H I CH NG L

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

HỘI CHỨNG LỴ

I. Định nghĩa:
- Tiêu phân có đàm máu
- Xâm nhập qua niêm mạc của đại tràng, tổn thương lớn cơ, máu vỡ ra
II. Nguyên nhân tiêu máu:
1/ HC lỵ:
* Shigella + ETEC (E.xâm nhâp: nhẹ hơn shigella): ít phân biệt 2 bệnh này
- Trẻ < 5 tuổi
- Khởi phát cấp tính, rầm rộ
- Sốt vừa -> cao
- Phân: lúc đầu tiêu lỏng -> tiêu lỏng có đàm ngày 1, lượng nước nhiều, đau
bụng, mót rặn
- Lượng nước tiêu/ lần: nhiều
- Biểu hiện mất nước: có mất nước hoặc mất nước nặng
- Mất nước: li bì, khát nước, nếp véo da bụng,mắt trũng
- Có ảnh hưởng đến toàn trạng: trẻ lừ đừ, uể oải, chán ăn, quấy khóc, đau nhức
khắp mình
- Đôi khi không có máu nhưng soi phân tươi vẫn có HC, BC
* Ecoli xâm nhập (E.xâm nhâp: nhẹ hơn shigella): Cấy phân phân loại type
Ecoli
Tiêu lỏng ko đàm máu:
ETEC: Toxigenic (độc tố)
EAEC: Adhrent ( bám định)
EPEC: Pathogenic (gây bệnh đường ruột)
Tiêu lỏng có đàm máu:
EIEC: Invasive (xâm nhập)
EHEC: Hemosrhagic (xuất huyết đường ruột)
E: entero
EC: Esdurichia coli
* Salmonella nontyphi: do ăn đồ tái, hải sản
- Tiêu chảy, Tiêu lỏng nước (chẩn đoán TCC); Tiêu lỏng có đàm máu nước
đục, mùi tanh, sốt, đau bụng, nôn ói (chẩn đoán HC Lỵ)
* Campylobacter jejunie:
- Trẻ < 5 tuổi
- Sốt vừa -> cao
- Khởi phát cấp tính, rầm rộ
- Phân: lúc đầu tiêu lỏng -> tiêu lỏng có đàm từ ngày 2-4, lượng nước nhiều,
đau bụng quanh rốn, mót rặn
- Mất nước: li bì, khát nước, nếp véo da bụng,mắt trũng
- Có ảnh hưởng toàn trạng: trẻ lừ đừ, uể oải, chán ăn, quấy khóc, đau nhức
khắp mình
- Đôi khi không có máu nhưng soi phân tươi vẫn có HC, BC
* Amip:
- Trẻ lớn >5 tuổi
- Khời phát từ từ
- Đa số trẻ không sót
- Phân: tiêu phân sệt mỗi lần một ít, phân có đàm máu, đau bụng và mót rặn
- Không mất nước
- Không ảnh hưởng toàn trạng
CLS:
Cấy phân sau 48h có kết quả
KSĐ
Soi phân tươi tìm Amip ăn HC
2/ Lòng ruột:
- Trẻ <2 tuổi
- Cấp tính vài giờ là vào viện
- Nôn ói nhiều lần, đau bụng khóc thét từng cơn
- Tiêu máu không lẫn đàm, lúc đầu đỏ tươi về sau đỏ thẫm
- Khám bụng kèm khối lòng, thăm trực tràng rỗng có máu dính gắng
- CLS: Siêu âm bụng
3/ Polyp đại trực tràng:
- < 4- 5 tuổi
- không đau bụng, tiêu máu nhiễu giọt kéo dài vài tháng
4/ Táo bón, nứt rách hậu môn:
- Sơ sinh: 2 lần/ngày
- Nhũ nhi 2th - <12th tuổi: 3 lần/tuần
- Trẻ lớn: 2 lần/tuần
5/ Viêm ruột hoại tử:
- Sốt cao, lừ đừ
- Nước phân lỏng, mùi tanh hôi
- Có nhiễm trùng: BC, TC tăng
6/ Nhiễm giun móc:
- Thiếu máu mạn
- Phân đen, nôn ói
- Đau quanh rốn hoặc đau thượng vị
- Ợ hơi, ợ chua
7/ Trĩ: bón lâu ngày, phân màu đỏ
8/ Dị ứng
- Đạm sữa bò: thời kì sơ sinh không được bú mẹ
Sữa điều trị dị ứng đạm sữa bò do nhiễm giun móc:
+ Sơ sinh: Pregestimil
+ Không bú sữa mẹ: Nutramigam
Sữa chống táo bón: Frisolac comfort
Sữa giàu năng lượng (1ml=1Kcal): Pediasure, Nutren
Sữa dành cho bị Rota virus: bú sữa Lacto ko hấp thu Lactose (ĐV) Free (TV)
ĐV: Nan All 110, Frisolac LF
TV: Isonul
- Thức ăn: tiêu lỏng
III. CLS:
- Cấy phân (sau 48 giờ có kết quả) và kháng sinh đồ
- Amip: soi phân tươi tìm HC, BC và amip ăn HC (kết quả trong ngày), soi
phân trong 2 giờ sau khi trẻ đi tiêu
- Nếu kết quả là:
+ Kén Amip: người lành mang trùng Amip
+ Amip ăn HC: là đang hoạt động
IV. Điều trị:
1/ Bù dịch:
PHÁT ĐỒ A: Không mất nước dd ORS
< 2 tuổi: 50-100ml sau mỗi lần tiêu lỏng
2-10 tuổi: 100 – 200ml sau mỗi lần tiêu lỏng
>10 tuổi: uống theo yêu cầu
PHÁT ĐỒ B: Có mất nước dd ORS
75ml/Kg/4h
PHÁT ĐỒ C: không áp dụng cho trẻ SDD nặng và mất nước nặng
WHO dd ORS 70-100ml/Kg/12-24h
2/ Thuốc:
- Kháng sinh: tiêu đàm máu cho ngay từ đầu
+ Shigella + ETEC:
 Ciproloxacin: 30mg/kg/ngày x 3 ngày x 2(u)
VD: nếu bệnh nhân 8kg x 30 = 240 mà phải chia 2 lần = 120mg/kg/ngày
1v Cipro là 500mg = 10ml nước chín
=> 120mg = 2,5 ml/uống x 2 (8-20 giờ)

 Truyền Nafloxin hàm lượng: 200 mg = 100ml / giờ chia 2 lần


VD: bệnh nhân (8kg x 30)/2 = 120mg => 60ml/ giờ truyền TMC x 2 (8-20 giờ)
 Truyền Ceftriaxone: 100mg/kg/ngày TMC (nếu 2 trên không được thì
sau 3 ngày truyền này)
+ Campylobacter jejunie::
 Azithromycin 6-20mg/kg/ngày x 1-5 ngày (u)
 Dạng gói: 100, 125, 250 mg
 Siro: 5ml chứa 250mg
 Viên: 250mg (lớn)
+ Amip:
 Metronidazol (0,25g/v) liều 30mg/kg/ngày x 3 (u) [8-20h], uống trong 5
ngày
3/ Dinh dưỡng:
4/ Theo dõi:
+ Tính chất phân: mùi, màu, số lần/ngày, số lượng/lần, có đàm máu?
+ Dấu hiệu mất nước
+ Nhiệt độ
+ Nôn
+ Bụng
+ Hô hấp

You might also like