Thien Than Sa Nga Wiki

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Công giáo[sửa 

| sửa mã nguồn]

Những thiên thần sa ngã trú ngụ trong Địa ngục


Vào thế kỷ thứ 3, tín hữu Cơ Đốc bắt đầu bác bỏ các tác phẩm Hê-nóc. "Các con trai của Đức Chúa
Trời" nay chỉ đơn thuần được xác định là những người mộ đạo, chính trực, hay chính xác hơn là
các hậu duệ của Seth, những người bị những phụ nữ là con cháu của Cain quyến rũ. Nguồn gốc
của cái ác cũng bị chuyển từ các thiên thần siêu nhiên sang chính con người. Cái ác được cho là đã
xuất hiện ngay từ buổi đầu lịch sử nhân loại: Một mặt là sự trục xuất Satan cùng các thiên thần của
ông ta và mặt khác là những tội lỗi nguyên thủy của con người.[53][65] Tuy nhiên, các tín hữu Cơ đốc
giáo Syriac lại chấp thuận các giáo lý của Sách Canh Thức, vốn đánh đồng "con trai của Đức Chúa
Trời" cùng các thiên thần sa ngã.[66] Đối với ngành quỷ học phương Tây và Giáo hội Công giáo thì
tác phẩm Civitas Dei của Augustinô thành Hippo đã trở thành kim chỉ nam.[67] Augustinô bác bỏ các
tác phẩm Hê-nóc và cho rằng khởi nguyên duy nhất của thiên thần sa ngã chính là cuộc nổi loạn
của Satan.[68][69] Điều này đã dẫn tới việc các thiên thần sa ngã bị đánh đồng với ác quỷ và được mô
tả như những thực thể tâm linh phi giới tính.[70] Bản chất chính xác của thân thể tâm linh của các
thiên thần sa ngã đã trở thành một chủ đề tranh cãi khác trong suốt thời Trung Cổ.[67] Augustinô đã
sử dụng những nhận thức của mình về các Daimon trong Thần thoại Hy Lạp cổ đại để miêu tả về ác
quỷ.[67] Các Daimon được cho là các thực thể thần thánh, được tạo thành từ các vật chất thiên tiên –
một khái niệm mà Augustinô cũng đã sử dụng để miêu tả các thiên thần sa ngã.[71] Tuy nhiên, những
thiên thần chỉ nhận được cơ thể như vậy sau khi bị trục xuất khỏi thiên đàng.[71] Các học giả đời sau
đã cố gắng giải thích những chi tiết về bản chất tâm linh của thiên thần sa ngã rằng các vật chất
thiên tiên là một sự kết hợp giữa không khí và lửa, nhưng vẫn được cấu tạo từ các yếu tố vật chất.
[72]
 Một số người khác lại phủ nhận mọi mối quan hệ với các nguyên tố vật chất. Họ miêu tả các thiên
thần sa ngã là những thực thể thần thánh thuần túy. Tuy nhiên, ngay cả những người tin rằng các
thiên thần sa ngã sở hữu thân thể thiên tiên cũng không tin rằng họ có thể có con cùng người trần.[73]
[74]

Innichen (Nam Tyrol), Nhà thờ Giáo xứ Thánh Micae: Bích họa mô
tả sự sa ngã của các thiên thần nổi loạn của Christoph Anton Mayr (1760)
Trong tác phẩm Civitas Dei của mình, Augustinô miêu tả về hai thành phố khác biệt và đối lập với
nhau tựa như ánh sáng và bóng tối.[75] Thành phố trần gian được tạo thành sau cuộc nổi loạn của
thiên thần sa ngã, có những con người xấu xa và ác quỷ (thiên thần sa ngã) là cư dân. Ngược
lại, thành phố thiên đàng là nơi cư trú của những con người lương thiện, của những thiên thần được
Thiên Chúa dẫn dắt.[75] Và mặc dù cách phân chia bản thể – thành hai vương quốc khác biệt – của
Augustinô cho thấy sự tương đồng với thuyết nhị nguyên của Minh giáo, nó có sự khác biệt ở
phương diện nguồn gốc và sức mạnh của cái ác. Theo Augustinô, cái ác xuất phát từ sự tự nguyện.
Ông cũng luôn nhấn mạnh đến quyền tể trị của Đức Chúa Trời với các thiên thần sa ngã.[76] Cho
nên, những cư dân của thành phố trần gian chỉ có thể hoạt động theo khuôn mẫu mà Thiên Chúa đã
tạo ra.[69] Cuộc nổi loạn của các thiên thần cũng chính là kết quả của sự tự do chọn lựa mà Thiên
Chúa ban xuống. Những thiên thần vâng phục được Thiên Chúa ban ân điển; Ngài giúp họ hiểu sâu
hơn về bản chất của mình cũng như về trật tự của vũ trụ. Được soi sáng bởi ân điển của Thiên
Chúa, họ không còn cảm giác ham muốn tội lỗi. Những thiên thần khác vì không được Chúa ban ân
điển nên vẫn còn khả năng làm nên những điều sai trái. Sau khi phạm tội, họ sẽ bị trục xuất khỏi
thiên đàng và trở thành ác quỷ.[77] Theo quan điểm của Augustinô, thiên thần không thể phạm tội vì
những ham muốn nhục dục, bởi họ không có xác thịt. Thay vào đó, họ có thể phạm những tội lỗi bắt
nguồn từ linh hồn và trí năng như sự kiêu ngạo hay lòng đố kỵ.[78] Một khi đã phản lại Chúa, họ sẽ
không còn đường quay lại.[79][80] Sách Giáo lý vấn đáp của Giáo hội Công giáo không giải thích "sự sa
ngã của thiên thần" theo nghĩa đen của nó, mà giải thích rằng "sa ngã" là khi một số thiên thần đã
chối bỏ Thiên Chúa một cách cực đoan. Việc một số thiên thần tuy "tính bản thiện" khi được sinh ra,
nhưng việc họ tự nguyện lựa chọn đi theo cái ác là một chuyện không thể dung thứ. Điều này không
phải vì Thiên Chúa khiếm khuyết lòng thương xót vô hạn, mà vì phẩm chất mà những thiên thần này
đã chọn là thứ không thể hủy được và được xem là một tội bất dung thứ.[81] Công giáo ngày nay bác
bỏ lý thuyết Vạn vật phục hồi[f] của Giáo phụ Origenes, rằng sau một thời gian tất cả các sinh vật tự
do sẽ được Thiên Chúa tha thứ, thậm chí ma quỷ và những linh hồn lạc lối.[82]

Chính Thống giáo[sửa | sửa mã nguồn]


Chính thống giáo Đông phương[sửa | sửa mã nguồn]
Tương tự Công giáo, Chính thống giáo Đông phương cũng xem thiên thần sa ngã là những sinh linh
nổi dậy chống lại Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, khác với Công giáo, Chính thống giáo không có học
thuyết nào nêu rõ bản chất thực sự của thiên thần sa ngã, nhưng họ nhất trí rằng sức mạnh của
thiên thần sa ngã luôn thua kém Thượng Đế. Cũng vì vậy mà niềm tin vào thiên thần sa ngã luôn có
thể được đồng hóa với truyền thuyết địa phương, miễn là nó phù hợp và không phá vỡ những
nguyên tắc cơ bản của Kinh thánh.[83] Trong lịch sử, một số nhà thần học thậm chí còn có xu hướng
cho rằng các thiên thần sa ngã có thể được phục hồi phẩm vị trong sự sống đời sau.[84] Cũng giống
các thiên thần khác, thiên thần sa ngã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của các
tín đồ Chính thống giáo. Tương tự Công giáo, thiên thần sa ngã cám dỗ và xúi giục con người lầm
đường lạc lối, nhưng thêm vào đó, Chính thống giáo quan niệm rằng bệnh tâm thần cũng có liên
quan tới thiên thần sa ngã.[85] Những người đạt đến đẳng cấp tâm linh cao cấp thậm chí còn được
cho là có thể mường tượng ra thiên thần sa ngã.[85] Những nghi lễ và bí tích của Chính thống giáo
Đông phương được cho là có thể làm suy yếu ảnh hưởng của ma quỷ.[86]
Giáo hội Ethiopia[sửa | sửa mã nguồn]
Trái ngược với đa số Giáo hội Thiên Chúa giáo khác, Giáo hội Ethiopia chấp nhận sách Hê-nóc 1 và
Sách Jubilee, đồng thời xem chúng là giáo luật.[87] Cũng vì vậy cho nên Giáo hội Ethiopia tin rằng tội
lỗi của con người không chỉ bắt nguồn từ tội lỗi của Adam mà còn do Satan và những thiên thần sa
ngã của nó gây ra. Cùng với ma quỷ, thiên thần sa ngã tiếp tục đi khắp thế gian cám dỗ con người,
khiến họ trở nên tha hóa và suy đồi đạo đức.[88]

Tin Lành[sửa | sửa mã nguồn]


Giống như Công giáo, đạo Tin lành xem thiên thần sa ngã là những thực thể tinh thần không liên
quan đến xác thịt,[70] nhưng bác bỏ học thuyết thiên thần của Công giáo. Những bài thuyết giáo về
các thiên thần của Martin Luther (1483–1546) chỉ đơn thuần kể lại chiến tích của các thiên thần sa
ngã, mà không đề cập tới hệ thống phẩm trật của thiên thần.[89] Satan và các thiên thần sa ngã của
ông ta được xem là những kẻ gieo rắc tai họa cho thế gian, tuy nhiên Luther tin rằng bọn họ không
thể chiến thắng thiên thần trung thành với Chúa vì cái thiện luôn mạnh hơn cái ác.[90] Nhà thần học
Tin lành người Ý Girolamo Zanchi (1516–1590) đưa ra những lời giải thích sâu hơn về lý do đằng
sau sự sa đọa của thiên thần. Theo Zanchi, những thiên thần đã nổi loạn khi họ nhìn thấy hóa thân
của Chúa Kitô ở dạng chưa hoàn chỉnh.[70] Tuy nhiên, đa phần tín đồ theo đạo Tin lành ít quan tâm
hơn đến nguyên nhân khiến thiên thần sa ngã vì cho rằng chúng không hữu ích và cũng không cần
thiết phải biết.[70]

You might also like