file đề

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

BÀI TẬP ĐỘNG LƯỢNG

Phần 1: Lý thuyết
 
Câu 1 (KNTT): Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa vectơ động lượng p và vận tốc . v của
một chất điểm.
A. Cùng phương, ngược chiều. B. Cùng phương, cùng chiều.
C. Vuông góc với nhau. D. Hợp với nhau một góc   0.
Câu 2 (KNTT): Động lượng có đơn vị là
A. N .m / s. B. kg.m / s. C. N .m. D. N / s.

Câu 3 (KNTT): Chất điểm M chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi F .
Động lượng của chất điểm ở thời điểm t là
 
     F  F
A. p  F .m B. p  F .t C. p  D. p 
m t
Câu 4 (CTST): Đơn vị nào sau đây là đơn vị của động lượng?
A. N .s . B. N .m C. N .m / s D. N / s
Câu 5 (KNTT): Một chất điểm có khối lượng m bắt đầu trượt không ma sát từ trên mặt phẳng
nghiêng xuống. Gọi  là góc của mặt phẳng nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang. Động lượng của
chất điểm ở thời điểm t là
A. p  mg.sin .t. B. p  mgt. C. p  mg.cos .t. D. p  g.sin .t.

Câu 6 (CTST): Biểu thức nào sau đây mô tả đúng mối quan hệ giữa động lượng và động năng của
vật?

A. p  m  Wd B. p  m  Wd C. p  2m  Wd D. p  2m  Wd

Câu 7 (CTST): Chọn từ/cụm từ thích hợp trong bảng dưới đây để điền vào chỗ trống.
vô hướng cùng chiều có thể N.m/s không thể vuông góc
thương số có hướng tích số ngược chiều Kg.m/s khối lượng
 
Động lượng là một đại lượng (1)..., kí hiệu là p , luôn (2)... với vectơ vận tốc v của vật. Độ lớn của
động lượng được xác định bằng (3)... giữa (4)... và tốc độ của vật. Đơn vị của động lượng là (5)...
Động lượng (6)... truyền từ vật này sang vật khác.
Câu 8 (CTST): Trong các quá trình chuyển động sau đây, quá trình nào mà động lượng của vật
không thay đổi?
A. Vật chuyển động chạm vào vách và phản xạ lại.
B. Vật được ném ngang.
C. Vật đang rơi tự do.
D. Vật chuyển động thẳng đều.
Câu 9 (CTST): Trong trường hợp nào sau đây, hệ có thể được xem là hệ kín?
A. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang.
B. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nghiêng.
C. Hai viên bi rơi thẳng đứng trong không khí.
D. Hai viên bi chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang.
Câu 10 (CTST): Khi một vật đang rơi (không chịu tác dụng của lực cản không khí) thì
A. động lượng của vật không đổi.
B. động lượng của vật chỉ thay đổi về độ lớn.
C. động lượng của vật chỉ thay đổi về hướng.
D. động lượng của vật thay đổi cả về hướng và độ lớn.
 
Câu 11 (CTST): Hai vật có khối lượng m1 và m2 chuyển động với vận tốc lần lượt là v1 và v2 .
Động lượng của hệ có giá trị
  
A. m  v B. m1  v1  m2  v2 C. 0 D. m1  v1  m2  v2

Câu 12 (CTST): Từ đồ thị mô tả sự thay đổi của động lượng


theo thời gian như Hình 18.1, hãy phân tích tính chất chuyển
động của vật trong những khoảng thời gian từ to đến t1 , từ t1
đến t 2 , từ t 2 đến t3 , từ t3 đến t 4

Câu 13 (CTST): Trong các hình dưới đây,các hình vẽ nào biểu diễn đúng vectơ độ biến thiên động
  
lượng  p  p2  p1 ? (Có thể có nhiều hơn một đáp án đúng)

Câu 14 (CTST): Một vật đang đứng yên trên mặt bàn nằm ngang không ma sát thì vỡ thành hai
mảnh, trong đó mảnh A chuyển động theo chiều dươngcủa trục Ox.
a) Vectơ tổng động lượng của hệ hai mảnh vỡ là bao nhiêu?
b) Hãy xác định chiều vectơ động lượng của mảnh B.
Câu 15 (CTST): Chọn từ/cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn dưới đây.
Va chạm mềm (còn gọi là va chạm (1)...) xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng
(2)... sau va chạm. Động năng của hệ sau va chạm (3)... động năng của hệ trước va chạm.
A. (1) đàn hồi; (2) vận tốc; (3) bằng. B. (1) đàn hồi; (2) tốc độ; (3) lớn hơn.
C. (1) không đàn hồi; (2) vận tốc; (3) nhỏ hơn. D. (1) không đàn hồi; (2) tốc độ; (3) bằng.
Câu 16 (CTST): Va chạm đàn hồi và va chạm mềm khác nhau ở điểm nào sau đây?
A. Hệ va chạm đàn hồi có động lượng bảo toàn còn va chạm mềm thì động lượng không bảo toàn.
B. Hệ va chạm đàn hồi có động năng không thay đổi còn va chạm mềm thì động năng thay đổi.
C. Hệ va chạm mềm có động năng không thay đổi còn va chạm đàn hồi thì động năng thay đổi.
D. Hệ va chạm mềm có động lượng bảo toàn còn va chạm đàn hồi thì động lượng không bảo toàn.
Câu 17 (CTST): Cho hai vật va chạm trực diện với nhau, sau va chạm, hai vật dính liền thành một
khối và chuyển động với cùng vận tốc, động năng của hệ ngay trước và sau va chạm lần lượt là Wd
và Wd' dưới đây là đúng?

A. Wd  Wd' B. Wd <Wd' C. Wd  Wd' D. Wd  2Wd'

Câu 18 (CTST): Khẳng định nào sau đây là không đúng trong trường hợp hai vật cô lập va chạm
mềm với nhau?
A. Năng lượng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn.
B. Cơ năng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn.
C. Động lượng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn.
D. Trong quá trình va chạm, hai vật chịu lực tác dụng như nhau về độ lớn.
Câu 19 (CTST): Hai vật nhỏ có khối lượng khác nhau ban đầu ở trạng thái nghỉ. Sau đó, hai vật
đồng thời chịu tác dụng của ngoại lực không đổi có độ lớn như nhau và bắt đầu chuyển động. Sau
cùng một khoảng thời gian, điều nào sau đây là đúng?
A. Động năng của hai vật như nhau.
B. Vật có khối lượng lớn hơn có động năng lớn hơn.
C. Vật có khối lượng lớn hơn có động năng nhỏ hơn.
D. Không đủ dữ kiện để so sánh.
Câu 20 (CTST): Trong điều kiện nào dưới đây, hai vật chuyển động đến va chạm đàn hồi với nhau
và đứng yên sau va chạm?
A. Hai vật có khối lượng và vận tốc được chọn một cách thích hợp đến va chạm với nhau.
B. Một vật khối lượng rất nhỏ đang chuyển động va chạm với một vật có khối lượng rất lớn đang
đứng yên.
C. Hai vật có khối lượng bằng nhau, chuyển động ngược chiều nhau với cùng một vận tốc.
D. Không thể xảy ra hiện tượng trên.
Câu 21 (CTST): Vật 1 khối lượng m đang chuyển động với tốc độ vo đến va chạm đàn hồi với vật
2 có cùng khối lượng và đang đứng yên. Nếu khối lượng vật 2 tăng lên gấp đôi thì động năng của hệ
sau va chạm
A. không đổi. B. tăng 2 lần. C. giảm 1,5 lần D. tăng 1,5 lần.
Phần 2: Bài tập
Câu 22 (KNTT): Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng theo chiều âm trục toạ độ x với tốc
độ 12 m/s. Động lượng của vật có giá trị là
A. 6 kg.m/s. B. 3 kg.m / s. C.  6 kg.m / s. D. 3 kg .m / s.

Câu 23 (CTST): Một ô tô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 60 km/h và một xe tải
có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với tốc độ 10 m/s. Tính tỉ số độ lớn động lượng của hai xe.
Câu 24 (KNTT): Trên Hình 29.1 là đồ thị độ dịch chuyển –
thời gian của một vật có khối lượng 3kg. Động lượng của vật
tại thời điểm t1 =1 s và thời điểm t 2 =5 s lần lượt bằng

A. p1  4 kg.m/s và p2  0

B. p1  0 và p2  0

C. p1  0 và p2  4 kg.m/s

D. p1  4 kg.m/s và p2  4 kg.m/s

Câu 25 (KNTT): Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi F
= 0,1 N. Động lượng của chất điểm ở thời điểm t= 3 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là
A. 30 kg.m/s. B. 3 kg.m/s. C. 0,3 kg.m/s. D. 0,03 kg.m/s.

Câu 26 (KNTT): Một vật 2 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 2 s (lấy g  9,8 m / s 2 ).
Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là
A. 40 kg.m/s. B. 41 kg.m/s. C. 38,3 kg.m/s. D. 39,2 kg.m/s.
Câu 27 (CTST): Đồ thị trong Hình 19.2 mô tả sự phụ
thuộc của độ lớn lực F tác dụng lên một chất điểm theo
thời gian. Biết chất điểm có khối lượng 1,5 kg và ban đầu
ở trạng thái nghỉ. Xác định tốc độ của chất điểm tại các
thời điểm:
a) t = 3 s.
b) t=5 s.

Câu 28 (KNTT): Một vật nhỏ có khối lượng 1,5 kg trượt nhanh dần đều xuống một đường dốc
thẳng, nhẵn. Tại một thời điểm xác định vật có vận tốc 3 m/s, sau đó 4 s có vận tốc 7 m/s, tiếp ngay
sau đó 3 s vật có có động lượng là
A. 15 kg.m/s. B. 7 kg.m/s. C. 12 kg.m/s. D. 21 kg.m/s.
Câu 29 (CTST): Một hệ gồm hai vật có khối lượng và tốc độ lần lượt là
m1 =200 g, m 2 = 100 g và v1 =2 m/s, v 2 =3 m/s. Xác định vectơ động lượng của hệ trong các trường
hợp sau:
a) Hai vật chuyển động theo hai hướng vuông góc nhau.
b) Hai vật chuyển động theo hai hướng hợp với nhau một góc 120o
Câu 30 (KNTT): Một quả bóng khối lượng 0,5 kg đang nằm yên được đá cho nó chuyển động với
vận tốc 40m / s . Xung lượng của lực tác dụng lên quả bóng bằng
A. 80 N.s. B. 8 N.s. C. 20 N.s. D. 45 N.s.
Câu 31 (KNTT): Một quả bóng có khối lượng 300 g va chạm vào tường theo phương vuông góc và
nảy ngược trở lại với cùng tốc độ. Vận tốc của vật trước va chạm là 5 m/s. Xác định độ biến thiên
động lượng của quả bóng.
Câu 32 (KNTT): Một quả bóng khối lượng 250 g bay tới đập vuông góc vào tường với tốc độ
v1 = 4,5 m/s và bật ngược trở lại với tốc độ v 2 =3,5 m/s . Động lượng của vật đã thay đổi một lượng
bằng
A. 2 kg.m/s. B. 5 kg.m/s C. 1,25 kg.m/s D. 0,75 kg.m/s
Câu 33 (KNTT): Một vật có khối lượng 1 kg trượt không ma sát trên một mặt phẳng ngang với tốc
độ 5 m/s đến đập vào một bức tường thẳng đứng theo phương vuông góc với tường. Sau va chạm,

vật bật ngược trở lại phương cũ với tốc độ 2 m/s. Thời gian tương tác là 0,4 s. Lực F do tường tác
dụng lên vật có độ lớn bằng
A. 1 750 N B. 17,5 N. C. 175 N. D. 1,75 N.
Câu 34 (KNTT): Viên đạn khối lượng 20 g đang bay với vận tốc 600 m/s thì gặp một cánh cửa
thép. Đạn xuyên qua cửa trong thời gian 0,002 s. Sau khi xuyên qua cánh cửa vận tốc của đạn còn
300 m/s. Lực cản trung bình của cửa tác dụng lên đạn có độ lớn bằng
A. 3 000 N. B. 900 N. C. 9000 N. D. 30 000 N.
Câu 35 (KNTT): Một vật khối lượng 1 kg chuyển động tròn đều với tốc độ 10 m/s. Độ biến thiên
1
động lượng của vật sau chu kì kể từ lúc bắt đầu chuyển động bằng
4

A. 20 kg.m/s. B. 0 kg.m/s C.10 2 kg.m/s D. 5 2 kg.m/s


BÀI TẬP SÚNG GIẬT
Câu 36 (KNTT): Một đầu đạn khối lượng 10 g được bắn ra khỏi nòng của một khẩu súng khối
lượng 5 kg với vận tốc 600 m/s. Nếu bỏ qua khối lượng của vỏ đạn thì vận tốc giật của súng là
A. 1,2 cm/s. B. 1,2 m/s. C. 12 cm/s. D. 12 m/s.
Câu 37 (CTST): Xạ thủ Nguyễn Minh Châu là người giành huy chương vàng ở nội dung 10 m súng
ngắn hơi nữ ngay lần đầu tham dự SEA Games 27. Khẩu súng chị sử dụng nặng 1,45 kg với viên
đạn nặng 7,4 g. Tốc độ đạn khi rời khỏi nòng là 660 fps (1 fps =0,3 m/s). Hỏi khi bắn, nòng súng
giật lùi với tốc độ bao nhiêu?
Câu 38 (CTST): Một khẩu pháo được gắn chặt vào xe và xe có
thể di chuyển dọc theo đường ray nằm ngang như hình. Khẩu pháo
bắn ra một viên đạn khối lượng 200 kg với tốc độ 125 m/s theo
hướng hợp với phương ngang một góc 45o. Biết khối lượng của
khẩu pháo và xe là 5 000 kg. Tính tốc độ giật lùi của khẩu pháo.
Câu 39 (KNTT): Có một bệ pháo khối lượng 10 tấn có thể chuyển động trên đường ray nằm ngang
không ma sát. Trên bệ có gắn một khẩu pháo khối lượng 5 tấn. Giả sử khẩu pháo chứa một viên đạn
khối lượng 100 kg và nhả đạn theo phương ngang với vận tốc đầu nòng 500 m/s (vận tốc đối với
khẩu pháo). Xác định vận tốc của bệ pháo ngay sau khi bắn, trong các trường hợp.
1. Lúc đầu hệ đứng yên.
2. Trước khi bắn, bệ pháo chuyển động với vận tốc 5 m/s.
a) theo chiều bắn.
b) ngược chiều bắn.
BÀI TẬP ĐẠN NỔ
Câu 40 (KNTT): Một viên đạn đang bay với vận tốc 10 m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất,
chiếm 60% khối lượng của viên đạn và tiếp tục bay theo hướng cũ với vận tốc 25 m/s. Tốc độ và
hướng chuyển động của mảnh thứ hai là
A. 12,5 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu. B. 12,5 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.
C. 6,25 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu. D. 6,25 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.
Câu 41: Một quả lựu đạn đang bay theo phương ngang với vận tốc 10 m/s, bị nổ và tách thành hai
mảnh có trọng lượng 10 N và 15 N. Sau khi nổ, mảnh to chuyển động với vận tốc 25 m/s vuông góc
với phương chuyển động ban đầu. Lấy g  10 m/s 2 . Xác định vận tốc và phương chuyển động của
mảnh nhỏ.
Câu 42 (CTST): Hạt nhân uranium đang đứng yên thì phân rã (vỡ) thành hai hạt hạt  có khối
lượng 6,65 1027 kg và hạt x có khối lượng 3,89 1025 kg.

a) Giải thích tại sao hai hạt nhân sau khi phân rã chuyển động theo hai hướng ngược nhau.
b) Tính tỉ số v / v X
VA CHẠM MỀM

Câu 43 (KNTT): Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc 3 m/s đến va chạm với một vật
có khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận
tốc. Xác định vận tốc của hai vật sau va chạm.
Câu 44 (CTST): Con lắc đạn đạo là thiết bị được sử dụng để
đo tốc độ của viên đạn. Viên đạn được bắn vào một khối gỗ lớn
treo lơ lửng bằng dây nhẹ, không dãn. Sau khi va chạm, viên
đạn ghim vào trong khối gỗ. Sau đó, toàn bộ hệ khối gỗ và viên
đạn chuyển động như một con lắc lên độ cao h (Hình 19.3). Xét
viên đạn có khối lượng m1  5 g , khối gỗ có khối lượng
m2  1 kg và h=5 cm. Lấy g  9,8 m / s 2 . Bỏ qua lực cản của không khí.

a) Tính vận tốc của hệ sau khi viên đạn ghim vào khối gỗ.
b) Tính tốc độ ban đầu của viên đạn.
Câu 45 (KNTT): Một viên đạn pháo khối lượng m1  10 kg bay ngang với vận tốc v1  500 m / s
dọc theo đường sắt và cắm vào toa xe chở cát có khối lượng m2  1 tấn, đang chuyển động với tốc
độ v2  36 km / h . Xác định vận tốc của toa xe ngay sau khi trúng đạn trong hai trường hợp:

a) Đạn bay đến cùng chiều chuyển động của xe cát.


b) Đạn bay đến ngược chiều chuyển động của xe cát.
VA CHẠM ĐÀN HỒI
Câu 46 (KNTT): Một quả cầu thứ nhất có khối lượng 2 kg chuyển động với vận tốc 3 m/s, tới va
chạm vào quả cầu thứ hai có khối lượng 3 kg đang chuyển động với vận tốc 1 m/s cùng chiều với
quả cầu thứ nhất trên một mảng thẳng ngang. Sau va chạm, quả cầu thứ nhất chuyển động với vận
tốc 0,6 m/s theo chiều ban đầu. Bỏ qua lực ma sát và lực cản. Xác định chiều chuyển động và vận
tốc của quả cầu thứ hai.
Câu 47 (CTST): Một ô tô con khối lượng 1,2 tấn đang chuyển động với tốc độ 25 m/s thì va chạm
vào đuôi của một xe tải khối lượng 9 tấn đang chạy cùng chiều với tốc độ 20 m/s (Hình 19.4). Sau
va chạm, ô tô con vẫn chuyển động theo hướng cũ với tốc độ 18 m/s.

Hình 19.4. Ô tô con va chạm vào xe tải

a) Xác định vận tốc của xe tải ngay sau va chạm.


b) Xác định phần năng lượng tiêu hao trong quá trình va chạm. Giải thích tại sao lại có sự tiêu hao
năng lượng này.

You might also like