Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

TRƯỜNG TrH VINSCHOOL THE HARMONY

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022


MÔN VẬT LÝ - LỚP 10

I/ Lý thuyết
Học sinh lưu ý:
1. Trả lời các câu hỏi cuối bài, cuối chương trong SGK và làm bài tập trong SBT.
2. Hoàn thành đề cương trước khi vào tiết ôn tập chữa đề cương.
Chương P1:
- Đo chiều dài, đo khối lượng riêng.
Thực hiện các - Đo thời gian
phép đo - Sai số của phép đo.
- Tìm hiểu về tốc độ.
Chương P2:
- Đồ thị quãng đường thời gian.
Mô tả chuyển - Tìm hiểu về gia tốc.
động - Công thức tính tốc độ, gia tốc.
- Sự rơi tự do.
Chương P3: - Phân tích lực tác dụng lên một vật. Tổng hợp lực tác dụng lên một vật.
HK1 Tìm hiểu một lực tổng hợp làm thay đổi chuyển động của một vật
Lực và chuyển -
- Phân biệt các khái niệm khối lượng, trọng lượng và trọng lực.
động - Mối quan hệ giữa lực, khối lượng và gia tốc.
Chương P4:
- Tác dụng làm quay của một lực. Điều kiện cân bằng của một vật.
Tác dụng làm Cách tính momen lực. Định luật về momen lực.
quay của lực - Sự ảnh hưởng của khối tâm đến khả năng cân bằng của vật.
Chương P5:
- Lực đàn hồi – Định luật Hooke.
Lực và vật
- Áp suất.
chất
Chương P8: - Thực hiện công.
Công và công - Công thức tính công.
suất - Công suất và tính công suất.
- Các trạng thái của vật chất (rắn, lỏng và khí) và cách mô tả vật chất ở các
Chương P9: trạng thái.
HK2 Mô hình động - Cách mô tả các thay đổi về trạng thái.
học của vật - Mô tả chuyển động của các phân tử trong chất rắn, lỏng và khí.
chất - Cách giải thích mô hình động học từ góc độ các lực tương tác giữa các hạt.
- Sự bay hơi, các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi.
Chương P10: - Sự giãn nở vì nhiệt của các chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Các tính chất - Sự chuyển động và sắp xếp của các phân tử trong quá trình giãn nở vì nhiệt.
nhiệt của vật - Một số ứng dụng và hệ quả của sự giãn nở vì nhiệt.
chất - Nhiệt độ và các thang đo nhiệt độ.
- Ưu nhược điểm của nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử dùng nhiệt điện
trở, cặp nhiệt điện.
- Cách thiết kế một nhiệt kế.
Chương P11: - Cách chứng minh sự dẫn nhiệt, sự đối lưu và sự bức xạ nhiệt.
Các cách thức - Giải thích thế nào về sự dẫn nhiệt, sự đối lưu và sự bức xạ nhiệt.
truyền nhiệt - Những điểm khác nhau giữa các chất bức xạ nhiệt tốt và kém.
năng - Các ứng dụng và hệ quả của sự truyền nhiệt năng.
Chương P12: - Cách tạo ra âm thanh và cách phát hiện âm thanh.
Âm thanh - Cách đo tốc độ âm thanh.
- Mối liên hệ giữa cường độ và độ to với tần số và biên độ của âm thanh.
- Cách âm thanh truyền đi.
- Tốc độ của âm thanh trong các môi trường khác nhau.
Chương P14: - Cách mô tả sóng trên phương diện tốc độ, biên độ, tần số và bước sóng.
Các tính chất - Sự khác biệt giữa sóng ngang và sóng dọc.
của sóng - Cách tính tốc độ truyền sóng.
- Cách mô tả và giải thích sự phản xạ của sóng, sự khúc xạ sóng, sự nhiễu xạ
sóng.
Chương P15: - Đặc điểm của tần số, bước sóng của các vùng trong phổ sóng điện từ.
Quang phổ - Tốc độ của sóng điện từ.
- Các ứng dụng và những nguy cơ của sóng điện từ.
Chương P17: - Lực tương tác giữa các điện tích dương và âm.
Điện tích - Cách giải thích hiện tượng tĩnh điện từ phương diện các electron.
- Mô tả và giải thích sự nhiễm điện do cọ xát, nhiễm điện do hưởng ứng,
nhiễm điện do tiếp xúc.
- Khái niệm điện tích, điện trường.
Chương P22:
- Cấu trúc của các nguyên tử.
Vật lý nguyên
- Cách biểu diễn các hạt nhân dưới dạng 𝐴𝑍𝑋.
tử

II/ Các dạng bài tập


Dạng 1: Bài tập nhận biết một số khái niệm, đơn vị đo, công thức, hoàn thành phần còn thiếu
của biểu đồ, bảng số liệu.
Dạng 2: Bài tập tính toán
Dạng 3: Mô tả hiện tượng, giải thích một số hiện tượng
Dạng 4: Bài tập thí nghiệm khám phá khoa học.
Dạng 5: Bài tập vẽ biểu đồ, lập bảng biểu từ số liệu cho trước.

III/ Bài tập tham khảo


Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Đơn vị của gia tốc là
A. m/s2. B. ms. C. m/s. D. ms2.
Câu 2. Điều kiện cần để một vật chuyển động thẳng đều là
A. hợp lực tác dụng lên vật cùng hướng chuyển động.
B. hợp lực tác dụng lên vật ngược hướng chuyển động.
C. hợp lực tác dụng lên vật có độ lớn gấp hai lần trọng lượng.
D. hợp lực tác dụng lên vật bằng không.
Câu 3. Công thức xác định lực đàn hồi F là (biết k là hệ số đàn hồi, Δl là độ giãn của lò xo, m là
khối lượng của vật nặng treo trên lò xo)

A. F = k.m. B. F = m.k.Δl. C. m.Δl. D. F = k.Δl.


Câu 4. Khi chiếc xe đang đi trên đường thẳng thì bất ngờ có vật cản khiến lái xe đạp phanh xe đột
ngột. Mọi người trên xe sẽ có xu hướng
A. nghiêng sang trái. B. nghiêng sang phải.
C. ngửa ra phía sau. D. chúi về phía trước.
Câu 5. Nếu hợp lực tác đụng vào một vật đang chuyển động tăng gấp 2 lần, thì gia tốc của vật sẽ
A. giảm 2 lần. B. tăng 2 lần. C. tăng 4 lần. D. giảm 4 lần.
Câu 6. Dưới đây là các vật có dạng hình nón khác nhau. Khối tâm của mỗi vật được đánh dấu
bằng một điểm có tên M. Hình nào có trạng thái cân bằng vững vàng nhất?

Câu 7. Một thí nghiệm đo thể tích của viên đá được thể hiện qua hình vẽ:

Thể tích viên đá cần đo là

A. 70 cm3. B. 30 cm3. C. 20 cm3. D. 25 cm3.


Câu 8. Một dây kim loại, có chiều dài tự nhiên là 1000 mm. Dây bị kéo dãn thêm 4 mm khi treo
tải trọng 2 N vào nó. Khi thay tải trọng 2 N bằng tải trọng 3 N thì chiều dài của dây là (giả sử
rằng dây chưa bị vượt quá giới hạn đàn hồi)

A. 1012 mm. B. 1008 mm. C. 1010 mm. D. 1006 mm.


Câu 9. Đồ thị vận tốc theo thời gian của chuyển động thẳng như hình vẽ. Chuyển động thẳng
nhanh dần đều là đoạn v (m/s).
v(m / s)

N
M
Q
O P
t(s)
O

A. MN. B. NO. C. OP. D. PQ.


Câu 10. Cho đồ thị tọa độ − thời gian của một chiếc xe ô tô chạy từ A đến B trên một đường
thẳng. Vận tốc của xe bằng
x(km)

150 B
120
90
60
30 A
O 1 2 3 4 5 t(h)

A. 30 km/giờ. B. 150 km/giờ.


C. 120 km/giờ. D. 100 km/giờ.
Câu 11. Một đoàn tàu đang chuyển động trên đường sắt nằm ngang với một lực kéo không đổi
có độ lớn bằng với lực cản. Chuyển động của đoàn tàu là
A. nhanh dần đều. C. chậm dần đều.
B. thẳng đều. D. nhanh dần.
Câu 12. Một vật có khối lượng m = 8 kg đang chuyển động với gia tốc có độ lớn a = 2 m/s2.
Hợp lực tác dụng lên vật có độ lớn bằng
A. 16 N. B. 8 N. C. 4N. D. 32 N.
Câu 13. Một vật có khối lượng 500g chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 2m/s. Sau
thời gian 4s, nó đi được quãng đường 24m. Biết vật luôn chịu tác dụng của lực kéo Fk và lực cản
Fc = 0,5N. Tính độ lớn của lực kéo.
A. 1,5N B. 2N C. 3N D. 3,5N
Câu 14. Một thanh cứng AB, dài 7 m, có khối lượng không đáng kể, có trục quay O, hai đầu
chịu 2 lực F1 và F2. Cho F1 = 50 N; F2 = 200 N và OA = 2 m. Đặt vào thanh một lực F3 hướng lên
và có độ lớn 300 N để cho thanh nằm ngang. Hỏi khoảng cách OC?

A. 1 m. C. 3 m. A O B
B. 2 m. D. 4 m. C
Câu 15. Áp suất bên trong một lốp xe ô tô là 250 kPa. Tính tổng lực tác dụng lên bề mặt bên trong của
lốp xe nếu diện tích bề mặt của nó là 0,64 m2.
A. 160000 N
B. 16000 N
C. 1600 N
D. 160 N
Câu 16. Khi để một cốc nước trong phòng kín, yếu tố quyết định sự bay hơi của nước là:
A. Nhiệt độ phòng và diện tích bề mặt của nước trong ly.
B. Nhiệt độ phòng và lưu lượng gió
C. Diện tích bề mặt của nước trong ly và lưu lượng gió
D. Nhiệt độ phòng
Câu 17. Sơ đồ bên dưới thể hiện đường đi trong không khí của một hạt khói được quan sát trong một
thí nghiệm về chuyển động Brown.Ta có thể quan sát được các hạt khói qua kính hiển vi nhưng không
thể nhìn thấy được các phân tử không khí.
Các hạt khói chuyển động như vậy là do:
A. Chuyển động của các hạt khói là ngẫu nhiên.
B. Nhiệt độ của nó cao hơn bình thường.
C. Các hạt phân tử khí luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng theo
mọi hướng, chúng đã va chạm vào hạt khói và làm hạt khói chuyển
động.
D. Năng lượng của hạt khói rất cao
Câu 18. Đường ray tàu hỏa trong những ngày nắng nóng sẽ:
A. Giãn nở và co lại B. Giãn nở
C. Co lại D. Không thay đổi hình dạng.
Câu 19. Nhiệt kế bằng chất lỏng chứa trong ống thủy tinh được thể hiện trong hình dưới có thang đo
từ -10oC đến 110oC.
Nhiệt kế đang chỉ:
A. 25oC B.
26oC
C. 27oC D. 28oC
Câu 20 Chất rắn dẫn nhiệt nhanh nhất vì:
A. Các hạt cấu tạo nên chất rắn liên kết với nhau rất chặt chẽ và ở gần nhau, chúng dễ dàng va chạm để
truyền dao động nhiệt cho nhau.
B. Các hạt cấu tạo nên chất rắn liên kết với nhau rất chặt chẽ và ở rất xa nhau, chúng dễ dàng va chạm
để truyền dao động nhiệt cho nhau.
C. Các hạt cấu tạo nên chất rắn liên kết với nhau rất yếu và ở gần nhau, chúng dễ dàng va chạm để
truyền dao động nhiệt cho nhau.
D. Khoa học chưa lý giải được điều này.
Câu 21. Lò sưởi tường được đặt ở dưới mặt đất để tận dụng đặc tính:
A. Đối lưu B. Bức xạ nhiệt
C. Dẫn nhiệt D. Đối lưu và bức xạ nhiệt
2
Câu 22. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không là:
A. Khoảng 2.108 m/s B. Khoảng 3.108 m/s
C. Khoảng 2,5.108 m/s D. Khoảng 3,5.108 m/s
Câu 23. Một tia tím có bước sóng 0,4.10-6 m, biết tia tím di chuyển với tốc độ ánh sáng từ Mặt Trời
đến Trái Đất. Tần số của tia tím này là:
A.70. 1013 Hz B. 65. 1013 Hz
C. 75. 1013 Hz D. 80. 1013 Hz
Câu 24. Nhà khoa học nào là người phát hiện ra tia lửa điện thông qua thí nghiệm thả diều trong cơn
giông sét:
A. Nikola Tesla B. Issac Newton
C. Thomas Edison D. Benjamin Franklin
Câu 25. Sau khi em chải tóc (khô ráo) bằng một chiếc lược nhựa, các sợi tóc sẽ:
A. Nhẹ và bồng lên – các sợi tóc đang đẩy nhau
B. Rít chặt vào nhau – các sợi tóc đang hút nhau
C. Không có hiện tượng gì
D. Các sợi tóc lúc đầu thì hút và lúc sau thì đẩy
Câu 26. Một que diêm đang cháy được đặt ở phía trên chiếc nhiệt kế rượu. Ta thấy vạch rượu chỉ nhiệt
độ của nhiệt kế đang tăng. Hãy nêu quá trình truyền nhiệt đáng kể trong trường hợp này?

3
Câu 27. Bảng dưới đây liệt kê toàn bộ phổ điện từ theo thứ tự tần số tăng dần. Ba phần của dải phổ điện
từ đang bị thiếu.

Câu 28. Câu nào dưới đây mô tả đúng về tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại?
A. Chúng có thể được sử dụng để điều trị các khối u ung thư.
B. Chúng có thể được sử dụng để lấy được hình ảnh của xương qua da.
C. Chúng có thể được sử dụng để nấu ăn.
D. Chúng được sử dụng để gửi tín hiệu liên lạc đến các vệ tinh.
Câu 29. Một nốt ở tần số cao được chơi trên đàn violin. Sau đó người chơi đàn giảm tần số của nốt nhạc.
Khán giả nghe thấy nốt nhạc thay đổi như thế nào?
A. Cao độ tăng.
B. Cao độ giảm.
C. Âm lượng tăng.
D. Âm lượng giảm.
Câu 30. Dưới đây là bốn phát biểu về sự bay hơi và chỉ có một phát biểu đúng.Phát biểu nào dưới đây
là đúng?
A. Sự bay hơi không thể xảy ra nếu như nhiệt độ chất lỏng quá thấp.
B. Sự bay hơi xảy ra như nhau theo mọi hướng, từ tất cả các phần của chất lỏng.
C. Sự bay hơi không thể xảy ra khi chất lỏng quá đặc.
D. Sự bay hơi xảy ra khi nhiệt độ của chất lỏng bay hơi giảm xuống.
Câu 31. Thùng gỗ thường được gia cố bằng cách đặt những vòng sắt quấn chặt ở xung quanh.

4
A. Làm nóng thùng
B. Làm mát vòng sắt
C. Ngâm thùng trong nước
D. Làm nóng vòng sắt
Câu 32. 2 điểm nào ở trên sóng cách nhau đúng một bước sóng?

A. P và S B. Q và R C. P và R D. Q và S
Câu 33. Sóng âm lan truyền với tốc độ 1500 m/s trong một loại vật chất. Bước sóng là 5.00 cm. Tần số
của sóng âm này là bao nhiêu?
A. 30 kHz B. 75 Hz C. 7.5 Hz D. 300 Hz.
Câu 34. Sóng âm W có biên độ A và tần số f. Sóng âm X to hơn và có cao độ thấp hơn sóng âm W.Điều
nào dưới đây là đúng khi nói về biên độ và tần số của sóng âm X?

Bài tập tự luận


Câu 1. Hình dưới đây cho thấy hướng của 4 lực tác dụng lên một chiếc xe đua khi nó di chuyển theo
phương ngang.

5
a. Xác định tên của các lực A, B, C, D.
b. Bảng dưới đây cho biết độ lớn của các lực tác dụng lên chiếc xe.
Lực A (N) Lực B (N) Lực C (N) Lực D (N)
5000 1000 5000 500
Gia tốc trọng trường g = 10 m/s2.
Tính:
(i). khối lượng của chiếc xe.
(ii). lực tổng hợp tác dụng lên chiếc xe.
(iii). gia tốc chiếc xe.
Câu 2. Trong mỗi sơ đồ bên dưới, thanh được làm cho thăng bằng. Hãy xác định giá trị X hoặc khoảng
cách x chưa biết.

Câu 3. Thanh bên dưới có cân bằng hay không? Nếu không cân bằng thì nó sẽ có xu hướng quay theo
chiều nào?

Câu 4. Bảng dữ liệu sau cho biết sự thay đổi tốc độ của một ô tô trên một chặng hành trình của nó.
Tốc độ (m/s) 15 15 15 10 5 0
Thời gian (s) 0 20 40 60 80 100
a. Vẽ đồ thị tốc độ - thời gian dựa vào dữ liệu trong bảng.
b. Mô tả chuyển động của tàu hoả bằng lời.
c. Dựa vào đồ thị, em hãy tính quãng đường mà tàu đã đi được trong 100s.
Câu 5. Đồ thị quãng đường – thời gian biểu diễn chuyển động của một vật.
6
a. Mô tả chuyển động được biểu thị cho hai giây đầu.
b. Tính vận tốc, quãng đường vật đi được trong 2 s đầu.
c. Sau 2 s vật tăng tốc. Vẽ phác thảo hình dạng khả dĩ của đồ thị trong 2 s tiếp theo.
d. Nếu sau 2 s đầu vật dừng lại, hãy vẽ hình dạng của đồ thị trong 2 s tiếp theo.
Câu 6.
Bạn Vân (ngồi bên trái) và bố (ngồi bên
phải) cùng chơi bập bênh như hình vẽ.
Bạn Vân có khối lượng là 40 kg còn bố
bạn Vân có khối lượng là 80 kg. Biết
trọng tâm của Vân và bố cách nhau 3 m.
Thanh gỗ trụ đặt chính giữa thanh ngang
và cách đều hai bố con. Gia tốc trọng
trường là 10 m/s2.
a. Gọi O là vị trí trục quay, em hãy đánh dấu điểm O vào hình vẽ.
b. Lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên hai bố con có tên gọi riêng là gì?
c. Momen của bạn Vân khiến bập bênh chuyển động theo chiều nào so với kim đồng hồ?
d. Em hãy xác định momen của bố bạn Vân.
e. Trong hình trên, bập bênh sẽ bị quay theo chiều nào?
Câu 7.
Bạn Hà tiến hành thí nghiệm trên cùng một lò xo như hình
vẽ dưới:

a. Thước bạn Hà dùng là thước centimet. Em hãy xác định


độ chia nhỏ nhất của thước.
b. Hoàn thành bảng số liệu sau

Vật nặng / g Trọng lực / N Chiều dài lò xo / cm Độ giãn của lò xo / cm


0
7
50
100
150
200
c. Vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa lực tác dụng vào lò xo và độ biến dạng.
d. Dựa vào kết quả trên bảng số liệu, em hãy xác định độ cứng của lò xo. Em hãy trình bày cụ thể cách
tính.
Câu 8.
a. Hình 1 bên mô tả một người đứng ở bờ ao đang
nhúng một đầu của một thanh lên xuống trong
nước.
i. Có bao nhiêu bước sóng giữa X và Y?
ii. Khoảng cách từ X đến Y là 90cm. Tính bước
sóng của sóng.
iii. Tốc độ của sóng bị ảnh hưởng bởi độ sâu
của nước.
- Mô tả hình dạng của các mặt sóng, nhìn từ trên cao.
- Hình dạng của mặt sóng cho bạn biết gì về độ sâu của ao? Tại sao?
b. Hình 2 cho thấy một góc nhìn ngang của
mặt nước ngay trước khi sóng đầu tiên đến
mảnh gỗ nổi trên mặt nước. Mô tả cách
mảnh gỗ di chuyển sau khi sóng chạm tới
nó. Biểu diễn điều này trên hình 2.
c. Một loa dưới nước, được đặt trong ao ở
phần (a), phát ra sóng âm thanh xuyên qua nước
như hình 3. Nêu điểm khác biệt về bản chất của
sóng âm thanh này với sóng trong phần (a).

d. Hình 4 cho thấy một góc nhìn dọc theo


đường KL. Dấu chấm M đại diện cho một
phân tử nước trên dòng KL. Mô tả cách thức
phân tử di chuyển khi loa hoạt động. Biểu
diễn nó trên hình 4.

8
Câu 9.
a. Một nguyên tử gồm một hạt nhân được tạo thành từ các proton và neutron, bao quanh bởi các
electron quay theo quỹ đạo.
i. Hạt nào trong số các hạt vừa nêu có điện tích dương?
ii. Hai loại hạt nào trong các hạt nêu trên có khối lượng gần như bằng nhau?
b. Một hạt nhân chì được ký hiệu là 206
82𝑃𝑏. Cho biết số proton và số neutron trong hạt nhân này.

Câu 10. Một nhóm học sinh đo tốc độ của sóng dọc bằng lò xo. Một giáo viên và một học sinh giữ hai
đầu của một lò xo đặt trên bàn như được hiển thị trong hình dưới đây.

Giáo viên di chuyển một đầu của lò xo để tạo ra một sóng truyền dọc theo lò xo. Thước dài 5m được đặt
từ đầu đến cuối của lò xo. Năm học sinh với đồng hồ bấm giờ đứng cạnh nhau gần chính giữa của lò xo
để đo thời gian t sóng đi hết quãng đường 5m.
a. Năm học sinh ghi lại những giá trị của t được tính theo đơn vị giây như sau:
1,71 1,64 1,78 1,75 1,67
i. Tính thời gian trung bình sóng di chuyển được quãng đường 5m dọc theo lò xo.
ii. Tính tốc độ trung bình của sóng trong thí nghiệm này.
b. Trả lời các câu sau:
i. Giải thích tại sao trên thực tế, vị trí của học sinh và thước có thể gây sai số.
ii. Giải thích một lý do khác tại sao thời gian được các học sinh ghi lại không hoàn toàn chính xác
giống nhau.
iii. Đề xuất cách để các học sinh có thể đo thời gian chính xác hơn.
c. Một học sinh cho rằng nếu tốc độ của sóng được tạo ra trong thí nghiệm chậm hơn thì có thể đo được
chính xác hơn. Đề xuất một phương án làm cho sóng di chuyển chậm hơn dọc theo lò xo.
Câu 11. Ký hiệu hạt nhân cho đồng vị natri-24 là 24
11𝑁𝑎

i. Mô tả thành phần và cấu trúc của hạt nhân nguyên tử natri-24.


ii. Thành phần nào của nguyên tử natri-24 khác với nguyên tử natri-23?.

9
Câu 12. Một bạn học sinh dùng một nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ của các cốc nước và thu được
bảng số liệu sau:
Nhiệt độ / 0C Chiều dài cột thủy ngân /cm
20 9,5
44 14,6
62 18,4
75 22
80 22,2
a. Vẽ đồ thị chiều dài cột thủy ngân – nhiệt độ vào giấy kẻ ô dưới đây.
b. Sử dụng đồ thị của em để trả lời các câu hỏi sau (hãy đánh dấu vào đồ thị để thể hiện cách làm của
em).
i. Khi đo nhiệt độ của nước đá đang tan, chiều dài cột thủy ngân là bao nhiêu?
ii. Khi đo nhiệt độ của nước đang sôi, chiều dài cột thủy ngân là bao nhiêu?
iii. Khi chiều dài cột thủy ngân là 12,7cm thì nhiệt độ của nước là bao nhiêu?
Câu 13.
a) Điền từ thích hợp vào các chỗ trống sau:
i. Âm thanh có thể truyền được trong các ……..…, …………… và ……………
ii. Tốc độ truyền của âm thanh trong không khí vào khoảng …………………….
b) Con người không thể nghe được các âm thanh có tần số lớn hơn 20 kHz.
i. Hãy viết 20 kHz theo đơn vị hertz (Hz).
ii. Hãy viết 35.000 Hz theo đơn vị kilohertz (kHz).
iii. Thiên An có thể nghe được các âm thanh với tần số lên đến 20 kHz. Ông của bạn ấy lại không
thể nghe được các âm thanh có tần số cao hơn 11 kHz. Trong các tần số âm thanh dưới đây, hãy
chỉ ra hai tần số mà Thiên An sẽ nghe được nhưng ông của bạn ấy thì không?
8,9 kHz 25,2 kHz 17,5 kHz 5,9 kHz 11,5 kHz
c) Một chiếc thuyền đang sử dụng thiết bị thu tiếng vọng để đo độ sâu của vùng nước phía dưới như
cách được minh họa trong sơ đồ đầu tiên dưới đây. Thiết bị trên tàu tạo ra một xung âm thanh truyền
xuống dưới và nhận thấy âm vọng lại sau khoảng thời gian 0,90 s.

10
i. Tốc độ âm thanh trong nước là 1.450 m/s. Tính quãng đường mà âm thanh đã truyền đi trong
0,90 s (theo đơn vị mét).
ii. Cho biết độ sâu của vùng nước phía dưới thuyền (theo đơn vị mét).
d) Nếu chiếc thuyền di chuyển về đất liền thì đồ thị cho thấy khoảng thời gian để nghe thấy tiếng vọng
phụ thuộc vào khoảng cách từ bờ đến thuyền được phác thảo như thế nào?

iv.
Câu 14. Trả lời các câu hỏi sau.
a) Các tính chất của sóng thể hiện qua các hiện tượng gì? Tốc độ của ánh sáng trong chân không là bao
nhiêu?
b)
i. Một sóng âm cụ thể có tần số 100 Hz. Có bao nhiêu sóng truyền qua một điểm trong 1s?
ii. Nếu bước sóng của mỗi sóng là 3,3 m; hỏi tổng chiều dài của các sóng truyền qua một điểm trong 1
s là bao nhiêu?
c) Các trận động đất tạo ra các sóng địa chấn. Các sóng này truyền đi từ khu vực bị động đất và có thể
được dò ra ở khắp nơi trên thế giới. Chúng có tần số thấp (hầu như quá thấp để con người có thể nghe
được) và truyền đi với tốc độ của âm thanh.
i. Một sóng địa chấn đang truyền qua đá granite với tốc độ 4.500 m/s. Tần số của nó là 9,0 Hz. Tính
bước sóng của nó.
ii. Nếu sóng này được dò ra sau 8,0 phút kể từ khi động đất, hãy ước tính khoảng cách từ máy dò đến vị
trí của trận động đất.

11

You might also like