Sinh12t37 38

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

Ngày soạn: 14/3/2022 Tuần: 24

Ngày dạy: 15/3/2022 Tiết PPCT: 37-38

Bài 37-38: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nêu được một số đặc trưng cơ bản về cấu trúc của quần thể.
- Nêu được khái niệm kích thước quần thể và sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường bị
giới hạn và không bị giới hạn.
2. Kỹ năng
- Kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng phân loại, nhận dạng, quan sát.
- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
3. Thái độ
- Giáo dục quan điểm khoa học, giải thích được một số hiện tượng diễn ra trong tự nhiên
- Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu
4. Tích hợp môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu:
- Môi trường sống ảnh hưởng đến các đặc trưng cơ bản của QTSV
- Ứng dụng nuôi trồng, khai thác, đánh bắt hợp lí, đảm bảo sự phát triển của QT.
- Giữ đúng mật độ các thể của quần thể đảm bảo khai thác hiệu quả tối ưu nhất.

II. CÁC NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ở HỌC
SINH
1. Phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực quan sát và phân tích hình ảnh,
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên, thẩm mỹ.
2. Phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Hình SGK và những tranh ảnh có liên quan đến bài học mà giáo viên và học sinh sưu tầm được.
- Bài giảng powerpoint
2. Học sinh
- Xem trước bài mới, tìm hiểu về quần thể sinh vật.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


A. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
1. Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.
- Làm bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh.
- Tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có
- Học sinh huy động được những kiến thức kĩ năng kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới,
kích thích mong muốn tìm hiểu bài học mới.
2. Nội dung
- Mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật cùng loài sống thành bầy đàn
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh:
- Học sinh trao đổi, suy nghĩ, trình bày hiểu biết của mình.
4. Kĩ thuật tổ chức
- GV yêu cầu HS thảo luận, giải quyết tình huống sau: Em hãy trình bày hiểu biết của mình về mối quan hệ giữa
các cá thể sinh vật cùng loài sống thành bầy đàn?
- Học sinh trao đổi, suy nghĩ, thảo luận theo bàn, 2-3 học sinh báo cáo kết quả.
- GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh.
- GV chưa kết luận, từ đó dẫn dắt vào bài mới
B. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu
- Nêu được một số đặc trưng cơ bản về cấu trúc của quần thể.
- Nêu được khái niệm kích thước quần thể và sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường bị
giới hạn và không bị giới hạn.
b. Nội dung
- Quần thể có các đặc trưng cơ bản :
+ Mật độ cá thể của quần thể : Số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của
quần thể. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sả n
và tử vong của quần thể.
+ Sự phân bố cá thể : Có 3 kiểu phân bố cá thể trong quần thể.
Phân bố theo nhóm hỗ trợ nhau qua hiệu quả nhóm.
Phân bố đồng đều góp phần làm giảm cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.
Phân bố ngẫu nhiên tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
+ Tỉ lệ giới tính : Tỉ lệ giữa số cá thể đực và cái trong quần thể. Tỉ lệ giới tính thay đổi và chịu ảnh hưởng
của nhiều nhân tố (điều kiện sống của môi trường, đặc điểm sinh sản, sinh lí và tập tí nh của sinh vật.....).
+ Nhóm tuổi : Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng nhưng thành phần nhóm tuổi thay đổi theo loài và
điều kiện sống. Có 3 nhóm tuổi chủ yếu : Trước sinh sản, sinh sản, sau sinh sản.
+ Kích thước quần thể : Số lượng cá thể (hoặc sản lượng hay năng lượng) của quần thể. Có hai trị số
kích thước quần thể :
- Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần để duy trì và phát triển.
- Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung
cấp nguồn sống của môi trường.
Kích thước quần thể phụ thuộc vào sức sinh sản, mức độ tử vong, sự phát tán cá thể (xuất cư, nhập cư)
của quần thể sinh vật.

Sinh

Nhậ p cư Kích Xuấ t


thư ớ c cư
Quầ n
Tử

- Tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường không bị giới hạn (điều kiện môi trường hoàn
toàn thuận lợi) : Quần thể có tiềm năng sinh học cao tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng
trưởng hình chữ J).
- Tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn (điều kiện môi trường hoàn toàn
thuận lợi) : Quần thể tăng trưởng giảm (đường cong tăng trưởng hình chữ S).
-Tăng trưởng của quần thể người : Dân số thế giới tăng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử. Dân số
tăng nhanh là nguyên nhân làm chất lượng môi trường giảm sút.
c. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- HS hoàn thành nhiệm vụ
d. Kỹ thuật tổ chức
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
GV yêu cầu học sinh tham khảo SGK và hoàn thành nhiệm - Hoạt động theo nhóm, tham khảo SGK và
vụ sau theo nhóm: hoàn thành nhiệm vụ
- Nêu các đặc điểm cơ bản của 1 quần thể sinh vật?
- tỉ lệ giới tính là gì?
- Tỉ lệ giới tính thông thường là bao nhiêu?
- Tỉ lệ giới tính có ý nghĩa gì đối với quần thể?
- Hoàn thành bảng 37.1 SGK và rút ra các nhân tố có ảnh
hưởng đến tỉ lệ giới tính của QT?

Theo dõi cá nhân học sinh, quan sát cách đọc sách để phát
hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập
Yêu cầu HS trình bày, phản biện - Trình bày, lắng nghe, tư duy, phản biện
GV nhận xét, đánh giá và giúp hs hoàn thiện kiến thức. - Lắng nghe, tiếp thu kiến thức

GV yêu cầu học sinh tham khảo SGK và hoàn thành nhiệm - Hoạt động theo nhóm, tham khảo SGK và
vụ sau theo nhóm: hoàn thành nhiệm vụ
- Có thể phân chia cấu trúc tuổi thành mấy nhóm?
- Cấu trúc tuổi có thay đổi không?
- Có thể có ứng dụng gì dựa trên thông tin về nhóm tuổi của
quần thể ?
- Phân tích hình 37.2 và đưa ra kết luận về các mức độ đánh
bắt tương ứng?

Theo dõi cá nhân học sinh, quan sát cách đọc sách để phát
hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập
Yêu cầu HS trình bày, phản biện - Trình bày, lắng nghe, tư duy, phản biện
GV nhận xét, đánh giá và giúp hs hoàn thiện kiến thức. - Lắng nghe, tiếp thu kiến thức

GV yêu cầu học sinh tham khảo SGK và hoàn thành nhiệm - Hoạt động theo nhóm, tham khảo SGK và
vụ sau theo nhóm: hoàn thành nhiệm vụ
- Có mấy kiểu phân bố cá thể trong quần thể?
- Dựa vào bảng 37.2, hãy phân tích đặc điểm và ý nghĩa sinh
thái của các kiểu phân bố?
- Lấy thêm 2 ví dụ khác đối với mỗi kiểu phân bố?

Theo dõi cá nhân học sinh, quan sát cách đọc sách để phát
hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập
Yêu cầu HS trình bày, phản biện - Trình bày, lắng nghe, tư duy, phản biện
GV nhận xét, đánh giá và giúp hs hoàn thiện kiến thức. - Lắng nghe, tiếp thu kiến thức

GV yêu cầu học sinh tham khảo SGK và hoàn thành nhiệm - Hoạt động theo nhóm, tham khảo SGK và
vụ sau theo nhóm: hoàn thành nhiệm vụ
- Mật độ cá thể là gì?
- Mật độ cá thể ảnh hưởng thế nào đến quần thể?
- Phân tích ảnh hưởng của mật độ cá thể đến mối quan hệ
giữa các cá thể trong quần thể?

Theo dõi cá nhân học sinh, quan sát cách đọc sách để phát
hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập
Yêu cầu HS trình bày, phản biện - Trình bày, lắng nghe, tư duy, phản biện
- Lắng nghe, tiếp thu kiến thức
GV nhận xét, đánh giá và giúp hs hoàn thiện kiến thức.
- Hoạt động theo nhóm, tham khảo SGK và
GV yêu cầu học sinh tham khảo SGK và hoàn thành nhiệm hoàn thành nhiệm vụ
vụ sau theo nhóm:
- Kích thước của quần thể là gì?
- Nêu các trị số của kích thước quần thể?
- Phân tích ảnh hưởng của kích thước quần thể đến mối quan
hệ giữa các cá thể trong quần thể?

Theo dõi cá nhân học sinh, quan sát cách đọc sách để phát
hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập - Trình bày, lắng nghe, tư duy, phản biện
Yêu cầu HS trình bày, phản biện - Lắng nghe, tiếp thu kiến thức
GV nhận xét, đánh giá và giúp hs hoàn thiện kiến thức.
- Hoạt động theo nhóm, tham khảo SGK và
GV yêu cầu học sinh tham khảo SGK và hoàn thành nhiệm hoàn thành nhiệm vụ
vụ sau theo nhóm:
- Kích thước của quần thể là gì?
- Nêu các trị số của kích thước quần thể?
- Phân tích ảnh hưởng của kích thước quần thể đến mối quan
hệ giữa các cá thể trong quần thể?
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước quần thể?

Theo dõi cá nhân học sinh, quan sát cách đọc sách để phát
hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập - Trình bày, lắng nghe, tư duy, phản biện
Yêu cầu HS trình bày, phản biện - Lắng nghe, tiếp thu kiến thức
GV nhận xét, đánh giá và giúp hs hoàn thiện kiến thức.
- Hoạt động theo nhóm, tham khảo SGK và
GV yêu cầu học sinh tham khảo SGK và hoàn thành nhiệm hoàn thành nhiệm vụ
vụ sau theo nhóm:
- Phân tích sự tăng trưởng của quần thể sinh vật trong điều
kiện môi trường không bị giới hạn?
- Phân tích sự tăng trưởng của quần thể sinh vật trong điều
kiện môi trường bị giới hạn?
- Vẽ lại đồthị tăng trưởng của 2 trường hợp nói trên?
- Phân tích sự tăng trưởng của quần thể người? Giải thích về
sự tăng trưởng nói trên?

Theo dõi cá nhân học sinh, quan sát cách đọc sách để phát
hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập - Trình bày, lắng nghe, tư duy, phản biện
Yêu cầu HS trình bày, phản biện - Lắng nghe, tiếp thu kiến thức
GV nhận xét, đánh giá và giúp hs hoàn thiện kiến thức.
C. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
1. Mục tiêu
- HS vận dụng trực tiếp kiến thức vừa học được ở phần trên, để trả lời câu hỏi liên quan đến bài học
2. Nội dung
Các câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Cho các nhận định sau:
1. Kiểu phân bố phổ biến nhất trong tự nhiên là phân bố theo nhóm
2. Kiểu phân bố ít phổ biến nhất trong tự nhiên là phân bố đồng đều
3. Kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều là phân bố đồng đều và phân bố
ngẫu nhiên
4. Kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều là theo nhóm
5. Hình thức phân bố đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái giúp giảm cạnh tranh cùng loài
Số nhận định đúng là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2: Đặc trưng nào có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều
kiện môi trường thay đổi?
A. Tỉ lệ giới tính B. Mật độ cá thể C. Nhóm tuổi D. Kích thước của quần thể
Câu 3: Hình thức phân bố theo nhóm trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A. Các cá thể hổ trợ nhau chống lại các yếu tố bất lợi của môi trường
B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống trong môi trường
C. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
D. Các cá thể cạnh tranh gay gắt để giành nguồn sống
Câu 4: Hình thức phân bố ngẫu nhiên trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A. Các cá thể hổ trợ nhau chống lại các yếu tố bất lợi của môi trường
B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống trong môi trường
C. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
D. Các cá thể cạnh tranh gay gắt để giành nguồn sống
Câu 5: Khi kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu.Điều nào sau đây là không đúng?
A. Quần thể dể rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong
B. Sự hổ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm
C. Khả năng sinh sản sẽ tăng lên do mật độ cá thể thấp,ít cạnh tranh
D. Giao phối gần xảy ra làm giảm sức sống của quần thể
Câu 6: Hiện tượng khai thác quá mức tài nguyên động thực vật khiến số lượng của chúng suy giảm đến
mức báo động và dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng. Số lượng cá thể của quần thể ở mức thấp là nguyên nhân
gây ra sự suy vong của quần thể bởi vì
A. Kích thước quần thể nhỏ dễ chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, dẫn đến biến động di truyền, làm
nghèo vốn gen
B. Số lượng cá thể quá ít dẫn đến nguy cơ xuất cư sang khu vực khác của 1 bộ phận cá thể làm quần thể tan

C. Kích thước của quần thể nhỏ dẫn đến suy giảm di nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền
D. Số lượng cá thể ít làm tăng giao phối cận huyết làm tăng tần số alen lặn có hại trong quần thể
Câu 7: Quần thể sẽ tăng trưởng kích thước theo đồ thị dạng chữ J trong điều kiện:
A. Khả năng cung cấp các điều kiện sống không tốt, sự di cư theo mùa thường xảy ra
B. Khả năng cung cấp các điều kiện sống không tốt, hạn chế khả năng sinh sản của loài
C. Khả năng cung cấp các nguồn sống đầy đủ, hoàn toàn thỏa mãn sự phát triển của quần thể
D. Điều kiện thức ăn đầy đủ, không gian cư trú bị giới hạn gây nên những biến động số lượng cá thể
Câu 8: Trong trường hợp nào các cá thể của quần thể phân bố theo nhóm ?
A. Điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt
B. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi
trường
C. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể cạnh tranh gay gắt
D. Điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể cạnh tranh gay gắt
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
- HS đưa ra câu trả lời chưa đầy đủ, hoặc chưa đúng
- GV hướng dẫn giúp HS hoàn chỉnh
4. Kĩ thuật tổ chức
- GV đưa đề bài, yêu cầu HS thảo luận,trả lời
- HS thảo luận để làm bài tập
- GV: Gọi một số HS lên bảng làm bài, cho HS khác nhận xét
- GV đưa ra đáp án các câu hỏi, từ đó đánh giá kết quả hoạt động của HS.

D. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng, mở rộng


1. Mục tiêu
- Mở rộng kiến thức liên quan đến chủ đề bài học, khơi gợi cho HS tìm hiểu sâu hơn về chủ đề bài học
2. Nội dung
- Sưu tầm video về mối quan hệ giữa các cá thể trong 1 quần thể sinh vật
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- HS tìm hiểu các nguồn thông tin để sưu tầm video về mối quan hệ giữa các cá thể trong 1 quần thể sinh vật
4. Kĩ thuật tổ chức
- GV đưa câu hỏi vào cuối bài học, HS về nhà làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi

E. DẶN DÒ
- Học bài, trả lời lại các câu hỏi SGK
- Đọc trước bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể.

You might also like