Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Thực tập tốt nghiệp tại các VKS địa phương là một trong những nội dung

trong chương trình đào tạo Đại học hệ chính quy ngành Luật của Trường Đại học
Kiểm sát Hà Nội. Đây là quá trình sinh viên vận dụng những kiến thức lý luận, kỹ
năng được giảng dạy trên giảng đường vào các hoạt động, công việc, khâu công tác
cụ thể trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND.
Thực hiện kế hoạch thực tập tốt nghiệp đối với sinh viên khoá 7 hệ đại học
chính quy số 215/KH–T2–ĐT ngày 26/10/2022 của Trường Đại học Kiểm sát Hà
Nội, theo sự phân công của nhà trường, em được phân công về thực tập tại Viện
kiểm sát nhân dân thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu từ ngày 21/12/2022 đến ngày
17/3/2023.

Tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu, em đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm và tạo điều kiện của Lãnh đạo đơn vị, dưới sự chỉ bảo,
hướng dẫn nhiệt tình của các đồng chí Kiểm sát viên hướng dẫn, em được tiếp cận
và thực hành ở các khâu công tác giải quyết các khâu nghiệp vụ bao gồm từ khâu
tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố đến quá trình kiểm sát điều tra,
truy tố, kiểm sát xét xử, thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa
án và thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tự pháp trong các lĩnh vực dân
sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo
quy định của pháp luật. Từ thực tiễn tham gia các khâu công tác đó giúp em tích
lũy, trau dồi được nhiều kiến thức, kỹ năng hết sức quan trọng, thiết thực, có ý
nghĩa phục vụ cho quá trình công tác sau này của bản thân. Đồng thời giúp em
hình thành ý thức nghề nghiệp, tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trước lãnh đạo,
trước pháp luật về những công việc được giao.

Trong 03 tháng thực tập tại VKS địa phương, dưới sự hướng dẫn của KSV
được phân công, thông qua việc tham gia trực tiếp vào các khâu công tác nghiệp vụ
trong phạm vi nội dung thực tập, sinh viên có cơ hội nắm rõ những nhiệm vụ,
quyền hạn của VKSND cấp huyện; các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của KSV
trong từng khâu công tác; từ đó, bước đầu hình thành kỹ năng nghiệp vụ, vận dụng
những tri thức lý luận, pháp luật, kỹ năng đã học vào thực tiễn công tác tại
VKSND.
1. Khái quát về tình hình kinh tế - chính trị xã hội địa phương nơi thực
tập
Về vị trí địa lý, dân cư: Lai Châu là một thành phố thuộc tỉnh Lai Châu.
Thành phố Lai Châu nằm ở trung tâm tỉnh Lai Châu, là đô thị nằm ở cửa ngõ phía
Nam của Hà Nội. Lai Châu sở hữu hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt,
đường thủy thuận lợi; cơ sở hạ tầng liên tục được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Đây
được xem là những động lực tạo điều kiện cho thành phố phát triển về mọi mặt.

Thành phố Lai Châu nằm trên quốc lộ 1A có tuyến đường sắt Bắc Nam đi
qua, ở vị trí gặp gỡ của sông Nhuệ, sông Đáy và sông Châu Giang nên rất thuận lợi
về giao thông đường bộ, đường thủy. Lai Châu là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm kinh
tế, chính trị và văn hóa xã hội của tỉnh Lai Châu.
Vị trí địa lý:

 Phía đông giáp huyện Bình Lục


 Phía tây giáp huyện Kim Bảng
 Phía nam giáp huyện Thanh Liêm
 Phía bắc giáp thị xã Duy Tiên.

Thành phố Lai Châu nằm trên Quốc lộ 1, bên 2 bờ sông Đáy. Lai Châu cách
Thủ đô Hà Nội 60 km về phía Nam, cách thành phố Nam Định 30 km về phía Tây
Bắc và cách thành phố Ninh Bình 33 km về phía Bắc. Lai Châu nằm trên Quốc lộ 1
có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua, là nơi gặp gỡ của ba con sông: Sông
Đáy, Sông Châu Giang và Sông Nhuệ tiện lợi về giao thông thủy bộ.
Thành phố Lai Châu có diện tích tự nhiên 3.426,77 ha và 121.350 nhân khẩu,
có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 11 phường: Châu Sơn, Hai Bà
Trưng, Lam Hạ, Lê Hồng Phong, Liêm Chính, Lương Khánh Thiện, Minh Khai,
Quang Trung, Thanh Châu, Thanh Tuyền, Trần Hưng Đạo và 10 xã: Đinh Xá, Kim
Bình, Liêm Chung, Liêm Tiết, Liêm Tuyền, Phù Vân, Tiên Hải, Tiên Hiệp, Tiên
Tân, Trịnh Xá.

Về tình hình phát triển kinh tế: Theo báo cáo của UBND thành phố Lai
Châu, cuối năm 2022 và đầu năm 2023, trong điều kiện có nhiều thuận lợi, khó
khăn đan xen, song với sự tập trung cao và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, toàn
thành phố đã đạt những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng - an ninh. Theo đó, tổng thu ngân sách đạt: 2.764,8 tỷ đồng đạt
159,9% kế hoạch tỉnh giao, đạt 137,5% so với nghị quyết HĐND thanh phố, tăng
21,6% so với thực hiện trong năm 2021. Chỉ số GRDP bình quân đầu người đạt
154,3 triệu đồng/người/năm, đạt 100,2% so với kế hoạch thành phố giao năm
2022, tăng 14,1 triệu đồng/người/năm, tăng 10% so với năm 2021. Tình hình dịch
bệnh Covid-19 được kiểm soát, kinh tế - xã hội của thành phố có nhiều khởi sắc,
15/15 chỉ tiêu đều hoàn thành và vượt mức theo kế hoạch đề ra. Tổng thu ngân
sách đạt khá, thu nội địa tăng 41,8% so với năm trước. Các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, vui chơi giải trí đã hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới;
số lượng doanh nghiệp đăng ký mới, hoạt động trở lại tăng, số doanh nghiệp ngừng
hoạt động giảm. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tiếp tục được triển khai
quyết liệt, mạnh mẽ, tập trung vào các dự án trọng điểm, khu đô thi, khu nhà ở, khu
đấu giá, tái định cư góp phần thu hút đầu tư trên địa bàn thành phố Lai Châu.

Về tình hình phát triển văn hóa - xã hội: Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được
quan tâm chỉ đạo và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đời sống vật chất và tinh
thần của Nhân dân có bước phát triển. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được
giữ vững. Tuyên truyền đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh.
2. Khái quát về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát
nhân dân thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu
2.1. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Lai Châu, tỉnh
Lai Châu
VKSND thành phố Lai Châu thuộc quản lý của VKSND tỉnh Lai Châu và có
cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 48 Luật Tổ chức VKSND năm 2014:
“1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gồm có văn
phòng và các phòng; những nơi chưa đủ điều kiện thành lập phòng thì có các bộ
phận công tác và bộ máy giúp việc.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng,
Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.”
Cụ thể, tổ chức bộ máy của VKSND thành phố Lai Châu gồm các bộ phận
công tác sau:
- Bộ phận thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử vụ án hình sự;
- Bộ phận kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn
nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động;
- Bộ phận kiểm sát việc thi hành án dân sự, hành chính;
- Bộ phận kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự;
- Bộ phận giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và kiểm sát
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật;
- Bộ phận Văn phòng;
- Bộ phận Kế toán.
VKSND thành phố Lai Châu gồm có: 01 Viện trưởng, 03 Phó Viện trưởng,
09 KSV, 04 KTV, 01 Kế toán, 02 chuyên viên và 01 nhân viên hợp đồng.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Lai
Châu, tỉnh Lai Châu
VKSND thành phố Lai Châu có chức năng, nhiệm vụ giống với chức năng,
nhiệm vụ chung của ngành Kiểm sát được quy định tại Điều 107 Hiến pháp năm
2013 và Điều 2 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 là thực hành quyền công tố, kiểm
sát hoạt động tư pháp; với nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật
được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Đối với giải quyết vụ án hình sự, VKSND thành phố Lai Châu có thẩm quyền
giải quyết những vụ án hình sự theo thẩm quyền của VKS cấp huyện quy định tại
Điều 239, Điều 163, Điều 268 BLTTHS năm 2015. Theo đó, VKSND thành phố Lai
Châu có thẩm quyền giải quyết các tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt
không quá 15 năm tù và xảy ra trên địa phận thành phố Lai Châu.
Đối với giải quyết vụ việc dân sự nói chung, thẩm quyền kiểm sát việc giải
quyết vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động của
VKSND cấp huyện theo thẩm quyền của TAND cấp huyện được quy định tại Điều
35 và thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ quy định tại Điều 39 BLTTDS năm
2015. Như vậy, VKSND thành phố Lai Châu có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân
sự nói chung theo thẩm quyền của TAND thành phố Lai Châu.

You might also like