Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

TỔNG HỢP Ý CHÍNH

* Khái niệm:
- Hoạt động học là hoạt động tiếp thu những tri thức lý luận, khoa học.

(Nghĩa là việc học không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt những khái niệm đời thường
mà học phải tiến đến những tri thức khoa học, những tri thức có tính chọn lựa cao,
đã được khái quát hoá, hệ thống hoá.)

- Hoạt động học tập không chỉ hướng vào việc tiếp thu những tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo mà còn hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức của chính bản
thân hoạt động học.

=> Hoạt động học là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sinh. Giữ vai trò chủ
đạo trong việc hình thành và phát triển tâm lý của người học trong lứa tuổi
này.

* ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THCS
1, Đặc điểm
- Lứa tuổi thiếu niên là mâu thuẫn giữa một bên là tính chất quá độ “không
còn là trẻ con nhưng chưa phải là người lớn” và bên kia là ý thức bản ngã phát
triển mạnh mẽ ở các em.
-Cảm giác mình là người lớn là trung tâm của tự ý thức của tuổi thiếu niên.
Đây là thời kì biến động nhanh, mạnh, đột ngột, có những đảo lộn cơ bản. Từ đó
dễ dẫn tới tình trạng mất cân đối, không bền vững của các hiện tượng tâm lí, đồng
thời cũng là thời kì chứa đựng nhiều mâu thuẫn trong sự phát triển.

- Thứ nhất: + Quan tâm nhiều đến phương pháp học tập hiệu quả

+ Động cơ học là tìm hiểu một cách hệ thống tri thức khoa học và áp
dụng chúng vào giải quyết nhiệm vụ thực tiễn.

VD: Học sinh chỉ tự học khi có bài tập, nhiệm vụ được giao.

- Thứ hai: Cuối THCS xuất hiện động cơ học tập liên quan để dự định nghề
nghiệp và tự ý thức.
- Thứ ba: Có sự phân hóa thái độ với các môn học, có môn “thích”, môn “không
thích”, có môn “cần”, có môn “không cần”... Thái độ khác nhau đối với các môn
học của học sinh THCS phụ thuộc vào hứng thú, sở thích của các em, vào nội dung
học và phương pháp giảng dạy của giáo viên.

- Thứ tư: Tính chất và hình thức hoạt động học thay đổi: thường hứng thú với
những hình thức học tập đa dạng, phong phú, (vd những giờ thảo luận, thực hành,
thí nghiệm vật lý, hóa học, sinh học ở phòng thí nghiệm...)

2, Quan hệ của học sinh THCS với giáo viên trong quá trình học tập
- Học sinh THCS ít phụ thuộc vào giáo viên hơn so với học sinh tiểu học.
- Các em tiếp xúc với nhiều giáo viên, mỗi giáo viên có thái độ và yêu cầu
khác nhau đối với học sinh, có phẩm chất và phong cách giảng dạy riêng
=> thiếu niên phải thích nghi => tạo ra những khó khăn cho các em

3, Một số khó khăn và thiếu sót trong hoạt động học của học sinh THCS
- Khoảng cách giữa cấu trúc nội dung khoa học của môn học với cấu trúc nhận
thức đã được hình thành trước đó
( bổ sau lúc thuyết trình: cuối bậc tiểu học đa số trẻ em mới hình thành và phát triển
tư duy cụ thể gắn liền với sự vật nhưng sang đến trung học đối với các môn khoa
học tự nhiên, đòi hỏi học sinh THCS phải có khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu
tượng)
- Sự dậy thì: Do tác động của các yếu tố dậy thì dẫn đến tâm trạng của các em
không ổn định, dễ mệt mỏi và chán nản.....
- Sự phân hóa trong học tập: Một số em không kiên trì, thiếu hoặc không ổn
định sự cần mẫn trong học tập. Nhiều em học do ngẫu hứng, dễ bị các hoạt động
khác lôi cuốn.Việc học tập ở một số thiếu niên chưa hướng về tương lai, chưa
hướng về động cơ xa.

* Mức độ khó khăn và thiếu sót trong hoạt động học tập có thể khác nhau ở
học sinh THCS. Nếu không chú ý và ngăn chặn kịp thời thì những thiếu sót này sẽ
trở thành trở ngại nghiêm trọng trong việc lĩnh hội tri thức, dẫn đến hậu quả khó
khắc phục: các em không có khả năng độc lập lĩnh hội tri thức, kết quả học tập sút
kém, mất hứng thú học tập, chán nản, bỏ học..

KẾT LUẬN SƯ PHẠM / BÀI HỌC THỰC TIỄN

- Nhà trường và gia đình nên gần gũi, chia sẻ với học sinh,

( tránh để các em thu nhận những thông tin ngoài luồng, tránh tình trạng phân hoá
thái độ đối với môn học, học lệch để các em có được sự hiểu biết toàn diện, phong
phú.)

- Giúp học sinh THCS hiểu được các khái niệm đạo đức một cách chính xác,
khắc phục những quan điểm không đúng ở học sinh

- Nhà trường cần tổ chức những hoạt động tập thể lành mạnh, phong phú để
học sinh THCS được tham gia và từ đó giúp các em phát triển nhân cách toàn diện

- Người lớn (cha mẹ, thầy cô giáo) cần tôn trọng tính tự lập của học sinh
THCS và hướng dẫn, giúp đỡ để các em xây dựng được mối quan hệ đúng mực,
tích cực với người lớn và mối quan hệ trong sáng, lành mạnh với bạn bè.

- Phải giúp đỡ các em biết cách học, có phương pháp học tập phù hợp.

- Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh, biểu dương khen
thưởng kịp thời

You might also like