Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BÀI 21:

PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ Kỷ XIX
------

NHẬN BIẾT (11 câu)


Câu 1. Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương ở
đâu?
A.Ba Đình (Thanh Hóa).
B.Hương Sơn (Hà Tĩnh).
C.Thuận An (Huế).
D.Tân Sở (Quảng Trị).
Câu 2. Một trong những nội dung của Chiếu Cần vương (1885) do Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa
vua Hàm Nghi ban ra là
A.tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
B.thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân.
C.tố cáo triều đình Huế phản bội, bán nước.
D.tố cáo tính bất hợp pháp của triều đình Duy Tân.
Câu 3. Lực lượng lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 – 1896) ở Việt
Nam là
A.các văn thân, sĩ phu yêu nước.
B.giai cấp địa chủ phong kiến.
C.giai cấp nông dân.
D.Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi.
Câu 4. Lực lượng tham gia chủ yếu của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 –
1896) ở Việt Nam là
A.văn thân, sĩ phu.
B.nông dân.
C.địa chủ.
D.công nhân.
Câu 5. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không thuộc phong trào Cần Vương (1885 – 1896) ở Việt
Nam?
A.Hương Khê.
B.Ba Đình.
C.Bãi Sậy.
D.Yên Thế.
Câu 6. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) ở Việt Nam là
A.văn thân, sĩ phu.
B.nông dân.
C.địa chủ phong kiến.
D.sĩ phu yêu nước tiến bộ.
Câu 7.Dựạ vào đâu phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành
động chống thực dân Pháp?
A.Sự giúp đỡ của của Trung Quốc và Nhật Bản.
B.Sự đồng tình ủng hộ của nhân dân cả nước.
C.Phong trào kháng chiến của nhân dân.
D.Tiềm lực quân sự đã được chuẩn bị trước.
Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về những hành động của Tôn Thất Thuyết đối
với phe chủ hòa trong triều đình Huế sau Hiệp ước Patơnốt năm 1884?
A.Phế bỏ những ông vua có tư tưởng thân Pháp.
B.Trừ khử những quan lại không cùng chính kiến.
C.Phối hợp với Phan Đình Phùng chuẩn bị khởi nghĩa.
D.Bí mật liên kết với văn thân, sĩ phu chuẩn bị lực lượng.
Câu 9. Phong trào Cần vương (1885 – 1896) ở Việt Nam bùng nổ trong hoàn cảnh
A.thực dân Pháp hoàn thành công cuộc bình định quân sự ở Việt Nam.
B.cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế thất bại.
C.thực dân Pháp lập mưu bắt Tôn Thất Thuyết và loại bỏ phải chủ chiến.
D.mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp phát triểnrất gay gắt.
Câu 10.Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm tình hình Việt Nam sau Hiệp ước Hácmăng (1883)
và Patơnốt (1884)?
A.Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam về mặt quân sự.
B.Phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra sôi nổi, quyết liệt trên cả nước.
C.Phái chủ chiến đã chuẩn bị tốt lực lượng để phản công quân Pháp.
D.Nội bộ triều đình Huế chia làm hai phái: chủ hòa và chủ chiến.
Câu 11. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu thực dân Pháp đã hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt
Nam ở nửa cuối thế kỷ XIX?
A.Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt.
B.Phong trào Cần vương chấm dứt.
C.Cuộc khởi nghĩa Yên Thế thất bại.
D.Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
THÔNG HIỂU (13 câu)
Câu 12.Đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phái chủ chiến trong cuộc phản công
quân Pháp ở kinh thành Huế (7/1885)?
A.Quân Pháp rất mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong chiến tranh xâm lược.
B.Công tác chuẩn bị chưa tốt, cuộc phản công diễn ra trong bối cảnh bị động.
C.Không nhận được sự ủng hộ của phái chủ hòa trong triều đình Huế.
D.Sự chênh lệch về lực lượng và công tác tuyên truyền chưa tốt.
Câu 13. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương (1885) nhằm mục
đích
A.tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của Pháp và sự phản bội của một số quan lại.
B.kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.
C.thổi bùng ngọn lửa yêu nước, vốn đang cháy âm ỉ trong quần chúng nhân dân.
D.lên án tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh do Pháp dựng lên.
Câu 14. Một trong những ý nghĩa của Chiếu Cần vương doTôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua
Hàm Nghi ban ra năm 1885 là
A.tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của Pháp, sự phản bội của một số quan lại.
B.kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.
C.thổi bùng ngọn lửa yêu nước vốn đang cháy âm ỉ trong quần chúng nhân dân.
D.thể hiện tinh thần yêu nước và đấu tranh bất khuất của nhân dân Việt Nam.
Câu 15. Mục đích của phong trào Cần vương (1885 – 1896) ở Việt Nam là
A.giúp vua cứu nước, đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục quốc gia phong kiến độc lập.
B.đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, xây dựng chế độ xã hội mới tiến bộ.
C.đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày.
D.đánh đuổi giặc Pháp, bảo vệ cuộc sống bình yêncho các tầng lớp nhân dân.
Câu 16.Vì sao phong trào Cần Vương (1885-1896) ở Việt Nam chỉ diễn ra ở Trung Kì và Bắc Kì?
A.Nhân dân nơi đây có truyền thống yêu nước và đoàn kết đấu tranh bất khuất.
B.Nam Kì đã bị Pháp biến thành vùng đất thuộc địa và hoàn thành bình định từ sớm.
C.Địa bàn Nam Kì không có điều kiện thuận lợi để tổ chức kháng chiến chống Pháp.
D.Trung Kì do triều đình cai quản, Bắc Kì từ lâu đã có truyền thống đoàn kết đấu tranh.
Câu 17. Cuộc khởi nghĩa dưới đây là tiêu biểu nhất của nhân dân vùng châu thổ sông Hồng cuối thế
kỷ XIX trong phong trào Cần Vương?
A.Bãi Sậy.
B.Hương Khê.
C.Ba Đình.
D.Yên Thế.
Câu 18. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896)
ở Việt Nam?
A.Hùng Lĩnh.
B.Bãi Sậy.
C.Ba Đình.
D.Hương Khê.
Câu 19. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương (1885 – 1896) ở Việt
Nam là
A.thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam.
B.thiếu sự liên kết, chỉ huy thống nhất và mục tiêu không phù hợp.
C.phương pháp đấu tranh không phù hợp, chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
D.triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng và bị biến thành tay sai của Pháp.
Câu 20. Một trong những ý nghĩa quan trọng của phong trào Cần vương (1885 – 1896) ở Việt Nam

A.thể hiện tinh thần oanh liệt và năng lực phi thường của giai cấp nông dân.
B.giáng đòn mạnh và làm lung lay ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
C.thổi bùng ngọn lửa yêu nước đang cháy âm ỉ trong quần chúng nhân dân.
D.nguồn cổ vũ to lớn cho sự ra đời của trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỷ XX.
Câu 21. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) ở Việt Nam bùng nổ nhằm mục đích
A.đánh đuổi giặc Pháp, giúp vua cứu nước, khôi phục quốc gia phong kiến độc lập.
B.chống chính sách bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống của người dân.
C.đánh đuổi đế quốc, đánh đổ địa chủ phong kiến, giành ruộng đất về tay dân cày.
D.đánh đuổi đế quốc, đánh đổ phong kiến, xây dựng một chế độ xã hội mới tiến bộ.
Câu 22.Một trong những ý nghĩa quan trọng của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) ở Việt
Nam là
A.thể hiện tinh thần oanh liệt và năng lực phi thường của giai cấp nông dân.
B.giáng đòn mạnh và làm lung lay ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
C.thổi bùng ngọn lửa đấu tranh cứu nước trong các tầng lớp nhân dân.
D.tạo tiền đề cho sự xuất hiện trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỷ XX.
Câu 23. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)ở
Việt Nam là
A.thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến và mang tính địa phương nhỏ hẹp.
B.giai cấp nông dân chưa được giác ngộ về ý thức chính trị và phương pháp đấu tranh.
C.thiếu sự liên kết, phối hợp với phong trào Cần Vương và các cuộc khởi nghĩa khác.
D.thực dân Pháp quá mạnh, sử dụng bọn tay sai và dốc toàn bộ lực lượng đàn áp.
Câu 24. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam
vào cuối thế kỷ XIX là
A.thiếu giai cấp lãnh đạo tiên tiến và đường lối đấu tranh đúng đắn.
B.các phong trào nổ ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết và chỉ huy thống nhất.
C.hạn chế về lực lượng, chỉ đấu tranh bằng phương pháp vũ trang.
D.do tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp quá chênh lệch.
VẬN DỤNG (10 câu)
Câu 25. Căn cứ nào dưới đây là quan trọng nhất để khẳng định khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi
nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương (1885 -1896) ở Việt Nam?
A.Cuộc khởi nghĩa có thời gian tồn tại lâu nhất, có phương thức tác chiến linh hoạt.
B.Được sự ủng hộ của nhân dân và chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp.
C.Làm chậm lại quá trình bình định của Pháp, để lại nhiều bài học kinh nghiệm.
D.Cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, tổ chức chặt chẽ và lập được nhiều chiến công.
Câu 26. Đặc điểm của phong trào Cần vương (1885 – 1896) ở Việt Nam là
A.phong trào vũ trang chống Pháp của giai cấp nông dân.
B.phong trào yêu nước theo ngọn cờ dân chủ tư sản.
C.phong trào diễn ra nhằm mục đích chủ yếu là giúp vua, cứu nước.
D.phong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến.
Câu 27.Đặc điểm nổi bật của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) ở Việt Nam là
A.phong trào yêu nước chống Pháp mang tính tự phát của nông dân.
B.cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.
C.vừa đấu tranh chống Pháp, vừa chống phong kiến đầu hàng.
D.diễn ra dưới ngọn cờ Cần vương, giúp vua cứu nước.
Câu 28. Nội dung nào dưới đây lí giải đúng nhất vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế kéo dài suốt 30
năm (1884 – 1913)?
A.Phong trào Cần vương đang diễn ra quyết liệt, nên Pháp không có điều kiện đàn áp.
B.Chủ trương đấu tranh đúng đắn, phương pháp tác chiến linh hoạt, sáng tạo.
C.Tài lãnh đạo của các thủ lĩnh nông dân, tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám.
D.Nghĩa quân biết dựa vào địa thế đồi núi hiểm trở để xây dựng căn cứ.
Câu 29. So với các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần Vương (1885-1896), khởi nghĩa Yên
Thế (1884-1913) có sự khác biệt căn bản là
A.mục tiêu và lực lượng tham gia chủ yếu.
B.không bị chi phối của chiếu Cần Vương.
C.hình thức và phương pháp đấu tranh.
D.đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào.
Câu 30. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) mà không xuất
hiện trong phong trào Cần Vương (1885-1896) ở Việt Nam?
A.Kết hợp đấu tranh vũ trang và thương lượng với Pháp.
B.Địa bàn hoạt động ở các tỉnh Bắc Kì và Trung Kì.
C.Có liên lạc và nhận được sự viện trợ bên ngoài.
D.Kết hợp nhiều thành phần tham gia khởi nghĩa.
Câu 31. Nội dung nào dưới đây là điểm khác nhau cơ bản giữa cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 –
1913) với phong trào Cần Vương (1885 – 1896) ở Việt Nam?
A.Kết hợp nhiều thành phần tham gia khởi nghĩa.
B.Chống thực dân Pháp và bảo vệ quyền lợi của nông dân.
C.Địa bàn hoạt động ở các tỉnh Bắc Kì và Trung Kì.
D.Có liên lạc và nhận được sự viện trợ bên ngoài.
Câu 32. Một trong những điểm khác nhau cơ bản giữa cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) với
phong trào Cần Vương (1885 – 1896) ở Việt Nam là về
A.mục đích đấu tranh.
B.lực lượng tham gia.
C.phương pháp đấu tranh.
D.kết cục và tính chất.
Câu 33. Điểm chung và cũng là ưu điểm lớn nhất của phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam
cuối thế kỉ XIX là
A.tập hợp được đông đảo các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
B.xác định đúng đối tượng đấu tranh là thực dân Pháp.
C.khởi nghĩa vũ trang theo phạm trù phong kiến.
D.làm chậm quá trình khai thác thuộc địa của Pháp.
Câu 34. Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt
Nam cuối thế kỉ XIX?
A.Lãnh đạo phong trào là các văn thân, sĩ phu yêu nước.
B.Nhân dân tham gia đông đảo trong mặt trận thống nhất dân tộc.
C.Khởi nghĩa vũ trang là hình thức đấu tranh được sử dụng chủ yếu.
D.Đối tượng của phong trào được xác định là thực dân Pháp.
VẬN DỤNG CAO (6 câu)
Câu 35. “Trong giai đoạn 1888-1896, phong trào Cần vương ở Việt Nam có bước phát triển mới so
với giai đoạn 1885-1888”. Đây là nhận định
A.đúng, vì tuy không có triều đình lãnh đạo nhưng phong trào vẫn được duy trì.
B.đúng, vì phong trào quy tụ thành các cuộc khởi nghĩa lớn, trình độ tổ chức cao hơn.
C.sai, vì các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ nên bị thực dân Pháp đàn áp thất bại.
D.sai, vì các cuộc khởi nghĩa diễn ra cục bộ, thiếu sự liên kết và chỉ đạo thống nhất.
Câu 36. “Phong trào Cần vương mặc dù gây cho thực dân Pháp nhiều thiệt hại, nhưng không có
đóng góp cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam”. Đây là nhận định
A.sai, vì phong trào đã làm chậm lại quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
B.sai, vì đây là phong trào mang tính dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
C.đúng, vì phong trào cuối cùng bị thất bại, không giành lại được độc lập cho Việt Nam.
D.đúng, vì phong trào không thể ngăn cản được quá trình bình định Việt Nam của Pháp.
Câu 37. Nhận xét nào dưới đây về phong trào Cần vương (1885 – 1896) ở Việt Namlà khôngđúng?
A.Cần Vương chỉ là danh nghĩa, tính chất yêu nước chống Pháp là chủ yếu.
B.Sử dụng nhiều hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú, quyết liệt.
C.Làm chậm quá trình bình định và thiết lập bộ máy cai trị của thực dân Pháp.
D.Là nguồn cổ vũ to lớn cho sự ra đời của trào lưu dân tộc tư sản đầu thế kỷ XX.
Câu 38. Nhận xét nào dưới đây về tính chất của phong trào Cần vương (1885 – 1896) ở Việt Nam là
đúng nhất?
A.Cần vương chỉ là danh nghĩa, tính chất yêu nước chống Pháp là chủ yếu.
B.Là cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.
C.Là phong trào diễn ra nhằm mục đích giúp vua cứu nước là chủ yếu.
D.Là cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp của nhân dân Việt Nam.
Câu 39.Một trong những bài học kinh nghiệm quý báu từ sự thất bại của phong trào yêu nước chống
Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỷ XX để đấu tranh thành công là
A.đường lối đấu tranh và giai cấp lãnh đạo.
B.kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị.
C.phát huy sự đoàn kết của toàn dân tộc.
D.tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ bên ngoài.
Câu 40. Nhận xét nào dưới đây về phong trào Cần vương (1885 – 1896) ở Việt Nam là khôngđúng?
A.Đây là phong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến.
B.Đây là phong trào đấu tranh vũ trang diễn ra với quy mô rộng lớn.
C.Đây là phong trào yêu nước có sự tham gia đông đảo các giai cấp, tầng lớp.
D.Đây là phong trào yêu nước có mục tiêu và hình thức đấu tranh mới.

You might also like