CHƯƠNG 6 T I 9 PLCTKD

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

CHƯƠNG : CTCP

1. Mọi cá nhân, tổ chức của CTCP đều có quyền sở hữu tất cả các loại cổ phần của CTCP.
Nhận định trên là sai.
 CPPT (k1 đ114) mọi cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu ko thuộc k3 đ17
 CP ưu đãi cổ tức, hoàn lại, khác (k3 đ114): do Điều lệ công ty quy định hoặc Đại hội đồng
cổ đông quyết định
 CP ưu đãi biểu quyết (k1 đ116): chỉ có cổ đông sáng lập và tổ chức được Chính phủ ủy
quyền mới được quyền nắm giữ loại này. 
2. HĐQT CTCP có thẩm quyền chấp thuận các hợp đồng, giao dịch có giá trị lớn hơn 35%
tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu điều lệ công ty không
quy định một tỷ lệ khác.
Sai. CSPL: đ.h k2 đ153. Vì nếu là hđồng qđ tại đ.d k2 đ138 và k3 đ167 cccc
c ̣omà có gtrị từ 35% tổng tsản của cty thì sẽ thuộc thẩm quyền thông qua của đhđcđ
Đ.d k2 đ138: hđồng đầu tư, hđồng bán tsản có gtrị từ 35% trở lên đc ghi trong báo cáo tài
chính => do đhđcđ quyết định
K1, k3 đ 167:
=> ĐHĐCĐ, HĐQT chỉ có thẩm quyền THÔNG QUA (cho phép hoặc ko cho phép ký),
người trực tiếp ký hđồng phải là người đại diện theo PL của cty ký
3. Sau thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ
đông CTCP có quyền tự do chuyển nhượng các cổ phần thuộc sở hữu của mình cho người
khác.
Sai
- Cách 1: tất cả các loại cp đều phải chờ hết 3 năm mới đc chuyển nhượng => phải chứng minh
cp chưa hết 3 năm đã tự do chuyển nhượng:
 Cppt của cđông ko phải là cđsl => đc tự do chuyển nhượng (k1 đ127)
 Cppt của cđsl nhưng mua sau thời điểm thành lập dnghiệp => đc tự do chuyển nhượng
(nếu mua tại thời điểm tldn thì phải chờ 3 năm) (đ.a k4 đ120)
 Cp ưđct, hoàn lại: tự do chuyển nhượng (k1 đ127)
 Cp ưđbq của tổ chức đc CP ủy quyền sẽ đc chuyển nhượng trc 3 năm nếu điều lệ cty có
qđ => tự do chuyển nhượng trc 3 năm (của cđsl phải chờ 3 năm) (k1 đ116)
- Cách 2: tất cả các loại cp, hết 3 năm đều đc chuyển nhượng => phải chứng cp hết 3 năm nhưng
vẫn ko đc tự do chuyển nhượng
 Cpưđbq của tổ chức đc CP ủy quyền nếu điều lệ qđ thời hạn nhiều hơn 3 năm => hết 3
năm vẫn ko đc tự do chuyển nhượng.

Trang 1
4. Cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết luôn có số phiếu biểu quyết cao hơn cổ đông
nắm giữ cổ phần phổ thông.
Sai.
Số phiếu biểu quyết của cổ đông phụ thuộc 2 yếu tố:
 Số cp mà cđông nắm giữ
 Số phiếu biểu quyết của mỗi cp ưu đãi mà điều lệ qđ
Sai. Khoản 1 Điều 116 LDN 2020 quy định rằng “cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần
phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác” Nhưng cổ đông nắm
giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết không phải lúc nào cũng có số phiếu biểu quyết cao hơn cổ đông
nắm giữ cổ phần phổ thông mà còn phụ thuộc vào số cổ phần mà các cổ đông đang nắm giữ và
phụ thuộc vào Điều lệ công ty quy định số phiếu biểu quyết cho mỗi cổ phần ưu đãi biểu quyết là
bao nhiêu.
Ví dụ: A sở hữu 30 cppt, B sở hữu 10 cpưđ biểu quyết.
 Điều lệ công ty quy định 1 cổ phần ưu đãi biểu quyết = 2 phiếu biểu quyết. Thì số phiếu
biểu quyết của A>B (30>20)
 Điều lệ công ty quy định 1 cổ phần ưu đãi biểu quyết = 4 phiếu biểu quyết. Thì số phiếu
biểu quyết của A<B (30<40)
5. Tất cả các cổ đông CTCP đều có quyền tham dự và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông.
Sai. CSPL: k3. Đ117, k3. Đ118. Vì cđ ưđct và hl chỉ có quyềền biểu quyết những vđ ảnh
hởng bất lợi đến quyền và lợi ích của họ (k6 đ148)
Cđ ưđbq: tham gia biểu quyết (đ.a k2 đ116)
Cđ ưđct, hl: ko đc quyền biểu quyết, trừ TH tại k5 đ114 và k6 đ148
Sai. Khoản 3 Điều 117 và Khoản 3 Điều 118 LDN 2020 quy định rằng cổ đông sở hữu cổ
phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng
cổ đông trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 148 Luật này và Khoản 5 Điều 114 đối với
cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại. Nhận định trên cho rằng tất cả cổ đông công ty cổ phần
đều có quyền tại Đại hội đồng cổ đông là không đúng đối với cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ
tức và ưu đãi hoàn lại.
6. CTCP có quyền mua lại tất cả các loại cổ phần đã bán với số lượng không hạn chế.
- Đ132: Mua lại cp theo yêu cầu của cđông
 Mọi cổ đông đều có quyền yêu cầu cty mua lại cp của mình? - Sai. phải có 2 đk:
 Bỏ phiếu ko tán thành nghị quyết đhđcđ
 Nd của NQ: tổ chức lại cty hoặc thay đổi quyền và nghĩa vụ của cđông qđ tại điều
lệ
- Đ133: Mua lại cp theo quyết địh của cty

Trang 2
 Mọi cty đc quyền mua lại toàn bộ cổ phần đã bán? - Sai. Nếu mau lại theo quyết định cty
thì cty chỉ đc mua lại 2 loại cp là cppt (ko quá 30%) và cp ưu đãi cổ tức (1 phần hoặc
toàn bộ)
=> cả 2 điều đều là cty mua lại cp của chính công ty => Hệ quả: VĐL của cty giảm xuống tương
ứng mệnh giá cổ phần đc mua,
VD: A sh 3000 cp, mệnh giá = 100k => pvg = 300tr
A bán cho cty: 700tr (hđồng mua bán)
A có 700tr => vđl = A (300tr) + cđông khác = giảm 300tr
- đ.g k2 Đ138 + đ133: đhđcđ sẽ đc quyền mua lại trên 10% và dưới 30%
Nhận định trên là sai. Căn cứ theo điều 133 LDN 2020: “Công ty có quyền mua lại không
quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã
bán”. CTCP chỉ có thể mua lại 2 loại cổ phần là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi cổ tức đã
bán. Số lượng cổ phần phổ thông được phép mua lại là không quá 30% tổng số cổ phần phổ
thông đã bán. Như vậy có sự giới hạn về số lượng cổ phần phổ thông mà CTCP được phép mua.
=> Sai. Vì nếu ctcp mua lại cp của cđông theo quyết định của cty (đ133) thì cty chỉ đc mua
lại cppt và cp ưđct. Riêng cppt cty chỉ đc mua lại ko quá 30% tổng số cppt đã bán
Cty chỉ đc mua lại ko quá 30% cppt, mua 1 phần hoặc toàn bộ cp ưđct.
7. CTCP có trên 11 cổ đông phải có Ban Kiểm soát.
- MH1: đhđcđ, hđqt, gđ/tgđ, bks => đc quyền ko có ban kiểm soát nếu thỏa mãn 2 đk:
 Số lượng cđ: dưới 11 cđông
 Tỷ lệ sh: cổ đông là tổ chức sh dưới 50% tổng số cp của cty
- MH2: đhđcđ, hđqt, gđ/tgđ => Hđqt phải có:
 Ít nhất 20% tổng số tviên là tv độc lập
 Có ban kiểm toán: phụ trách mặt tài chính
Nhận định trên là sai. Căn cứ theo điểm b khoản 1 điều 137 LDN 2020 thì công ty cổ phần
có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động mô hình: “Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng
quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng
quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu
tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế
hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành”. Tại mô hình này thì không có
sự xuất hiện của ban kiểm soát mà chỉ cần có đủ 2 đk:
 Ít nhất 20% tổng số tviên hđqt là tviên độc lập hđqt
 Có Ủy ban kiểm toán trực thuộc hđqt
Nên khi công ty cổ phần áp dụng mô hình tổ chức quản lý trên thì không cần có ban kiểm
soát dù công ty có nhiều hay ít hơn 11 cổ đông.

Trang 3
Sai. Nếu ctcp tổ chức theo mô hình qđ tại đ.b k1 đ137 ldn thì ko có bks cho dù có trên 11
cđông. Theo mh2 thì trên hay dưới 11 cđ cũng ko qtrọng vì nó kbg có bks
8. Chủ tịch HĐQT luôn là người đại diện theo pháp luật của CTCP.
- Nếu cty có 1 người đại diện theo PL:
 CT HĐQT (nếu điều lệ ko qđ) hoặc
 GĐ/TGĐ (nếu điều lệ qđ GĐ là người đại diện theo PL)
- Nhiều hơn 1 người đại diênj theo PL:
 CT HĐQT và
 GĐ/YGĐ
Nhận định trên là nhận định sai
Căn cứ Khoản 2 Điều 137 LDN 2020: “Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo
pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện
theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị
là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện
theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là
người đại diện theo pháp luật của công ty.”
Như vậy, ngoài CT hđqt thì GĐ và TGĐ vẫn có thể là người đại diện theo pháp luật nếu điều
lệ công ty có quy định hoặc trong trường hợp cty có hơn 1 người đại diện theo PL thì GĐ hoặc
TGĐ đều đc xđ đương nhiên là người đại diện theo PL của công ty
GĐ hoặc TGĐ chỉ là 2 tên gọi khác nhau nhưng chỉ cùng 1 chức danh, địa vị pháp lý như
nhau
=> Sai. Vì khi cty có 1 người đại diện theo PL và điều lệ cty qđ GĐ là ngưươ đại diện theo
PL của cty thì CT HĐQT sẽ ko là người đại diện theo PL (k2 đ137)
9. CTCP có thể tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu.
- Người sh cổ phiếu => chủ sh của cty. VĐL của cty = tổng số vg của các csh => vđl tăng
- Người sh trái phiếu => chủ nợ của tổ chức phát hành => vđl giữ nguyên
- Tp chuyển đổi => cp: chủ nợ => chủ sh => vđl tăng
Nhận định trên là đúng
Căn cứ Khoản 3 Điều 111 LDN 2020: “Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái
phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty”. Vậy nên, Công ty cổ phần có thể tăng vốn
điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu là nhận định đúng. 
Sai. Vì khi ctcp phát hành trái phiếu thì vđl giữ nguyên trừ TH phát hành trái phiếu chuyển
đổi.
10. Thành viên HĐQT CTCP không được là thành viên HĐQT của CTCP khác.
Nhận định này là sai. Căn cứ vào Điểm c Khoản 1 Điều 155 LDN 2020 thì Thành viên
HĐQT CTCP có thể làm thành viên HĐQT của CTCP khác.

Trang 4
11. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ
thông được quyền chào bán của công ty.
Sai. Theo khoản 2 Điều 120 LDN 2020: “Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký
mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh
nghiệp”. Như vậy, chỉ thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp các cổ đông sáng lập phải cùng
nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán, còn tại thời gian
sau khi thành lập doanh nghiệp không có sự ràng buộc trên.

I. TÌNH HUỐNG
1. TÌNH HUỐNG 1
CTCP Xây dựng Bình Minh có bốn (04) cổ đông sáng lập là ông A, ông B, bà C và ông D.
Ông A là Chủ tịch HĐQT đồng thời là Tổng giám đốc công ty. Công ty được cấp giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp vào tháng 10/2015. Tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp, các cổ
đông đã đăng ký mua và thanh toán đủ một số lượng cổ phần như sau:
 Ông A: 5000 cổ phần ưu đãi cổ tức và 5000 cổ phần phổ thông
 Ông B: 10.000 cổ phần phổ thông
 Bà C: 15.000 cổ phần ưu đãi cổ tức và 5000 cổ phần phổ thông
 Ông D: 20.000 cổ phần phổ thông
Căn cứ vào quy định của Luật Doanh nghiệp, anh (chị) hãy giải quyết các tình huống sau
đây:
1. Tháng 01/2016, bà C muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình cho bạn thân
của bà là bà M nhưng bị các cổ đông còn lại phải đối vì chưa được Đại hội đồng cổ đông
chấp thuận. 
Theo anh/chị, bà C có thực hiện được việc chuyển nhượng cổ phần nêu trên một cách
hợp pháp không? Vì sao? 
Trả lời:
Bà M là người bên ngoài cty
Tgian CN: 10/2015 đến 1/2016 => chưa đủ 3 năm
- 15000 cp ưđct: được CN, vì cổ phần đc tự do CN … (k1 đ127 ldn)
- 5000 cppt: theo k3 đ120 (cppt của của cđsl mua tại thời điểm tldn, trong thời hạn 3 năm) =>
được chuyển nhượng cho M nếu được sự chấp thuận của đhđcđ (C ko đc biểu quyết)
2. Do nhu cầu tăng vốn điều lệ và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, CTCP Bình
Minh đã thỏa thuận với hai CTCP khác để thực hiện hoạt động sáp nhập công ty, theo đó
CTCP Bình Minh là công ty nhận sáp nhập.
Anh (chị) hãy cho biết việc sáp nhập này có phù hợp với quy định của pháp luật không?
Vì sao? Nếu việc sáp nhập này là hợp pháp, anh (chị) hãy cho biết hậu quả pháp lý đối với
các công ty tham gia sáp nhập?
Trang 5
Trả lời:
K1 đ201: sáp nhập áp dụng đối với cty (tnhh, cthd, ctcp) => được
Thủ tục sáp nhập: ctcp A + ctcp B chấm dứt hđ (k2 đ201)
Việc sáp nhập giữa CTCP Bình Minh với 2 CTCP khác phù hợp với Điều 201 LDN 2020.
Vì cả ba công ty đều thuộc loại hình kinh doanh CTCP nên được áp dụng hình thức sáp nhập
công ty.
Nếu việc sáp nhập này là hợp pháp thì hậu quả pháp lý với các công ty tham gia sáp nhập sẽ
như sau:
 CTCP Bình Minh là công ty nhận sáp nhập sẽ có quy mô lớn hơn, vốn điều lệ tăng, chịu
trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ... của công ty bị sáp nhập theo điểm c Khoản 2 Điều
201 LDN 2020.
 2 CTCP còn lại là công ty bị sáp nhập thì sẽ chấm dứt tư cách tồn tại theo điểm c Khoản
2 Điều 201 LDN 2020.
2. TÌNH HUỐNG 2
A, B, C, D và E cùng nhau thành lập CTCP X với tổng số 100.000 cổ phần, trong đó có 70%
cổ phần phổ thông (CPPT), 20% cổ phần ưu đãi biểu quyết (ƯĐBP), 10% cổ phần ưu đãi cổ tức
(ƯĐCT) và ưu đãi hoàn lại (ƯĐHL). Theo Điều lệ công ty, 01 cổ phần ƯĐBP sẽ tương ứng với
02 phiếu biểu quyết. MỆNH GIÁ CỦA TẤT CẢ CÁC LOẠI CP TRONG CÙNG 1 CTY LÀ
NHƯ NHAU
CTCP X được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào ngày 10/05/2015. Tại thời
điểm đăng ký doanh nghiệp, các cổ đông sáng lập là A, B, C, D và E đã đăng ký mua cổ phần cụ
thể như sau: A đăng ký mua 10.000 CPPT; B đăng ký mua 10.000 CPPT và 10.000 cổ phần
ƯĐBP; C đăng ký mua 20.000 CPPT và 10.000 cổ phần ƯĐBP; D đăng ký mua 5000 CPPT, E
đăng ký mua 5000 CPPT. 
Giả định Điều lệ của CTCP X không có quy định khác với Luật Doanh nghiệp, anh/chị hãy
cho biết ý kiến của mình về các vấn đề pháp lý sau đây (Lưu ý 05 câu hỏi không liên quan với
nhau):
1. Vốn điều lệ của Công ty X tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu?
- đ112:
 tại tđ thành lập dn: vđl = cp các loại đã đki (đki nhưng chưa thanh toán, có thể thanh toán
trong vòng 90 ngày kể từ ngày cấấp gcnđkdn) x mệnh giá cp
 sau tđ thành lập dn: vđl = cp các loại đã bán (đã thanh toán) x mệnh giá cp

VĐL = tổng số cp đã đki x mệnh giá = [A (10k) + B (20k) + C (30k) + D (5k) + E (5k)] x
mệnh giá = 70k x mệnh giá

Trang 6
2. 12/2016, Cổ đông B đang có dự định bán toàn bộ cổ phần của mình cho người khác (biết
rằng vào tháng 7/2015, cổ đông B đã mua 10.000 cổ phần phổ thông từ cổ đông C).
B = 10k (khi đktldn) + 10k (mua lại từ C vào 7/2015) = 20k cppt, C = 10k cppt
K3 đ120: “Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông
sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được
sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông”
K4 đ120: “4. Các hạn chế quy định tại khoản 3 Điều này không áp dụng đối với cổ phần
phổ thông sau đây:
a) Cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp;
b) Cổ phần đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập”.
Như vậy, B chỉ được bán 10k cppt đã mua từ khi đktldn vì thỏa 3 đk:
 đó là cppt
 là cppt của cđsl (B) mua tại thời điểm đktldn
 trong thời hạn 3 năm (10/5/2015 đến 12/2016)
=> Nếu B chuyển nhượng cho cđsl khác: tự do chuyển nhượng (k3 đ120)
Nếu B chuyển nhượng cho người ko phải cđsl: sự chấp thuận đhđcđ
Còn 10k cppt mua từ C là cp mà cđsl có thêm sau khi đktldn (đ.a k4 đ120) => tự do chuyển
nhượng
10k cp ưđbq: ko đc chuyển nhượng cho cđsl, người khác ko phải cđsl trừ TH thừa kế, CN
theo quyết định, bản án của TA (k3 đ116)
3. Tháng 07/2015, công ty X tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông để quyết định việc thay đổi
cơ cấu tổ chức công ty và xem xét chấp thuận cho cổ đông A bán cổ phần của mình cho ông
M là bạn của A. Tại cuộc họp này, cổ đông D không tham dự và khi bỏ phiếu thì cổ đông B
bỏ phiếu không tán thành.
- A: 10k cppt = 10k phiếu (đ.a k1 đ115)
- B: 10k cppt, 10k cpưđbq = 30k phiếu (1 cpưđbq = 2 phiếu => điều lệ)
- C: 20k cppt, 10k cpưđbq = 40k phiếu
- D: 5k cppt = 5k phiếu
- E: 5k cppt = 5k phiếu
Cần làm 2 bước:
 B1: xđ cuộc họp diễn ra hợp lệ ko
- k1 đ145: trên 50% tổng số phiếu bq cả công ty
 Tổng số phiếu bq của cả cty = A + B + C + D + E = 90k phiếu
 Tổng số phiếu bq của cđông dự họp = A + B + C + E = 90k - D (ko tham dự) = 85k phiếu
 Tỷ lệ = 85k/90k x 100% = 94% > 50%

Trang 7
=> Cuộc họp diễn ra hợp lệ
 B2: xđ nghị quyết đc thông qua ko
- đ.c k1 đ148: từ 65% tổng số phiếu bq của các cđông dự họp tán thành
 Tổng số phiếu của cđông dự họp = 85k phiếu
 Tổng số phiếu tán thành = A + C + E + 85k - B (ko tán thành) = 55k phiếu
 Tỉ lệ = 55k/85k x 100% = 64,7% < 65%
=> NQ ko đc thông qua
- k2 đ148: trên 50% tổng số phiếu bq của các cđông dự họp tán thành
 A là cđsl, muốn CN 10k cppt mua tai tđtldn => thời hạn chưa đủ 3 năm (10/5/2015 đến
7/2015) => k3 đ120: A ko đc biểu quyết
 Tổng số phiếu dự họp = B (dù ko tán thành nhưng vẫn dự họp) + C + E = 90k - A (ko đc
bq) - D (ko tham dự) = 75k phiếu
 Tổng số phiếu tán thành = C + E = 75k - B (ko tán thành) = 45k phiếu
 Tỉ lệ = 45k/75k x 100% = 60% > 50%
=> NQ thông qua
4. Tháng 7/2015, công ty X tiến hành họp ĐHĐCĐ để bầu 3 thành viên HĐQT. Anh/chị hãy
xác định số phiếu để bầu thành viên HĐQT của các cổ đông công ty này. 
- Bầu tv hđqt, tv bks thuộc thẩm quyền đhđcđ => triệu tập họp đhđcđ
- Bầu theo phương thức bầu dồn phiếu (k3 đ148)
- Số phiếu bq (phiếu bầu) = số cp (nếu là cp ưđbq x số bq) x số tv đc bầu
 A: 10k cppt = 10k x 3 = 30k phiếu
 B: 10k cppt, 10k cpưđbq = (10k + 10k x 2) x 3 = 90k phiếu
 C: 20k cppt, 10k cpưđbq = (20k + 10k x 2) x 3 = 120k phiếu
 D: 5k cppt = 5k x 3 = 15k phiếu
 E: 5k cppt = 5k x 3 = 15k phiếu
5. CTCP X đang có dự định ký hợp đồng thuê nhà của cổ đông C để làm trụ sở với thời hạn
thuê là 10 năm, tổng giá trị hợp đồng là 1,2 tỷ đồng. Tổng tsản cty ghi trong báo cáo tài chính
là 2 tỷ. Anh/chị hãy cho biết CTCP X sẽ cần phải tiến hành thủ tục gì để ký kết được hợp
đồng này một cách hợp pháp?
- Hđồng thuê nhà: CTCP - cđông X (đ.a k1 đ167) => phải đc đhđcđ hoặc hđqt (cần xđ hđồng
thuộc thẩm quyền của ai = xđ tsản hđồng: >35% => đhđcđ, <35% => hđqt)
- Hđồng = 1tỷ2 > 35% (TS = 2 tỷ) => Đhđcđ thông qua (k3 đ167) với tỉ lệ trên 50% tổng số
phiếu bq của các cđông dự họp tán thành (k2 đ148 => vì ko thuộc các mục ở k1 nên áp dụng
k2). C là người có liên quan trong hđồng => C ko đc biểu quyết (k4 đ164)

Trang 8
3. TÌNH HUỐNG 3
HĐQT của CTCP A (k có vốn góp của NN, DNNN) có 08 thành viên. HĐQT dự định tổ
chức họp để xem xét quyết định các vấn đề sau:
a. Hãy cho biết những việc mà HĐQT công ty này dự định thực hiện có phù hợp với quy định
của Luật Doanh nghiệp không, vì sao? 
(i) Miễn nhiệm Giám đốc công ty là ông Toàn và xem xét để quyết định một trong hai
phương án sau:
Bầu các tv hđqt => thẩm quyền đhđcđ
Bầu chủ tịch hđqt => thẩm quyền hđqt
HĐQT có quyền miễn nhiệm theo đ.i k2 đ153 quy định “Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ
tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định;
quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại
diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác,
quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;”
 Phương án 1: Ký hợp đồng thuê ông Thắng làm Giám đốc mới. Tuy nhiên, ông Thắng
cũng đang là Giám đốc của một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ.
- k1 đ88:
 NN nắm giữ 100% vđl => là cty tnhh 1 tv
 NN nắm giữ trên 50% vđl => phần còn lại là của người khác nắm giữ => là ct tnhh 2tv
trở lên
=> TH này NN nắm giữ trên 50% vđl => đây là DNNN
- đ89: đều gọi chung là dnnn nhưng áp dụng khác nhau
- k5 đ101 (chương IV): ko áp dụng đối với ông Thắng (k2 đ89)
- k5 đ162 (chương V): áp dụng đối với ông Thắng. Theo những tiêu chuâ trên ko có tiêu chuẩn
cấm gđốc cua DNNN sh trên 50% vđl đồng thời là gđốc dnghiệp khác => Cty A có thể thuê ông
Thắng làm GĐ
- Thuê gđ: thuộc thẩm quyền của hđqt (đ.i k2 đ153)
 Phương án 2: Bổ nhiệm ông Minh, cũng đang là Chủ tịch HĐQT của CTCP A làm
Giám đốc.
- Minh là CT HĐQT của ctcp A. Có 2 TH ct hđqt ko đc kiêm gđ/tgđ cty (k2 đ156)
- CTCP A ko phải dnnn => Minh có thể đồng thời là gđ cty nếu ctcp ko phải cty đại chúng (là
ctcp nhưng phát triển đến 1 độ nhất định theo luật chứng khooán qđ thì là cty đại chúng) (k2
đ156)

Trang 9
(ii) Quyết định chào bán 100.000 cổ phần chưa bán trong số cổ phần được quyền chào
bán của công ty; đồng thời quyết định chào bán thêm 100.000 CP phổ thông để huy động
vốn.  
- Chào bán 10k cp chưa bán trong số cp đc quyền chào bán => thuộc thẩm quyền hđqt (đ.c k2
đ153)
- Chào n 10k cp phát hành thêm (phát hành mới) => thuộc thẩm quyền đhđcđ (đ.b k2 đ138)
(iii) Xem xét miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT đối với ông Bình, bởi vì ông này đã
không tham gia các hoạt động của HĐQT trong 06 tháng liên tục.
- đ.a k2 đ160: Bình có khả năng bị bãi nhiệm (thay vì miễn nhiệm) nếu Bình ko tgia hđ của
hđqt trong 6 tháng liên tục mà ko phải do lí do bất khả kháng
- đ.c k2 đ138: đhđcđ có thẩm quyền bãi nhiệm thành viên hđqt
- Bãi nhiệm CT hđqt thuộc thẩm quyền hđqt (đ.i k2 đ153)
(iv) Xem xét để chấp thuận một hợp đồng bán tsản có giá trị lớn hơn 35% tổng giá trị
tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của CTCP A.
- hđồng bán tsản > 35% tổng tsản cty => đ.d k2 đ138: thẩm quyền THÔNG QUA của đhđcđ
(KO KÝ VÌ ĐÂY LÀ THẨM QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PL)

Theo điểm h khoản 2 Điều 153 quy định về quyền và nghĩa vụ của HĐQT: “h) Thông qua hợp
đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản
trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có
quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội
đồng cổ đông theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138, khoản 1 và khoản 3 Điều 167 của Luật
này;”
Trong TH Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc xem xét để chấp thuận hợp đồng
này thuộc thẩm quyền HĐQT.
Nếu điều lệ công ty có quy định khác, thì có thể xem xét việc chấp thuận hợp đồng này
thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ, thì quyết định trên chưa được xem xét chấp thuận.
b. Một cuộc họp HĐQT của CTCP A được triệu tập để xem xét các vấn đề thuộc thẩm quyền của
HĐQT. Cuộc họp này có 06 thành viên HĐQT tham dự và 02 thành viên không tham dự nhưng
có gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư điện tử.
Khi thông qua nghị quyết thì có 04 thành viên dự họp bỏ phiếu đồng ý, 04 thành viên dự họp còn
lại bỏ phiếu không đồng ý.
Hãy cho biết, cuộc họp HĐQT của CTCP A có đáp ứng điều kiện tiến hành không? Nếu
có thì nghị quyết của HĐQT có được thông qua không? 
- B1: Cuuọc họp hđqt hợp lệ khi: có ít nhất ¾ tổng số tviên tham dự (k8 đ157)
 Tổng số tiên hđqt: 8 tviên

Trang 10
 Tviên tham dự: 6 tviên (trực tiếp) + 2 tviên (thư điện tử - đ.d k9 đ157)
=> thành viên tha dự = 8tv/8tv => Cuộc họp hợp lệ
- B2: NQ thông qua khi: đa số tviên dự họp tán thành (k12 đ157)
 4 đồng ý = 4 ko đồng ý: quyết định sẽ thuộc về bên có phiếu của chủ tịch hđqt
-        Theo khoản 8 và điểm d, khoản 9 điều 157:
“8. Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên
dự họp. Trường hợp cuộc họp được triệu tập theo quy định tại khoản này không đủ số thành viên
dự họp theo quy định thì được triệu tập lần thứ hai trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày dự định
họp lần thứ nhất, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp
này, cuộc họp được tiến hành nếu có hơn một nửa số thành viên Hội đồng quản trị dự họp.
9. Thành viên Hội đồng quản trị được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp trong trường
hợp sau đây:
d) Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư, fax, thư điện tử;”
- Cuộc họp HĐQT của CTCP A đáp ứng điều kiện tiến hành, vì có 06 thành viên HĐQT tham dự
(chiếm từ ¾ số thành viên dự họp) và 02 thành viên không tham dự nhưng có gửi phiếu biểu
quyết đến cuộc họp thông qua thư điện tử vẫn đúng quy định tại khoản 9 điều này.
-  Nghị quyết có được thông qua tùy vào: Theo Khoản 12 Điều 157 “Trừ trường hợp Điều lệ
công ty có quy định tỷ lệ khác cao hơn, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị được thông
qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định
cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị.”
 TH1: 2 TV không dự họp không tán thành nên nghị quyết không được thông qua.
 TH2: 2 TV không dự họp tán thành thì nghị quyết được thông qua theo đa số tại khoản 12
Điều 157.
 TH3: 1 TV tán thành, 1 TV không tán thành thì trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết
định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

CHƯƠNG 6. TỔ CHỨC LẠI VÀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP


1. Tổ chức lại dnghiệp.
- Tách: tnhh, ctcp
 DN A (còn tồn tại) => A1 + A2 + A3 + …. (là dnghiệp mới)
- Chia: tnhh, ctcp
 DN A (chấm dứt tồn tại) => A1 + A2 + A3 + … (dnghiệp mới)
=> Tham gia chia và tách: dnghiệp ko nhất thiết phải cùng loại (vd: tnhh => ctctp + ctcp …,
ctcp => tnhh + tnhh …
- Hợp nhất: tnhh, ctcp, cthd
 DN A + DN B + DN C (chấm dứt hđ) => DN X (tạo thành DN mới)
Trang 11
- Sáp nhập: tnhh, ctcp, cthd
 DN A + (DN B + DN C: chấm dứt hđ) => DN A (vẫn DN cũ)
=> Hợp nhất và sáp nhập: ko nhất thiết cùng loại
 Tnhh + tnhh + tnhh => ctcp
 Ldn 2005 qđ: NH, SN, chia, tách phải cùng loại => tốn 2 bước (thêm bước
chuyển đổi lhdn)
 Ctcp + ctcp + ctcp => tnhh
 Cthd + cthd + cthd => cthd (vì cthd ko dc áp dung hình thức chuyển đổi lhdn)
- Chuyển đổi loại hình dnghiệp:
 Tnhh (1, 2 tv) => ctcp
 Ctcp => tnhh (1, 2 tv)
 Dntn => tnhh, ctcp, cthd (1 chiều)
2. Giải thể dnghiệp
- bản chất: thủ tục hành chính (tất cả các bước của quá trình giải thể do dnghiệp chủ động thực
hiện)
- điều kiện: đảm bảo thanh toán hết tất cả các khooản nợ của dnghiệp
I. CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?
1. Hình thức chia và tách doanh nghiệp có thể áp dụng với mọi loại hình doanh nghiệp
Nhận định này là sai. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 198 và Khoản 1 Điều 199 LDN 2020,
không phải loại hình doanh nghiệp nào cũng được phép thực hiện hoạt động chia, tách doanh
nghiệp. Mà chỉ có công ty cổ phần và Công ty TNHH mới được thực hiện chia, tách doanh
nghiệp. 
Dntn và cthd ko đc áp dụng thủ tục chia và tách
2. Chia và tách doanh nghiệp đều làm chấm dứt tồn tại doanh nghiệp bị chia hoặc tách.
Sai. Vì cty bị tách ko chấm dứt sự tồn tại (k1 đ99)
Nhận định này là sai. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 198 và Khoản 1 Điều 199 LDN 2020 thì
sau khi chia doanh nghiệp sẽ thành lập hai hoặc nhiều công ty mới và công ban đầu sẽ chấm dứt
tồn tại. Còn đối với tách doanh nghiệp, sau khi tách sẽ thành lập công ty TNHH, CTCP mới, chỉ
thay đổi quy mô chỉ không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách. 
3. Hợp nhất doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với CTCP và công ty TNHH.
Sai. Hợp nhất áp dụng đối với tnhh, ctcp, cthd (k1 đ200)
Nhận định sai. Theo khoản 1,3 Điều 200 LDN 2020 về Hợp nhất công ty quy định:
“1. Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành
một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các
công ty bị hợp nhất.

Trang 12
3. Công ty bị hợp nhất phải bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về hợp nhất
công ty.”
Như vậy, hợp nhất doanh nghiệp không chỉ áp dụng cho CTCP, công ty TNHH mà cho cả
công ty hợp danh, đồng thời các công ty bị hợp nhất phải tuân thủ khoản 3 Điều 200 đã nêu ở
trên.
4. Các doanh nghiệp cùng loại mới có thể tham gia vào quan hệ hợp nhất, sáp nhập.
Nhận định sai. Vì, căn cứ:
 Khoản 1 Điều 200 LDN 2020 về hợp nhất hợp đồng: “Hai hoặc một số công ty (sau đây
gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty
hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.”
 Khoản 1 Điều 201 LDN 2020 về sáp nhập hợp đồng: “Một hoặc một số công ty (sau đây
gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty
nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp
sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”
Chỉ có công ty hợp danh mới bắt buộc cùng loại vì CTHD ko đc áp dụng hình thức chuyển
đổi doanh nghiệp nên dù có sáp nhập các loại với nhau thì vẫn phải là công ty hợp danh, còn
CTCP, công ty TNHH khác loại được trong phạm vi CTCP, công ty TNHH. Như vậy, các doanh
nghiệp cùng loại hay khác loại đều có thể tham gia vào quan hệ hợp nhất, sáp nhập trừ trường
hợp đặc biệt là công ty HD trong quan hệ sáp nhập.
Sai. Vì khi tnhh, ctcp tham gia sáp nhập thì ko nhất thiết phải cùng loại, nhưng cthd tham gia
hợp nhất, sáp nhập phải cùng loại (đ200, 201)
5. DNTN có thể sáp nhập vào công ty TNHH một thành viên
Nhận định trên là sai. Hình thức sáp nhập chỉ áp dụng đối với 3 loại hình: công ty TNHH, CTCP,
CTHD. Sáp nhập công ty là “chuyển tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của công ty bị
sáp nhập sang công ty nhận sáp nhập đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”
(khoản 1 điều 201 LDN 2020). Tuy nhiên DNTN chỉ có duy nhất 1 chủ sở hữu là cá nhân
(khoản 1 điều 188 LDN) nên cũng không có tư cách pháp nhân, toàn bộ tài sản của DNTN là
thuộc về chủ sở hữu chính nên DNTN không có tài sản riêng. Vì vậy mà DNTN không đáp ứng
điều kiện sáp nhập nên không thể sáp nhập vào công ty TNHH 1 thành viên.
Sai. Sáp nhập áp dụng đối với: tnhh, ctcp, cthd, nên dntn ko thể áp dụng hình thức sáp nhập (k1
đ201)
6. CTHD có thể chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Nhận định trên là sai. Trong LDN 2020 quy định về hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
từ điều 202 đến điều 205 thì không có quy định nào nói về việc CTHD có thể chuyển đổi loại
hình doanh nghiệp. Ngoài ra, dù pháp luật cho phép thành viên hợp danh sau khi chuyển nhượng
hết phần vốn góp của mình cho người khác hoặc rút phần vốn góp đó ra khỏi công ty hợp danh,
tuy nhiên vẫn ràng buộc thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm liên đới đối với công ty 2
Trang 13
năm sau đó (Khoản 5 Điều 185 “Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh”), không thể chấm
dứt ngay nghĩa vụ của các thành viên này đối với công ty vì vậy không thể chuyển đổi loại hình
sẽ khiến cho trách nhiệm bị thay đổi theo.
Sai. Chuyển đổi lhdn chri áp dụng đối với: tnhh, ctco, dntn => nên cthd ko thể áp dụng chuyển
đổi lhdn (đ202 => 205)
7. Giải thể doanh nghiệp phải được tiến hành thông qua Tòa án nhân dân
Sai. Căn cứ vào Điều 208 LDN 2020 về trình tự, thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp thì
không có quy định nào đề cập đến việc giải thể doanh nghiệp phải được tiến hành thông qua Tòa
án nhân dân. Bản chất của giải thể doanh nghiệp là thủ tục hành chính do hầu hết tất cả các bước
đều do doanh nghiệp tự thực hiện và báo cáo với cơ quan đăng ký kinh doanh cho nên không có
sự can thiệp của Tòa án nhân dân.
Sai. Giải thể bản chất là thủ tục hành chính do dnghiệp chủ động thực hiện, ko có sự tham
gia của TA
8. Kể từ ngày có quyết định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp không được ký kết hợp
đồng mới.
Sai. Điểm d Khoản 1 Điều 211 quy định rằng kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp,
doanh nghiệp bị nghiêm cấm ký kết hợp đồng mới trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh
nghiệp. Do vậy, không phải sau khi có quyết định giải thể thì doanh nghiệp không được ký kết
hợp đồng mới, nếu hợp đồng đó phục vụ cho việc giải thể doanh nghiệp thì vẫn được ký kết.
Sai. Theo đ.d k1 đ211, nếu đó là hđồng nhằm mđ phục vụ việc giải thể dnghiệp thì sẽ đc kí
sau khi có quyết định giải thể

CHƯƠNG 7. HỢP TÁC XÃ


Là 1 ctkd nhưng ko phải là dnghiệp, vì ko phải vì mđ tìm kiếm lợi nhuận
I. CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?
1. Mọi chủ thể kinh doanh đều có thể trở thành thành viên của hợp tác xã (HTX).
Sai.
CTKD: dntn, hkd, ctcp, tnhh, cthd, htx, lhhtx
Đối tượng có thể trở thành tv của htx: cá nhân, hgđ, pháp nhân
=> dntn và hkd cũng là ctkd nhưng ko có tư cách pháp nhân cho nên ko thể trở thành tviên của
htx (k1. Đ13)
2. Mọi cá nhân là người nước ngoài đều có thể trở thành thành viên HTX.
Sai. Vì muốn trở thành tv htx thì người nước ngoài phải đáp ứng những đk sau (k1 đ13):
 Cư trú hợp pháp tại VN
 Có nlhvds đầy đủ
 Có nhu cầu hợp tác

Trang 14
 Có đơn tự nguyện tgia
 Góp vốn theo k1. Đ17 luật htx
 Đk khác theo điều lệ htx
3. Các thành viên được sở hữu vốn góp không hạn chế trong HTX.
- Sai. Vì tviên htx chỉ đc góp vốn ko quá 20% vđl của htx (k1 đ17 luật htx)
4. Thành viên HTX biểu quyết tại đại hội thành viên dựa trên số vốn góp trong HTX.
- Sai.
- K3 đ34: vì mỗi tviên của htx sẽ có 1 phiếu bq, các phiếu bq có gtrị ngang nhau, ko phụ thuộc
vào tỉ lệ vốn góp và chức vụ của tviên trong htx
5. Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của HTX trong mọi trường hợp.
- Đúng. Vì chủ tịch hđqt vẫn là người đại diện theo PL cho htx ngay cả khi chủ tịch hđqt ủy
quyền cho gđ đại diện htx ký kết hđồng (k1 đ37)
=> đại diện theo PL trong mọi TH
6. Người thừa kế của thành viên HTX là cá nhân chết đương nhiên trở thành thành viên của
HTX đó.
- Sai.
- K2 đ18 LHTX. Vì người thừa kế chỉ có thể trở thành tv htx khi thỏa mãn những đk sau:
 Đk tại đ13 htx
 Đk tại điều lệ htx
 tự nguyện tham gia htx
7. HTX không được mua phần vốn góp, mua cổ phần của các doanh nghiệp.
- Sai
- K8 đ8: HTX vẫn có quyền mua phần vốn góp cổ phần hoặc thành lập dnghiệp nhằm mđ hỗ trợ
hđ của htx
8. Giám đốc HTX bắt buộc phải là thành viên của HTX đó. Sai. GĐ htx ko bắt buộc là tv của
htx. HTX có thể thuê người bên ngoài làm gđ (k10 đ32, k3 đ38)
9. Chủ tịch HĐQT của HTX bắt buộc phải là thành viên của HTX đó. đúng
- k1 đ35: “Hội đồng quản trị gồm chủ tịch và thành viên” => CT hđqt cũng là tviên hđqt
- đ.a k1 đ40: để trở thành tviên hđqt thì cần phải đáp ứng đk là tviên htx
=> CT hđqt phải là tviên htx
- Tviên hđqt của ctcp có bắt buộc là cổ đông ctcp ko? - Ko. Tviên hđqt trong ctcp chỉ cầần dáp
đúng 1 đk: có trình độ chuyên môn cao để quản lí tiền của công ty
- khác hđqt của htx: tviên của hđqt bắt buộc là tviên htx
10. Thu nhập được phân phối chủ yếu dựa trên vốn góp của các thành viên HTX.
- Sai. Vì thu nhập htx đc phân phối chủ yếu dựa vào mức độ sd sản phẩm dịch vụ của tviên hoặc
mức độ đóng góp công sức lđ của tviên trong htx tạo việc làm

Trang 15
- k5 đ7: “Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử
dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng
góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm”.
- đ46:
 Trong dnghiệp, đbiệt là ct tnhh và ctcp thì lợi nhuận đc chia theo tỉ lệ vốn vóp. Nhưng
trong htx đc chia như sau: trích lập vào quỹ và sau đó chia ra cho các tviên
 Đ.a: “chủ yếu” => tỷ lệ chia của đ.a phải lớn hơn đ.b
 Đ.b: “còn lại” => phần còn lại sau khi chia ở đ.a
 Đ.c: “tỉ lệ” là của đ.a và đ.b
=> VD: thu nhập 10 tỷ, điều lệ qđ A (70%) và B (40%)
11. Các loại tài sản trong HTX đều là tài sản không chia của HTX.
- Sai. Chỉ có những tsản đc liệt tại k2 đ48 thì mới đc gọi là tsản ko chia
- k1 đ48: “1. Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hình thành từ nguồn sau đây:
a) Vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên;
b) Vốn huy động của thành viên, hợp tác xã thành viên và vốn huy động khác;
c) Vốn, tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước và khoản được tặng, cho khác”.
- k2 đ48: “2. Tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
b) Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; khoản được tặng, chữ theo thỏa thuận là
tài sản không chia;
c) Phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hằng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào
tài sản không chia;
d) Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia”.
=> tsản ko chia là tsản ko đc chia cho các tviên khi chấấm dứt tư cách tviên và khi htx chấm
dứt hđ
Khi htx bi TA tuyên bố phá sản, thì htx, lhtx sẽ tiến hành chia tsản theo 4 hàng. Nếu đã
thanh toán xong cho 4 hàng, thì tsản còn lại sẽ chia cho các tviên. Nhưng nếu tsản còn lại là tsản
ko chia thì ko đc phép chia cho các tviên.
- K1 đ18: tviên chấm dứt tư cách tviên thì sẽ đc trả lại vốn góp. Nhưng nếu tsản của htx còn
lại chỉ là tsản ko chia, thì sẽ ko đc phép lấy để trả lại.
- K2 đ48:
12. HTX phải trả lại vốn góp cho thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên trong mọi
trường hợp. Sai.
- k2 đ18: tv htx chết, ng tk đáp ứng đủ đk để trở thành tv của htx
- k5 đ18: tviên htx chết, ko có người tk hoặc ng tk bị truất quyền tk, từ chối nhận tk

Trang 16
- k6 đ18: “Trường hợp người thừa kế tự nguyện để lại tài sản thừa kế cho hợp tác xã thì vốn góp
đó được đưa vào tài sản không chia của hợp tác xã”.
- k1 đ51: khi htx và tv đã chết ko thõa mãn những đk
TÌNH HUỐNG
1. Tình huống 1
HTX Minh Long có 67 thành viên, với tổng số vốn điều lệ là 120 triệu đồng. Ngày 10/2/2015, Đại
hội toàn thể thành viên được tổ chứcvới sự tham dự của 45 thành viên đại diện cho 55 triệu đồng vốn
điều lệ. Đại hội thành viên đã thảo luận về việc khai trừ ôngThành ra khỏi HTX, vì ông này đã vi
phạm nghiêm trọng điều lệ của HTX. Có 22 thành viên tham dự cuộc họp đại diện cho 38 triệu đồng
vốn điều lệ đã biểu quyết khai trừ ông Thành.
Ngày 11/2/2015, 15 thành viên khác không tham dự cuộc họp bày tỏ sự đồng ý đối với việc khai
trừ ông Thành lên HĐQT của HTX Minh Long. Trên cơ sở đó, HĐQT đã quyết định khai trừ Ông
Thành ra khỏi HTX và trả lại cho ông ½ số vốn đã góp trước đây.
Hãy cho biết việc khai trừ ông Thành và trả lại vốn góp có phù hợp với quy định của pháp luật
hiện hành hay không?
2. Tình huống 2
Vụ việc thực tiễn: HTX Thương mại Duy Tân
HTX Thương mại Duy Tân được thành lập năm 2005. Theo Sổ đăng ký danh sách thành
viên, tính đến ngày 08/9/2013, HTX có 19 thành viên, ông Thỏa là Chủ tịch HĐQT, người đại diện
theo pháp luật.
Ông Dũng và bà Thắm đều là các thành viên của HTX Duy Tân. Bà Thắm gia nhập HTX
từ năm 2006, còn ông gia nhập từ năm 2007. Hai ông bà được HTX giao quản lý cửa hàng số 3 và số
5 của HTX để hoạt động kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với HTX. Quá trình hoạt
động, ngày 11/9/2014, HTX tiến hành ĐHTV bất thường và ngày 12/9/2014 ông Thỏa ký Quyết
định số 26 và 27 về việc chấm dứt tư cách thành viên trong HTX thương mại Duy Tân của bà Thắm
và ông Dũng.
Do đó, ngày 24/10/2006, ông Dũng và bà Thắm có đơn khởi kiện HTX Duy Tân tại Tòa
án nhân dân thành phố H với lý do thủ tục tiến hành ĐHTV không đúng theo quy định của Luật
HTX và điều lệ. Đề nghị Tòa án giải quyết huỷ kết quả ĐHTV bất thường ngày 11/9/2014 về việc
khai trừ ông Dũng và bà Thắm ra khỏi HTX và huỷ Quyết định số 26 và 27 do Ông Thỏa ký ngày
12/9/2014 về việc chấm dứt tư cách thành viên của 2 ông bà theo kết quả ĐHTV bất thường ngày
11/9/2014.
Các tình tiết quan trọng của vụ việc:
+ Ngày 29/8/2014, HĐQT đã tổ chức cuộc họp cùng với BKS HTX Duy Tân. Tại cuộc
họp này, cuộc họp bàn bạc và thống nhất về kế hoạch sẽ tiến hành tổ chức ĐHTV thường niên để
giải quyết 3 vấn đề: i) Kiểm điểm đánh giá 07 tháng kinh doanh từ tháng 01 - tháng 7/2014; ii) đề

Trang 17
xuất phương hướng kinh doanh 06 tháng cuối năm 2014; và xem xét khai trừ ông Dũng và bà Thắm
với lý do không chấp hành nghị quyết và điều lệ HTX.
+ Thực hiện nội dung kết luận của cuộc họp, ngày 30/8/2014, ông Thỏa thay mặt HĐQT
ký Thông báo số 24/TB-HTX gửi đến các thành viên thông báo việc dự kiến thời gian và nội dung
tiến hành ĐHTV bất thường. Các nguyên đơn có nhận được giấy mời họp ĐHTV bất thường vào
ngày 11/9/2014 do ông Thỏa ký, tuy nhiên giấy mời không đề ngày và không đề nội dung họp và chỉ
đưa cho ông Dũng và bà Thắm trước 01 ngày tiến hành Đại hội (ngày 10/9/2006), không có tài liệu
gì khác kèm theo giấy mời. Cụ thể, Thông báo chỉ ghi “dự kiến” thời gian Đại hội là ngày 11 hoặc
12/9/2014 mà không ghi chính xác ngày.
Ngày 11/9/2014, ĐHTV bất thường được tổ chức. Tại Đại hội, chỉ có 14/19 thành viên
biểu quyết tán thành việc khai trừ ông Dũng và bà Thắm ra khỏi HTX Duy Tân.
Từ các tình tiết của vụ việc, hãy cho biết:
1. Trình tự và thủ tục tổ chức cuộc họp Đại hội thành viên HTX Duy Tâm có phù hợp với
quy định của pháp luật hay không?
2. Ông Dũng và bà Thắm có thể bị khai trừ khỏi HTX Duy Tâm hay không? Nếu có thì
trong trường hợp nào?
3. Điều kiện thông qua quyết định khai trừ thành viên HTX? Theo anh chị, quyết định khai
trừ ông Dũng và bà Thắm có được thông qua hay không?

CHƯƠNG 8 VÀ CHƯƠNG 9
PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC

I. CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?
- Bản chất: thủ tục tư pháp đặc biệt vì tất cả các bước của ttps dều có sự can thiệt từ TA
- Nộp đơn yêu cầầu mở ttps khi: dnghiệp, htx bị mất kntt (3 tháng sau kể từ ngày khooản nợ đến
hạn mà dnghiệp, htx vẫn ko thanh toán)
- TTPS gồm 4 bước:
 Nộp đơn, thụ lý đơn
 Mở ttps
 Phục hồi kdoanh
 Tuyên bố psản
=> Tính đầy đủ, liên tục: ko bắt buộc (4 TH):
1. Kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ việc phá sản, việc thi hành án dân sự về tài sản của doanh
nghiệp, HTX mất khả năng thanh toán là người phải thi hành phải bị đình chỉ.
Sai.
 Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày TA thụ lý đơn yêu cầu mở ttps

Trang 18
 TA ra quyết định tạm đình chỉ
 Ko đình chỉ tất cả nghĩa vụ vì trừ TH bồi thường về tính mạng, sk, danh dự và trả
lương cho người lđ
Sai. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 41 Luật phá sản 2014 quy định thì “trong thời hạn 5 ngày
kể từ ngày Tòa án nhân dân thụ lý vụ việc phá sản... Cơ quan thi hành án dân sự phải TẠM
ĐÌNH CHỈ thi hành án dân sự về tài sản...” Nhận định trên cho rằng việc thi hành án dân sự bị
đình chỉ là sai.
Ngoài ra, Khoản 1 Điều 41 còn quy định rằng đối với bản án, quyết định buộc doanh
nghiệp, HTX mất khả năng thanh toán bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự... không bị
đình chỉ.
2. Tài sản còn lại của doanh nghiệp, HTX sau khi thanh toán phí phá sản và giải quyết quyền
lợi cho người lao động sẽ được phân chia cho các chủ nợ không có bảo đảm.
Sai. K1 đ54:
“1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp
tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động,
quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ
trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo
đảm không đủ thanh toán nợ”.
Thứ tự tiếp theo mà doanh nghiệp, HTX phải thanh toán sau khi thanh toán phí phá sản và
giải quyết quyền lợi cho người lao động là “Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản
nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã”. Việc phân chia
tài sản còn lại cho các chủ nợ không có bảo đảm sau khi thanh toán phí phá sản và giải quyết
quyền lợi cho người lao động là không đúng theo thứ tự phân chia tài sản của doanh nghiệp sau
khi nhận quyết định phá sản được quy định tại khoản 1 điều 54 LPS
3. Các chủ thể kinh doanh khi mất khả năng thanh toán đều là đối tượng áp dụng của Luật
phá sản 2014.
Sai
- đ2: lps chỉ áp dụng đối với dnghiệp, htx, lhtx. Nên nếu là hkd thì sẽ ko áp dụng lps vì ko
thuộc đối tượng áp dụng của lps
4. Các hợp đồng đang có hiệu lực của doanh nghiệp, HTX mất khả năng thanh toán phải
được tạm đình chỉ thực hiện.
Sai. K1 đ61:
Trang 19
 Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày tòa thụ lý đơn ycmttps
 Tòa ra quyết định tạm đình chỉ
 đối với hđ đang có hiệu lực nhưng có khả năng gây bất lợi cho dn, htx
 chủ nợ, dnghiệp, htx phải yêu cầu tòa án ra quyết định tạm đình chỉ
Nhận định này là sai. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 61 Luật phá sản 2014, thì chỉ đình chỉ khi
“xét thấy việc thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc chưa được
thực hiện sẽ có khả năng gây bất lợi cho doanh nghiệp” phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của
chủ nợ hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã. Do đó, chủ nợ hoặc doanh nghiệp, hợp tác mất khả năng
thanh toán chỉ có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng và Tòa án
sẽ có trách nhiệm xem xét chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu.
⇒ Sau khi tòa yêu cầu thụ lý đơn mở thủ tục phá sản thì tất cả hđ của dnghiệp đều phải tạm
đình chỉ? - Sai, chỉ tạm đình chỉ những hđồng có khả năng gây bất lợi cho dnghiệp (đ61), vì
nếu tiếp tục thực hiện sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp và khả năng phục hồi sẽ khó khăn hơn
⇒ Tòa sẽ chủ động ra quyết định tạm đình chỉ thực hiện hđồng có hiệu lực có khả năng gây
bất lợi cho dnghiệp? - Sai, tòa ko đc chủ động mà phải chờ có yêu cầu của chủ nợ, dnghiệp và
htx. Vì bản thân dnghiệp, chủ nợ mới biết đc hđồng nào gây bất lợi
5. Trong mọi trường hợp giải quyết phá sản CTCP thì cổ đông công ty là đối tượng có nghĩa
vụ tham gia HNCN.
Sai. K1 đ78
Cđông phải là người có hvi nộp đơn ycmttps thì mới bắt buộc tham dự hncn
Nhận định này là sai. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 78: người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản qđ tại đ5 có nghĩa vụ tham gia hncn
- k5 đ5: “Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong
thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ
phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ
thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi
công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định”
Chỉ trường hợp cổ đông là người nộp đơn đăng ký thủ tục phá sản thì mới có nghĩa vụ tham
gia HNCN, cổ đông không là người nộp đơn đăng ký thủ tục phá sản thì không có nghĩa vụ tham
gia HNCN. 

6. Thẩm phán có quyền ra quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản sau khi HNCN đã được
hoãn một lần.
Sai. Sau khi hncn bị hoãn 1 lần thì 30 ngày sau đó sẽ triệu tập lại hncn chứ ko tuyên bố psản.
Nhận định sai. Theo Khoản 2,3 Điều 80 Luật Phá sản 2014 thì trong thời hạn 30 ngày kể
từ ngày hoãn Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập lại Hội nghị chủ nợ. Trường hợp triệu
tập lại Hội nghị chủ nợ theo quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn không đáp ứng quy định tại
Trang 20
Điều 79 của Luật này thì Thẩm phán lập biên bản và quyết định tuyên bố phá sản. Như vậy,
Thẩm phán không có quyền ra quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản sau khi HNCN đã được
hoãn một lần, mà phải tuân thủ quy định của Luật này.
7. Phục hồi hoạt động kinh doanh là thủ tục bắt buộc áp dụng đối với mọi trường hợp giải
quyết phá sản doanh nghiệp, HTX.
Sai.
- đ105: psản theo thủ tục rút gọn
 nộp đơn, thụ lý đơn (bước 1)
 tuyên bố psản (bước 4) => ko có thủ tục phục hồi
- đ97: thủ tục psản đối với tổ chức tín dụng ko có bước phụ hồi
Nhận định sai. Vì các trường hợp sau:
- đ.b k1 đ105: “Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã
mất khả năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản” thì TA giả quyết psản
theo thủ tục rút gọn, tức là:
 Tại thời điểm thụ lý đơn phá sản, Tòa án nhận thấy DN đã hoàn toàn khánh kiệt thì Toà
tuyên phá sản, bỏ qua bước phục hồi.
 Tại thời điểm Toà án đã thụ lý đơn phá sản, đến thủ tục phục hồi nhưng DN đã phục hồi
thì Tòa tuyên không phá sản dẫn đến bỏ qua bước phục hồi.
Như vậy, phục hồi hoạt động kinh doanh là thủ tục bắt buộc áp dụng không phải đối với mọi
trường hợp giải quyết phá sản doanh nghiệp, HTX, vì vẫn có các trường hợp ngoại lệ khác.
8. Triệu tập HNCN là một bước bắt buộc sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản
(bướcc 2) đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
- Nhận định sai. Vì thủ tục psản đối với tổ chức tín dụng thì ko có triệu tập hncn sau khi mở ttps

- Đ75 lps: “Thời hạn Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ là 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc
kiểm kê tài sản trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc sau việc lập danh sách chủ nợ
hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết
thúc trước việc lập danh sách chủ nợ, Trừ trường hợp không phải tổ chức Hội nghị chủ nợ theo
quy định tại Điều 105 Luật PS tuyên bố DN, HTX phá sản theo thủ tục rút gọn”. => ko áp dụng
đ105 đc vì đ105 chỉ có 2 bước 1 và 4, đề đang ở bước
9. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, HTX phá sản có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết
định.
Nhận định trên là nhận định đúng.
Căn cứ Khoản 2 Điều 108 Luật phá sản 2014 quy định về Quyết định tuyên bố doanh
nghiệp, hợp tác xã phá sản: “Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản có hiệu lực
thi hành kể từ ngày ra quyết định.” Vậy nê nhận định trên là nhận định đúng

Trang 21
10.  Người yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp lệ phí và chi phí phá sản. 
Sai. Nếu họ thuộc đối tượng tại k2 đ5 và k1 đ105 thì sẽ đc miễn nộp lệ phí và tạm ứng chi
phí psản
CSPL: đ22, k2 đ23

2. Tình huống 2
CTCP HH có tổng số nợ là 13 tỷ đồng. Trong đó, khoản nợ có bảo đảm là 03 tỷ đồng,
bao gồm các chủ nợ là A, B và C; khoản nợ không có bảo đảm là 10 tỷ đồng, bao gồm các chủ
nợ là D, E và F với số nợ lần lượt là 2 tỷ, 3 tỷ và 5 tỷ. CTCP HH đã không thực hiện nghĩa vụ
thanh toán khoản nợ không có bảo đảm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Trong quá trình giải quyết vụ việc, Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản CTCP HH theo
đúng trình tự do Luật Phá sản quy định. Sau khi thanh toán chi phí phá sản, thực hiện đầy đủ các
nghĩa vụ đối với người lao động, giá trị tài sản của công ty còn lại là 01 tỷ đồng.
Hỏi: Các chủ nợ không có bảo đảm sẽ được thanh toán như thế nào? Biết rằng CTCP
HH không có các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và không có các khoản nợ phát sinh sau
khi mở thủ tục phá sản.
- Theo k1 đ54 LPS 2014, việc phân chia tài sản là theo thứ tự ưu tiên:
 Thanh toán chi phí phá sản
 Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với người lao động
 Nghĩa vụ tài chính với nhà nước (nhưng vì CTCP HH không có các nghĩa vụ tài chính
với Nhà nước và không có các khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nên không
phân chia tài sản ở mục này)
 Còn lại là các khoản nợ không có bảo đảm
- Sau khi thanh toán chi phí phá sản, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với người lao động, giá
trị tài sản của công ty còn lại là 01 tỷ đồng trong khi khoản nợ không có bảo đảm phải thanh toán
là 10 tỷ đồng. Vậy dựa trên khoản 3 Điều 54 LPS 2014: “Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh
toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh
toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.”
- Vậy Các chủ nợ không có bảo đảm sẽ được thanh toán nhự sau:
 D = 20% x 1 tỷ = 200 triệu
 E = 30% x 1 tỷ = 300 triệu
 F = 50% x 1 tỷ = 500 triệu

- Hàng 1, hàng 2: thanh toán xong


- Hàng 3 thì ko có
Trang 22
- Hàng 4: tài chính đối với NN (ko có) + nợ ko bảo đảm = 10 tỷ
- tsản còn lại: 1 tỷ
- Chủ nợ hàng 4 = 1o tỷ
 D = 2 tỷ => 20% x 1 tỷ = 200tr
 E = 3 tỷ => 30% x 1 tỷ = 300tr
 F = 5 tỷ =>

**** HẾT ****

Trang 23

You might also like