Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 92

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

ĐỀ ÁN

CHUYỂN ĐỔI IPv6 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

Bắc Ninh, tháng 9 năm 2020


ĐƠN VỊ TƯ VẤN CƠ QUAN CHỦ TRÌ
TRUNG TÂM TƯ VẤN THÔNG TIN VÀ SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
TRUYỀN THÔNG - VIỆN CHIẾN LƯỢC
THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

ĐỀ ÁN

CHUYỂN ĐỔI IPv6 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

Bắc Ninh, tháng 9 năm 2020


MỤC LỤC

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.....................4


1. Tổng quan về IPv4 và IPv6...........................................................................4
2. Tổng quan về ASN........................................................................................5
3. Sự cần thiết....................................................................................................6
4. Cơ sở, căn cứ xây dựng Đề án.......................................................................7
5. Phạm vi, yêu cầu...........................................................................................7
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG IPV6.......................................8
1. Đánh giá thực trạng ứng dụng Ipv6 tại Việt Nam.........................................8
2. Đánh giá hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Bắc Ninh...............9
3. Khó khăn khi triển khai chuyển đổi IPv6....................................................18
III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ..........................................................................19
1. Mục tiêu chung............................................................................................19
2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................19
3. Nhiệm vụ.....................................................................................................20
IV. PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CHUYỂN ĐỔI ĐỊA CHỈ IPv6....................20
1. Phương án kỹ thuật.................................................................................20
2. Lựa chọn phương án...............................................................................23
3. Kế hoạch thực hiện.................................................................................23
V. GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI........................................................................23
1. Giải pháp triển khai chung......................................................................23
2. Chuyển đổi mạng truyền số liệu chuyên dùng........................................24
3. Chuyển đổi trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử....................25
4. Chuyển đổi máy chủ kết nối WAN.........................................................25
5. Chuyển đổi máy chủ kết nối LAN..........................................................25
6. Chuyển đổi thiết bị mạng........................................................................25
7. Phần mềm, ứng dụng..............................................................................25
8. Chuẩn bị tài nguyên địa chỉ....................................................................25
9. Quảng bá địa chỉ IPv6 lên DNS server...................................................26
10. Yêu cầu cung cấp đường truyền hỗ trợ IPv4 và IPv6.............................26
11. Triển khai Multihoming sử dụng địa chỉ IPv6........................................26
1
12. Mở rộng và nâng cấp hệ thống thông tin sau khi triển khai IPv6...........28
13. Trung tâm điều hành mạng.....................................................................28
14. Quy hoạch sử dụng địa chỉ IPv6.............................................................30
VI. NỘI DUNG THỰC HIỆN.........................................................................31
1. Giai đoạn 1 – Chuẩn bị................................................................................31
2. Giai đoạn 2 – Kết nối, thử nghiệm..............................................................34
3. Giai đoạn 3 - Chuyển đổi chính thức..........................................................37
VII. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN.......................................................................45
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN........................................................................45
1. Sở Thông tin và Truyền thông.....................................................................46
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư................................................................................47
3. Sở Tài chính................................................................................................47
4. Các sở, ban, ngành khác và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã...............47
5. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông..........................................47
PHỤ LỤC............................................................................................................49
PHỤ LỤC 1. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI IPv6...........49
PHỤ LỤC 2. DIỄN GIẢI KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI
IPv6.................................................................................................................51
PHỤ LỤC 3. PHƯƠNG ÁN CHUYỂN ĐỔI IPv6 THIẾT BỊ TRUNG TÂM
TÍCH HỢP DỮ LIỆU......................................................................................62
PHỤ LỤC 4. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CHUYỂN ĐỔI IPv6 CÁC THIẾT
BỊ TRUNG TÂM TÍCH HỢP DỮ LIỆU TỈNH BẮC NINH........................64
PHỤ LỤC 5. HIỆN TRẠNG CÁC HỆ THỐNG PHẦN MỀM ĐƯỢC CÀI
ĐẶT TẠI TRUNG TÂM TÍCH HỢP DỮ LIỆU TỈNH BẮC NINH............72
PHỤ LỤC 6. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THẾT BỊ VÀ PHẦN MỀM TẠI
CÁC ĐƠN VỊ SỞ, BAN, NGÀNH, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ.............................................................75
PHỤ LỤC 7. DỰ TOÁN KINH PHÍ CHUYỂN ĐỔI TẠI CÁC ĐƠN VỊSỞ,
BAN, NGÀNH, UBND CẤP HUYỆN, UBND CẤP XÃ..............................88

2
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ALG Application layer gateway Cổng lớp ứng dụng
ARP Address Resolution Protocol Giao thức phân giải địa chỉ
Số thường được dùng trong các thủ
ASN Autonomous System Number tục định tuyến động trên mạng
Internet
BGP-4 Border gateway protocol version 4 Giao thức định tuyến phiên bản 4
Dynamic Host Configuration
DHCP Giao thức cấu hình máy chủ động
Protocol
DNS Domain Name System Hệ thống phân giải tên miền
Dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao
FTTH Fiber to the home thông qua mạng truy nhập quang
FTTx
Hexa Hexadecimal Hệ thập lục phân
Internet Assigned Numbers
IANA Tổ chức cấp phát số hiệu Internet
Authority
ICMP Internet Control Message Protocol Giao thức thông báo điều khiển
Tổ chức tiêu chuẩn mở, phát triển và
IETF Internet Engineering Task Force thúc đẩy các tiêu chuẩn Internet tự
nguyện
Internet Group Management
IGMP Giao thức quản lý nhóm Internet
Protocol
IP Internet Protocol Giao thức Internet
IPSec Internet Protocol Security Giao thức bảo mật Internet
IPv4 Internet Protocol version 4 Giao thức Internet phiên bản 4
IPv6 Internet Protocol version 6 Giao thức liên mạng phiên bản 6
LAN Local area network Mạng nội bộ
Local Government Service Hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ
LGSP
Platform dữ liệu cấp Bộ, tỉnh
Một thành phần của bộ giao thức liên
MLD Multicast Listener Discovery
mạng phiên bản (IPv6)
NAT Network Address Translation Biên dịch địa chỉ mạng
Dịch địa chỉ mạng - dịch thuật giao
NAT-PT
thức mạng
NOC Network operations center Trung tâm điều hành mạng
Một đơn vị thông tin trong điện toán
Octet
và viễn thông gồm có 8 bit
QoS Quality of Service Chất lượng dịch vụ
UBND Ủy ban nhân dân
Vietnam National Internet Hệ thống trung chuyển lưu lượng
VNIX
eXchange Internet quốc gia
VPN Virtual Private Network Mạng riêng ảo
WAN Wide area network Mạng diện rộng

3
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Tổng quan về IPv4 và IPv6
IPv4 (Internet Protocol version 4) là phiên bản thứ tư trong quá trình phát
triển của các giao thức Internet. Địa chỉ IPv4 thường được viết dướidạng gồm
bốn nhóm số thập phân, mỗi nhóm sẽ gồm 8 bit dữ liệu. Chúng thường gọi là
một oc-tet,giá trị của mỗi oc-tet sẽ gồm 2^8 = 256 giá trị nằm trong khoảng từ 0
(8 bits toàn 0) đến 255 (8 bits toàn 1). Khi muốn xác định địa chỉ IP thuộc lớp
nào, cần quan sát octet ở vị trí đầu tiên của địa chỉ đó. Octet nằm trong khoảng
giá trị từ:
 1 đến 127: địa chỉ lớp A.
 128 đến 191: địa chỉ lớp B.
 192 đến 223: địa chỉ lớp C.
 224 đến 239: địa chỉ lớp D.
 240 đến 255: địa chỉ lớp E.
IPv6 (Internet Protocol version 6) là giao thức liên mạng phiên bản thứ sáu
trong quá trình phát triển của các giao thức Internet (IP). IPv6 được thiết kế để
khắc phục tình trạng khan hiếm địa chỉ và nhược điểm, hạn chế trong thiết kế
của phiên bản IPv4. IPv6 có 2128 địa chỉ, một con số lớn hơn rất nhiều so với
232 địa chỉ của IPv4.
Địa chỉ IPv6 có chiều dài 128 bit và được chia thành 8 nhóm. Mỗi nhóm
địa chỉ IPv6 gồm có 16 bit và được ngăn cách với nhau bằng dấu hai chấm. Mỗi
nhóm được thể hiện bằng 4 số Hexa, phân cách bởi dấu ::.
Hạn chế của IPv4
 Không có bất cứ cách thức bảo mật nào đi kèm trong cấu trúc thiết kế
của địa chỉ IPv4: Phương tiện hỗ trợ mã hóa dữ liệu không được tích hợp trong
IPv4. Do đó, lưu lượng truyền tải giữa các Host không được bảo mật mà chỉ bảo
mật phổ biến ở mức ứng dụng. Áp dụng IPSec – một phương thức bảo mật phổ
biến tại tầng IP thì việc bảo mật lưu lượng đầu cuối bị hạn chế.
 Thiếu hụt không gian địa chỉ: Do phiên bản này chỉ sử dụng 32 bit để
đánh địa chỉ nên không gian của nó chỉ có 232 địa chỉ. Như vậy, cùng với sự
bùng nổ của Internet thì tài nguyên địa chỉ IPv4 đang dần cạn kiệt. Phiên bản
này gần như đáp ứng không đủ so với nhu cầu sử dụng.
Sự khác nhau giữa IPv6 và IPv4
STT Nội dung IPV4 IPV6
Chiều dài địa
1 32 bit 128 bit
chỉ
2 IPSec Tùy chọn Được yêu cầu
Định dạng luồng Định dạng được nên hỗ
3 Không định dạng được
dữ liệu trợ QoS tốt hơn
4
STT Nội dung IPV4 IPV6
Được thực hiện tại các host gửi
4 Sự phân mảnh và router nên khả năng thực thi Chỉ xảy ra tại host gửi
của router chậm
Không đòi hỏi kích thước lớp liên Lớp liên kết hỗ trợ gói
5 Lớp liên kết kết và phải được tái hợp gói 576 1.280 byte và tái hợp gói
byte 1.500 byte
Check sum
6 Cần Không cần
header
Tất cả các dữ liệu tùy
7 Header Có phần tùy chọn chọn được chuyển vào
phần header mở rộng
ARP sử dụng Frame ARP Frame ARP Request được
Frame ARP
8 Request để phân giải địa chỉ IPv4 thay thế bởi message
Request
thành địa chỉ lớp liên kết Neighbor Socilitation
ICMPv4 Router
Được dùng để xác định địa chỉ Discovery được thay thế
ICMP Router
9 của Gateway mặc định tốt nhất bởi message ICMPv6
Discovery
và là tùy chọn Router Discoveryvà
Router Advertisement
IGMP (Internet
Được thay thế bởi MLD
Group Được dùng để quản lý các
10 (multicast Listener
Management thành viên của mạng con nội bộ
Discovery)
Protocol)
Không có địa chỉ
Địa chỉ Dùng để gửi lưu lượng đến tất cả broadcast; thay vào đó là
11
Broadcast các node địa chỉ multicast đến tất
cả các node
Thao tác cấu Phải cấu hình bằng tay hoặc Cấu hình tự động và
12
hình thông qua giao thức DHCP không đòi hỏi DHCP
Sử dụng các mẫu tin
Sử dụng các mẫu tin chứa tài
AAAA trong DNS để ánh
13 Mẫu tin nguyên địa chỉ host trong DNS để
xạ tên host thành địa chỉ
ánh xạ tên host thành địa chỉ IPv4
IPv6
2. Tổng quan về ASN
Số hiệu mạng ASN (Autonomous System Number) là số thường được dùng
trong các thủ tục định tuyến động trên mạng Internet. Ban đầu, số hiệu mạng
được thể hiện là một số nguyên có giá trị từ 1 đến 65535 (các giá trị của 16 bít
nhị phân), định nghĩa bởi RFC1930 (Request for comments 1930 của IETF
(Internet Engineering Task Force). Tuy nhiên, trước tình hình nguồn tài nguyên
số hiệu mạng với cấu trúc 16 bít này có nguy cơ sẽ cạn kiệt vào khoảng thời
gian từ 2010 đến 2012, các tổ chức quản lý địa chỉ trên thế giới đã quyết định
đưa vào sử dụng thế hệ số hiệu mạng mới với cấu trúc 32 bít bắt đầu từ ngày
01/01/2007.
Với cấu trúc mới 32 bít, không gian số hiệu mạng được mở rộng thêm một
khoảng từ 65.536 đến 4.294.967.295. Một số hiệu mạng thế hệ mới có thể được
biểu diễn dưới hình thức số thập phân thông thường như <ASN8061051> hoặc

5
dưới dạng ASDOT <giá trị thập phân của 16 bít cao. giá trị thập phân của 16 bít
thấp>. Ví dụ, số <ASN123.123> viết dưới dạng ASDOT khi chuyển đổi sang
dạng thập phân sẽ có giá trị 8061051.  
ASN có giá trị độc lập với địa chỉ IP do địa chỉ IP có một giá trị trong
khoảng tương đối rộng, và việc cấp phát địa chỉ IP có thể là rất khác nhau trong
một vùng, một khu vực.
Mục đích sử dụng ASN là làm cho cho việc định tuyến trở nên dễ thực hiện
hơn dựa trên phương pháp tổng hợp đơn giản nhưng tổng quan. Hiện nay, thủ
tục định tuyến động BGP-4 (Border gateway protocol version 4) đã được thống
nhất sử dụng thông qua xác định số hiệu mạng. Với mỗi khu vực, hoặc một tổ
hợp các máy chủ cần định tuyến có thể được tổng hợp lại thành một hệ thống
gọi là một "autonomous system" và trong các hệ thống dẫn tuyến sẽ chỉ được
biểu thị bằng một bản ghi với ASN tương ứng, không phụ thuộc vào vùng địa
chỉ IP tồn tại trong hệ thống đó. Số hiệu mạng phải là duy nhất trên Internet, và
tuân thủ theo các quy định cấp phát của IANA và các tổ chức quản lý khu vực.
3. Sự cần thiết
Tổng quan về IPv4 và IPv6 cũng như tóm tắt các ưu nhược điểm của hai
loại giao thức IP này cho thấy tính tất yếu phát triển của IPv6. Với những đặc
điểm nổi trội về chiều dài và không gian địa chỉ, IPv6 cung cấp một lượng địa
chỉ khổng lồ cho hoạt động Internet đáp ứng tốt cho nhu cầu triển khai các dịch
vụ mới, chất lượng cao như IoT, 4G LTE/5G, triển khai Chính quyền điện tử và
thành phố thông minh (Smart city).IPv6 cũng được thiết kế với các ưu điểm về
kết nối, định tuyến, cấu hình, bảo mật và hỗ trợ tốt hơn cho các thiết bị di động.
Những cải tiến của IPv6 so với IPv4
 Không gian địa chỉ lớn hơn và dễ dàng quản lý không gian địa chỉ.
 Định tuyến hiệu quả hơn mà không cần phân mảnh gói;
 Chất lượng dịch vụ tích hợp (QoS) phân biệt các gói nhạy cảm trễ;
 Khôi phục lại nguyên lý kết nối đầu cuối-đầu cuối của Internet
 Loại bỏ NAT để mở rộng không gian địa chỉ từ 32 đến 128 bit;
 Bảo mật lớp mạng tích hợp (IPsec);
 Cấu hình tự động địa chỉ không trạng thái để quản trị mạng dễ dàng hơn;
 Cấu trúc tiêu đề được cải thiện với chi phí xử lý ít hơn;
 Hỗ trợ tốt hơn Multicast(truyền dữ liệu đến nhóm máy tính);
 Hỗ trợ bảo mật: IPv4 được thiết kế tại thời điểm chỉ có các mạng nhỏ, biết
rõ nhau kết nối với nhau. Do vậy, bảo mật chưa phải là một vấn đề được
quan tâm. Song hiện nay, bảo mật mạng internet trở thành một vấn đề rất
lớn, là mối quan tâm hàng đầu;

6
 Hỗ trợ cho di động: Thời điểm IPv4 được thiết kế, chưa tồn tại khái niệm
về thiết bị IP di động. Trong thế hệ mạng mới, dạng thiết bị này ngày
càng phát triển, đòi hỏi cấu trúc giao thức Internet có sự hỗ trợ đen các
thiết bị đầu cuối di động.
Những ưu điểm vượt trội của IPv6 đã thúc đẩy việc sử dụng địa chỉ IPv6
thay thế cho phiên bản địa chỉ IPv4; sự thay thế này là thật sự cần thiết, tất yếu
và bắt buộc để đảm bảo sự phát triển ổn định của Internet trong thời gian tới.
4. Cơ sở, căn cứ xây dựngĐề án
- Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý,
cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;
- Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản
phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;
- Chỉ thị số 03/2008/CT-BTTTT ngày 06/5/2008 của Bộ Thông tin và
Truyền thông về thúc đẩy sử dụng địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6;
- Quyết định số 443/QĐ-BTTTT ngày 29/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông
tin và Truyền thông phê duyệt Kế hoạch hành động Quốc gia về IPv6;
- Quyết định số 1509/QĐ-BTTTT ngày 20/10/2014 của Bộ Thông tin và
Truyền thông về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 433/QĐ-BTTTT ngày
29/3/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Kế hoạch hành động
quốc gia về IPv6;
- Quyết định số 227/QĐ-BTTTT ngày 12/2/2018 của Bộ Thông tin và
Truyền thông về ban hành Kế hoạch thúc đẩy IPv6 năm 2018 của Ban Công tác
thúc đẩy IPv6 quốc gia;
- Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông quy định về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến
và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc
cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
- Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15/12/2017 của Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng
công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước;
- Công văn số 1541/BTTTT-VNNIC ngày 17/5/2019 của Bộ Thông tin và
Truyền thông về tăng cường triển khai ứng dụng IPv6 trên mạng lưới dịch vụ
của cơ quan Nhà nước;
- Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 16/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bắc Ninh ban hành Kế hoạch Chuyển đổi IPv6 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
5. Phạm vi, yêu cầu
Phạm vi:

7
Hệ thống công nghệ thông tin, cổng thông tin điện tử, dịch vụ công trực
tuyến, thư điện tử, phần mềm nội bộ có kết nối Internet tại Trung tâm tích hợp
dữ liệu của tỉnh và của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Bao
gồm 21 đơn vị sở, ban, ngành; 8 đơn vị UBND cấp huyện và 126 đơn vị UBND
cấp xã.
Yêu cầu:
Đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
Đảm bảo hệ thống mạng lưới, dịch vụ của các cơ quan hành chính nhà
nước trên địa bàn kết nối Internet thông suốt, an toàn, không làm ảnh hưởng đến
hoạt động của các cơ quan, đơn vị.
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG IPV6
1. Đánh giá thực trạng ứng dụng Ipv6 tại Việt Nam
Kết quả:
Quá trình triển khai và phát triển IPv6 của Việt Nam đã có những bước
tăng trưởng và kết quả nhất định. Mạng IPv6 quốc gia trên cơ sở Hệ thống máy
chủ DNS quốc gia và Hệ thống trung chuyển VNIX quốc gia với 19/21 thành
viên kết nối qua IPv4/IPv6. Tính đến nay, đã có khoảng 10 triệu thuê bao cáp
quang; 24,4 triệu thuê bao di động đang sử dụng IPv6 tại Việt nam. Tỷ lệ sử
dụng Ipv6 tại Việt Nam đạt khoảng 40%, đứng thứ 2 ASEAN, thứ 8 toàn cầu
với hơn 21 triệu người sử dụng Internet (số liệu công bố bởi Tổ chức quản lý địa
chỉ IP khu vực châu Á – Bắc Ninh Dương, APNIC). Dịch vụ IPv6 đã được cung
cấp rộng rãi tới người sử dụng, góp phần đảm bảo cho Internet Việt Nam bắt kịp
với xu thế công nghệ mới.
Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng này tập trung chủ yếu ở khối các doanh
nghiệp. Việc triển khai IPv6 trong mạng lưới, dịch vụ cả khối cơ quan Đảng,
Nhà nước còn thấp.
Công tác triển khai IPv6 cho các dịch vụ Internet đạt nhiều kết quả tốt, như
sau:
- Dịch vụ băng rộng cố định: Ba doanh nghiệp ISP lớn nhất đã chính thức
cung cấp IPv6 cho khách hàng FTTH. Tổng số thuê bao FTTH hoạt động với
IPv6 đạt khoảng 10 triệu thuê bao, bao gồm: Tập đoàn VNPT (4 triệu); Tập
đoàn Viettel (4,5 triệu) và FPT Telecom (1,5 triệu).
- Dịch vụ băng rộng di động: Tổng số 24,4 triệu thuê bao IPv6 (trong đó:
11,4 triệu thuê bao Viettel, 10 triệu thuê bao Mobifone, 3 triệu thuê bao
Vinaphone).
- Dịch vụ nội dung: Đã có trên 10.650 website dưới tên miền .vn hoạt động
tốt với IPv6, trong đó có 61 website của cơ quan nhà nước.

8
- Dịch vụ, mạng lưới của cơ quan nhà nước: Các đơn vị đã có nghiên cứu,
lập phương án chuyển đổi IPv6 và thử nghiệm IPv6 thành công. Hiện tại, một số
cơ quan Trung ương, tỉnh thành phố đã chuyển đổi thành công sang IPv6 cho hệ
thống công nghệ thông tin, Cổng thông tin điện tử, dịch vụ công trực tuyến...
như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm
Internet Việt Nam, Cục Tin học hóa, Cục Bưu điện Trung ương, Sở Thông tin
và truyền thông thành phố Hồ Chí Minh, Sở Thông tin và truyền thông thành
phố Đà Nẵng, Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Lâm Đồng, Sở Thông tin và
truyền thông tỉnh Long An, Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Đồng Nai...
Hạn chế:
Bên cạnh các kết quả đã đạt được, hiện trạng triển khai IPv6 của Việt Nam
còn một số điểm hạn chế, đặc biệt là trong lĩnh vực triển khai ứng dụng IPv6
trên mạng lưới, dịch vụ của các cơ quan nhà nước. Theo khảo sát của Ban Công
tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia, trong số khoảng 10.650 website dưới tên
miền “.vn” đang hoạt động tốt với IPv6 mới chỉ có 61 Website của khối cơ quan
nhà nước. Tỷ lệ website cơ quan nhà nước hoạt động tốt với IPv6 chỉ đạt khoảng
2,2%.
Thực tế cho thấy, trong khi các khách hàng tại Việt nam đã dùng Ipv6 kết
nối Internet để sử dụng và truy cập, thì các dịch vụ trên Cổng thông tin điện tử,
dịch vụ công trực tuyến lại chưa sẵn sàng hoặc đáp ứng nhu cầu ở mức độ thấp,
dẫn đến việc gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp khi truy cập, sử dụng
dịch vụ phải qua công đoạn chuyển đổi ngược từ IPv6 quay trở lại IPv4. Điều
này trái ngược với xu thế phát triển chung của thế giới khi mà các quốc gia có tỷ
lệ ứng dụng IPv6 cao đều đưa công tác chuyển đổi IPv6 trong mạng lưới, dịch
vụ của cơ quan nhà nước lên làm nhiệm vụ trọng tâm.
Nguyên nhân:
Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế trên là các cơ quan nhà nước chưa đầu
tư đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin nhằm bảo đảm mạng lưới, dịch vụ,
phần mềm ứng dụng và thiết bị hoạt động an toàn, đáp ứng được nhu cầu của
người sử dụng
Để thực hiện thành công và hiệu quả công tác triển khai Ipv6 trong các cơ
quan nhà nước, dưới sự điều phối của Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban
Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia, công tác truyền thông, tuyên truyền,
nâng cao nhận thức; đào tạo, tư vấn, chuẩn bị nguồn nhân lực... được thực hiện
mạnh mẽ, thường xuyên dưới nhiều hình thức phù hợp nhằm đẩy mạnh việc
cung cấp dịch vụ IPv6 tới người sử dụng.
2. Đánh giá hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Bắc Ninh
2.1. Hiện trạng hệ thống mạng kết nối Internet của tỉnh về khả năng tương
thích chuyển đổi IPv6.
9
Bảng 1. Nền tảng, hệ điều hành đang sử dụng và tương thích IPv6
TT Phần mềm, hệ điều hành Tương thích IPv6 Hình thức thực hiện
1 Máy chủ    
1.1 Windows Server 2008 và có, “Prefer IPv4 over Cấu hình thủ công
các hệ điều hành mới hơn IPv6”
1.2 Red Hat Linux có Thiết lập thủ công, bổ
sung file cấu hình
1.3 Linux có Add an IPv6 route
1.4 Ubuntu có ip command
2 Máy tính cá nhân    
2.1 Windows Xp Không hỗ trợ đầy đủ Cần cài đặt SP3; hoặc
cài đặt tập lệnh: netsh;
interface; IPv6; install
2.2 Windows Vista, 7 và mới IPv6 được thiết lập mặc  
hơn định
3 Thiết bị mạng    
3.1 Cisco IOS (Hệ điều hành có  
thiết bị mạng Cisco)
3.2 FortiOS, thiết bị tường lửa có  
4 Hệ điều hành di động    
4.1 Android 5.0 có, không hỗ trợ DHCP  
4.2 Android 6.0 và mới hơn có  
4.3 iOS 4.1 và mới hơn có  
Hầu hết các hệ thống phần mềm đều tương thích và hoạt động với địa chỉ
IPv6. Tuy nhiên, theo số liệu khảo sát tại các đơn vị sở, ban, ngành, UBND cấp
huyện và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh thì hiện tại hệ điều hành Windows XP
vẫn còn đang được sử dụng, với 664/4.499 máy tính sử dụng (chiếm 15%).
Trong đó:
- Sở, ban, ngành: 54/1.018 máy tính sử dụng hệ điều hành Windows XP
(chiếm 5%).
- UBND cấp huyện: 74/830 máy tính sử dụng hệ điều hành Windows XP
(chiếm 9%).
- UBND cấp xã: 536/2.651 máy tính sử dụng hệ điều hành Windows XP
(chiếm 20%).
Nhà sản xuất phần mềm Windows XP đã ngưng hỗ trợ, để có thể hoạt động
được địa chỉ IPv6 cần có những thiết lập mang tính chuyên môn công nghệ
thông tin.
Về thiết bị mạng và an ninh mạng: 100% các đơn vị sở, ban, ngành và
UBND cấp huyện được trang bị các thiết bị mạng và an ninh mạng hiện đại đều
tương thích và hoạt động với địa chỉ IPv6. Với khoảng 169thiết bị Router, 54

10
Switch, 1 thiết bị cân bằng tải, 4 thiết bị tường lửa Firewall và 7 máy chủ. Đa
phần số cổng kết nối mạng của các thiết bị đều chưa được sử dụng hết, chỉ có
5% thiết bị đã sử dụng hết số cổng kết nối mạng.
Chi tiết hiện trạng thiết bị mạng và tình hình sử dụng hệ điều hành máy
tính của các đơn vị sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã tham khảo tại
bảng 4, bảng 5 và bảng 6 - Phụ lục 6.
 Kết nối tổng thể hệ thống mạng máy tính tỉnh Bắc Ninh:

Hình 1. Kết nối mạng trong Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh Bắc Ninh
2.2. Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin
Hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước của tỉnh đã từng
bước được hoàn thiện, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phục vụ công tác quản lý
nhà nước của các cơ quan, đơn vị, địa phương, cụ thể như sau:
Thực hiện triển khai hạ tầng kỹ thuật theo Quyết định số 19/QĐ-UBND
ngày 17/01/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện
tử tỉnh Bắc Ninh bảo đảm sự kết nối liên thông, chia sẻ, tích hợp dữ liệu... giữa
các cơ quan trên địa bàn tỉnh với các cơ quan trung ương, giữa các cơ quan trên
địa bàn tỉnh.

11
Thiết bị công nghệ thông tin: Tỷ lệ cán bộ công chức có máy tính sử dụng:
100% cán bộ, công chức cấp tỉnh, 100% cán bộ công chức cấp huyện, khoảng
50% cán bộ, công chức cấp xã có máy tính sử dụng trong công việc.
82% cơ quan sở, ban, ngành, UBND cấp huyện đã trang bị máy chủ với
tổng số 98 máy. 100% đơn vị sở, ban, ngành, UBND cấp huyện đã trang bị hệ
thống sao lưu dữ liệu tập trung (SAN, DAS) phục vụ cho việc phục hồi khi có
sự cố máy tính xảy ra; trang bị thiết bị tường lửa lớp mạng (Firewall), phần mềm
quét virus, lọc thư rác, hệ thống cảnh báo truy nhập trái phép đảm bảo an toàn,
an ninh thông tin cho hệ thống mạng nội bộ của cơ quan, đơn vị.
Hạ tầng mạng LAN và Internet: 100% các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp
huyện và các cơ quan cấp xã đã được kết nối mạng LAN và Internet tốc độ cao,
đáp ứng được nhu cầu trao đổi dữ liệu trong nội bộ cơ quan. Toàn bộ máy tính
của cán bộ, công chức được kết nối internet (trừ các máy tính liên quan đến dữ
liệu mật).
Hạ tầng mạng WAN: 100% các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND
cấp xã và một số cơ quan khác (cơ quan trung ương đóng tại địa phương, đoàn
thể…) trên địa bàn tỉnh đã được kết nối với hệ thống mạng WAN nội tỉnh tốc độ
cao, đáp ứng yêu cầu về trao đổi dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước kết nối đến
trung tâm dữ liệu của tỉnh.
Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh: Dự án xây dựng Trung tâm tích hợp dữ
liệu (Data center) tỉnh đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế được triển khai đúng tiến độ
nhằm mục đích tập trung hệ thống thông tin của cơ quan Đảng, Nhà nước trên
địa bàn tỉnh để dễ dàng quản lý, khai thác sử dụng 24/7, hạn chế tối đa việc mất
an toàn thông tin và dữ liệu. (Chi tiết các thiết bị tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu
tham khảo tại Phụ lục 4).
Trung tâm điều hành thành phố thông minh đã bước sang giai đoạn vận
hành thử nghiệm từ tháng 11/2019 và đang trong giai đoạn tiếp tục triển khai
thực hiện các bước tiếp theo.
Duy trì tốt hoạt động mạng WAN nội tỉnh cung cấp băng thông tốc độ cao
đáp ứng hoạt động của Chính quyền điện tử các cấp; hoạt động của hệ thống
camera giám sát (gồm 296 camera thuộc dự án thí điểm giám sát tại các điểm
trọng yếu, cơ quan nhà nước cấp tỉnh, các trường học, địa điểm công cộng và
điểm nút giao thông quan trọng) ổn định. Hệ thống đã giúp điều tra nhanh và xử
lý các vụ việc nhất là về an ninh trật tự, an toàn giao thông. Dự kiến giai đoạn
tiếp theo sẽ tiếp tục triển khai khoảng 3200 camera với 1038 địa điểm tại các
huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

12
2.3. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin
a) Các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh
Hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh Bắc Ninh: Hiện nay, hệ thống thư điện
tử công vụ tỉnh Bắc Ninh đã cấp được khoảng 10.797 tài khoản thư điện tử cho
các cơ quan, đơn vị và các cán bộ, công chức, viên chức (100% cán bộ, công
chức, khoảng hơn 20% viên chức) trên địa bàn tỉnh.
Hệ thống quản lý văn bản và điều hành: Đã được thống nhất sử dụng duy
nhất 01 phần mềm tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, bảo đảm kết nối liên
thông với Trục liên thông quốc gia cũng như triển khai đồng bộ trên địa bàn
tỉnh. Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành đã được Sở Thông tin và Truyền
thông triển khai cho các sở, ban, ngành, 8/8 huyện, thị xã, thành phố, 126/126
xã, phường thị trấn. Với hơn 95% văn bản đã được trao đổi trên môi trường
mạng, cụ thể:
- Hoàn thành kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia.
- Tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước của tỉnh hoàn toàn dưới
dạng điện tử: 95%.
- Tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước của tỉnh dưới dạng điện
tử và song song với văn bản giấy: 5%.
- Tỷ lệ cơ quan thực hiện kết nối, liên thông các hệ thống quản lý văn bản
và điều hành từ cấp tỉnh đến cấp huyện: 100%.
- Tỷ lệ cơ quan thực hiện kết nối, liên thông các hệ thống quản lý văn bản
và điều hành từ cấp tỉnh đến cấp xã: 100%.
Ứng dụng chữ ký số: Tỉnh đã phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ tiếp tục
tiến hành cấp phát chứng thư số cơ quan, tổ chức và chứng thư số cá nhân cho
các lãnh đạo các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện và các đơn vị sự nghiệp trực
thuộc. Tính đến hết 2019, tổng số chứng thư số đã được cấp là 1.440, trong đó
gồm 933 chứng thư số cho cơ quan, tổ chức; 507 chứng thư số cho cá nhân. Các
cơ quan được cấp chứng thư số đã tích cực sử dụng để thực hiện gửi, nhận văn
bản, tài liệu điện tử trong các các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh cũng như
thực hiện các dịch vụ thuế điện tử, bảo hiểm xã hội điện tử… bước đầu thí điểm
triển khai chữ ký số trên thiết bị di động.
Hệ thống cổng thông tin điện tử của tỉnh: Tỉnh Bắc Ninh đã hoàn thiện
việc nâng cấp cổng thông tin điện tử của tỉnh gồm 01 cổng chính của Ủy ban
nhân dân tỉnh, 29 cổng thành phần của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân
các huyện thành phố. Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các cổng thành phần đã

13
cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày
13/6/2011 của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến
trên trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
100% thủ tục hành chính được cung cấp trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và
các cổng thành phần của các cơ quan, đơn vị đảm bảo truy cập thuận tiện, công
khai thông tin tới mọi người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tổng số cổng/trang thông tin điện tử là 50, trong đó: các sở ban ngành
thuộc UBND tỉnh: 21/21 cổng thông tin điện tử; UBND cấp huyện là 8/8 cổng
thông tin điện tử; các cơ quan, tổ chức khác: 21 cổng/trang thông tin điện tử.
b) Ứng dụng, cơ sở dữ liệu chuyên ngành
Phần mềm quản lý chuyên ngành được ứng dụng rộng rãi, hiệu quả ở các
đơn vị trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động quản lý và
điều hành, điển hình như:
- Sở Tài chính: Tiếp tục duy trì và triển khai hệ thống cải cách hành chính
công (TABMIS), quản lý giá, quản lý ngân sách, cấp mã số đầu tư xây dựng cơ
bản, khai thác dữ liệu ngân sách, danh mục dùng chung Bộ tài chính cho các
đơn vị tài chính trên địa bàn tỉnh, phục vụ tốt công tác chỉ đạo, quản lý và điều
hành của các đơn vị trong ngành.
- Sở Giáo dục và Đào tạo: Triển khai đồng bộ hệ thống thông tin quản lý
ngành giáo dục tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh cho các cơ sở giáo dục
trong toàn tỉnh; triển khai đồng bộ hệ thống quản lý về phổ cập giáo dục – chống
mù chữ, cơ sở dữ liệu giáo dục, kho bài giảng e-learning do Bộ Giáo dục và Đào
tạo cung cấp tại các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh; triển khai cài đặt và sử dụng
phần mềm quản lý cán bộ, quản lý học sinh trên môi trường mạng cho 100%
trường học trên địa bàn tỉnh.
- Sở Y tế: Triển khai đồng bộ từ Bộ Y tế đến các đơn vị trong ngành các hệ
thống quản lý tiêm chủng quốc gia, hệ thống quản lý bệnh truyền nhiễm, hệ
thống kết nối các cơ sở cung ứng thuốc; hệ thống quản lý cấp chứng chỉ hành
nghề, giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh quốc gia; quản lý dữ liệu hành
nghề và kinh doanh dược.Triển khai hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe điện tửđến
các đơn vị cấp xã; hệ thống kết nối các cơ sở cung ứng thuốc.
- Sở Tư pháp: Triển khai đồng bộ phần mềm quản lý thông tin hộ tịch và
cấp mã số định danh tại Sở và 100% Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân
dân cấp xã, đảm bảo kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu từ Trung ương đến địa
phương, phục vụ tốt công tác quản lý và điều hành của các đơn vị các cấp. Triển
khai phần mềm tự động hóa công tác xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác cơ
14
sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cấp phiếu lý lịch tư pháp; hệ thống quản lý rủi ro
hợp đồng công chứng và dữ liệu ngăn chặn…
- Sở Giao thông Vận tải: Triển khai đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến
địa phương phần mềm quản lý giấy phép lái xe; sử dụng riêng lẻ các phần mềm
chuyên ngành quản lý vận tải, giám sát hành trình xe kinh doanh vận tải, hệ
thống camera theo dõi xử phạt giao thông… đảm bảo phục vụ tốt việc lưu trữ và
quản lý, điều hành tại đơn vị.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Xây dựng hệ thống thông tin đất đai và xây
dựng ATLATS tỉnh Bắc Ninh; cơ sở dữ liệu địa chính Elis; cơ sở dữ liệu số hóa
quản lý môi trường; cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu; cơ sở
dữ liệu tài liệu lưu trữ…
- Sở Nội vụ: Triển khai độ bộ phần mềm quản lý cán bộ công chức viên
chức, quản lý tài liệu số hóa tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh cho 100%
sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện. Triển khai sử dụng phần mềm tài
liệu lưu trữ điện tử, phần mềm báo cáo thống kê ngành nội vụ.
Phần mềm, ứng dụng cơ bản: 100% đơn vị sở, ban, ngành, Ủy ban nhân
dân cấp huyện triển khai đồng bộ phần mềm quản lý cán bộ, công chức; 100%
đơn vị sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã
triển khai phần mềm tài chính - kế toán và quản lý tài sản cố định, bước đầu phát
huy hiệu quả trong hoạt động quản lý và điều hành.
Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng được khoảng 74 cơ sở dữ liệu các
chuyên ngành đưa vào sử dụng, 15 cơ sở dữ liệu đang trong quá trình xây dựng.
Theo đó, một số hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đã được triển khai gồm có: Cơ
sở dữ liệu GIS về quản lý ngành công thương; cơ sở dữ liệu GIS trong ngành
giao thông vận tải; cơ sở dữ liệu quản lý tài liệu lưu trữ; cơ sở dữ liệu quản lý hộ
chiếu ngoại giao – công vụ; quản lý dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh…
Chi tiết hiện trạng hệ thống phần mềm được cài đặt tại Trung tâm Tích hợp
dữ liệu và hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu tại các cơ quan, đơn vị nhà nước
tham khảo tại Phụ lục 5 và Bảng 7 - Phụ lục 6.
c) Cung cấp dịch vụ công trực tuyến
Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh được cung cấp theo mô hình tập trung,
được thường xuyên nâng cấp, cập nhật đáp ứng đầy đủ các chức năng và yêu
cầu kỹ thuật theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, được dùng chung
cho các Sở, ban, ngành, 8/8 UBND cấp huyện, 126/126 xã, phường, thị trấn và
một số cơ quan trung ương trên địa bàn có thủ tục hành chính để cung cấp dịch
vụ công trực tuyến mức độ cao cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
15
Số lượng dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4: 696 dịch vụ công tuyến
mức độ 3 (trong đó có 36 dịch vụ công trực tuyến do các Bộ, ngành triển khai)
và 135 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (trong đó có 31 dịch vụ công trực
tuyến do các Bộ, ngành triển khai), đạt 44% trong tổng số 1.907 thủ tục hành
chính của toàn tỉnh.
Ứng dụng công nghệ thông tin tại Bộ phận một cửa trong tiếp nhận, giải
quyết thủ tục hành chính: Việc ứng dụng công nghệ thông tin tại Bộ phận một
cửa trong việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính được các cơ quan, đơn vị
ngày càng quan tâm, chú trọng. Tỉnh được thí điểm thành lập các Trung tâm
hành chính công với mô hình tập trung tại cấp tỉnh và cấp huyện. Toàn tỉnh sử
dụng duy nhất thống nhất phần mềm một cửa điện tử tích hợp với cổng dịch vụ
công trực tuyến của tỉnh để tiếp nhận và trả kết quả các thủ tục hành chính cho
người dân, doanh nghiệp.
Năm 2019, cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đã tiếp nhận và giải quyết
270.294 hồ sơ (trong đó mức độ 3 là 143.614 hồ sơ; mức độ 4 là 29.680 hồ sơ).
2.4. Hiện trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin
Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành công
tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin đã có những chuyển biến tích
cực. Hàng năm, tỉnh đều có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ tin học cơ bản
cho cán bộ các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. Đến
nay, cơ bản nguồn nhân lực tại các đơn vị đã đáp ứng được nhu cầu, tuy nhiên
vẫn còn thiếu cán bộ lãnh đạo; cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin chủ yếu
là kiêm nhiệm, bán chuyên trách nên gặp nhiều khó khăn trong việc quản trị,
vận hành hệ thống công nghệ thông tin tại đơn vị. Nguồn nhân lực công nghệ
thông tin tại các cơ quan cấp xã vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có nhân lực chuyên
trách công nghệ thông tin.
100% cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước cấp tỉnh,
huyện, xã thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công việc; tại
các cơ quan nhà nước cấp xã đạt trên 90%. Toàn tỉnh có hơn 150 cán bộ chuyên
trách và phụ trách công nghệ thông tin và một đội chuyên trách về ứng cứu sự
cố máy tính.
Thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao kiến thức về ứng dụng công
nghệ thông tin cho các cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước
trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử tỉnh
Bắc Ninh tại Quyết định số 1987/QĐ-UBND ngày 31/10/2018. Đối với cấp sở,
16
100% sở, ban, ngành có Ban biên tập Cổng Thông tin điện tử thành phần. Đối
với cấp huyện, 100% UBND cấp huyện đã thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo xây
dựng chính quyền điện tử và Ban biên tập cổng thông tin điện tử cấp huyện. Các
Ban chỉ đạo, Ban biên tập đã chỉ đạo khá thường xuyên, có hiệu quả các hoạt
động ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức cập nhật kịp thời một số thông tin
trên các trang thông tin điện tử.
2.5. Đánh giá chung
a) Điểm mạnh
Trong những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã đặc biệt chú trọng đến vai trò của
công nghệ thông tin trong đời sống kinh tế xã hội. Được sự quan tâm của Đảng
và Nhà nước cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại
tỉnh Bắc Ninh đã đẩy mạnh và đã đạt được những kết quả khả quan.
Đến nay, hạ tầng công nghệ thông tin tỉnh Bắc Ninh được quan tâm, đầu tư,
đảm bảo cơ bản hiện đại trong toàn tỉnh. 100% các sở, ban, ngành, UBND cấp
huyện và cấp xã đã được đầu tư, trang bị máy tính, hệ thống internet đảm bảo và
triển khai ứng dụng các phần mềm dùng chung, phần mềm chuyên ngành tại đơn
vị. 100% cơ quan, đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã kết nối vào Mạng
truyền số liệu chuyên dùng và mạng WAN nội tỉnh.
Tỉnh đã thiết lập Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, Trung tâm điều hành
thành phố thông minh, hệ thống quản lý văn bản và điều hành liên thông kết nối
với trục liên thông quốc gia, đây là những thành phần hạ tầng dùng chung quan
trọng cho hệ thống Chính quyền điện tử.
Bước đầu Tỉnh đã xây dựng được một số hệ thống ứng dụng và cơ sở dữ
liệu dùng chung, đã phát huy hiệu quả phục vụ cho công tác xử lý nghiệp vụ và
cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cho người dân và doanh
nghiệp.
Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ, công chức, viên chức
được đào tạo cơ bản, đáp ứng được nhu cầu công việc.
Xếp hạng chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin -
Vietnam ICT Index năm 2019, Bắc Ninh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố. Trong
đó chỉ số xếp hạng hạ tầng kỹ thuật 9/63; hạ tầng nhân lực xếp thứ 8/63; ứng
dụng công nghệ thông tin xếp thứ 12/63 (dịch vụ công trực tuyến 33/63).
Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) Bắc Ninh xếp thứ 9/63 về tiêu chí
Hiện đại hóa hành chính; Kết quả chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công
cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) tỉnh Bắc Ninh tiếp tục duy trì thứ hạng trong nhóm
17
những tỉnh/thành phố đạt điểm số cao nhất, có 3/5 trục nội dung liên quan trực
tiếp đến việc ứng dụng công nghệ thông tin có điểm số trong nhóm cao nhất cả
nước là: Công khai, minh bạch, Cung ứng dịch vụ công đạt và Quản trị điện tử;
Bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tăng 3 bậc ứng dụng
công nghệ thông tin đã góp phần tăng điểm như Chi phí thời gian, Cạnh tranh
bình đẳng, Tính năng động của chính quyền tỉnh.
b) Hạn chế
- Một số hệ thống thông tin giữa các cơ quan nhà nước với nhau và thậm
chí trong mỗi cơ quan nhà nước chưa được tích hợp, chia sẻ dữ liệu dẫn tới tình
trạng cát cứ dữ liệu, khó khăn khi xây dựng dữ liệu lớn, việc cập nhật dữ liệu
của các cơ quan chưa bảo đảm chính xác, kịp thời.
- Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 còn gặp
nhiều khó khăn do thiếu thông tin xử lý dịch vụ.
- Nguồn nhân lực cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ
quan, đơn vị còn thiếu và chưa đồng bộ nên việc ứng dụng các hệ thống công
nghệ thông tin dùng chung tại một số cơ quan, đơn vị còn hạn chế và không
thường xuyên. Công tác bảo đảm an toàn thông tin còn bị động, còn thiếu cán bộ
có chuyên môn cao về lĩnh vực an toàn thông tin, công tác xây dựng, đào tạo đội
ngũ cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin còn ít, vẫn chưa được quan tâm,
chú trọng nhiều.
c) Nguyên nhân
Nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan, đơn vị nhà
nước chưa thực sự đầy đủ, quan tâm đầu tư phát triển công nghệ thông tin chưa
tương xứng với tiềm năng, hiệu quả của công nghệ thông tin mang lại. Điều này
khó thực hiện trong điều kiện hiện nay ở Bắc Ninh.
Từng đơn vị đầu tư công nghệ thông tin đều xuất phát từ nhu cầu riêng lẻ,
chưa có định hướng tổng thể, dài hạn, chưa đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng
công nghệ thông tin.
3. Khó khăn khi triển khai chuyển đổi IPv6
Nhìn chung, tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà
nước đã có tiến triển và đạt được một số kết quả khả quan, tuy nhiên vẫn còn
nhiều hạn chế và khó khăn trong triển khai IPv6, đó là:
- Số lượng thiết bị máy tính cá nhân của các cán bộ, công chức trong toàn
tỉnh ngày càng tăng. Trong đó, vẫn còn tồn tại nhiều thiết bị máy tính cũ, sử

18
dụng hệ điều hành Windows XP, để có thể hoạt động được địa chỉ IPv6 cần có
cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin có trình độ chuyên môn thiết lập.
- Một số cán bộ, công chức tại các cơ quan, đơn vị cấp xã vẫn còn hạn chế
về năng lực, chưa có thói quen ứng dụng công nghệ thông tin. Số lượng cán bộ
phụ trách về công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị vẫn còn thiếu, nhiều
cán bộ đang làm việc theo hình thức kiêm nhiệm; kiến thức về quản trị mạng và
an toàn thông tin chưa theo kịp nhu cầu thực tế; chưa có nhiều kinh nghiệm thay
đổi thông số IPv6 cho toàn bộ hệ thống. Trong quá trình triển khai cần quan tâm
đào tạo và có hỗ trợ từ xa. Số lượng các đơn vị chuyển đổi nhiều, cán bộ chuyện
trách không đáp ứng về số lượng nên cần phân chia giai đoạn thực hiện.
- Đầu tư phân tán, nhỏ lẻ nên các hệ thống phần mềm ứng dụng còn thiếu
đồng bộ, thiếu hỗ trợ nên gây khó khăn trong việc chuyển đổi IPv6. Trong quá
trình triển khai phải có thử nghiệm đánh giá trước khi thực hiện chính thức.
- Một số đơn vị còn duy trì hạ tầng hệ thống thông tin riêng hoặc thuê hạ
tầng của doanh nghiệp, chưa sử dụng chung hạ tầng trung tâm dữ liệu của tỉnh.
III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ
1. Mục tiêu chung
Là cơ sở để các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh chủ động,
phối hợp với các đơn vị có liên quan hoàn thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng, hoàn
thiện việc chuyển đổi mạng lưới, dịch vụ, ứng dụng, phần mềm và các thiết bị
trên mạng Internet.
Thống nhất trên địa bàn tỉnh về nội dung, cách thức triển khai, lộ trình thực
hiện việc chuyển đổi Ipv4 sang Ipv6 cho toàn bộ hệ thống thông tin kết nối
Internet của các các sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện.
Bảo đảm đến đầu năm 2023, toàn bộ mạng lưới và dịch vụ Internet trên địa
bàn tỉnh được chuyển đổi để hoạt động một cách an toàn, tin cậy với địa chỉ
IPv6 (tương thích với công nghệ IPv6).
Đưa IPv6 vào kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà
nước nhằm phục vụ cho việc phát triển chính quyền điện tử, thành phố thông
minh của tỉnh đảm bảo các yêu cầu về an toàn thông tin, an ninh mạng và đi
đúng xu hướng công nghệ toàn cầu.
2. Mục tiêu cụ thể
Thực hiện chuyển đổi sang địa chỉ IPv6 trên toàn bộ hệ thống thông tin, các
dịch vụ có kết nối Internet, mạng kết nối diện rộng (WAN) của các đơn vị sở,
ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã trong toàn tỉnh.

19
Chuyển đổi sang địa chỉ IPv6 các hệ thống máy chủ, thiết bị lưu trữ,thiết bị
mạng và an ninh mạng, cổng thông tin điện tử của tỉnh, các hệ thống dịch vụ
công trực tuyến, thư điện tử, phần mềmnội bộ tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của
tỉnh.
Chuyển đổi kết nối đường truyền mạng IPv6 với các nhà mạng, doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ.
3. Nhiệm vụ
 Quy hoạch hệ thống địa chỉ IPv6, số hiệu mạng ASN cho hệ thống dịch
vụ, hệ thống quản lý, hệ thống công nghệ thông tin nội bộ… của các cơ quan
nhà nước thuộc tỉnh.
 Kết nối và định tuyến với các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp kết nối
mạng.
 Chuyển đổi IPv6 cho Trung tâm tích hợp dữ liệu, Cổng thông tin điện tử,
Cổng dịch vụ công trực tuyến.
 Chuyển đổi mạng WAN của tỉnh; các nhiệm vụ khác liên quan.
 Đào tạo, chuyển giao quản lý địa chỉ IPv6.
IV. PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CHUYỂN ĐỔI ĐỊA CHỈ IPv6
1. Phương án kỹ thuật
Có một số phương thức chính có thể được sử dụng khi chuyển đổi mạng từ
IPv4 sang IPv6, gồm các phương thức sau:
 Chạy song song – Dual Stack: Sử dụng cả IPv4 và IPv6 trên cùng một
thiết bị.
 Đường hầm – Tunneling: chuyển lưu lượng IPv6 qua mạng IPv4.
 Biên dịch địa chỉ – Translation: Biên dịch, chuyển đổi lưu lượng dữ liệu
từ IPv6 sang IPv4 để truyền tải và ngược lại.
1.1. Chạy song song – Dual Stack

20
Đây là phương thức tương đối đơn giản nhất khi chuyển sang IPv6 là chạy
IPv6 trên tất cả các thiết bị hiện đang chạy IPv4. Nếu kỹ thuật thiết bị cho phép
thì tương đối dễ dàng triển khai. Tuy nhiên, có thể có một số thiết bị hoặc phần
mềm không được hỗ trợ IPv6.
1.2. Đường hầm – Tunneling

21
Phương pháp này sử dụng hạ tầng định tuyến IPv4 để chuyển tải lưu lượng
IPv6, được sử dụng để tạo liên kết điểm-điểm ảo giữa hai nút IPv6. Các thiết bị
mạng tạo đường hầm IPv6 bằng cách đặt gói tin IPv6 trong các gói IPv4.
Cách này có ưu điểm sử dụng bộ định tuyến IPv4 hiện trạng và tương thích
với thiết bị IPv4 khi hạ tầng IPv6 chưa có hoặc đang được triển khai. Phương
pháp này thuận lợi triển khai cho mạng riêng ảo VPN trên hạ tầng IPv4, đây là
giải pháp kết nối đến ứng dụng nội bộ sử dụng tại các địa phương.
Phương án này có thể sử dụng theo một số cách:
Đường hầm IPv6 thủ công: Đường hầm IPv6 được tạo thủ công cấu hình
giữa hai bộ định tuyến mà mỗi bộ định tuyến phải hỗ trợ cả IPv4 và IPv6. Lưu
lượng truyền dữ liệu được gói trên bộ định tuyến nguồn và được tạo đường hầm
thông qua đường truyền IPv4.
Đường hầm IPv6 đóng gói định tuyến chung (GRE): GRE là giao thức
được phát triển bởi Cisco và cho mục đích của đường hầm IPv6 hoạt động và
được cấu hình rất giống với đường hầm thủ công. GRE có thể được sử dụng để
tạo đường hầm trên một số giao thức lớp mạng khác nhau ngoài IPv4.
Đường hầm 6to4: Đường hầm 6to4 cho phép IPv6 được tạo đường hầm qua
IPv4. Phương thức 6 to 4 được tự động thiết lập bằng cách sử dụng không gian
địa chỉ IPv6. Địa chỉ IPv4 cho các bộ định tuyến biên được nhúng trong địa chỉ
IPv6 được tạo.
Đường hầm tự động: Cung cấp một cơ chế tự động để truyền tải IPv6 qua
IPv4. Địa chỉ IPv4 được nhúng bên trong địa chỉ IPv6 được sử dụng bởi thiết bị
định tuyến.
1.3. Biên dịch địa chỉ IP – Translation
Đây là phương pháp thay đổi địa chỉ IPv6 sang IPv4 và ngược lại. Khi sử
dụng phương pháp này, gói dữ liệu được chuyển đổi thành loại đích (có thể là
IPv4 hoặc IPv6). Có hai phương pháp thường được sử dụng với các mạng IPv6
được dịch; bao gồm các:
Dịch địa chỉ mạng - dịch thuật giao thức mạng (NAT-PT) - Phương pháp
NAT-PT cho phép khả năng định cấu hình tĩnh hoặc động một bản dịch địa chỉ
mạng IPv4 thành địa chỉ mạng IPv6 và ngược lại. NAT-PT liên kết trong chức
năng Cổng lớp ứng dụng (application layer gateway - ALG) để chuyển đổi ánh
xạ Hệ thống tên miền (DNS) giữa các giao thức.
NAT64: Khắc phục hạn chế chính của NAT-PT là nó gắn với chức năng
ALG; đây là một trở ngại cho việc triển khai. DNS64 có thể tổng hợp bản ghi

22
địa chỉ IPv6 (AAAA) từ các bản ghi tài nguyên IPv4 (A); thực hiện bằng cách
mã hóa địa chỉ IPv4 được trả về thành định dạng địa chỉ IPv6.
2. Lựa chọn phương án
Việc chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 yêu cầu thận trọng, không gián đoạn, có
nhiều tác nghiệp cần triển khai, hệ thống thông tin trong tỉnh phân tán, sử dụng
nhiều công nghệ, có thời gian sản xuất và công nghệ khác nhau, do nhiều cơ
quan, đơn vị cung cấp, thiết lập vì vậy không thể triển khai đồng thời, toàn bộ,
triệt để. Cần thiết có lộ trình và sử dụng đồng thời 2 hệ thống địa chỉ IPv4 và
IPv6 trong giai đoạn chuyển tiếp.
Hiện nay các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, Cục Bưu điện trung đã hỗ trợ
đường truyền IPv6, do vậy cần thiết chuyển đổi trong phạm vi quản lý của tỉnh.
Vì vậy chọn phương pháp sử dụng song song cả 2 hệ thống địa chỉ, sau giai
đoạn chuyển tiếp sẽ chuyển sang sử dụng thuần địa chỉ IPv6.
3. Kế hoạch thực hiện
Phân chia 3 giai đoạn thực hiện.
Giai đoạn 1-Chuẩn bị:2020 – 2021.
Sử dụng song song 2 hệ thống địa chỉ, triển khai một số trang thông tin,
ứng dụng trực tuyến, ứng dụng nội bộ. Chủ yếu chuyển đổi thiết bị có IP tĩnh
công cộng.
Giai đoạn 2-Kết nối thử nghiệm:2021 – 2022.
Sử dụng 2 hệ thống địa chỉ cho hầu hết các ứng dụng, mạng Trung tâm dữ
liệu, email, ứng dụng nội bộ, cổng thông tin điện tử, dịch vụ công trực tuyến.
Chuyển đổi thiết bị sử dụng trong mạng LAN.
Giai đoạn 3-Chuyển đổi chính thức: 2022 – 2023.
Chuyển sang sử dụng thuần địa chỉ IPv6, gỡ bỏ hệ thống địa chỉ IPv4.
V. GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI
1. Giải pháp triển khai chung
Đối với các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể; UBND cấp huyện, cấp

 Khi đầu tư, mua sắm các thiết bị mới có kết nối internet phải đảm bảo
các thiết bị này có hỗ trợ công nghệ IPv6;
 Đối với các hợp đồng thuê ngoài dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin
(dịch vụ kết nối internet, lưu trữ Website, email…) phải đưa yêu cầu hỗ trợ IPv6
vào trong hợp đồng;
23
 Bổ sung các hạng mục về IPv6 vào trong các đề án, kế hoạch ứng dụng
công nghệ thông tin của các cơ quan, đơn vị, địa phương;
 Rà soát nâng cấp hoặc trang bị mới các thiết bị đầu cuối như: tường lửa,
switch, bộ phát Wifi, máy tính, máy in, máy photo có kết nối mạng... bảo đảm
các thiết bị phải tương thích với IPv6, chuẩn bị sẵn sàng cho việc chuyển đổi
IPv6;
 Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, tập huấn chuẩn bị phục vụ tốt cho
công tác chuyển đổi IPv6 tại đơn vị, địa phương mình.
Công tác chuẩn bị triển khai chuyển đổi IPv6
 Đào tạo, truyền thông về triển khai chuyển đổi IPv6;
 Rà soát, đánh giá tổng thể mạng lưới, dịch vụ (thiết bị, phần mềm; hạ
tầng…);
 Đăng ký địa chỉ IPv6, IPv4, số hiệu mạng ASN độc lập.
Triển khai kết nối, thử nghiệm chuyển đổi IPv6
 Thực hiện kết nối, thử nghiệm chuyển đổi IPv6 tại một số đơn vị (sau
khi rà soát, đánh giá tổng thể mạng lưới, dịch vụ thực hiện xong sẽ đề xuất các
đơn vị được kết nối thử nghiệm);
 Phạm vi thử nghiệm ứng dụng, dịch vụ: Thử nghiệm với các hệ thống
mạng LAN và Wifi kết nối Internet sử dụng IPv6.
Đánh giá kết quả kết nối, thử nghiệm
 Nghiệm thu và báo cáo kết quả kết nối thử nghiệm;
 Tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả kết nối thử nghiệm, rút kinh
nghiệm để triển khai thực hiện giai đoạn chuyển đổi chính thức.
Triển khai chuyển đổi IPv6 chính thức cho toàn tỉnh
 Chuyển đổi IPv6 cho trung tâm tích hợp dữ liệu;
 Chuyển đổi IPv6 kết nối WAN tới các đơn vị;
 Hoàn thiện chuyển đổi IPv6 toàn bộ hệ thống còn lại.
2. Chuyển đổi mạng truyền số liệu chuyên dùng
Mạng truyền số liệu chuyên dùng là mạng sử dụng công nghệ VPN do Cục
Bưu điện Trung ương quản lý, sử dụng hạ tầng doanh nghiệp viễn thông. Hiện
nay hạ tầng mạng đã hỗ trợ IPv6. Đây là mạng công nghệ VPN, do vậy không
thể thiết lập từ các điểm truy nhập 2 hệ thống địa chỉ nên sẽ chuyển đổi sang sử
dụng IPv6.
24
Công việc chuyển đổi mạng VPN sang sử dụng địa chỉ:
Thiết lập VPN server hoặc gate.
Thay đổi tham số kết nối tại các điểm truy nhập: cơ quan tỉnh, sở, ngành,
huyện, xã…
Triển khai thực hiện: xây dựng tài liệu, chuyển các điểm sử dụng. Người
dùng sẽ tự thiết lập.
3. Chuyển đổi trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử
Sử dụng phương án thiết bị song song 2 địa chỉ IP (Dual stack server), thiết
bị có cả kết nối IPv4 và IPv6.
4. Chuyển đổi máy chủ kết nối WAN
Thiết lập chế độ hoạt động cả 2 địa chỉ (dual stack server).
Bổ sung thêm kết nối IPv6: sử dụng card có sẵn hoặc lắp đặt thêm card
mạng.
5. Chuyển đổi máy chủ kết nối LAN
Giai đoạn 1 không thay đổi, giai đoạn 2 chuyển sang dùng song song hai hệ
thống địa chỉ IP, giai đoạn 3 sử dụng thuần IPv6.
6. Chuyển đổi thiết bị mạng
Router: Thiết lập dual stack.
Switch: Thiết lập dual stack, thay thế các thiết bị không hỗ trợ, chuyển sang
sử dụng nội bộ.
Thiết bị cân bằng tải: hỗ trợ IPv4 và IPv6.
Thiết bị tường lửa: thiết lập hỗ trợ IPv4 và IPv6.
7. Phần mềm, ứng dụng
Thiết lập thông số sử dụng địa chỉ IPv6.
Liên hệ với các đơn vị cung cấp phần mềm xác định phương án và kỹ thuật
triển khai.
8. Chuẩn bị tài nguyên địa chỉ
Có 2 phương án:
 Đăng ký với cơ quan quản lý tên miền quốc gia.
 Đăng ký với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối mạng.
02 Phương án chuyển đổi địa chỉ IP: Sử dụng địa chỉ IP của doanh nghiệp
và sử dụng của cơ quan quản lý tên miền Quốc gia – VNNIC:

25
 VNNIC chỉ cấp dải địa chỉ IP với mức phí tương đối thấp và miễn phí số
hiệu mạng ASN.
 Đăng ký doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có thể sử dụng từng địa chỉ IP
và không phải xin cấp ASN. Khi sử dụng ít địa chỉ IP thì mức phí của doanh
nghiệp thấp hơn.
Đánh giá và lựa chọn các phương án:
Số lượng máy chủ có IP tĩnh công cộng chưa nhiều, đặc biệt việc chuyển
đổi IPv6 phụ thuộc rất lớn vào sự phối hợp của doanh nghiệp cung cấp đường
truyền nên chọn phương án thuê địa chỉ IP tĩnh của doanh nghiệp.
Nếu số lượng thiết bị, các nghiệp vụ trực tuyến nhiều sẽ chuyển sang đăng
ký địa chỉ IP trực tiếp từ VNNIC.
Phương án lựa chọn:
Để thuận tiện cho việc mở rộng, đề án chuyển đổi IPv6 triển khai trong thời
gian ngắn dưới 2 năm nên sẽ chọn phương án xin cấp dải IP và số hiệu mạng
ASN từ cơ quan quản lý tên miền VNNIC.
9. Quảng bá địa chỉ IPv6 lên DNS server
Do các doanh nghiệp cung cấp đường truyền thực hiện.
10. Yêu cầu cung cấp đường truyền hỗ trợ IPv4 và IPv6
Đường truyền do các doanh nghiệp thực hiện.
Mạng chuyên dùng sẽ phối hợp với Cục Bưu điện trung ương
11. Triển khai Multihoming sử dụng địa chỉ IPv6
Multihoming – Kết nối nhiều mạng là cho phép một máy chủ hay một hệ
thống mạng kết nối đến nhiều hơn một mạng khác. Multihoming thường được
triển khai để kết nối đến nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) để tự bảo vệ
khỏi bị ngắt kết nối Internet. Multihoming còn có tác dụng tăng cường băng
thông kết nối, giảm thời gian truy câp đến máy chủ cung cấp các ứng dụng và
dịch vụ trực tuyến.
Một số phương án triển khai:
Multihoming với một ISP
Thiết lập nhiều đường truyền kết nối với một ISP. Phương án này khắc
phục được các sự cố tuyến cáp nhưng vẫn không thể khắc phục nếu hệ thống
ISP bị sự cố.

26
Hình. Kết nối Multihoming với một ISP
Multihoming tới nhiều ISP và sử dụng nhiều địa chỉ
Sử dụng kết nối đến nhiều ISP sẽ đảm bảo có các kết nối dự phòng, khắc
phục được việc phụ thuộc vào đường truyển một ISP duy nhất.

Hình. Kết nối Multihoming với hai ISP


Trong phương pháp này, mạng được kết nối với nhiều nhà cung cấp và
được chỉ định nhiều phạm vi địa chỉ, mỗi phạm vi cho một nhà cung cấp. Các
máy chủ được gán nhiều địa chỉ để dùng cho những kết nối đến ISP.
Multihoming với nhiều địa chỉ có lợi thế là không cần sự làm việc trước
giữa các nhà cung cấp về địa chỉ IP. Để triển khai đòi hỏi các ISP phải có tính
năng BGP (Border Gateway Protocol – giao thức định tuyến) hoặc MBGP
(Multiprotocol BGP để hoạt động với hệ thống địa chỉ IPv6). Multihoming hoạt
động dựa trên địa chỉ mạng và mối liên kết với số hiệu mạng ASN (Autonomous
System Number do cơ quan quản lý tên miền quốc gia cung cấp). Hiện nay, các
doanh nghiệp ISP đã thiết lập BGP.
Đây là phương án nên triển khai do trung tâm dữ liệu cần độ an toàn cao,
đảm bảo liên tục cung cấp dịch vụ trực tuyến và ứng dụng cho các cơ quan
chính quyền.
Điều kiện để triển khai Multihoming sử dụng nhiều địa chỉ:
 Các ISP có khả năng chạy BGP.

27
 Có không gian địa chỉ IP tĩnh.
 Có số hiệu mạng ASN.
 Thiết bị Router có tính năng MBGP.
12. Mở rộng và nâng cấp hệ thống thông tin sau khi triển khai IPv6
Sau khi hoàn thành triển khai IPv6, việc mở rộng và nâng cấp hệ thống
thông tin sẽ không bị cản trở bởi sử dụng địa chỉ IPv6. Các hệ thống mới như
SOC (security operations center – trung tâm an ninh mạng), NOC (Network
operations center – Trung tâm điều hành mạng)… sẽ thiết lập ngay IPv6, không
sử dụng địa chỉ IPv4.
13. Trung tâm điều hành mạng
Trung tâm điều hành mạng (NOC) có nhiệm vụ tổ chức hỗ trợ mạng máy
tính và hạ tầng thông tin, phát hiện và giải quyết các sự cố cơ sở hạ tầng công
nghệ thông tin và đảm bảo tính khả dụng của trung tâm dữ liệu. Mục đích trung
tâm điều hành mạng là duy trì tính sẵn sàng của mạng và trung tâm dữ liệu hoạt
động liên tục.
Trung tâm điều hành mạng có thể nằm trong trung tâm dữ liệu hoặc ở bên
ngoài, được kết nối với kết nối internet tốc độ cao.
Trên hệ thống thông tin đã chuyển đổi IPv6, trung tâm điều hành mạng
phải đảm bảo các chức năng kiểm soát trung tâm dữ liệu, quản lý điều hành các
hệ thống: máy chủ, máy ảo (VM), lưu trữ và cơ sở dữ liệu... và có thể có một số
chức năng liên quan bảo mật, đăng nhập.
Trung tâm điều hành mạng phải đảm bảo quản lý hạ tầng thông tin, thực
hiện các thiết lập, bảo mật, kiểm soát và đảm bảo chất lượng, công cụ giám sát
và các thông tin như môi trường, nhiệt độ, nguồn điện, an ninh…

28
Hình 2: Sơ đồ trung tâm điều hành mạng

Hình 3: Sơ đồ kết nối trung tâm điều hành mạng


29
14. Quy hoạch sử dụng địa chỉ IPv6
Địa chỉ IP được lấy từ IPv4 hoặc nhóm IPv6 dã đăng ký và được chia thành
hai phần, phần mạng và phần lưu trữ. Phần mạng xác định mạng cụ thể và phần
máy chủ xác định nút cụ thể (ví dụ: một máy tính nhất định) trên Mạng cục bộ
(LAN).
Phân bổ:
Địa chỉ IP được gán cho các mạng trong các khối có kích thước khác nhau.
Kích thước của khối được gán được ghi sau gạch chéo (/), là biết số lượng địa
chỉ IP có trong khối.
IPv6 là sự kế thừa cho cơ sở hạ tầng địa chỉ đầu tiên của Internet, giao thức
Internet phiên bản 4 (IPv4). Khác với IPv4 có kích thước 32 bit, địa chỉ IPv6 có
kích thước 128 bit. Do đó, IPv6 có không gian địa chỉ được mở rộng rất lớn so
với IPv4.
Một địa chỉ IPv6 được biểu diễn dưới dạng tám nhóm gồm bốn chữ số thập
lục phân, mỗi nhóm đại diện cho 16 bit. Các nhóm được phân tách bằng dấu hai
chấm (:). Ví dụ địa chỉ IPv6:
2001: 0db8: 85a3: 0000: 0000: 8a2e: 0370: 7334
Địa chỉ IPv6 được rút gọn dưới dạng các số 0 đứng đầu trong mỗi trường
16 bit bị triệt tiêu, mỗi nhóm giữ lại ít nhất một chữ số trong trường hợp nhóm
hoàn toàn bằng không.
Quá trình chuyển đổi Internet từ IPv4 sang IPv6, thông thường hoạt động
trong môi trường địa chỉ hỗn hợp. Đối với các trường hợp sử dụng như vậy, một
ký hiệu đặc biệt đã được giới thiệu, thể hiện các địa chỉ IPv6 tương thích với ánh
xạ IPv4 và tương thích với IPv4.
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐỊA CHỈ IPv6
Số lượng
TT Sử dụng Vùng địa chỉ Ghi chú
địa chỉ
1 Đơn vị kết nối mạng diện /117 2.048  
rộng
2 Mạng LAN     Dùng địa chỉ IP
nội bộ, không bị
hạn chế
3 Dùng cho máy chủ và ứng /116 4.096  
dụng trực tuyến, thiết bị mạng
4 Đô thị thông minh, IoT /116 4.096  
5 Đơn vị cấp xã /119 512  
6 Đơn vị cấp huyện /123 32  

30
Số lượng
TT Sử dụng Vùng địa chỉ Ghi chú
địa chỉ
7 Cơ quan sở, ngành /122 64  
8 Dự phòng cấp cho thiết bị cá   8.192  
nhân công chức, viên chức
9 Dự phòng   13.728  
  Tổng   32.768  
  Vùng địa chỉ được cấp /48 ≤ y ≤ /33 32.768  

VI. NỘI DUNG THỰC HIỆN


1. Giai đoạn 1 – Chuẩn bị
1.1. Đào tạo, truyền thông
1.1.1.Truyền thông nâng cao nhận thức
+ Truyền thông nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa và yêu cầu việc
chuyển đổi IPv6 cho các lãnh đạo các đơn vị nhà nước sở, ban, ngành, UBND
cấp huyện, cấp xã trong toàn tỉnh:
- Truyền thông: Tài liệu, thông tin điện tử. Chuyển tài liệu giấy đến các
đơn vị liên quan. Xây dựng 03 bản tin truyền thông trên cổng thông tin
điện tử của tỉnh và cổng thông tin khác.
- Tổ chức 01 hội thảo, phổ biến thông tin.
Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
Đơn vị phối hợp: Các cơ quan báo chí.
Thời gian thực hiện: Năm 2020.
Kinh phí: 100 triệu đồng.
Nguồn vốn: Ngân sách tỉnh.
1.1.2. Tập huấn, đào tạo cán bộ kỹ thuật của các cơ quan, đơn vị
+ Tập huấn, đào tạo kiến thức cơ bản, chuyên sâu về IPv6 cho các cán bộ
chuyên trách, bán chuyên trách công nghệ thông tin tại các đơn vị nhà nước
trong toàn tỉnh.
Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã.
Thời gian thực hiện:Năm 2020.
Kinh phí: 100 triệu đồng. Học viên: Sở, ngành, cấp huyện, cấp xã. Số
lượng 05 lớp đào tạo.

31
Nguồn vốn:Ngân sách tỉnh.
1.1.3. Hỗ trợ kỹ thuật Ipv6
+ Bố trí cán bộ thường trực giải đáp, hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình chuyển
đổi và sử dụng IPv6. Hình thức hỗ trợ: trực tuyến và số điện thoại đường dây
nóng, thiết bị kỹ thuật.
Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
Thời gian thực hiện: Năm 2020.
Nguồn vốn: ngân sách tỉnh.
1.2. Lập kế hoạch, đề án
+ Rà soát, đánh giá tổng thể thực trạng hạ tầng mạng lưới và dịch vụ tại 21
đơn vị sở, ngành; 8 UBND cấp huyện và 126 UBND cấp xã trong toàn tỉnh phục
vụ cho việc chuyển đổi, gồm:
- Thiết bị, mạng lưới: Kế hoạch thay thế dần các thiết bị lạc hậu, không hỗ
trợ IPv6, gồm các thiết bị mạng và các thiết bị đảm bảo an toàn, an ninh mạng
(thiết bị tường lửa, thiết bị lưu trữ…).
- Hệ thống máy chủ, dịch vụ, phần mềm và máy tính: Đánh giá phạm vi,
quy mô về chuyển đổi để hỗ trợ IPv6, gồm các hệ thống:
o Cổng thông tin điện tử.
o Phần mềm nội bộ.
o Phần mềm chuyên ngành.
o Dịch vụ công trực tuyến.
o Hệ thống các máy chủ, thiết bị mạng và an ninh mạng tại Trung tâm
Tích hợp tích hợp dữ liệu của tỉnh và hệ thống thiết bị tại các cơ
quan, đơn vị nhà nước các cấp.
- Mạng của tổ chức cung cấp dịch vụ cho đơn vị: Phối hợp với các doanh
nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ Internet và mạng truyền số liệu chuyên dùng
để đánh giá khả năng, cách thức chuyển đổi sang công nghệ mới IPv6.
- Phối hợp với các đơn vị cung cấp thiết bị, phần mềm, dịch vụ đặc thù: hệ
thống giám sát, an ninh mạng…
+ Lập kế hoạch, phương án tổng thể, chi tiết.
+ Lập đề án triển khai thực hiện.
Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

32
Đơn vị phối hợp: Các đơn vị sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp
xã; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Thời gian thực hiện:Năm 2020.
Nguồn vốn: Ngân sách tỉnh.
1.3. Đăng ký địa chỉ IPv6, IPv4, số hiệu mạng ASN độc lập; quy hoạch địa chỉ
IPv6 cho hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị
+ Thực hiện việc đăng ký thuê địa chỉ và dịch vụ IPv6, IPv4, số hiệu mạng
ASN độc lập của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC).
+ Quy hoạch địa chỉ IPv6 cho hệ thống dịch vụ, hệ thống quản lý, hệ thống
thông tin nội bộ của 21 đơn vị sở, ngành; 8 UBND cấp huyện và 126 UBND cấp
xã trong toàn tỉnh.
Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
Đơn vị phối hợp: Trung tâm Internet Việt Nam.
Thời gian thực hiện: 2020 - 2023.
Kinh phí(dự kiến đến năm 2023): 50 triệu đồng. Trong đó, chi phí duy trì là
10 triệu đồng/năm;chi phí phát sinh ban đầu là 10 triệu đồng.
Nguồn vốn Ngân sách tỉnh.
1.4. Mua sắm bổ sung thiết bị, đường truyền cho Trung tâm Tích hợp dữ liệu
của tỉnh đáp ứng yêu cầu triển khai IPv6 trong giai đoạn tiếp theo
Mua sắm bổ sung, thay thế các thiết bị, đường truyền cho Trung tâm Tích
hợp dữ liệu của tỉnh trên cơ sở kết quả khảo sát, đánh giá các thiết bị đã lạc hậu,
không hỗ trợ IPv6 đáp ứng yêu cầu triển khai IPv6 trong giai đoạn tiếp theo.
Bao gồm:
+ Bổ sung 2 thiết bị 25/50Gb Ethernet Adapter (kết nối quang) vào hệ
thống khung máy chủ dạng phiến.
+ Bổ sung 2 thiết bị Module kết nối quang 40G QSFP vào thiết bị mạng
chính (Spine Switch).
+ Bổ sung 2 thiết bị Module kết nối quang 40G QSFP vào thiết bị LAN
Switch.
+ Bổ sung 02 máy tính để bàn và 02 máy tính xách tay phục vụ hỗ trợ thử
nghiệm.
Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
Đơn vị phối hợp: Doanh nghiệp viễn thông.

33
Thời gian thực hiện: Năm 2021.
Kinh phí: 370 triệu đồng.
Nguồn vốn: Ngân sách tỉnh.
2. Giai đoạn 2 – Kết nối, thử nghiệm
2.1. Kết nối, định tuyến
2.1.1. Chuyển đổi đường truyền kết nối của Viettel Bắc Ninh
Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
Đơn vị phối hợp: Viettel Bắc Ninh.
Thời gian thực hiện: 2021 - 2022.
2.1.2. Yêu cầu quảng bá vùng địa chỉ IPv6 của đơn vị trên Internet toàn cầu
Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
Đơn vị phối hợp: Trung tâm Internet Việt Nam.
Thời gian thực hiện: 2021 - 2022.
2.1.3. Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông triển khai kết nối IPv6 với mạng
truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh
Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
Đơn vị phối hợp: Doanh nghiệp viễn thông.
Thời gian thực hiện: 2021 - 2022.
2.2. Triển khai trên phần mềm ứng dụng
Yêu cầu các đơn vị cung cấp phần mềm, giải pháp, thuê ngoài dịch vụ công
nghệ thông tin đảm bảo hỗ trợ đồng thời IPv4/IPv6
+ Yêu cầu các đơn vị cung cấp thực hiện: Kiểm tra tương thích hệ thống;
Nâng cấp, lập trình chỉnh sửa (rà soát nếu cần thiết).
Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
Đơn vị phối hợp: Các đơn vị cung cấp phần mềm và dịch vụ viễn thông.
Thời gian thực hiện:2021 - 2022.
Kinh phí: 120 triệu đồng.
Nguồn Ngân sách tỉnh.
2.3. Thử nghiệm ứng dụng, dịch vụ
2.3.1. Chuyển đổi IPv6 cho các thiết bị mạng và an ninh mạng tại Trung
tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh
a)Chuyển đổi các thiết bị an ninh mạng
34
- Thực hiện chuyển đổi các thiết bị tường lửa – Firewall tại Trung tâm tích
hợp dữ liệu của tỉnh. Bao gồm:
+ Thiết bị tường lửa internet và mạng WAN: 2 thiết bị.
+ Thiết bị tường lửa lõi: 2 thiết bị.
+ Thiết bị tường lửa cho ứng dụng web: 1 thiết bị.
+ Thiết bị cân bằng tải: 1 thiết bị.
+ Thiết bị bảo vệ an toàn cổng web: 1 thiết bị.
+ Thiết bị - Kiểm soát tuân thủ chính sách bảo mật: 1 thiết bị.
+ Chống tấn công DDoS: 1 thiết bị.
+ Chống tấn công APT: 1 thiết bị.
Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
Đơn vị phối hợp: Doanh nghiệp viễn thông.
Thời gian thực hiện: 2021 - 2022.
Kinh phí: 7,5 triệu đồng.
Nguồn vốn: Ngân sách tỉnh.
b) Chuyển đổi các thiết bị mạng
- Thực hiện chuyển đổi các thiết bị mạng tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của
tỉnh. Bao gồm:
+ Thiết bị mạng chính: 2 thiết bị.
+ Thiết bị LAN Switch: 2 thiết bị.
+ Thiết bị SAN Switch: 2 thiết bị.
+ Router: 2 thiết bị.
Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
Đơn vị phối hợp: Doanh nghiệp viễn thông.
Thời gian thực hiện: 2021 - 2022.
Kinh phí: 6 triệu đồng.
Nguồn vốn: Ngân sách tỉnh.
Mô hình vật lý và mô hình logic chuyển đổi IPv6 cho các thiết bị mạng và
an ninh mạng:

35
Hình 4: Sơ đồ vật lý bổ sung kết nối IPv6 các thiết bị mạng và an ninh
mạng

36
Hình 5: Sơ đồ logic chuyển đổi IPv6 cho các thiết bị mạng và an ninh mạng
2.6. Thử nghiệm với các hệ thống mạng LAN và Wifi kết nối Internet sử dụng
IPv6
+ Thử nghiệm với các hệ thống mạng LAN và Wifi kết nối Internet sử
dụng IPv6 tại Sở Thông tin và Truyền thông.
Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
Đơn vị phối hợp: Doanh nghiệp viễn thông.
Thời gian thực hiện: 2021 - 2022.
Kinh phí: 20 triệu đồng.
Nguồn Ngân sách tỉnh.
2.7. Đánh giá thử nghiệm
+ Đánh giá sau thử nghiệm: Các vấn đề, cách giải quyết, rút kinh nghiệm
trước khi triển khai chuyển đổi chính thức.
+ Xây dựng kế hoạch tiếp theo: Trên cơ sở đánh giá sau thử nghiệm, điều
chỉnh kế hoạch (nếu cần thiết) để chuyển đổi IPv6 đảm bảo chất lượng, tiến độ.
Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
Đơn vị phối hợp: Các doanh nghiệp viễn thông cung cấp đường truyền
Internet.
Thời gian thực hiện: 2021 - 2022.
3. Giai đoạn 3 - Chuyển đổi chính thức
3.1. Chuyển đổi IPv6 cho Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh
3.1.1. Chuyển đổi IPv6 cho hệ thống máy chủ và thiết bị lưu trữ
- Thực hiện chuyển đổi IPv6 cho hệ thống máy chủ và các thiết bị lưu trữ
tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh. Bao gồm:
+ Máy chủ: 54 máy.
+ Hệ thống lưu trữ SAN: 1 hệ thống.
+ Hệ thống Disk Backup 120TB: 1 hệ thống.
Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
Đơn vị phối hợp: Doanh nghiệp viễn thông.
Thời gian thực hiện: Năm 2022.
Kinh phí: 56 triệu đồng
Nguồn vốn: Ngân sách tỉnh.

37
Mô hình vật lý và mô hình logic chuyển đổi IPv6 cho hệ thống máy chủ và
thiết bị lưu trữ:

Hình 6: Sơ đồ vật lý bổ sung kết nối IPv6 cho hệ thống máy chủ và thiết bị
lưu trữ

38
Hình 7: Sơ đồ logic chuyển đổi IPv6 cho hệ thống máy chủ và thiết bị lưu
trữ
3.1.2. Hệ thống Chính quyền điện tử tích hợp dịch vụ công trực tuyến
+ Thực hiện chuyển đổi hệ thống Chính quyền điện tử tích hợp dịch vụ
công trực tuyến.
Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
Thời gian thực hiện: Năm 2022.
Kinh phí: 1.528 triệu đồng.
Nguồn vốn: Ngân sách tỉnh.
3.1.3. Cổng thông tinđiện tử của tỉnh
+ Thực hiện chuyển đổi Cổng thông tin điện tử của tỉnh tại Trung tâm tích
hợp dữ liệu của tỉnh.
Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
Thời gian thực hiện: Năm 2022.
Kinh phí: 500 triệu đồng.
Nguồn vốn:Ngân sách tỉnh.

39
3.1.4. Email, phần mềm ứng dụng nội bộ
+ Thực hiện chuyển đổi hệ thống thư điện tử và hệ thống quản lý văn bản
và điều hành tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh.
Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
Thời gian thực hiện: Năm 2022.
Kinh phí: 300 triệu đồng.
Nguồn vốn: Ngân sách tỉnh.
3.2. Chuyển đổi IPv6 kết nối WAN tới các cơ quan, đơn vị
3.2.1. Mở rộng triển khai mạng LAN
+ Mở rộng triển khai IPv6 cho mạng LAN tại 21 đơn vị sở, ngành, 8
UBND cấp huyện và 126 UBND cấp xã trong toàn tỉnh. Phân chia thời gian
thực hiện. SởThông tin và Truyền thông hỗ trợ trực tuyến hoặc cử cán bộ hỗ trợ
trực tiếp.
Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã.
Thời gian thực hiện: Năm 2022.
Kinh phí: 32,55 triệu đồng.
Nguồn vốn: Ngân sách tỉnh.
3.2.2. Thực hiện chuyển đổi hỗ trợ đồng thời IPv4/IPv6 cho mạng kết nối
diện rộng (WAN) của tỉnh
+ Thực hiện chuyển đổi sang hỗ trợ đồng thời IPv4/IPv6 cho mạng kết nối
diện rộng (WAN) của tỉnh. Khảo sát xác định hệ điều hành các thiết bị tại 21
đơn vị sở, ngành, 8 UBND cấp huyện và 126 UBND cấp xã trong toàn tỉnh.
Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã.
Thời gian thực hiện: Năm 2022.
Kinh phí: 54,25 triệu đồng.
Nguồn Ngân sách tỉnh.
3.3. Hoàn thiện chuyển đổi
3.3.1. Chuyển đổi toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin nội bộ
- Chuyển đổi IPv6 cho hệ thống phần mềm của các cơ quan chính quyền tại
Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh. Bao gồm:

40
+ Bao gồm 9 hệ thống phần mềm. Cụ thể:
• Hệ thống Quản lý cán bộ công chức viên chức - Sở Nội vụ.
• Phần mềm Quản lý dữ liệu ngành Giáo dục đào tạo.
• Hệ thống GIS ngành xây dựng.
• Quản lý tài liệu số hóa Sở Nội vụ.
• Biến đổi khí hậu - Sở Tài Nguyên môi trường.
• Phần mềm Quản lý thi đua khen thưởng tỉnh.
• Hệ thống quản lý văn bản và điều hành khối cơ quan Đảng.
• Trang thông tin điện tử Bắc Ninh now.
• Hệ thống CAMERA theo dõi, xử phạt giao thông.
- Chuyển đổi toàn bộ các hệ thống công nghệ thông tin nội bộ tại 21 đơn vị
sở, ngành, 8 UBND cấp huyện và 126 UBND cấp xã trong toàn tỉnh.
Đơn vị chủ trì: Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện.
Đơn vị phối hợp: Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Kinh phí: 7.400 triệu đồng.
Nguồn: Ngân sách tỉnh.
Thời gian thực hiện: Năm 2022.
Mô hình vật lý và mô hình logic chuyển đổi IPv6 cho hệ thống phần mềm
của các cơ quan chính quyền:

41
Hình 8: Sơ đồ vật lý bổ sung kết nối IPv6 cho hệ thống phần mềm của các
cơ quan chính quyền

42
Hình 9: Sơ đồ logic chuyển đổi IPv6 cho hệ thống phần mềm của các cơ
quan chính quyền
3.3.2. Chuyển đổi các dịch vụ và các thiết bị có kết nối Internet
+ Chuyển đổi các dịch vụ có kết nối Internet còn lại; các hệ thống đảm bảo
an toàn thông tin, giám sát mạng, dịch vụ.
Đơn vị chủ trì: Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện.
Đơn vị phối hợp: Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet;
Trung tâm Internet Việt Nam.
Thời gian thực hiện: Năm 2022.
Nguồn: doanh nghiệp.
Mô hình logic chuyển đổi IPv6 cho các thiết bị có kết nối Internet còn lại:

43
Hình 10: Sơ đồ logic chuyển đổi IPv6 cho các thiết bị có kết nối Internet còn
lại
3.3.3. Chuyển đổi thiết bị sử dụng hệ điều hành Windows XP
+ Thực hiện chuyển đổi sang Ipv6 cho 664 máy tính sử dụng hệ điều hành
Windows XP tại các cơ quan, đơn vị sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND
cấp xã. Do đơn vị thực hiện đề án cùng cán bộ Sở Thông tin và Truyền thông
trực tiếp cài đặt. Các hệ điều hành khác sẽ xây dựng tài liệu, cán bộ tại các đơn
vị thực hiện. Sở Thông tin và Truyền thông hỗ trợ trực tuyến.
Đơn vị chủ trì: Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện.
Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông.
Thời gian thực hiện: Năm 2021.
Kinh phí: 8.632 triệu đồng.
Nguồn: Ngân sách tỉnh.
3.3.4. Sẵn sàng triển khai mạng thuần IPv6
+ Sẵn sàng triển khai mạng thuần IPv6 (IPv6 only)tại 21 đơn vị sở, ngành,
8 UBND cấp huyện và 126 UBND cấp xã trong toàn tỉnh đồng bộ với lộ trình,
thực tiễn triển khai tại Việt Nam và trên thế giới.
44
+ Tổng kết, đánh giá sau chuyển đổi.
Đơn vị chủ trì: Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet.
Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã;
Trung tâm Internet Việt Nam.
Thời gian thực hiện: Năm 2022.
Kinh phí: 920 triệu đồng.
Nguồn vốn: Ngân sách tỉnh.
3.4. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chuyển đổi IPv6
Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã;
Trung tâm Internet Việt Nam; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông,
phần mềm ứng dụng.
Thời gian thực hiện: Năm 2023.
Kinh phí: 30 triệu đồng.
Nguồn vốn: Ngân sách tỉnh.
VII. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
Hiệu quả về quản lý nhà nước:
Việc triển khai thực hiện Đề án chuyển đổi IPv6 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
sẽ thúc đẩy việc ứng dụng IPv6, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng
Chính quyền điện tử và đô thị thông minh. Thực hiện chuyển đổi IPv4 sang IPv6
cho mạng lưới, ứng dụng Chính quyền điện tử, cổng thông tin điện tử, thiết bị
mạng, thiết bị an ninh mạng, hệ thống máy chủ và thiết bị lưu trữ…, đảm bảo
tính sẵn sàng trước công nghệ mới của Internet và bắt kịp các yêu cầu của cách
mạng công nghiệp 4.0. Tạo không gian địa chỉ không giới hạn, bảo đảm an toàn,
bảo mật kết nối các thiết bị đầu cuối và bảo đảm ứng dụng công nghệ thông tin
đồng bộ trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Hiệu quả về kinh tế:
Việc triển khai thực hiện các nội dung trong Đề án chuyển đổi IPv6 trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh sẽtăng cường việc sử dụng Internet, phát triển cập nhật theo
kịp xu hướng công nghệ thế giới, đảm bảo việc truy cập an toàn thông suốt,
nhanh chóng và ổn định đến người sử dụng, qua đó tạo thêm nhiều cơ hội tăng
trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả quản lý nhà nước và nâng
cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
45
1. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì tham mưu UBND tỉnh xây dựng, triển khai IPv6. Phối hợp với các
sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố liên quan để triển khai thực hiện Đề án;
theo dõi, đôn đốc triển khai các chương trình, dự án, hạng mục liên quan đến
việc triển khai Đề án.
Phối hợp với các đơn vị sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố và nhà
cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet trên địa bàn tỉnh khảo sát hiện trạng cụ thể
để tổ chức triển khai hệ thống đảm bảo tiến độ, chất lượng và đạt hiệu quả cao.
Chủ trì tham mưu, đề xuất đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin trên
địa bàn tỉnh. Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, kiến thức
chuyên môn phù hợp với công việc cho đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin của
các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố.
Thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể hạ tầng mạng lưới, dịch vụ (thiết bị,
phần mềm; hạ tầng, hệ thống DNS) và lập kế hoạch, phương án tổng thể, chi tiết
chuyển đổi sang IPv6. Đăng ký, thuê địa chỉ IPv6, IPv4, số hiệu mạng ASN độc
lập; quy hoạch địa chỉ IPv6 cho hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước
trên địa bàn tỉnh.
Mua sắm bổ sung thiết bị, đường truyền cho Trung tâm Tích hợp dữ liệu
của tỉnh đáp ứng yêu cầu triển khai IPv6 trong giai đoạn tiếp theo.
Phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ yêu cầu đường truyền Internet hỗ trợ
đồng thời IPv4/IPv6; yêu cầu quảng bá vùng địa chỉ IPv6 của đơn vị trên
Internet toàn cầu; kết nối IPv6 với mạng truyền số liệu chuyên dùng. Yêu cầu
các đơn vị cung cấp phần mềm, giải pháp, thuê ngoài dịch vụ công nghệ thông
tin đảm bảo hỗ trợ đồng thời IPv4/IPv6.
Thực hiện chuyển đổi IPv6 cho các thiết bị mạng và an ninh mạng tại
Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh;thử nghiệm với các hệ thống mạng LAN và
Wifi kết nối Internet sử dụng IPv6 tại Sở Thông tin và Truyền thông; đánh giá
sau thử nghiệm.
Thực hiện chuyển đổi IPv6 cho Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh (bao
gồm hệ thống máy chủ và thiết bị lưu trữ; hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
cổng thông tin điện tử của tỉnh; thư điện tử, phần mềm ứng dụng nội bộ);
chuyển đổi IPv6 kết nối WAN tới các cơ quan, đơn vị.
Định kỳ hàng tháng rà soát, đánh giá triển khai IPv6 trên các ứng dụng nền
tảng của tỉnh, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh. Từ đó tham mưu các giải pháp
nhằm tăng cường, khắc phục các hạn chế ứng dụng công nghệ thông tin, theo
dõi, đôn đốc triển khai IPv6 trên địa bàn tỉnh.
46
Hàng năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo công nghệ thông tin
về tình hình triển khai IPv6; căn cứ tình hình thực tế xây dựng đề án, triển khai
các dịch vụ tiếp theo.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, tham mưu các thủ tục pháp lý, thẩm định, hướng dẫn các sở,
ngành, địa phương thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến đề án này
theo đúng Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Phối hợp với Sở Tài chính trong tham mưu, thẩm định, đề xuất, bố trí kinh
phí bảo đảm triển khai các nội dung trong Đề án này.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu
tư bố trí kinh phí để thực hiện Đề án theo quy định.
Hàng năm tham mưu UBND tỉnh giao, phân bổ dự toán chi ngân sách; cấp
phát kinh phí cho đơn vị thực hiện nhiệm vụ, công việc liên quan đến Đề án này
theo quy định của pháp luật.
4. Các sở, ban, ngành khác vàỦy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ viễn thông trên địa bàn thực hiện khảo sát, rà soát, bổ sung hạ tầng kỹ thuật
đảm bảo việc triển khai chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 theo đúng lộ trình.
Tập trung chỉ đạo vận hành hệ thống tại đơn vị đảm bảo tiến độ, ổn định,
an toàn và hiệu quả. Thực hiện chuyển đổi toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin
nội bộ tại đơn vị mình.
Cử cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin của đơn vị phối hợp với Trung
tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh trong việc chuyển đổi,
vận hành, quản lý hệ thống sau khi được triển khai IPv6.
Rà soát, cân đối bố trí nguồn vốn của ngành, địa phương mình để phối hợp
với Sở Thông tin và Truyền thông trong tổ chức triển khai cung cấp địa chỉ
IPv6.
Định kỳ hàng quý báo cáo tình hình triển khai, hoạt động, vận hành địa chỉ
IPv6 về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
5. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai các giải pháp kỹ
thuật đảm bảo cho việc triển khai chuyển đổi IPv4 sang IPv6 cho các cơ quan
nhà nước trên địa bàn tỉnh.

47
Rà soát, đánh giá lại mạng truyền số liệu chuyên dùng, các ứng dụng và
thiết bị đầu, cuối cung cấp cho các đơn vị sở, ban, ngành, UBND cấp huyện trên
địa bàn tỉnh bảo đảm yêu cầu, sẵn sàng cho việc chuyển đổi IPv4 sang IPv6.
Kích hoạt tính năng IPv6 hoặc nâng cấp thiết bị, nền tảng công nghệ để đáp ứng
cho đề án triển khai IPv6 trong hoạt động của các cơ quan nhà nước theo đúng
lộ trình đề ra.

48
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC1. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI IPv6
TT Công việc Thời gian Kinh phí (đồng)
  Giai đoạn 1   620.000.000
1.1 Truyền thông nâng cao nhận thức Năm 2020  
Tập huấn, đào tạo cán bộ kỹ thuật của
1.2 Năm 2020  
các cơ quan, đơn vị
1.3 Hỗ trợ kỹ thuật IPv6 Năm 2020  
Rà soát, đánh giá tổng thể hạ tầng
mạng lưới, dịch vụ (thiết bị, phần mềm;
1.4 hạ tầng, hệ thống DNS); lập kế hoạch, Năm 2020  
phương án tổng thể, chi tiết; lập đề án
triển khai thực hiện
Đăng ký, thuê địa chỉ IPv6, IPv4, số
hiệu mạng ASN độc lập; quy hoạch địa
1.5 2020 - 2023  
chỉ IPv6 cho hệ thống thông tin của các
cơ quan, đơn vị
Mua sắm bổ sung thiết bị, đường
truyền cho Trung tâm Tích hợp dữ liệu
1.6 Năm 2021  
của tỉnh đáp ứng yêu cầu triển khai
IPv6 trong giai đoạn tiếp theo
  Giai đoạn 2   153.500.000
Chuyển đổi đường truyền Internet của
2.1 2021 - 2022  
Viettel Bắc Ninh
Yêu cầu quảng bá vùng địa chỉ IPv6
2.2 của đơn vị trên Internet toàn cầu 2021 - 2022  

Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông triển


2.3 khai kết nối IPv6 với mạng truyền số 2021 - 2022  
liệu chuyên dùng của tỉnh
Yêu cầu các đơn vị cung cấp phần
mềm, giải pháp, thuê ngoài dịch vụ
2.4 công nghệ thông tin đảm bảo hỗ trợ 2021 - 2022  
đồng thời IPv4/IPv6
Chuyển đổi IPv6 cho các thiết bị mạng
2.5 và an ninh mạng tại Trung tâm tích hợp 2021 - 2022  
dữ liệu của tỉnh
Thử nghiệm với các hệ thống mạng
2.6 LAN và Wifi kết nối Internet sử dụng 2021 - 2022  
IPv6 tại Sở Thông tin và Truyền thông
2.7 Đánh giá sau thử nghiệm 2021 - 2022  
  Giai đoạn 3   19.452.800.000

49
TT Công việc Thời gian Kinh phí (đồng)
Chuyển đổi IPv6 cho Trung tâm tích
3.1    
hợp dữ liệu
3.1. Chuyển đổi IPv6 cho thiết bị máy chủ
và thiết bị lưu trữ Năm 2022  
1
3.1. Hệ thống Chính quyền điện tử tích hợp
Dịch vụ công trực tuyến Năm 2022  
2
3.1.
Cổng thông tin điện tử của tỉnh Năm 2022  
3
3.1. Email, phần mềm ứng dụng nội bộ
Năm 2022  
4
Chuyển đổi IPv6 kết nối WAN tới các
3.2    
cơ quan, đơn vị
3.2.
Mở rộng triển khai mạng LAN Năm 2022  
1
Thực hiện chuyển đổi hỗ trợ đồng thời
3.2. IPv4/IPv6 cho mạng kết nối diện rộng Năm 2022  
2 (WAN) của tỉnh
3.3 Hoàn thiện chuyển đổi    
3.3. Chuyển đổi toàn bộ hệ thống công nghệ
thông tin nội bộ Năm 2022  
1
3.3. Chuyển đổi các dịch vụ và các thiết bị
có kết nối Internet Năm 2022  
2
3.3. Chuyển đổi thiết bị sử dụng hệ điều
hành Windows XP Năm 2021  
3
3.3.
Chuẩn bị triển khai mạng thuần IPv6 Năm 2022  
2
Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện
3.4 chuyển đổi IPv6 Năm 2023  
  Tổng   20.226.300.000

50
PHỤ LỤC 2. DIỄN GIẢI KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI IPv6
Bảng 2: Chi tiếtkinh phí thực hiện đề án chuyển đổi IPv6
Đơn vị tính: Đồng
TT Công việc Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền Nguồn vốn Phương Ghi chú
tính lượn thức thực
g hiện
  Giai đoạn 1              
1 Truyền thông nâng cao       100.000.000      
nhận thức
1.1 Xây dựng bản tin truyền Bản 3 30.000.000 90.000.000 Ngân sách Sở TT và TT  
thông trên cổng thông tin tin thực hiện
điện tử của tỉnh và cổng
thông tin khác, tài liệu
hướng dẫn
1.2 Hội thảo, phổ biến thông Hội 1 10.000.000 10.000.000 Ngân sách Sở TT và TT Bao gồm các chi phí tài
tin thảo thực hiện liệu, văn phòng phẩm,
nước uống, chi phí cho
chủ trì, thư ký, báo cáo
viên, thành viên và các
chi phí khác theo Thông
tư số 40/2017/TT-BTC
ngày 28/4/2017 của Bộ
Tài chính.
Trung bình 1 hội thảo có
khoảng 30 thành viên.
2 Tập huấn, đào tạo cán bộ Lớp 5 20.000.000 100.000.000 Ngân sách Sở TT và TT Tập huấn, đào tạo cho

51
TT Công việc Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền Nguồn vốn Phương Ghi chú
tính lượn thức thực
g hiện
kỹ thuật của các cơ quan, học thực hiện 155 cán bộ thuộc các cơ
đơn vị quan, đơn vị sở, ban,
ngành, UBND cấp huyện,
cấp xã (trung bình đào tạo
01 cán bộ/đơn vị).
Trung bình 30 cán bộ/lớp
học. Chi phí bao gồm các
khoản thù lao cho giảng
viên, trợ giảng; chi phí
thuê thiết bị, in ấn tài liệu,
tổ chức quản lý lớp học...
theo Thông tư số
36/2018/TT-BTC ngày
30/3/2018
3 Hỗ trợ kỹ thuật Ipv6         Sở TT và TT Thực hiện đầu tư mua
sắm các trang thiết bị
phục vụ tác nghiệp (máy
tính để bàn, máy tính
xách tay) được thực hiện
tại nhiệm vụ 6. Mua sắm
bổ sung thiết bị, đường
truyền cho Trung tâm
Tích hợp dữ liệu của tỉnh.
4 Rà soát, đánh giá tổng thể           Sở TT và TT Dự án đang được thực
hạ tầng mạng lưới, dịch vụ hiện.
(thiết bị, phần mềm; hạ
tầng, hệ thống DNS); lập
52
TT Công việc Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền Nguồn vốn Phương Ghi chú
tính lượn thức thực
g hiện
kế hoạch, phương án tổng
thể, chi tiết; lập đề án triển
khai thực hiện
5 Đăng ký, thuê địa chỉ       50.000.000   Sở TT và Xác định dựa trên lệ phí
IPv6, IPv4, số hiệu mạng TT, Trung đăng ký sử dụng và phí
ASN độc lập; quy hoạch tâm Internet duy trì sử dụng địa chỉ
địa chỉ IPv6 cho hệ thống Việt Nam, Internet (IP) của Việt
thông tin của các cơ quan, doanh Nam (theo Thông tư số
đơn vị nghiệp viễn 208/2016/TT-BTC ngày
thông 10/11/2016 của Bộ Tài
chính)
5.1 Chi phí phát sinh lần đầu Đăng 1 10.000.000 10.000.000 Ngân sách    

5.2 Chi phí duy trì hàng năm Block 1 10.000.000 40.000.000 Ngân sách   10 triệu đồng/01 block
IP IP/4 năm
6 Mua sắm bổ sung thiết bị,       370.000.000      
đường truyền cho Trung
tâm Tích hợp dữ liệu của
tỉnh đáp ứng yêu cầu triển
khai IPv6 trong giai đoạn
tiếp theo
6.1 25/50Gb Ethernet Adapter Thiết 2 55.000.000 110.000.000 Ngân sách Mua mới Bổ sung vào hệ thống
(kết nối quang) bị khung máy chủ dạng
phiến
6.2 Module kết nối quang 40G Thiết 2 45.000.000 90.000.000 Ngân sách Mua mới Bổ sung vào hệ thống
QSFP bị thiết bị mạng chính

53
TT Công việc Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền Nguồn vốn Phương Ghi chú
tính lượn thức thực
g hiện
(Spine Switch)
6.3 Module kết nối quang 40G Thiết 2 45.000.000 90.000.000 Ngân sách Mua mới Bổ sung vào hệ thống
QSFP bị thiết bị LAN Switch
6.4 Máy tính để bàn Thiết 2 20.000.000 40.000.000 Ngân sách Mua mới Hệ thống hỗ trợ, thử
bị nghiệm
6.5 Máy tính xách tay Thiết 2 20.000.000 40.000.000 Ngân sách Mua mới Hệ thống hỗ trợ, thử
bị nghiệm
  Giai đoạn 2              
1 Chuyển đổi đường truyền           Sở TT và  
Internet của Viettel Bắc TT, Viettel
Ninh Bắc Ninh
2 Yêu cầu quảng bá vùng           Sở TT và  
địa chỉ IPv6 của đơn vị TT, Trung
trên Internet toàn cầu tâm Internet
Việt Nam
3 Yêu cầu doanh nghiệp           Sở TT và  
viễn thông triển khai kết TT, Viettel,
nối IPv6 với mạng truyền VNPT
số liệu chuyên dùng của
tỉnh
4 Yêu cầu các đơn vị cung       120.000.000   Thuê dịch vụ  
cấp phần mềm, giải pháp, thực hiện
thuê ngoài dịch vụ công
nghệ thông tin đảm bảo hỗ
trợ đồng thời IPv4/IPv6

54
TT Công việc Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền Nguồn vốn Phương Ghi chú
tính lượn thức thực
g hiện
4.1 Kiểm tra tương thích hệ Lần 1 20.000.000 20.000.000 Ngân sách Thuê dịch vụ  
thống thực hiện
4.2 Nâng cấp, lập trình chỉnh Lần 1 100.000.000 100.000.000 Ngân sách Thuê dịch vụ  
sửa thực hiện
5 Chuyển đổi IPv6 cho các       13.500.000      
thiết bị mạng và an ninh
mạng tại Trung tâm tích
hợp dữ liệu của tỉnh
5.1 Chuyển đổi các thiết bị an Thiết 10 750.000 7.500.000 Ngân sách Thuê dịch vụ Chi phí chuyển đổi được
ninh mạng bị thực hiện tính toán theo Định mức
lắp đặt phần cứng và cài
đặt phần mềm trong ứng
dụng công nghệ thông tin
5.2 Chuyển đổi các thiết bị Thiết 8 750.000 6.000.000 Ngân sách Thuê dịch vụ (Quyết định số 1601/QĐ-
mạng bị thực hiện BTTTT ngày 03/10/2011)

6 Thử nghiệm với các hệ Lần 1 20.000.000 20.000.000 Ngân sách Sở TT và TT  


thống mạng LAN và Wifi
kết nối Internet sử dụng
IPv6 tại Sở Thông tin và
Truyền thông
7 Đánh giá sau thử nghiệm           Sở TT và TT  
  Giai đoạn 3              
1 Chuyển đổi IPv6 cho       2.384.000.000      
Trung tâm tích hợp dữ
liệu
55
TT Công việc Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền Nguồn vốn Phương Ghi chú
tính lượn thức thực
g hiện
1.1 Chuyển đổi IPv6 cho thiết Thiết 56 1.000.000 56.000.000 Ngân sách Thuê dịch Chi phí chuyển đổi được
bị máy chủ và thiết bị lưu bị vụ thực hiện tính toán theo Định mức
trữ lắp đặt phần cứng và cài
đặt phần mềm trong ứng
dụng công nghệ thông tin
(Quyết định số 1601/QĐ-
BTTTT ngày 03/10/2011)
1.2 Hệ thống Chính quyền Dịch 764 2.000.000 1.528.000.000 Ngân sách Thuê dịch Chi phí chuyển đổi IPv6
điện tử tích hợp Dịch vụ vụ vụ thực hiện bao gồm các chi phí cài
công trực tuyến công đặt, chi phí sửa mã lập
1.3 Cổng thông tin điện tử của Hệ 1 500.000.000 500.000.000 Ngân sách Thuê dịch trình
tỉnh thống vụ thực hiện
1.4 Email, phần mềm ứng       300.000.000    
dụng nội bộ
1.4. Hệ thống thư điện tử của Hệ 1 100.000.000 100.000.000 Ngân sách Thuê dịch vụ
1 tỉnh thống thực hiện
1.4. Hệ thống quản lý văn bản Hệ 1 200.000.000 200.000.000 Ngân sách Thuê dịch vụ
2 và điều hành thống thực hiện
2 Chuyển đổi IPv6 kết nối       86.800.000      
WAN tới các cơ quan, đơn
vị
2.1 Mở rộng triển khai mạng Cơ 155 210.000 32.550.000 Ngân sách Thuê dịch Chi phí hỗ trợ mở rộng
LAN quan vụ thực hiện triển khai IPv6 cho mạng
LAN tại 21 sở, ngành; 8
UBND cấp huyện và 126

56
TT Công việc Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền Nguồn vốn Phương Ghi chú
tính lượn thức thực
g hiện
UBND cấp xã
Phương thức thực hiện:
Thuê dịch vụ thực hiện
2.2 Thực hiện chuyển đổi hỗ Cơ 155 350.000 54.250.000 Ngân sách Thuê dịch Chi phí hỗ trợ trực tuyến
trợ đồng thời IPv4/IPv6 quan vụ thực hiện hoặc trực tiếp tại 21 sở,
cho mạng kết nối diện ngành; 8 UBND cấp
rộng (WAN) của tỉnh huyện và 126 UBND cấp

3 Hoàn thiện chuyển đổi              
3.1 Chuyển đổi toàn bộ hệ Hệ 74 100.000.000 7.400.000.000 Ngân sách Các sở, ban,  
thống công nghệ thông tin thống ngành,
nội bộ UBND cấp
huyện thực
hiện
3.2 Chuyển đổi các dịch vụ và         Doanh Các sở, ban,  
các thiết bị có kết nối nghiệp ngành,
Internet UBND cấp
huyện
3.3 Chuyển đổi thiết bị sử Máy 664 13.000.000 8.632.000.000 Ngân sách Các sở, ban,  
dụng hệ điều hành tính ngành,
Windows XP UBND cấp
huyện thực
hiện
3.4 Chuẩn bị triển khai mạng       920.000.000      
thuần IPv6

57
TT Công việc Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền Nguồn vốn Phương Ghi chú
tính lượn thức thực
g hiện
3.4. Sẵn sàng triển khai mạng Cơ 21 10.000.000 210.000.000 Ngân sách Thuê dịch vụ  
1 thuần IPv6 (IPv6 only) tại quan thực hiện
sở, ngành
3.4. Sẵn sàng triển khai mạng Cơ 8 10.000.000 80.000.000 Ngân sách Thuê dịch vụ  
2 thuần IPv6 tại cấp huyện quan thực hiện
3.4. Sẵn sàng triển khai mạng Cơ 126 5.000.000 630.000.000 Ngân sách Thuê dịch vụ  
3 thuần IPv6 tại cấp xã quan thực hiện
4 Tổng kết, đánh giá kết quả Lần 1 30.000.000 30.000.000 Ngân sách Sở TT và TT  
thực hiện chuyển đổi IPv6
Tổng cộng       20.226.300.00      
0

58
Bảng 3: Chi tiếtkinh phí thực hiện chuyển đổi thiết bị tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh
Đơn vị tính: Đồng
Danh mục hàng Đơn vị Khối Số cổng kết nối Số cổng kết nối Chi phí cài
STT Thiết bị/Bộ
hóa tính lượng mạng mạng đã sử dụng đặt IPv6
I HỆ THỐNG            
MÁY CHỦ ĐÁM
MÂY HỘI TỤ
1 Máy chủ quản trị Hệ thống 3 Thiết bị 1 5 3 1.000.000
đám mây Thiết bị 2 5 3 1.000.000
Thiết bị 3 5 3 1.000.000
2 Máy chủ dạng Hệ thống 48   6 6 48.000.000
phiến
3 Hệ thống khung Hệ thống 2 Frame 1 6 6 1.000.000
máy chủ dạng
phiến Frame 2 6 6 1.000.000
II HỆ THỐNG            
LƯU TRỮ SAO
LƯU
1 Hệ thống lưu trữ Hệ thống 1   12 4 1.000.000
SAN

2 Hệ thống Disk Hệ thống 1   5 3 1.000.000


Backup 120TB
(Virtual Tape
Library)

59
Danh mục hàng Đơn vị Khối Số cổng kết nối Số cổng kết nối Chi phí cài
STT Thiết bị/Bộ
hóa tính lượng mạng mạng đã sử dụng đặt IPv6
3 Máy chủ quản trị Bộ 1   5 1 1.000.000
và Backup
III HỆ THỐNG            
THIẾT BỊ
MẠNG
1 Router Bộ 2 Bộ 1 7 4 750.000
Bộ 2 7 4 750.000
2 Thiết bị mạng Bộ 2 Bộ 1 48 17 750.000
chính (Spine Bộ 2 48 18 750.000
Switch)
4 Thiết bị LAN Bộ 2 Bộ 1 4 1 750.000
Switch Bộ 2 4 1 750.000
5 Thiết bị SAN Bộ 2 Bộ 1 8   750.000
Switch Bộ 2     750.000
IV AN NINH MẠNG            
1 Thiết bị tường lửa Bộ 2 Bộ 1 17 10 750.000
internet và mạng Bộ 2 17 10 750.000
WAN
2 Thiết bị tường lửa Bộ 2 Bộ 1 10 1 750.000
lõi Bộ 2 10 1 750.000
3 Thiết bị tường lửa Bộ 1   10 3 750.000
cho ứng dụng web
4 Thiết bị cân bằng Bộ 1   9 2 750.000
tải
5 Bảo vệ an toàn Bộ 1   8 4 750.000
cổng web

60
Danh mục hàng Đơn vị Khối Số cổng kết nối Số cổng kết nối Chi phí cài
STT Thiết bị/Bộ
hóa tính lượng mạng mạng đã sử dụng đặt IPv6
6 Thiết bị - Kiểm Bộ 1   8 4 750.000
soát tuân thủ chính
sách bảo mật (bản
quyền sử dụng
vĩnh viễn bao gồm
chức năng cập nhật
nâng cao có thời
hạn 01 năm)
7 Chống tấn công Bộ 1   9 2 750.000
DDoS
8 Giải pháp chống Bộ 1   7 3 750.000
tấn công APT
Tổng cộng         69.500.000
Ghi chú: Chi phí cài đặt, chuyển đổi thiết bị được tính toán theo Định mức lắp đặt phần cứng và cài đặt phần mềm trong ứng dụng công nghệ
thông tin (Quyết định số 1601/QĐ-BTTTT ngày 03/10/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông).

61
PHỤ LỤC 3. PHƯƠNG ÁN CHUYỂN ĐỔI IPv6 THIẾT BỊ TRUNG TÂM
TÍCH HỢP DỮ LIỆU

Đơn vị Số
TT Công việc Ghi chú
tính lượng
Bước 1: Chuyển đổi IPv6 cho các
1      
thiết bị mạng và an ninh mạng
Chuyển đổi đường truyền của Viettel
1.1      
Bắc Ninh
1.2 Chuyển đổi các thiết bị an ninh mạng Thiết bị 10  
Thiết bị tường lửa internet và mạng
1.2.1 Thiết bị 2  
WAN
1.2.2 Thiết bị tường lửa lõi Thiết bị 2  
1.2.3 Thiết bị tường lửa cho ứng dụng web Thiết bị 1  
1.2.4 Thiết bị cân bằng tải Thiết bị 1  
1.2.5 Bảo vệ an toàn cổng web Thiết bị 1  
Thiết bị - Kiểm soát tuân thủ chính
1.2.6 Thiết bị 1  
sách bảo mật
1.2.7 Chống tấn công DDoS Thiết bị 1  
1.2.8 Chống tấn công APT Thiết bị 1  
1.3 Chuyển đổi các thiết bị mạng Thiết bị 8  
1.3.1 Thiết bị mạng chính Thiết bị 2  
1.3.2 Thiết bị LAN Switch Thiết bị 2  
1.3.6 Thiết bị SAN Switch Thiết bị 2  
1.3.7 Router Thiết bị 2  
Bước 2: Chuyển đổi IPv6 cho hệ
2 thống máy chủ và thiết bị lưu trữ tại      
Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh
2.1 Máy chủ Máy 54  
Hệ
2.2 Hệ thống lưu trữ SAN 1  
thống
Hệ
2.3 Hệ thống Disk Backup 120TB 1  
thống
Bước 3: Chuyển đổi IPv6 cho hệ
thống dịch vụ công trực tuyến, thư
3      
điện tử và hệ thống phần mềm nội
bộ
Hệ thống Chính quyền điện tử tích Dịch vụ 764
3.1 hợp Dịch vụ công trực tuyến công  
Cổng thông tin điện tử của tỉnh Hệ 1
3.2  
thống
3.3 Email, phần mềm ứng dụng nội bộ      
Hệ thống thư điện tử của tỉnh Hệ 1
3.3.1  
thống

62
Đơn vị Số
TT Công việc Ghi chú
tính lượng
Hệ thống quản lý văn bản và điều Hệ 1
3.3.2  
hành thống
Bước 4: Chuyển đổi IPv6 cho toàn
4 bộ hệ thống công nghệ thông tin nội      
bộ của các cơ quan chính quyền
Chuyển đổi IPv6 cho hệ thống phần
Hệ
4.1 mềm của các cơ quan chính quyền tại 9  
thống
Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh
Hệ thống Quản lý cán bộ công chức Hệ
4.1.1 1  
viên chức - Sở Nội vụ. thống
Phần mềm Quản lý dữ liệu ngành Hệ
4.1.2 1  
Giáo dục đào tạo. thống
Hệ
4.1.3 Hệ thống GIS ngành xây dựng. 1  
thống
Hệ
4.1.4 Quản lý tài liệu số hóa Sở Nội vụ. 1  
thống
Biến đổi khí hậu - Sở Tài Nguyên môi Hệ
4.1.5 1  
trường. thống
Phần mềm Quản lý thi đua khen Hệ
4.1.6 1  
thưởng tỉnh. thống
Hệ thống quản lý văn bản và điều Hệ
4.1.7 1  
hành khối cơ quan Đảng. thống
Hệ
4.1.8 Trang thông tin điện tử Bắc Ninh now. 1  
thống
Hệ thống CAMERA theo dõi, xử phạt Hệ
4.1.9 1  
giao thông. thống
Chuyển đổi toàn bộ các hệ thống công
Hệ
4.2 nghệ thông tin nội bộ tại các đơn vị 65  
thống
nhà nước
Chuyển đổi IPv6 cho hệ thống mạng
4.3 WAN của VNPT và các thiết bị còn      
lại
Gồm 21 sở,
Thực hiện chuyển đổi sang IPv6 cho ngành; 8
4.2.1 mạng kết nối diện rộng (WAN) của Cơ quan 155 UBND cấp
tỉnh huyện và 126
UBND cấp xã
Thực hiện chuyển đổi IPv6 cho các
4.2.2 Cơ quan 155  
thiết bị có kết nối Internet còn lại

63
PHỤ LỤC 4. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CHUYỂN ĐỔI IPv6 CÁC THIẾT BỊ TRUNG TÂM TÍCH HỢP DỮ LIỆU
TỈNH BẮC NINH
Số cổng
Số cổng
Danh mục hàng Đơn vị Số Thông số (liên quan kết Khả năng thiết lập Thiết kết nối
STT kết nối
hóa tính lượng nối bổ sung kết nối IPv6) IPv6 bị/Bộ mạng đã
mạng
sử dụng
I HỆ THỐNG              
MÁY CHỦ ĐÁM
MÂY HỘI TỤ
1 Máy chủ quản trị Hệ thống 3 Phù hợp chuyển đổi IPv6. Thiết lập 2 kết nối Thiết bị 5 3
đám mây Bổ sung thêm 01 đường kết Ipv4 và Ipv6 1
nối mạng IPv6. Thiết bị 5 3
HPE 1 Gb 331i Ethernet 2
adapter 4-ports per Thiết bị 5 3
controller and/or optional 3
HPE FlexibleLOM

2 Máy chủ dạng Hệ thống 48 Tương thích     6 6


phiến

3 Hệ thống khung Hệ thống 2 Phù hợp. To add IP Address Frame 1 6 6


máy chủ dạng 2 MGMT port, bổ sung ranges, go to
phiến thêm 01 kết nối mạng IPv6. OneView >

64
Số cổng
Số cổng
Danh mục hàng Đơn vị Số Thông số (liên quan kết Khả năng thiết lập Thiết kết nối
STT kết nối
hóa tính lượng nối bổ sung kết nối IPv6) IPv6 bị/Bộ mạng đã
mạng
sử dụng
SETTINGS > Edit Frame 2 6 6
Addresses and
Identifiers > Edit.
4 Phần mềm Hệ điều License 3 Hệ điều hành phù hợp        
hành cho máy chủ (phiên bản 2016)
quản trị (bản quyền
vĩnh viễn)
Microsoft
Windows Server
Standard 2016
5 Phần mềm Hệ điều License 24 Hệ điều hành phù hợp        
hành và quản lý (phiên bản 2016)
đám mây (bản
quyền vĩnh viễn)
6 Phần mềm cơ sở dữ License 3 Phù hợp chuyển đổi IPv6.        
liệu quản trị đám Không bị ảnh hưởng, cần
mây (bản quyền thay đổi địa chỉ IP có liên
vĩnh viễn) quan (nếu có)
II HỆ THỐNG LƯU              
TRỮ SAO LƯU
1 Hệ thống lưu trữ Hệ thống 1 Phù hợp. Bổ sung thêm 01 IP Setup wizard   12 4
SAN đường kết nối mạng IPv6.
(0 - 4) 2p 32Gb FC
Adapter.

65
Số cổng
Số cổng
Danh mục hàng Đơn vị Số Thông số (liên quan kết Khả năng thiết lập Thiết kết nối
STT kết nối
hóa tính lượng nối bổ sung kết nối IPv6) IPv6 bị/Bộ mạng đã
mạng
sử dụng
2 Hệ thống Disk Hệ thống 1 Phù hợp. Đổi IP qua StoreOnce   5 3
Backup 120TB Bổ sung thêm 01 kết nối
(Virtual Tape mạng IPv6.
Library) 4 x 1 GbE.

4 Máy chủ quản trị Bộ 1 Phù hợp. Bổ sung thêm 01 Hoạt động Dual IP   5 1
và Backup kết nối mạng IPv6. stack, thiết lập 2 kết
HPE 1 Gb 331i Ethernet nối Ipv4 và Ipv6
adapter 4-ports per
controller and/or optional
HPE FlexibleLOM

5 Hệ điều hành máy License 1 Hệ điều hành phù hợp        


chủ (bản quyền (phiên bản 2016)
vĩnh viễn)

III HỆ THỐNG              
THIẾT BỊ MẠNG
1 Router Bộ 2 Phù hợp. Bổ sung thêm 01   Bộ 1 7 4
đường kết nối mạng IPv6.
(4) Dual-personality 1000
Mbps ports
(2) SFP+ 10GbE ports
(2) RJ-45 serial console

66
Số cổng
Số cổng
Danh mục hàng Đơn vị Số Thông số (liên quan kết Khả năng thiết lập Thiết kết nối
STT kết nối
hóa tính lượng nối bổ sung kết nối IPv6) IPv6 bị/Bộ mạng đã
mạng
sử dụng
ports Bộ 2 7 4
2 Thiết bị mạng Bộ 2 Phù hợp chuyển đổi IPv6. The switch supports Bộ 1 48 17
chính (Spine Bổ sung thêm 01 đường kết full Layer 2 and 3
Switch) nối mạng IPv6. features. Dual IP
I/O module slots. Supports stack: Maintains
a maximum of 192 ports or separate stacks for
a combination ipv4 and ipv6 to ease
the transition from an Bộ 2 48 18
ipv4-only network to
an ipv6-only network
design
3 Phần mềm quản lý License 1 Phù hợp chuyển đổi IPv6.        
mạng và điều khiển
(bản quyền vĩnh
viễn)

4 Thiết bị LAN Bộ 2 Phù hợp chuyển đổi IPv6. Dual IP stack Bộ 1 4 1


Switch Bổ sung thêm 01 đường kết Maintains separate
nối mạng IPv6. stacks for IPv4 and
48 fixed 1000/10000 SFP+ IPv6 to ease the
ports. transition from an
6 QSFP28 100 GbE ports IPv4-only network to
an IPv6-only network Bộ 2 4 1

67
Số cổng
Số cổng
Danh mục hàng Đơn vị Số Thông số (liên quan kết Khả năng thiết lập Thiết kết nối
STT kết nối
hóa tính lượng nối bổ sung kết nối IPv6) IPv6 bị/Bộ mạng đã
mạng
sử dụng
design
5 Thiết bị SAN Bộ 2 Phù hợp chuyển đổi IPv6. Dual IP address Bộ 1 8 4
Switch Bổ sung thêm 01 đường kết
nối mạng IPv6.
24-port/24-port Active
Fibre Channel Switch

Bộ 2    
6 Phụ kiện Bộ 1 Module kết nối quang.        
Transceiver module

IV AN NINH MẠNG              
1 Thiết bị tường lửa Bộ 2 Phù hợp chuyển đổi IPv6. Configure IPv4, IPv6 Bộ 1 17 10
internet và mạng Bổ sung thêm 01 đường kết management IP
WAN nối mạng IPv6. address and gateway.
12 x RJ45, 4 x SFP

Bộ 2 17 10

68
Số cổng
Số cổng
Danh mục hàng Đơn vị Số Thông số (liên quan kết Khả năng thiết lập Thiết kết nối
STT kết nối
hóa tính lượng nối bổ sung kết nối IPv6) IPv6 bị/Bộ mạng đã
mạng
sử dụng
2 Thiết bị tường lửa Bộ 2 Phù hợp chuyển đổi IPv6. Device Management: Bộ 1 10 1
lõi Bổ sung thêm 01 đường kết IPv4, IPv6
nối mạng IPv6.
8 x SFP+ on-chassis Bộ 2 10 1
3 Phần mềm tường Bộ 1          
lửa Management
Center (bản quyền
vĩnh viễn)
4 Thiết bị tường lửa Bộ 1 Phù hợp chuyển đổi IPv6. IPv4 / IPv6 Dual   10 3
cho ứng dụng web Bổ sung thêm 01 đường kết Stack: giao diện LAN
nối mạng IPv6. hoặc quản lý phải có
Interface Module Slot 1: 4 cả địa chỉ IPv4 và
x Copper IPv6.
Cấu hình trong
SecureSphere GUI và
trong impcfg
5 Thiết bị cân bằng Bộ 1 Phù hợp chuyển đổi IPv6. BIG-IP software   9 2
tải Bổ sung thêm 01 đường kết version 14.0 can
nối mạng IPv6. configure system to be
- 40 Gigabit Fiber Ports managed concurrently
(QSFP+): 8 SR4/LR4 (sold from an IPv4 and an
separately) (QSFP+ optical IPv6 address.
breakout cable assemblies
available to convert to 10G
ports)
69
Số cổng
Số cổng
Danh mục hàng Đơn vị Số Thông số (liên quan kết Khả năng thiết lập Thiết kết nối
STT kết nối
hóa tính lượng nối bổ sung kết nối IPv6) IPv6 bị/Bộ mạng đã
mạng
sử dụng
- 100 Gigabit Fiber Ports
(QSFP28): 4 SR4/LR4
(sold separately) QSFP28
6 Bảo vệ an toàn Bộ 1 Phù hợp chuyển đổi IPv6. Full IPv6   8 4
cổng web Bổ sung thêm 01 đường kết implementation
nối mạng IPv6. IPv4 to IPv6 migration
(2) 1000Base-T Copper IPv6 advanced policy
ports (with bypass) management
(2) 1000Base-T Copper
ports (non-bypass)
(1) 1000Base-T Copper,
BMC Management Port

7 Thiết bị - Kiểm Bộ 1 Software, Phù hợp chuyển     8 4


soát tuân thủ chính đổi IPv6.
sách bảo mật (bản
quyền sử dụng vĩnh
viễn bao gồm chức
năng cập nhật nâng
cao có thời hạn 01
năm)
8 Antivirus (Bản Bộ 1 Phù hợp chuyển đổi IPv6.        
quyền sử dụng 03
năm)
9 Chống tấn công Bộ 1 Phù hợp chuyển đổi IPv6. DoS and DDoS   9 2

70
Số cổng
Số cổng
Danh mục hàng Đơn vị Số Thông số (liên quan kết Khả năng thiết lập Thiết kết nối
STT kết nối
hóa tính lượng nối bổ sung kết nối IPv6) IPv6 bị/Bộ mạng đã
mạng
sử dụng
DDoS Bổ sung thêm 01 đường kết protection L3, L4, L7,
nối mạng IPv6. SSL, DNS, HTTP,
- Gigabit Ethernet CU floods, sweeps
Ports: Optional SFP
- Gigabit Fiber Ports
(SFP): Optional SFP+ (SX
or LX)
- 10 Gigabit Fiber Ports
(SFP+): 8 SR/LR (sold
separately); optional 10G
copper direct attach
- 40 Gigabit Fiber Ports
(QSFP+): 4 SR4/LR4 (sold
separately) (QSFP+ optical
breakout cable
10 Giải pháp chống Bộ 1 Phù hợp chuyển đổi IPv6.     7 3
tấn công APT Bổ sung thêm 01 đường kết
nối mạng IPv6.
Network Monitoring Ports:
4x 10GigE SFP+
4x 1GigE Bypass

71
PHỤ LỤC 5. HIỆN TRẠNG CÁC HỆ THỐNG PHẦN MỀM ĐƯỢC CÀI ĐẶT TẠI TRUNG TÂM TÍCH HỢP
DỮ LIỆU TỈNH BẮC NINH

Đơn vị Khả
Đơn vị
Tên thiết bị tại Hệ điều thực hiện năng
TT Đối tượng Tên miền (nếu có) Vị trí chủ
SVCMM hành chuyển đổi chuyển
quản
IPv6 đổi

BNI-DC- CentOS
cqdt.bacninh.gov.vn WEB
WEBCENT-01 release 6.5
Hệ thống Chính BNI-DC- CentOS Sở Thông Sở Thông
  APP
quyền điện tử tích APPCENT-01 release 6.5 tin và tin và
1 Có
hợp Dịch vụ công BNI-DC- CentOS Truyền Truyền
trực tuyến   DB1 thông thông
DBCENT-01 release 6.5
BNI-DC- CentOS
  DB2
DBCENT-02 release 6.5
Hệ thống Quản lý BNI-DC- qlcbccvc.bacninh.gov.v Windows Sở Thông
DB
cán bộ công chức DBWEBSNV-01 n 2016 Sở Nội tin và
2 Có
viên chức - Sở BNI-DC-WEB- Windows vụ Truyền
Nội vụ   APP thông
SNV-01 2016
Phần mềm Quản BNI-DC- Windows Sở Thông
qlgd.bacninh.edu.vn DB Sở Giáo
lý dữ liệu ngành DBWEBSNV-01 2016 tin và
3 dục và Có
giáo dục và đào BNI-DC-WEB- Windows Truyền
  APP Đào tạo
tạo SNV-01 2016 thông
BNI-DC-SXD1- Windows Sở Thông
Hệ thống GIS sxd.gis.bacninh.gov.vn WEB Sở Xây
4 WEB 2016 tin và Có
ngành xây dựng dựng
BNI-DC-SXD1-   APP Windows Truyền

72
Đơn vị Khả
Đơn vị
Tên thiết bị tại Hệ điều thực hiện năng
TT Đối tượng Tên miền (nếu có) Vị trí chủ
SVCMM hành chuyển đổi chuyển
quản
IPv6 đổi

APP 2016
BNI-DC-SXD1- Windows
  DB thông
DB 2016
Sở Thông
Quản lý tài liệu Windows Sở Nội tin và
5 DC-SNV-QLTL qltllt.bacninh.gov.vn APP-DB Có
số hóa Sở Nội vụ 2016 vụ Truyền
thông
Sở Tài Sở Thông
Biến đổi khí hậu -
BNI-CSDL- Windows Nguyên tin và
6 Sở Tài Nguyên bdkh.bacninh.gov.vn APP-DB Có
KTTVBDKH 2016 môi Truyền
môi trường
trường thông
Sở Thông
Phần mềm Quản
BNI-CSDL- Windows Sở Nội tin và
7 lý thi đua khen tdkt.bacninh.gov.vn APP-DB Có
KTTVBDKH 2016 vụ Truyền
thưởng tỉnh
thông
BNI-CSDL- Windows
  APP-DB Sở Thông
Hệ thống KTTVBDKH 2016 Văn
tin và
8 QLVBĐH Khối BACKUP- Máy chủ phòng Có
Truyền
cơ quan Đảng QLVBDH-   BACKU CENTOS 7 Tỉnh ủy
thông
KHOIDANG P

73
Đơn vị Khả
Đơn vị
Tên thiết bị tại Hệ điều thực hiện năng
TT Đối tượng Tên miền (nếu có) Vị trí chủ
SVCMM hành chuyển đổi chuyển
quản
IPv6 đổi

Sở Thông Sở Thông
Trang thông tin DCBN-
tin và tin và
9 điện tử Bắc Ninh BACNINHNOW- bacninhnow.vn APP-DB Centos 7 Có
Truyền Truyền
now VN
thông thông
BN-DC-
cqdt.bacninh.gov.vn WEB Windows 7
XuLyAnh-01

Hệ thống WEB- CentOS Sở Thông


  APP
CAMVIETTEL release 7 Sở Giao
CAMERA theo tin và
10 DBORACLE- thông Có
dõi, xử phạt giao CentOS Truyền
CAMERA-   DB1 Vận tải
thông release 6.5 thông
VIETTEL
BN-DC-
  DB2 Windows 7
XuLyAnh-02

74
PHỤ LỤC 6. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THẾT BỊ VÀ PHẦN MỀM TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỞ, BAN, NGÀNH, ỦY BAN
NHÂN DÂN CẤP HUYỆN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
Bảng 4: Hiện trạng hệ thống thiết bị mạng

Số cổng Gigabit Số cổng Số cổng


Chức năng Đơn vị Số Số cổng
TT Thiết bị (1) Ethernet WAN đang LAN đang
(2) tính lượng LAN
(WAN) sử dụng sử dụng

A Sở, ban, ngành              


Ban Quản lý An toàn thực
I              
phẩm
1 Optone Router Thiết bị 1        
2 TP-Link Router Thiết bị 1     24 8
3 Wifi Router Thiết bị 8        
Ban Quản lý các Khu công
II              
nghiệp
1 Cisco 1800 Router Thiết bị 1        

2 Router Board 951UI 2HND Router Thiết bị 1   1 4 2

3 Wifi TP-Link Router Thiết bị 1        

Ban Quản lý Khu vực phát


III              
triển đô thị Bắc Ninh

75
Số cổng Gigabit Số cổng Số cổng
Chức năng Đơn vị Số Số cổng
TT Thiết bị (1) Ethernet WAN đang LAN đang
(2) tính lượng LAN
(WAN) sử dụng sử dụng

TP-Link (TL - SG 1024D


1 Router Thiết bị 1     24 11
24)
2 Router Board RB 3011 Router Thiết bị 1        
IV Sở Công thương              
1 TP-Link Router Thiết bị 1     36 26
V Sở Giáo dục và Đào tạo              
1 Cisco System Switch Thiết bị 1     24 24
2 Repotec Switch Thiết bị 2     32 32
3 Mikrotik Router Thiết bị 1     5 5
VI Sở Giao thông Vận tải              
1 TP - Link WR841N Router Thiết bị 1     4 2
2 Mikrotik Router Thiết bị 1     5 3
Cisco System
3 Switch Thiết bị 1     24 24
Catalyst 2960
Cisco System
4 Switch Thiết bị 1     24 24
Catalyst 2950
5 Tenda TEH2400S Switch Thiết bị 2     24 24
6 Cisco Linksys Switch Thiết bị 1     8 4
VII Sở Khoa học và Công nghệ              
1 TP-Link TL - SF 1048 Router Thiết bị 4     240 20
2 TP-Link TL - SF 1024 Router Thiết bị 2        
3 Mikrotik Router Thiết bị 1     5 3
76
Số cổng Gigabit Số cổng Số cổng
Chức năng Đơn vị Số Số cổng
TT Thiết bị (1) Ethernet WAN đang LAN đang
(2) tính lượng LAN
(WAN) sử dụng sử dụng

VIII Sở Kế hoạch và Đầu tư              


1 Mikrotik RB951 UI Router Thiết bị 1 2 2 8 4
2 Wifi TP-Link Router Thiết bị 20 20 0 80 20
3 TP-Link TL - SF 1024D Router Thiết bị 20     480 150
Sở Lao động, Thương binh
IX              
và Xã hội
1 D-Link Router Thiết bị 1     96 46
2 Mikrotik Router Thiết bị 1     5 3
Sở Nông nghiệp và Phát
X              
triển nông thôn
1 DES - 1024D (4 cái) Switch Thiết bị 4     96 35
2 Mikrotik Router Thiết bị 1     5 3
XI Sở Nội vụ              
1 Optone Router Thiết bị 1        
Cân bằng
2 Peplink Balance 380 Thiết bị 1        
tải
Cisco System
3 Switch Thiết bị 1     24 21
Catalyst 2950
4 TP-Link TL Router Thiết bị 1     24 23
5 Link Sys E1700x11 Router Thiết bị 1        
XII Sở Tài chính              
1 Cisco ASA 5516 X Firewall Thiết bị 2 4 2 12 4
2 Cisco C 3850- NM - Blank Switch Thiết bị 2 0 0 48 40

77
Số cổng Gigabit Số cổng Số cổng
Chức năng Đơn vị Số Số cổng
TT Thiết bị (1) Ethernet WAN đang LAN đang
(2) tính lượng LAN
(WAN) sử dụng sử dụng

3 Juniper SPX 240 Router Thiết bị 1     16  


4 Cisco 2960 Switch Thiết bị 2 4   72 51
Mikrotik
5 Router Thiết bị 1 1   4 2
Board 951UI
6 Fujitsu Primer RX 2540 Máy chủ Thiết bị 5        
7 HP Proliant ML 350 Máy chủ Thiết bị 2        
Sở Tài nguyên và Môi
XIII              
trường
1 Cisco WS C2960+24TC Switch Thiết bị 2     48 32
2 Mikrotik Router Thiết bị 1     5 3
XIV Sở Tư pháp              
1 Router Router Thiết bị 1 4 2 0  
Sở Văn hóa, Thể thao và
XV              
Du lịch
1 Switch Switch Thiết bị 1     144 88
2 Mikrotik Router Thiết bị 1     5 4
XVI Sở Xây dựng              
Tổng đài
1 Panasonic KX - NS 320 Thiết bị 1        
điện thoại
Tổng đài
2 Panasonic KX - NS 300 Thiết bị 1        
điện thoại
3 Planet GS - 4210 - 24J25   Thiết bị 1     24 16

78
Số cổng Gigabit Số cổng Số cổng
Chức năng Đơn vị Số Số cổng
TT Thiết bị (1) Ethernet WAN đang LAN đang
(2) tính lượng LAN
(WAN) sử dụng sử dụng

TP-Link
4 Router Thiết bị 1        
TL - SF 1048x8
5 Wifi (40 cái) Router Thiết bị 40        
XVII Sở Y tế              
Fiber Optical Media
1 Router Thiết bị 1   1    
Converter
2 Router Board 951UI 2HND Switch Thiết bị 1     3 1
Trung tâm Hành chính
XVIII              
công tỉnh Bắc Ninh
Cisco System
1 Switch Thiết bị 4 8 96 4 80
Catalyst 2960 (4 cái)
2 Wifi TP-Link (10 cái) Router Thiết bị 10 10 40 10 0
Mikrotik x 2
3 Router Thiết bị 1     10  
Router board 1100 AH
4 Cisco SG 300 Switch Thiết bị 1 2 1 24 20
5 TP-Link TL-SF Router Thiết bị 1     24 24
XIX Thanh tra tỉnh              
1 Mikrotik Router Thiết bị 1     4  
2 TP-Link TL - SF 1024 Router Thiết bị 1     16 16
3 Wifi TP-Link (4 cái) Router Thiết bị 4 1 1 4 4
Viện Nghiên cứu phát triển
XX              
kinh tế - xã hội

79
Số cổng Gigabit Số cổng Số cổng
Chức năng Đơn vị Số Số cổng
TT Thiết bị (1) Ethernet WAN đang LAN đang
(2) tính lượng LAN
(WAN) sử dụng sử dụng

1 TP-Link TL-WR940N Router Thiết bị 1     4 3


2 Mikrotik Router board Router Thiết bị 1     4 3
XXI Văn phòng UBND tỉnh              
1 Cisco Catalyst 2960 (11 cái) Switch Thiết bị 11 1 1 264 194
2 Cisco 4300 Router Thiết bị 1        
3 Cisco ASA 5525 - X Firewall Thiết bị 1        
4 Cisco Catalyst Switch Thiết bị 1        
5 C3850 - NM Switch Thiết bị 1        
XXII Văn phòng HĐND tỉnh              
1 Cisco Catalyst 2960 (11 cái) Switch Thiết bị 11 1 1 264 194
2 Cisco 4300 Router Thiết bị 1        
3 Cisco ASA 5525 - X Firewall Thiết bị 1        
4 Cisco Catalyst Switch Thiết bị 1        
5 C3850 - NM Switch Thiết bị 1        
B UBND cấp huyện              
I UBND thành phố Bắc Ninh              
1 TP Link (1048-1024 MB) Router Thiết bị 1   0 72 68
2 Mikrotik (RB 951) Router Thiết bị 1   3    
3 TP-Link SF 1016D Router Thiết bị 1   0 16 16
4 TP-Link SF 1005D Router Thiết bị 1   0 20 20
80
Số cổng Gigabit Số cổng Số cổng
Chức năng Đơn vị Số Số cổng
TT Thiết bị (1) Ethernet WAN đang LAN đang
(2) tính lượng LAN
(WAN) sử dụng sử dụng

II UBND thị xã Từ Sơn              


1 TP-Link TL - SF 1024D Router Thiết bị 1 1   24 16
2 TP-Link TL - SF 1024D Router Thiết bị 1     24 11
3 TP-Link TL - SF 1024D Router Thiết bị 1     24 18
III UBND Huyện Gia Bình              
1 TP-Link (3 cái) Router Thiết bị 3     72 24
2 Mikrotik Router Thiết bị 1 1      
3 Wifi Tenda Router Thiết bị 1     24  
IV UBND Huyện Lương Tài              
1 Mikrotik RB 951UI Router Thiết bị 1 2 2 48 20
2 TP-Link TL - SG 1024D Router Thiết bị 1        
3 Cisco 3com Switch Thiết bị 1        
4 TP-Link TL - SF 1005D Router Thiết bị 1        
V UBND Huyện Quế Võ              
1 3X TP Link TL SF 1024D Router Thiết bị 1     24  
UBND Huyện Thuận
VI              
Thành
1 Converter MRV OS - 304 Switch Thiết bị 1   1    
Router TP Link TL - SG
2 Router Thiết bị 1     16 14
1016D
VII UBND Huyện Tiên Du              
1 Router 1 GW40 Router Thiết bị 1 1 1 3 3
2 Router 2 GW020 Router Thiết bị 1 1 1 2 2
81
Số cổng Gigabit Số cổng Số cổng
Chức năng Đơn vị Số Số cổng
TT Thiết bị (1) Ethernet WAN đang LAN đang
(2) tính lượng LAN
(WAN) sử dụng sử dụng

3 Router 3 GW040 Router Thiết bị 1 1 1 4 1


4 Router 4 GW020 Router Thiết bị 1 1 1 2 1
5 Router 5 GW040 Router Thiết bị 1 1 1 4 4
6 Router Board 951 Router Thiết bị 1 1 1 4 2
7 Router GW040 Router Thiết bị 1 1 1 4 2
8 Router GW040 Router Thiết bị 1 1 1 4 3
VIII UBND Huyện Yên Phong              
1 Mikrotik Router Thiết bị 1 1 1 4 2
2 D - Link Router Thiết bị 1     16 16

82
Bảng 5: Tình hình sử dụng phần mềm hệ điều hành tại các cơ quan, đơn vị
sở, ban, ngành, UBND cấp huyện
Số máy tính sử dụng hệ điều
hành
Tổng số Windows Vista,
TT Đơn vị
máy tính Windows Windows 7 và
XP hệ điều hành
mới hơn
I Sở, ban, ngành 1.018 54 964
Ban Quản lý An toàn thực
1 65 0 65
phẩm
Ban Quản lý các Khu công
2 36 0 36
nghiệp
Ban Quản lý Khu vực phát
3 50 10 40
triển đô thị Bắc Ninh
4 Sở Công thương 32 0 32
5 Sở Giáo dục và Đào tạo 56 0 56
6 Sở Giao thông Vận tải 53   53
7 Sở Khoa học và Công nghệ 20 0 20
8 Sở Kế hoạch và Đầu tư 120 30 90
Sở Lao động, Thương binh và
9 48 0 48
Xã hội
Sở Nông nghiệp và Phát triển
10 35 0 35
nông thôn
11 Sở Nội vụ 36 0 36
12 Sở Tài chính 71 4 67
13 Sở Tài nguyên và Môi trường 38 0 38
14 Sở Tư pháp 33 0 33
Sở Văn hóa, Thể thao và Du
15 36 0 36
lịch
16 Sở Xây dựng 52 0 52
17 Sở Y tế 37 0 37
Trung tâm Hành chính công
18 52 0 52
tỉnh Bắc Ninh
19 Thanh tra tỉnh 30 10 20
Viện Nghiên cứu phát triển
20 13 0 13
kinh tế - xã hội
21 Văn phòng UBND tỉnh 82 0 82
22 Văn phòng HĐND tỉnh 23 0 23
II UBND cấp huyện 830 74 756
1 UBND thành phố Bắc Ninh 105 10 95
2 UBND thị xã Từ Sơn 104 0 104
3 UBND Huyện Gia Bình 24 0 24
4 UBND Huyện Lương Tài 20 0 20
83
Số máy tính sử dụng hệ điều
hành
Tổng số Windows Vista,
TT Đơn vị
máy tính Windows Windows 7 và
XP hệ điều hành
mới hơn
5 UBND Huyện Quế Võ 88 20 68
6 UBND Huyện Thuận Thành 250 30 220
7 UBND Huyện Tiên Du 75 10 65
8 UBND Huyện Yên Phong 164 4 160
Tổng cộng 1.848 128 1.720

Bảng 6: Tình hình sử dụng phần mềm hệ điều hành tại các đơn vị UBND
cấp xã

Số máy tính cá nhân


Số đơn Tổng
TT Đơn vị vị cấp số máy Windows Vista
xã tính Windows XP và các hệ điều
hành mới hơn
UBND thành phố Bắc 36
1 19 428 67
Ninh 2
21
2 UBND thị xã Từ Sơn 12 252 37
5
UBND Huyện Gia 22
3 14 284 59
Bình 5
UBND Huyện Lương 21
4 14 288 78
Tài 0
9 34
5 UBND Huyện Quế Võ 21 439
9 0
UBND Huyện Thuận 29
6 18 380 88
Thành 2
UBND Huyện Tiên 3 25
7 14 285
Du 1 4
UBND Huyện Yên 7 21
8 14 295
Phong 7 8
2.11
Tổng 126 2.651 536
5
Bảng 7: Tình hình triển khai hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu tại các cơ
quan, đơn vị
T
Tên phần mềm, cơ sở dữ liệu Ghi chú
T
I Cơ sở dữ liệu đang xây dựng  
Xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý tuyển quân
1 Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
tỉnh Bắc Ninh

84
T
Tên phần mềm, cơ sở dữ liệu Ghi chú
T
Xây dựng phần mềm tổ chức, quản lý Hội chợ triển lãm
2 Sở Công thương
trực tuyến
Sở Khoa học và Công
3 Xây dựng thư viện điện tử KHCN
nghệ
Phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết và
Sở Lao động, Thương
4 quản lý thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn
binh và Xã hội
tỉnh Bắc Ninh
Phần mềm + CSDL số hóa hồ sơ người có công với cách Sở Lao động, Thương
5
mạng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh binh và Xã hội
Phần mềm theo dõi, đánh giá, xác định chỉ số CCHC và cơ
6 quan trong sạch vững mạnh hàng năm của các Sở, ban, Sở Nội vụ
ngành, UBND các huyện thị xã, thành phố
Phần mềm quản lý công tác Thi đua - Khen thưởng tỉnh
7 Sở Nội vụ
Bắc Ninh
Sở Thông tin và Truyền
8 Hệ thống tổng hợp, xác thực và cung cấp dữ liệu tập trung
thông
Phần mềm tự động hóa công tác xây dựng, quản lý, vận
9 hành, khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cấp Phiếu Sở Tư pháp
lý lịch tư pháp
Sở Văn hóa,Thể thao và
10 Cổng thông tin du lịch thông minh tỉnh Bắc Ninh
Du lịch
11 Số hóa tài liệu hồ sơ dự án, đồ án quy hoạch Sở Xây dựng
12 Phần mềm tích hợp hệ thống quản lý xét nghiệm Sở Y tế
13 Hệ thống thông tin quản lý và thống kê y tế Sở Y tế
14 Phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử Sở Y tế
Phần mềm theo dõi thực hiện các quyết định kết luận sau
15 Thanh tra tỉnh
thanh tra, kiểm tra
III Cơ sở dữ liệu đã đưa vào sử dụng  
1 Quản lý tài liệu lưu trữ Văn phòng UBND tỉnh
2 Quản lý Hộ chiếu ngoại giao – công vụ Văn phòng UBND tỉnh
3 Quản lý cán bộ, CCVC đi nước ngoài Văn phòng UBND tỉnh
4 CSDL thủ tục hành chính tỉnh Bắc Ninh Văn phòng UBND tỉnh
5 CSDL đầu tư nước ngoài Ban quản lý các KCN
6 CSDL GIS trong quản lý các khu công nghiệp Ban quản lý các KCN
7 Phần mềm báo cáo trực tuyến của các doanh nghiệp Ban quản lý các KCN
8 CSDL GIS về quản lý ngành công thương Sở Công thương
9 CSDL GIS trong ngành giao thông vận tải Sở Giao thông vận tải
10 Quản lý Đào tạo lái xe cơ giới đường bộ Sở Giao thông vận tải
11 Giám sát hành trình xe kinh doanh vận tải Sở Giao thông vận tải
12 Hệ thống Quản lý Giấy phép lái xe Sở Giao thông vận tải
13 Hệ thống quản lý vận tải Sở Giao thông vận tải
14 Quản lý Phương tiện cơ giới đường bộ Sở Giao thông vận tải
15 Quản lý bến xe khách Sở Giao thông vận tải
16 Quản lý đào tạo và sát hạch xe Sở Giao thông vận tải
17 Quản lý giáo viên dạy thực hành lái xe Sở Giao thông vận tải
18 Quản lý Phương tiện thủy và xe máy chuyên dùng Sở Giao thông vận tải

85
T
Tên phần mềm, cơ sở dữ liệu Ghi chú
T
19 Sát hạch lái xe cơ giới đường bộ Sở Giao thông vận tải
20 CSDL cán bộ, giáo viên Sở Giáo dục và Đào tạo
21 CSDL phổ cập giáo dục Sở Giáo dục và Đào tạo
22 CSDL học sinh, điểm Sở Giáo dục và Đào tạo
23 CSDL cổng thông tin Sở Giáo dục và Đào tạo
24 Hệ thống thông tin quản lý giáo dục Sở Giáo dục và Đào tạo
25 CSDL ngân hàng đề thi Sở Giáo dục và Đào tạo
26 CSDL về doanh nghiệp Sở Kế hoạch và Đầu tư
27 Hệ thống đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử Sở Kế hoạch và Đầu tư
28 CSDL quản lý dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Khoa học và Công
29 CSDL dữ liệu phòng phóng xạ
nghệ
Sở Khoa học và Công
30 CSDL dữ liệu về đề tài KHCN
nghệ
Sở Khoa học và Công
31 CSDL thống kê hoạt động KHCN
nghệ
Sở Lao động, Thương
32 Hệ thống thông tin quản lý trợ giúp xã hội và giảm nghèo
binh và Xã hội
Sở Lao động, Thương
33 Quản lý dạy nghề nông thôn
binh và Xã hội
Quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan,
34 Sở Nội vụ
đơn vị, địa phương thuộc tỉnh Bắc Ninh
Hệ thống thông tin quản lý chương trình xây dựng nông Sở Nông nghiệp và Phát
35
thôn mới triển nông thôn
36 Tổng hợp số liệu quyết toán ngân sách hàng năm Sở Tài chính
37 Công cụ khai thác trên hệ thống Tabmis Sở Tài chính
38 Cấp mã số đầu tư XDCB, QHNS Sở Tài chính
39 CSDL mục lục ngân sách Sở Tài chính
40 CSDL thu chi ngân sách hàng tháng Sở Tài chính
Sở Tài nguyên và Môi
41 CSDL địa chính
trường
Sở Tài nguyên và Môi
42 CSDL tài liệu lưu trữ
trường
Sở Tài nguyên và Môi
43 CSDL quản lý môi trường
trường
Sở Tài nguyên và Môi
44 CSDL quan trắc môi trường
trường
Sở Tài nguyên và Môi
45 Phần mềm quản lý khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu
trường
Sở Thông tin và Truyền
46 Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh
thông
Sở Thông tin và Truyền
47 Cổng thông tin dịch vụ công
thông
Sở Thông tin và Truyền
48 CSDL nền địa lý dùng chung cấp tỉnh
thông
Sở Thông tin và Truyền
49 CSDL ngành thông tin và truyền thông
thông

86
T
Tên phần mềm, cơ sở dữ liệu Ghi chú
T
Nâng cấp các ứng dụng CNTT, dịch vụ dùng chung của Sở Thông tin và Truyền
50
tỉnh và xây dựng LGSP kết nối với hệ thống NGSP thông
Sở Thông tin và Truyền
51 Hệ thống quản lý văn bản và điều hành
thông
Sở Thông tin và Truyền
52 Hệ thống thư điện tử tỉnh Bắc Ninh
thông
Sở Thông tin và Truyền
53 Phần mềm phân tích csdl camera an ninh
thông
Tổ chức triển khai Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý
Sở Thông tin và Truyền
54 công việc tại Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp
thông
tỉnh, cấp huyện
55 Phần mềm quản lý hộ tịch Sở Tư pháp
Phần mềm quản lý họp đồng công chứng và dữ liệu ngăn
56 Sở Tư pháp
chặn
57 CSDL văn bản pháp quy tỉnh Bắc Ninh Sở Tư pháp
CSDL quốc gia về báo cáo công tác thanh tra, KNTC,
58 Thanh tra tỉnh
TCTN
59 Phần mềm quản lý khiếu nại tố cáo Thanh tra tỉnh
60 Theo dõi thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra Thanh tra tỉnh
61 Hệ thống báo cáo và thực hiện kết luận sau thanh tra Thanh tra tỉnh
Hệ thống quản lý báo cáo và lập kế hoạch thanh tra tỉnh
62 Thanh tra tỉnh
Bắc Ninh
Hệ thống thông tin du lịch phục vụ công tác quản lý và Sở Văn hóa thể thao và
63
phát triển ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh du lịch
Sở Văn hóa thể thao và
64 CSDL Điện tử lưu trữ di sản văn hóa tỉnh BN
du lịch
Sở Văn hóa Thể thao
65 CSDL văn hóa xã hội
Du lịch
66 Hệ thống quy hoạch xây dựng tỉnh Bắc Ninh Sở Xây dựng
67 Hệ thống giá vật liệu xây dựng Sở Xây dựng
CSDL GIS quản lý hệ thống thông tin quy hoạch tỉnh Bắc
68 Sở Xây dựng
Ninh
69 CSDL quản lý sức khỏe người dân Sở Y tế
70 Phần mềm quản lý y tế dự phòng Sở Y tế
71 Phần mềm Eoffice Sở Y tế
72 Phần mềm quản lý bệnh viện Sở Y tế
73 CSDL thông tin tội phạm Công an tỉnh
74 Quản lý văn bản tài liệu số hóa tỉnh Bắc Ninh Sở Nội vụ

87
PHỤ LỤC 7. DỰ TOÁN KINH PHÍ CHUYỂN ĐỔI TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỞ,
BAN,NGÀNH, UBND CẤP HUYỆN, UBND CẤP XÃ
Đơn vị: Triệu đồng
Thay thế máy
Chuyển đổi
tính cấu hình
kết nối phần
thấp dùng
mềm, CSDL
WinXP trở
Cài chuyên ngành
xuống
đặt
Kinh
chuyể Kinh
phí Tổng
T n đổi Số phí Ghi
Đơn vị mua kinh
T hệ máy Số chuyể chú
sắm phí
thống tính phần n đổi
chuyể
thông cài đặt mềm, (100
n đổi
tin WinX CSD triệu
(13
P trở L đồng/
triệu
xuống Phần
đống/1
mềm)
máy)
I Sở, ban, ngành 230 54 702 74 7.400 8.332  
Ban Quản lý An
1 10 0 0 0 0 10  
toàn thực phẩm
Ban Quản lý các
2 10 0 0 3 300 310  
Khu công nghiệp
Ban Quản lý
Khu vực phát
3 10 10 130 0 0 140  
triển đô thị Bắc
Ninh
4 Sở Công thương 10 0 0 1 100 110  
Sở Giáo dục và
5 10 0 0 6 600 610  
Đào tạo
Sở Giao thông
6 10   0 11 1.100 1.110  
Vận tải
Sở Khoa học và
7 10 0 0 3 300 310  
Công nghệ
Sở Kế hoạch và
8 10 30 390 3 300 700  
Đầu tư
Sở Thông tin và
9 10 0 0 9 900 910  
Truyền thông
Sở Lao động,
10 Thương binh và 10 0 0 2 200 210  
Xã hội
Sở Nông nghiệp
11 và Phát triển 10 0 0 1 100 110  
nông thôn

88
Thay thế máy
Chuyển đổi
tính cấu hình
kết nối phần
thấp dùng
mềm, CSDL
WinXP trở
Cài chuyên ngành
xuống
đặt
Kinh
chuyể Kinh
phí Tổng
T n đổi Số phí Ghi
Đơn vị mua kinh
T hệ máy Số chuyể chú
sắm phí
thống tính phần n đổi
chuyể
thông cài đặt mềm, (100
n đổi
tin WinX CSD triệu
(13
P trở L đồng/
triệu
xuống Phần
đống/1
mềm)
máy)
12 Sở Nội vụ 10 0 0 2 200 210  
13 Sở Tài chính 10 4 52 5 500 562  
Sở Tài nguyên
14 10 0 0 5 500 510  
và Môi trường
15 Sở Tư pháp 10 0 0 3 300 310  
Sở Văn hóa, Thể
16 10 0 0 3 300 310  
thao và Du lịch
17 Sở Xây dựng 10 0 0 3 300 310  
18 Sở Y tế 10 0 0 4 400 410  
Trung tâm Hành
19 chính công tỉnh 10 0 0 0 0 10  
Bắc Ninh
20 Thanh tra tỉnh 10 10 130 5 500 640  
Viện Nghiên cứu
21 phát triển kinh tế 10 0 0 0 0 10  
- xã hội
Văn phòng
22 10 0 0 4 400 410  
UBND tỉnh
Văn phòng
23 10 0 0 0 0 10  
HĐND tỉnh
24 Công an tỉnh       1 100 100  
UBND cấp
II 710 610 7.930 0 0 8.640  
huyện
UBND thành
1 phố Bắc Ninh + 105 77 1.001 0 0 1.106  
19 UBND cấp xã
UBND thị xã Từ
2 Sơn + 12 UBND 70 37 481 0 0 551  
cấp xã
UBND Huyện
3 Gia Bình + 14 80 59 767 0 0 847  
UBND cấp xã
89
Thay thế máy
Chuyển đổi
tính cấu hình
kết nối phần
thấp dùng
mềm, CSDL
WinXP trở
Cài chuyên ngành
xuống
đặt
Kinh
chuyể Kinh
phí Tổng
T n đổi Số phí Ghi
Đơn vị mua kinh
T hệ máy Số chuyể chú
sắm phí
thống tính phần n đổi
chuyể
thông cài đặt mềm, (100
n đổi
tin WinX CSD triệu
(13
P trở L đồng/
triệu
xuống Phần
đống/1
mềm)
máy)
UBND Huyện
4 Lương Tài + 14 80 78 1.014 0 0 1.094  
UBND cấp xã
UBND Huyện
5 Quế Võ + 21 115 119 1.547 0 0 1.662  
UBND cấp xã
UBND Huyện
6 Thuận Thành + 100 118 1.534 0 0 1.634  
18 UBND cấp xã
UBND Huyện
7 Tiên Du + 14 80 41 533 0 0 613  
UBND cấp xã
UBND Huyện
8 Yên Phong + 14 80 81 1.053 0 0 1.133  
UBND cấp xã
16.97
Tổng cộng 940 664 8.632 74 7.400  
2

90

You might also like