Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 30

BÀI 1: XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN VẬT LÝ VÀ KHỐI LƯỢNG RIÊNG

CỦA CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ

A. MỞ ĐẦU

I. Giới thiệu về chất thải rắn (CTR) đô thị:


-Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là: Vật chất mà
con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi
thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu
chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu
gom và tiêu hủy.
- Các nguồn chủ yếu phát sinh ra chất thải rắn đô thị bao gồm:
+ Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt);
+ Từ các trung tâm thương mại;
+ Từ các công sở, trường học, công trình công cộng;
+ Từ các dịch vụ đô thị, sân bay;
+ Từ các hoạt động công nghiệp;
+ Từ các hoạt động xây dựng đô thị;
+ Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống thoát nước của thành phố.
- Phân loại:
Có nhiều cách phân loại CTR đô thị:
1. Theo vị trí hình thành
2. Theo thành phần hóa học và vật lý
3. Theo bản chất nguồn tạo thành: CTR sinh hoạt, CTR nông nghiệp, CTR công
nghiệp, CTR xây dựng
4. Theo mức độ nguy hại: CTR nguy hại, CTR y tế nguy hại, CTR không nguy hại
- Nhận xét về thành phần của CTR đô thị:
Có từ 50-70% là rác sinh hoạt từ các khu dân cư và thương mại, dịch vụ
Sự phân bố thành phần phụ thuộc vào
1.Quy mô của các hoạt động
2.Quy mô của các dịch vụ công cộng
3.Các loại quá trình xử lý nước và nước thải

II. Sự cần thiết phải đánh giá thành phần CTR đô thị:

- Các dữ liệu nền bao gồm nguồn phát sinh, số lượng và thành phần chất
thải rắn
- Từ những dữ liệu nền, đề ra những phương án công nghệ và phương án
quản lý. Phương án quản lý bao gồm 3R (Reduce – Reuse – Recycle). Tám
(8) phương án kỹ thuật xử lý chất thải rắn bao gồm composting, phân hủy
kỵ khí (Anaerobic digestion), xử lý sinh học - cơ học (Mechanical –
Biological treatment), chôn lấp hợp vệ sinh (sanitary landfill), thiêu hủy – lò
đốt (Incinerator), tạo nhiên liệu từ chất thải (refuse derived fuel-RDF hay
solid recovered fuel-SRF), nhiệt phân (pyrolysis) và khí hoá (gasification).
- Như vậy cần phải xác định, đánh giá thành phần CTR đô thị để có thể đưa ra
những phương án xử lý kịp thời và hiệu quả nhất.

B. Nội dung thí nghiệm


I. Vị trí lấy mẫu:
Các xe thu gom tại kí túc xá B8, Đại học
Bách Khoa Hà Nội.
Tọa độ: 21,00560˚B, 105,84733o Đ Bách
Khoa.

II.Lấy mẫu
- Nhân lực lấy mẫu:Trần Đặng Tuấn Kiệt,
Trần Hải Hà
- Dụng cụ lấy mẫu: bao nilong to, bao tải
- Phương pháp lấy mẫu: phương pháp ¼
- Tổng khối lượng mẫu
2,7+4,8+2+2=3.5=15 kg
B1: Đổ mẫu ra khỏi bao tải, đổ ra
bạt, trộn đều, dàn mỏng theo hình
tròn

B2: Chia đều làm 4 phần bằng


nhau:

B3: Lấy 2 phần chéo nhau đem


trộn đều và tiếp tục chia như lần
đầu

B4: Lặp lại cách chia như trước


(lần 2) thì dừng lại
B5: Bỏ phần mẫu sau khi đã chia
theo phương pháp ¼ vào thùng

+ Phương pháp bảo quản: đựng trong tải buộc đầu, để ở nhiệt độ môi trường.

+ Phương pháp vận chuyển: cho mẫu vào bao tải và mang đi tới địa điểm tập
kết mẫu (địa điểm làm thí nghiệm tại trường ĐH BK HN)
III. Phân tích mẫu:
- Phương pháp phân tích:
Xác định các thành phần vật lý của mẫu CTR theo IPCC
(Intergovernmental Panel on Climate Change)
- Kết quả phân tích và xử lý số liệu
1. Xác định khối lượng riêng:

m
Ƿ= V

Với m:khối lượng chất thải (kg)


V:thể tích thùng chứa (m3)
- Xác định thể tích thùng chứa: đo các số đo từ thùng:
o đáy dưới: 25,5cm
o đường kính trên: 29,3cm
o chiều cao: 33,5cm

Công thức:
𝜋
𝑉 = × (𝑅2 + 𝑟2 + 𝑅 × 𝑟) × ℎ = 19784,7858 (cm³)
3

Cân trước khối lượng của thùng: m = 0,82kg


Cho mẫu vào thùng một cách nhẹ nhàng. Nhấc thùng lên cách mặt đất khoảng
30cm rồi thả cho rơi xuống. Lặp đi lặp lại 3-4 lần cho tới khi đầy thùng.
Mẫu 1
Cân: m (thùng) + m (mẫu) = 4,06 kg
m (thùng) = 0,82 kg
m (mẫu chất thải) = 3,24 kg
Như vậy: Khối lượng

m 3,24
Ƿ= V = 19784,7858 =1,638 ×10
−4
( )
kg
cm
3
kg
=¿ 163,8( 3 ¿
m

Mẫu 2 Cân: m (thùng) + m (mẫu) = 3,83 kg


m thùng = 0,82 kg
m (mẫu chất thải) = 3,01 kg
Như vậy: Khối lượng:

m 3,01
Ƿ= V = 19784,7858 =1,524 ×10
−4
( cmkg )=¿152,4 ( kgm ¿
3 3

Xác định thành phần vật lý của mẫu chất thải rắn

B1: Chia lượng rác thành hai mẫu:

Mẫu 1: trong thùng


Mẫu 2: rác còn lại ngoài thùng

B2: Phân loại rác vào các túi bóng theo


ICC
+ Cần cân trọng lượng các túi bóng: Túi đỏ:
m= 4g; Túi xanh m=6g
+ Phân loại rác theo 11 loại theo ICCP
Khối lượng các thành phần rác mẫu 1 trong thùng sau khi phân loại:

Khối lượng các thành phần rác mẫu 2 trong thùng sau khi phân loại:
Bảng: Thành phần vật lý CTR theo ICCP

STT Thành phần ( % trọng Mẫu 1 Mẫu 2


lượng ướt ) (g) (g)

1 Chất thải thực phẩm 2270 4070

2 Lá và cành cây 660 860

3 Giấy và bìa cactong 55 120

4 Gỗ 42 36

5 Vải 14 0

6 Khăn, tã dùng một lần 0 0

7 Cao su và da 294 301

8 Plastic 1932 3276

9 Kim loại 13 15

10 Thủy tinh 0 54

11 Các loại khác ( Pin, khẩu 37 0


trang)

Tổng: 5317 8732

So sánh giữa hai mẫu

-Thành phần phần trăm các loại rác

STT Thành phần ( % trọng Mẫu 1 Mẫu 2


lượng ướt )
(%) (%)

1 Chất thải thực phẩm 42,69 46,61

2 Lá và cành cây 12,41 9,85


3 Giấy và bìa cactong 1,03 1,37

4 Gỗ 0,79 0,41

5 Vải 0,26 0

6 Khăn, tã dùng một lần 0 0

7 Cao su và da 5.53 3,45

8 Plastic 36,34 37,52

9 Kim loại 0,24 0,17

10 Thủy tinh 0 0,62

11 Các loại khác ( Pin, khẩu 0,7 0


trang)

Tổng: 100 100

Kết quả so sánh

Mẫu 1
0.24% 0.70%

36.34%
42.69%

5.53%
12.41%
0.26% 0.79% 1.03%

Chất thải thực phẩm Lá và cành cây Giấy và bìa cactong


Gỗ Vải Khăn, tã dùng một lần
Cao su và da Plastic Kim loại
Thủy tinh Các loại khác ( Pin, khẩu trang)
Mẫu 2
0.17% 0.62%

37.52%

46.61%

3.45%
0.41% 9.85%
1.37%

Chất thải thực phẩm Lá và cành cây Giấy và bìa cactong


Gỗ Vải Khăn, tã dùng một lần
Cao su và da Plastic Kim loại
Thủy tinh Các loại khác ( Pin, khẩu trang)

Theo số lượng thu được ta thấy

- Thành phần chất thải thực phẩm chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất 42,69% đến
46,61%.

- Rác thải được lấy tại khu ktx Bách Khoa vào cuối chiều nên rác thải chủ
yếu là rác thải thực phẩm do các quán ăn trong khu ktx vứt bỏ nên đã khiến
lượng rác thải này nhiều hơn những loại khác.

- Đây cũng là loại chất thải có tải trọng lớn và tỷ lệ nước thải trong chất thải
này là khá cao. Mặc dù là loại chất thải rắn dễ phân huỷ những lại được thải
bỏ cùng với các loại rác thải khác nên việc sử lý cũng trở nên khó khăn hơn,
nước rỉ rác từ các túi chứa rác chủ yếu do chất thải thực phầm gây ra. Nước
này nếu đi vào mạch nước ngầm sẽ làm ô nhiễm nguồn nước thế nên các bãi
chôn lấp luôn phải có hệ thống xử lý nước rỉ rác. Ngoài ra chất thải thực
phẩm phân huỷ rất nhanh có thể sau 12 tiếng đã xuất hiện các mùi khó chịu.
Vậy nên loại rác thải này cần phải được xử lý riêng, một phương pháp được
áp dụng khá phổ biến để xử lý chất thải này đó là làm phân compost.
- Bên cạnh rác thải thực phẩm thì rác thải plastic cũng chiếm tỉ trọng khá cao
36.34% đến 37,52%.

- Loại rác thải này được lấy từ khu ktx Bách Khoa nên chủ yếu là các hộp
đựng đồ ăn mang về.

- Plastic đang ngày càng được sử dụng nhiều bởi sự tiện lợi và giá thành rẻ, tuy
nhiên tuy nhiên lại đem đến quá nhiều hệ luỵ đến môi trường nếu không được
xử lý triệt để.

- Ngoài ra plastic là một loại rác khó phân huỷ và phân huỷ rất
chậm nếu không được phân loại trước khi đem đi chôn lấp hay
thiêu đốt sẽ để lại hậu quá rất lớn.

- Giấy bìa carton cũng xuất hiện nhiều chủ yếu sinh ra từ vỏ hộp của các loại
đồ dùng trong gia đình. Loại rác thải này hoàn toản có thể dễ dàng phân loại
và tái chế vừa giảm lượng rác thải vừa tiết kiệm được tài nguyên.

- Lá và cành cây xuất hiện chủ yếu do việc dọn dẹp đường phố nhưng không
chiếm nhiều.

- Kim loại và thuỷ tinh 2 loại rác này thì khá ít trong rác thải đô thị tuy nhiên
do ít nên thường không được phân loại và gom đi tái chế dẫn đến thất thoát
tài nguyên mà lại còn làm cho việc xử lý khó khăn hơn.

IV. Đánh giá kết quả và kết luận

Số liệu phân tích thực tế : Khối lượng riêng tính được = 163,8 kg/𝑚3. Hơi ít so
với khối lượng riêng của rác thải đô thị: Khối lượng riêng thay đổi phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như: Vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu giữ chất thải,
sử dụng phương pháp ¼ 2 lần nên khối lượng bị giảm đi. Do đó, cần phải thận
trọng khi lựa chọn giá trị thiết kế.

Có thể sảy ra sai sót trong quá trình tháo tác, sai số dụng cụ, cách đặt cân, sự tiêu
hao rác trong quá trình đảo trộn phân chia nên kết quá chưa chính xác 100%.

Khối lượng rác lấy thí nghiệm khá bé, thời gian thu thập mẫu vật ngắn nên
chưa đánh giá được đặc trưng của khu vực sinh hoạt

Xác định, đánh giá thành phần CTR đô thị để có thể đưa ra những phương án
xử lý kịp thời và hiệu quả nhất. Là công đoạn quan trọng để quyết định pp xử
lý.
Phân công công việc:
BÀI 2: THÍ NGHIỆM PHÂN HỦY BÁN HIẾU KHÍ PHẦN CHẤT
THẢI THỰC PHẨM CỦA CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ

A. MỞ ĐẦU
Giới thiệu về chất thải phát sinh từ chợ dân sinh Những năm gần đây,
hoạt động mua, bán ở các chợ trên địa bàn tỉnh luôn nhộn nhịp, hàng hóa đa
dạng... Vì thế, lượng rác thải phát sinh tại các chợ ngày càng nhiều. Chất thải
phát ra từ chợ dân sinh chủ yếu là chất thải không nguy hại: chủ yếu là rác
thải thực phẩm và đồ đựng là túi ni lông... Chất thải thực phẩm bao gồm các
thức ăn thừa, rau, quả… loại chất thải này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh
học, quá trình phân hủy tạo ra các chất có mùi khó chịu, đặc biệt trong điều
kiện thời tiết nóng ẩm.

B. NỘI DUNG BÁO CÁO


I. Phương pháp thực nghiệm
1. Vị trí lấy mẫu:
- Chợ Bách Khoa, Tọa độ: 21.00142˚B, 105.84559˚ Đ
- Nhân lực lấy mẫu: Trần Đặng Tuấn Kiệt,
Phạm Thùy Linh, Nguyễn Minh Khuê, Phạm Thị
Thu Hà, Trần Hải Hà.
- Dụng cụ lấy mẫu: túi bóng đen, găng tay
- Phương pháp lấy mẫu: phương pháp ¼
- Phương pháp vận chuyển: cho mẫu vào túi bóng lớn và
mang đến địa điểm tập kết mẫu ( địa điểm thí nghiệm tại trường ĐH
BKHN).
2. Phương pháp thí nghiệm
- Dụng cụ thí nghiệm

STT Tên thiết bị dụng Yêu cầu kỹ Mục đích sử


cụ thuật dụng
1. Tủ sấy Sấy ở nhiệt độ 105±20 C Xác định TS
2. Lò nung Nung ở nhiệt độ 5500 C Xác định VS
3. Bình hút ẩm Xác định TS, VS
4. Cân phân tích Cân chính xác đến 0,01g Xác định TS, VS
5. Chén nung Dung tích 50ml Xác định TS, VS
6. Cân Trọng lượng 0-10kg Xác định
(vạch chia 100g) khối lượng
CTR
7. Nhiệt kế Nhiệt kế 0-1000 C (vạch Xác định nhiệt độ
chia 10 C)
8. Ống đong Thể tích 500ml Xác định thể tích nước
9. Phễu rích
10. Thước Xác định thể tích CTR
11. Khay Thu nước rích
12. Thùng Thí nghiệm phân hủy
nhựa bán hiếu khí
13. Kéo Giảm kích thước của
chất thải
14. Hộp nhựa Đựng chất thải
Thùng hở
- Thùng kích thước: cao 33,7 cm; đường kính đáy nhỏ: 24,8
cm; đường kính đáy lớn 29, 5 cm. V= 19,56 (l)
- Khối lượng thùng : 1,065 kg
3. Các bước làm thí nghiệm
- Lấy rác tại chợ Bách Khoa
- Cân tổng khối lượng rác: m = 22,75 kg
- Đổ rác ra bạt, dàn đều ra; mẫu to ta phải xử lý mẫu bằng cách
cắt nhỏ.

- Bỏ mẫu vào thùng ( chú ý nhấc thùng lên cách mặt đất khoảng
30 cm rồi thả cho rơi xuống. Lặp đi lặp lại 3-4 lần cho tới khi
đầy thùng. ta cân được 7,44 Kg ( trong đó nắp nặng 0,1Kg )
- Chia, chọn mẫu theo phương pháp ¼: ( 2 lần )
- Bỏ mẫu vào thùng ( chú ý nhấc thùng lên cách mặt đất khoảng
30 cm rồi thả cho rơi xuống. Lặp đi lặp lại 3-4 lần cho tới khi
đầy thùng, ta cân 3 lần liên tiếp được các giá trị:

- Lần 1: 7,44 Kg
- Lần 2: 7,44 Kg
- Lần 3: 7,44 Kg

- Băm nhỏ, lấy mẫu


vào bát để đi đo TS,
VS:

- Đo nhiệt độ lần 1( phải đo ở nhiều điểm trong thùng rồi lấy giá
trị trung bình): 26,3˚C: 26,1˚C; 26,5˚C, 26oC
- Nhiệt độ môi trường: 25,2˚C

- Chú ý: Chú ý để một thùng xuống dưới để hứng nước rỉ rác


Bảng theo dõi quá trình sấy và nung

12/4/2023 Lấy một lượng mẫu - Tiến hành


bé cho vào chén đã mang vào sấy
được sấy khô : khô sau một
m= 22 g tiếng thu được
không tính cốc m= 21g
và nắp không tính cốcvà
nắp

13/4/2023 -cân khi đã Sau nung ,


sấy tới khối lấy chén từ
lượng không trong hộp
đổi : ra đem cân 3 lần
m = 2g (gồm cả cốc +
nắp), ta được:
Lần 1: 75 g
Lần 2: 75g
Lần 3: 74 g
 m= 0,67g

- Phương pháp xác định TS:


• Bước 1: lấy 20-25g chất thải vào chén sấy mẫu
• Bước 2: sấy mẫu ở 105 độ C đến khối lượng
không đổi
• Bước 3: xác định TS theo công thức
m sấy 2
TS= ×100 %= ×100 % TS ≈9,09%
mbđ 22
- Phương pháp xác định VS: Sau khi sấy ở điều kiện như trên
• Bước 1: Nung mẫu chất thải trong chén sau khi sấy trong lò
nung ở điều kiện 550 độ C đến khi trọng lượng không đổi
(1h). Xác định trọng lượng mẫu sau khi nung.
• Bước 2: Tính lương chất rắn mất đi sau khi nung TS ở 550
độ C trong 1h.
m sấy−mnung 2−0 , 67
VS= ×100 %= × 100 %
msấy 2

VS ≈ 66,5%
Kết luận
Sau thí nghiệm phân hủy thì TS tăng và VS cũng có xu hướng tăng bởi lượng
bay hơi sau quá trình phân hủy
Bản phân công
Quá trình đo thông số chất thải thực phẩm của chất thải rắn đô thị

Thứ 5, ngày 13 tháng 4 năm 2023

Nhóm đo được các thông số thùng rác sau ở ngoài trời:

• Nhiệt độ ngoài trời (˚C) là: 24,3


• Nhiệt độ rác trong thùng (˚C) đo 3 lần lần lượt là: 37,9 ;
44,3 ; 33,4
• Khối lượng rác và thùng (kg) đo 3 lần lần lượt là: 6,7;
6,7; 6,7
• Độ lún của rác (cm) đo 3 lần lần lượt là: 7,2; 7,2; 7,2
Thứ 6, ngày 14 tháng 4 năm 2023

Nhóm đo được các thông số thùng rác sau ở ngoài trời:

• Nhiệt độ ngoài trời (˚C) là: 24,3


• Nhiệt độ rác trong thùng (˚C) đo 4 lần lần lượt là: 31,7 ;
33,2; 33,3; 31,7
• Khối lượng rác và thùng (kg) đo 3 lần lần lượt là: 6,8;
6,8; 6,8
• Độ lún của rác (cm) đo 3 lần lần lượt là: 13; 13; 13
• Thể tích nước rích đo được là: 710ml

Thứ 2, ngày 17 tháng 4 năm 2023


Nhóm đo được các thông số thùng rác sau ở ngoài trời:

• Nhiệt độ ngoài trời (˚C) là: 25,3


• Nhiệt độ rác trong thùng (˚C) đo 3 lần lần lượt là: 28,5;
28,6; 28,9
• Khối lượng rác và thùng (kg) đo 3 lần lần lượt là: 5,785;
5,835; 5,815
• Độ lún của rác (cm) đo 3 lần lần lượt là: 19,8; 19,8; 19,8

• Thể tích nước rích đo được là: 750ml


Thứ 3, ngày 18 tháng 4 năm 2023

Nhóm đo được các thông số thùng rác sau ở ngoài trời:

• Nhiệt độ ngoài trời (˚C) là: 25,8


• Nhiệt độ rác trong thùng (˚C) đo 3 lần lần lượt là: 28,8;
29,5; 28,4
• Khối lượng rác và thùng (kg) đo 3 lần lần lượt là: 5,29;
5,33; 5,47
• Độ lún của rác (cm) đo 3 lần lần lượt là: 19; 19; 19

• Thể tích nước rich đo được là : 335ml

Thứ 4, ngày 19 tháng 4 năm 2023


Nhóm đo được các thông số thùng rác sau ở ngoài trời:

• Nhiệt độ ngoài trời (˚C) là: 25,9


• Nhiệt độ rác trong thùng (˚C) đo 3 lần lần lượt là: 29,6;
31,1;25,6
• Khối lượng rác và thùng (kg) đo 3 lần lần lượt là: 4,96;
4,74; 5,17
• Độ lún của rác (cm) đo 3 lần lần lượt là: 21; 21;21
• Thể tích nước rích đo được là: 230ml

Thứ 5, ngày 20 tháng 4 năm 2023

Nhóm đo được các thông số thùng rác sau ở ngoài trời:

• Nhiệt độ ngoài trời (˚C) là: 26,9


• Nhiệt độ rác trong thùng (˚C) đo 3 lần lần lượt là: 29,9;
28,6; 30,4
• Khối lượng rác và thùng (kg) đo 3 lần lần lượt là: 4,625;
4,625; 4,665
• Độ lún của rác (cm) đo 3 lần lần lượt là: 22; 22; 22

• Thể tích nước rích đo được là: 190 ml


Thứ 2, ngày 24 tháng 4 năm 2023

Nhóm đo được các thông số thùng rác sau ở ngoài trời:

• Nhiệt độ ngoài trời (˚C) là: 29,5


• Nhiệt độ rác trong thùng (˚C) đo 3 lần lần lượt là: 24,8; 32; 31
• Khối lượng rác và thùng (kg) đo 3 lần lần lượt là: 4,13; 4,13; 4,13
• Độ lún của rác (cm) đo 3 lần lần lượt là: 25; 25; 25

• Thể tích nước rich đo được là : 390 ml


Bảng tổng hợp
22/04/2023 - Sau nhiều Cân trên đĩa ta
ngày ta để rác thu được các
trong thùng và giá trị trước khi
đo đủ số liệu sấy
(8 ngày), đổ - chén 43g
rác ra bạt và - nắp 26g
dung phương - mẫu m=22g
pháp ¼ để chia
rác .
.

22/04/2023 Mang mẫu đi Khối lượng


( 3 tiếng sau khi sấy ) sấy trong 3 mẫu không tính
tiếng thu được nắp và cốc là
86,65g(cả m= 21,65g
chén)

26/04/2023 Sấy Khối lượng


trước khi đem
nung của mẫu
là ( cả cốc
không nắp )
VS=56,72g
Khi không chén
VS=13,72g

27/04/2023 Sấy tới khối Khối lượng của


lượng không mẫu (gồm mẫu
đổi +nắp+cốc)là
m=45,38g
khối lượng mẫu
mctr= 2,38g
28/04/2023 Nung ở Khối lượng sau
T=550 độ C khi đem nung
của mẫu là ( cả
cốc không nắp )
m=3,75g
m không chén
=0,75g

4. Phương pháp phân tích, xử lý, số liệu:


- Phương pháp xác định TS:
• Bước 1: lấy 20-25g chất thải vào chén sấy mẫu
• Bước 2: sấy mẫu ở 105 độ C đến khối lượng
không đổi
• Bước 3: xác định TS theo công thức

msấy 2,38
TS= ×100 %= × 100 %
mbđ 22

TS ≈10,81%
- Phương pháp xác định VS: Sau khi sấy ở điều kiện như trên
• Bước 1: Nung mẫu chất thải trong chén sau khi sấy trong lò
nung ở điều kiện 550 độ C đến khi trọng lượng không đổi
(1h). Xác định trọng lượng mẫu sau khi nung.
• Bước 2: Tính lương chất rắn mất đi sau khi nung TS ở 550
độ C trong 1h.
m sấy−mnung 2,38−0,75
VS= ×100 %= ×100 %
msấy 2,38

VS ≈ 68,48%
Thể tích 𝑉𝐶𝑇𝑅 ( thể tích CTR còn lại chiếm chỗ trong thùng sau thời
gian xác định )

𝑉 𝐶𝑇𝑅 = (Rn2+r2+r x Rn) x hn

Khối lượng: độ chênh lệch khối lượng CTR trước và sau khi thí
nghiệm
Nhiệt độ: dùng nhiệt kế để đo Thể tích nước rích: sử dụng ống đong
Bảng số liệu qua 8 ngày đo
Ngày Cân Độ lún theo Nhiệt Nhiệt Thể
nặng ngày (cm) độ độ tích
rác môi rác nước
(kg) trường (˚C) rác
(˚C) (ml)
13/4/2023 6,7 7,2 24,3 38,5 170
3
14/4/2023 6,8 13 24,3 32,4 250
7
17/4/2023 5,8 19,8 25,3 28,6 750
6
18/4/2023 5.4 19 25,8 28,9 335

19/4/2023 4,96 21 25,9 28,7 230


6
20/4/2023 4,9 22 20,9 29,6 190
3
21/4/2023 4,3 24,5 25 28,7 180
3
24/4/2023 4,13 25 29,5 29,2 390
6

1. Đồ thị các thông số chi tiết qua 8 ngày đo

khối lượng rác trong 8 ngày


8
7 6.7 6.8

6 5.8
5.4
khối lượng rác (kg)

4.96 4.9
5 4.3 4.13
4
3
2
1
0
1 2 3 4 5 6 7 8
Axis Title
độ sụt lún của rác trong 8 ngày
30

24.5 25
25
22

độ sụt lún theo ngày (cm)


21
19.8 19
20

15 13

10
7.2

0
1 2 3 4 5 6 7 8

Nhiệt độ rác trong 8 ngày


45
40 38.53

35 32.47
28.66 28.9 28.76 29.63 28.73 29.26
30
Nhiệt độ oC

25
20
15
10
5
0
1 2 3 4 5 6 7 8

Thể tích nước rác trong 8 ngày


800 750
700

600
Thể tích nước rác (ml)

500
390
400
335
300 250 230
170 190 180
200

100

0
1 2 3 4 5 6 7 8

You might also like