Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA HỌC SINH

Câu 1: Các bước trong qui trình đánh giá kết quá học tập của học sinh?
Qui trình đánh giá gồm: đo, lượng giá, đánh giá, quyết định
- Đo: Kết quả bài kiểm tra của mỗi học sinh được ghi nhận bằng điểm số. Điểm số
là những kí hiệu gián tiếp phản ánh trình độ của mỗi học sinh về mặt định tính,
nhưng nó không có ý nghĩa về mặt định lượng.
- Lượng giá: Dựa vào các số đo để đưa ra những tính toán về ước lượng, về trình độ
kiến thức, kĩ năng kĩ xảo của một học sinh. Lượng giá là một bước trung gian giữa
đo và đánh giá, có thể lượng giá theo chuẩn, lượng giá theo tiểu chí.
- Đánh giá: Bước này đòi hỏi giáo viên phải đưa ra những nhận định phán đoán về
thực chất trình độ của một học sinh trước vấn đề được kiểm tra, đồng thời đề xuất
những định hướng bổ khuyết sai sót hoặc phát huy hiệu quả.
- Quyết định: Đây là bước cuối cùng của quá trình đánh giá. Giáo viên sẽ đưa ra
những biện pháp cụ thể để có thể giúp học sinh tiến bộ.
Câu 2:
2.1 Yêu cầu sư phạm của hoạt động đánh giá:
- Đánh giá phải xuất phát từ mục tiêu dạy học
- Công cụ đánh giá phải đảm bảo mức độ chính xác nhất định
- Đánh giá phải mang tính khách quan, toàn diện, có hệ thống và công khai
- Đánh giá phải đảm bảo tính thuận tiện của việc sử dụng công cụ đánh giá
2.2 Tại sao phải tuân thủ những yêu cầu này?
- Trong quá trình dạy học, khi GV đặt ra mục tiêu dạy học thì việc kiểm tra, đánh
giá cũng phải xuất phát từ chính mục tiêu đặt ra, GV không thể dạy một đường
kiểm tra một nẻo
- Khi giáo viên đặt ra câu hỏi, ra đề kiểm tra cho hs luôn yêu cầu phải đảm bảo được
tính chính xác, GV không thể đặt câu hỏi chung chung, mơ hồ.. rồi yêu cầu hs đi
tìm câu trả lời.
- Mỗi một ma trận đề kiểm tra hay câu hỏi luôn phải đi kèm đáp án chi tiết, khách
quan, toàn diện, có hệ thống,... để quá trình GV đánh giá đáp án của HS được
chuẩn xác, công bằng. GV phải công khai điểm số dựa trên đáp án đi kèm bộ đề,
câu hỏi để tránh những hiểu lầm không đáng có
- Qúa trình đánh giá phải mang tính khách quan, không được cảm tính
- GV có thể dử dụng công cụ đánh giá để đảm bảo tính thuận tiện. VD: app check...
2.3 Nếu không tuân thủ dẫn đến hậu quả gì?
- Không xuất phát từ mục tiêu dạy học, quá trình đánh giá sẽ gặp nhiều khó khăn
- Kết quả kiểm tra không được minh bạch, rõ ràng
- Anh hưởng tiêu cực đến uy tín, chất lượng giảng dạy và đánh giá của GV
Câu 3: Trình bày ưu, nhược điểm của trắc nghiệm nhiều lựa chọn so với các hình
thức kiểm tra khác?
So sánh để thấy được ưu và nhược điểm ( so sánh với hình thức tự luận or trắc nghiệm
đúng sai...)
Uư điểm:
- Kiểm tra được một cách hệ thống và toàn diện kiến thức của học sinh tránh học tủ,
học vẹt, tiến tới loại bỏ văn mẫu bằng những câu hỏi sáng tạo.
- Biết kết quả sớm hơn so với chấm tự luận ( sử dụng app check kết quả)
- Việc chấm điểm công bằng, sẽ không bị ảnh hưởng từ trạng thái cảm xúc của
người chấm điểm ảnh hưởng đến điểm số thí sinh.
- Đo được khả năng tư duy của người học, độ bao phủ kiến thức, bao quát được hầu
hết chương trình giảng dạy.
- Người soạn đề có điều kiện bộc lộ kiến thức và các giá trị của mình thông qua việc
đặt câu hỏi.
- Phương pháp trắc nghiệm giúp hs trở nên linh hoạt, nhạy bén.
- Có thể tiến hành kiểm tra trên diện rộng trong 1 khoảng time ngắn/ test nhanh/
điểm số đáng tin cậy.
- Tiết kiệm thời gian, chấm bài nhanh, chính xác, khách quan.
- Khả năng tái tổ hợp, tái sử dụng (tiết kiệm dữ liệu, nâng cao khả năng sử dụng)
- Sự phân phối điểm trải trên một phổ rất là rộng nên có thể phân biệt được rõ ràng
trình độ của hs ( qua đây có thể đánh giá được hs đang yếu phần nào từ đó có thể
giúp các em cải thiện).
Nhược điểm:
- Khó đánh giá được khả năng diễn đạt, sử dụng ngôn từ và khả năng tư duy của hs
để đi đến câu trả lời
- Không góp phần hình thành khả năng trình bày, hs chỉ có thể chọn đáp án có sẵn
- Aps lực về time, lượng kiến thức vô cùng lớn trong khi thời gian không nhiều
- Thí sinh có khuynh hướng đoán mò đáp án, không thấy được diễn biến tư duy
- Người ra đề tốn nhiều thời gian thời gian và công sức biên soạn.
- Trắc nghiệm nhiều lựa chọn có thể gặp trường hợp học sinh lựa chọn đúng 1 cách
ngẫu nhiên tuy chưa có nhận định rõ ràng.
- Loại câu này khó soạn vì phải tìm được câu trả lời đúng nhất trong khi các phương
án còn lại gọi là nhiễu thì cũng có vẻ hợp lý. Thêm vào đó câu hỏi phải đo được
mục tiêu ở mức nhận thức cao hơn so với mức biết nhớ.
- Đề bài trắc nghiệm có độ giá trị cao, cần phải xác định tỉ mỉ các chuẩn kiến thức,
kỹ năng cần đo qua bài trắc nghiệm. Nếu không làm kĩ điều này thì phép đo sẽ
phản ánh 1 kq khác điều mà ta muốn to bằng bài trắc nghiệm đó=> tốn thời gian
biên soạn, xây dựng ma trận, thiết lập đáp án nhiễu..( nếu gv ko đầu tư câu hỏi trắc
nghiệm dễ rơi vào tình trạng máy móc, không có độ khó,...)
Câu 4: Thế nào là nhiễu trong 1 câu hỏi TN khách quan nhiều lựa chọn?
Khái niệm
- Nhiễu là các phương án sai được viết dưới dạng “hình như đúng”, “có vẻ đúng”
đối với người học không có hoặc không nắm vững kiến thức về vấn đề đang được
kiểm tra. Đối với người học có kiến thức và nắm chắc kiến thức, năng lực đạt tới
cấp độ mà mục tiêu dạy học yêu cầu, nhiễu phải được dễ dàng nhận ra và loại bỏ.
- Đáp án nhiễu là phương án sai nhưng không hề lộ liễu, quá khó hoặc đánh đố
người giải mã.
- Các phương án nhiễu không phải và cũng không được là kết quả của sự lựa chọn
ngẫu nhiên. Nội dung của đáp án nhiễu cần có một mối liên hệ với câu hỏi được
đặt ra để tạo ra sự hợp lý nhất định mà nó cần phải có.
- Trong đề thi trắc nghiệm 1 câu hỏi sẽ có 4 câu trả lời A, B, C và D và bạn chỉ
được chọn 1 trong 4 đáp án đó. Vì vậy trong 4 đáp án có 1 đáp án đúng và 3 đáp
án còn lại là đáp án nhiễu.
Có hai loại đáp án nhiễu:
Loại 1 - nhiễu xa: phương án này tách biệt với phương án đúng, thí sinh dễ dàng
tìm được đáp án ngay.
Loại 2 - nhiễu gần: phương án này gần giống phương án đúng, có khả năng gây
“rối” cao cho thí sinh. Để loại được phương án này thí sinh cần phải có kiến thức
cơ bản tốt và suy luận tốt.
Minh họa Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Câu 1: Truyện ngắn Hai đứa trẻ được in từ tập nào?
A. Hà Nội băm sáu phố phường
B. Nắng trong vườn
C. Gió đầu mùa
D. Theo dòng
Câu 2: Xác định biện pháp tu từ được dùng trong văn bản sau: “Bây giờ mận mới
hỏi đào - Vườn hồng đã có ai vào hay chưa”.
E. Ẩn dụ
F. Hoán dụ
G. So sánh
H. Nói giảm
- Trong câu hỏi trắc nghiệm ở ví dụ trên, gồm có 4 phương án lựa chọn, trong đó
phương án nhiễu gồm có A, C, D và đáp án là B
- Dù nhiễu không được tạo ra để đánh đố, để làm mất thời gian của người học khi
làm bài nhưng nhiễu cũng không được viết sai một cách quá lộ liễu bởi người học
sẽ phát hiện ra ngay mà không cần phải suy nghĩ. Các phương án nhiễu không
phải và cũng không được là kết quả của sự lựa chọn ngẫu nhiên.
- Nội dung của phần này cần có mối liên hệ nào đó với chủ đề, nội dung câu hỏi để
có thể tạo ra sự hợp lý nhất định mà nhiễu cần phải có.
- Để "tăng tính thực tiễn của câu trắc nghiệm, người ta thường gắn một hoặc một vài
câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn với một phần thông tin nền" gọi là phần tình
huống.

You might also like