiệu những
hiện vật, hình ảnh, tài liệu về cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam từ
khi Thực dân Pháp nổ súng xâm lược năm 1858, kết thúc là thắng lợi của Cuộc tổng
khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam tháng Tám năm 1945.

Theo tiến trình lịch sử, phần trưng bày giúp người xem thấy rõ những vấn đề chính:
Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, các phong trào yêu nước chống xâm
lược của dân tộc Việt Nam theo các ý thức hệ phong kiến tiêu biểu như: khởi nghĩa Ba
Đình (1886), Hương Khê (1885-1896), Yên Thế (1884 -1913) trong phong trào Cần
Vương (1885 - 1896), theo ý thức hệ tư sản như: Phan Bội Châu và phong trào Đông
Du (1905-1908); Phan Châu Trinh và phong trào Duy Tân; Nguyễn Thái Học và Việt
Nam Quốc dân Đảng..., các phong trào đấu tranh của công nhân, phong trào yêu nước
theo tư tưởng vô sản. Vai trò tổ chức và lãnh đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và
Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc: Phong trào cách
mạng năm (1930- 1931) và Xô Viết - Nghệ Tĩnh, Phong trào Dân chủ (1936 - 1939),
Phong trào Việt Minh (1941-1945) và Cao trào kháng Nhật cứu nước (3-8/1945), Sự
đàn áp, khủng bố tàn bạo của chính quyền thống trị, Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám

3
năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - một nhà nước độc lập,
dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á, ngày 02/9/1945.

- 30 năm kháng chiến chống các thế lực xâm lược để bảo vệ độc lập và thống nhất đất
nước 1945-1975 gồm:

+ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954): Sau Cách mạng tháng Tám,
chính quyền nhân dân non trẻ phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách như:
giặc đói, giặc dốt và nghiêm trọng hơn cả là giặc ngoại xâm. Đất nước bị các thế lực
phản động bao vây, chống phá, vận mệnh của dân tộc lúc này như “ngàn cân treo sợi
tóc”.

Để giữ vững nền độc lập dân tộc, với tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường, Đảng,
Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bình tĩnh, sáng suốt đưa ra những
quyết sách, từng bước tháo gỡ khó khăn: Củng cố chính quyền nhân dân, trấn áp bọn
phản động, thực hiện những sách lược ngoại giao linh hoạt, mềm dẻo, khôn khéo,
tranh thủ “thêm bạn, bớt thù” để phân hóa, cô lập, tập trung vào kẻ thù chính, trực tiếp
của dân tộc đó là thực dân Pháp.

+ Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng gây chiến ở Sài Gòn - tái chiếm xâm lược
Việt Nam, từng bước mở rộng cuộc chiến ra miền Bắc và thủ đô Hà Nội. Tháng
12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không
chịu làm nô lệ” với phương châm “Toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh”,
vừa kháng chiến vừa kiến quốc, toàn dân tộc Việt Nam đã bước vào cuộc kháng chiến
trường kỳ 9 năm (1946 - 1954) chống thực dân Pháp: Từ những ngày đầu kháng chiến
với tinh thần Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh của quân dân Hà Nội, qua chiến thắng
Việt Bắc (Thu - Đông 1947) đến Biên Giới 1950 và kết thúc bằng chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954.

Phần trưng bày này còn giới thiệu nhiều tư liệu, hiện vật về các chủ trương, chính sách
của Đảng, xây dựng đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng hậu phương trong
kháng chiến...

4
Bức tranh nhân dân Việt Nam dưới hai tầng áp bức của đế quốc phong kiến và các công trình kiến trúc
được xây dựng thời Pháp thuộc vẫn còn đến nay

Những hiện vật được trưng bày ở đây rất khoa học qua từng thời kỳ từng giai đoạn
nhưng tất cả đều tố cáo tội ác của chiến tranh. Ấn tượng nhất đó là chiếc máy chém
được trưng bày ở đây. Chiếc máy chém này từng gây kinh hoàng cho không biết bao
người dân ta lúc bấy giờ. Chiếc máy chém đầu tiên được hoạt động tại Pháp năm 1792,
sau đó thực dân Pháp đưa sang để đàn áp phong trào nông dân của Việt Nam năm
1911. Chiếc máy chém đã gợi những nỗi ám ảnh nặng nề cho người thăm.

5
Chiếc máy chém lưu động của thực dân Pháp đặt tại nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) dùng để hành quyết
nhiều người Việt Nam yêu nước thời kỳ trước năm 1945.

- Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
(1955-1975): Hiệp định Giơnevơ ký kết 21/7/1954, chính quyền Ngô Đình Diệm đã
không thi hành những điều khoản ghi trong Hiệp định và từ đây đất nước tạm thời bị
chia làm 2 miền với hai chế độ khác nhau: miền Bắc hoàn toàn giải phóng, đi lên
CNXH, miền Nam bị đế quốc Mỹ và các lực lượng tay sai thống trị.

Quân phục của lính bộ binh, xác tên lửa và bom của binh lính Mỹ và những hình ảnh đàn áp người dân
Việt Nam của lính Mỹ.
6
Các tài liệu, hiện vật được trưng bày giới thiệu về các nội dung chính: miền Bắc hàn
gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng
CNXH, lao động sản xuất làm nghĩa vụ hậu phương lớn chi viện cho miền Nam đồng
thời chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; miền Nam tiếp tục sự
nghiệp đấu tranh, lần lượt làm thất bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và
tay sai, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước.

Với quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, nhân dân Việt Nam đã
đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, khắc phục khó
khăn, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: từ Đồng khởi Bến Tre đến Ấp Bắc, Vạn
Tường, Tết Mậu Thân 1968, Điện Biên Phủ trên không 1972 đến đại thắng của chiến
dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống
nhất đất nước.

Phần trưng bày cũng giới thiệu sưu tập hiện vật Nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân
Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ; các hiện vật về cuộc sống, lao động, làm
việc, xây dựng cơ sở vật chất trong thời chiến và chuẩn bị những điều kiện cho sự phát
triển đất nước sau chiến tranh.

- Việt Nam trên con đường xây dựng dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh từ năm 1976 đến nay: Kết hợp giới thiệu nội dung khái quát về lịch sử với trưng
bày sưu tập và sử dụng các hiện vật, hình ảnh, tài liệu và mô hình tĩnh, giới thiệu khái
quát lịch sử 25 năm sau chiến tranh gồm: Tổ quốc thống nhất, các thành quả lao động
của nhân dân, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng đất nước,
sự phát triển về kinh tế - văn hóa - xã hội; sự ổn định vững mạnh về chính trị thời kỳ
đổi mới, phát triển đất nước.

2. Trưng bày sưu tập: Tặng phẩm của nhân dân Việt Nam, nhân dân thế giới
tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam

Phần trưng bày giới thiệu hơn 100 hiện vật nguyên gốc là tặng phẩm của nhân dân
Việt Nam, nhân dân thế giới tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những tặng phẩm thể hiện tình cảm kính trọng, biết ơn, sự gắn bó, niềm tin tuyệt đối

7
của nhân dân Việt Nam vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời
thể hiện tình đoàn kết, sự ủng hộ to lớn của bạn bè thế giới dành cho Đảng Cộng sản
Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam.

Bên cạnh đó, thông qua các hiện vật, người xem có thể hiểu biết thêm về trình độ kinh
tế qua các thời kỳ, đặc điểm địa lý, bản sắc văn hóa của các vùng, miền trong toàn
quốc.

Hiện vật về thời kỳ Việt Nam trên con đường xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ văn minh từ 1975 đến nay

8
KẾT LUẬN
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Đây là hai câu thơ trong tác phẩm “Lịch sử nước ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác
nói “cho tường” nôm na nhưng thật sâu sắc: Phải biết lịch sử một cách tường tận, rõ
ràng, cụ thể. Không dạy cho thế hệ tương lai biết tường tận về lịch sử là có lỗi với lịch
sử.

Trong số những người lính đã tham gia chiến đấu, có những người may mắn trở về với
cuộc sống đời thường. Tuy nhiên họ vẫn phải mang trên vai gánh nặng của chiến
tranh. Nỗi ám ảnh mang tên chiến tranh không chỉ hiện hữu ở những vết thương da
thịt. Nó hiện hữu trên chính con cái họ, trong nụ cười ngây ngô, trong ánh mắt không
bao giờ biết lớn. Không thể cầm lòng trước những “ hình ảnh biết nói” ấy. Đau lòng
cho những nỗi bất hạnh, đau thương mà nhiều người dân vô tội phải gánh chịu, xót xa
hơn khi trong số những người ấy có rất nhiều những trẻ em ngây thơ là nạn nhân của “
chất độc màu da cam”. Tất cả các em chỉ là nạn nhân của một cuộc chiến xâm lược.
Làm thế nào để sống? Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại là cả một vấn đề
lớn khi bị tước đi những gì mà lẽ ra một người bình thường phải có.

Và cảm ơn Cô đã cho chúng em có cơ hôi tham quan “ Bảo tàng lịch sử quốc gia” giúp
em không thể nào quên được những tội ác chiến tranh của bọn đế quốc, bọn tay sai đã
gây ra cho nhân dân Việt Nam chúng ta và nhắc nhở chúng ta phải ra sức học tập tốt
để đền đáp công ơn các chiến sĩ giải phóng, bộ đội cụ Hồ ngày đêm ra sức chiến đấu
bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam chúng ta được như ngày hôm nay. Hôm đi tham quan, em
rất vui một điều là có rất nhiều người nước ngoài tìm đến tham quan bảo tàng cùng với
người dân Việt Nam, em cảm thấy họ khâm phục nhân dân ta dũng cảm chiến đấu bảo
vệ Tổ Quốc và họ cũng lên án tội ác chiến tranh đã gây ra cho một đất nước kiên
cường như thế này, đó là đất nước Việt Nam. Vậy nên, chúng ta phải biết ơn và cố
gắng xây dựng để đất nước phát triển, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn bất hạnh để

9
tiếp nối những trang sử vẻ vang của dân tộc, trang sử xây dựng Việt Nam thời kì đổi
mới, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác đã từng căn
dặn.

10

You might also like