Nguyễn Đình Thi

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Nhà văn Nguyễn Đình Thi cho rằng: 

“Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta


bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới về những điều, những việc mà ai cũng
biết cả rồi”.
(Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn học, 1998)
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Nói với con của Y Phương. Liên
hệ với truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao để chỉ ra cách nhìn mới và tình
cảm mới của hai văn bản.

Gợi ý:
1. Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi:
– “Cách nhìn nhận mới” (còn gọi là cái nhìn): chỉ thái độ, lập trường của
người nghệ sĩ trước hiện thực cuộc sống. Cái nhìn mới mẻ, độc đáo luôn
được coi là dấu hiệu bản chất nhất của phong cách nghệ thuật.
– “Tình cảm mới” là những cảm xúc mãnh liệt, được thể hiện theo một cách
riêng của người nghệ sĩ trong quá trình sáng tác.
=> Ý kiến của Nguyễn Đình Thi nhấn mạnh: Chỉ khi có những khám phá và
thể hiện mới mẻ về con người, cuộc đời của nhà văn mới tạo nên tác phẩm
lớn, làm phong phú thêm cho nền văn học và tác phẩm mới tìm được chỗ
đứng trong lòng độc giả.

2. Phân tích, chứng minh qua bài thơ Nói với con:
– Giới thiệu qua tác giả và tác phẩm: Nhà thơ Y Phương là một nhà thơ đặc
trưng cho người dân tộc, thơ ông là tiếng nói được phát từ sâu thẳm trái tim,
vừa gần gũi, giản dị nhưng cũng chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc.
– Bài thơ “Nói với con” là một tác phẩm hay của Y Phương nói lên tình cảm
thiêng liêng giữa cha và con. Một thứ tình cảm cao quý đáng nâng niu trân
trọng.
– Bài thơ giống như lời chia sẻ, trò chuyện của một người đi trước với người
đi sau, của một người cha dành cho đứa con máu mủ của mình, những kỷ
niệm khó quên.
+ Ngay từ những câu đầu tiên, lời thơ đã giống như một lời tự sự:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”
+ Một đứa trẻ khi ngày từ khi được hình thành lên từ trong bụng mẹ đã
mang rất nhiều tâm sự, yêu thương, bao bọc của những người thân yêu, của
cha mẹ.
+ Hình ảnh một em bé chập chững biết đi những bước chân đầu tiên trên
đường đời luôn được sự cổ vũ động viên từ những người thương yêu chính
là cha mẹ.
+ Trong những câu thơ tiếp theo tác giả lại gieo vào lòng người đọc những
tình cảm thân thuộc, tình cảm đồng bào, tình làng nghĩa xóm đầy quý mến,
trân trọng.
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”
+ Trong những câu thơ này tác giả đã kể về những kỷ niệm, những cánh
rừng đầy hoa, những con đường thân thuộc gần gũi, giản dị, nhưng sâu sắc
chứa đựng biết bao tình nghĩa
+ Tác giả muốn qua những câu thơ này để gợi nhớ cho con phải biết yêu
thương xóm làng, yêu thương những con người gắn bó với mình, những
người tuy không cùng chúng giòng máu nhưng lại thân thiết hơn cả ruột thịt.
“Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”
+ Tình cảm người cha muốn gửi tới con dù cuộc sống có nhiều khó khăn,
vất vả, nhưng những con người nơi đây luôn tràn đầy nhiệt huyết. Tác giả Y
Phương muốn nhắn nhủ tới con mình về những chặng đường phía trước.
“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”
Những câu thơ đầy tình nghĩa tác giả răn dậy con mình không được quên
gôc rễ nguồn cội.
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chằng mấy ai nhỏ bé đâu con”
Trong hai câu thơ này tác giả muốn truyền cho người con của mình có thêm
lòng tin sức mạnh vào cuộc sống.
– Mở rộng: Trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, rất nhiều
người đồng bào dân tộc chính là nơi nuôi quân, chiến đấu vô cùng anh
dũng.
– Bài thơ “Nói với con” là một bài thơ mang những lời tâm sự, chia sẻ, gửi
gắm của một người cha tới người con yêu thương của mình. Những lời dạy
sâu sắc về tình nghĩa, tình người, về ý chí trên đường đời. Bài thơ nhẹ nhàng,
chân thật, như chính nỗi lòng của tác giả đã để lại trong lòng người đọc
nhiều cảm xúc khó phai.

3. Liên hệ với truyện ngắn Lão Hạc:


– Nhân vật lão Hạc trong Lão Hạc là người có tình yêu thương con sâu sắc:
+ Trước tình cảnh và nỗi đau của con, lão luôn là người thấu hiểu, tìm cách
chia sẻ, tìm lời lẽ an ủi, giảng giải cho con hiểu, …
+ Những ngày sống xa con, lão không nguôi nỗi nhớ thương, niềm mong
mỏi tin con từ cuối phương trời. Mặc dù anh con trai đi biền biệt năm, sáu
năm trời nhưng mọi kỉ niệm về con vẫn luôn thường trực trong lão. Trong
câu chuyện với ông giáo, lão không quên nhắc tới đứa con trai của mình.
– Tình cảm của người cha đối với con trong truyện ngắn Lão Hạc thể hiện
sự bế tác của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

4. Điểm chung và điểm riêng:


– Điểm chung: Cả hai văn bản Nói với con và Lão Hạc đều có những nét
chung về nội dung tư tưởng. Hai tác phẩm đều viết về tình yêu thương sâu
sắc của người cha đối với con.
– Điểm riêng: Hai tác phẩm viết về tình cha con trong hai thời kì lịch sử khác
nhau:
+ Lão Hạc là truyện ngắn hiện thực trước Cách mạng tháng Tám, viết về
người nông dân nghèo khổ, bế tắc, yêu thương con nhưng đành chấp nhận
sự thực phũ phàng phải sống xa con, phải hi sinh để con có cuộc sống tốt
đẹp hơn.
+ Nói với con viết về tình yêu thương con của một người cha dân tộc thiểu
số có nhận thức mới mẻ, trong thời kì đất nước hòa bình, có nhiều đổi mới.
Tình yêu thương con gắn liền với niềm tự hào về cội nguồn gia đình, quê
hương, mong ước cho con tiếp tục kế thừa, phát huy những truyền thống tốt
đẹp của quê hương, gia đình.

5. Đánh giá, mở rộng, nâng cao:


– Ý kiến của Nguyễn Đình Thi khẳng định giá trị của một tác phẩm văn học
lớn; giúp người nghệ sĩ hiểu được vai trò, sứ mệnh của họ trên con đường
nghệ thuật.
– Qua ý kiến của Nguyễn Đình Thi, người đọc hiểu sâu sắc hơn về tình cảm
của người cha trong bài thơ Nói với con và truyện ngắn Lão Hạc; khơi dậy và
bồi đắp thêm cho người đọc những tình cảm tốt đẹp trong cuộc sống: tình
yêu thương con, tình cảm gia đình, tình cảm cội nguồn và tình yêu quê
hương, xứ sở.

You might also like