De Thi Thu - Lan 1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

TRƯỜNG THPT CHUYÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

ĐỀ THI THỬ THPT NĂM HỌC 2022−2023


Đề gồm 07 trang Môn: HOÁ HỌC
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi thứ nhất: 30/8/2022

Câu 1 (3,5 điểm)


Khoáng X1 là hợp chất gồm hai nguyên tố X và Y với tỉ lệ khối lượng X / Y xấp xỉ 2/1.
Khi đun nóng trong không khí, X1 chuyển thành bột màu đen X2 và một khí không màu Y2, có khả
năng làm mất màu dung dịch kali pemanganat. Cấu trúc tinh thể của X1 chứa hai anion khác nhau
với số mol như nhau và hai cation với số oxi hóa khác nhau.
1. Viết công thức hóa học của X1 trong đó phải thể hiện rõ thành phần ion của nó bằng cách viết rõ
công thức của tất cả các ion và viết phương trình cân bằng của phản ứng.

Trong phòng thí nghiệm, hợp chất X1 có thể điều chế bằng cách cho khí Y3 đi qua dung
dịch muối X3 được tạo thành bởi nguyên tố X. Muối này cho kết tủa màu trắng khi cho tác dụng
với dung dịch đã axit hóa của bari clorua.
2. Viết phương trình cân bằng và chỉ rõ các tác nhân oxi hóa – khử, cùng nửa phản ứng oxi hóa –
khử tương ứng.
3. Khi thổi đồng thời các khí Y2 và Y3 đi qua dung dịch NaOH chỉ tạo ra duy nhất một sản phẩm
chính Y4, có chứa nguyên tố Y. Viết phương trình cân bằng của phản ứng.
4. Khi làm lạnh dung dịch Y4, kết tủa Y5 (chiếm 25,8% về khối lượng nguyên tố Y) được hình
thành. Xác định công thức của Y5.

Khi thổi đồng thời các khí Y2 và Y3 qua nước dẫn đến tạo thành dung dịch keo của nguyên
tố Y. Ngoài Y, dung dịch này còn chứa các loại anion khác nhau.
5. Vẽ cấu trúc của Y6, là một trong các anion này, biết rằng Y6 có thể được tạo ra bằng phản ứng
giữa một dung dịch Y4 và nguyên tố iot.
6. Việc thêm lượng lớn dung dịch nước của Y4 vào dung dịch nước của X3 dẫn đến sự mất màu từ
từ của một dung dịch và xuất hiện kết tủa X1. Viết phương trình cân bằng của phản ứng này.
7. Từ dung dịch điều chế được sau khi hòa tan X1 trong axit nitric 10 M, tinh thể màu xanh dương
X7 (chiếm 25,5% về khối lượng của nguyên tố X) được hình thành. Xác định công thức của X7 và
viết phương trình.

Câu 2 (3,5 điểm)


Các sinh vật quang hợp nổi tiếng với khả năng thích nghi với các điều kiện bất lợi tốt đến
mức khó tin. Ví dụ, vi khuẩn lam sống ở đáy biển sâu không có đủ ánh sáng vì hầu hết các photon
đã được các sinh vật quang hợp khác sống gần mặt nước hơn hấp thụ hết. Trong điều kiện như
vậy, vi khuẩn lam đã có được khả năng sử dụng ánh sáng đỏ xa có năng lượng thấp. Ánh sáng này
được hấp thụ bởi diệp lục tố f (hấp thụ ánh sáng mạnh nhất tại 707nm). Chất này chỉ khác với diệp
lục tố a thông thường (hấp thụ ánh sáng mạnh nhất tại 665nm) ở một nhóm thế. Năng lượng được
hấp thụ bởi diệp lục tố f được chuyển sang diệp lục tố a và tới các trung tâm phản ứng để chuyển
đổi thành năng lượng hóa học. Sơ đồ truyền năng lượng kích thích giữa các diệp lục tốt được trình
bày dưới đây.

1
1. Xác định entanpy của quá trình truyền năng lượng từ diệp lục tố f sang diệp lục tố a. Đây là quá
trình thu nhiệt hay tỏa nhiệt?

Để xác định tỷ lệ của hai loại diệp lục tố trong Hệ quang hóa (Photosystem) II, chúng sẽ
được chiết xuất bằng metanol. Độ hấp thụ (A) được xác định ở hai bước sóng khác nhau trong một
ống cuvet có độ dài không xác định: A(665 nm) = 0,798 và A(707 nm) = 0,080. Các hệ số hấp thụ
ε của hai diệp lục tố được cho trong bảng dưới.

ε(665 nm), ε(707 nm),


L×mol–1×cm–1 L×mol–1×cm–1
Diệp lục tố a 70000 0
Diệp lục tố f 15900 71100

2. Tính tỷ lệ diệp lục tố a : diệp lục tố f trong Hệ quang hóa II.

Coi quá trình truyền năng lượng kích thích giữa diệp lục tố a và f là phản ứng thuận
nghịch:
k1
⎯⎯⎯
F* + A ←⎯⎯ ⎯→ F + A* (1)
k−1
trong đó F và A lần lượt là diệp lục tố f và a, dấu hoa thị (*) biểu thị trạng thái electron bị kích
thích.
Để truyền năng lượng hiệu quả, hằng số tốc độ phản ứng k1 của quá trình phản ứng thuận
phải càng gần càng tốt với hằng số tốc độ phản ứng k–1 của quá trình phản ứng ngược.
Tỷ lệ k1/k–1 bằng với hằng số cân bằng nhiệt động K và bởi vậy nó phụ thuộc vào năng
lượng Gibbs tiêu chuẩn ΔrGo. Có hai cách để giảm năng lượng Gibbs của quá trình trong Hệ quang
hóa II so với năng lượng trong diệp lục tố được phân lập (trong đó ΔrG xâp xỉ ΔrH lấy kết quả từ
phần 1): 1) làm tăng entropy ΔrS của quá trình (giả thuyết 1), 2) làm giảm entanpy ΔrH của phản
ứng (giả thuyết 2).
Người ta có thể làm tăng entropy bằng cách truyền năng lượng từ một diệp lục tố f đến
nhóm diệp lục tố a lớn hơn. Giả sử rằng tất cả các diệp lục tố a có cùng mức năng lượng và không
tương tác với nhau. Diệp lục tố f nằm cân bằng với tất cả các diệp lục tố a.
3. Sử dụng công thức Boltzmann, hãy tính toán biến thiên entropy ΔrS và năng lượng Gibbs ΔrG
của quá trình truyền năng lượng trong Hệ quang hóa II ở nhiệt độ phòng (298 K).

Trong Hệ quang hóa II, entanpy của quá trình truyền năng lượng có thể khác với của các
diệp lục tố được phân lập. Đại lượng này có thể được xác định từ sự phụ thuộc nhiệt độ đối với tốc
2
độ phân rã huỳnh quang của diệp lục tố a. Trong điều kiện thí nghiệm, tỷ lệ kd(T2) / kd(T1) của
hằng số tốc độ phân rã huỳnh quang kd tại hai mức nhiệt độ khác nhau sẽ bằng với tỷ lệ hằng số
cân bằng K(T2) / K(T1) trong phản ứng (1).
4. Xác định entanpy của quá trình truyền năng lượng trong hệ quang hóa II, cho biết hằng số tốc
độ phân rã huỳnh quang sẽ giảm đi 1,46 lần khi nhiệt độ giảm từ 30oC xuống 5oC.
5. Cho biết giả thiết (1) hay (2) giúp giải thích rõ hơn về dữ liệu thực nghiệm.
6. Ở tỷ lệ a / f tối thiểu nào thì quá trình truyền năng lượng tự phát từ diệp lục tố f đã được kích
thích sang diệp lục tố a sẽ có thể xảy ra trong hệ quang hóa II tại nhiệt độ phòng? Gợi ý. ΔrG phải
bằng không.

Câu 3 (3 điểm)
Thời gian gần đây, các loại xe điện cá nhân như xe đạp, xe đạp, xe một bánh, xe tay ga hay
thậm chí cả xe hơi chạy bằng điện đã trở nên rất phổ biến ở các thành phố lớn, bao gồm cả Hà
Nội. Loại phương tiện nói trên đều sử dụng pin sạc, loại pin này sẽ chuyển đổi năng lượng hóa học
của các phản ứng oxy hóa khử thành công năng dưới dạng điện.
Pin lithium-ion, trong đó các ion Li+ sẽ được chuyển từ điện cực âm sang cực dương thông
qua chất dẫn điện, là loại pin phổ biến nhất so với các pin natri-, magiê- và ion-nhôm. Một trong
số các đặc tính quan trọng của pin ion đó là công suất riêng của pin được xác định bằng tỷ lệ của
điện tích truyền trong pin Q so với khối lượng m của các hạt mang điện và được tính theo đơn vị
milli ampe-giờ trên gam (1 mAh/g = 3,6 C/g).
1. Không thông qua tính toán chi tiết, chỉ bằng lập luận và tính toán đơn giản hãy sắp xếp các pin
ion đã đề cập phía trên theo thứ tự giảm dần về công suất riêng. Tính công suất riêng, Q/m của loại
pin đứng đầu trong chuỗi đã sắp xếp.

Hầu như tất cả các pin lithium đều sử dụng cấu trúc ma trận than chì xen kẽ với lithium để
làm điện cực âm, trong đó các nguyên tử lithium nằm giữa các lớp than chì. Hình dưới đây cho
thấy một mảnh cấu trúc tinh thể của hợp chất giữa lithium và cacbon theo tỉ lệ hợp thức lí tưởng.
Các đường kẻ mỏng chỉ ra giới hạn của một ô mạng đơn vị với thể tích của ô mạng đơn vị là 59.5
A3 (1 A = 10–10 m). Các nguyên tử lithium nằm trên các cạnh thẳng đứng, còn các nguyên tử
cacbon nằm ở các cạnh ngang và các mặt trong mặt phẳng nằm ngang.

2. Xác định công thức của hợp chất này. Tính khối lượng riêng (mật độ khối lượng) của lithium
trong đó (theo đơn vị g×cm–3).
3. Hỗn hợp oxit liti-coban là vật liệu phổ biến dùng làm điện cực dương cho pin ion. Sử dụng các
công thức của các điện cực CLix và Li1–xCoO2,, hãy viết các bán phản ứng diễn ra tại catot và anot
trong quá trình xả pin và viết phương trình phản ứng tổng cộng.

Dung dịch của một muối lithium trong dung môi hữu cơ (chẳng hạn như propylene
carbonate) là chất điện phân điển hình dùng trong các pin lithium-ion:

3
4. Cho biết dung môi này có (những) đặc tính nào (protic, aprotic, phân cực, không phân cực hay
bất đối). Đề xuất phản ứng khi tổng hợp trực tiếp chất này từ cacbon dioxit.
5. Trong xe điện, một điện cực dương đã được cải tiến, LiNixMnyCo1–x–yO2 sẽ được sử dụng trong
các pin của xe. Hãy xác định x và y (kết quả viết đến hai chữ số thập phân), biết hàm lượng khối
lượng của các kim loại trong điện cực là: Li – 7,19%, Ni – 20,08%, Mn – 18,79%.

Phương tiện chạy bằng điện không trực tiếp gây ô nhiễm bầu không khí của thành phố.
Tuy nhiên, năng lượng điện không hoàn toàn là loại năng lượng "xanh", bởi lẽ trong quá trình sản
xuất thông qua đốt cháy nhiên liệu thì cacbon dioxit sẽ được giải phóng vào khí quyển. So sánh sự
thân thiện với môi trường của ba phương tiện: xe đạp điện, xe ô tô điện và xe thông thường với
các đặc điểm sau:

Khoảng cách đi Tiêu thụ nhiên


Công suất của
Phương tiện được trên một liệu,
pin, kWh
lần sạc pin, km L / 100 km
Xe đạp điện 0,47 45 –
Ô tô điện 50 400 –
Xe thông thường – – 10

6. Với mỗi phương tiện, hãy tính toán khối lượng CO2 thải ra không khí (do chính phương tiện
thải ra hoặc phát sinh trong quá trình sản xuất năng lượng điện) trên mỗi quãng đường 1 km.

Thông tin thêm:


Giả sử rằng công thức của xăng là C8H18.
Lấy khối lượng riêng của xăng là 750 g/L.
Năng lượng điện được tạo ra bởi quá trình đốt cháy metan, coi tỷ lệ chuyển hóa nhiệt
lượng
thành năng lượng điện là 30%.
1 kWh = 3600 kJ.

Chất CH4(g) CO2(g) H2O(g)


ΔfH°298, kJ×mol–1 –75 –394 –242

Câu 4 (3,0 điểm)


Loại bỏ băng tuyết ra khỏi mặt đường và vỉa hè hoặc làm đường đi bớt trơn trượt là vấn đề
quan trọng để giữ an toàn cho các thành phố trong mùa đông. Tùy thuộc vào nhiệt độ và lượng
băng thì ta có thể sử dụng một số chiến lược khác nhau để giải quyết vấn đề này. Các biện pháp
này bao gồm loại bỏ băng tuyết theo cách thủ công, rải các vật liệu giúp giảm trơn trượt (ví dụ như
vụn đá hoặc cát sỏi), và sử dụng các chất phản ứng tan băng. Trong bài này, chúng ta sẽ tập trung
vào phương án thứ ba và phân tích nó bằng phương pháp nhiệt động hóa học.
Các chất làm tan băng không thực sự tham gia phản ứng với băng. Thay vào đó, chúng
giúp hạ thấp nhiệt độ nóng chảy của băng tuyết. Với các dung dịch nước loãng, sự khác biệt giữa
nhiệt độ đóng băng của chúng và nhiệt độ đóng băng của nước tinh khiết có thể được ước tính
bằng phương trình sau:
4
RT02
ΔTm.p. = − x
Δ fus H o
Trong đó ΔfusHo = 337 J/g là nhiệt nóng chảy của nước, T0 là điểm nóng chảy bình thường của
chất (tính bằng K), R là hằng số khí và x là tổng phần mol của tất cả các cấu tử trong dung dịch trừ
nước (lưu ý rằng sự phân ly cần được xét đến khi tính x).
1. Natri clorua, NaCl là một trong những chất làm tan băng được sử dụng rộng rãi. Tính khối
lượng của muối NaCl cần thiết để làm tan băng dày 7 mm trên 1 m2 vỉa hè tại nhiệt độ –3oC. Cho
khối lượng riêng của băng là 0.91 g/cm3.

Phương trình trên chỉ đúng với dung dịch đã pha loãng. Đối với hỗn hợp có tỷ lệ muối :
nước lớn hơn, cần phải sử dụng giản đồ pha. Đối với hai chất làm tan băng phổ biến nhất là NaCl
và CaCl2, giản đồ pha của dung dịch nước muối trong điều kiện nhiệt độ âm được trình bày dưới
đây. Các giản đồ pha này là giống nhau về mặt định tính, các pha được hiển thị trong hình.

2. Ở các nhiệt độ tối thiểu nào thì NaCl và CaCl2 có thể được sử dụng để làm tan băng? Cần bao
nhiêu gam muối để làm tan 1 kg băng ở nhiệt độ này (trong từng trường hợp sử dụng 2 loại muối
nói trên)?

Ngoài đời thực, độ dày của lớp băng trên các tuyến phố thường khác nhau và chúng ta
không thể đo trực tiếp chúng trong quá trình rải chất làm tan băng được. Việc này chính là nguyên
nhân gây giảm hiệu quả của quy trình làm tan băng.
3. Giả sử rằng độ dày của lớp băng trên mặt đường dao động từ 2 đến 7 mm và người ta rắc đều
CaCl2 lên bề mặt băng. Xác định nhiệt độ thấp nhất có thể làm tan lớp băng có độ dày trong
khoảng 2-7 mm sao cho không còn băng hoặc muối rắn sót lại. Cần bao nhiêu CaCl2 (đơn vị tính
g/m2) để làm điều này?

5
Câu 5 (3,5 điểm)
Theo phân tích hóa học, thủy tinh hồng ngọc chứa natri, kali, silic, oxy, lưu huỳnh, selen,
cadmium và nguyên tố X chưa biết.
1. Màu của thủy tinh hồng ngọc được tạo ra bởi các hạt nano hình thành trong quá trình nung một
mẫu thủy tinh thành phẩm. Không xét tới nguyên tố X, hãy đưa ra ba công thức có thể của các hạt
nano chứa hai hoặc ba nguyên tố trong loại thủy tinh hồng ngọc nói trên.

Nguyên tố X được đưa vào loại thủy tinh hồng ngọc nói trên dưới dạng chất X1, đây là một
loại bột trắng, không tan trong nước. Axit clohydric chuyển đổi chất này thành X2. Khi thêm dung
dịch amoni cacbonat vào dung dịch X2 sẽ dẫn đến hình thành tinh thể kết tủa có màu trắng X3. Xử
lý nhiệt X3 (10,00 g) sẽ cho ra X1 (7,41 g). Các sản phẩm khác của phản ứng này là cacbon dioxit
và 0,99 g chất lỏng không màu X4 thường được sử dụng rộng rãi làm dung môi.
2. Chất X1 thuộc loại hợp chất nào?
3. Viết công thức của chất X4.
4. Xác định công thức của X1 và X3, xác định tên nguyên tố X. Trình bày các phép tính toán.
5. Viết công thức của chất Х2.
6. Viết các phản ứng của X1 với HCl và NaOH.
7. Hình dưới đây trình bày quang phổ hấp thụ của ba loại thủy tinh. Quang phổ nào tương ứng với
của loại thủy tinh hồng ngọc?

Câu 6 (3,5 điểm)


Để xác định nồng độ của ion canxi trong mẫu phân tích, ta có thể xác định bằng phương
pháp chuẩn độ oxi hoá khử theo nguyên tắc sau: Kết tủa hoàn toàn Ca2+ bằng ion C2O42−. Lọc tách
kết tủa rồi hoà tan hoàn toàn kết tủa trong dung dịch axit. Chuẩn độ dung dịch axit oxalic thu được
bằng dung dịch KMnO4 đã biết trước nồng độ.
Để xác định độ tinh khiết của một mẫu muối CaCl2, gọi là mẫu phân tích (có lẫn tạp chất
trơ), tiến hành thí nghiệm như sau:
Bước 1: Cân chính xác 0,4620 gam mẫu phân tích rồi hoà tan hoàn toàn vào nước, thu được
100,0 mL dung dịch (dung dịch A).
Bước 2: Cho từ từ đến hết 8,00.10–4 mol Na2C2O4 vào 10,00 mL dung dich A, sau khi quá
trình tạo kết tủa xong, lọc tách kết tủa, rửa sạch, rồi hoà tan hoàn toàn kết tủa trong 20,00 mL
dung dịch HClO4 nồng độ C (M).
Bước 3: Thêm 1 lượng dư dung dịch HClO4 để tạo môi trường axit rồi chuẩn độ dung dịch
thu được bằng dung dịch KMnO4 2,500.10–2 M đến khi xuất hiện màu hồng nhạt của KMnO4 thì
hết 6,400 mL.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra trong bước 3.
b) Tính hàm lượng phần trăm của CaCl2 trong mẫu phân tích nói trên. Coi sai số của phép
chuẩn độ oxi hoá khử trong bước 3 là không đáng kể.
6
c) Cần dùng dung dịch HClO4 có nồng độ nhỏ nhất là bao nhiêu để có thể hoà tan hoàn
toàn kết tủa trong bước 2.
d) Thực tế, trong qui trình phân tích trên thì ta đã bỏ qua sai số do các quá trình tạo phức
sau:
Ca2+ + C2O42– ⇌ CaC2O4 (dd) β1 = 103
2+ 2–
Ca + 2C2O4 ⇌ Ca(C2O4)22– β2 = 104
Việc bỏ qua sai số do quá trình tạo phức có hợp lí hay không biết rằng sai lệch cho phép
của phép chuẩn độ trên trong khoảng ± 0,1%?
Cho biết:
pKS(CaC2O4) = 8,75; pKa1(H2C2O4) = 1,25; pKa1(H2C2O4) = 4,27; *β(CaOH+) = 10–12,60;
M(CaCl2) = 111 gam.mol–1. Tạp chất trong CaCl2 không ảnh hưởng đến kết quả thí
nghiệm.
−−−−−−−HẾT−−−−−−
• Thí sinh được phép dùng bảng hệ thống tuần hoàn
• Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

You might also like